Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Tình hình bệnh viêm đường sinh dục và thử nghiêm một số phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại trang trại chăn nuôi Bùi Huy Hạnh, thuộc xã Tái Sơn – Tứ Kỳ - Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.81 KB, 64 trang )

Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Thị Huyền – TY50A
Phần I
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Trong vài năm gần đây, chăn nuôi lợn giữ một vị rí quan trọng trong
nghành nông nghiệp của Việt Nam. Con lợn được xếp hàng đầu trong số các
vật nuôi, cung cấp phần lớn thực phẩm cho nhân dân và phân bón cho sản
xuất nông nghiệp. Ngày nay chăn nuôi lợn còn có tầm quan trọng đặc biệt nữa
là tăng kim ngạch xuất khẩu, đây cũng là nguồn thu nhập ngoại tệ đáng kể
cho nền kinh tế quốc dân. Để cung cấp lợn giống cho nhu cầu chăn nuôi của
các trang trại và các nông hộ thì việc phát triển đàn lợn nái sinh sản là việc
làm cần thiết.
Tuy vậy, một trong những trở ngại lớn nhất của chăn nuôi lợn nái sinh
sản là dịch bệnh xảy ra còn phổ biến gây nhiều thiệt hại cho đàn lợn nái nuôi
tập trung trong các trang trại cũng như nuôi tập trung ở gia đình. Đối với lợn
nái, nhất là lợn ngoại được chăn nuôi theo phương thức công nghiệp thì các
bệnh về sinh sản xuất hiện khá nhiều do khả năng thích nghi của đàn lợn nái
ngoại với điều kiện khí hậu nước ta còn kém. Mặt khác, trong quá trình sinh
đẻ, lợn nái dễ bị các loại vi khuẩn như Streptococcus, Staphylococcus,
E.coli…xâm nhập và gây một số bệnh nhiễm trùng sau đẻ như viêm âm đạo,
viêm âm môn,…đặc biệt hay gặp là bệnh viêm tử cung, đây là bệnh ảnh
hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản của lợn mẹ. Nếu không diều trị kịp thời,
viêm tử cung có thể dẫn tới các bệnh kế phát như: viêm vú, mất sữa, rối loạn
sinh sản, chậm sinh, vô sinh, viêm phúc mạc dẫn đến nhiễm trùng huyết và
chết…Vì vậy, các bệnh viêm đường sinh dục, đặc biệt là bệnh viêm tử cung ở
lợn nái ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đàn lợn giống nói riêng, dồng
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa Thú Y
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Thị Huyền – TY50A
thời ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và hiệu quả toàn nghành chăn nuôi
lợn nói chung.
Để góp phần vào việc phòng và điều trị bệnh viêm tử cung lợn, chúng


tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Tình hình bệnh viêm đường sinh dục và thử nghiêm một số phác
đồ điều trị bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại trang trại
chăn nuôi Bùi Huy Hạnh, thuộc xã Tái Sơn – Tứ Kỳ - Hải Dương”.
1.2. MỤC ĐÍCH.
- Điều tra tình hình chăn nuôi, vệ sinh phòng bệnh của trại.
- Điều tra tình hình mắc bệnh viêm đường sinh dục, viêm tử cung trên
đàn lợn nái ngoại nuôi tại trang trại.
- Thử nghiệm một số phác đồ điều trị viêm tử cung và rút ra phác đồ
điều trị tốt hơn.
1.3. YÊU CẦU.
- Điều tra tình hình chăn nuôi của trại
- Thử nghiêm điều trị viêm tử cung và so sánh với phác đồ điều trị của
cơ sở làm đối chứng, từ đó rút ra phác đồ điều trị tốt hơn.
- Làm tốt các thao tác thú y.
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa Thú Y
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Thị Huyền – TY50A
Phần II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN CỦA LỢN NÁI.
2.1.1. Cấu tạo cơ quan sinh dục cái.
Cũng giống như các loài gia súc khác, cơ quan sinh dục của lợn cái
gồm: bộ phận sinh dục bên ngoài và bộ phận sinh dục bên trong.
2.1.1.1. Bộ phận sinh dục bên ngoài gồm: âm môn, âm vật và tiền đình.
* Âm môn, hay còn gọi là âm hộ (Vulva), nằm dưới hậu môn. Bên
ngoài có hai môi (Labia vulvae). Nối liền hai môi bằng hai mép (Bima
vulvae). Bờ trên hai môi của âm môn có sắc tố đen, nhiều tuyến tiết chất nhờn
và tuyến tiết mồ hôi.
* Âm vật (Clitoris), giống như dương vật được thu nhỏ lại. Bên trong
có các thể hổng. Trên âm vật có nếp da tạo ra mu âm vật (Praepatium

clitoridis).
* Tiền đình (Vestibulum vaginae sinus progenitalis), là giới hạn giữa
âm môn và âm đạo. Trong tiền đình có màng trinh, phía trước màng trinh là
âm môn, phía sau màng trinh là âm đạo. Màng trinh có các sợi đàn hồi ở giữa
và do hai lá niêm mạc gấp thành một nếp. Sau màng trinh có lỗ niệu đạo.
2.1.1.2. Bộ phận sinh dục bên trong gồm: âm đạo, tử cung, buồng trứng và
ống dẫn trứng.
* Âm đạo (Vagina), trước là cổ tử cung, phía sau là tiền đình có màng
trinh (Hymen) che lỗ âm đạo. Âm đạo là một ống tròn để chứa cơ quan sinh
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa Thú Y
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Thị Huyền – TY50A
dục khi giao phối, đồng thời là bộ phận cho thai đi ra ngoài trong quá trình
sinh đẻ.
Cấu tạo âm đạo chia ba lớp:
▪ Lớp liên kết: ở ngoài.
▪ Lớp cơ trơn: cơ dọc ở ngoài, cơ vòng bên trong. Các lớp cơ âm đạo
liên kết với các cơ ở cổ tử cung.
▪ Lớp niêm mạc: có nhiều tế bào thượng bì, gấp nếp dọc hai bên nhiều hơn ở giữa.
* Tử cung (Uterus): có cấu tạo phù hợp với chức năng phát triển và
dinh dưỡng bào thai. Trứng được thụ tinh ở ống dẫn trứng rồi trở về tử cung
làm tổ, ở đây hợp tử phát triển là nhờ chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ thông qua
lớp niêm mạc tử cung cung cấp. Tử cung còn có nhiệm vụ đẩy thai ra ngoài
trong quá trình sinh đẻ nhờ vào các lớp cơ.
Tử cung được cấu tạo bởi 3 lớp:
▪ Ngoài cùng là tổ chức liên kết (Perimetrium)
▪ Lớp cơ trơn (Myometrium): giữ vai trò quan trọng trong việc đẩy thai
ra ngoài. Nó là lớp cơ trơn khỏe nhất trong cơ thể. Bên trong các cơ trơn có
những sợi liên kết đàn hồi và tĩnh mạch lớn. Các lớp cơ đó đan vào nhau làm
cho tử cung chắc, tính đàn hồi cao.
▪ Lớp niêm mạc tử cung (Endometrium): màu hồng, được phủ lên bằng

những tế bào biểu mô kéo dài thành lông nhung. Xen kẽ giữa các tế bào biểu
mô là các tuyến tiết chất nhầy. Chất nhầy được gạt về cổ tử cung khi các lông
rung động.
Tử cung của lợn thuộc loại tử cung phân nhánh (Uterus Bicorus). Tử
cung được chia làm ba phần: cổ, thân và sừng tử cung. Sừng tử cung thông
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa Thú Y
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Thị Huyền – TY50A
với ống dẫn trứng. Cổ tử cung thông với âm đạo. Tử cung nằm trong xoang
chậu, phía trên là trực tràng, phía dưới là bàng quang.
Tử cung lợn rất dài, trong đó thân tử cung ngắn, hai sừng tử cung dài. Cổ tử cung lợn
dài, tròn, không có gấp nếp dễ cho thụ tinh nhân tạo hơn trâu bò.
* Buồng trứng (Ovarium), gồm một đôi. Bên ngoài là một lớp màng
liên kết sợi chắc như màng bao dịch hoàn, bên trong chia làm hai miền: miền
vỏ và miền tủy, hai miền đó được cấu tạo bằng lớp mô liên kết sợi xốp tạo ra
cho buồng trứng một chất đệm (Stromaovaris). Ở miền tủy có nhiều mạch
máu và tổ chức xốp cũng dày hơn. Miền vỏ có tác dụng về sinh dục vì ở đó
xảy ra quá trình trứng chín và rụng trứng.
* Ống dẫn trứng: còn gọi là vòi Fallop, nằm ở màng treo buồng trứng.
Khi có tinh trùng vào đường sinh dục của gia súc cái, tế bào trứng có thể bị
đứng lại ở các đoạn khác nhau của ống dẫn trứng.
Ống dẫn trứng được chia thành hai đoạn:
▪ Đoạn ống dẫn trứng phía buồng trứng: phần đầu trên thông với xoang
bụng ở gần buồng trứng, được phát triển to tạo thành một cái phễu để hứng tế
bào trứng. Loa kèn có nhiều tua, nhung mao rung động để hứng tế bào trứng.
Quá trình thụ tinh thường xảy ra khi trứng và tinh trùng gặp nhau ở 1/3 phía
trên ống dẫn trứng.
▪ Đoạn ống dẫn trứng phía sừng tử cung: gắn với mút sừng tử cung.
Đoạn này phía ngoài là lớp liên kết sợi, được kéo dài từ màng treo buồng
trứng. Ở giữa là hai lớp cơ, cơ vòng phía trong, cơ dọc phía ngoài. Trong
cùng là lớp niêm mạc làm nhiệm vụ tiết niêm dịch. Phía trên lớp niêm mạc có

lớp nhung mao luôn rung động để đẩy tế bào trứng hay hợp tử xuống tử cung
làm tổ.
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa Thú Y
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Thị Huyền – TY50A
Cấu tạo ống dẫn trứng (vòi Fallop) gồm có phễu, phần rộng và phần eo.
Phễu mở ra để tiếp nhận noãn và có những sợi lông nhung để tăng diện tích
tiếp xúc với buồng trứng khi xuất noãn. Phễu tiếp nối với phần rộng. Phần
rộng chiếm khoảng 1/2 chiều dài của ống dẫn trứng, đường kính tương đối
lớn và mặt trong có nhiều nếp gấp với tế bào biểu mô có lông nhỏ. Phần eo
nối tiếp sừng tử cung, nó có thành dày hơn phần rộng và ít nếp gấp hơn.
Vai trò cơ bản của ống dẫn trứng là vận chuyển trứng và tinh trùng đến
nơi thụ tinh trong ống dẫn trứng (1/3 phía trên ống dẫn trứng), tiết các chất để
nuôi dưỡng trứng, duy trì sự sống và gia tăng khả năng sống của tinh trùng,
tiết các chất nuôi dưỡng phôi trong vài ngày trước khi phôi đi vào tử cung
2.1.2. Đặc điểm sinh lý sinh dục lợn cái.
2.1.2.1. Sự thành thục về tính.
Khi cơ quan sinh dục của gia súc cái phát triển đến mức độ hoàn thiện,
buồng trứng có bao noãn chín, có trứng rụng và trứng có khả năng thụ thai, tử
cung biến đổi theo, đủ điều kiện cho thai phát triển trong tử cung. Những dấu
hiệu động dục xuất hiện đối với gia súc như vậy gọi là sự thành thục về tính
và sự thành thục về tính thường đến sớm hơn sự thành thục về thể vóc.
Theo A.A Xuxoep (1985) [1] sự thành thục của gia súc được đặc trưng
bởi những thay đổi bên trong và bên ngoài cơ thể, đặc biệt là sự biến đổi bên
trong của cơ quan sinh dục.
Tuỳ thuộc vào từng loài gia súc khác nhau mà thời gian thành thục về
tính khác nhau. Tuổi thành thục về tính của lợn khoảng 6 tháng, giới hạn dao
động từ 4–8 tháng. Theo Trần Tiến Dũng và cộng sự (2002) [11] ở lợn tuổi
thành thục tính là 6–8 tháng.
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa Thú Y
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Thị Huyền – TY50A

Mặt khác, tuổi thành thục tính sớm hơn tuổi thành thục về thể vóc. Vì
vậy để đảm bảo sự sinh trưởng và phẩm chất giống ở thế hệ sau nên cho gia
súc giao phối sau khi đã hoàn toàn thành thục về tính và trước thời gian thành
thục về thể vóc. Tuy nhiên, không nên cho lợn phối giống quá muộn vì nó
ảnh hưởng đến thế hệ sau của chúng. Theo Phạm Hữu Doanh– Lưu Kỳ (1994)
[6] thì tuổi phối giống lần đầu cho lợn cái tốt nhất là lúc 8 tháng tuổi và khối
lượng là ≥ 70 kg hoặc ở 9 tháng tuổi với khối lượng là 80 – 90 kg.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thành thục tính:
* Giống: các giống gia súc khác nhau thì tuổi thành thục về tính cũng
khác nhau, sự thành thục về tính ở những gia súc có tầm vóc nhỏ thường sớm
hơn gia súc có tầm vóc lớn. Các giống lợn nội tuổi thành thục về tính là 4 – 5
tháng, các giống lợn Landrace, Yorkshire tuổi thành thục về tính là 6-7 tháng.
Theo Phạm Hữu Doanh và cộng sự (1985) thì tuổi thành thục tính ở lợn
lai muộn hơn lợn cái nội thuần chủng (Ỉ, Móng Cái ) thường ở tháng thứ 4,
thứ 5 (120 – 150 ngày tuổi). Lợn F
1
thường động dục lần đầu ở 6 tháng tuổi,
lợn ngoại 6 – 8 tháng tuổi.
* Dinh dưỡng và cách thức nuôi dưỡng:
Nguyễn Tấn Anh (1998) [3], cho biết kinh nghiệm từ thực tiễn chăn
nuôi Hoa Kỳ, để duy trì năng suất sinh sản cao thì cần chú ý tới nhu cầu dinh
dưỡng và cách thức nuôi dưỡng. Cho ăn tự do đến khi đạt khối lượng 80-90
kg, sau đó cho ăn hạn chế đến lúc phối giống (ở chu kỳ động dục thứ 2 hoặc
thứ 3).
Hoặc có thể điều chỉnh để khối lượng cơ thể đạt 120 – 140 kg ở chu kỳ
động dục thứ 3 và cho phối giống. Trước phối giống 14 ngày cho ăn chế độ
kích dục, tăng lượng thức ăn từ 1 – 1,5 kg, có bổ sung khoáng và sinh tố chỉ
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa Thú Y
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Thị Huyền – TY50A
trong 14 ngày, sẽ giúp lợn nái ăn được nhiều hơn và tăng số trứng rụng từ 2 –

2,1 trứng / lần động dục / nái.
* Sự kích thích của con đực cũng ảnh hưởng đến tuổi thành thục về tính
của lợn cái hậu bị:
Cách ly lợn cái hậu bị (ngoài 5 tháng tuổi) khỏi lợn đực sẽ dẫn đến làm
chậm trễ sự thành thục so với những lợn cái hậu bị cùng độ tuổi được tiếp xúc
với con đực. Theo Paul Hughes (1996) [1], nếu cho lợn cái hậu bị tiếp xúc với
lợn đực 2 lần/ngày với thời gian từ 15 – 20 phút/lần thì 83% lợn nái (ngoài 90
kg thể trọng) động dục lúc 165 ngày tuổi.
2.1.2.2. Chu kỳ động dục (chu kỳ tính).
Khi gia súc thành thục về tính thì cơ thể con cái đặc biệt là cơ quan sinh
dục có sự biến đổi, đồng thời có rụng trứng, trứng phát triển nhờ quá trình
điều khiển của hocmon thùy trước tuyến yên làm trứng chín và rụng một cách
có chu kỳ, con vật biểu hiện bằng những triệu trứng động dục theo chu kỳ
được gọi là chu kỳ tính (K.Sato và Junichi Mori, 1992).
Chu kỳ tính có sự khác nhau giữa các loài, thời gian kéo dài chu kỳ
giữa các loài cũng có sụ khác nhau. Ở thời gian đầu, do mới có sự thành thục
về tính nên chu kỳ chưa ổn định, phải sau 2 – 3 chu kỳ tiếp sau mới có được
sự ổn định.
Theo Trần Tiến Dũng và cộng sự (2002) [11], lợn động dục không theo
mùa, chu kỳ sinh dục thường 21 ngày, thời gian dao động từ 18 – 22 ngày.
Nguyễn Văn Thành (2002) [13] cho rằng: chu kỳ động dục của lợn liên
quan chặt chẽ với quá trình điều hòa kích tố trong cơ thể, và chịu sự điều
khiển của hệ thống thần kinh thể dịch.
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa Thú Y
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Thị Huyền – TY50A
Chu kỳ động dục là khoảng thời gian giữa 2 lần động dục và nó được
chia làm 4 giai đoạn sau:
a. Giai đoạn trước động dục (preoestrus).
Đây là giai đoạn đầu của chu kỳ sinh dục, nó xuất hiện đầy đủ các hoạt
động về sinh lý, tính thành thục trong đó sự phát triển của noãn bao thành

thục nổi rõ lên bề mặt buồng trứng, buồng trứng to hơn bình thường, các tế
bào của vách ống dẫn trứng tăng sinh, số lượng lông nhung tăng lên. Đường
sinh dục xung huyết, nhu động sừng tử cung tăng, mạch quản trong màng
nhầy tử cung tăng, các dịch nhày ở âm đạo nhiều, niêm dịch cổ tử cung tiết ra,
kích thích cho cổ tử cung hé mở, bộ phận sinh dục phù thũng, niêm dịch ở
đường sinh dục chảy ra nhiều, con vật bắt đầu xuất hiện tính dục. Giai đoạn
này ở lợn dài từ 1–2 ngày.
Tất cả những biến đổi đó tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng vào
đường sinh dục cái để thụ tinh với tế bào trứng.
b. Giai đoạn động dục (0estrus).
Là giai đoạn tiếp theo thường kéo dài từ 2 – 3 ngày. Trong giai đoạn này
những biến đổi về sinh lý so với giai đoạn trước động dục càng rõ hơn. Bên ngoài
âm hộ phù thũng, niêm mạc xung huyết, niêm dịch trong suốt từ âm đạo chảy ra
nhiều. Cuối giai đoạn này tính hưng phấn của con vật cao độ, gia súc ở trạng thái
không yên tĩnh, ăn uống giảm rõ, kêu rống, phá chuồng, đứng ngẩn ngơ, nhảy lên
lưng con khác hay để con khác nhảy lên lưng, đái rắt, thích gần con đực, xuất hiện các tư thế
của phản xạ giao phối. Sau đó khoảng 20h thì trứng mới bắt đầu rụng, thời gian trứng rụng
kéo dài từ 4 – 6h, số trứng rụng mỗi lần từ 8 – 25 trứng hoặc hơn.
Giai đoạn này nếu tế bào trứng ra khỏi buồng trứng gặp tinh trùng và
được thụ thai thì chu kỳ sinh dục sẽ ngừng lại, gia súc cái ở giai đoạn có thai
và đến một thời gian sau khi sinh đẻ xong chu kỳ tính mới xuất hiện trở lại.
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa Thú Y
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Thị Huyền – TY50A
Trường hợp tế bào trứng không được thụ thai thì nó sẽ chuyển sang giai đoạn
sau của chu kỳ.
c. Giai đoạn sau động dục (metoestrus).
Được tính từ khi kết thúc động dục, thường kéo dài từ 3 – 4 ngày, hoạt
động sinh lý bắt đầu lắng xuống, con vật dần trở lại trạng thái sinh lý bình
thường, rồi chuyển sang giai đoạn yên tĩnh làm giảm tiết H.Oestrogen, từ đó
làm giảm hưng phấn thần kinh, ức chế sự tăng và tiết thể dịch, làm cho con

vật trở lên bình thường, chuyển sang giai đoạn yên tĩnh.
d. Giai đoạn yên tĩnh (dioestrus).
Là giai đoạn dài nhất chiếm phần lớn chu kỳ động dục, bắt đầu từ ngày
thứ 4 sau khi trứng rụng và không được thụ tinh, kết thúc sau khi thể vàng
tiêu hủy không còn biểu hiện gì về hành vi sinh dục. Đây là giai đoạn chuyển
giao giữa hai lần động dục. Trong quá trình động dục, nếu trứng được thụ tinh
thì thể vàng tồn tại suốt 2/3 thời gian mang thai và tiết ra Progesteron có tác
dụng an thai, ức chế quá trình rụng trứng, kích thích tuyến vú phát triển. Thời
kỳ yên tĩnh lúc này chính là giai đoạn mang thai và thời kỳ sau đẻ. Ở giai
đoạn nuôi con dưới tác dụng của Prolactin, Oxytoxin, Progesteron…làm cho
quá trình rụng trứng bị đình trệ, hiện tượng động dục không xảy ra. Thường
sau khi cai sữa thì chu kỳ tính dần được khôi phục và xuất hiện trở lại sau cai
sữa 4 – 8 ngày.
Nếu trong quá trình động dục, trứng rụng không được thụ tinh thì thể
vàng chỉ tồn tại được 3 – 10 ngày, sau đó teo đi làm ngừng tiết Progesteron.
Do đó trứng tiếp tục chín và rụng, xuất hiện chu kỳ tính tiếp theo.
Các yếu tố ảnh hưởng tới chu kỳ động dục:
* Yếu tố ngoại cảnh:
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa Thú Y
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Thị Huyền – TY50A
Khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng, mùa vụ, thức ăn…đều ảnh hưởng rõ rệt
đến chu kỳ tính của gia súc cái.
Theo Trần Tiến Dũng và cộng sự (2002) [11], ở lợn chu kỳ sinh dục
trong suốt cả năm nhưng thường khi khí hậu ấm áp thì nó xuất hiện rõ ràng và
đầy đủ các đặc điểm hơn so với điều kiện khí hậu lạnh. Trong điều kiện quá
giá lạnh thì chu kỳ sinh dục có thể ngừng lại hoàn toàn.
Vũ Duy Giảng và cộng sự (1999) [9], trong điều kiện thức ăn thiếu
protein, vitamin, khoáng, chu kỳ tính kéo dài, bao noãn thành thục chậm,
thậm chí có bao noãn quắt lại.
* Yếu tố thần kinh – thể dịch:

Quy luật và đặc điểm của chu kỳ sinh dục chịu sự điều khiển của hệ
thần kinh trung ương. Tất cả các kích thích bên ngoài và trong cơ thể như: khí
hậu, nhiệt độ, ánh sáng, chế độ nuôi dưỡng quản lý, tác động xoa bóp, mùi vị
con đực, tình trạng cơ quan sinh dục và các bộ phận khác của cơ thể đều ảnh
hưởng trực tiếp đến chu kỳ tính một cách phản xạ theo phương thức thần kinh
– thể dịch.
Ngoài ra, hệ thần kinh thực vật cũng có tác động đến chu kỳ sinh dục.
Khi thần kinh giao cảm hưng phấn thì sẽ ức chế chu kỳ sinh dục. Còn khi thần
kinh phó giao cảm hưng phấn thì lại kích thích chu kỳ động dục.
Tuyến yên có tác dụng trực tiếp lên cơ quan sinh dục cái. Nếu cắt bỏ
tuyến yên, noãn bao không phát triển, tế bào trứng không rụng, thể vàng
không hình thành, buồng trứng bị teo và các kích tố của buồng trứng cũng
không được hình thành.
2.1.2.3. Sinh lý quá trình mang thai.
1. Khái niệm hiện tượng có thai.
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa Thú Y
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Thị Huyền – TY50A
Có thai là một hiện tượng sinh lý đặc biệt của cơ thể cái, nó được bắt
đầu từ khi trứng được thụ tinh cho đến khi sinh đẻ xong.
2. Thời gian có thai.
Trong thực tế, sự có thai của gia súc được tính ngay từ ngày phối giống
lần cuối. Thời gian có thai phụ thuộc vào những điều kiện và các yếu tố khác
nhau. Nó dài hay ngắn tùy theo loài, giống gia súc, tuổi gia súc mẹ, lứa sinh
sản, trạng thái dinh dưỡng, sức khỏe…
Theo Đặng Đình Tín (1986) [17], Trần Tiến Dũng và cộng sự (2002)
[11], ở lợn thời gian có thai xê dịch trung bình là 110 – 118 ngày,thời gian có
thai trung bình là 114 ngày.
3. Quá trình phát triển của phôi thai.
Quá trình phát triển của bào thai có thể chia ra làm ba thời kỳ:
* Thời kỳ thứ nhất – thời kỳ trứng: Thời kỳ này bắt đầu từ khi tế bào

trứng được thụ tinh đến khi hình thành nang phôi – túi phôi.
* Thời kỳ thứ hai – thời kỳ phôi thai: Là thời kỳ hình thành nhau thai, hình
thành các tế bào và các cơ quan hệ thống của cơ thể. Ở gia súc lớn từ ngày thứ 11 – 40.
* Thời kỳ thứ ba – thời kỳ bào thai: Là thời kỳ cuối phôi thai cho đến
khi sinh đẻ. Là giai đoạn phân hóa những kết cấu cực tiểu của tế bào và cơ
quan, là thời kỳ bào thai phát triển nhanh.
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa Thú Y
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Thị Huyền – TY50A
4. Sự điều hòa thần khinh – thể dịch ở thời kỳ mang thai.
Điều hòa sự phát triển của bào thai và đảm bảo sự thống nhất trong các
hoạt động chức năng giữa cơ thể mẹ và bào thai là một quá trình phức tạp do
sự điều tiết thần kinh – thể dịch.
Điều tiết thần kinh: bắt đầu từ lúc thụ thai thì trong vỏ não xuất hiện
vùng hưng phấn trội để tiếp nhận những biến đổi hóa học và cơ học từ các
điểm thụ cảm ở tử cung, do đó đảm bảo được các điều kiện cần thiết cho sự
phát triển của phôi thai như: niêm mạc tử cung phát triển, mạch máu đến
nhiều, tiết dịch tăng. Hưng phấn tăng cường mạnh nhất ở tháng thứ hai, là
một trong các yếu tố dễ gây sẩy thai ở thời điểm này.
Điều tiết thể dịch: có sự tham gia tích cực của hệ nội tiết. Progesteron là
hocmon an thai, duy trì quá trình mang thai, được sản sinh ở thể vàng và nhau
thai. Ở lợn Progesteron chủ yếu do thể vàng cung cấp, vai trò của nhau thai là
thứ yếu (Nguyễn Xuân Tịnh và cộng sự, 1996, [18] ).
5. Những biến đổi sinh lý chủ yếu khi có thai.
a. Sự biến đổi toàn thân của cơ thể mẹ khi có thai:
Khi gia súc có thai, kích tố của hoàng thể và nhau thai làm thay đổi cơ
năng hoạt động một số tuyến nội tiết khác. Vì vậy hiện tượng ăn uống, trạng
thái dinh dưỡng, quá trình trao đổi chất…của con mẹ được nâng cao cho nên
thời kỳ đầu gia súc có thai thường béo hơn khi chưa có thai.
Theo Vũ Duy Giảng và cộng sự (1999) [9], trong thời kỳ có chửa, lợn
nái tăng từ 15 – 25 kg (không kể các sản phẩm thai, trong đó khoảng 3 – 4 kg

là protein). Nói chung trong thời gian có chửa, lợn mẹ tăng từ 1,2 – 1,3 lần so
với trước khi phối giống.
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa Thú Y
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Thị Huyền – TY50A
Theo Vũ Duy Giảng và cộng sự (1999) [9], quan trọng đối với gia súc
có thai là vitamin A. Nếu thiếu con mẹ có hiện tượng thoái hóa thượng bì âm
đạo và dạ con làm cho khả năng thụ thai kém hoặc nếu con mẹ có thai thì
cũng dễ xảy thai, sát nhau, con đẻ ra yếu. Ngoài ra cần bổ sung thêm vitamin
D, B
1
, B
2
.
Trần Tiến Dũng và cộng sự (2002) [11], trường hợp thiếu caxi và
photpho nghiêm trọng thì gia súc mẹ sẽ bị bại liệt trước khi đẻ, khung xoang
chậu bị lệch hay biến dạng, dẫn tới hiện tượng đẻ khó.
Vũ Duy Giảng và cộng sự (1999) [9], canxi và photpho là 2 nguyên tố
không thể thiếu được đối với gia súc có thai. Nhu cầu canxi là 0,6%, photpho
là 0,5% so với khối lượng vật chất khô khẩu phần.
Bào thai ngày càng phát triển, áp lực xoang chậu và xoang bụng thay
đổi nên ảnh hưởng đến sự hoạt động của hệ tuần hoàn và hô hấp. Nhu cầu
cung cấp oxy của bào thai dần nâng cao ở thời gian có thai kỳ cuối nên tần số
hô hấp của mẹ tăng lên và có khi còn biểu hiện trạng thái thở dốc. Dưới tác
dụng chèn ép cơ học của bào thai kỳ cuối làm thay đổi tuần hoàn vùng xoang
chậu nên gây hiện tượng phù thũng ở hai chân sau. Mặt khác số lần đại tiểu
tiện của gia súc mẹ tăng lên nhưng số lượng mỗi lần ít.
b. Sự thay đổi ở cơ quan sinh dục.
* Buồng trứng:
Khi gia súc có thai, hai buồng trứng to nhỏ không đều nhau. Buồng
trứng phía sừng tử cung có thai thường lớn hơn buồng trứng bên kia. Trên

mặt ngoài buồng trứng xuất hiện thể vàng.
* Tử cung:
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa Thú Y
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Thị Huyền – TY50A
Khi gia súc có thai, toàn bộ tử cung xuất hiện những thay đổi về cấu
tạo, tính chất, vị trí, khối lượng, thể tích…dây chằng tử cung dài ra nên đầu
mút sừng tử cung và buồng trứng được đưa về phía trước và phía dưới, xa vị
trí cũ. Hệ tuần hoàn ở cơ quan sinh dục được tăng cường, lượng máu đến
cung cấp cho niêm mạc tử cung rất nhiều nên niêm mạc được phát triển và
dày lên. Các tuyến tử cung cũng được phát triển mạnh mạnh và tăng cường
tiết niêm dịch. Niêm mạc tử cung hình thành nhau mẹ.
Theo Trần Tiến Dũng và cộng sự (2002) [11], ở lợn mức độ phát triển
và tăng sinh của tử cung phụ thuộc vào số lượng của bào thai và thường là
phát triển ở cả hai sừng. Cuối thời kỳ có thai, khối lượng tử cung ( không kể
thai) nặng tới 2,5 – 6kg, còn tử cung bình thường không có thai nặng 0,2 –
0,5kg.
Vũ Duy Giảng và cộng sự (2002) [5], tử cung bình thường chỉ nặng 0,2
– 0,3kg, khi có thai tử cung lợn mẹ nặng tới 3 – 4kg.
c. Những thay đổi hocmon sinh dục.
Bào thai được phát triển bình thường dưới tác dụng điều hòa của các
hocmon buồng trứng, nhau thai và tuyến yên.
* Nửa thời kỳ đầu có thai: Nhau thai được hình thành và phát triển, tiết
ra Prolan B. Chất này có tính chất giống như LH của thùy trước tuyến yên.
Nó kích thích thể vàng phát triển và tăng tiết Progesteron, làm cho niêm mạc
tử cung phát triển và dày thêm. Nhau thai ngoài việc tiết ra Prolan B, còn tiết
ra Progesteron và Folliculin.
* Nửa thời kỳ sau có thai: Hàm lượng Progesteron giảm dần trong máu.
Ngược lại Follicilin tăng dần đến mức tối đa.
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa Thú Y
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Thị Huyền – TY50A

Cuối thời kỳ có thai, Progesteron giảm rất thấp trong máu. Progesteron
có tác dụng ức chế tử cung co bóp và Follicilin kích thích co thắt tử cung,
thuận lợi cho quá trình sinh đẻ. Trong thời kỳ có thai, nhau thai đã dần thay
thế chức năng nội tiết của thùy trước tuyến yên, tiết ra Prolan A và Prolan B.
Mặt khác, nó còn thay thế buồng trứng tiết ra Progesteron trong nửa thời kỳ
đầu và Folliculin được tiết liên tục càng về sau càng nhiều.
2.1.2.4. Sinh lý quá trình đẻ.
1. Khái niệm đẻ.
Gia súc cái mang thai trong một thời gian nhất định, khi bào thai đã
phát triển đầy đủ, gia súc mẹ đẩy thai ra ngoài cùng với màng nhau, dịch thai.
Quá trình đó gọi là đẻ.
2. Thời gian đẻ của gia súc.
Thời gian đẻ của gia súc được tính từ khi cổ tử cung mở hoàn toàn đến khi
thai ra khỏi cơ thể mẹ và số lượng bào thai ra hết ở những loài gia súc đa thai.
Theo Trần Tiến Dũng và cộng sự (2002 [11], thời gian đẻ của lợn từ 2-6h.
3. Những biểu hiện của cơ thể mẹ trong thời gian gần sinh đẻ.
Quá trình sinh đẻ của gia súc là một quá trình sinh lý bình thường. Cho
nên cuối thời kỳ mang thai gia súc cái có những biểu hiện của quá trình sinh
đẻ, chủ yếu là đường sinh dục và bầu vú.
a. Triệu chứng ở thời kỳ sắp đẻ.
Trước thời gian đẻ 1 – 2 tuần, chất niêm dịch ở cổ tử cung, đường sinh
dục lỏng, sánh dính và chảy ra ngoài. Còn 1 – 2 ngày trước khi gia súc đẻ thì
cơ quan sinh dục bên ngoài có những thay đổi: âm môn to phù, nhão ra và
xung huyết nhẹ, đầu núm vú to, bầu vú căng to, tĩnh mạch vú nổi rõ. Nhiệt độ
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa Thú Y
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Thị Huyền – TY50A
cơ thể thường thay đổi, trước khi đẻ thì nhiệt độ tăng lên cao hơn bình
thường. Bên ngoài gia súc cái có hiện tượng sụt mông.
Theo Trần Tiến Dũng và cộng sự (2002) [11], lợn trước khi đẻ 10 – 15
ngày bầu vú căng. Giữa bầu vú và thành bụng đã phân chia ranh giới rõ ràng.

b. Triệu chứng rặn đẻ.
Khi đẻ gia súc mẹ phải dùng sức đẩy thai cùng với các khí quan trong
đường sinh dục để đưa thai ra ngoài. Sức rặn căn bản là do sự co bóp của tử
cung, sự co bóp này bắt đầu từ sừng tử cung đến thân tử cung, đến cổ tử cung,
kết quả làm mở rộng cổ tử cung.
Nhưng chỉ nhờ vào sức co bóp của tử cung thì không đủ đẩy thai ra
ngoài mà phải nhờ vào sự co bóp của cơ ở bụng, hoành cách mô và toàn thân.
Đó mới là “ rặn” đẻ, mặt khác còn dựa vào sự co bóp của cơ âm đạo, chậu
hông, sức. Khi có triệu chứng đẻ thì tử cung bắt đầu co bóp, ban đầu yếu sau
mạnh dần.
4. Quá trình sinh đẻ.
Quá trình sinh đẻ của gia súc cái do sự co bóp của tử cung, cơ thành
bụng, sức rặn toàn thân, thai, màng nhau thai cùng với nước thai được tống ra
ngoài. Quá trình sinh đẻ được chia ra làm 3 thời kỳ:
a. Thời kỳ mở cổ tử cung.
Thời kỳ này bắt đầu từ khi tử cung có cơn co bóp đầu tiên đến khi cổ tử
cung mở ra hoàn toàn. Tùy từng giống mà biểu hiện bên ngoài không giống
nhau. Ở lợn thường hay đứng nằm không yên, đi đi lại lại trong chuồng và có
triệu chứng cắn ổ.
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa Thú Y
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Thị Huyền – TY50A
Động lực thúc đẩy cho quá trình sinh đẻ là sự co bóp của cơ quan sinh
dục được tiến hành từ mút sừng tử cung đến thân tử cung, đến cổ tử cung và
đến âm đạo, thời gian co bóp có những khoảng cách nên gọi là những cơn rặn.
Con vật xuất hiện cơn rặn đầu tiên trong thời kỳ 1 nhưng nói chung cơn
rặn này yếu về cường độ, thời gian cơn rặn ngắn, thời gian nghỉ giữa hai cơn
rặn lại dài từ 20 – 30 phút, mỗi cơn rặn thường từ 2 – 3 giây. Nếu con mẹ rặn
liên tục thì mạch máu của bào thai chèn ép, tuần hoàn đình trệ, dưỡng khí
cung cấp cho thai thiếu, thai ra chậm có thể bị ngạt.
Cường độ co bóp chuyển từ sừng tử cung xuống thân tử cung, đến cổ tử

cung ra ngoài âm đạo. Nước ở trong tử cung và màng thai dồn ép ra ngoài, cổ
tử cung lúc này đã mở, màng thai đã một phần lọt ra ngoài. Cùng với sức co
bóp của tử cung tăng lên, màng thai tiếp tục chui ra, ép vào cổ tử cung làm
cho cổ tử cung càng mở rộng. Khi cổ tử cung đã mở rộng thì một phần của
thai chui ra, lúc này giữa cổ tử cung và âm đạo không còn ranh giới nữa.
Cùng lúc thai ra ngoài có hiện tượng vỡ ối, màng ối và màng niệu vỡ ra. Thứ
tự màng niệu vỡ trước, màng ối vỡ sau, nước ối và nước niệu đều ra cùng với
màng ối, màng niệu cũng góp phần cho cổ tử cung mở rộng hoàn toàn đồng
thời làm trơn đường sinh dục, cho thai đi ra ngoài dễ dàng.
b. Thời kỳ đẻ hay còn gọi là sổ thai.
Thời kỳ này bắt đàu từ khi cổ tử cung mở hoàn toàn và kết thúc khi thai
lọt ra ngoài. Ở thời kỳ này thai qua cổ tử cung và đi vào âm đạo. Nếu đẻ bình
thường, bộ phận ra trước nhất là đầu và chân. Lúc này gia súc cái bồn chồn,
đứng nằm không yên, có con chân sau đá vào bụng, lưng cong lên mà rặn.
Khi đầu của thai đã đi vào hố chậu, gia súc cái lại nằm xuống. Đặc
điểm là sức co bóp của tử cung trong thời kỳ này mạnh vì thân của thai tiếp
xúc niêm mạc âm đạo, gây ra một ma sát lớn. Trong lúc này gia súc thường
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa Thú Y
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Thị Huyền – TY50A
kêu do bị đau vì dịch ối, dịch niệu chảy ra hết, thân thai lại tiếp giáp vào niêm
mạc âm đạo.
Bào thai đã đi ra đường sinh dục thì tăng kích thích cho cơ co bóp, lực
co bóp lúc này là tổng hợp giữa co bóp của đường sinh dục, sự co bóp của cơ
thành bụng, cơ hoành thành một lực mạnh và được kéo dài.
Trần Tiến Dũng và cộng sự (2002) [11], lợn rặn đẻ khác với loài gia
súc khác, tử cung co bóp đẩy thai theo chiều dọc và co bóp theo từng đoạn.
Sự co bóp bắt đầu từ gốc sừng tử cung, lan dần đến đầu nhọn của sừng tử
cung. Hai sừng tử cung thay nhau co bóp. Trong cơn rặn đẻ lợn thường nằm
nghiêng, cũng có khi đứng lên nhưng lại nằm xuống ngay, màng thai của lợn
không lòi ra ngoài âm hộ, nước ối ít, thai lợn ra từng con một, sau mỗi lần rặn

thường thai lợn ra dễ dàng.
c. Thời kỳ sổ nhau (hay gọi là bong nhau).
Sau khi thai lọt ra khỏi đường sinh dục của gia súc mẹ một thời gian,
con mẹ trở lên yên tĩnh, nhưng tử cung vẫn co bóp và tiếp tục những cơn rặn,
mỗi lần co bóp từ 1,5 – 2 phút, thời gian giữa hai lần co bóp là 2 phút, nhưng
cường độ lúc này yếu hơn.
Sau khi sổ thai khoảng 2 – 3h tử cung co nhỏ lại, thành tử cung dày,
trên bề mặt có nhiều nếp nhăn, bên trong tử cung có nhiều núm nhau. Cơn rặn
lúc này của gia súc cái chủ yếu là đưa nhau thai ra ngoài.
Trong thời gian này tuần hoàn của núm nhau mẹ và núm nhau con đã
giảm nên nhau thai có thể tách ra được. Các nhung mao teo lại, tách núm
nhau mẹ ra khỏi nhau thai. Trong thời gian này tử cung tiếp tục co bóp và thu
nhỏ lại dần thể tích, nhưng màng niệu và màng nhung mao thì không co lại
được nên tử cung đẩy ra ngoài.
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa Thú Y
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Thị Huyền – TY50A
Trong quá trình đẩy màng nhau thai ra ngoài, do đặc tính của tử cung
co bóp từ mút sừng tử cung tới thân tử cung, nên màng nhau thai bong ra sẽ
được lộn trái, phần ở mút sừng tử cung ra trước, sau đó bong dần xuống sừng
tử cung, thân tử cung và ra ngoài.
Thời gian bong nhau thai của gia súc có khác nhau do đặc điểm cấu tạo
của núm nhau con và núm nhau mẹ trên niêm mạc tử cung.
Theo Trần Tiến Dũng và cộng sự (2002) [11], lợn sau khi thai ra hết
toàn bộ, khoảng 10 – 50 phút nhau thai mới ra. Nhau thai của lợn ra chia
thành hai đống, mỗi đống gồm nhau thai của tất cả các thai chứa trong một
sừng tử cung.
Trong sừng tử cung lợn có ít thai thì nhau thai không dính lại như vậy,
mà ra từng cái một, thai sau có thể đẩy nhau thai của thai trước ra. Nếu trong
sừng tử cung lợn có xen kẽ nhiều thai bình thường và thai bị chết khô thì nhau
thai cũng ra thành nhiều đống. Thường những thai chết khô trong sừng tử

cung sẽ ra cùng với nhau thai.
2.2. MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ QUÁ TRÌNH VIÊM
2.2.1. Khái niệm viêm.
Theo Vũ Triệu An và một số tác giả thì viêm là một phản ứng bảo vệ
của cơ thể mà nền tảng của nó là phản ứng tế bào.
Ngày nay người ta cho rằng viêm là một phản ứng toàn thân chống lại mọi
kích thích có hại, thể hiện ở cục bộ mô tế bào (Nguyễn Hữu Nam, 2004).
2.2.2. Hậu quả của phản ứng tuần hoàn và phản ứng tế bào trong viêm.
Phản ứng tuần hoàn và phản ứng tế bào trong viêm đã gây nên các rối
loạn chủ yếu sau:
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa Thú Y
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Thị Huyền – TY50A
2.2.2.1. Rối loạn chuyển hóa.
Tại ổ viêm quá trình oxy hóa tăng mạnh, nhu cầu oxy tăng nhưng vì có
rối loạn tuần hoàn nên khả năng cung cấp oxy không đủ, gây rối loạn chuyển
hóa gluxit, lipit và protit gây ra hiện tượng tăng độ axit, xeton, lipit,
albumoza, polipeptit và các axit amin tại ổ viêm.
2.2.2.2. Tổn thương mô bào.
Các tế bào bị tổn thương tại ổ viêm giải phóng các enzym càng làm
trầm trọng thêm quá trình hủy hoại mô bào và phân hủy các chất tại vùng
viêm, chúng tạo ra các chất trung gian có hoạt tính sinh lý cao và hạ thấp độ
pH của ổ viêm.
Như vậy ngoài tính chất bảo vệ thì tổn thương mô bào còn tạo ra nhiều
chất có hại tham gia vào thành phần của dịch rỉ viêm, chính các chất này đã
góp phần hình thành và phát triển vòng xoắn bệnh lý trong viêm (Nguyễn
Hữu Nam, 2004).
2.2.2.3. Dịch rỉ viêm.
Dịch rỉ viêm là sản phẩm được tiết ra tại ổ viêm bao gồm có thành phần
hữu hình và các chất hòa tan như nước, muối, albumin, globulin, fibrinogen,
bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu có tác dụng tạo vành đai ngăn cản viêm lan. Đặc

biệt là các chất có hoạt tính sinh lý như histamin, serotonin, axetincholin có
tác dụng làm giãn mạch và tăng tính thấm thành mạch gây đau.
2.2.2.4. Tăng sinh mô bào.
Là hiện tượng tăng lên về số lượng các tế bào trong ổ viêm, các tế bào
này có thể từ trong máu tới hoặc các tế bào thại chỗ sản sinh phát triển ra.
Trong quá trình viêm, giai đoạn đầu chủ yếu tăng sinh bạch cầu đa nhân trung
tính. Sự tăng sinh và phát triển của các loại tế bào phụ thuộc vào mức đọ tổn
thương của ổ viêm cũng như tình trạng của cơ thể (Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị
Ngọc Diệp, 1997 [10]).
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa Thú Y
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Thị Huyền – TY50A
2.2.2.5. Các tế bào viêm.
Các tế bào tăng sinh trong ổ viêm được gọi chung là các tế bào viêm,
bao gồm: bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu ái toan, bạch cầu ái kiềm,
bạch cầu đơn nhân lớn. Chúng có chức năng thực bào, ẩm bào hay tạo ra
những kích thích tại các ổ viêm và giữ vai trò quan trọng giúp cơ thể chống
lại sự xâm nhập của các tác nhân lạ từ môi trường.
2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH VIÊM ĐƯỜNG SINH DỤC
Ở LỢN NÁI.
Trên thế giới vấn đề bệnh sinh sản ở gia súc đã và đang được nghiên
cứu một cách toàn diện. Hàng năm các chương trình đào tạo của quốc tế về
sinh sản gia súc thường xuyên được tổ chức tại Trường Đại học Khoa học
Nông nghiệp Uppsala (Thụy Điển), Trung tâm khoa học Quốc tế về Nông
nghiệp Cairo (Ai Cập). Trong nội dung của những khóa học đào tạo này, vấn
đề phương pháp chẩn đoán, phát hiên và điều trị các bệnh sinh sản luôn là nội
dung chính.
Tuy nhiên cho đến nay những tư liệu nghiên cứu về bệnh sản khoa ở
lợn còn rất ít. Và trong những tư liệu nghiên cứu đó, cũng mới chỉ tập trung
vào nghiên cứu bệnh viêm tử cung ở lợn.
2.3.1. Thế giới.

Trong chăn nuôi lợn sinh sản thậm chí cả nuôi lợn thịt, năng suất chăn
nuôi phụ thuộc phần lớn vào năng suất sinh sản trong đó hai yếu tố chính là
độ sai con và độ mắn đẻ. Do vậy, ưu tiên hàng đầu và liên tục của chăn nuôi
lợn sinh sản là tạo ra được nhiều lợn con sinh ra và sống sót cho tới lúc cai
sữa và đòng thời giảm thời gian phi sản xuất của lợn nái nhất là do không thụ
thai. Mục tiêu trên, đòi hỏi sự làm việc cường độ cao ở lợn nái và nhất là cơ
quan sinh sản. Do vậy các cơ quan sinh sản đóng vai trò rất quan trọng quyết
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa Thú Y
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Thị Huyền – TY50A
định năng suất chăn nuôi. Những bất thường của cơ quan sinh sản, nói rõ hơn
là các rối loạn kiểu viêm tử cung, làm năng suất chăn nuôi lợn nái bị ảnh
hưởng (F. Madec, 1995 [8]).
Theo A.Vtrekaxova (1983) [2], trong số các nguyên nhân dẫn tới ít sinh
đẻ và vô sinh của lợn thì các bệnh ở cơ quan sinh dục chiếm từ 5 – 15%.
F.Madec [8], khi tiến hành nghiên cứu bệnh lý sinh thái vào năm 1991
trên số đàn lợn xứ Brơ – ta – nhơ (Pháp) với chủ đề bệnh lý sinh đẻ cho thấy
15% số lợn nái bị viêm tử cung.
Theo F.Madec [8] viêm tử cung thường bắt đầu bằng sốt một vài giờ
sau khi đẻ, chảy mủ ngày hôm sau và bệnh thường kéo dài 48 – 72 giờ.
Theo F. Madec, năm 1987 qua kiểm tra vi thể xứ Brơ – ta – nhơ thấy
26% số lợn nái có bệnh tích viêm tử cung. Ngoài ra 2% số lợn nái có bệnh
tích thoái hóa mô nội mạc tử cung với đặc điểm thành tử cung có cấu tạo sợi
fibrine.
2.3.2. Việt Nam.
Ở Việt Nam một số nhà khoa học thú y đã có những nghiên cứu tổng
kết về bệnh viêm tử cung. Nhưng những tư liệu nghiên cứu về bệnh viêm tử
cung ở lợn nái cũng còn rất ít.
Hồ Văn Nam, Nguyễn Văn Thanh (1999) [[12], bệnh viêm tử cung ở
đại gia súc nói chung là một quá trình bệnh lý phức tạp được thể hiện dưới
nhiều thể khác nhau. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới hiện

tượng rối loạn sinh sản, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của gia súc
cái sinh sản.
Theo Nguyễn Văn Thành (2002) [13], viêm tử cung là một hội chứng
thường xuất hiện trên lợn nái sau khi sinh. Lợn nái viêm tử cung sẽ bị tổn
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa Thú Y
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Thị Huyền – TY50A
thương lớp niêm mạc. Từ đó gây ảnh hưởng sự tiết Prostagladin F

và làm
xáo trộn chu kỳ động dục làm tăng tình trạng chậm sinh và vô sinh. Trong đó,
biểu hiện chậm động dục khi xảy ra sẽ làm giảm sức sinh sản của lợn nái,
giảm số vòng quay lứa đẻ trong năm. Ngoài ra, phải tốn chi phí thuốc điều trị,
phải loại thải sớm lợn nái do chậm động dục làm giảm hiệu quả kinh tế của
trại chăn nuôi.
Lê Xuân Cương (1986) [5], lợn nái chậm sinh sản do nhiều nguyên
nhân. Trong đó, tổn thương bệnh lý sinh dục tỷ lệ đáng kể. Cùng với nhận
định trên, Lê Minh Chí, Nguyễn Như Pho (1984, 1992) cho rằng: khi lợn nái
đẻ khó cần áp dụng các thủ thuật ngoại khoa. Nhưng sau đó thì niêm mạc
đường sinh dục có thể bị tổn thương gây viêm tử cung.
Nguyễn Xuân Bình (2005) [4], bệnh viêm tử cung xảy ra ở những thời gian
khác nhau. Nhưng bệnh xảy ra nhiều nhất vào thời gian sau khi đẻ 1 – 10 ngày.
Viêm tử cung là một trong nhiều tổn thương đường sinh dục trên lợn
nái sau khi sinh. Khi có dịch tiết và dịch lẫn mủ chính là biểu biện của viêm
tử cung (Nguyễn Văn Thành, 2002 [13])
Cũng theo Nguyễn Văn Thành (2002) [13], có nhiều nguyên nhân gây
viêm tử cung như: dinh dưỡng, tuổi, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe chăm sóc,
quản lý, vệ sinh, tiểu khí hậu chuồng nuôi…Nhưng nguyên nhân chính luôn
hiện trong tất cả các trường hợp là do vi sinh vật, nguyên nhân khác sẽ làm
giảm sức đề kháng của cơ thể hoặc tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập và
phát triển để gây nên các triệu chứng.

Đồng thời cũng có nhiều tác giả đã có những tổng kết về tỷ lệ mắc bệnh
viêm tử cung ở lợn:
Bùi Thị Tho và cs (2002) [16] lợn Yorshire, Landrace trong giai đoạn
nuôi con mắc bệnh viêm tử cung chiếm tỷ lệ 15%, do chữa chạy kịp thời nên
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa Thú Y
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Thị Huyền – TY50A
khỏi 100%, song đã ảnh hưởng đến sức khỏe của lợn nái, phần lớn là do
những trường hợp đẻ khó dẫn tới viêm tử cung.
Nguyễn Văn Thành (2002) [13] lợn nái sau khi sinh có chứng viêm tử
cung chiếm tử cung chiếm tỷ lệ 42,4%. Viêm tử cung trên nhóm thuần chiếm
25,48%, trên nhóm lai chiếm 50,48%. Viêm tử cung xảy ra cao nhất là lứa 1
và lứa 2. Tỷ lệ chậm động dục ở nhóm lợn bị viêm tử cung cao nhiều hơn so
với nhóm lợn không bị viêm tử cung.
Theo Nguyễn Văn Thanh (2003) [15], tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở
đàn lợn nái ngoại hướng nạc đang được nuôi tại các địa phương vùng đồng
bằng châu thổ sông Hồng là tương đối cao (7,1%) và có sự khác nhau giữa
các địa phương. Bệnh viêm tử cung thường tập trung ở những lợn nái mới đẻ
lứa đầu và những lợn nái đã đẻ nhiều lứa.
Theo Trần Tiến Dũng (2004) [7], bệnh viêm đường sinh dục ở lợn chiếm tỷ lệ
cao từ 30 – 50%, trong đó cơ quan ngoài chiếm 20%, còn lại 80% là viêm tử cung.
Theo Trần Tiến Dũng (2004) [7], tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ ở lợn nái
ngoại cũng cao từ 1,82 – 23,33%.
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa Thú Y

×