ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HOÀNG VĂN NGHINH
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NHIỄM BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP
TRÊN ĐÀN LỢN TỪ SAU CAI SỮA ĐẾN XUẤT BÁN VÀ
THỬ NGHIỆM MỘT SỐ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo :
Chính quy
Chuyên ngành :
Thú y
Khoa :
Chăn nuôi Thú y
Khóa học :
2010 – 2014
Thái Nguyên – 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HOÀNG VĂN NGHINH
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NHIỄM BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP
TRÊN ĐÀN LỢN TỪ SAU CAI SỮA ĐẾN XUẤT BÁN VÀ
THỬ NGHIỆM MỘT SỐ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo :
Chính quy
Chuyên ngành :
Thú y
Khoa :
Chăn nuôi Thú y
Khóa học :
2010 – 2014
Giảng viên hướng dẫn :
TS. Trần Văn Thăng
Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên – 2014
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên cũng như trong thời gian thực tập tại trại Nga Đồng, xã Dị
Nậu, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Phọ tôi đã nhận được sự giúp rất nhiệt tình
và quý báu của các thầy cô Ban Giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Chăn nuôi Thú y cùng toàn bộ các thầy cô trong khoa. Nhân dịp này tôi xin
bầy tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến:
Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên.
Ban lãnh đạo, cùng các kỹ thuật viên và công nhân tại trại Nga Đồng.
Cùng tập thể các thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận này đúng thời hạn.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ rất nhiệt tình
của thầy giáo hướng dẫn TS. Trần Văn Thăng. Nhân đây tôi cũng xin bầy tỏ
lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã thường xuyên tạo mọi điều
kiện giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn
thành khóa luận này.
Cuối cùng tôi xin chúc các thầy cô giáo mạnh khỏe, hạnh phúc, đạt nhiều
thành tích trong giảng dạy và nhiều thành công trong nghiên cứu khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Sinh viên
Hoàng Văn Nghinh
LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là khâu cuối cùng của quá trình đào tạo, đóng vai
trò không thể thiếu trong nền giáo dục hiện nay. Trong quá trình thực tập giúp
sinh viên tiếp cận và nắm bắt thực tế sản xuất, củng cố kiến thức đã học, đồng
thời áp dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất, từ đó nâng cao kiến thức chuyên
môn nắm vững các phương pháp nghiên cứu khoa học.
Ngoài ra thực tập tốt nghiệp cũng là thời gian sinh viên rèn luyện, học hỏi
kinh nghiệm của người đi trước, nhằm trang bị những kiến thức chuyên môn,
nghiệp vụ và công tác quản lý sau khi tốt nghiệp ra trường có thể trở thành một
người cán bộ khoa học có trình độ chuyên môn, tay nghề vững vàng.
Xuất phát từ cơ sở trên, theo nguyện vọng của bản thân và sự nhất trí
của Ban Giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Chăn nuôi Thú y - Trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và sự giúp đỡ của trại Nga Đồng - Ban
lãnh đạo xã Dị Nậu, cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy cô, kỹ thuật
trại tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình hình nhiễm bệnh
đường hô hấp trên đàn lợn từ sau cai sữa đến xuất bán và thử nghiệm
một số phác đồ điều trị”
Tuy nhiên, do thời gian thực tập có hạn và trình độ bản thân còn nhiều
hạn chế nên khoá luận tốt nghiệp của tôi không tránh khỏi những thiếu sót,
kính mong được sự bổ sung, góp ý của thầy cô và bạn bè để khoá luận tốt
nghiệp của tôi hoàn thiện hơn.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Kết quả sản xuất của trại năm 2012, 2013 và 2014 6
Bảng 1.2: Lịch phòng bệnh cho đàn lợn thịt 13
Bảng 1.3: Kết quả công tác phục vụ sản xuất 16
Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 48
Bảng 2.2: Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp ở lợn thịt nuôi tại trại Nga Đồng 51
Bảng 2.3: Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp ở lợn theo đàn và theo cá thể 52
Bảng 2.4: Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp của lợn theo lứa tuổi 54
Bảng 2.5: Tỷ lệ mắc mắc bệnh đường hô hấp theo tháng 55
Bảng 2.6: Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp theo tính biệt 56
Bảng 2.7: Tỷ lệ lợn chết do mắc bệnh đường hô hấp 57
Bảng 2.8: Những biểu hiện lâm sàng của lợn mắc bệnh đường hô hấp 58
Bảng 2.9: Bệnh tích của lợn mắc bệnh đường hô hấp 59
Bảng 2.10: Kết quả điều trị bệnh đường hô hấp của 2 phác đồ điều trị 60
Bảng 2.11: Tỷ lệ tái nhiễm bệnh đường hô hấp ở lợn thịt và kết quả điều trị lần 2 61
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
CP : Charoe Pokphand Group
Cs
: Cộng sự
CTC : Chlortetracyline
Đvt
Nxb
:
:
Đơn vị tính
Nhà xuất bản
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên cũng như trong thời gian thực tập tại trại Nga Đồng, xã Dị
Nậu, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Phọ tôi đã nhận được sự giúp rất nhiệt tình
và quý báu của các thầy cô Ban Giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Chăn nuôi Thú y cùng toàn bộ các thầy cô trong khoa. Nhân dịp này tôi xin
bầy tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến:
Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên.
Ban lãnh đạo, cùng các kỹ thuật viên và công nhân tại trại Nga Đồng.
Cùng tập thể các thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận này đúng thời hạn.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ rất nhiệt tình
của thầy giáo hướng dẫn TS. Trần Văn Thăng. Nhân đây tôi cũng xin bầy tỏ
lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã thường xuyên tạo mọi điều
kiện giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn
thành khóa luận này.
Cuối cùng tôi xin chúc các thầy cô giáo mạnh khỏe, hạnh phúc, đạt nhiều
thành tích trong giảng dạy và nhiều thành công trong nghiên cứu khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Sinh viên
Hoàng Văn Nghinh
2.3.3. Nội dung nghiên cứu 46
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu 47
2.3.5. Các chỉ tiêu theo dõi 48
2.3.6. Phương pháp theo dõi từng chỉ tiêu 49
2.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 51
2.4.1. Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp ở lợn thịt tại trại lợn Nga Đồng 51
2.4.2. Tỷ lệ có biểu hiện bệnh đường hô hấp ở lợn theo đàn và theo cá thể 52
2.4.3. Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp theo lứa tuổi ở lợn thịt 53
2.4.4. Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp ở lợn thịt theo tháng 55
2.4.5. Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp theo tính biệt ở lợn thịt 56
2.4.6. Tỷ lệ lợn chết do mắc bệnh đường hô hấp 57
2.4.7. Những biểu hiện lâm sàng và bệnh tích của lợn mắc bệnh 58
2.4.8. Kết quả điều trị bệnh đường hô hấp theo hai phác đồ điều trị 59
2.4.9. Tỷ lệ tái nhiễm bệnh đường hô hấp ở lợn thịt và hiệu quả điều trị lần 2 60
2.4.10. So sánh chi phí điều trị bệnh đường hô hấp của hai phác đồ điều trị . 61
2.5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 62
2.5.1. Kết luận 62
2.5.2. Tồn tại 63
2.5.3. Đề nghị 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 65
II. TÀI LIỆU DỊCH TỪ TIẾNG NƯỚC NGOÀI 66
III. TÀI LIỆU TIẾNG ANH 66
1
Phần 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Trại lợn Nga Đồng là một đơn vị chăn nuôi gia công thuộc Công ty
cổ phần chăn nuôi CP - Việt Nam đóng trên địa phận hành chính xã Dị
Nậu, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Xã Dị Nậu nằm ở phía Nam huyện
Tam Nông, tọa độ địa lý khoảng 21
0
15' vĩ Bắc và 105
0
15' kinh Đông, bên
cạnh đầm Dị Nậu (đầm Nậu), phía Tây Nam giáp xã Giáp Lai, huyện
Thanh Sơn. Phía Đông Nam giáp xã Đào Xá, huyện Thanh Thủy. Phía
Đông Dị Nậu giáp thị trấn Hưng Hóa, phía Bắc và Đông Bắc giáp xã
Hương Nộn, phía Tây Bắc giáp xã Thọ Văn. Nhìn chung đây là một vị trí
khá thuận lợi cho một trại chăn nuôi vì nó xa khu công nghiệp, xa khu dân
cư và đường giao thông chính (cách quốc lộ khoảng 300 m) nhưng vẫn
thuận tiện cho vận chuyển thức ăn và xuất lợn.
1.1.1.2. Điều kiện địa hình, đất đai
Trại nằm trên quả đồi xung quanh là đầm, diện tích tự nhiên của xã là
891,74 ha, cơ cấu sử dụng đất đai của xã như sau :
- Đất nông nghiệp 541,97 ha chiếm 60,78% diện tích tự nhiên gồm:
Đất sản xuất nông nghiệp 537,43 ha.
Đất nuôi trồng thủy sản 3,54 ha.
Đất nông nghiệp khác 1,00 ha.
- Đất phi nông nghiệp 273,28 ha chiếm 30,65% diện tích đất tự nhiên gồm:
Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 0,84 ha.
Đất quốc phòng 0,24 ha.
2
Đất khu công nghiệp 16,26 ha.
Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 0,58 ha.
Đất tín ngưỡng tôn giáo, tín ngưỡng 3,66 ha.
Đất nghĩa trang, nghĩa địa 8,87 ha.
Đất di tích thắng cảnh 0,13 ha.
Đất xử lý, chôn lấp chất thải 0,57 ha.
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 56,01 ha.
Đất phát triển hạ tầng 186,12 ha.
Đất khu dân cư nông thôn 76,49 ha chiếm 8,57% diện tích đất tự nhiên.
1.1.1.3. Điều kiện khí hậu thuỷ văn
Trại chăn nuôi Nga Đồng nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió
mùa. Phân ra làm 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông, chia bốn mùa rõ rệt:
Mùa Hè nóng ẩm mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, lượng
mưa chiếm 85%, nhiều nhất tháng 7, 8. Mùa Đông lạnh, khô, ít mưa, kéo dài
từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Khí hậu của xã Dị Nậu có những đặc trưng sau:
Nhiệt độ trung bình của xã: 21 - 23,3
o
C.
Nhiệt độ cao nhất: 36 - 37
o
C (tháng 6, 7).
Nhiệt độ thấp nhất: 9 - 10
o
C (tháng 11, 12).
Ẩm độ tương đối trung bình/năm: 70 - 85%. Tháng cao nhất là 90%,
tháng thấp nhất là 65%.
Lượng mưa trung bình/năm: 1900 mm.
Với điều kiện khí hậu như vậy nhìn chung thuận lợi cho phát triển cả về
trồng trọt lẫn chăn nuôi. Tuy nhiên, cũng có những giai đoạn điều kiện khí hậu
thay đổi thất thường như hạn hán, mùa Hè có ngày nhiệt độ rất cao (39 - 40
o
C),
mùa Đông có ngày nhiệt độ rất thấp (dưới 10
o
C) ảnh hưởng xấu đến sản xuất
nông nghiệp.
3
* Nguồn nước
Nguồn nước từ chăn nuôi của trại được lấy từ giếng khoan, đảm bảo nước
sạch và đủ nhu cầu sinh hoạt cho công nhân và nước dùng cho lợn trong trại
ngay cả mùa Hè oi bức. Nguồn nước cho trồng trọt được lấy từ ao cá và tận dụng
nước tự nhiên.
1.1.1.4. Điều kiện giao thông
Cơ sở chăn nuôi nằm trong xã Dị Nậu nơi chỉ có hơn 5 km đường dải
nhựa, khu vực xã không có đường quốc lộ chạy qua. Tuy nhiên đây là một vị
trí khá thuận lợi cho một trại chăn nuôi vì nó xa khu công nghiệp, xa khu dân
cư và đường giao thông chính (cách quốc lộ khoảng 300 m) nhưng vẫn thuận
tiện cho vận chuyển thức ăn và xuất lợn.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Trại có vị trí thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm
và phân phối con giống.
Từ những năm mới thành lập cơ sở còn nhiều khó khăn, chăn nuôi chủ
yếu là nuôi lợn thương phẩm với số lượng ít, từ khi chuyển sang nền kinh tế
thị trường, cơ sở vật chất của trại được xây dựng hoàn chỉnh hơn và đầy đủ về
phương tiện, dụng cụ thú y trong chăn nuôi. Hàng năm bán ra thị trường gần
5000 con lợn thịt.
Dân cư xung quanh chủ yếu sinh sống với nghề nông nghiệp và buôn
bán, ngoài ra còn có một số hộ gia đình là công nhân viên chức nhà nước.
Nhìn chung tình hình dân trí của các cụm dân cư xung quanh khá tốt nên cũng
là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của trại.
1.1.3. Tình hình sản xuất
1.1.3.1. Tình hình sản xuất của ngành chăn nuôi
Là địa phương có vị trí địa lý, địa hình cũng như khí hậu có nhiều đặc
trưng phong phú cho nên tạo cho Dị Nậu có nền sản xuất nông nghiệp đa
4
dạng với đầy đủ các loại cây trồng, vật nuôi. Xã Dị Nậu đã tập trung chỉ đạo
nhân rộng các mô hình nông nghiệp giá trị kinh tế cao nhằm phát huy tối đa
hiệu quả giá trị sử dụng đất ở địa phương. Đẩy mạnh chương trình chuyển đổi
cơ cấu vật nuôi, cây trồng, theo các mô hình chuyên canh, đa canh, nuôi thủy
sản (lúa + cá + vịt).
Địa phương chăn nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm và con đặc sản. Xong
chủ yếu vẫn là chăn nuôi lợn, gà, ngan, vịt, trâu, bò.
Qua điều tra cho thấy ở Dị Nậu phát triển mạnh chăn nuôi lợn theo mô
hình trang trại, gia trại hiện có 1 trại lợn thịt quy mô 1.200 con/lứa, 1 trại lợn
nái quy mô 600 con nái ngoại, 20 gia trại chăn nuôi lợn thịt quy mô từ 100
đến 500 con/lứa. Hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ trong các gia đình đang thu hẹp
và không phát triển do không có lãi hoặc bị rủi ro do dịch bệnh. Một trại chăn
nuôi gà công nghiệp quy mô 4.000 con/lứa. Cùng với chăn nuôi gia súc, gia
cầm, một mũi nhọn khác của Dị Nậu là nuôi trồng thủy sản. Năng suất thủy
sản trung bình đạt từ 6,2 - 6,5 tấn cá/ha/năm; cho thu nhập từ 75 - 85 triệu
đồng/ha/năm; cao gấp 2,5 đến 3 lần so với cấy lúa. Nhiều hộ đầu tư vốn lớn
cho thu nhập lên tới 100 - 120 triệu đồng/ha/năm.
Riêng trại Nga Đồng chủ yếu nuôi lợn thịt với chất lượng cao nhằm
mục đích nuôi thịt, với mong muốn tăng tỷ lệ nạc, phục vụ cho công tác xuất
khẩu thịt lợn.
Ngoài lĩnh vực sản xuất chính là chăn nuôi lợn, trại còn sử dụng diện
tích ao hồ vào việc chăn nuôi cá thịt, tận dụng chất thải từ chăn nuôi lợn, tận
dụng đất để nuôi gà góp phần tăng thu nhập và tạo việc làm cho công nhân
trong trại. Mỗi vụ thu nhập từ ao cá đạt 100 - 150 triệu đồng/vụ.
1.1.3.2. Tình hình sản xuất của ngành trồng trọt
Ngành trồng trọt được phát triển với nhiều loại cây trồng như lúa, ngô,
sắn, lạc, đậu tương. Nhóm cây ăn quả có nhãn, vải thiều, chuối. Nhìn chung
vẫn tập trung vào các cây nhóm lương thực là chủ yếu.
5
Nhiệm vụ chính của trại Nga Đồng là chăn nuôi cho nên trong những
năm vừa qua việc phát triển ngành trồng trọt chỉ là 1 lĩnh vực phụ. Tổng
diện tích của trại là 3 ha phục vụ chăn nuôi là chủ yếu. Trại triển khai trồng
các loại cây ăn quả, chuối, bưởi, nhãn, ổi, đu đủ, na, khế, các loại rau, các
loại cỏ nhằm xây dựng thành một mô hình sản xuất khép kín, cân bằng
sinh thái.
1.1.4. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của trại chăn nuôi
1.1.4.1. Cơ cấu tổ chức của trại
- Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của trại
Trại có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật giỏi, giàu kinh nghiệm thực
tế, có ban lãnh đạo trại năng động nhiệt tình với công việc. Đặc biệt trại có
một đội ngũ công nhân yêu nghề và đã có nhiều kinh nghiệm trong nghề. Trại
gồm 12 người được cơ cấu như sau:
Quản lý: 1 người.
Kỹ thuật: 2 người.
Phục vụ: 1 người.
Lao động trực tiếp: 8 người.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật của trại
+ Hệ thống chuồng trại.
Khu sản xuất của trại được đặt trên khu đất cao, dễ thoát nước, được bố
trí tách biệt với khu hành chính và hộ gia đình. Chuồng được xây dựng theo
hướng Đông Nam - Tây Bắc, đảm bảo mát về mùa Hè, ấm áp về mùa Đông.
Xung quanh khu sản xuất có hàng rào bao bọc và có cổng vào riêng.
Khu chuồng dành cho chăn nuôi lợn có tổng diện tích 1500 m
2
, hệ thống
chuồng trại với quy mô phù hợp với hướng chăn nuôi công nghiệp, hệ thống
chuồng lồng, nền sàn bê tông cho lợn nái và sàn nhựa cho lợn con, cùng với
máng uống tự động. Chuồng có 8 dãy, chia làm 2 khu A và B, đầu chuồng có
hệ thống dàn mát, cuối chuồng có lắp quạt gió, hệ thống che chắn kín đáo tạo
thoáng mát về mùa Hè, ấm áp về mùa Đông. Cuối mỗi ô chuồng đều có hệ
6
thống thoát phân và nước thải. Hệ thống nước sạch được đưa về từng ô chuồng
đảm bảo cho việc cung cấp nước uống tự động cho lợn, mỗi đầu chuồng được
trang bị 1 máy bơm nước tắm cho lợn và nước rửa chuồng hàng ngày. Nhìn
chung khu vực chuồng nuôi xây dựng khá hợp lý, thuận lợi cho việc chăm sóc,
đi lại, đuổi lợn tới các dãy chuồng.
Ngay cạnh khu sản xuất lợn, trại có xây dựng 1 phòng sát trùng, 1 kho
thuốc, 1 phòng kỹ thuật và 1 hội trường nhỏ làm nơi hội họp, học tập cho cán
bộ công nhân viên. Cạnh cổng vào trại là nhà bảo vệ, có lắp hệ thống máy sát
trùng, khi có người, phương tiện xe vào trại đều sát trùng kỹ đề phòng dịch
bệnh lây lan. Tiếp đến là nhà kho chứa cám, 4 phòng ngủ cho công nhân, nhà
bếp và công trình phụ.
Để phục vụ cho sản xuất, trại còn xây dựng một giếng khoan, bốn bể
chứa nước, hai máy bơm nước, đảm bảo cung cấp nước sạch cho sản xuất và
cho sinh hoạt.
+ Các công trình phụ trợ khác
Xung quanh trại có diện tích trồng cây xanh 3.600 m
2
, lưới điện nội trại
1.000 m, biogas xử lý nước thải 200 m
3
. Ao hồ 7.200 m
2
chia làm 4 ao nuôi
cá tận dụng nước thải từ chăn nuôi.
1.1.4.2. Tình hình sản xuất của trại
Bảng 1.1: Kết quả sản xuất của trại năm 2012, 2013 và 2014
Sản xuất ĐVT
2012 2013 2014
Lợn thịt Con 4000 4000 4100
1.1.4.3. Công tác vệ sinh thú y của trại
Tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn theo quy trình tiêm phòng của trại.
Phun thuốc sát trùng chuồng trại, vệ sinh dụng cụ chăn nuôi theo quy
trình vệ sinh thú y.
Chẩn đoán và điều trị một số bệnh mà lợn mắc phải trong quá trình
thực tập.
LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là khâu cuối cùng của quá trình đào tạo, đóng vai
trò không thể thiếu trong nền giáo dục hiện nay. Trong quá trình thực tập giúp
sinh viên tiếp cận và nắm bắt thực tế sản xuất, củng cố kiến thức đã học, đồng
thời áp dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất, từ đó nâng cao kiến thức chuyên
môn nắm vững các phương pháp nghiên cứu khoa học.
Ngoài ra thực tập tốt nghiệp cũng là thời gian sinh viên rèn luyện, học hỏi
kinh nghiệm của người đi trước, nhằm trang bị những kiến thức chuyên môn,
nghiệp vụ và công tác quản lý sau khi tốt nghiệp ra trường có thể trở thành một
người cán bộ khoa học có trình độ chuyên môn, tay nghề vững vàng.
Xuất phát từ cơ sở trên, theo nguyện vọng của bản thân và sự nhất trí
của Ban Giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Chăn nuôi Thú y - Trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và sự giúp đỡ của trại Nga Đồng - Ban
lãnh đạo xã Dị Nậu, cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy cô, kỹ thuật
trại tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình hình nhiễm bệnh
đường hô hấp trên đàn lợn từ sau cai sữa đến xuất bán và thử nghiệm
một số phác đồ điều trị”
Tuy nhiên, do thời gian thực tập có hạn và trình độ bản thân còn nhiều
hạn chế nên khoá luận tốt nghiệp của tôi không tránh khỏi những thiếu sót,
kính mong được sự bổ sung, góp ý của thầy cô và bạn bè để khoá luận tốt
nghiệp của tôi hoàn thiện hơn.
8
+ Chủ trại hoặc quản lý trại: Nhận lợn và ghi cân.
+ Kỹ sư: Giám sát quá trình giao nhận lợn và hướng dẫn trại tách lợn
yếu lợn bệnh.
+ Công nhân: Xuống lợn, cân lợn, bắt lợn, tách lợn yếu lợn bệnh,
lùa lợn vào chuồng.
Trong quá trình nhập lợn tất cả mọi người phải mặc quần áo bảo hộ và
đi ủng đã được làm sạch.
- Chuẩn bị dụng cụ
+ Chuẩn bị hệ thống sát trùng: Nhà sát trùng xe, máy phun sát trùng, bể
chữa nước sát trùng được làm sạch và pha thuốc sát trùng.
+ Chuẩn bị khu nhập lợn: Quét dọn sạch sẽ, phun thuốc sát trùng toàn
khu vực nhập lợn.
+ Chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết khác: Biên bản giao nhận lợn con,
giấy, bút, máy tính, cân đồng hồ, cân bàn.
+ Chuẩn bị trong chuồng nuôi: Quét sạch nền chuồng và hành lang, đẩy
sạch máng tắm và xả nước sạch vào để mức nước là 2 phân. Phun sát trùng
toàn chuồng, pha thuốc sát trùng vào bể hoặc chậu sát trùng ở cửa. Lau sạch
máng ăn và máng tập ăn, kiểm tra lại núm uống và áp lực nước. Kiểm tra lại
các lồng úm, thắp bóng đèn các lồng úm trước khi nhập lợn con. Chuẩn bị
thuốc cho nhập lợn con, lau sạch hộp đựng thuốc, kiểm tra lắp mới nhiệt kế.
+ Pha vitamin C chuẩn bị cho lợn con: Rửa thùng pha thuốc trước khi pha,
cho nước sạch và pha vitamin C gói 1kg cho 2000 lít nước.
Bước 3: Khi nhập lợn con
- Phun sát trùng kỹ xe chuyển lợn con, mở cửa thùng xe phun kỹ bên trong.
- Xuống lợn, kiểm tra lại lợn tách những con ốm riêng một khu, cân lại
lợn và ghi lại số cân, kiểm tra lại số lượng lợn.
- Đuổi lợn bình thường vào ô chuồng, đuổi lợn bệnh vào ô bệnh.
9
Bước 4: Sắp xếp lợn trong các ô chuồng
Hai ô cuối cùng dành cho lợn bệnh, ghép ngay những con to khoẻ lên
ở ô trên. Từ trên xuống dưới lợn từ to đến nhỏ, mật độ giảm dần từ ô từ đầu
chuồng tới cuối chuồng.
Bước 5: Chăm sóc lợn con khi mới về trại
- Tập cho lợn con quen dần với máng ăn tự động bằng cách lắc nhẹ cần
gạt cho lợn học lắc, rắc cám vào máng bổ sung cho lợn. Tách những lợn chưa
biết ăn để tập ăn và chăm sóc riêng.
- Pha vitamin C trong bình cung cấp nước uống cho lợn ngay khi vừa
nhập lợn.
Bước 6: Chăm sóc nuôi dưỡng lợn tốt trong suốt quá trình nuôi
- Cho ăn theo đúng khẩu phần ăn của từng lứa tuổi
Tuần tuổi 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tiêu chuẩn ăn 0,15
0,30
0,50
0,60
0,80
1,05
1,22
1,41
1,58
Tuần tuổi 13 14 15 16 17 18 19 20 21
Tiêu chuẩn ăn 1,76
1,82
1,90
2,0
2,09
2,20
2,20
2,20
2,20
Tuần tuổi 22 23 24 25 26 27 28 29
Tiêu chuẩn ăn 2,20
2,20
2,20
2,20
2,20
2,20
2,20
2,20
- Vệ sinh chuồng nuôi ngày 2 lần đảm bảo nền chuồng sạch và khô
- Đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho từng lứa tuổi
Tuần tuổi 3 4 5 6
nhiệt độ thích hợp 33
o
C - 34
o
C
32
o
C - 33
o
C
31
o
C - 32
o
C 30
o
C - 31
o
C
Tuần tuổi 7 8 - 20 20 - xuất bán
nhiệt độ thích hợp 29
o
C - 30
o
C 29
o
C - 28
o
C 27
o
C - 28
o
C
10
+ Khi nhiệt độ chuồng nuôi tăng cao hơn nhiệt độ cho phép: Bật giàn
mát để hạ nhiệt độ, nếu nhiệt độ chuồng vẫn cao hơn nhiệt độ tiêu chuẩn thì ta
bật thêm quạt hút tăng quạt từ từ điều chỉnh cho nhiệt độ thích hợp.
+ Khi nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ tiêu chuẩn giảm số lượng quạt dần dần
theo từng đơn vi quạt nhỏ sau đó mới tắt giàn mát. Khi mùa Đông ta thắp thêm
bóng úm cho lợn và che giàn mát lại, che từ 50 - 80% tuy thuộc vào nhiệt độ và
gió bên ngoài.
- Trong quá trình nuôi các phương tiện vào trại phải đi qua hố sát trùng và
phun sát trùng kỹ các phương tiện. Công nhân, kỹ sư trước khi vào chuồng nuôi
phải tắm sát trùng và nhúng ủng vào hố sát trùng. Thứ 2 và thứ 6 hàng tuần vệ
sinh, rắc vôi xung quanh chuồng nuôi và phun thuốc sát trùng trong và ngoài
chuông nuôi. Thứ 3 và thứ 7 hàng tuần thay nước sát trùng trước chuồng nuôi.
1.1.5. Đánh giá chung
1.1.5.1. Thuận lợi
Xã Dị Nậu, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ có điều kiện tự nhiên cũng
như xã hội thuận lợi cho ngành nông nghiệp phát triển mạnh, đặc biệt có bộ
máy Đảng chính quyền, các ngành đoàn thể hoạt động tốt có nề nếp, đoàn kết
thống nhất cao. Nhân dân cần cù chịu khó sáng tạo, biết tiếp thu các tiến bộ
khoa học vào sản xuất, trình độ dân trí khá. Là xã anh hùng trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ và là địa phương có truyền thống cách mạng.
Về trại Nga Đồng, được sự quan tâm, tạo điều kiện và có chính sách hỗ
trợ đúng đắn của các ngành, các cấp có liên quan như: Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Trung tâm khuyến nông, Chi Cục thú y, Công ty cổ phần chăn
nuôi CP Việt Nam, UBND xã, nên tạo điều kiện cho sự phát triển của trại.
Ban lãnh đạo trại có năng lực, nhiệt tình, năng động, có đội ngũ cán bộ
kỹ thuật giỏi, đội ngũ công nhân nhiệt tình, có kinh nghiệm lâu năm trong
11
nghề, toàn bộ cán bộ công nhân viên trong trại là một tập thể đoàn kết, có ý
thức trách nhiệm cao và có lòng yêu nghề.
Trại được Công ty quan tâm đầu tư cấp kinh phí để xây dựng lại toàn
bộ hệ thống chuồng trại, chuyển toàn bộ sang nuôi lợn bằng chuồng lồng, phù
hợp theo hướng chăn nuôi công nghiệp, tạo điều kiện cho trại mở rộng quy
mô sản xuất trong những năm tới.
Hệ thống đường giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển thức ăn,
nhập lợn và xuất lợn.
Kinh tế của địa phương chủ yếu là làm thủ công nghiệp và làng nghề,
đa số dân trí có trình độ cao.
1.1.5.2. Khó khăn
Hệ thống lưới điện kém, xuống cấp nghiêm trọng. Về tỷ lệ hộ nghèo
còn cao, một bộ phận nhân dân trình độ còn thấp.
Trại nằm giữa địa bàn đông dân, thời tiết diễn biến phức tạp nên khâu
phòng trừ bệnh gặp nhiều khó khăn. Diễn biến dịch bệnh và thời tiết năm 2014
phức tạp làm chi phí phòng bệnh và chữa trị tăng lên, ảnh hưởng tới giá thành.
Do đặc điểm sản xuất của ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn
nuôi lợn nói riêng là ngành có chu kỳ sản xuất dài, tốc độ quay vòng vốn
chậm nên lâu hồi vốn. Mặt khác để đầu tư cho một kỳ sản xuất đòi hỏi một
lượng vốn tương đối lớn, trong khi đó kinh phí đầu tư cho sản xuất còn hạn
hẹp, trang thiết bị thú y còn thiếu và chưa đồng bộ.
1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất
1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian thực tập, tôi đã căn cứ vào
kết quả điều tra cơ bản, trên cơ sở phân tích những thuận lợi và khó khăn của
trại tôi đã đề ra một số nội dung công tác như sau.
- Tham gia nuôi dưỡng chăm sóc đàn lợn.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Kết quả sản xuất của trại năm 2012, 2013 và 2014 6
Bảng 1.2: Lịch phòng bệnh cho đàn lợn thịt 13
Bảng 1.3: Kết quả công tác phục vụ sản xuất 16
Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 48
Bảng 2.2: Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp ở lợn thịt nuôi tại trại Nga Đồng 51
Bảng 2.3: Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp ở lợn theo đàn và theo cá thể 52
Bảng 2.4: Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp của lợn theo lứa tuổi 54
Bảng 2.5: Tỷ lệ mắc mắc bệnh đường hô hấp theo tháng 55
Bảng 2.6: Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp theo tính biệt 56
Bảng 2.7: Tỷ lệ lợn chết do mắc bệnh đường hô hấp 57
Bảng 2.8: Những biểu hiện lâm sàng của lợn mắc bệnh đường hô hấp 58
Bảng 2.9: Bệnh tích của lợn mắc bệnh đường hô hấp 59
Bảng 2.10: Kết quả điều trị bệnh đường hô hấp của 2 phác đồ điều trị 60
Bảng 2.11: Tỷ lệ tái nhiễm bệnh đường hô hấp ở lợn thịt và kết quả điều trị lần 2 61
13
mát về mùa Hè dựa vào nhiệt độ môi trường để tăng số lượng quạt và bật giàn
mát khi nhiệt độ cao hơn nhiệt độ cho phép, không để chuồng trại ẩm ướt,
theo dõi tình hình sức khỏe của đàn lợn.
1.2.3.2. Công tác vệ sinh thú y
Vệ sinh chăn nuôi là một trong những khâu quan trọng quyết định tới
thành quả chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều vấn đề như vệ sinh chuồng
nuôi, vệ sinh đất, nước và môi trường xung quanh trại… Hiểu được tầm
quan trọng của vệ sinh, nên trong suốt quá trình thực tập, tôi luôn phối hợp
với công nhân viên tiến hành vệ sinh:
- Định kỳ vệ sinh môi trường xung quanh chuồng trại như: Khơi thông
cống rãnh, phát quang bụi rậm, rắc vôi bột trong chuồng, diệt động vật mang
mầm bệnh: Ruồi, chuột từ đó ngăn chặn dịch bệnh xảy ra.
- Hàng ngày, tôi cùng công nhân vệ sinh chuồng trại, tẩy rửa sàn chuồng.
- Công tác phòng bệnh
Với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”đã cho ta thấy tầm quan
trọng của công tác phòng bệnh. Trong đó công tác tiêm phòng vắc xin cho đàn
lợn đóng vai trò chủ chốt trong công tác phòng bệnh. Tiêm vắc xin cho đàn gia
súc sẽ tạo thành miễn dịch đặc hiệu chủ động trong cơ thể chúng để chống lại sự
xâm nhập của mầm bệnh (virus, vi khuẩn), tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Tiêm phòng các loại vắc xin: Tai xanh, dịch tả lợn, lở mồm long móng.
Thời gian tổ chức tiêm phòng thường vào buổi sáng khi thời tiết mát mẻ,
công tác chuẩn bị và tiêm phòng được thực hiện một cách nghiêm túc, cẩn thận.
Bảng 1.2: Lịch phòng bệnh cho đàn lợn thịt
TT
Loại bệnh Thời gian tiêm Loại vắc xin Liều lượng
1 Tai xanh 4 tuần tuổi Amervac PRRS 2ml/con
2 Dịch tả 5 và 9 tuần tuổi Aftopor 2ml/con
3 Lở mồm long móng 7 và 11 tuần tuổi
Colapest 2ml/con
14
- Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh
+ Công tác chẩn đoán
Chẩn đoán kịp thời và chính xác là việc làm hết sức quan trọng,
mang lại hiệu quả điều trị cao, giúp cho con vật nhanh chóng hồi phục,
giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian dùng thuốc. Do vậy, giảm thiệt hại kinh tế
cho người chăn nuôi.
Hàng ngày, tôi cùng với cán bộ kỹ thuật của trại theo dõi, quan sát tất cả
các ô chuồng, phát hiện những biểu hiện bất thường. Khi mới mắc bệnh, lợn
không biểu hiện triệu chứng điển hình, thường thấy con vật ủ rũ, ăn ít hoặc bỏ
ăn, sốt, lười hoạt động.
Do vậy, để chẩn đoán chính xác không chỉ dựa vào những biểu hiện
bên ngoài, mà còn cần phải dựa vào kinh nghiệm thực tế của cán bộ kỹ thuật.
+ Công tác điều trị
Trong thời gian thực tập tại trại, đây là dịp quan trọng để tôi thực hành
những gì đã được học tại nhà trường. Chúng tôi đã tiến hành điều trị và thu
được những kết quả như sau:
• Bệnh tiêu chảy ở lợn
Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở lợn giai đoạn sau cai sữa có thể
là: E. coli, Rotavirus. Ngoài ra các yếu tố stress do quản lý, chăm sóc nuôi
dưỡng (mất đi nguồn sữa mẹ, thay đổi thức ăn, chuồng trại, trộn bầy ) là
nguyên nhân vô cùng quan trọng dẫn đến tiêu chảy trên lợn sau cai sữa. Ở giai
đoạn cai sữa, lợn con mất đi sự bảo vệ từ sữa mẹ, cộng với tác động của các
yếu tố stress nên sức đề kháng với bệnh bị suy giảm, tạo cơ hội để vi khuẩn
Escherichia coli gia tăng phát triển và gây tiêu chảy sau cai sữa.
Trong quá trình theo dõi chúng tôi đã phát hiện được 181 con lợn có
biểu hiện:
+ Lợn mệt mỏi, ủ rũ, kém ăn có khi bỏ ăn, có trường hợp sốt.
+ Ỉa chảy liên tục, phân xám hoặc vàng xám, mùi khắm dính bết đầy
quanh hậu môn, đuôi, khoeo chân, sàn chuồng hay thành chuồng.
15
+ Da khô, lông xù, nhợt nhạt.
Chúng tôi xác định đây là bệnh tiêu chảy ở lợn và điều trị bằng một
trong những phương pháp sau:
+ Nor 100: 1ml/8 - 10kg thể trọng/ngày.
+ Norflox: 1ml/10 - 20kg thể trọng /ngày.
Tiêm bắp thịt liên tục 3 - 5 ngày, kết hợp với Anagine - C hoặc Glucose
- C và điện giải. Kết quả 180 con khỏi bệnh đạt 99,44%.
• Bệnh viêm khớp
Đặc điểm: Viêm khớp là yếu tố gây què ở lợn. Các yếu tố khác gây què
ở lợn gồm liên quan đến mất cân bằng dinh dưỡng hoặc thiếu chất, những tổn
thương ở chân do chấn thương, thoái hóa xương và các thay đổi khớp. Bệnh
làm ảnh hưởng đến chất lượng thân thịt khi xuất chuồng, gây thiệt hại kinh tế
cho người chăn nuôi, đồng thời bệnh làm cho lợn tăng trọng kém và giảm số
lượng lợn con sau cai sữa trong đàn.
Nguyên nhân: Streptococcus suis là vi khuẩn gram +, Streptococcus suis
gây viêm khớp lợn cấp và mãn tính ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường gây ra
trên lợn con 1 - 6 tuần tuổi, bệnh được phân loại như một phần của hội chứng
“yếu khớp” kết hợp với viêm rốn.
Do con vật cọ xát vào thành ô chuồng gây tổn thương khớp hoặc có
thể do ảnh hưởng của một số loại thuốc trong quá trình điều trị bệnh.
Trong quá trình theo dõi chúng tôi thấy 20 con lợn có biểu hiện như:
+ Lợn bị què, đi lại khó khăn, lười vận động hoặc không vận động, lợn
ăn uống kém.
+ Khớp sưng to, đỏ, nóng.
Các triệu chứng trên cho thấy, đây là bệnh viêm khớp, đã tiến hành
điều trị bằng một trong hai loại kháng sinh sau:
+ Vetrimoxin 1ml/8kg thể trọng/ngày tiêm bắp
Kết quả: 16 con khỏi bệnh, tỷ lệ đạt 80%.
16
• Bệnh ghẻ
Nguyên nhân: Thường do ký sinh trùng Sacroptes scabiei suis sống ký sinh
trên da gây ra. Nhẹ chỉ gây ngứa, nặng thì làm tổn thương da, phổ biến là ở 2 tai lợn.
Đặc điểm: Đây là bệnh ký sinh trùng dưới da của lợn do loại ghẻ ngứa
Scarcoptes suis gây nên, kèm theo viêm da mãn tính với triệu chứng ngứa, hình
thành các nếp nhăn và vẩy dầy. Chúng đào hang dưới da, ăn tế bào biểu bì và dịch tế
bào, ở nơi ghẻ đào hang có biểu hiện ngứa, da bị đỏ, thân nhiệt tăng. Thường thấy
biểu hiện trên ở vùng da quanh mắt, má và tai, sau đó lây qua vùng lưng, bụng và các
phần khác. Nếu không điều trị kịp thời da sẽ dầy lên, mất đàn tính dễ vỡ và bị dồn
thành nếp, lông rụng dần, dẫn đến da bị sừng hoá. Đôi khi quan sát thấy bị ghẻ toàn
thân, trong trường hợp này lợn giảm ăn, gầy, chậm lớn, có khi chết do nhiễm trùng.
Chúng tôi thấy có 10 con lợn ở các lứa tuổi khác nhau có biểu hiện trên
và đã dùng Ivermectin liều 1ml/5kg thể trọng, kết hợp với tắm ghẻ cho con
bệnh và những con cùng ô chuồng bằng Sibasil, thấy hiệu quả tương đối tốt.
Có 7 con khỏi bệnh hoàn toàn đạt 70%.
Bảng 1.3: Kết quả công tác phục vụ sản xuất
Nội dung
Đơn vị
tính
Số lượng
Kết quả
Số lượng Tỷ lệ (%)
1. Công tác chăn nuôi Sống
Con 400 392 98
2. Công tác thú y
2.1. Tiêm phòng bằng vắc xin
An toàn
Tai xanh Liều 600 600 100
Dịch tả Liều 1130 1130 100
Lở mồm long móng Liều 1130 1130 100
2.2. Điều trị bệnh Khỏi
Bệnh tiêu chảy Con 181 180 99,44
Bệnh Viêm khớp Con 20 16 80
Bệnh Ghẻ Con 10 7 70
3. Công tác khác Đạt yêu cầu
Phẫu thuật Apxe Con 4 4 100
Phẫu thuật Hecni Con 7 7 100
Thiến lợn đực Con 13 13 100
17
1.3. Kết luận và kiến nghị
1.3.1. Kết luận
Trong thời gian thực tập tại trại lợn thịt Nga Đồng, với sự giúp đỡ tận
tình của Ban lãnh đạo trại và cán bộ kỹ thuật cùng công nhân trại, thầy giáo
hướng dẫn, em đã có điều kiện được tiếp xúc với thực tế sản xuất và nâng cao
kiến thức về thực tế, rèn luyện tác phong làm việc tốt. Mặc dù kết quả đạt
được chưa cao nhưng bước đầu hình thành kinh nghiệm cho bản thân.
Về chuyên môn: Cần học hỏi kiến thức về chuyên môn nhiều hơn và
sâu hơn nữa, đặc biệt là những tiến bộ khoa học kỹ thuật, phải cố gắng bám
sát cơ sở, mô hình trang trại.
Về công tác quản lý tổ chức: Để làm tốt công tác kỹ thuật người cán bộ
không những cần giỏi về chuyên môn, vững tay nghề mà còn cần phải có
trình độ tổ chức thực hiện công việc. Cụ thể phải biết vận động công nhân, bà
con nông dân tiếp thu thực hiện tốt các chủ trương, chính sách vì phát triển
nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng.
Vậy mỗi sinh viên sau khi ra trường phải nắm chắc về chuyên môn và có
khả năng tổ chức quản lý tốt.
1.3.2. Kiến nghị
Xuất phát từ tình hình thực tế của trại, qua phân tích, đánh giá và bằng
những hiểu biết của mình, tôi có một số đề nghị nhằm nâng cao hiệu quả chăn
nuôi của trại như sau:
- Trại chăn nuôi cần thêm các trang thiết bị hiện đại hơn để phục vụ cho
công sản xuất tốt hơn.
- Nên cách ly lợn ốm ngay khỏi đàn lợn khi con vật có những dấu hiệu
bệnh đầu tiên.
- Cần thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ hơn khâu vệ sinh chăn nuôi
cũng như quy trình phòng bệnh.
- Việc sử dụng kháng sinh cần có kế hoạch hơn, tránh sử dụng bừa bãi.
- Trại cần có những chính sách khuyến khích tinh thần làm việc có
trách nhiệm của công nhân hơn nữa.