Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

NHỮNG TIỀN đề KHÁCH QUAN CHO sự RA đời của TRIẾT học mác LÊNIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.55 KB, 12 trang )

Câu hỏi:

NHỮNG TIỀN ĐỀ KHÁCH QUAN CHO SỰ RA ĐỜI CỦA

TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
DÀN Ý
l) Tiền đề kinh tế - xã hội của triết học Mác:
- Triết học Mác cũng như các bộ phận cấu thành khác của Chủ nghĩa Mác
- Kinh tế học chính trị và Chủ nghĩa cộng sản khoa học xuất hiện vào những
năm 40 của thế kỷ XIX. Thời kỳ này, Chủ nghĩa Tư bản đã trở thành hệ thống
kinh tế thống trị ở các nước Tây Âu và giai cấp vô sản sinh ra từ nền sản xuất
của chủ nghĩa tư bản đã bước lên vũ đài lịch sử như một lực lượng chính trị độc
lập.
- Sự xuất hiện triết học Mác cũng như chủ nghĩa Mác nói chung được
chuẩn bị trước hết bởi sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và những mâu thuẫn
của nó, bởi sự phát triển sâu sắc của cuộc đấu tranh giữa lao động và tư bản,
giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản. Sự phát triển của phương thức sản xuất
tư bản chủ nghĩa, đem lại cho lực lượng sản xuất và quá trình sản xuất một tính
chất xã hội, nhưng tư liệu sản xuất và sản phẩm của nền sản xuất xã hội ấy thì
lại không vào tay người sản xuất - công nhân, mà lại vào tay người chiếm hữu tư
liệu sản xuất - nhà tư bản. Mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa của sản xuất và
hình thức chiếm hữu tư nhân là mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Biểu
hiện về mặt xã hội của mâu thuẫn đó là cuộc đấu tranh không điều hòa giữa giai
cấp vô sản và giai cấp tư sản. Như vậy chính chủ nghĩa tư bản đã tạo ra lực
lượng xã hội để giải quyết mâu thuẫn đó. Lực lượng đó là giai cấp vô sản cách
mạng, ngày càng phát triển có tính tự giác và tổ chức cao.
- Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đã trải qua nhiều giai đoạn. ở
thời kỳ đầu, phong trào công nhân còn mang tính tự phát, thiếu tổ chức. Hình
thức đấu tranh cơ bản lúc này là đấu tranh kinh tế những tính chất bạo động tự



phát (nổi loạn), công nhân chưa hiểu được những nguyên nhân chủ yếu của địa
vị thống khổ của mình.
- Vào những năm 30 - 40 của thế kỷ XIX đã có những biến đổi sâu sắc
trong phong trào công nhân. Với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản công nghiệp
đã xuất hiện nhiều thành phố và trung tâm công nghiệp lớn. Dân các thành thị
tăng rất nhanh. Trong các xí nghiệp lớn tập trung một đội quân công nhân đông
đảo. Mâu thuẫn giữa lao động và tư bản trở nên gay gắt, làm xuất hiện những
cuộc đấu tranh đầu tiên có tính tự giác của giai cấp công nhân. Những cuộc đấu
tranh lớn nhất của công nhân thời kỳ này là cuộc khởi nghĩa của những người
thợ dệt Li-ông (Pháp) (1831, 1834), cuộc nổi dậy có tính chất cách mạng của
công nhân Pa-ri (1832), cuộc khởi nghĩa của những người thợ dệt Xi-lê-di ở Đức
(1844), phong trào hiến chương ở Anh (1830- 1840).
- Phong trào công nhân những năm 30 - 40 của thế kỷ XIX, như ĂngGhen nhận xét, đã tạo nên bước ngoặt căn bản trong quan niệm về lịch sử:
Một là, vạch trần tính chất sai lầm của sự khẳng định của các nhà tư
tưởng tư sản về sự hân hoan chung của tư bản và lao động, sự hài hòa chung,
hạnh phúc chung trong toàn xã hội tư bản.
Hai là, nó đề ra nhu cầu xã hội phải giải thích một cách khoa học những
thực tế của cuộc đấu tranh đang phát triển giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư
sản, phải thay đổi những quan niệm cũ về lịch sử bằng những quan niệm mới,
phải trả lời một cách rõ ràng những vấn đề mà mọi giai cấp đều quan tâm: số
phận của loài người sẽ ra sao và những lực lượng nào đóng vai trò chủ yếu trong
cuộc đấu tranh cho tương lai của nhân loại; giai cấp vô sản có sứ mệnh lịch sử
gì?
- Mùa thu năm 1842, Ăng-Ghen sang Anh, ở đó ông tham gia tích cực vào
phong trào hiến chương và phong trào cộng sản. Ông đã đăng nhiều bài báo và
thư từ trong tờ báo của phong trào hiến chương “Ngôi sao Bắc đẩu” và trong tờ
“Báo Sông Sanh” do C.Mác làm chủ bút. Trong các bài báo và thư từ đó lần đầu


Ăng-Ghen cố gắng chỉ ra viễn cảnh lịch sử của cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô

sản và giai cấp tư sản Anh. Mùa thu 1843, C.Mác đã đến Pa-ri. Những truyền
thống cách mạng của nước Pháp đã làm ông xúc động ngay từ thời trẻ. Ông
chăm chú nghiên cứu tình cảnh giai cấp vô sản Pháp, thường xuyên thăm các
vùng ngoại ô Pa-ri, nơi tập trung quần chúng công nhân cơ bản, xây dựng mối
quan hệ với những người lãnh đạo của nhiều tổ chức Pháp bí mật, cũng như với
những người lãnh đạo của “Liên minh những người chính nghĩa” một tổ chức bí
mật của những công nhân Đức ở Pháp. Mác và Ăng-Ghen hân hoan đón nhận tin
về cuộc khởi nghĩa của những người thợ dệt Xê-lê-di.
- Từ năm 1843 toàn bộ cuộc đời và hoạt động phong phú của Mác và
Ăng-Ghen đã gắn liền với số phận của giai cấp công nhân. Hai ông đã hiến dâng
mọi sức lực và tài năng cho cuộc đấu tranh vì chủ nghĩa cộng sản.
- Khi nghiên cứu và khái quát kinh nghiệm của phong trào công nhân ở
Anh, Pháp, Đức và nhiều nước khác, Mác và Ăng-Ghen đã chỉ ra vai trò lịch sử
toàn thế giới của giai cấp vô sản như là người đạo mồ chôn chủ nghĩa tư bản và
sáng tạo xã hội xã hội chủ nghĩa. Trước Mác và Ăng-Ghen đã có nhiều người
mô tả nỗi thống khổ của giai cấp vô sản và chỉ ra sự tất yếu phải giúp đỡ nó,
nhưng chỉ đến Mác và Ăng-Ghen, mới chỉ rõ rằng, giai cấp vô sản không chỉ là
giai cấp đau khổ, nó còn là lực lượng biến đổi chế độ xã hội hiện tại, tiêu diệt
chế độ người bóc lột người và xây dựng xã hội mới không có giai cấp. Vạch ra
vai trò lịch sử của giai cấp vô sản là công lao vĩ đại của Mác và Ăng-Ghen.
Như vậy, vào giữa những năm 40 của thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã
phát triển ở các nước Tây Âu tiên tiến.
- Thời kỳ đó diễn ra những mâu thuẫn không thể điều hòa giữa vô sản và
tư sản. Giai cấp vô sản đã bắt đầu ý thức được những lợi ích căn bản của mình
và tiến hành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. Đó là cơ sở kinh tế - xã hội
của sự xuất hiện chủ nghĩa Mác và triết học của nó. Với sự xuất hiện chủ nghĩa


Mác - hệ tư tưởng khoa học của giai cấp vô sản, phong trào công nhân đã
chuyển sang giai đoạn phát triển mới.

2) Tiền đề lý luận của triết học Mác:
- Sự xuất hiện chủ nghĩa Mác và triết học của nó không chỉ được quyết
định bởi những điều kiện kinh tế - xã hội, mà còn bởi toàn bộ đời sống xã hội,
đời sống khoa học và văn hóa. Lý luận mác-xít không xuất hiện tách rời con
đường văn minh chung của nhân loại. Trái lại, toàn bộ thiên tài của các nhà kinh
điển của chủ nghĩa Mác, như Lê-nin nói, là ở chỗ các ông đã trả lời được những
vấn đề mà tư tưởng tiên tiến của nhân loại đã đặt ra. Mác và Ăng-Ghen là những
người kế tục và hoàn thiện thiên tài của triết học cổ đại Đức (Can-tơ, Phích-tơ,
Sê-linh, Hê-ghen, Phơ-bách) kinh tế học chính trị Anh (A.Xmít, Đ.Ri-các-đô),
chủ nghĩa xã hội Pháp (Xanh Xi-mông, S.Phu-ri-ê) và Anh (R.Oen).
- Thoạt đầu Mác và Ăng-Ghen là những nhà biện chứng - duy tâm, ủng hộ
triết học của Hê-ghen, là triết học thống trị ở Đức những năm 30 - 40 thế kỷ
XIX. Mác làm quen với triết học đó vào năm 1837; và Ăng-Ghen năm 1839.
Những luận điểm biện chứng của Hê-ghen đã thu hút Mác và Ăng-Ghen thời trẻ.
Hai ông đã tham gia nhóm Hê-ghen trẻ và sử dụng triết học của Hê-ghen vào
cuốc đấu tranh chống tôn giáo và chế độ chuyên chế. Nhưng trong nhóm Hêghen trẻ Mác và Ăng-Ghen đã có một lập trường riêng; hai ông kiên quyết đấu
tranh chống các mối quan hệ xã hội đương thời. Mác và Ăng-Ghen ngay từ thời
trẻ đã kính trọng sâu sắc quần chúng nhân dân và không bao giờ nghĩ rằng
những biến đổi xã hội lại có thể thực hiện được mà không cần cuộc đấu tranh
cách mạng của quần chúng nhân dân.
- Hai ông đã nhiều lần nói rằng, trong sự phát triển trí tuệ của mình, hai
ông đã chịu ơn nhiều nhà triết học Đức, trong đó có Hê-ghen. Như Ăng-Ghen đã
nói, không có triết học Đức thì không thể có chủ nghĩa xã hội khoa học. Công
lao của Hê-ghen trước hết là ở chỗ ông đã phê phán mạnh mẽ phương pháp siêu
hình của tư duy và đối lập nó với phương pháp biện chứng. Hê-ghen lần đầu tiên


đã diễn đạt những quy luật của phép biện chứng và nó được xem như linh hồn
của mọi nhận thức chân lý khoa học.
- Mác và Ăng-Ghen thời trẻ đã nắm vững đến mức hoàn thiện phương

pháp biện chứng. Hai ông đã dùng những tư tưởng cách mạng của phép biện
chứng Hê-ghen để luận giải cho những khát vọng dân chủ - cách mạng của
mình.
- Dưới ảnh hưởng của cuộc đấu tranh chính trị - xã hội và của chủ nghĩa
duy vật của Phơ-bách, trong quan điểm của Mác và Ăng-Ghen đã chuyển từ chủ
nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật, từ chủ nghĩa dân chủ cách mạng sang
chủ nghĩa cộng sản, đã phê phán quyết liệt chủ nghĩa duy tâm triết học của Hêghen. Hai ông chỉ ra rằng học thuyết của Hê-ghen về nhà nước và pháp quyền là
không phù hợp với hiện thực, rằng “ý niệm tuyệt đối” của Hê-ghen không phải
là cái gì khác mà chính là ý thức của con người được xem xét ngoài con người,
ngoài giới tự nhiên và biến nó thành cái tuyệt đối.
- Hai ông hiểu rất rõ rằng, trong những lời tối tăm, cầu kỳ, thông thái rởm
trong các bài viết của Hê-ghen đã dấu kín những tư tưởng cách mạng. Mác viết:
“Nếu tước bỏ đi các hình thức thần bí thì phép biện chứng của Hê-ghen sẽ là
hình thức cơ bản của mọi phép biện chứng”. Khi giải phóng phép biện chứng
của Hê-ghen khỏi chủ nghĩa duy tâm là thần bí, Mác và Ăng-Ghen đã xây dựng
những nguyên tắc của phép biện chứng duy vật. Phép biện chứng mác-xít đó
không chỉ khác mà còn đối lập với phép biện chứng Hê-ghen. Nó là hình thức
lịch sử cao nhất của phép biện chứng.
- Nhà tư tưởng thứ hai, ảnh hưởng lớn đến sự hình thành các quan điểm
của Mác và Ăng-Ghen là Phơ-bách. Phơ-bách là người đã từ bỏ triệt để triết học
của Hê-ghen và say sưa phê phán tôn giáo và chủ nghĩa duy tâm, tuyên truyền
chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa nhân đạo.
- Bằng sự phê phán của mình đối với chủ nghĩa duy tâm, Phơ-bách đã
nhanh chóng giúp Mác và Ăng ghen thoát khỏi chủ nghĩa duy tâm và chuyển


vững chắc sang lập trường của chủ nghĩa duy vật. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh
rằng, Mác và Ăng ghen chưa bao giờ là những người theo Phơ-bách triệt để,
cũng giống như chưa bao giờ theo Hê-ghen triệt để.
- Khác với Phơ-bách đã vứt bỏ hoàn toàn triết học của Hê-ghen, Mác và

Ăng-Ghen đã giữ lại và biến đổi có phê phán học thuyết về sự phát triển và phép
biện chứng của Hê-ghen. Chủ nghĩa duy vật của Phơ-bách là chủ nghĩa duy vật
siêu hình, còn Mác và Ăng-Ghen đã phát triển chủ nghĩa duy vật biệt chứng,
Phơ-bách là nhà duy tâm trong những quan niệm về xã hội, trái lại, Mác và ĂngGhen là những nhà cách mạng, những nhà duy vật thực tiễn, là những người
cộng sản. Hai ông đã gắn những vấn đề lý luận triết học với cuộc đấu tranh cách
mạng của quần chúng nhân dân, của giai cấp vô sản.
- Sự hình thành những quan điểm duy vật-biện chứng của Mác và Ăng
ghen không chỉ do ảnh hưởng của triết học Hê-ghen và Phơ-bách. Mác và ĂngGhen ngay từ những năm đầu đã tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh giai cấp.
Sự tham gia đó đã đem lại cho hai ông những tài liệu thực tiễn phong phú để
hiểu phép biện chứng, hiểu tính chất mâu thuẫn của sự phát triển xã hội. Đồng
thời việc đấu tranh bảo vệ giai cấp vô sản, bảo vệ toàn thể nhân dân lao động đã
dẫn hai ông đến chỗ nghiên cứu toàn diện các mối quan hệ vật chất, nghiên cứu
kinh tế học chính trị v.v... Quan niệm duy vật - biện chứng ở Mác và Ăng-Ghen,
một mặt, được hình thành do ảnh hưởng của cuộc đấu tranh chính trị - xã hội,
mặt khác, do sự nghiên cứu những vấn đề kinh tế chính trị.
- Hơn nữa, khi đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản lẽ tự nhiên Mác và ĂngGhen mơ ước đến một xã hội không có người bóc lột người mà nhiều nhà xã hội
chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa trước đây đã viết về xã hội đó. Việc nghiên cứu
chủ nghĩa xã hội không tưởng - phê phán cũng đã đem lại cho Mác và ĂngGhen những tài liệu hết sức phong phú để hiểu một cách duy vật - biện chứng
đời sống xã hội.


- Những nhà xã hội chủ nghĩa trước Mác là những người không tưởng. Họ
không hiểu được những quy luật phát triển của xã hội và vai trò lịch sử của giai
cấp vô sản trong cuộc đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội. Nhưng họ đã đóng vai trò
to lớn trong việc làm hình thành không những các quan điểm cộng sản chủ nghĩa
mà cả các quan điểm triết học ở Mác và Ăng-Ghen.
3) Những tiền đề khoa học tự nhiên của triết học Mác:
- Sự xuất hiện triết học Mác như là hình thức lịch sử mới và cao nhất của
chủ nghĩa duy vật và những thành tựu của khoa học tự nhiên. Sự phát triển của
chủ nghĩa tư bản công nghiệp đã tác động mạnh đến sự phát triển của mọi lĩnh

vực tri thức, đặc biệt là của các ngành khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật.
Phương pháp tư duy siêu hình từng thống trị trong khoa học và trong triết học
duy vật, đã mâu thuẫn với những phát minh mới nhất trong khoa học tự nhiên
nửa đầu thế kỷ XIX.
- Lô-mô-nô-xốp đã chứng minh về mặt thực nghiệm quy luật bảo toàn vật
chất và vận động và đã giáng một đòn mạnh mẽ vào những quan điểm duy tâm
tôn giáo, khẳng định tính đúng đắn của những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa
duy vật.
- Từ những năm 30 đến 50 của thế kỷ XIX, khoa học tự nhiên đã có được
những thành tựu to lớn. Thời kỳ này có ba phát minh vĩ đại đóng vai trò hết sức
quan trọng trong cuộc đấu tranh chống quan điểm siêu hình và chuẩn bị cho sự
ra đời của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Phát minh thứ nhất: Năm 1842 - 1845 nhà vật lý học Đức Rô-béc May-e
đã phát minh Quy luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Quy luật này
cũng được hai nhà vật lý học Anh Gơ-rốp và Giu-lơ-ôn, kỹ sư Đan Mạch Cônđinh-gơ và nhà bác học Nga Len-xơ phát minh. Sự phát minh ra quy luật bảo
toàn và chuyển hóa năng lượng đã chứng minh rằng, lực cơ học, nhiệt, ánh sáng,
điện tử, các quá trình hóa học, nghĩa là các hình thức khác nhau của vận động
vật chất không tách rời nhau và trong những điều kiện nhất định thì chuyển hóa


lẫn nhau mà không có lực nào mất đi cả. Nó chứng minh rằng không có sự phát
sinh ra và mất đi của năng lượng chỉ có sự chuyển biến không ngừng của năng
lượng từ dạng này sang dạng khác. Quy luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
được Ănghen coi là quy luật tuyệt đối của giới tự nhiên. Nó là cơ sở khoa học tự
nhiên của quan điểm biện chứng về thế giới.
Phát minh thứ hai: Sự phát triển các ngành khoa học về động vật và thực
vật cũng làm suy yếu cơ sở của quan điểm siêu hình. Vào những năm 30 của thế
kỷ XIX đã ra đời học thuyết về tế bào. Học thuyết đó đã phá bỏ quan niệm siêu
hình cũ không thấy được sự thống nhất về mặt nguồn gốc và hình thái giữa thế
giới thực vật và động vật. Nó xác định sự thống nhất cấu tạo của các cơ thể động

vật và thực vật, giải thích quá trình phát triển của chúng, đặt cơ sở cho sự phát
triển toàn hệ sinh học.
Phát minh thứ ba trong khoa học tự nhiên đóng vai trò to lớn đối với
quan niệm biện chứng về giới tự nhiên được ghi công cho nhà bác học người
Anh Đác-uyn. Trong quá trình nghiên cứu, Đác-uyn đã đi tới khẳng định chắc
chắn rằng: các loài không phải là bất biến mà là biến đổi. Ông chứng minh một
cách tin tưởng rằng, các loài đang tồn tại hiện nay là sinh ra từ các loài khác
bằng con đường tự nhiên.
- Sự biến đổi các loài thực vật và động vật, theo Đác-uyn, diễn ra nhờ
chọn lọc tự nhiên, và chọn lọc nhân tạo. Lê-nin đã viết rằng, Đác-uyn đã cáo
chung quan điểm về các loài động vật và thực vật, quan điểm đó coi các loài là
không có liên hệ, là do “Thượng đế tạo ra”, là bất biến, và lần đầu tiên ông đã
đem lại cho sinh học cơ sở thật sự khoa học, xác định tính biến dị và di truyền
giữa các loài.
Như vậy, những thành tựu khoa học tự nhiên giữa thế kỷ XIX đã vạch ra
mối liên hệ biện chứng, sự biến đổi, phát triển và chuyển hóa về mặt chất lượng
trong các lĩnh vực khác nhau của giới tự nhiên.


- Mác và Ăng-Ghen không những đánh giá và khái quát được những hiện
tượng mới của đời sống xã hội, mà cả những thành tựu vĩ đại của khoa học tự
nhiên nửa đầu thế kỷ XIX và tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng. Ngay từ khi
mới hoạt động khoa học, hai ông đã dựa vào những thành tựu của tất cả các
khoa học trong đó có khoa học tự nhiên. Mác, Ăng ghen rất thông hiểu nguyên
tử luận, đánh giá rất cao những phát minh khoa học của Cô-péc-ních, Pha-rađây, Lai-en, những thành tựu của hóa học hữu cơ v.v… Sau này hai ông đã
nghiên cứu một cách hệ thống những thành tựu của khoa học kỹ thuật.
- Khi khái quát những thành tựu của khoa học tự nhiên, Mác và ĂngGhen đã phát triển và cụ thể hóa các vấn đề của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Như vậy, sự xuất hiện của chủ nghĩa Mác và triết học của nó không phải là ngẫu
nhiên, mà là một hiện tượng hợp quy luật. Nó do những nguyên nhân kinh tế xã hội và sự phát triển của tư tưởng nhân loại trước đó. Khái quát kinh nghiệm
của phong trào công nhân và những thành tựu của khoa học tự nhiên, nghiên cứu

có phê phán những tư tưởng triết học trước đó, Mác và Ăng-Ghen đã thực hiện
bước ngoặt cách mạng vĩ đại trong triết học.
4) Thực chất và ý nghĩa của bước ngoặt cách mạng trong triết học do
Mác và Ănghen thực hiện?
- Triết học Mác đã khắc phục sự tách rời thế giới quan duy vật và phép
biện chứng trong lịch sử phát triển của triết học trước đó, xác lập chủ nghĩa duy
vật biện chứng nhờ một hệ thống lý luận khoa học chặt chẽ thống nhất và hoàn
chỉnh, lẫn phép biện chứng trong cái vỏ duy tâm thần bí của một số đại biểu của
nền triết học cổ điển Đức để xây dựng nền triết học mới – Triết học duy vật biện
chứng
- Sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử. Chủ nghĩa duy vật lịch sử của
Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học. Đó là một cuộc cách mạng
thực sự trong học thuyết về xã hội, một trong những yếu tố chủ yếu của bước
ngoặt cách mạng mà Mác và Ănghen đã thực hiện trong triết học.


- Triết học Mác không chỉ giải thích thế giới mà chủ yếu là công cụ cải
tạo thế giới. Nó trở thành công cụ nhận thức khoa học để cải tạo thế giới bằng
thực tiễn cách mạng.
Nhờ sự ra đời của Triết học Mác mà vai trò xã hội của triết học cũng như
vị trí của triết học trong hệ thống tri thức khoa học đã thay đổi về căn bản.
 Triết học Mác trở thành thế giới quan khoa học của giai cấp công
nhân. Sự kết hợp lý luận của chủ nghĩa Mác nói chung và triết học
Mác nói riêng với phong trào công nhân đã tạo nên bước chuyển
biến về chất của phong trào từ trình độ tự phát lên tự giác.
 Nhờ sự khái quát các thành tựu của khoa học tự nhiên và khoa học
xã hội mà triết học Mác lại trở thành thế giới quan khoa học và
phương pháp luận chung cần thiết cho sự phát triển tiếp tục của các
khoa học
 Triết học Mác xít là cơ sở lý luận khoa học cho chiến lược và sách

lược cách mạng của giai cấp vô sản, là vũ khí tư tưởng để đấu tranh
chống lại hệ tư tưởng tư sản, chủ nghĩa xét lại, cơ hội, giáo điều ...
5) Những đóng góp chủ yếu của Lê nin vào việc bảo vệ và phát triển
triết học Mácxít là gì?
Trong quá trình vận dụng sáng tạo học thuyết của Mác để giải quyết
những nhiệm vụ của cách mạng vô sản trong thời đại chủ nghĩa đế quốc và bước
đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, Lênin đã có những đóng góp to lớn vào việc bảo
vệ và phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác nói chung và triết học Mác nói riêng
 Phê phán quan điểm duy tâm chủ nghĩa về lịch sử của bọn dân tuý
ở Nga vào những năm 90 của thế kỷ XIX, Lênin bảo vệ chủ nghĩa
Mác khỏi sự xuyên tạc của những người dân tuý, đồng thời phát
triển và làm phong phú thêm quan điểm duy vật lịch sử, nhất là lý
luận về hình thái kinh tế – xã hội của Mác.


 Trước những phát minh khoa học có tính chất “vạch thời đại” vào
cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX nhất là trong lĩnh vực vật lý học,
chủ nghĩa Ma-khơ - một thứ chủ nghĩa duy tâm chủ quan tìm mọi
cách tăng cường ảnh hưởng của mình. Ở Nga sau cuộc cách mạng
1905-1907, những người theo chủ nghĩa Ma-khơ cũng viện cớ
“phát triển chủ nghĩa Mác” để xuyên tạc triết học Mác-xít. Trong
tác phẩm “chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”
viết năm 1908, Lênin không chỉ phê phán những người theo chủ
nghĩa Ma-khơ mà còn phát triển, bổ sung chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trên cơ sở phân tích, khái quát
những thành tựu mới nhất trước hết là của khoa học tự nhiên thời
đó. Định nghĩa về vật chất của Lênin với tính cách là một phạm trù
triết học, sự vận dụng phép biện chứng làm sâu sắc thêm nhiều vấn
đề căn bản của nhận thức luận Mácxít đã đem lại cho chủ nghĩa duy
vật Mác xít một “hình thức mới”. Phương pháp phân tích “cuộc

khủng hoảng vật lý” có ý nghũa to lớn thúc đẩy sự phát triển tiếp
tục của khoa học tự nhiên từ thời đó cho đến ngày nay.
 Những vấn đề triết học được Lênin tập trung nghiên cứu vào những
năm chiến tranh thế giới thứ nhất đã góp phần đáp ứng yêu cầu
nhận thức sâu sắc hơn giai đoạn độc quyền của chủ nghĩa tư bản và
giải quyết những vấn đề cấp bách của thực tiễn cách mạng vô sản.
Lý luận về phép biện chứng, nhất là tư tưởng biện chứng trong triết
học Hêghen, được Lênin đặc biệt lưu ý khai thác “những hạt nhân
hợp lý” làm giàu thêm phép biện chứng duy vật, đặc biệt là lý luận
về sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
 Với tinh thần sáng tạo của tư duy biện chứng, Lênin đã có những
đóng góp quan trọng vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác về
triết học xã hội như vấn đề nhà nước, cách mạng bạo lực, chuyên


chính vô sản, lý luận về đảng kiểu mới. Luận điểm nổi bật của
Lênin là khẳng định khả năng thắng lợi của Chủ nghĩa xã hội ở một
số nước, thậm chí ở một nước riêng lẻ, dựa trên sự phân tích quy
luật phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản đã có ảnh hưởng to
lớn đối với phong trào cách mạng thế giới.
 Khi lãnh đạo công cuộc xây dựng những cơ sở ban đầu của chủ
nghĩa xã hội, Lênin tiếp tục có những đóng góp quan trọng vào việc
phát triển chủ nghĩa Mác và triết học Mác. Thấm nhuần tính cách
mạng và sáng tạo của lý luận biện chứng mácxít, Lênin nêu tấm
gương sáng về thái độ khoa học và cách mạng, khi cần thiết, ông
chấp nhận “phải thay đổi một cách căn bản” quan niệm của mình
về chủ nghĩa xã hội, “làm lại” những công việc xây dựng chủ nghĩa
xã hội, không chấp nhận mọi thứ chủ nghĩa giáo điều hay bảo thủ
nào.
Chính vì những lẽ trên mà tên tuổi của Lênin được dùng để chỉ một giai

đoạn mới trong lịch sử phát triển của chủ nghĩa Mác và triết học Mác.



×