Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Để khách hàng thực sự là thượng đế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.19 KB, 5 trang )

Để khách hàng thực sự là thượng đế
1. Đáp ứng những mong đợi của khách hàng
Biết được những mong muốn của khách hàng và đưa chúng vào sản phẩm
hay dịch vụ của bạn thì đó là thắng lợi bước đầu. Khách hàng chỉ cần hàng
hóa họ mua xứng đáng với số tiền họ bỏ ra.
Sự mong đợi về chất lượng sản phẩm đến từ nhiều khía cạnh, bao gồm
những tiêu chuẩn do công ty đề ra, những lợi ích mang lại trực tiếp cho
khách hàng và những gì báo chí đề cập đến. Đội ngũ marketing và bán hàng
phải làm việc với nhau để định hình những yêu cầu về sản phẩm của mình
thông qua khách hàng trong các đợt phản hồi từ những khảo sát của công ty.
2. Đừng hài lòng với những chương trình khuyến mãi đơn giản
Điểm thưởng và những chương trình sưu tập có thể khuyến khích khách
hàng mua hàng ở lần tiếp theo, nhưng nó không thật sự xây dựng được lòng
trung thành của khách hàng. Điều này thấy rõ nhất khi các chương trình đặc
biệt không áp dụng nữa. Khách hàng trung thành thật sự khi họ vẫn mua
hàng của công ty mà không có chương trình khuyến mãi.
3. Biến phàn nàn của khách hàng thành lợi thế của mình

Có thể quản lý các câu hỏi, lời bình luận và những yếu tố liên quan đến công
ty theo hai cách. Thứ nhất, nghiên cứu và giải quyết nhanh chóng những thất
vọng của khách hàng về sản phẩm của công ty có thể biến họ thành khách


hàng trung thành. Thứ hai, quản lý, sắp xếp những hồi âm của khách hàng
một cách hợp lý có thể mang đến cho khách hàng sự hài lòng để tiếp tục
mua hàng. Có thể vận dụng các biện pháp sau:


Thiết lập những kênh liên lạc (thư điện tử, điện thoại và thư gửi qua
đường bưu điện) để truyền tải những cam kết của công ty tới khách
hàng.





Khuyến khích khách hàng nêu những suy nghĩ



của họ.



Thiết lập những chuẩn mực để gia tăng sự quan tâm của khách hàng
về việc hồi âm cho công ty như nên đưa ra hạn chót trả lời những câu
hỏi của khách hàng…



Lập ra những tiêu chuẩn để đo lường sự trung thành của khách hàng
trước và sau khi vấn đề xảy ra.



Áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật để tập hợp thông tin,
làm báo cáo và chọn lựa những thông tin hữu ích.

4. Thiết lập những cơ hội để công ty tiếp tục hoạt động

Tạo điều kiện cho khách hàng quay lại mua hàng bằng những chương trình
thích hợp. Chọn lọc những mặt hàng nào khách hàng yêu cầu nhiều nhất và
đề nghị những sản phẩm có thể khiến khách hàng tiếp tục mua sản phẩm của

công ty trong những lần tiếp theo. Cố gắng là làm hơn những gì khách hàng


mong đợi bằng cách cung cấp cho họ những sản phẩm giá trị hơn với giá rẻ
hơn.
5. Cam kết với khách hàng bằng đối thoại hai chiều

Cam kết với khách hàng thậm chí còn quan trọng hơn thỏa mãn và kêu gọi
lòng trung thành của họ. Những gì mà công ty cam kết với khách hàng và
khiến cho họ tin điều đó là sự thật còn giá trị hơn lòng trung thành của họ vì
khi đó, họ sẽ trở thành đại sứ giới thiệu sản phẩm của công ty cho nhiều
khách hàng khác. Những khách hàng tuyệt đối trung thành sẽ cho công ty
nhiều ý kiến hơn nên cần phải chuẩn bị tinh thần để xử lý chúng (điều này
đồng nghĩa với việc họ sẵn sàng bỏ nhiều tiền hơn để mua sản phẩm). Có thể
làm điều đó như sau:


Lắng nghe những phản hồi của khách hàng từ sổ đóng góp ý kiến tại
các cửa hàng, thư, điện thoại và các cuộc giao tiếp với khách hàng.



Nhanh chóng trả lời những thắc mắc của khách hàng và thể hiện sự
quan tâm của mình đối với họ để làm họ vui lòng.



Tổ chức, sắp xếp lại các phản hồi của khách hàng để xem xu hướng
sắp tới như thế nào.




Tin tưởng những ý kiến đóng góp của khách hàng về một vấn đề nào
đó.



Sử dụng những kỹ thuật phân tích để tìm ra những hành động nào có
tác động đến khách hàng (và cả cho công ty) nhiều nhất.


6. Tiến hành những cuộc khảo sát và khuyến khích khách hàng trả lời
câu hỏi

Những cuộc khảo sát có thể sử dụng để xác định và giải quyết những rắc rối
đang xảy ra. Những câu hỏi đơn giản như “đồng ý / không đồng ý” sẽ giúp
công ty xác định những vấn đề quan trọng từ trong suy nghĩ của khách hàng.


Phải đảm bảo cuộc khảo sát ngắn, độ sai lệch thấp và cấu trúc các câu
hỏi rõ ràng, dễ hiểu.



Sử dụng những ví dụ ngẫu nhiên để người trả lời cảm thấy hứng thú
khi trả lời.



Tổng kết dưới dạng biểu đồ để có cái nhìn tổng quát, rõ ràng về vấn

đề.

7. Thiết lập hệ thống trung tâm để quản
lý các phản hồi từ khách hàng
Hệ thống kiểm soát phản hồi doanh nghiệp
(EFM) giúp kiểm soát các câu trả lời của
khách hàng cả về chất lượng lẫn số lượng.
EFM không chỉ đơn thuần là thu thập dữ
liệu, mà còn giúp công ty tìm ra cách tiếp cận khách hàng tốt nhất.


Tạo điều kiện cho khách hàng gửi phản hồi thông qua những kênh
thông tin công cộng.



Lập báo cáo để có thể tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề vướng mắc.


8. Phân tích để tìm khách hàng trung thành mới

Khách hàng không phải lúc nào cũng trung thành với một nhãn hiệu mãi, vì
vậy công ty phải tiến hành phân tích các thông tin đã thu thập được để tìm ra
những khách hàng trung thành mới và đừng bao giờ hài lòng với lượng
khách hàng hiện có của mình.



×