Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

bài giảng luật hình sự việt nam t

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.02 KB, 17 trang )

Môn học: Luật Hình sự VN
Số tiết học: 120 tiết, vấn đáp
Được nghỉ: 5 ngày, 8 bài kiểm tra
Giảng viên: Thầy Th.S Phan Xuân Trường (Trưởng khoa Tại chức), Thầy Đỗ
Đức Hồng Hà (0915121016).
Ngày 24/12/2007:

Bài 1: Khái niệm, nhiệm vụ và những nguyên tắc cơ bản của Luật Hình
sự Việt Nam
I- Khái niệm (Giáo trình)
* Đối tượng điều chỉnh: QHPLHS (QHXH PHÁT SINH Khi có tội phạm xảy
ra; CHỦ THỂ: NHÀ NƯỚC VÀ NGƯỜI PT, QUYỀN VÀ NV KHÔNG
NGANG BẰNG; PHƯƠNG PHÁP: PP DÙNG QUYỀN UY).
II- Tình giai cấp cảu LHS (Giáo trình)
III- Nhiệm vụ của LHS VN
- Điều 1 – LHS
- Qua các giai đoạn (45-54, ...
IV- Các nguyên tắc cơ bản của LHS VN (Giáo trình)
Ngày 25/12/2007:
Bài 2: Khái niệm, cấu tạo và hiệu lực của Luật HS VN
I- Khái niệm Đạo luật HS (Giáo trình)
- LHSVN có 2 loại QPPL: QPPL quy định tại phần chung là những vấn đề
(nội dung) chung nhất; QPPL quy định tại phần riêng là các tội phạm cụ thể.
II- Cấu tạo của LHS VN
- Phần chung
- Phần riêng
=> 2 phần trển có mối quan hệ mật thiết và đều nhằm giải quyết những vấn
đề về 1 vụ án HS.
1/17



- Chương-> Mục-> Điều -> Khoản-> Điểm
- Mỗi điều luật là 1 QPPL LHS. Gồm: Giả định (Ẩn trong quy định phần
chung), quy định (quy định mô tả [nêu cụ thể các dấu hiệu Plý đặc trưng của
mỗi tội phạm cụ thể-điều 133] hoặc quy định giải đơn [gọi tên-điều 138]; quy
định viện dẫn [vieenj dẫn đến điều luật khác]), chế tài (dứt khoát [quy định
loại tội phạm ấn định 1 mức hình phạt], tương đối dứt khoát [quy định mức
tối thiểu, tối đa], lựa chọn [nêu ra 1 số loại hình phạt khác nhau].
III- Hiệu lực của PL HS (Chương 2 - BLHS)
- Không gian = Căn cứ trên nguyên tắc: Lãnh thổ
+ Bắt đầu, diễn ra, kết thúc ở Lãnh thổ VN
+ Bắt đầu ở VN, diễn ra, kết thúc ở ngoài VN
+ Bắt đầu ở ngoài VN, diễn ra, kết thúc ở nước ngoài
+ Bắt đầu ở nước ngoài, diễn ra ở VN, kết thúc nước ngoài
- Không gian = Căn cứ trên nguyên tắc: Quốc tịch
+ Đối với công dân VN, người nước ngoài, người không quốc tịch
+ Một số người được miễn trừ ngoại giao -> không truy cứu trách nhiệm HS>Trục xuất
- Thời gian = có hiệu lực, hết hiệu lực từ khi nào.
- Thời gian giao thời giữa văn bản PL hết hiệu lực và văn bản PL mới có hiệu
lực-> vận dụng VBPL nào? (Hiệu lực hồi tố: nhẹ hơn->luật mới, nặng hơn>luật cũ)
IV- Giải thích một đạo luật HS
- Giải thích của NN: UBTVQH -> giải thích mang tính bắt buộc (như 1
VBPL)
- Giải thích các cơ quan làm chuyên môn: TA -> trong phạm vi của bản án.
- Giải thích mang tính khoa học: Các nhà khoa học -> làm sáng tỏ nội dung
của luật.
2/17


Ngày 26/12/2007:
Review:

Chương 1
Bài tập: A muốn giết vợ nên đã đi mua thuốc độc rồi pha vào cốc nước
đưa cho vợ uống, 1 tiếng sau vợ đã chết, 1 tuần sau A bị bắt, 1 năm sau bị
xử tử hình. Hỏi khi nào phát sinh quan hệ giữa nhà nước và A
Trả lời: Khi A chuẩn bị phạm tội (Đi mua thuốc độc).
Chương 2
Câu hỏi: Trong các văn bản sau, văn bản nào là đạo luật hình sự: Pháp
lệnh phòng chống mại dâm, bộ luật tố tụng hình sự, luật sửa đổi bộ luật
hình sự
Trả lời: VB 3
Câu hỏi: A là công dân Mỹ phạm tội ở Liên bang Nga, hỏi VN có quyền
xét xử không?
Trả lời: Có thể nếu phạm vào các tội thuộc các điều ước Qtế mà VN
tham gia.
Câu hỏi: A giết B trên máy bay của VN đang bay ở Trung Quốc, hỏi A
phạm tội trong hay ngoài lãnh thổ VN.
Trả lời: Máy bay được coi là Lãnh thổ VN -> Trong
Câu hỏi: A trộm cắp ngày 1/1/95. Ngày 1/7/2002 Hỏi Toà án sẽ áp dụng
BLHS nào để xét xử?
Trả lời: 85 Trộm cắp: TSXHCN (Tử hình), CD (10 năm); 99 Cao nhất –
Tù chung thân
Bài 3: Tội phạm
Câu hỏi: Tội phạm có phải là con người không? Trả lời: Không phải là
con người
I- Khái niệm
3/17


1- Khái niệm trong luật: Khoản 1 điều 8 BLHS
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình

sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc
vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc,
xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh,
trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp
pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật
xã hội chủ nghĩa.
2- Khái niệm tội phạm trong Khoa học LHS
TP = hành vi + (đặc điểm 1) nguy hiểm đáng kể cho XH, (2) có lỗi, (3) trái
PL HS và (4) phải chịu hình phạt.
Ví dụ: A cho rằng B nhìn đểu mình nên đã cầm giao bầu cắt đứt cổ B->
hành vi của A chính là TP giết người (A là người phạm tội).
Bài tập: A đi uống rượu về thấy vợ đang mặc quần đùi bổ củi, A rón rén
đến cù vào néch vợ, B do không giữ được rừu làm rừu rơi đúng cổ A gây
ra cái chết....Hỏi B có tội không? – Trả lời: Không có tội vì biệu hiện của
B không phải là hành vi.
II- Đặc điểm của tội phạm
1- Tội phạm trước hết phải là Hành vi ?
Hành vi là:
- biểu hiện của con người ra thể giới khách quan, và
- biểu hiện này phải có chủ định và mong muốn của chủ thể.
2- Hành vi bị coi là tội phạm phải có 4 đặc điểm sau
a) Nguy hiểm ? đáng kể ? cho XH
- 1 Hành vi chỉ nguy hiểm khi thỏa mãn 2 điều kiện sau đây: (1) Về khách
quan nó phải gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho những quan
hệ Xh được LHS bảo vệ (Ví dụ: Hành vi giết người, đe dọa giết người), (2)
Về chủ quan hành vi đó phải có lỗi vì nếu không có lỗi thì dù gây thiệt hại
đáng kể cho Xh thì không bị coi là tội phạm (Ví dụ: A điều khiển mô tô đúng
4/17



quy định thì bất ngờ chị B thất tình lao đầu vào bánh sau.....-> A không có tội
vì không có lỗi).
Bài tập: A 40 tuổi chưa có người yêu đang ngồi uống RTC thì thấy M và
H yêu nhau ngồi bàn đối diện cũng đến uống RTC có những cử chỉ âu
yếm thái quá....A không chịu được cầm bát mắm tôm đi đến úp vào mặt
M, M bực tức đám thẳng vào mồm của A gây thương tích cho A 27%.
Hỏi M có tội không? – Trả lời: Không phạm tội.
- Hành vi nguy hiểm đáng kể hay không đáng kể phải căn cứ vào: (1) quy
định của Bộ LHS (Ví dụ: Theo điều 105, người bị kích động mạnh phải gây
thương tích cho người khác từ 31% trở lên mới phạm tội), (2) quy định trong
các văn bản hướng dẫn áp dụng bộ LHS (Ví dụ, Theo Nghị quyết số 02 của
HĐ Thẩm phán của TANDTC ngày 17/04/2003 thì Đánh bạc từ 1 triệu đồng
trở lên mới phạm tội [1 triệu là tiền được thua trong 1 lần đánh bạc] và chưa
bị xử phạt hành chính)
((Tính nguy hiểm quyết định Trái PL, hàm chứa có lỗi, chi phối HPhạt )
b) Có lỗi ?
Bài tập: A yêu B say đắm nhưng bị gia đình B ngăn cản. A đã mua lựu
đạn ném vào nhà B, M là anh của B – bộ đội đặc công chộp được lựu đạn
ném ra ngoài đường làm chết 6 em học sinh. Hỏi M có tội không? – Trả
lời:
- 1 người chỉ có lỗi khi họ đã lựa chọn và thực hiện xử sự không phù hợp với
đòi hỏi của XH mặc dù có đủ điều kiện để lựa chọn xử sự phù hợp.
- Trong vụ án trên nếu M không còn cách lựa chọn nào khác -> Không có lỗi
-> không có tội. Nếu còn cách lựa chọn khác thì có lội -> có tội
c) Trái PL HS
Bài tập: A bán Nam giới trên 18 tuổi sang Trung Quốc cho các chủ lò
gạch. Hỏi A có tội không? A không phạm tội.
- Hành vi bị coi là tội phạm phải được quy định trong Bộ LHS.
- Theo điều 119, 120 thì chỉ mua bán phụ nữ hoặc trẻ em mới phạm tội => A

không phạm tội.

5/17


d) Chịu hình phạt vì tội phạm là hành vi nguy hiểm nhất cho nên phải chịu
biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất (hình phạt; Mác: Hành vi tự vệ của
Xh chống hành vi xâm phạm nó)
Câu hỏi: Hãy cho biết trong 4 đặc điểm của Hành vi bị coi là tội phạm,
đặc điểm nào quan trong nhất? – Trả lời: Tính nguy hiểm đáng kể là
quan trọng nhất vì nó quyết định các đặc điểm khác của tội phạm.
- Tính nguy hiểm đã hàm chứa tính có lỗi
- Tính nguy hiểm quyết đinh tính Trái PLHS (vì nguy hiểm nên nó mới được
quy định trong bộ LHS là tội phạm
- Tính nguy hiểm quyết định tính chịu hình phạt (Hành vi càng nguy hiểm
hình phạt càng nghiêm khắc)
- Tính nguy hiểm còn là căn cứ để phân loại tội phạm.
Câu hỏi: Phân biệt tội phạm với vi phạm Pl khác?
Ngày 27/12/2007: Tiếp theo
III- Phân loại tội phạm
- Căn cứ vào tính nguy hiểm và tính chịu hình phạt khoản 3 điều 8 – BLHS,
phân tội phạm thành 4 loại như sau:
Loại tội phạm

Tính nguy hiểm cho
XH

Mức cao nhất của
khung hình phạt


1. Ít nguy hiểm

Gây nguy hại không lớn Đến 3 năm tù

2. Nghiêm trong

Gây nguy hại lớn

Trên 3 năm đến 7 năm


3. Rất nghiêm trọng

Gây nguy hại rất lớn

Trên 7 đến 15 năm tu

4. Đặc biệt nghiêm
trọng

Gây nguy hại đặc biệt
lớn

Trên 15 năm; chung
thân; tử hình

Câu hỏi:
1) Bạn cho biết tội trộm cắp điều 138 thuộc loại tội gì?
6/17



K1=1, K2=2, K3=3, K4=4=> 4 loại tội.
2) A phạm tội trộm cắp bị tòa án xử phạt 3 năm tù, hỏi A phạm loại tội gì?
-> Nếu TA xử A theo K1-Điều 138 thì A phạm tội ít nghiêm trọng
-> ................................K2.........................................nghiêm trọng
(có thể rất nghiêm trọng)
3) A 15 tuổi chuẩn bị trộm cắp. Hỏi A có phải chịu trách nhiệm HS không?
- Theo điều 12, người 15 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất
nghiêm trọng do cố ý phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
- Theo điều 17, chuẩn bị phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm
trọng mới phải chịu trách nhiệm HS.
Kết luận: A phải chịu trách nhiệm HS nếu chuẩn bị trộm cắp K3, 4 điều 138;
A không phải chịu trách nhiệm HS nếu trộm cắp K1, 2 điều 138.
4) A đã bị kết án về tội trộm cắp, chưa được xóa án lại phạm tội trộm cắp.
Hỏi A bị coi là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm?
- Theo khoản 2 – điều 49 thì chỉ bị coi là tái phạm nguy hiểm nếu Đã bị kết
án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá
án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý.
- Các trường hợp khác là Tái phạm.
Lần1

Lần 2

Loại

K3 – Đ138

K3, K4

Tái phạm nguy hiểm


K4

K4, K3

Tái phạm nguy hiểm

K1

K1, K2, K3, K4

Tái phạm

K2

K1, K2, K3, K4

Tái phạm

K3

K1, K2

Tái phạm

K4

K1, K2

Tái phạm

7/17


Bài 4: Cấu thành tội phạm
- Chương III giúp ta phân biệt tội phạm với vi phạm pháp luật khác nhưng
chưa giúp ta phân biệt được tội này với tội khác. Vì vậy, muốn phân biệt tội
này với tội khác phải nghiên cứu 4 yếu tố cấu thành tội phạm.
Bài tập: A đến nhận hàng tại kho X, thủ kho B giao hẹn mỗi chuyến A xếp 50
kiện hàng....3 chuyến đầu A xếp đúng, đến chuyến 4 A khéo léo xếp thêm 1
kiện nữa rồi mời B hút thuốc và kiểm tra. Thấy thái độ chân thành của
A....nên B chỉ kiểm tra qua loa vì vậy, A đã chiếm đoạt được kiện hàng xếp
thêm. Hỏi A phạm tội gì?
Gợi ý: Đọc Đ 137, 138, 139, 140 => 138.
I- 4 yếu tố cấu thành tội phạm
1- Khách thể của tội phạm
- Khách thể của tội phạm là:
+ Những quan hệ XH được luật HS bảo vệ, và
+ Bị tội phạm xâm phạm.
Ví dụ 1: Khách thể của tội giết người là quyền sống của con người.
Ví dụ 2: Khách thể của tội cố ý gây thương tích là quyền được tôn trọng và
bảo vệ về sức khỏe của con người.
2- Mặt khách quan
- Là mặt bên ngoài của tội phạm (những cái gì mà chúng ta nhìn thấy) bao
gồm các dấu hiệu: (1) Hành vi, (2) Hậu quả, (3) Quan hệ nhân quả, (4) Công
cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm
tội.
Ví dụ: Hành vi trộm cắp có tính lén lút; hành vi cướp giật có tính công khai
3- Chủ thể của tội phạm
- Là con người:
+ Có năng lực trách nhiệm hình sự, và

8/17


+ Đạt độ tuổi luật định khi thực hiện tội phạm.
Ví dụ: Chủ thể của tội hiếp dâm phải là nam giới; Chủ thể của tội loạn luân là
người cùng dòng máu.
4- Mặt chủ quan của tội phạm
- Là những hoạt động tâm lý của người phạm tội bao gồm các dấu hiệu:
+ Lỗi
+ Động cơ
+ Mục đích
Ví dụ: Lỗi của người phạm tội giết người là cố ý; lỗi của người phạm tội vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông gây chế người là vố y.
II- Cấu thành tội phạm
Tội phạm (Ví dụ Tội Giết người)

Cấu thành tội phạm (Ví dụ của tội
giết người)

1. A chém đứt cổ B

1. Khách thể: Đều xâm phạm đến
quyền sống của con người

2. M thắt cổ B đến chết

2. Mặt khách quan: Đều có hành vi
gây ra cái chết cho người khác; Hậu
quả: Nạn nhân chết


3. X dùng búa đập liên tiếp vào đầu B 3. Chủ thể: Đều là bất kỳ người nào
dẫn đến B chế
có năng lực trách nhiệm HS và đạt độ
tuổi luật định
4. Mặt chủ quan: Lỗi đều là cố ý
=> Khái niệm: CTTP là tổng hợp những đặc điểm chung có tính đặc trưng
cho 1 loại tội phạm cụ thể được quy định trong BLHS.
Câu hỏi:
1) Trình bày MQH giữa tội phạm và CTTP (Dựa vào bảng trên).
2) Hãy nêu các dấu hiệu bắt buộc phải có trong mọi cấu thành TP.
9/17


Ngày 27/12/2007:
III- Phân loại cấu thành tội phạm
1- Căn cứ vào tính nguy hiểm của TP, CTTP được phân thành hai loại
a) CTTP cơ bản: Là CTTP chỉ có tình tiết định tội, không có tình tiết định
khung tăng nặng, giảm nhẹ.
b) CTTP tăng nặng: Là CTTP ngoài tình tiết định tội còn có thêm tình tiết
định khung tăng nặng.
c) CTTP giảm nhẹ: Là CTTP ngoài tình tiết định tội còn có thêm tình tiết
định khung giảm nhẹ.
Câu hỏi: Hãy cho biết CTTP cơ bản, tăng nặng, giảm nhẹ tại điều 93 và 202?
Trả lời:
a) Điều 93:
- K1 Cấu thành TP tăng nặng
- K2 CTTP cơ bản
- K3 (không có CTTP-Không có tình tiết định tội)
b) Điều 202
- K1 CTTP cơ bản

- K2, K3 CTTP tăng nặng
- K4 CTTP giảm nhẹ
2- Căn cứ vào Mặt khách quan của TP, CTTP được phân thành 2 loại
a) CTTP vật chất: Là cấu thành TP mà trong Mặt khách quan Nhà làm luật
quy định 3 dấu hiệu:
- Hành vi
- Hậu quả

10/17


- MQH nhân quả
b) CTTP hình thức: Là CTTP mà trong Mặt khách quan Nhà làm luật chỉ
quy định dấu hiệu hành vi, không quy định dấu hiệu hậu quả.
Câu hỏi: Ghi năm điều luật về tội có cấu thành vật chất và 5 điêu luật về tội
có Cấu thành hình thức.
Trả lời:
- 5 tội CTVC: 93, 143, 231,....
- 5 tội CTHT: 78, 79, 121,....
****Lưu ý: Sở dĩ có những tội Nhà làm luật không quy định dấu hiệu hậu
quả vì:
- Nhà làm luật muốn ngăn chặn tội phạm trước khi gây ra hậu quả. Ví dụ:
điều 79.
- Do các tội này không xác định hậu quả. Ví dụ: điều 121.
=> Từ sự khác nhau như trên nên thời điểm hoàn thành của tội CTHT sớm
hơn tội CTVC vì, nó chỉ cần dấu hiệu hành vi, không cần dấu hiệu hậu quả.
Câu hỏi:
1) Nêu 4 yếu tố CTTP
2) Trình bày MQH giữa TP và CTTP
3) So sánh CTCB và CTTN; CTVC với CTHT

Bài 5: Khách thể của tội phạm
I- Khái niệm
- Là những QHXH được luật HS bảo vệ, và
- Bị tội phạm xâm hại.
Ví dụ: Khách thể của tội giết người là Quyền sống của con người; Khách thể
của tội trộm cắp là quan hệ sở hữu.
II- Phân loại khách thể của tội phạm
11/17


- Căn cứ vào mức độ khái quát, Khách thể của tội phạm được phân thành 3
loại:
1- Khách thể chung của tội phạm
a) Định nghĩa: Khách thể chung của Tội phạm là:
- Tất cả các QHXH được Luật HS bảo vệ, và
- Bị tất cả tội phạm xâm hại.
b) Cơ sở pháp lý của khách thể chung (tìm khách thể ở chỗ nào): Chính là các
QHXH được quy định tại điều 1 và khoản 1 điều 8 BLHS
c) Ý nghĩa của việc nghiên cứu Khách thể chung.
- Giúp phân biệt tội phạm với vi phạm PL khác.

VP

TP

2- Khách thể loại
a) Định nghĩa
- Khách thể loại của tội phạm là 1 nhóm quan hệ XH có cùng tính chất
- Được 1 nhóm QPPLHS bảo vệ, và


12/17


- Bị 1 nhóm tội phạm xâm hại
b) Cơ sở pháp lý của Khách thể loại
- Chính là tên các chương phần các tội phạm của BLHS.
c) Ý nghĩa của việc nghiên cứu Khách thể loại
- Để Nhà làm luật quy định các tội phạm khác nhau vào cùng 1 chương.
3- Khách thể trực tiếp của tội phạm
a) Định nghĩa
- Là những QHXH được LHS bảo vệ, và
- Bị một tội phạm trực tiếp xâm hại.
Ví dụ: Khách thể trực tiếp của tội giết người là quyền sống của con người;
khách thể trực tiếp của tội vu không là nhân phẩm danh dự của con người.
b) Ý nghĩa của việc nghiên cứu Khách thể trực tiếp
- Để định đúng tội
Bài tập: H nghi ngờ chị A quan hệ bất chính với chồng mình nên đã kích
động các con cùng mình đấm đá chị A, xe quẩn xé áo, xẻo môi chị A vì Chị
A không nhận ....nên H cùng các con trói chị A quẳng vào chuồng lợn. Khi
Xé quần chị A, H thấy ví tiền, giở ra có 3 nghìn đồng nên vứt lên mái nhà.
Hỏi H phạm những tội gì?
Trả lời: 1- Tội cố ý gây thương tích 104; 2- Làm nhục người khác 121; 3Huye hoại tài sản 143; 4 – Bắt giữ giam người trái PL 123; Tội cướp tài sản
133.
c) Lưu ý = Câu hỏi
1) Khẳng định 1 tội phạm chỉ có 1 khách thể trực tiếp đúng hoặc sai? – Khẳng
định này sai vì Tội cướp tài sản 133 có 2 khách thể trực tiếp là QH sở hữu và
QH nhân thân (Tính mạng, sức khỏe)
Ví dụ: A cầm búa đập vỡ sọ B để cướp xe ôm của B.

13/17



2) Khẳng định 1 tội phạm xâm hại nhiều QHXH thì có nhiều khách thể trực
tiếp, đúng hay sai? – Khẳng định trên sai vì, có tội tuy xâm hại nhiều QHXH
nhưng chỉ 1 QHXH là khách thể trực tiếp.
Ví dụ: Hành vi tháo thanh giằng cột điện 500KV để lấy sắt bán. Hành vi này
phạm tội phá hủy công trình quan trọng về anh ninh quốc gia và tuy nó xâm
phạm cả QH sở hữu và QH an toàn công cộng nhưng chỉ QH về an toàn công
cộng là Khách thể trực tiếp. (Đ231)
III- Phân biệt khách thể của tội phạm với đối tượng tác động của tội phạm và
công cụ, phương tiện phạm tội.
1- Khách thể của tội phạm là QH XH .....
2- Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận của QHXH bị hành vi phạm
tội làm biến đổi tình trạng bình thường.
QHXH (Sở hữu)
Chủ sở hữu

Tài sản

Quyền của chủ sở hữu

= Chủ thể của QHXH
(Con người)

= Khách thể của QHXH

= Nội dung của QHXH

- Vì QHXH gồm 3 bộ phận là Chủ thể, Khách thể và Nội dung cho nên Đối
tượng tác động của tội phạm có 3 loại:

a) Con người – Chủ thể của QHXH
Ví dụ: Đối tượng tác động của tội giết người chính là con người
b) Tài sản – Khách thể của QHXH
Ví dụ: Đối tượng tác đọng của tội trộm cắp là tài sản
c) Hành vi của con người (Quyền của chủ sở hữu)– Nội dung của QHXH
Ví dụ: Đối tượng tác động của tội xúi giục người khác tự sát chính là hành vi
tự sát của nạn nhân
3- Công cu, phương tiện phạm tội

14/17


- Là những gì được người phạm tội sử dụng để làm biến đổi tình trạng của đối
tượng tác động.
Ví dụ: A vì yêu B không được nên đã cầm dao cắt đứt cổ B. – A phạm tội giết
người
+ Khách thể của tội giết người là quyền sống của con người
+ Đối tượng tác động là con người (B)
+ Công cụ phạm tội giết người là dao
Bài tập: A đưa 10 triệu cho thẩm phán B để nhờ B cho người yêu của mình là
C được hưởng án treo. Hỏỉ?
+ A phạm tội gì? - Tội đưa hối lộ Đ289
+ Khách thể của tội này? – Hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức
+ đối tượng tác động của tội này? – Hành vi của thẩm phán (thể hiện trong
bản án)
+ công cụ phương tiện của tội này? – Tiền (10 triệu)
Câu hỏi:
1) Khách thể của tội phạm là gì?
2) Trình bày các loại khách thể của tội phạm
3) Phân biệt khách thể của tội phạm với đối tượng tác động của tội phạm

4) Phân biệt đối tượng tác động cảu TP với công cụ, phương tiện phạm tội
Bài 6: Mặt khách quan của tội phạm
I- Khái niệm
Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm:
- Hành vi khách quan của tội phạm,
- Hậu quả nguy hiểm cho Xh của tội phạm
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan của tội phạm với hậu
quả nguy hiểm cho XH
15/17


- Công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm,
hoàn cảnh phạm tội.
II- Hành vi khách quan của tội phạm
1- Định nghĩa
Hành vi khách quan của tội phạm là:
- Biểu hiện của con người ra thế giới khách quan có ý thức và có ý chí,
- Có tính nguy hiểm đáng kể cho XH, và
- Trái pháp luật hình sự
Ví dụ: A vì ghen tuông đã cầm giao xẻo môi của chị H -> Hành vi của A
chính là hành vi khách quan của tội cố ý gây thương tích.
2- Lưu ý:
Vì hành vi khách quan của tội phạm là biểu hiện có ý thức và có ý chí cho
nên những biểu hiện nào không có ý thức hoặc không có ý chí thì không phải
là hành vi khách quan của tội phạm như:
- Biểu hiện của người tâm thần,
- Biểu hiện phản xạ bẩm sinh,
- Biểu hiện do bị cưỡng bức về thân thể. Ví dụ, A vì bực tức ném vợ 3 tạ
từ tầng 5 xuống, vợ A (B) không chết vì rơi vào xe rơm nhưng dè chết
3 cháu bé trên xe rơm -> Biểu hiện của B không phải là hành vi khách

quan của tội phạm nên B không phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Biểu hiện do bị cưỡng bức mãnh liệt về tinh thần. Ví dụ, A dí súng vào
đầu B dọa bắn chết ngay lập tức nếu B không trao tài sản của Nhà nước
-> B không phải chịu trách nhiệm hình sự vì bị cưỡng bức mãnh liệt về
tinh thần.
- Nếu người bị cưỡng bức về tinh thần nhưng không mãnh liệt thì họ
phải chịu trách nhiệm hình sự. Ví dụ, A đe dọa B nếu không trao tài sản
của Nhà nước cho A thì A sẽ tố cáo hành vi tham ô của B. Trường hợp
này nếu B trao tài sản của Nhà nước cho A thì B phải chịu trách nhiệm
hình sự.
Câu hỏi:
16/17


1) Phân tích các đặc điểm của hành vi khách quan của tội phạm
2) Phân biệt cưỡng bức về thân thể và cưỡng bức về tinh thần
3- Các hình thức biểu hiện của hành vi khách quan của tội phạm
a- Hành động phạm tội: Là làm 1 việc mà pháp luật hình sự cấm
Ví dụ, A vì bực tức và không muốn phải nuôi chồng bị bại liệt, A đã lấy dao
phay cầm hai tay chặt đứt cổ chồng -> A phạm tội giết người dưới hình thức
hành động phạm tội.
b- Không hành động phạm tội: Là không làm 1 việc mà pháp luật hình sự
buộc phải làm mặc dù có đủ điều kiện đẻ làm.
Ví dụ, A thấy B sắp chết đuối có thuyền nhưng không cứu làm B chết -> A
phạm tội điều 102 – LHS dưới hình thức không hành động phạm tội.
Bài tập: A rủ B đến thăm người yêu là C nhân viên bán xăng, trong lúc chờ A
C tâm sự, B lấy thuốc ra hút và đã làm cháy cây xăng. Cả ABC đều bỏ chạy
mặc dù có đủ điều kiện chữa cháy. Hỏi ai phải chịu trách nhiệm hình sự ?
Trả lời: Người không hành động chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu thỏa
mãn 2 điều kiện:

- Họ phải có nghĩa vụ hành động
- Họ phải có đủ điều kiện để thực hiện nghĩa vụ
Trong vụ án trên chỉ B và C phải chịu trách nhiệm hình sự. Vì chỉ B và C có
nghĩa vụ dập đám cháy do:
- C là nhân viên của cây xăng;
- B là người đã gây ra cháy.
Câu hỏi: So sánh hành động phạm tội với không hành động phạm tội.

17/17



×