Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Luận văn thạc sĩ hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP ngoại thương, chi nhánh đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1021.92 KB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ TÙNG NI

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNGTHANH TOÁN
QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN NGOẠI THƯƠNG, CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng – Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ TÙNG NI

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNGTHANH TOÁN
QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN NGOẠI THƯƠNG, CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số : 60.34.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN PHÚ THÁI



Đà Nẵng – Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn
chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào.
Tác giả

Nguyễn Thị Tùng Ni


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2
3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 2
5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 3
6. Bố cục đề tài ................................................................................................. 3
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ................................................................... 3
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH
TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ............................................................. 7
1.1.NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ .................. 7
1.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế ......................................................... 7
1.1.2.Vai trò của thanh toán quốc tế ......................................................... 7
1.1.3. Khái quát về các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu ............ 9
1.2 THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG

CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...................................... 12
1.2.1 Tổng quan về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ của
NHTM ............................................................................................................. 12
1.2.2 Hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức thanh toán tín
dụng chứng từ của NHTM .............................................................................. 18
1.2.3 Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín
dụng chứng từ của NHTM .............................................................................. 23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................ 33


CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG CHI
NHÁNH ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2011 -2013 ............................................ 34
2.1.KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG CHI
NHÁNH ĐÀ NẴNG ....................................................................................... 34
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Vietcombank Đà Nẵng .... 34
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP
ngoại thương chi nhánh Đà Nẵng ................................................................... 35
2.1.3. Khái quát hoạt động kinh doanh của Vietcombank Đà Nẵng ...... 40
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG
PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP
NGOẠI THƯƠNG ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2011-2013 .............................. 44
2.2.1. Các văn bản pháp lý áp dụng trong thanh toán quốc tế bằng
phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Vietcombank Đà Nẵng .......... 44
2.2.2. Chính sách thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng
từcủa Ngân hàng Vietcombank Đà Nẵng ....................................................... 45
2.2.3 Thực hiện thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ
tại VCB Đà Nẵng ............................................................................................ 48
2.2.4. Các biện pháp Vietcombank Đà Nẵng đã và đang thực thi để tăng
cường hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ ... 57

2.2.5. Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng
chứng từ tại Vietcombank Đà Nẵng................................................................ 58
2.2.6 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động thanh toán
tín dụng chứng từ tại chi nhánh....................................................................... 79
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG .......... 83


2.3.1. Những kết quả đạt được ................................................................ 83
2.3.2. Những hạn chế .............................................................................. 84
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế .................................................. 85
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................ 89
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG ..... 90
3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG CHI
NHÁNH ĐÀ NẴNG ....................................................................................... 90
3.1.1 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP
Ngoại thương chi nhánh Đà Nẵng trong thời gian tới .................................... 90
3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương
thức tín dụng chứng từ .................................................................................... 91
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC
TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN
HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG ...................... 92
3.2.1. Chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ ..... 92
3.2.2 Đa dạng hóa các loại L/C thanh toán ............................................. 92
3.2.3 Giải pháp về nguồn ngoại tệ để thanh toán L/C ............................ 93

3.2.4 Giải pháp xây dựng chiến lược khách hàng ................................... 94
3.2.5 Giải pháp về công nghệ ngân hàng ................................................ 96
3.2.6 Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát ....................... 97
3.2.7 Giải pháp về công tác tổ chức quản lý .......................................... 97
3.2.8 Giải pháp về công tác ngân hàng đại lý ......................................... 99


3.3. KIẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG ........ 101
3.3.1. Đối với Chính phủ ....................................................................... 101
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam .................................... 102
3.3.3. Đối với Hội sở chính NHTMCP Ngoại thương Việt Nam ......... 103
3.3.4 Đối với các doanh nghiệp XNK ................................................... 104
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.............................................................................. 105
KẾT LUẬN ................................................................................................. 106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 108
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CN

Chi nhánh

DN

Doanh nghiệp


KSV

Kiểm soát viên

KTĐN

Kinh tế đối ngoại

L/C /TDCT

Tín dụng chứng từ

NHPH

Ngân hàng phát hành

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng Thương mại

NK

Nhập khẩu

PGD


Phòng giao dịch

PGĐ

Phó giám đốc

TMCP

Thương mại cổ phần

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TT

Tỷ trọng

TTQT

Thanh toán quốc tế

TTV

Thanh toán viên

TTXNK

Thanh toán xuất nhập khẩu


VCB/Vietcombank

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

XK

Xuất khẩu

XNK

Xuất nhập khẩu


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

2.1.

Tình hình huy động vốn từ năm 2011 – 2013

40

2.2.


Tình hình cho vay từ năm 2011 – 2013

41

2.3.

Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2011-2013

42

2.4.

Doanh số thanh toán quốc tế tại VCB Đà Nẵng

59

2.5.

Doanh số thanh toán xuất khẩu tại VCB Đà Nẵng

60

2.6.

Doanh số thanh toán nhập khẩu tại VCB Đà Nẵng

61

2.7.


Số món thanh toán L/C xuất khẩu qua VCB Đà Nẵng

62

2.8.

Số món thanh toán L/C nhập khẩu qua VCB Đà Nẵng

63

2.9.

2.10.

2.11.

2.12.

2.13.

2.14.

2.15.
2.16.

Doanh số và tỷ trọng thanh toán L/C năm 2013 của một
số NHTM tại Đà Nẵng
Thu nhập từ hoạt động thanh toán L/C XK của VCB Đà
Nẵng
Thu nhập từ hoạt động thanh toán L/C NK của VCB Đà

Nẵng
Doanh số các mặt hàng thanh toán L/C XK qua VCB
Đà Nẵng
Doanh số các mặt hàng thanh toán L/C NK qua VCB
Đà Nẵng
Doanh số các thị trường thanh toán L/C XK qua VCB
Đà Nẵng
Doanh số các thị trường thanh toán L/C NK qua VCB
Đà Nẵng
Doanh số các loại L/C thanh toán XK qua VCB Đà Nẵng

63

64

65

66

68

69

70
71


2.17.

2.18.


2.19.

2.20.

Doanh số các loại L/C thanh toán NK qua VCB Đà
Nẵng
Doanh số L/C xuất khẩu chưa thanh toán của VCB Đà
Nẵng
Doanh số L/C nhập khẩu chưa thanh toán của VCB Đà
Nẵng
Biểu phí một số dịch vụ của VCB Đà Nẵng so với các
ngân hàng khác

72

73

74

82


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình vẽ

Tên hình vẽ

Trang


1.1.

Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ

22

2.1.

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại VCB Đà Nẵng

37

2.2.

2.3.

2.4.

Những yếu tố thúc đẩy khách hàng sử dụng dịch vụ thanh
toán tín dụng chứng từ của VCB Đà Nẵng
Nhận xét của khách hàng về nhân viên thanh toán tín dụng
chứng từ của VCB Đà Nẵng
Khả năng giới thiệu dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ
của VCB Đà Nẵng cho bạn bè và đồng nghiệp

76

77


78


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của giao lưu thương mại cũng như sự phát triển
của nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua, hoạt động thanh toán quốc tế
được xem là công cụ, cầu nối vô cùng quan trọng trong quan hệ kinh tế và
thương mại giữa các nước trên thế giới. Giữa các chủ thể tham gia hoạt động
thanh toán quốc tế bao giờ cũng có sự khác biệt khá lớn về địa lý cũng như
chế độ chính trị, kinh tế và xã hội. Do đó việc tìm ra một phương thức thanh
toán thuận tiện, nhanh chóng và hiệu quả nhất nhằm giảm đến mức tối thiểu
những rủi ro xảy ra trong hoạt động thanh toán quốc tế giữa các bên tham gia
là một đòi hỏi vô cùng bức thiết. Và phương tức tín dụng chứng từ ra đời như
một tất yếu khách quan, nó được lựa chọn và sử dụng vì đã đáp ứng được
những yêu cầu từ cả hai phía người xuất khẩu và người nhập khẩu. Với những
ưu điểm vượt trội của mình, ngày nay phương thức tín dụng chứng từ được sử
dụng một cách rất rộng rãi và phổ biến trên toàn thế giới.
Tại Việt Nam, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là ngân hàng đầu tiên
thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và theo phương thức tín
dụng chứng từ nói riêng. Tuy nhiên tại chi nhánh ngân hàng TMCP ngoại
thương Đà Nẵng, một chi nhánh cấp 1 hàng đầu trong hệ thống vẫn không
tránh khỏi nhiều hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng khi áp dụng phương
thức này. Một mặt bản thân ngân hàng chưa đáp ứng được những đòi hỏi
ngày càng phức tạp của thực tế giao dịch xuất nhập khẩu và sự phát triển của
nghiệp vụ. Mặt khác về phía khách hàng xuất nhập khẩu cũng chưa hiểu biết
thấu đáo về phương thức thanh toán này. Dưới giác độ quản lý vĩ mô, còn có
nhiều vướng mắc liên quan đến cơ chế chính sách của nhà nước... Do đó hiệu

quả sử dụng phương thức thanh toán này đã bị hạn chế rất nhiều...
Tìm kiếm giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế bằng


2

phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một yêu cầu cấp bách cả về
phương diện lý luận và thực tiễn. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề
này, tôi quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế
bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương
chi nhánh Đà Nẵng" để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp và kiến nghị giúp hoàn thiện hơn nữa phương thức
thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh ngân
hàng TMCP Ngoại thương Đà Nẵng trên cơ sở hệ thống hóa lý luận và phân
tích đánh giá thực trạng của hoạt động này tại chi nhánh.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Những nội dung mang tính lý thuyết về hoạt động thanh toán quốc tế
bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại bao gồm
những nội dung nào?
Thực trạng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh ngân
hàng TMCP Ngoại thương Đà Nẵng trong những năm qua đã đạt được những
kết quả gì và còn tồn tại những hạn chế nào? Những hạn chế đó do những
nguyên nhân nào gây ra?
Giải pháp nào có thể đặt ra để khắc phục những hạn chế từ đó góp phần
hoàn thiện hơn nữa hoạt động thanh toán chứng từ tại VCB Đà Nẵng?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức
tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Đà Nẵng.
Phạm vi nghiên cứu:

- Về nội dung: Hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng
chứng từ.
- Về không gian: Tại ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Đà Nẵng


3

- Về thời gian: Từ năm 2011 đến năm 2013.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng nhằm
đánh giá vấn đề trên cơ sở khoa học, khách quan, theo trình tự thời gian để
đánh giá quá trình vận động của vấn đề một cách toàn diện.
- Phương pháp thống kê: so sánh, phân tích và tổng hợp số liệu qua các
năm tạo cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế
bằng phương thức tín dụng chứng từ tại VCB Đà Nẵng.
- Phương pháp so sánh theo thời gian và theo không gian giữa các
NHTM trên cùng địa bàn nhằm đánh giá quá trình hoàn thiện hoạt động thanh
toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại VCB Đà Nẵng so với
các NHTM khác trên thị trường.
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phục lục mục
lục đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương
thức tín dụng chứng từ của NHTM
Chương 2: Thực trạng hoạt động TTQT bằng phương thức tín dụng
chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Đà Nẵng.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế bằng
phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Đà Nẵng.
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tham khảo các nghiên cứu đi
trước có nội dung liên quan, và sử dụng một số kết quả của các nghiên cứu
này để làm nền tảng, minh chứng cho những nhận định được trình bày. Cụ thể
như sau:


4

Đề tài thứ 1: "Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán tín dụng chứng
từ tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố
Đà Nẵng" năm 2011 của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà.
Đây là đề tài có cùng đối tượng nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu với
đề tài của tác giả. Qua đề tài trên tác giả đã tìm hiểu về quy trình thanh toán
tín dụng chứng từ tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đà
Nẵng để đánh giá và so sánh với quy trình thanh toán tín dụng chứng từ tại
ngân hàng Vietcombank Đà Nẵng. Trong phần thực trạng, đề tài đã nêu ra
được những tồn tại hạn chế và những nguyên nhân về mặt nội bộ ngân hàng
và những nguyên nhân bên ngoài để tác giả nhận định các tồn tại hiện nay của
các ngân hàng nói chung và tồn tại của VCB nói riêng. Cũng qua đề tài này,
tác giả cũng đã tìm hiểu được những lợi thế của ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn để đề xuất những giải pháp nhằm tăng tính cạnh tranh
cho chi nhánh VCB Đà Nẵng và những hạn chế của đối phương để phát huy
những ưu thế cho VCB Đà Nẵng.
Đề tài thứ 2: "Giải pháp mở rộng thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân
hàng công thương Khánh Hòa" năm 2012 của tác giả Nguyễn Thu Trang.
Qua đề tài trên tác giả đã tham khảo được nội dung cơ sở lý luận về các
tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín
dụng chứng từ và những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đó. Trong phần thực
trạng, đề tài đã phân tích khá đầy đủ, toàn diện các chỉ tiêu đánh giá kết quả
hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng công thương Khánh Hòa

tuy nhiên đề tài chưa phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến các kết quả đó.
Trong phần giải pháp đề tài đã đề xuất khá nhiều giải pháp đa dạng, ứng dụng
thực tiễn trong nội bộ ngân hàng và những kiến nghị với các ban ngành giúp
cho hoạt động thanh toán chứng từ được hoàn thiện hơn. Đây là cơ sở để tác
giả học hỏi kinh nghiệm khi đề xuất giải pháp cho luận văn hoàn chỉnh hơn.


5

Đề tài 3: "Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức
thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình –
chi nhánh Khánh Hòa" năm 2012 của tác giả Phạm Thị Ngọc Loan.
Trong đề tài này ở phần thực trạng, tác giả có nêu một số chỉ tiêu phản
ánh hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh ngân hàng An Bình
tuy nhiên vẫn còn khá ít chưa phản ánh đầy đủ hoạt động thanh toán tín dụng
chứng từ tại chi nhánh. Một số chỉ tiêu quan trọng như số món thanh toán L/C
hay giá trị thanh toán L/C thực tế qua các năm chưa được tác giả đề cập. Tuy
nhiên trong phần này tác giả đã phân tích được khá cụ thể các nhân tố ảnh
hưởng đến hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP An
Bình chi nhánh Khánh Hòa. Các kết quả này có ý nghĩa với luận văn bởi đã
giúp cho tác giả kế thừa và phát triển các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động
thanh toán tín dụng chứng từ từ đó tìm ra những tồn tại trong quá trình thanh
toán và đề xuất các giải pháp cho các tồn tại đó. Trong phần giải pháp đề tài
đã đề xuất khá nhiều giải pháp đa dạng và thực tiễn tuy nhiên vẫn chưa có giải
pháp kiến nghị nào giải quyết vấn đề vê công nghệ thanh toán – một trong
những nhân tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại
chi nhánh. Bên cạnh đó một vài giải pháp trong đề tài chỉ phù hợp với ngân
hàng có quy mô thanh toán tín dụng chứng từ còn khiêm tốn như ngân hàng
An Bình tuy nhiên không thể phủ nhận rằng một vài trong số đó có tính ứng
dụng khá rộng rãi và là cơ sở để tác giả học hỏi kinh nghiệm khi đề xuất giải

pháp cho luận văn được hoàn thiện hơn.
Đề tài 4: "Mở rộng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình" năm 2012 của
tác giả Trần Thị Thu Trang.
Trong phần thực trạng, đề tài đã phân tích khá đầy đủ về rủi ro và công
tác quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng


6

chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình.
Kết quả này giúp cho tác giả nhìn nhận những rủi ro thường xảy ra trong hoạt
động thanh toán tín dụng chứng từ của ngân hàng nói chung từ đó phát hiện
những rủi ro còn tồn tại trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại
VCB Đà Nẵng. Bên cạnh đó đề tài cũng đề xuất khá nhiều giải pháp mang
tính hệ thống áp dụng chung cho ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn. Đây là cơ sở để tác giả bổ sung thêm một số nội dung cho phần kiến
nghị đối với hệ thống VCB.
Bên cạnh việc tham khảo luận văn, tác giả cũng đã tham khảo từ nhiều
nguồn tài liệu, sách tham khảo biên soạn gần nhất về nghiệp thanh toán tín
dụng chứng từ, cùng với các văn bản pháp lý về thanh toán tín dụng chứng từ
trên thế giới, ở nước ta cũng như của bản thân chi nhánh VCB Đà Nẵng. Tất
cả những tài liệu đó đã được tác giả chọn lọc và sử dụng để hoàn thiện hơn đề
tài nghiên cứu của mình.


7

CHƯƠNG 1


NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ
1.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế
Trước xu thế hội nhập kinh tế thế giới,các quốc gia đều ra sức đẩy
mạnh hoạt động thương mại quốc tế của nước mình, dẫn đến nhu cầu thanh
toán quốc tế ngày càng gia tăng và phát triển.
“Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền
hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế
giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa
một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của
các nước liên quan.”
Do đó phát triển thanh toán quốc tế sẽ tạo điều kiện mở rộng hoạt động
đối ngoại giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Khoảng cách xa về địa
lý giữa các quốc gia khiến cho phương thức “tay trao tay” khó có thể thực
hiện được giữa các bên xuất nhập khẩu trong quan hệ ngoại thương mà cần
phải có một trung gian đứng ra thay mặt cho mỗi bên thực hiện việc thanh
toán và sẽ được hưởng phí. Trung gian đó chính là các ngân hàng thương mại.
ngoài việc đảm nhận nghiệp vụ thanh toán quốc tế, các ngân hàng còn là
người tư vấn, hướng dẫn và giải quyết các vướng mắc trong thanh toán cho
khách hàng, đồng thời đảm bảo cho việc thanh toán diễn ra nhanh gọn, tốn ít
thời gian và đảm bảo lợi ích cho cả hai bên xuất khẩu, nhập khẩu.
1.1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế
a. Đối với hoạt động kinh tế đối ngoại
Thanh toán quốc tế là khâu then chốt, cuối cùng để khép kín một chu


8


trình mua bán hàng hoá hoặc trao đổi dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân thuộc
các quốc gia khác nhau.
Thanh toán quốc tế là cầu nối trong mối quan hệ kinh tế đối ngoại, nếu
không có hoạt động thanh toán quốc tế thì không có hoạt động kinh tế đối
ngoại. Thanh toán quốc tế thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển.
Việc tổ chức Thanh toán quốc tế được tiến hành nhanh chóng, chính xác sẽ
làm cho các nhà sản xuất yên tâm và đẩy mạnh hoạt động XNK của mình,
nhờ đó thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển, đặc biệt là hoạt động
ngoại thương.
Đồng thời, hoạt động Thanh toán quốc tế góp phần hạn chế rủi ro trong
quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương. Trong hoạt động kinh tế đối
ngoại, do vị trí địa lý các đối tác xa nhau nên việc tìm hiểu các khả năng tài
chính, khả năng thanh toán của người mua gặp nhiều khó khăn. Nếu tổ chức
tốt công tác Thanh toán quốc tế thì sẽ giúp cho các nhà kinh doanh hàng hoá
XNK hạn chế được rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế đối
ngoại, nhờ đó thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển.
Tóm lại, có thể nói rằng kinh tế đối ngoại có mở rộng được hay không
một phần nhờ vào hoạt động thanh toán quốc tế có tốt hay không. Thanh toán
quốc tế tốt sẽ đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, phát triển sản xuất trong
nước, khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao chất lượng hàng hóa.
b. Đối với hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại
Đối với hoạt động của Ngân hàng, việc hoàn thiện và phát triển hoạt
động thanh toán quốc tế mà nhất là hình thức tín dụng chứng từ có vị trí quan
trọng. Nó không chỉ thuần tuý là dịch vụ mà còn được coi là một mặt hoạt
động không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại.
- Trước hết, hoạt động thanh toán quốc tế giúp Ngân hàng thu hút thêm
được khách hàng có nhu cầu giao dịch quốc tế. Trên cơ sở đó, Ngân hàng


9


phát triển thêm quy mô, tăng thêm nguồn thu nhập, tăng khả năng cạnh tranh
trong cơ chế thị trường.
- Thứ hai, thông qua hoạt động Thanh toán quốc tế, ngân hàng có thể
đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu cũng như tăng được nguồn vốn
huy động tạm thời do quản lý được nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức, cá
nhân có quan hệ Thanh toán quốc tế qua ngân hàng.
- Thứ ba, giúp Ngân hàng thu được một nguồn ngoại tệ lớn từ đó Ngân
hàng có thể phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh và nghiệp vụ
Ngân hàng quốc tế khác.
- Thứ tư, hoạt động thanh toán quốc tế giúp Ngân hàng tăng tính thanh
khoản thông qua lượng tiền ký quỹ. Mức ký quỹ phụ thuộc vào độ tin cậy, an
toàn của từng khách hàng cụ thể. Song xét về tổng thể thì các khoản ký quỹ
này phát sinh một cách thường xuyên và ổn định.Vì vậy trong thời gian chờ
đợi thanh toán, ngân hàng có thể sử dụng các khoản này để hỗ trợ thanh
khoản khi cần thiết, thậm chí có thể sử dụng để kinh doanh, đầu tư ngắn hạn
để kiếm lời.
- Hơn thế nữa, hoạt động thanh toán quốc tế còn giúp ngân hàng đáp ứng
tốt hơn nhu cầu của khách hàng trên cơ sở nâng cao uy tín của ngân hàng.
Có thể nói, trong xu thế ngày nay hoạt động Thanh toán quốc tế có vai
trò hết sức quan trọng trong hoạt động ngân hàng nói riêng và hoạt động
KTĐN nói chung. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng để có biện pháp thực
hiện nghiệp vụ Thanh toán quốc tế có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm phục
vụ tốt hơn cho công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam.
1.1.3. Khái quát về các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu
a.Phương thức chuyển tiền
Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán, trong đó khách
hàng (người chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số



10

tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) theo một địa chỉ nhất
định và trong một thời gian nhất định.
Phương tiện chuyển tiền thường được sử dụng là chuyển tiền bằng thư,
điện, fax, telex.
b. Phương thức nhờ thu
Phương thức nhờ thu là một phương thức thanh toán trong đó người bán
ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người mua trên cơ sở
hối phiếu do người bán ký phát một cách có điều kiện hoặc không có điều
kiện.
Phương thức nhờ thu có hai loại:
 Nhờ thu trơn: Là phương thức trong đó người bán ủy thác cho ngân
hàng phục vụ mình thu hộ tiền ở người mua căn cứ vào hối phiếu do mình lập
ra, còn chứng từ hàng hóa sẽ gửi trực tiếp cho người mua không qua ngân
hàng.
 Nhờ thu kèm chứng từ: Là phương thức thanh toán trong đó người
bán ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua không chỉ căn cứ vào hối
phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hóa gửi kèm, với điều kiện là nếu
người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền trên hối phiếu thì ngân hàng mới
trao bộ chứng từ hàng hóa cho người mua để nhận hàng.
c. Phương thức ghi sổ
Phương thức ghi sổ là phương thức thanh toán trong đó người bán sau
khi hoàn thành giao hàng thì ghi nợ cho bên người mua vào một cuốn sổ theo
dõi và việc thanh toán các khoản nợ này được thực hiện thông thường theo
định kỳ như đã thỏa thuận.
Phương thức này chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản song
biên. Nếu người mua mở tài khoản để ghi thì tài khoản đó chỉ là tài khoản
theo dõi không có giá trị thanh quyết toán giữa hai bên.



11

d. Phương thức giao chứng từ trả tiền ngay
Phương thức CAD là phương thức thanh toán trong đó nhà nhập khẩu
yêu cầu ngân hàng mở tài khoản ký thác (Trust account) để thanh toán tiền
cho nhà xuất khẩu với điều kiện nhà xuất khẩu trình những chứng từ theo yêu
cầu đã được thỏa thuận cho ngân hàng để được thanh toán tiền.
e. Phương thức ủy thác mua
Là phương thức thanh toán mà trong đó ngân hàng bên nhập khẩu theo
yêu cầu của nhà nhập khẩu viết đơn yêu cầu ngân hàng đại lý nước ngoài phát
hành một A/P trong đó cam kết sẽ mua hối phiếu do nhà xuất khẩu ký phát
với điều kiện chứng từ của người xuất khẩu xuất trình phù hợp với các điều
kiện đặt ra trong thư ủy thác (A/P).
Ngân hàng đại lý căn cứ vào những điều khoản quy định của thư ủy thác
mà quyết định mua hối phiếu.
f. Phương thức thư đảm bảo trả tiền
Là phương thức mà trong đó ngân hàng bên nhập khẩu theo yêu cầu của
nhà nhập khẩu viết thư đảm bảo trả tiền cho bên xuất khẩu, gọi là “Thư bảo
đảm trả tiền” bảo đảm sau khi hàng của bên xuất khẩu đã được gửi đến địa
điểm của bên nhập khẩu quy định sẽ trả tiền hàng.
Phương thức này có ba loại:
 Hàng đến trả tiền
 Kiểm nghiệm xong trả tiền
 Hàng đến trả tiền một phần, phần còn lại sau khi có kết quả kiểm
nghiệm xong sẽ trả nốt.
g. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Đây là phương thức được sử dụng nhiều trong TTQT và sẽ được tìm
hiểu rõ hơn ở phần sau.



12

1.2 THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1 Tổng quan về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ của
NHTM
a. Khái niệm về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và thư tín
dụng
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận không
thể hủy ngang, trong đó một ngân hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) cam
kết sẽ thanh toán hoặc cho phép một ngân hàng khác sẽ trả một số tiền nhất
định cho người thứ ba (người hưởng lợi) hoặc trả theo lệnh của người này
trong phạm vi số tiền của thư tín dụng với điều kiện người này xuất trình cho
ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với:
 các điều kiện và điều khoản đã đề ra trong thư tín dụng
 quy tắc thực hành và thống nhất tín dụng chứng từ (UCP600)
 tiêu chuẩn quốc tế về kiểm tra bộ chứng từ của ngân hàng (ISBP
2007)
Thư tín dụng (gọi tắt là L/C) là văn bản pháp lý trong đó một ngân hàng
theo yêu cầu của khách hàng đứng ra xem xét sẽ trả cho người thụ hưởng một
số tiền nhất định nếu người này xuất trình bộ chứng từ phù hợp với những
quy định đã nêu trong văn bản đó.
b. Các loại thư tín dụng cơ bản
 Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable Letter of Credit)
Là loại thư tín dụng sau khi đã được mở ra và thông báo cho người
hưởng lợi thì không được sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực
của nó nếu không có sự đồng ý của các bên liên quan. Theo UCP 500, nếu
L/C không ghi loại gì thì được coi như là có thể hủy ngang. Tuy nhiên theo
UCP600, tất cả các thư tín dụng đều là thư tín dụng không thể hủy ngang, dù



13

có ghi ‘Irrevocable’ hay không.
Thư tín dụng không thể hủy ngang được áp dụng rộng rãi trong thanh
toán quốc tế hiện nay và là loại thư tín dụng cơ bản nhất.
 Thư tín dụng có xác nhận (Confirmed Letter of Credit)
Là loại thư tín dụng không thể hủy ngang được một ngân hàng khác xác
nhận đảm bảo trả tiền cho người hưởng lợi. Loại thư tín dụng này được yêu
cầu khi người bán không tin tưởng vào khả năng thanh toán của ngân hàng
mở L/C nên cần phải có một ngân hàng khác đảm bảo thanh toán, ngân hàng
này gọi là ngân hàng xác nhận.
Áp dụng loại thư tín dụng này, quyền lợi của người bán sẽ được đảm bảo
rất cao, tuy nhiên chi phí xác nhận tương đối cao và thông thường người mua
phải chịu chi phí này.
 Thư tín dụng miễn truy đòi (Without Recourse Letter of Credit)
Là loại thư tín dụng mà sau khi người xuất khẩu đã được trả tiền, ngân
hàng mở thư tín dụng không có quyền đòi lại tiền người xuất khẩu trong bất
kỳ trường hợp nào. Loại thư tín dụng này cũng được sử dụng phổ biến trong
thanh toán quốc tế hiện nay. Khi dùng loại L/C này, người xuất khẩu phải ghi
trên hối phiếu câu “Miễn truy đòi lại người ký phát” (without recourse to
drawer) và trong L/C cũng phải ghi như vậy.
 Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable Letter of Credit)
Là thư tín dụng không thể hủy ngang trong đó quy định quyền của người
hưởng lợi thứ nhất có thể yêu cầu được quyền chuyển nhượng toàn bộ hay
một phần số tiền của thư tín dụng cho một hay nhiều người khác. Thư tín
dụng chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng một lần . Chi phí chuyển
nhượng thường do người hưởng lợi đầu tiên chịu. Thư tín dụng có thể được
chuyển nhượng chỉ khi ngân hàng mở L/C ghi rõ “có thể chuyển nhượng”

(transferable) và phải chỉ định rõ ngân hàng chuyển nhượng.


14

 Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving Letter of Credit)
Là loại thư tín dụng không thể hủy ngang trong đó quy định sau khi sử
dụng xong giá trị hoặc hết thời hạn hiệu lực (của mỗi lần tuần hoàn) thì nó lại
có giá trị như cũ, và cứ như vậy nó tuần hoàn tất tổng giá trị hợp đồng.
Thư tín dụng tuần hoàn được áp dụng khi các bên tin cậy lẫn nhau, mua
hàng thường xuyên định kỳ, trị giá mỗi đợt thanh toán xấp xỉ nhau, khối
lượng lớn và trong thời hạn dài.
Có hai loại thư tín dụng tuần hoàn:
- Tuần hoàn có tích lũy: Là loại thư tín dụng cho phép chuyển phần
thừa kim ngạch đợt giao hàng trước vào đợt giao hàng sau nếu đợt giao hàng
trước chưa hết và cứ như vậy đến đợt giao hàng cuối cùng
- Tuần hoàn không có tích lũy: Không cho phép chuyển số dư của đợt
giao hàng trước vào đợt giao hàng sau.
 Thư tín dụng giáp lưng (Back to back Letter of Credit)
Sau khi nhận được thư tín dụng do người nhập khẩu mở cho mình nhà
xuất khẩu trên cơ sở đó mở tiếp một thư tín dụng cho người khác hưởng với
nội dung gần giống thư tín dụng ban đầu. Thư tín dụng trước được gọi là thư
tín dụng gốc, thư tín dụng sau được gọi là thư tín dụng giáp lưng.
 Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal Letter of Credit)
Là loại thư tín dụng có hiệu lực khi thư tín dụng đối ứng của nó đã được
mở. Trong thư tín dụng ban đầu thường phải ghi câu: “Thư tín dụng này chỉ
có giá trị khi người hưởng lợi đã mở lại một thư tín dụng đối ứng với nó để
cho người mở thư tín dụng này hưởng” và trong thư tín dụng đối ứng phải ghi
câu: “Thư tín dụng này đối ứng với thư tín dụng số… mở ngày… qua ngân
hàng…”. Thư tín dụng đối ứng thường được sử dụng trong phương thức mua

bán hàng đổi hàng , hoặc trong các hợp đồng gia công.


×