Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Nguyễn ái quốc chọn cao bằng làm căn cứ địa cách mạng hoạt động của nguyễn ái quốc ở việt bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.89 KB, 37 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Bắc là vùng núi địa đầu Tổ quốc, theo địa danh trước đây gồm 6 tỉnh
Cao Bằng, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hà Giang. Việt Bắc
có vị trí thuận lợi cho giao thông, liên lạc sang Trung Quốc, về Thủ đô và vùng
đồng bằng Bắc Bộ. Từ xa xưa, Việt Bắc đã là vùng căn cứ chiến đấu của nhiều
phong trào yêu nước Việt Nam. Việt Bắc có nhân hoà, địa lợi. Với tầm nhìn xa
trông rộng của nhà chiến lược, Nguyễn Ái Quốc sớm nhận thấy và xây dựng
Việt Bắc làm căn cứ địa, trung tâm đầu não của phong trào cách mạng giải
phóng dân tộc. Từ khi Bác Hồ về nước đến 1945, tại Việt Bắc đã diễn ra nhiều
sự kiện quan trọng của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Từ cuối tháng 1 năm 1941 đến cuối tháng 5 - 1945 là thời gian Bác Hồ từ
Pác Bó về Tân Trào chuẩn bị cho Cách mạng Tháng Tám. Thời gian này Việt
Bắc được xây dựng thành căn cứ địa, quê hương giải phóng. Giữa năm 1945,
sau khi nghe báo cáo về nghị quyết của Hội nghị quân sự Bắc Kỳ, lãnh tụ Hồ
Chí Minh đã ra chỉ thị; "Nay vùng giải phóng ở miền ngược đã bao gồm các
tỉnh: Cao - Bắc - Lạng - Hà - Tuyên - Thái, địa thế nối liền với nhau, nên lập
thành một khu căn cứ lấy tên là khu Giải phóng, thống nhất các lực lượng vũ
trang lại, đặt tên là Quân giải phóng".
Từ khi chọn Cao Bằng làm căn cứ địa cách mạng, đến khi thành hình khu
giải phóng Việt Bắc, thời gian chỉ gần 4 năm, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
đã có nhiều đóng góp cực kỳ quan trọng cho phong trào cách mạng ở Việt Bắc
và cách mạng cả nước. Những thành công của phong trào cách mạng ở Việt Bắc
vừa là kết tinh truyền thống yêu nước, đoàn kết của các dân tộc ở đây, vừa thể
hiện tính đúng đắn, sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh về tiến hành khởi
nghĩavũ trang giành chính quyền cách mạng ở vùng núi cao, nhiều dân tộc nói
riêng và cả nước nói chung. Việt Bắc tự hào với địa danh căn cứ địa cách mạng,
tự hào có Bác Hồ - Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ lôí, dẫn đường. Cả nước tôn vinh
Việt Bắc, nơi khởi nguồn của cách mạng giải phóng dân tộc Việt nam.
Nhân dân các dân tộc Việt Bắc theo lời dạy của "Già Thun, Ông Ké" cùng
toàn dân làm cách mạng giải phóng dân tộc. Việt Bắc được đồng bào cả nước
1




biết ơn, trân trọng vì ở đó trong lòng Việt bắc có Bác Hồ. Đồng Bào Việt Bắc tự
hào, lưu truyền cho đời đời cho con cháu về hoạt động của Người ở đây.
Nhà thơ Tố Hữu đã viết:
"Ở đâu u ám quân thù
Trông về Việt Bắc, Cụ Hồ sáng soi
Ở đâu đau đớn giống nòi
Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền
Mười lăm năm ấy ai quên
Quê hương cách mạng dựng nên cộng hoà"
Ngày nay, đồng bào các dân tộc Việt Bắc cùng nhân dân cả nước đang tiếp
tục thực hiện tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyết tâm xây dựng thành
công CNXH, ra sức thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tất cả vì
sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Vịêc tiếp tục nghiên cứu và phổ biến tư liệu về hoạt động của Người ở Việt
Bắc là một nhu cầu khoa học góp phần làm sáng tỏ thêm tư tưởng Hồ Chí Minh
và cũng là nguyện vọng của đồng bào các dân tộc Việt Bắc.
"Hoạt động của Hồ Chí Minh ở Việt Bắc" (1941 - 1945) là đề tài nghiên
cứu lịch sử Đảng về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khoá luận cung cấp phần nào
những tư liệu về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác trên quê hương Việt
Bắc, góp phần vào kho tàng lý luận nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhằm
vận dụng sáng tạo vào thực tiễn. Đó chính là hành động thiết thực góp phần thực
hiện đường lối đổi mới của Đảng và mong ước của Bác Hồ.
Khoá luận sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ yêú là
phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử và lôgich. Ngoài ra khoá luận
còn sử dụng một số phương pháp khác như phân tích, so sánh... Các nguồn sử
liệu là Hồ Chí Minh toàn tập (12 tập) và Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử (10 tập),
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (xuất bản từ 1993 - 1996-2001); cuốn sự ghiệp
tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, NXB QĐND năm 2002. Ngoài ra Khoá luận


2


còn sử dụng một số tư liệu trong cuốn Kỷ yếu khoa học "Bác Hồ với nhân dân
các dân tộc tỉnh Cao Bằng" do Tỉnh uỷ Cao Bằng xuất bản năm 1995.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khoá luận kết cấu chia thành 2 chương:
Chương I: Nguyễn Ái Quốc chọn Cao bằng làm căn cứ địa cách mạng.
Chương II: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Việt Bắc (1941 - 1945).

3


CHƯƠNG I
NGUYỄN ÁI QUỐC CHỌN CAO BẰNG LÀM CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG

1. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trước khi về Cao Bằng (1890 - 1940)
Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19 - 5 - 1890, trong một gia đình nhà nho yêu
nước nguồn gốc nông dân lao động, lúc còn nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, từ
thời niên thiếu, đã được giáo dục ý thức lao động, nếp sống trong sạch, giản dị
và đạo lý làm người. Quê hương của Người, bên dãy núi Hồng và dòng sông
Lam (Kim liên- Nam Đàn - Nghệ an). Đây là nơi đã sinh ra nhiều bậc vĩ nhân
tiêu biểu cho phẩm chất, tinh hoa văn hoá Việt nam và là một cái nôi của phong
trào yêu nước đương thời.
Những cảnh đồng bào bị hành hạ tàn nhẫn vì thiếu tiền nộp tô nộp thuế,
hoặc bị bắt đi phu làm đường và những gương hy sinh lẫm liệt của các chiến sỹ
Cần Vương ngay tại xóm làng đã khiến Nguyễn Sinh Cung căm hờn quân cướp
nước và bè lũ tay sai bán nước. Những buổi đàm luận về thời cuộc của các sỹ
phu yêu nước taị nhà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh ra Người, hoặc
tại nhà cụ cử nhân Vương Thúc Quý, thầy học của Người, đã sớm khơi dậy cho

Nguyễn Sinh Cung tinh thần yêu nước thương nòi. Các cuộc khởi nghĩa Hương
khê, Yên thế, các phong trào Đông du, Duy Tân, Đông kinh nghĩa thục, cũng
như cuộc vận động Cải lương ở Trung quốc, sự phát triển của Nhật bản, cuộc
chiến tranh Nga- Nhật đều tác động đến Người thiếu niên yêu nước này.
Khi còn ở gia đình, Nguyễn Sinh Cung đã "sớm hiểu biết","rất đau xót
trước cảnh thống khổ của đồng bào","có chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng
đồng bào" và"đã tham gia công tác bí mật" nhận việc liên lạc cho các văn thân
yêu nước ở quê hương.
Nguyễn Sinh Cung khâm phục các cụ Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu,
Phan Châu Trinh, Hoàng Hoa Thám, nhưng không hoàn toàn tán thành cách làm
của một người nào: Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp đỡ để đánh Pháp là rất
nguy hiểm, chẳng khác gì "đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”; Phan Châu
Trinh yêu cầu thực dân Pháp thực hiên cải lương là sai lầm, chẳng khác gì "xin
giặc rủ lòng thương". Lúc này, tiếng súng của nghĩa quân Yên thế còn đang sôi
4


động, tư tưởngbạo lực vũ trang đang day dứt bao người Việt nam nặng lòng vì
nước vì dân. Nguyễn Sinh Cung cho rằng " trực tiếp đấu tranh chống Pháp" như
Hoàng Hoa Thám là "thực tế hơn", nhưng cụ còn nặng "cốt cách phong kiến".
Chính giữa lúc thực dân Pháp đàn áp các phong trào yêu nước và đặt được
bộ máy thống trị của chúng trên toàn lãnh thổ Việt nam, Lào và Căm- Pu- Chia,
Nguyễn Sinh Cung đã nhìn thấy những nhược điểm của các phong trào yêu
nước đương thời và tán thành trực tiếp chống thực dân Pháp là thực tế hơn cả.
Năm 16 tuổi, Nguyễn Sinh Cung theo cha vào Huế. Người được đổi tên là
Nguyễn Tất Thành, học tại trường Tiểu học Đông Ba, rồi vào trường Quốc học.
Thực dân Pháp mở trường Quốc học Huế nhằm đào tạo một lớp tay sai người
bản xứ cho chúng. Nhưng chính tại trường này, Nguyễn Tất Thành đã tích luỹ
một vốn kiến thức cần thiết và đã đọc một số sách, báo truyền bá tư tưởng "tự
do, bình đẳng, bác ái" của cách mạng tư sản Pháp. Sau đó Người vào dạy học ở

trường Dục Thanh ( Phan Thiết).... Người đã thấy rõ sự thất bại của các phong
trào yêu nước đương thời và quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước.
Ngày 5 tháng 6 năm 1911, lấy tên là Văn Ba, làm phụ bếp trên tàu Đô đốc
La-tu-sơ Tơ-rê-vin, Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng sang phương
Tây.

Người qua Pháp và các nước thuộc địa châu Phi. Từ 1912 đến 1913,

người sống ở Mỹ. Năm 1914, Người về nước Anh. Người đã phải trải qua nhiều
nghề như phụ bếp, quét tuyết, hầu bàn, thợ ảnh; tìm tòi, kiên trì học tập, chịu
đựng gian khổ để xem xét, tích luỹ hiểu biết. Những năm đi qua nhiều nơi trên
thế giới, hoà mình vào cuộc sống lao động và đấu tranh của nhân dân nhiều
nước châu Á, châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ, Nguyễn Tất Thành đã nhìn thấy sự
thống trị của Chủ nghĩa đế quốc đối với các dân tộc thuộc địa và với chính nhân
dân nước chúng. Ở đâu, người dân mất nước cũng thống khổ như nhau. Ở đâu,
tư bản đế quốc cũng độc ác như nhau. "Vậy là, dù màu da có khác nhau, trên
đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột.
Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản".
Cuối năm 1917, Người về Pháp hoạt động trong nhóm "Những người yêu
nước Việt Nam", cùng trao đổi với các cụ Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường về

5


con đường cách mạng giải phóng dân tộc ở việt nam, Người tham gia nhiều hoạt
động ủng hộ cách mạng tháng Mười Nga và nước Nga Xô Viết.
Vừa hoạt động thực tế, vừa trau dồi kiến thức, Nguyễn Tất Thành tìm hiểu
nền văn hoá châu Âu, đặc biệt là nền văn hoá Pháp. Người đọc một số tác phẩm
tiêu biểu của Các Mác và Ph.Ăng ghen, tìm hiểu cách mạng Pháp, công xã Pa ri,
cách mạng Nga. Với tinh thần học tập không mệt mỏi và ý chí phấn đấu kiên

cường, vượt qua những thử thách của cảnh nghèo túng, Nguyễn Tất Thành trong
quá trình tìm đường cứu nước đã từ chủ nghĩa yêu nước hướng tới đỉnh cao trí
tuệ của thời đại là Chủ nghĩa Mác- Lê nin.
Năm 1918, Người vào Đảng xã hội Pháp vì Đảng này ủng hộ cuộc đấu
tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa. Đầu năm 1919, Người gửi bản Yêu sách
của nhân dân An Nam gồm 8 điểm đến Hội nghị Véc xây (Pháp), ký tên là
Nguyễn Ái Quốc. Đây là tiếng nói chính nghĩa của đại biểu đầu tiên cho phong
trào giải phóng dân tộc Việt nam trên diễn đàn quốc tế.
Tháng 3 năm 1919, Quốc tế Cộng sản tức quốc tế III, bộ tham mưu cách
mạng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới được thành
lập taị Mát- xcơ- va. Đây là một thắng lợi của phong trào cộng sản và công nhân
thế giới. Quốc tế cộng sản đóng vai trò to lớn trong việc vạch trần chủ nghĩa cơ
hội, xây dựng và củng cố các Đảng cộng sản, phát triển phong trào cách mạng
tren toàn thế giới.
Đại hội II QTCS (28/7/1920) thông qua "Sơ thảo lần thứ nhất những Luận
cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa" của V.I.Lênin. Báo Nhân Đạo của
Đảng cộng sản Pháp đã đăng toàn văn tác phẩm này.
Cũng như các đảng xã hội khác ở châu Âu lúc bấy giờ, trong Đảng xã hội
Pháp nổ ra cuộc tranh luận gay gắt: ra nhập Quốc tế III hay ở lại Quốc tế II?
Điều mà Nguyễn Ái Quốc muốn biết hơn cả-và cũng là điều mà người ta không
thảo luận tại các cuộc họp, là: Vậy quốc tế nào bênh vực nhân dân các nước
thuộc địa? Trong một cuộc họp Nguyễn Aí Quốc đã nêu câu hỏi ấy lên. Có
người trả lời: đó là quốc tế III chứ không phải quốc tế II. Và một người nữa đưa

6


cho Nguyễn Ái Quốc đọc luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và vấn đề
thuộc địa. Lần đầu tiên, Nguyễn Ái Quốc được đọc một tác phẩm của Lê-nin.
Đại hội lần thứ XVIII của Đảng xã hội Pháp họp tại Tua tháng 12 năm

1920. Là đại biểu của thuộc địa Đông dương, tại Đại hội, Nguyễn Ái Quốc cùng
phái đa số do Mác-xen Ca-sanh lãnh đạo bỏ phiếu tán thành ra nhập quốc tế III
và Người trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
Từ chủ nghĩa yêu nước, Nguyễn Aí Quốc đã đến với chủ nghĩa Lê-nin và
trở thành người cộng sản đầu tiên của Việt nam. Tiếp nhận Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa, Nguyễn Aí Quốc đã hướng sự nghiệp
giải phóng dân tộc của cách mạng Việt nam vào con đường cách mạng vô sản,
gắn phong trào cách mạng Việt nam với phong trào cách mạng thế giới, mở
đường cho cách mạng Việt nam thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng đường lối kéo
dài hơn nửa thế kỷ.
Giữa năm 1923, Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô và làm việc tại Bộ Phương
Đông của Quốc tế Cộng sản, học tập tại trường Đại học phương Đông, đi thăm
nhiều nơi, Người tìm hiểu mọi mặt xã hội Liên Xô, tham gia nhiều hội nghị
quốc tế, dự các khoá bồi dưỡng ngắn hạn của Quốc tế Cộng sản..... Từ đó Người
có điều kiện củng cố và phát triển tư tưởng cứu nước, giải phóng dân tộc.
Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc là phái viên Ban thư ký Viễn Đông của
Quốc tế Cộng sản hoạt động ở Trung Quốc. Tháng 6 - 1925, Người thành lập
Việt nam thanh niên cách mạng đồng chí hội (Hội Việt Nam cách mạng thanh
niên) và ra báo Thanh niên của Hội, tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam.
Từ năm 1925 đến năm 1927, Người tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng, đào tạo
nguồn cán bộ cốt cán đầu tiên cho cách mạng Việt Nam. Các bài giảng và tài
liệu huấn luyện của Nguyễn Ái Quốc, năm 1927 được Bộ tuyên truyền Hội liên
hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông xuất bản thành cuốn "Đường Kách Mệnh".
Tác phẩm Đường Kách Mệnh đã trình bày hệ thống một số cuộc cách mạng
tư sản tiêu biểu ở Anh , Pháp, Mỹ và so sánh với cách mạng Nga. Tác phẩm kết
luận: cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách
mạng vô sản. Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước cần phải khai thác.
7


Cách mạng là việc chung của dân chúng. Muốn làm cách mạng thành công phải

có một Đảng cách mạng. Đảng đó phải theo chủ nghĩa Mác-Lê nin, phải được
xây dựng vững mạnh thống nhất, gan góc, không sự hy sinh. Người cách mạng
phải có tư cách, có đạo đức cách mạng, có lý luận cách mạng, có ý chí không sợ
gian khổ hy sinh.
Tư tưởng nổi bật nhất trong Đường cách Mệnh là tư tưởng chiến lược về
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng đó của Nguyễn Ái Quốc
thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa Mác-Lê nin với thực tiễn cách
mạng nước ta, là ngọn cờ chỉ đạo cách mạng nước ta trong thời kỳ xúc tiến
chuẩn bị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Sau năm 1927, Nguyễn Ái Quốc trở lại Liên Xô, dự hội nghị chống đế
quốc ở Bỉ (12 - 1927), qua Đức, Thuỵ Sĩ, Italia rồi về Pháp. Mùa thu 1928,
Người trở về Xiêm hoạt động trong Việt kiều và liên hệ theo dõi phong trào
trong nước.
Cuối năm 1928 đến năm 1930 phong trào cách mạng trong nước lên cao.
Ba tổ chức cộng sản đầu tiên được thành lập ở ba kỳ: Đông Dương Cộng sản
Đảng (6-1929), An Nam cộng sản Đảng (11 - 1929), Đông Dương cộng sản liên
đoàn (01 - 1930). Theo sự uỷ nhiệm của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã
triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam thành
Đảng Cộng sản Việt nam (3 - 2 - 1930). Các văn kiện do Người soạn thảo như
Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng đã được Hội
nghị thành lập Đảng thông qua và trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của
Đảng Cộng sản Việt nam. Người đã ra Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng, báo
cho toàn thể công nhân,nông dân, binh lính, thanh niên, học sinh và đồng bào bị
áp bức rằng Đảng Cộng sản Việt nam đã được thành lập. Đó là Đảng của giai
cấp vô sản. Đảng sẽ lãnh đạo cách mạng Việt nam đấu tranh giải phóng đồng
bào khỏi bị áp bức, bóc lột.
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng thể hiện rõ những vấn đề cơ bản về
chiến lược, sách lược của cách mạng Việt Nam. Con đường cách mạng Việt
Nam là làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên cách mạng XHCN.


8


Nhiệm vụ của cách mạng là đánh đuổi đế quốc Pháp và phong kiến tay sai để
giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày. Thành lập chính quyền công
nông binh. Thực hiện quyền dự do dân chủ nhân dân. Tổ chức ra quân đội công
nông. Đảng cộng sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng. Đảng có tổ chức chặt
chẽ. Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân. Đảng chủ trương đoàn kết
dân tộc, đoàn kết quốc tế. Đảng tuyên truyền giáo dục và kêu gọi toàn dân cổ vũ,
ủng hộ Đảng.
Từ năm 1931 đến năm 1940, Nguyễn Ái Quốc gặp những thử thách lớn và
Người đã kiên trì giữ vững quan điểm tư tưởng về đấu tranh giải phóng dân tộc.
Tháng 6 - 1931, Người bị nhà cầm quyền Anh ở Hồng Công bắt giữ trái phép.
Nhờ nghị lực đấu tranh kiên trì của Người và được sự giúp đỡ của Quốc tế cứu
tế đỏ, trực tiếp là ông bà luật sư Lô-giơ-bai (người Anh), cuộc đấu tranh chống
nhà cầm quyền Anh (ở Hồng công) bắt người vô cớ giành thắng lợi. Mùa xuân
năm 1934, Người thoát khỏi nhà lao của Anh ở Hồng Công về Bắc Kinh rồi
sang Liên Xô.
Trong thời gian ở Liên Xô, Người vào học ở Trường Quốc tế Lê nin, làm
việc ở Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa của Quốc tế Cộng sản,
tham gia với tư cách tư vấn đoàn đại biểu Đảng ta dự Đại hội VII Quốc tế Cộng
sản. Khi đó, xu hướng "Tả khuynh" đang chiếm ưu thế trong Ban chấp hành
Quốc tế Cộng sản. Xu hướng này coi quan điểm của Nguyễn Ái Quốc về cách
mạng giải phóng dân tộc là hữu khuynh, là nặng tư tưởng "dân tộc chủ nghĩa" và
để Người trong trạng thái gần như không hoạt động.
Tuy vậy, với bản lĩnh và nghị lực lớn, Người đi sâu nghiên cứu lý luận Mác
- Lê nin và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. Do hiểu biết sâu sắc
thực tiễn cách mạng Việt Nam, Người kiên trì bảo vệ các quan điểm của mình
về vấn đề dân tộc, đặt vấn đề đoàn kết mọi lực lượng để giải phóng dân tộc lên
trên hết và gắn với vấn đề giai cấp và giải phóng giai cấp.

Cuối năm 1938 Nguyễn Ái Quốc về Trung Quốc hoạt động. Sau Đại hội
VII, Quốc tế Cộng sản chuyển hướng lãnh đạo thành lập mặt trận nhân dân rộng
rãi chống phát xít; thực tiễn Đảng ta đã kịp thời chủ trương chỉ đạo chiến lược

9


trong thời kỳ này (1936 - 1939) với việc thành lập Mặt trận dân chủ Đông
Dương, mở rộng lực lượng và hình thức đấu tranh đã chứng minh tư tưởng Hồ
Chí Minh về việc đoàn kết mọi lực lượng tập trung mũi nhọn chống đế quốc là
hoàn toàn đúng đắn.
Trong suốt quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, Người đã phải làm nhiều
công việc lao động vất vả; trải qua nhiều nghề, có lúc bị đói rét, bị giam cầm;
Người đã tham dự nhiều hội nghị quốc tế, tham gia Bát lộ quân Trung Quốc
v.v... Đặc điểm xuyên suốt của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình hoạt động ở
ngoài nước là Người luôn luôn tìm cách liên hệ với phong trào cách mạng Việt
Nam, đặt phong trào cách mạng Việt nam trong bối cảnh quốc tế và thường
xuyên tìm đường trở về Tổ quốc.
Hành trang tư tưởng và là thành công lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc trong
suốt 30 năm hoạt động ở nước ngoài là tìm ra con đường cứu nước giải phóng
dân tộc Việt Nam, chuẩn bị chu đáo về chính trị, tư tưởng và tổ chức để thành
lập Đảng Cộng sản Việt nam và hình thành đội ngũ cán bộ nòng cốt cho phong
trào cách mạng Việt Nam.
2. Nguyễn Ái Quốc chọn và xây dựng căn cứ địa Cao Bằng.
Nghiên cứu kinh nghiệm cách mạng các nước, Nguyễn Ái Quốc đã nắm
vững được lý luận xây dựng căn cứ địa cách mạng ở vùng nông thôn, miền núi.
Từ đây có thể xây dựng các tổ chức quần chúng, xây dựng lực lượng vũ trang,
phát triển và mở rộng ra khắp đất nước. Người cho rằng đó là những công việc
quan trọng và cần tiến hành trước hết.
Ngay từ năm 1928, khi viết tác phẩm "Công tác quân sự của Đảng trong

nông dân", Người tổng kết: "Việc tuyên truyền cổ động cách mạng phải được
tiến hành trong nông dân ở mọi nơi, nhưng sức mạnh chủ yếu của Đảng phải
được dồn cho một tỉnh hoặc một vài tỉnh đặc biệt. Khi Đảng cách mạng đoán
trước được tình thế cách mạng trực tiếp đang tới gần thì (trong khi tiếp tục giáo
dục và vận động giai cấp công nhân) phải chỉ ra được tỉnh nào hay huyện nào
là quan trọng nhất theo quan điểm tuyên truyền trong nông dân, phải dồn sự
chú ý của Đảng và tập trung các nguồn lực của Đảng cho các tỉnh này". Từ tư
10


tưởng đó đến việc lựa chọn Cao Bằng làm căn cứ địa cách mạng là một sáng tạo
cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
Trong lúc Nguyễn Ái Quốc đẩy mạnh hoạt động truyền bá chủ nghĩa MácLê nin vào Việt Nam, những thanh niên yêu nước của nhân dân các tỉnh Cao
Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn đã sớm tiếp thu ánh sáng cách mạng, đi vào phong
trào quần chúng yêu nước, tuyên truyền, giác ngộ, khơi dậy lòng yêu nước, đoàn
kết đấu tranh chống cường quyền và bạo ngược, bảo vệ quyền lợi của cộng
đồng. Lịch sử đấu tranh cách mạng ở Việt Bắc gắn liền với tên tuổi và hoạt động
của những người con ưu tú của quê hương như Hoàng Đình Giong, Hoàng Văn
Nọn....
Sau khi Đảng CSVN ra đời, từ những cơ sở của phong trào yêu nước và
phong trào công nhân, những chi bộ Đảng cũng sớm được thành lập và đã phát
huy hiệu quả trong quá trình xây dựng, phát triển cơ sở cách mạng và phong trào
đấu tranh của quần chúng.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, tình hình trong nước chuyển biến
nhanh chóng, đấu tranh khởi nghĩa vũ trang diễn ra ở một số nơi như cuộc khởi
nghĩa Bắc Sơn (9 - 1940) và khởi nghĩa Nam Kỳ (11-1940), cuộc binh biến ở Đô
Lương (1 - 1941). Các cuộc khởi nghĩa đó nổ ra lẻ tẻ và chưa đủ điều kiện thắng
lợi. Nguyễn Ái Quốc nhận định rằng tình hình chung thế giới và Đông Dương
ngày càng lợi cho ta, nhưng thời cơ chưa đến, chưa thể khởi nghĩa được. Song
nay khởi nghĩa đã nổ ra rồi, thì cần tổ chức rút lui cho khéo để duy trì phong

trào.
Để phong trào đi đến thắng lợi, không chỉ cần nắm vững thời cơ, mà còn
phải có đội ngũ cán bộ nòng cốt, vừa có lý luận cách mạng, vừa có năng lực và
kinh nghiệm chỉ đạo thực tế. Nguyễn Ái Quốc một mặt thấy rõ vị trí chiến lược
của Cao Bằng nói riêng và các tỉnh Việt Bắc nói chung trong việc xây dựng căn
cứ địa cách mạng; đồng thời đã ra sức xây dựng đội ngũ cán bộ nòng cốt đầu
tiên cho cách mạng.
Khoảng tháng 10 - 1940, do bị Nhật - Pháp khủng bố mạnh, 40 thanh niên
dân tộc Cao Bằng đã lánh sang Tĩnh Tây (Quảng Tây, Trung Quốc), đang tìm
11


cách liên hệ với nhà cách mạng Trương Bội Công và bắt liên lạc với tổ chức
Đảng hoạt động ở nước ngoài. Nắm được tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc đã cử
các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Cao Hồng Lĩnh và Vũ Anh đến Tĩnh Tây liên hệ.
Nguyễn Ái Quốc chỉ đạo các đồng chí Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp,
Phùng Chí Kiên, Đặng Văn Cáp tổ chức mở lớp huấn luyện cho cho 40 thanh
niên dân tộc Cao Bằng ở Nam Quang, Ngàm Tày (Trung Quốc) Lớp huấn luyện
kết thúc, 40 thanh niên trở về nước toả đi các địa phương hoạt động. Lúc này,
Nguyễn Ái Quốc, Lê Quảng Ba, Phùng Chí Kiên, Thế An, Đặng Văn Cáp,
Hoàng Văn Lộc khẩn trương hướng về Pác Bó, xã Trường Hà, châu Hà Quảng,
Cao Bằng.
Trong suốt thập kỷ ba mươi, phong trào cách mạng ở Cao bằng nói riêng
và cả Việt bắc nói chung đã góp phần quan trọng trong công tác xây dựng và
phát triển tổ chức Đảng và phong trào cách mạng trong cả nước qua các thời kỳ.
Quần chúng cách mạng ở Cao Bằng đã tham gia đưa đón cán bộ của Đảng, giúp
đỡ thành lập Ban lãnh đạo hải ngoại của Đảng (năm 1934), giúp đỡ tổ chức Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ I của Đảng (1935) họp tại Ma Cao (Trung Quốc).
Từ năm 1939, ngay khi chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, Nguyễn Ái
Quốc đã nhận định: Cơn lốc khổng lồ này sẽ biến đổi số mệnh hàng trăm triệu

người trên thế giới. Ngày 20 - 6 - 1940, đang ở Côn Minh, nghe tin thủ đô Pa ri
của Pháp thất thủ, bị phát xít Đức chiếm đóng, Người nói: "Việc Pháp mất nước
là một cơ hội rất thuận lợi cho cách mạng Việt Nam. Ta phải tìm mọi cách về
nước ngay để tranh thủ thời cơ. Chậm trễ lúc này là có tội với cách mạng". Phát
xít Đức - Ý, Nhật đang tiến công ở khắp các chiến trường Châu Âu, Châu á và
Thái Bình Dương, nhưng Người vẫn cho rằng bọn phát xít cuối cùng sẽ thất bại,
cách mạng sẽ phát triển mạnh mẽ và thành công ở nhiều nước. Người chủ
trương chuyển hướng hoạt động của các lực lượng cách mạng về sát biên giới
Việt - Trung. Người chỉ thị cho các đồng chí Phùng Chí Kiên, Vũ Anh đến Quý
Dương cùng với các đồng chí Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp đi Quế Lâm,
về Nam Ninh gần biên giới Quảng Tây - Cao Bằng.
Tháng 9 - 1940, thực dân Pháp dâng Đông Dương cho Nhật, phát xít Nhật
kéo quân vào Đông Dương và ngày càng bị sa lầy ở Châu Á. Trước tình hình đó,
12


Người nhận định: Đồng minh sẽ thắng. Nhật, Pháp ở Đông Dương sẽ bắn nhau.
Việt Nam sẽ giành được độc lập. Nhận định đó của Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ thời
cơ cho dân tộc ta giành độc lập, tự do đã đến.
Cuối năm 1940, trước khi về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng
Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc bàn với một số đồng chí cách mạng Việt Nam đang
ở Trung Quốc: Lúc này vấn đề đoàn kết toàn dân để giải phóng dân tộc càng
quan trọng, ta phải nghĩ đến "việc lập một hình thức mặt trận thật rộng rãi, có
tên gọi cho thích hợp. Việt Nam giải phóng đồng minh? Việt Nam phản đế đồng
minh? Hay là Việt Nam độc lập đồng minh, có thể gọi tắt là Việt Minh cho dễ
nhớ". Những ý kiến của Nguyễn Ái Quốc nói hồi đó, sau này được Hội nghị
Trung ương lần thứ tám(mở rộng) của Đảng họp ở lán Khuồi nặm ( Pác Bó)
thảo luận và quyết định thành lập Mặt trận Việt minh.
Người nói với đồng chí Lê Thiết Hùng: "Nhiệm vụ quân sự phải phục tùng
nhiệm vụ chính trị. Nói chính trị quân sự đi đôi thì dễ, nhưng làm thì khó.

Chúng ta trở về Tổ quốc, việc trước tiên là phải có chỗ đứng chân. Lúc đầu là
một điẻm nhỏ, sau mở rộng thành điểm to, rồi thành căn cứ. Chỗ đứng chân
phải đứng vững chắc. Vững chắc nhất là lòng dân".
Thực ra trong quá trình tìm đường cứu nước, qua nghiên cứu thực tiễn các
cuộc cách mạng ở nước ngoài và từ sự thất bại của các cuộc khởi nghĩa chống
thực dân Pháp ở trong nước, Nguyễn Aí Quốc đã sớm hình thành tư tưởng về
tìm chỗ đứng chân, xây dựng căn cứ địa cách mạng. Có xây dựng được căn cứ
địa cách mạng thì khi tiến hành phát động khởi nghĩa giành chính quyền mới
bảo đảm thắng lợi (thể hiện qua những bài viết và tham luận cuả Người từ năm
1923 đến năm1928, tiêu biểu là các tác phẩm: Đường cách mệnh(1927), Công
tác quân sự của Đảng trong nông dân-1928).
Ngaỳ 28 tháng 1 năm 1941, Người vượt cột mốc 108 biên giới Việt- Trung
về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Người xúc động, đứng lặng hồi lâu rồi cúi
xuống hôn mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc, sau ba mươi năm xa cách nay
mới trở về. Ngày 8-2-1941, Người dọn đến ở trong hang Cốc Bó, thuộc địa phận

13


Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, Cao Bằng. Tại đây Người viết bài thơ
mô tả địa danh này:
"Non xa xa, nước xa xa,
Nào phải thêng thang mới gọi là
Đây suối Lênin, kia núi Mác
Hai tay xây dựng một sơn hà"
Thoạt đầu, Người định chọn Lào cai làm chỗ đứng chân khi về nước hoạt
động. Người đã phái Bùi Đức Minh, Hoàng Văn Lộc về Hà khẩu để điêù tra
nắm tình hình trong nước và đặt cơ sở liên lạc. Nhưng do giao thông khó khăn,
nên Người quyết định về nước theo đường Cao bằng và chọn nơi đây làm chỗ
đứng chân đầu tiên để lãnh đạo cách mạng Việt nam. Người nhận thấy Cao bằng

là nơi có truyền thống đấu tranh chống đế quốc và phong kiến, là địa phương có
"những con người tính tình chất phác, chịu dựng bia ghi nhớ, không quyên công
đức, thích việc nghĩa, có việc đã qua mà vẫn tưởng nhớ, dựng cờ xướng nghĩa,
đánh kẻ thù chung". Các tổ chức cách mạng được thành lập ở đây từ rất sớm.
Đồng bào các dân tộc ở đây sớm được tiếp nhận ánh sáng của Đảng. Đây là nơi
có địa thế thuận lợi, núi non hiểm trở, tiếp giáp với nước ngoài, điều kiện kinh tế
có thể tự cung, tự cấp trong phạm vi địa phương. Người giải thích lý do chọn nơi
đặt chân đầu tiên khi trở về Tổ quốc: "Căn cứ địa Cao bằng sẽ mở ra triển vọng
lớn cho cách mạng ta. Cao Bằng có phong trào tốt từ trước, lại kề sát biên giới,
lấy đó làm cơ sở liên lạc quốc tế rất thuận lợi. Nhưng từ Cao Bằng còn phải
phát triển về Thái Nguyên và thông xuống nữa mới có thể tiếp xúc với toàn quốc
được. Có nối phong trào được với Thái Nguyên và toàn quốc thì khi phát động
đấu tranh vũ trang cách mạng, lúc thuận lợi có thể tiến công, lúc khó khăn có
thể giữ". Tầm nhìn xa trông rộng của Người khi quyết định chọn Cao Bằng làm
căn cứ địa thuở ban đầu của cách mạng có ý nghĩa chiến lược to lớn như lịch sử
cách mạng Việt nam đã chứng minh. Tầm nhìn đó thể hiện sự kết hợp nhuần
nhuyễn các yếu tố "thiên thời", "địa lợi", "nhân hoà"; Phản ánh được mối quan
hệ biện chứng giữa phong trào cách mạng ở một địa phương với phong trào
chung cả nước.
14


Từ đây, Pác Bó, Cao Bằng trở thành đầu nguồn của cách mạng Việt Nam.
CHƯƠNG II
HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở VIỆT BẮC (1941 - 1945)

1. Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị Trung ương 8 và xây dựng lực
lượng cách mạng (1941 - 1942)
Gần19 tháng, kể từ khi về Việt Bắc lần đầu tiên (1- 1941) đến khi lên
đường sang Trung Quốc để liên lạc với các lực lượng cách mạng của người Việt

nam và lực lượng Đồng minh Đồng minh (13- 8-1942), Nguyễn Ái Quốc đã tiến
hành nhiều công việc quan trọng chuẩn bị cho cách mạng Việt Nam.
Trong tháng 1 năm 1941, taị một địa điểm gần biên giới Việt -Trung,
Nguyễn Aí Quốc mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ cho công cuộc giải phóng.
Người trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn các đồng chí Phùng Chí Kiên, Phạm Văn
Đồng, Võ Nguyên Giáp, Vũ Anh biên soạn tài liệu và giảng bài. Tài liệu của lớp
huấn luyện này về sau được in thành sách với nhan đề "con đường giải phóng".
Tác phẩm này đánh dấu bước phát triển hoàn chỉnh lý luận của Người về khởi
nghĩa vũ trang giải phóng dân tộc ở Việt nam.
Cao Bằng là địa phương đầu tiên đã trực tiếp thể nghiệm tư tưởng Hồ Chí
Minh và thành công của phong trào cách mạng ở đây cũng chứng minh lý luận
cách mạng của Người là đúng. Những thắng lợi của phong trào cách mạng ở
Cao bằng đã trở thành căn cứ thực tiễn để Người hoàn thiện lý luận cách mạng
của mình. Phân tích đúng xu thế phát triển của tình hình thế giới và cách mạng
trong nước, Nguyễn Ái Quốc dự đoán, nhận định đúng con đường và bước ngoặt
đặc biệt của tình thế, đưa quần chúng tới cuộc đấu tranh quyết định cuối cùng.
Cuối tháng 4 - 1941, Nguyễn Ái Quốc yêu cầu triệu tập Hội nghị cán bộ
tỉnh Cao Bằng để rút kinh nghiệm qua việc tổ chức thí điểm Mặt trận Việt Minh
ở tỉnh. Hội nghị này được tổ chức tại Pác Bó do đồng chí Hoàng Văn Thụ chủ
trì. Những Châu có phong trào quần chúng tương đối mạnh như Hoà An, Hà
Quảng, Nguyên Bình đều có đại biểu dự hội nghị. Hội nghị đã nêu ra những
15


kinh nghiệm tiêu biểu trong xây dựng lực lượng cách mạng, củng cố khối toàn
dân đoàn kết trong Mặt trận Việt Minh ở địa phương. Chủ trương thí điểm xây
dựng Mặt trận Việt Minh ở Cao Bằng của Nguyễn Ái Quốc có ý nghĩa rất quan
trọng để phát triển phong trào cả nước. Tư tưởng toàn dân đoàn kết trong một
Mặt trận dân tộc thống nhất của Nguyễn Ái Quốc trở thành vấn đề chiến lược
của Đảng ta. Sau này tại Hội nghị Trung ương 8, Mặt trận Việt Minh đã chính

thức được thành lập (19 - 5- 1941).
Từ 10 đến 19 - 5 - 1941, tại Bác Pó, Cao Bằng, Nguyễn Ái Quốc chủ trì
Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ tám - hội nghị có vai trò quyết định dẫn tới
thắng lợi của cách mạng Tháng tám năm 1945. Tại hội nghị này, tư tưởng
Nguyễn Ái Quốc về giải phóng dân tộc, chuẩn bị lực lượng và phương hướng
cách mạng, chớp thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền đã được phát triển và cụ
thể hoá. Hội nghị đã hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và
sách lược đề ra ở Hội nghị TW 6 (11 - 1939), giương cao hơn nữa ngọn cờ giải
phóng dân tộc lên hàng đầu trong tình hình mới: "Trong lúc này, quyền lợi của
bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, sự tồn vong của quốc gia, của
dân tộc. Trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng,
không đòi lại độc lập tự do cho toàn dân tộc, thì không những toàn thể quốc gia
dân tộc chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến hàng
vạn năm cũng không đòi lại được"4.
Hội nghị đã quyết định giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng
nước Việt Nam - Lào - Campuchia; quyết định ở mỗi nước thành lập một Mặt
trận đoàn kết dân tộc. Theo sáng kiến của Nguyễn Ái Quốc và kinh nghiệm thí
điểm ở Cao Bằng từ trước, hội nghị đã quyết định thành lập Việt Nam độc lập
đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) nhằm liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu
nước, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo.... kể cả xu hướng chính trị, đặng
cùng nhau giải phóng dân tộc. Mặt trận Việt Minh thực sự trở thành lực lượng
quần chúng rộng lớn thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là nhân tố quan trọng
dẫn đến thắng lợi cách mạng Tháng Tám 1945.
Hội nghị còn đề ra chủ trương tiến tới cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính
quyền; xác định rõ những điều kiện phát động khởi nghĩa thành công. Cuộc cách
16


mạng Đông Dương phải kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang. Muốn gây
một cuộc khởi nghĩa bằng vũ trang, phải nhằm vào những điều kiện sau đây:

- Mặt trận cứu quốc đã thống nhất được toàn quốc.
- Nhân dân không thể sống được nữa dưới ách thống trị của Pháp - Nhật,
mà đã sẵn sàng hy sinh bước vào con đường khởi nghĩa.
- Phe thống trị Đông Dương đã bước vào cuộc khủng hoảng đến cực điểm
vừa về kinh tế, chính trị lẫn quân sự.
Những điều kiện khách quan tiện lợi cho cuộc khởi nghĩa Đông Dương
như: Quân Trung Hoa đại thắng quân Nhật; cách mạng Pháp hay cách mạng
Nhật nổi dậy, phe dân chủ đại thắng ở Thái Bình Dương, Liên Xô đại thắng,
cách mạng các nước thuộc địa Pháp, Nhật sôi nổi và nhất là quân Trung Hoa hay
quân Anh - Mỹ tràn vào Đông Dương.
Chủ trương Hội nghị Trung ương 8 của Đảng đã có tác dụng quyết định
trong việc vận động toàn Đảng, toàn dân tích cực tiến tới cuộc khởi nghĩa vũ
trang giành chính quyền.
Giữa năm 1941, Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức lớp huấn luyện chính trị quân
sự ngắn hạn cho cán bộ địa phương Việt Bắc và Người đã trực tiếp giảng bài.
Cũng dịp này Người cử 10 thanh niên Việt Bắc đi học vô tuyến điện ở Liễu
Châu (Trung Quốc).
Ngày 6 - 6 - 1941, Người viết thư kính cáo đồng bào: "Nay cơ hội giải
phóng đã đến rồi, đế quốc Pháp bên Âu đã không thể tự cứu, càng không thể
cứu bọn thống trị Pháp ở ta. Đế quốc Nhật đã bị sa lầy ở Trung Hoa, lại đương
gay go với Anh - Mỹ. Hiện thời muốn đánh Pháp - Nhật, ta chỉ cần một
điều:"Toàn dân đoàn kết".
Ngày 1 - 8 - 1941, Nguyễn Ái Quốc sáng lập Báo Việt Nam độc lập là cơ
quan tuyên truyền của Ban Việt Minh tỉnh Cao Bằng. Mục đích đó của báo như
Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ: "Tây cốt làm cho ta ngu hèn, báo Việt Nam độc lập
cốt làm cho dân ta hết ngu hèn, biết các việc, biết đoàn kết, đặng đánh Tây,
đánh Nhật, làm cho Việt Nam độc lập, bình đẳng, tự do". Mặc dầu bận nhiều
17



việc chung của cả nước, Nguyễn Ái Quốc vẫn dành cho Báo Việt Nam độc lập
sự chỉ đạo trực tiêp và Người còn tham gia duyệt bài, viết bài, có khi cả việc
trình bày, minh hoạ và in báo. Báo Việt Nam độc lập đã góp phần to lớn vào
việc tuyên truyền, giác ngộ và tổ chức nhân dân Việt Bắc vào đội ngũ cách
mạng từ thiếu niên, nông dân, công nhân, binh lính đến thanh niên, phụ nữ và
phụ lão.
Tháng 10 - 1941, Nguyễn Ái Quốc quyết định thành lập đội vũ trang đầu
tiên ở Cao Bằng. Người giao cho các đồng chí Lê Quảng Ba. Lê Thiết Hùng,
Hoàng Sâm tổ chức và phân công họ làm đội trưởng, chính trị viên và đội phó.
Người đặc biệt chú ý đến việc xây dựng về công tác chính trị của đội, biên soạn
Mười điều kỷ luật và chiến thuật cơ bản của chiến tranh du kích, và tham gia
trực tiếp huấn luyện họ.
Đầu năm 1942, Nguyễn Ái Quốc mở lớp chính trị tại hang Kéo Quảng
thuộc xã Gia Bằng, Châu Nguyên Bình, châu "Việt Minh hoàn toàn". Sau mỗi
bài giảng Người thường giải đáp những thắc mắc do học viên nêu ra. Người nói:
"đánh giặc phải có căn cứ. Sau này khởi nghĩa đánh đế quốc Pháp - Nhật ta
phải lấy núi rừng làm căn cứ địa". "Không có sức mạnh nào bằng sức mạnh
đoàn kết toàn dân. Toàn dân đoàn kết, cả miền xuôi, miền núi đoàn kết, thì ta
nhất định thắng"
Tháng 2 - 1942, Nguyễn ái Quốc viết diễn ca "Lịch sử nước ta", phần
"Những năm quan trọng", Người có một dự đoán thiên tài về thời cơ cách mạng
Việt Nam sẽ thành công, dòng cuối cùng Người viết "1945- Việt Nam độc lập".
Đầu tháng 3 - 1942, Nguyễn Ái Quốc chỉ thị cho Tỉnh uỷ Cao Bằng phải
mở rộng căn cứ địa, nối liền Cao Bằng với căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai, xây
dựng một hành lang chính trị vững chắc từ Cao băng về miền xuôi để giữ vững
liên lạc trong mọi tình huống. Người nói:"Việc liên lạc là một việc quan trọng
bậc nhất trong công tác cách mạng, vì chính nó quyết định sự thống nhất chỉ
huy, sự phân phối lực lượng và do đó bảo đảm thắng lợi".

18



Khoảng tháng 7 - 1942, sau khi đã có những tổng, xã Việt Minh ở Cao
Bằng, Nguyễn Ái Quốc chủ trương mở thêm đường liên lạc và mở rộng các lực
lượng, tổ chức Việt Minh về tuyến Cao Bằng - Lạng Sơn và tuyến Cao Bằng Bắc Kạn, Thái Nguyên, tăng cường liên lạc giữa Pác Bó với Thường vụ Trung
ương Đảng. Nguyễn Ái Quốc và Tổng bộ Việt Minh chủ trương cho các đội du
kích đánh thông con đường Thái Nguyên - Tuyên Quang với miền lân cận.
Ngày 13 tháng 8 - 1942, với tên mới Hồ Chí Minh, Nguyễn Ái Quốc nhân
danh đại biểu Việt Minh và Phân hội Quốc tế chống xâm lược của Việt Nam rời
Pác Bó đi Trung Quốc để liên lạc với các lực lượng cách mạng Việt Nam và lực
lượng Đồng Minh, để gặp Tưởng Giới Thạch và bà Tống Khánh Linh, Chủ tịch
Phân hội quốc tế chống xâm lược của Trung Quốc để bàn việc chống Nhật.
Nhưng khi Hồ Chí Minh mới đến xã Túc Vinh (27 - 8) cách huyện Đức Bảo
20km thì bị lực lượng Quốc dân Đảng Trung Quốc bắt giữ. Nguyên nhân bị bắt
giữ, theo báo cáo của Trương Phát Khuê, Tư lệnh Đệ tứ chiến khu của Quốc dân
Đảng lúc đó là: Khi kiểm tra căn cước , tuần cảnh phát hiện ra rằng ngoài Chứng
minh thư của "Quốc tế phản xâm lược hiệp hội Việt Nam phân hội" ra, Hồ Chí
Minh còn mang theo thẻ hội viên đặc biệt của "Quốc tế tân văn xã", và "Giấy
thông hành quân dụng của văn phòng tư lệnh Đệ tứ chiến khu cấp. Tất cả giấy
tờ đều cấp năm 1940, đã quá thời hạn sử dụng. Chúng nghi là gián điệp nên đã
bắt giữ.
Suốt 14 tháng, bị quân Tưởng đầy ải qua 30 nhà tù. Với tinh thần lạc quan
cách mạng, Người viết tập thơ "Nhật ký trong tù", tố cáo chế độ hà khắc bất
công trong nhà tù của quân Tưởng; đồng thời thể hiện, tấm lòng nhân ái bao la
và sự kiên trì, quyết tâm rèn luyện, lạc quan tin tưởng của Người . Ngày 10 - 9 1943, Hồ Chí Minh được trả lại tự do nhưng vẫn bị quản chế. Gần một năm
sống trong điều kiện tự do bị hạn chế, Hồ Chí Minh đã có những hoạt động tích
cực cho mục đích chuyến đi. Người tham gia cải tổ Việt Nam cách mạng đồng
minh; tham dự Đại hội quốc tế chống xâm lược; dự Đại hội các đoàn thể cách
mạng hải ngoại của Việt Nam cách mạng Đồng minh hội; mở rộng quan hệ với
các chính khách và hoạt động xã hội của Trung Quốc.. Sau khi về nước, Hồ Chí

Minh đã gửi thư thông báo cho đồng bào: "Trong sự rủi ro lại có sự may. Nhân
19


dịp ở ngoài mà tôi hiểu rõ tình hình thế giới và chính sách của các hữu bang,
trước hết là Trung Quốc. Nay tôi mang về cho đồng bào, đồng chí một món quà
cực kỳ quý báu, tức là lòng đồng tình sốt sắng của 450 triệu đồng bào Trung
Quốc đối với 25 triệu đồng bào Việt Nam, về cái tin Trung Quốc sẽ tích cực
giúp đỡ cuộc dân tộc giải phóng của chúng ta".
Kết quả thực tế tư tưởng Hồ Chí Minh ở Cao Bằng và khu Cao - Bắc Lạng là đã hình thành ở đây lực lượng chính trị rất rộng rãi và lực lượng vũ
trang thống nhất chung một mục đích là đánh đổ Pháp - Nhật giành độc lập cho
dân tộc. Từ Việt Bắc, với kinh nghiệm thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất,
đoàn kết mọi thành phần dân tộc vì mục đích chung và trong công tác giáo dục
lãnh đạo, tổ chức quần chúng của Đảng ta được trưởng thành.
2. Hồ Chí Minh chuẩn bị mọi mặt cho thắng lợi của cách mạng tháng
Tám năm 1945.
Cuối tháng 9 - 1944, Hồ Chí Minh trở lại Pác Bó (Cao Bằng). Sau khi nghe
báo cáo về việc Liên tỉnh uỷ Cao - Bắc - Lạng quyết định khởi nghĩa giành
chính quyền ở địa phương, Người chỉ thị hoãn cuộc khởi nghĩa với nhận xét hết
sức sáng suốt: "Chủ trương phát động chiến tranh du kích ở Cao - Bắc - Lạng là
mới chỉ căn cứ vào tình hình địa phương mà chưa căn cứ vào tình hình cụ thể
trong cả nước, mới chỉ thấy bộ phận mà chưa thấy toàn cục. Trong điều kiện
bây giờ, nếu phát động ngay nhân dân nhất tề nổi lên đánh du kích theo quy mô
và phương thức đã định trong nghị quyết, thì sẽ gặp nhiều khó khăn, có thể còn
khó khăn hơn thời kỳ bị khủng bố vừa rồi. Bởi vì các địa phương khác trong
toàn quốc tuy phong trào cách mạng đang lên cao nhưng hiện chưa nơi nào có
điều kiện vũ trang, chiến đấu để sẵn sàng hưởng ứng. Tình hình khu căn cứ Bắc
Sơn -Võ Nhai ra sao, cũng chưa nắm được chắc chắn. Quân khởi nghĩa Cao Bắc - Lạng đơn độc dấy lên, nhất định đế quốc sẽ mau chóng tập trung lực
lượng đàn áp. Riêng về mặt quân sự thì cũng không theo đúng nguyên tắc tập
trung lực lượng; cán bộ, vũ khí đều phân tán, thiếu hẳn một lực lượng nòng

cốt".

20


Tháng 10, Hồ Chí Minh viết thư gửi đồng bào toàn quốc. Người phân tích
tình hình và nhiệm vụ cấp bách của cách mạng Việt Nam "Cơ hội cho dân tộc ta
giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc năm rưỡi nữa. Ta phải làm nhanh!, "Phải
có một cái cơ cấu đại biểu cho sự chân thành đoàn kết và hành động nhất trí
của toàn thể quốc dân ta”.
Đến kiểm tra đội tự vệ vũ trang chiến đấu của châu Hà Quảng, Người nhận
định: "Hiện nay đế quốc Pháp và phát xít Nhật ở Đông Dương, khác gì hai con
gà trống trong chuồng. Trước sau chúng cũng chọi nhau. Tất cả hai con bị
thương nặng, có con què. Lúc đó ta bắt mới dễ. Làm cách mệnh phải biết dựa
vào thời cơ, và phải nhìn chung phong trào mọi nơi mọi chốn mới chắc thắng"7
Do sự phát triển mau lẹ của tình hình, Người nhận định: "Bây giờ thời kỳ
cách mạng hoà bình phát triển đã qua, nhưng thời kỳ toàn dân khởi nghĩa chưa
tới. Nếu bây giờ chúng ta vẫn chỉ hoạt động bằng hình thức chính trị thì không
đủ để đẩy mạnh phong trào đi tới. Nhưng phát động vũ trang khởi nghĩa thì
quân địch sẽ tập trung đối phó. Cuộc đấu tranh bây giờ phải từ hình thức chính
trị tiến lên hình thức quân sự. Song hiện nay chính trị còn trọng hơn quân sự" .
Đầu tháng 12 - 1944, Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ cho đồng chí Võ Nguyên
Giáp xúc tiến thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
Khoảng đầu tháng 12, Hồ Chí Minh triệu tập Võ Nguyên Giáp và Vũ Anh
đến Pác Bó, Người nghe Vũ Anh báo cáo về tình hình phong trào cách mạng
trong ba tỉnh Cao - Bắc - Lạng và chủ trương phát động chiến tranh du kích của
Liên tỉnh uỷ. Người chỉ định Võ Nguyên Giáp đảm nhiệm công tác thành lập lực
lượng vũ trang tập trung. Đêm ấy, ba người cùng ngủ trong một căn lều lạnh giá,
không đèn đóm, mỗi người gối trên một khúc gỗ cứng, trò chuyện đến 2, 3 giờ
sáng. Chiều hôm sau, Người gặp Võ Nguyên GIáp và Lê Quảng Ba, thông qua

kế hoạch thành lập đội. Người thêm hai chữ "tuyên truyền" vào tên Đội Việt
Nam giải phóng quân.
Khoảng giữa tháng 12, Hồ Chí Minh gửi một bức thư nhỏ (được đặt trong
bao thuốc lá) cho Võ Nguyên Giáp. Đó là Chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên
truyền giải phóng quân. Nội dung chỉ thị gồm những vấn đề chủ yếu sau:

21


Tên đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân nghĩa là chính trị trọng
hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền. Đội có nhiệm vụ dìu dắt cán bộ các địa
phương, giúp đỡ huấn luyện, giúp đỡ vũ khí, nếu có thể được làm cho các đội
này trưởng thành mãi lên. Trong chỉ thị thành lập, Người nêu nguyên tắc tổ chức
lực lượng là "sẽ chọn lọc trong hàng ngũ du kích Cao - Bắc - Lạng số cán bộ và
đội viên kiên quyết, hăng hái nhất và tập trung một phần lớn vũ khí để lập ra
đội chủ lực”.
Thực hiện chỉ thị của Hồ Chí Minh, ngày 22 - 12 - 1944, Đội Việt Nam
tuyên truyền giải phóng quân được thành lập, tại khu rừng Sam Cao (Còn gọi là
khu rừng Trần Hưng Đạo) thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Đội gồm
34 đội viên, do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy.
Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân biên chế thành một trung đội,
chia làm ba tiểu đội. Lực lượng rút từ các đội vũ trang các Châu Hà Quảng, Hoà
An, Nguyên Bình. Theo Võ Nguyên Giáp: lúc đầu vũ khí chỉ có 2 khẩu súng
thập, 17 súng trường vừa giáp năm, vừa giáp ba, 2 hậu và súng Trung Quốc chế
tạo, 14 súng kíp. Sau đó đội còn nhận được vũ khí do Việt Kiều ở Côn Minh gửi
về, gồm một tiểu liên Mỹ và 150 viên đạn, 6 quả bom lửa, 1 hộp bom chậm. Đội
được nhận 500 đồng để chi phí quân nhu.
Hồ Chí Minh không chỉ thành lập, nhấn mạnh huấn luyện chính trị mà còn
hướng dẫn huấn luyện tác chiến (cách đánh địch) cho đội Việt nam tuyên truyền
giải phóng quân, qua viết và tập huấn những tập sách "Cách đánh du kích",

"Kinh nghiệm du kích Tàu, "Kinh nghiệm du kích Nga", "Phép dụng binh của
ông Tôn Tử", "Phép thuật làm tướng của Khổng Minh"...
Thực hiện lời căn dặn của Hồ Chí Minh: "Trận đầu phải thắng", đội đã liên
tiếp lập hai chiến công oanh liệt: Hạ dồn Phai Khắt ngày 25 - 12 - 1944 và hạ
đồn Nà Ngần ngaỳ 26 - 12 - 1944.
Những đóng góp của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập chỉ đạo đội vũ
trang Việt Bắc, với việc thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
cùng những quyết định sáng suốt, kịp thời của Người đối với cuộc đấu tranh của

22


nhân dân Cao - Bắc - Lạng thời kỳ 1941 - 1945 đã tỏ rõ tài năng và tư tưởng
quân sự đúng đắn, sáng tạo của Người.
Đêm 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp, cùng lúc Đảng ta ra chỉ thị: Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta. Cao trào kháng Nhật, cứu nước
được phát động. Từ cuối tháng 3 - 1945 trở đi cách mạng Việt Nam phát triển
rầm rộ, rộng khắp, mạnh mẽ trở thành Cao trào giải phóng dân tộc. Trên thế
giới, quân đội Xô viết đã giành những thắng lợi quyết định ở Châu Âu, đưa
chiến tranh đến cửa ngõ của sào huyệt phát xít Đức. Giờ tận số của phát xít Đức
đã điểm. Số phận phát xít Nhật ở phương Đông đang lung lay tận gốc.
Khi biết ý đồ của Pháp sau chiến tranh thế giới muốn trở lại thống trị nhân
dân ta lần nữa và tổng thống Mỹ Toruman muốn đẩy Pháp ra khỏi Đông Dương
để có thời gian "Quốc tế uỷ trị", Từ tháng 2 đến tháng 4 - 1945, Hồ Chí Minh đi
Côn Minh (Trung Quốc), nơi có Sư đoàn 14 không quân Mỹ do tướng C. Sênôn
đứng đầu. Chuyến đi này Người muốn gặp lại các đồng chí ở Vân Nam, nhất là
có ý định gặp các cơ quan của Mỹ đóng ở Côn Minh nhằm tranh thủ sự ủng hộ
và giúp đỡ của Đồng minh chống phát xít đối với cách mạng Việt Nam. Hồ Chí
Minh đã tới sở chỉ huy của Sư đoàn không quân số 14; đến cơ quan phục vụ
chiến lược OSS; cơ quan cứu trợ không quân AGAS; Cơ quan thông tin chiến
tranh Mỹ AOWI, đã làm việc với tướng C.Sênôn và các sĩ quan phụ trách các cơ

quan trên của Mỹ trên đất Trung Quốc. Những người phụ trách các cơ quan trên
của Mỹ đều cảm ơn Việt Minh đã cứu phi công Sao của họ bị nạn, nhảy dù
xuống Cao bằng vào cuối năm 1944. Người Mỹ ở đây đã giúp ta đào tạo người
sử dụng điện đài, giúp một ít vũ khí, thuốc men, hai lần dùng máy bay giúp ta
rải 8 vạn tờ truyền đơn viết bằng tiếng Việt xuống miền Bắc Việt Nam. Truyền
đơn viết:
"Đồng bào! Giặc Nhật truất quyền giặc Pháp để giành quyền thống trị
Đông Dương, không phải để phóng dân tộc ta. Chính phủ bù nhìn thân Nhật chỉ
là bộ máy đè ép hút máu ta nuôi béo giặc lùn. Nhưng phát xít Nhật không thể
sống dai. Chúng sắp bị tiêu diệt như giặc Đức, giặc Ý. Quân Đồng minh đang
đánh bại chúng khắp mặt trận Viễn Đông và không mấy ngày nữa sẽ tràn vào
Đông Dương tiêu diệt chúng. Dưới cờ Việt Minh, quân du kích cách mạng đang
23


chiến thắng trong 7 tỉnh Bắc Kỳ. Một “cao trào kháng Nhật cứu nước" đang xô
hàng triệu người vào Việt Minh. Việt Nam độc lập đồng minh - Mặt trận dân tộc
thống nhất.
Hỡi đồng bào yêu nước! Mau khép chặt hàng ngũ dưới lá cờ đỏ sao vàng
của Việt Minh. Giờ tổng khởi nghĩa sắp đến! Mau mau sẵn sàng cầm khí giới
xông ra đánh đuổi giặc Nhật; tiễu trừ Việt gian, Hán gian, Pháp gian! Thành lập
chính quyền cách mạng của nhân dân.
Nước Việt Nam cộng hoà dân chủ muôn năm!
Việt Minh 10 tháng 6 năm 1945".
Việc máy bay Mỹ rải truyền đơn của Việt Minh đã đề cao uy tín của Việt
Minh đang đứng về phe Đồng Minh, cùng Mỹ đánh Nhật. Mỹ lập được mạng
lưới vô tuyến điện từ Hà Nội đến Sài Gòn. OSS bố trí một tổ vô tuyến điện bên
cạnh Hồ Chí Minh để liên lạc giữa OSS và Việt Minh. Qua các cơ quan của Mỹ,
Hồ Chí Minh gửi nhiều thư và tài liệu cho Liên Hiệp quốc, các chính khách của
Mỹ và quốc tế để tranh thủ sự ủng hộ của họ cho cách mạng Việt Nam.

Cuối tháng 4, Hồ Chí Minh trong bộ áo chàm người Nùng, tay chống gậy,
cùng một đồng chí trẻ đến chiếc lán ở hang Pác Tẻng, chân núi đá Lam Sơn của
gia đình ông Hoàng Đức Triều (An Định): "Người được giới thiệu với gia đình
là "Đồng chí Ké". Hồ Chí Minh, bí danh ông Ké thường họp với Hoàng Quốc
Việt, Vũ Anh, Phạm Văn Đồng, Đặng Việt Châu, Dương Đức Hiền trong một
ngôi nhà vắng chủ rộng rãi gần chân núi đá. Có hôm họp trên những mỏm đá
mọc ở đầu nguồn Pác Ngườm. Có lần các đồng chí còn lấy mảnh vải đỏ và bàn
về tỉ lệ chiều dài, chiều rộng của lá cờ đỏ sao vàng năm cánh"9.
Trước tình hình đó, ngày 4 - 5 - 1945, Hồ Chí Minh quyết định chuyển từ
Pác Bó về phía Nam. Người suy nghĩa nhiều và cuối cùng chọn Tân Trào
(Tuyên Quang) làm trụ sở chỉ đạo chuẩn bị khởi nghĩa. Tại đây Hồ Chí Minh chỉ
thị thành lập Khu giải phóng Việt Bắc. Ngày 4 - 6 - 1945 Khu giải phóng ra đời
gồm 6 tỉnh Việt Bắc; Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang,
Thái Nguyên và một số vùng ở các tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh
Yên thuộc trung du Bắc Bộ.
24


Ngày 4 - 5 - 1945, Hồ Chí Minh bắt đầu cuộc hành trình dời từ Pác Bó về
Tân Trào. Buổi sáng tại lán Khuổi Nậm, Hồ Chí Minh tập hợp tiểu đội tự vệ
cùng với hai người bạn Đồng Minh Mỹ, trong đó có một người gốc Hoa sang
giúp ta về vô tuyến điện. Người nói rõ ý nghĩa quan trọng của chuyến đi, rồi trực
tiếp phân công từng người, dặn dò cách giữ bí mật và cố gắng tránh đụng độ với
địch để bảo toàn lực lượng. Khoảng 9 giờ sáng, đoàn lên đường. Hồ Chí Minh
mặc bộ quần áo Nùng đã cũ, đội nón, khăn che gần kín mặt, đeo chiếc túi dết
nhỏ, tay chống gậy. Buổi trưa, Người nghỉ ăn trưa tại nhà Nông Hiền Hữu ở bản
Thua Phia, rồi tiếp tục cuộc hành trình. Chiều tối, Người đến Đèo Ngạn, nghỉ ở
nhà đồng chí Nông Văn Giáo (bí danh Phục Việt) xóm bản Nưa. Tại đây, Người
yêu cầu đồng chí Quất tìm hiểu liên lạc để sáng hôm sau dẫn đoàn đi Lam sơn.
Đoàn không qua ngã ba Đôn Chương mà thẳng xuống Bản Giàng, sau đó ra

đường cái hiện nay, đi Ngườm Lầm, rẽ vào Yên Luật (xã Xuân Hoà). Đến gần
đền thờ Yên Luật, Hồ Chí Minh cùng đoàn nghỉ chân. Trong khi đó tiểu đội
trinh sát đi thăm dò đoạn đường Kéo Tác để vượt đèo sang xã Đào Ngạn (huyện
Hà Quảng). Ngày 5 tháng 5, Hồ Chí Minh rời Bản Nưa (Xã Đào Ngạn), đoàn
cán bộ đi qua Bó Hang - Lũng Mỏ, vượt đèo Phin Đeng đi Luống Nọi (xã Phủ
Ngọc), nghỉ uống nước tại nhà đồng chí Thế Hùng để trinh sát thăm dò quãng
đường phải vượt qua vì đường ô tô thường có giặc Nhật qua lại. Đến Vỏ
Nuống, theo đường mòn ven núi đến vùng núi đá Lam Sơn (Xã Hồng Việt,
huyện Hoà An).
Từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 5 - 1945, tại Lam Sơn, Người nghỉ chân ở trạm
giao thông của Liên tỉnh uỷ và đến tối ngủ lại một nhà cơ sở quần chúng. Trong
những ngày đó Hồ Chí Minh làm việc với các cán bộ Trung ương và cán bộ của
Liên tỉnh uỷ Cao - Bắc - Lạng, bàn một số công việc cần thiết chuẩn bị khởi
nghĩa.
Ngày 9 - 5, Hồ Chí Minh rời Lam Sơn. Đi theo người có tiểu đội cận vệ
đặc biệt do Đặng Văn Cáp phụ trách. Đến trưa, Hồ Chí Minh đến xã Bình
Dương, ăn trưa ở Thin Tăng. Chiều, Người tiếp tục đi, gần tối đến bản Khuổi
Lẩy (thuộc xã Thịnh Vượng, châu Nguyên Bình, nay là xã Bình Dương, huyện
Hoà An). Cùng ngày, Người viết một số bức thư gửi Saclơ Phen và Bécna. Bức
25


×