Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Một số ý kiến về nội dung “sửa bài” trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ biên tập xuất bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.87 KB, 4 trang )

Một số ý kiến về nội dung “sửa bài” trong chương trình đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ biên tập- xuất bản
Th.s Lê Thị Phúc - Khoa Xuất bản
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã chỉ ra rằng: các
ngành, các cấp cần tích cực và chủ động hội nhập quốc tế. Ngành xuất bản đã
và đang có những chuyển biến rõ rệt khi quyết tâm thực hiện nghị quyết của
Đảng về hội nhập, đặc biệt khi đất nước ta gia nhập WTO. Trong năm 2006,
số lượng và chất lượng sản phẩm ngành xuất bản được nâng cao. Về số lượng,
cả nước in và phát hành gần 25.000 cuốn với gần 230 triệu bản sách. Trong
xu thế hội nhập, các nhà xuất bản đã tích cực và chủ động với cơ chế mới, giữ
vững ổn định và từng bước phát triển. Ấn phẩm có nội dung vi phạm các kỷ
luật tuyên truyền giảm hẳn. Tình trạng in lậu kéo dài nhiều năm, gây bức xúc
trong dư luận đã được sử lý với chế tài mạnh nên đã chấn chỉnh được một
phần vấn nạn này. Việc đổi mới phương pháp quảng cáo, phát hành giúp sách
đến được với người mua nhanh hơn, kịp thời hơn.
Khoa Xuất bản đang từng bước cải tiến nội dung chương trình theo
hướng hiện đại và hội nhập khu vực và quốc tế. Trong nhiều nội dung cần
chỉnh sửa cho phù hợp với tiến trình hội nhập, đặc biệt sau khi Việt Nam gia
nhập WTO, các tập đoàn xuất bản nước ngoài chuẩn bị vào lập văn phòng đại
diện tại Việt Nam, có vấn đề về “dấu sửa bài”.
Dấu sửa bài là phần nội dung quan trọng trong môn học Công nghệ in sửa bài. Sinh viên xuất bản thực hành ngay công việc này trong lần đi thực tập
đầu tiên của khoá học (năm thứ 3). Các cử nhân xuất bản làm việc tại các cơ
sở xuất bản đều sử dụng thành thạo dấu sửa bài khi sửa bông. Ở các lớp bồi
dưỡng cho người đang làm việc nội dung sửa bài cũng đã đáp ứng được yêu
cầu của người học. Nhà xuất bản Quân Đội nhân dân năm 2006 còn mở một
1


lớp riêng cho sửa bài. Như vậy khoa Xuất bản đã đảm đương được phần nội
dung này trong nhiều năm qua. Vấn đề là nội dung và quy định về sửa bài
hiện cần được thay đổi cho phù hợp với quy định của quốc tế và vì vậy nhà


nước cần bổ sung quy chế mới cho vấn đề này. Để góp phần cùng ngành xuất
bản tích cưc hội nhập, khoa Xuất bản cũng sẽ thay đổi cách dạy về dấu sửa
bài cho phù hợp hơn.
Điều đề nghị này có căn nguyên của nó. Những năm qua, giáo trình
khoa Xuất bản vẫn giữ nguyên nội dung “Dấu sửa bài và quy định sử dụng
dấu sửa bài” của nhà nước (thông tư của Bộ văn hoá ký ngày 26-3-1973). Quy
định này có mấy điểm cần lưu ý như sau:
- Dùng dấu sửa bài để sửa bài, không tẩy xoá tờ bông
- Dấu viết 2 lần. 1 lần tại chỗ sai cần sửa, 1 lần nhắc lại ngoài lề ngang
đúng dòng sai. Bên phải dấu viết yêu cầu sửa
- Nếu một dòng có nhiều chỗ sai giống nhau, cần có dấu hiệu phụ. Coi
đó là số thứ tự tránh sửa nhầm lẫn
- Nếu chỗ sai lệch về bên trái trang bông thì sửa về bên trái, lệch về bên
phải thì sửa về bên phải.
Từ đó đến nay đã 33 năm, ngoài quy định có tính chất cấp quốc gia
trên, tuyệt nhiên không có một quy định nào khác hay bổ sung chỉnh lý gì
nhữg nội dung trong quy định này.
Sửa theo quy định này, thực tế sẽ gặp những khó khăn sau:
- Nhắc lại hai lần dấu nên sửa chậm
- Khó phân biệt trái, phải tờ bông
- Sử dụng dấu hiệu phụ để phụ để phân biệt những chỗ sai giống nhau
cùng một dòng. Từ đây, ai cũng biết là sửa theo quy định vừa chậm, vừa khó
nhìn ra lỗi để sửa và dễ nhầm lẫn.
Từ vài chục năm nay, cách sửa bài mà ngành Xuất bản Việt Nam vẫn
làm là cách là sửa bài bằng kéo dây ra lề. Cách này được dùng phổ biến từ

2


nam ra bắc, từ nhà xuất bản trung ương đến nhà xuất bản địa phương, ở các

cơ sở báo và tạp chí cũng vậy.
Do nghiên cứu thường xuyên thực tiễn ngành, trong khi giảng dạy,
chúng tôi đề suất những ý kiến của mình bàng cách dạy cả hai cách: cách sửa
đúng quy định và cách thực tiễn đang diễn ra trong ngành xuất bản. Việc
gỉảng dạy này đã được chấp nhận trong những năm qua.
Tuy nhiên chúng ta đang hội nhập. Chẳng chóng thì chầy, theo đúng
luật pháp và thông lệ quốc tế, các tập đoàn xuất bản thế giới sẽ mở các chi
nhánh, đại lý hoặc văn phòng đại diện của họ tại Việt Nam. Vì xuất bản sách
tại Việt Nam họ sẽ hợp tác với người Việt (điều sẽ làm giảm chi phí hoạt
động đáng kể). Vấn đề là khi đó chúng ta sẽ sửa bài như thế nào? Theo quy
định quốc tế hay như cách chúng ta vẫn quen làm xưa nay. Cần phải khẳng
định và nhắc nhở chung là ở tất cả các nền xuất bản tiến tiến trên thế giới,
người ta sửa theo đúng nguyên rắc chung, không phải theo cách “ kéo dây”.
Chúng tôi có trong tay bông của nước Pháp, nước Đức... dù không biết tiếng
song nhìn dấu là biết họ sửa gì và quan trọng là họ sửa như thế nào.
Biên tập xuất bản là một ngành liên quan trực tiếp đên chữ nghĩa nên
yêu cầu phải cẩn trọng trong cung cách làm việc. Những nền xuất bản tiên
tiến trên thế giới hoạt động một cách bài bản, chuyên nghiệp và có truyền
thống lâu đời. Việc sửa bài không đúng nguyên tắc của chúng ta chắc chắn
không được họ công nhận.
Ở diễn đàn này, chúng tôi xin kiến nghị nhà nước nên xem xét để đề ra
quy chế chính thức về nguyên tắc sửa bài và hệ thống dấu sửa bài chuẩn mực.
Trước đây, đồng chí Thư ký thường trực Hội xuất bản có phát biểu sẽ kiến
nghị nhà nước ban hành quy định dùng dấu theo chuẩn quốc tế. Hội sẽ tuyên
truyền, giáo dục hội viên của mình thực hiện quy định này trước thềm hội
nhập. Lời nói ra từ trước khi chúng ta gia nhập WTO, từ đó đến nay đã vài
năm, mọi việc lại rơi vào yên lặng.

3



Có người nói để hội nhập, ngành xuất bản còn quá nhiều việc phải
làm. Những vấn đề lớn như bản quyền, thành lập tập đoàn, tư nhân hoá nhiều
công đoạn trong quy trình xuất bản trên cơ sở đảm bảo phần đọc duyệt nội
dung... Cách sửa bài là việc không lớn, ngõ hầu đã có sửa bài là đủ. Theo ý
kiến của chúng tôi, hội nhập quốc tế ngành xuất bản chỉ có thể có kết quả khi
cái gì đã là nguyên tắc quốc tế thì ta phải thực hiện. Vì vậy nếu ngành xuất
bản trên thế giới không kéo dây khi sửa bài thì chúng ta cũng cần phải làm
như họ đã, đang và vẫn sẽ làm.
Hoạt động sửa bài rất quan trọng trong việc góp phần nâng cao chất
lượng xuất bản phẩm. Dấu sửa bài là công cụ làm việc của người sửa bài, bảo
đảm dùng đúng nguyên tắc sẽ hạn chế được lỗi in. Xưa nay, lỗi in là lỗi được
người làm xuất bản rất chú ý vì sẽ gây nên những nhầm lẫn, sai sót đáng tiếc,
đôi khi là không tiên liệu nổi hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra. Vì lẽ này,
để hội nhập ngành xuất bản hiệu quả, chúng tôi đề nghị nhà nước nên ban
hành một một quy định chuẩn mực về cách sửa bài theo thông lệ quốc tế. Để
chờ quy định có tính chất pháp lý đó, khoa Xuất bản vẫn dạy cho sinh viên
đầy đủ cả hai cách sửa bài, trong đó chú ý khuyến khích cách dùng dấu theo
thông lệ quốc tế chứ không chỉ nên dùng như thói quen hiện nay.

4



×