Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

đề cương ôn tập ngữ văn 11 học kỳ i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.19 KB, 51 trang )

VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
A, Đề 01: Phân tích đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” (Trích: Thượng kinh kí sự- Lê Hữu
Trác)
I, Mở bài
- Giới thiệu những nét chính về tác giả: Lê Hữu Trác là một danh y đồng thời là một nhà
văn, nhà thơ. Sự nghiệp của ông được tập hợp trong cơng trình “Hải thượng y tơng tâm
lĩnh”. Tác phẩm gồm 66 quyển, biên soạn trong 40 năm, vừa mang giá trị y học - là cơng
trình nghiên cứu y học xuất sắc nhất trong thời trung đại của Việt Nam, vừa mang giá trị văn
học sâu sắc.
- Giới thiệu đoạn trích: “ Vào phủ chúa Trinh” là một đoạn trích trong tác phẩm Thương
kinh ký sự của danh y Lê Hữu Trác. Đoạn trích là một bức tranh sinh động về quang cảnh và
cung cách sinh hoạt trong phủ Chúa, đồng thời thấy được một nhân cách cao đẹp của danh y
Hải Thượng lãn ông Lê Hữu Trác và nghệ thuật viết kí sự bậc thầy của ông.
II, Thân bài
1, Quang cảnh nơi phủ Chúa:
a, Phủ chúa là một chốn thâm nghiêm, kín cổng cao tường, vơ cùng xa hoa, tráng lệ.
- Từ cửa sau để đến được nơi ở của chúa phải qua rất nhiều lần cửa, với “những dãy hành
lang quanh co nối tiếp nhau”.
- Thiên nhiên: hài hòa, thơ mộng. Trong phủ chúa, khắp “đâu đâu cũng là cây cối um tùm,
chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương”.
- Kiến trúc: xinh đẹp, lộng lẫy, tráng lệ…
+ Phủ chúa có điếm “Hậu mã qn túc trực”, một cơng trình kiến trúc kiểu cách, biểu thị cho
chốn tráng lệ, xa hoa. Điếm được làm bên hồ, có “những cái cây lạ lùng và những hịn đá kì
lạ”, với những cái “cột và bao lơn lượn vịng”.
+ Nhưng khơng chỉ có vậy, qua “cửa lớn” sau điếm Hậu Mã, đi theo hành lang phía tây,
người đọc cịn thấy được hai cơng trình kiến trúc to lớn và uy nghi khác. Đó là nhà “Đại
đường” (hay cịn gọi là Quyền bồng) và Gác tía. Cả nhà “Đại đường” và “Gác tía” đều là
những nơi xa hoa, lộng lẫy, “thật là cao và rộng” và ánh lên ánh sáng hào nhoáng của sơn
son thếp vàng.
- Đồ vật: từ mâm vàng, chén bạc, đến những vật như kiệu của vua chúa, đồ nghi trượng, bàn
ghế, sập, võng, cột,... hết thảy đều là những thứ nhân gian chưa từng thấy.


- Đồ ăn: toàn những của ngon, vật lạ cũng là “chưa tùng thấy trong nhân gian”.
- Lộng lẫy, xa hoa nhất trong phủ chúa phải kể đến nội cung, nơi ở của cha con thế tử.
+ Nội cung của thế tử là một chốn thâm cung.
+ Đường đi: từ ngoài đi qua năm, sáu lần trướng gấm, tối om, “khơng thấy cửa ngõ gì cả”.
+ Quang cảnh: “nệm gấm”, “màn là”, “đèn sáp” lấp lánh, “ghế rồng sơn son thếp vàng”,
“xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt”.
- Sự giàu sang của phủ chúa khiến tác giả cũng phải ngỡ ngàng mà thốt lên: “Cả trời Nam
sang nhất là đây”. Vốn sinh trưởng trong một gia đình quan lại...
b, Phủ chúa là chốn uy quyền tối thượng.
- Tất cả những gì thường thấy chỉ xuất hiện trong cung vua thì nay đều hiện diện ở phủ chúa.
Trong phủ chúa, chúa được gọi là thánh thượng, lệnh chúa ban xuống được xem là thánh
chỉ, ngọc thể của chúa được gọi là thánh thể,... Mọi đồ nghi trượng, các chức quan đều giống
như ở chốn cung đình.
- Muốn đến phủ chúa phải có thánh chỉ, có thẻ mới được vào.
- Phủ chúa có cả một “guồng máy” phục vụ đông đúc, tấp nập... (giảng văn)
1


- Lời nói: kính cẩn, lễ phép và khơng được phạm vào lệ “kị húy”. (Thánh thượng đang ngự ở
đấy, chưa thể yết kiến, hầu mạch Đông cung thế tử, hầu trà,...)
- Khám bệnh cho thế tử phải tuân theo một loạt những phép tắc: Bắt đầu là đứng ở xa chờ
đợi, tiếp đó khi được thế tử cho phép trước khi xem bệnh, thầy thuốc phải quỳ lạy bốn lạy.
Muốn được ngồi bắt mạch và xem thân hình bệnh nhân để chẩn đốn thì cần phải được sự
cho phép của thế tử. Khi xem bệnh xong, trước khi đi ra cịn phải lạy bốn lạy nữa.
Tóm lại: Với việc chọn lọc được những chi tiết đặc sắc, gây ấn tượng mạnh mẽ, tác giả đã
ghi lại trong đoạn trích một bức tranh phủ chúa chân thực, có “hồn” và sống động. Đó là một
chốn cao sang, uy quyền tột đỉnh với cuộc sống hưởng lạc xa hoa. Bức tranh phủ chua cũng
là bức tranh chân thực về cuộc sống của giai cấp trống trị VN trong những năm chế độ
phong kiến đang suy tàn.
2. Vẻ đẹp con người LHT: Vẻ đẹp của một lương y giỏi, có kiến thức y học uyên thâm,

giàu kinh nghiệm, có lương tâm và y đức cao quý; Vẻ đẹp của một nhân cách thanh cao,
khinh thường danh lợi quyền quý, thủy chung với mong ước được bạn bạn cùng thiên nhiên,
trọng nếp sống thanh đạm, giản dị nơi quê nhà. Thể hiện:
* Thái độ, tâm trạng của tác giả trước cuộc sống nơi phủ chúa.
Thấy rõ cảnh giàu sang, lộng lẫy nơi phủ chúa nhưng tỏ ra dửng dưng trước cuộc sống
vương giả ở đây và khơng đồng tình với nó: một cuộc sống quá đầy đủ tiện nghi, xa hoa
nhưng lại thiếu khí trời và khơng khí tự do.
*Thái độ, tâm trạng của tác giả khi kê đơn cho thế tử.
- Sự khác nhau trong cách chữa bệnh cho thế tử của các vị thầy thuốc khác và quan Chánh
đường với LHT.
+ Cách chữa bệnh của các vị thầy thuốc khác và quan Chánh đường là “có bệnh thì trước hết
phải đuổi bệnh. Khi đã đuổi cái tà đi rồi thì hãy bổ, thì mới là các phép đúng đắn nhất”.
+ LHT lí giải căn bệnh của thế tử là do “ở trong chốn màn che, trướng phủ, ăn quá no, mặc
quá ấm nên phủ tạng yếu đi (...) nguyên khí đã hao mịn, tồn thương q mức. Đó là căn
bệnh có nguồn gốc từ cái xa hoa, no đủ, hưởng lạc trong phủ chúa. Bệnh từ trong mà phát ra,
do nguyên khí bên trong khơng vững mà âm hỏa đi càn. Cho nên cách chữa không phải là
“công phạt” mà là “khơng bổ thì khơng được”.
- Diễn biến tâm trạng:
+ Đưa ra những luận giải hợp lí và có thể chữa trị hiệu quả ngay căn bệnh của thế tử nhưng
nếu chữa khỏi ngay bị danh lợi ràng buộc, không thể “về núi”. Để tránh được chuyện này,
ông đã nghĩ đến “phương thuốc hịa hỗn”, chữa bệnh cầm chừng, vơ thưởng vơ phạt.
Nhưng nếu làm thế thì lại trái với y đức, trái lương tâm, phụ lịng ơng cha. Hai suy nghĩ này
giằng co, xung đột nhau. Cuối cùng, lương tâm, phẩm chất trung thực của người thầy thuốc
đã chiến thắng. Tác giả đã gạt sang một bên sở thích cấ nhân để làm tròn trách nhiệm và
lương tâm người thầy thuốc. Khi đã quyết, ơng dám nói thẳng và chữa thật căn bệnh của thế
tử. Ông kiên quyết bảo vệ quan điểm của mình dù ý kiến đó khơng đồng thuận với ý kiến
của các lương y và quan Chánh đường.
 Chân dung một nhân cách trong sạch giữa dòng đục của cuộc sống nơi phủ chúa.
3, Nghệ thuật.
Nghệ thuật viết kí sự chân thực và sắc sảo:

- Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực.
- Tả cảnh sinh động.
- Đan xen tác phẩm thơ ca tạo cho tác phẩm đậm chất trữ tình.
- Tạo nhiều chi tiết đặc sắc.
Có thể nói tới Lê Hữu Trác, thể kí văn học đích thực ra đời.
2


III, Kết luận
- Khái quát lại nội dung.
- Mở rộng vấn đề
B, Một số đề văn khác.
II, Đề bài
1, Đề 01:
Từ hình tượng nhân vật “tơi” trong đoạn trích, anh (chị) có suy nghĩ gì về nhân cách, khí tiết
của một số kẻ sĩ thời phong kiến. Theo anh (chị), nhân cách đó có thể giúp ích được gì cho
con người trong cuộc sống hiện nay khi đất nước tiến lên hiện đại hoá, hội nhập cùng thế
giới?
2, Đề 02
Từ hình tượng nhân vật “tơi” trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”, anh chị có suy nghĩ gì
về người thầy thuốc hiện nay?
3, Đề 03
Trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”, theo anh (chị) chi tiết nào là đặc sắc nhất. Hãy viết
lời bình cho chi tiết này trong một đoạn văn ngắn.
II, Hướng dẫn:
1, Đề 01:
* Nhân cách, khí tiết của một số kẻ sĩ thời phong kiến qua hình tượng nhân vật “tơi” trong
đoạn trích.
- Khinh thường danh lợi, quyền quý, yêu thích tự do, trọng nếp sống thanh đạm, hồ mình
cùng thiên nhiên.

+ Khơng mảy may dung động trước tiền tài lợi lộc dù cuộc sống giàu sang, hưởng thụ đang
nằm trong tầm tay.
+ Không những thế còn tỏ thái độ khinh thường cảnh giàu sang, quyền q.
- Là những người có đức độ, lương tâm. Vì người khác sẵn sàng chịu khổ, sẵn sàng hi sinh
sở thích của riêng mình.
* Tác động của vẻ đẹp nhân cách ấy đối với con người ngày nay.
- Giúp con người khơng vì tiền tài, danh vọng mà lãng qn tất cả.
- Có tác dụng tích cực trong việc giáo dục tinh thần “tương thân tương ái” trong xã hội ngày
nay.
2, Đề 02:
* Vẻ đẹp của lương y Lê Hữu Trác.
Có tài, có tâm, có y đức.
* Người thầy thuốc trong xã hội hiện nay.
- Những mặt tích cực:
+ Về tài năng
+ Về y đức
- Những mặt tiêu cực.
+ Chạy theo đồng tiền mà lãng quên y đức.
+ Vô tâm, vô cảm,...
3, Đề 03
Chi tiết: Thế tử - một đứa bé ốm yếu, bệnh tật – ngồi chễm chệ trên sập vàng để cho thầy
thuốc – một cụ già – quỳ dưới đất lạy bốn lạy, rồi cười và ban một lời khen “Ông này lạy
khéo” là một trong những chi tiết đặc sắc nhất của đoạn trích.
- Nó cho ta thấy quyền uy tối thượng nơi phủ Chúa.
- Biến tất cả những lễ nghi trong phủ chúa thành một trò hề.
3


TỰ TÌNH (II)
Đề 01: Cảm nhận về bài thơ “Tự tình”

I, Mở bài
Trong lịch sử văn học Việt Nam, HXH là một hồn thơ độc đáo: nhà thơ nữ viết về phụ
nữ, trào phúng mà đậm chất trữ tình, đậm đà bẳn sắc đân gian, tục mà thanh. Sáng tác của
XH gồm cả chữ H và chữ N được tập hợp trong tập “Lưu hương kí”, ngồi ra có trên dưới
40 bài thơ Nôm nữa cũng được tương truyền là của bà. Nổi bật lên trong sáng tác của XH là
tiếng nói thương cảm của nữ sĩ đối với người phụ nữ, là lời khẳng định, đề cao vẻ đẹp và
khát vọng hạnh phúc của họ trong xã hội xưa. Và trong thế giới nghệ thuật vô cùng độc đáo
ấy, “Tự tình (II)” là bài thơ tiêu biểu nhất. Nằm trong chùm thơ tự tình gồm ba bài, được
sáng tác khi nữ sĩ đã bước vào cuộc đời làm lẽ, bài thơ đã thể hiện tâm trạng vừa buồn tủi,
vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của nhà thơ.
Đồng thời, tìm hiểu tác phẩm ta cũng thấy được tài năng nghệ thuật bậc thầy của nữ sĩ.
II,
1, Hai câu đề:
* Câu 01:
Khung cảnh nhân vật trữ tình xuất hiện:
+Thời gian: “đêm khuya”, khoảng thời gian tâm tư con người sâu lắng nhất. Trong cơ đơn,
đối diện với chính mình, NVTT cảm nhận được đầy đủ nhất, sâu sắc nhất, thấm thía nhất,
cảnh cơ đơn, nỗi bất hạnh của chính bản thân mình.
+Khơng gian: mênh mơng, vắng lặng càng làm tăng thêm nỗi cô đơn, trống vắng của NVTT.
- Cảm nhận của nhân vật trữ tình: nghe thấy tiếng trống cầm canh từ xa vọng lại văng vẳng
nhưng lại dồn dập, liên hồi. “Trống canh dồn” không chỉ báo hiệu bước đi dồn dập, vội vã,
gấp gáp của thời gian mà còn thể hiện tâm trạng rối bời, buồn bã của nhân vật trữ tình, một
con người ln khao khát tình u, hạnh phúc mà phải chịu cảnh sống cô đơn. Thời gian vật
lí đã hịa cùng thời gian tâm lí.
*Câu 02: nỗi đau đớn, xót xa, cay đắng, bẽ bàng của nhà thơ trước tình cảnh và duyên phận
của mình.
-Câu thơ có lẽ là độc đáo vào bậc nhất của thơ xưa khi viết về người phụ nữ sử dụng thơ
Đường.
-Nói về nhan sắc của mình mà dùng hai từ “hồng nhan”, có lẽ nhân vật trữ tình đã tự ý thức
được mình là một người phụ nữ có tài năng, nhan sắc. Nhưng ý thức được không phải để

sung sướng, tự hào mà trái lại, càng thêm ngậm ngùi cay đắng. Nhờ sự cách kết hợp từ độc
đáo của XH, ta thấy được nhan sắc con người thật mỉa mai, rẻ rúng biết bao. Thật là mỉa mai
khi từ “hồng nhan”, từ dùng để chỉ nhan sắc của người phụ nữ lại được kết hợp với từ “cái”,
từ dùng chỉ đồ vật tầm thường. Cụm từ “cái hồng nhan” gợi cho ta một nỗi đau khi người
phụ nữ cùng với nhan sắc của mình đã bị “đồ vật hố”, coi thường, bị người ta khinh
thường, vứt bỏ. Nhưng đâu chỉ có thế, khi hạ bút đặt một chữ “trơ” trước “cái hồng nhan”,
nữ sĩ còn nhân lên gấp bội nỗi đau đớn, tủi nhục ấy. Bởi “trơ” là lẻ loi, trơ trọi, mà “trơ”
cũng là phơi ra, bày ra. Phơi ra, bày ra “cái hồng nhan”, thật là bẽ bàng, tủi hổ. Câu thơ sử
dụng nghệ thuật: đảo ngữ, đặt từ “trơ” lên đầu câu, kết hợp với cách ngắt nhịp độc đáo 1/3/3
hiếm thấy trong thơ Đường, càng khiến nỗi đau thêm thấm thía, bi kịch thêm cay đắng, xót
xa. Phải đau, phải tủi hổ, bẽ bàng đến thế nào mới viết nên được một câu thơ như vậy. Bốn
chữ “Trơ cái hồng nhan” đã nén chặt nỗi đau ghê gớm của người phụ nữ về duyên phận, làm
nên cái nét riêng dường như chỉ có ở XH.
4


-Nhưng câu thơ không chỉ cho ta thấy nỗi đau mà còn cho ta thấy bản lĩnh XH. Dù duyên
phận éo le, dù tâm trạng có tủi hổ, bẽ bàng nhưng XH vẫn vững vàng, thách thức với nó. Bởi
“trơ” khơng chỉ là tủi hổ, bẽ bàng mà cịn là thách thức. “Trơ... nước non” là trơ ra, thách
thức với cả nước non, với một không gian rộng lớn. Chữ “trơ” trong trường hợp này đồng
nghĩa với chữ “trơ” trong bài thơ “Thăng Long thành hoài cổ” của Bà Huyện Thanh Quan.
2. Hai câu thực: Bi kịch được nhấn mạnh và khắc hoạ sâu hơn làm cho nhân vật trữ tình
càng thấm thía hơn nỗi đau dun phận.
* Câu 03:
- Trong đêm khuya, sống trong sự cô đơn, trong tâm trạng bẽ bàng, tủi hổ, XH tìm tới rượu
với mong muốn lãng quên hiện thực đau buồn.
- Kết quả: hiện thực đau buồn không những không được lãng quên, mối sầu trong long
không những không được tiêu tan, giải tỏa mà trái lại càng lúc càng trào dâng mạnh mẽ. Bởi
say rồi lại tỉnh, hiện thực chỉ được láng quên trong chốc lát, khi tỉnh lại nỗi đau ấy lại càng
thấm thía hơn.

- Cụm từ “Say lại tỉnh”: một lần nữa cho ta thấy tài năng sử dụng và kết hợp từ ngữ của Bà
chúa thơ Nôm (“lại”: quay lại, lặp ,lại) → cum từ được cấu tạo theo lối khép kín, gợi lên cái
vịng luẩn quẩn, trở đi trở lại, bế tắc trong tâm trạng và số phận XH. Nữ sĩ tìm đến hương
rượu mong muốn được say để quên đi hiện thực nhưng càng say lại càng tỉnh, càng cảm
nhận nỗi đau thân phận rõ ràng hơn.
* Câu 04:
- XH tìm tới trăng nhưng trăng cũng khơng giúp đem lại niềm vui cho nữ sĩ. Thậm chí, cịn
khiến nhà thơ thêm buồn khi soi chiếu vào cuộc đời mình.
→ Câu thơ là ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh. Trăng và người đồng nhất. Đối diện với
đêm khuya, với vầng trăng lạnh, nữ sĩ như chìm ngập trong cô đơn của nỗi đau duyên phận.
Hai câu thơ đa nói rõ hơn thực cảnh và cũng là thực tình của XH.
3. Hai câu luận: ngoại cảnh hòa cùng tâm cảnh. Hình ảnh thiên nhiên cũng chính là hình
ảnh con người.
- Thiên nhiên:
+ Rêu là sinh vật nhở bé, hèn mọn, yếu mềm và chỉ có từng đám nhỏ nhưng cũng khơng
chịu mềm yếu mà nó phải mọc xiên, lại cịn “xiên ngang mặt đất”.
+ Đá chỉ có mấy hịn nhưng không cam chịu sự nhỏ bé mà phải vùng lên vén trời “đâm toạc
chân mây” để hờ, để oán.
→ Thiên nhiên: sức sống mạnh mẽ, không cam chịu số phận mà phẫn uất vùng lên phản
kháng. Sự phẫn uất, phản kháng đó của đá, của rêu cũng chính là sự phẫn uất, phản kháng
trong tâm trạng con người. Nếu như đá kia, rêu kia không cam chịu thân phận hèn kém, yếu
mềm, vươn lên vạch đất, vạch trời mà oán thì nữ sĩ cũng đâu cam chịu một duyên phận ngán
ngẩm trớ trêu, nữ sĩ cũng mạnh mẽ vươn lên phản kháng lại số phận để tìm cho mình hạnh
phúc.
- Nghệ thuật:
+ Sử dụng động từ mạnh “xiên”, “đâm” kết hợp với bổ ngữ “ngang”, “toạc” thể hiện sự
bướng bỉnh, ngang ngạnh.
+ Đảo ngữ
+ Đối
→ Nhấn mạnh hình ảnh thiên nhiên và tâm trạng con người.

- Thể hiện phong cách và tạo nên nét đặc sắc trong thơ XH:
+ Hai câu thơ cho ta thấy đặc điểm cá tính con người XH: bản lĩnh, mạnh mẽ, không chấp
nhận số phận, hoàn cảnh.
5


+ Từ ngữ được sử dụng trong hai câu thơ thể hiện rõ nét những nét riêng trong phong cách
nghệ thuật của bà chúa thơ Nôm. “Xiên ngang”, “đâm toạc” là cách dùng từ “rất XH”. Nữ sĩ
đặc biệt thành công trong việc sử dụng các từ làm phụ ngữ “mỏi mắt dịm”, “rơi lõm bõm”,
“chín mõ mịm”, “khua lắc cắc”, “vỗ long bong”,... những phụ ngữ này góp phần làm cảnh
vật trong thơ XH bao giờ cũng sinh động và căng tràn sức sống, một sức sống mãnh liệt
ngay cả trong những tình huống bi thảm nhất.
4. Hai câu kết:
Như vậy, hai câu luận đã thể hiện sâu sắc bản lĩnh, cá tính của XH. Nhưng dù có gắng
gượng vươn lên thì cuối cùng vẫn là rơi vào bi kịch. Bài thơ khép lại bằng một lời than cho
duyên phận của mình của nhân vật trữ tình trong tâm trạng chán trường, buồn tủi.
* Câu 07:
-Câu thơ bộc lộ rõ tâm trạng chán chường, ngán ngẩm của XH khi ý thức rõ sự trôi chảy của
thời gian, đời người với bao xót xa, nuối tiếc. Trong câu thơ XH đã sử dụng hai từ “xuân” và
hai từ “lại” với các tầng ý nghĩa khác nhau (...) góp phần quan trọng trong việc thể hiện tâm
trạng của nhân vật trữ tình.
-XH ngán lắm rồi “Xuân đi, xuân lại lại”, ngán lắm rồi sự trở lại của mùa xuân, bởi sự trở
lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân. Với nhịp điệu đều đều, dàn trải câu
thơ là một tiếng thở dài ngao ngán, một nỗi chua chát khơn ngi. Hình ảnh “Xn đi, xn
lại lại” gợi cho người đọc về sự ra đi của biết bao mùa xuân, tuổi trẻ tàn phai thế mà tình u
vẫn khơng đến.
-Cơ thiếu nữ XH khao khát tình u, náo nức đón chờ tình u là thế mà cuối cùng cái nhận
được thật là ít ỏi, chẳng đáng là bao. Chỉ là một mảnh tình (vốn đã nhỏ bé)→ (bị) san sẻ →
(trở thành) tí con con (có mà như không). Thủ pháp nghệ thuật tăng tiến được sử dụng trong
câu thơ có tác dụng nhấn mạnh sự nhỏ bé dần, làm cho nghịch cảnh càng éo le hơn, hồn

cảnh càng xót xa hơn. Câu thơ là tiếng thở dài bng xi trước dịng đời của nữ sĩ.
Hai câu thơ được viết ra từ tâm trạng của một con người khi đã mang thân đi làm lẽ nhưng
tầm khái quát lại lớn hơn một hoàn cảnh lấy chồng chung. Nó là nỗi lịng của người phụ nữ
xưa khi hạnh phúc với họ là một chiếc chăn quá hẹp. Họ càng khao khát hạnh phúc thì càng
thất vọng, ước mơ càng lớn thì thực tại càng mỏng manh.
- Nghệ thuật:
+ Thơ Đường luật nhưng mang đậm nét dân tộc, dân gian.
+ Từ ngữ giản dị mà đa nghĩa, giàu sức gợi.
+ Các biện pháp đảo ngữ, đối,... được sử dụng thành cơng
→ in đậm cá tính mà mang phong cách riêng độc đáo của XH.
Bài thơ mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc khi khẳng định quyết tâm vượt lên trên số
phận và khao khát tha thiết, mãnh liệt của người phụ nữ được sống trong hạnh phúc, tình u
dù rơi vào hồn cảnh bi kịch nhất.
2, Hình ảnh người phụ nữ xưa trong bài thơ tự tình (II) của HXH.
a, Số phận bất hạnh.
- Tuy có chồng mà phải sống trong cảnh cơ đơn. Một mình xuất hiện giữa đêm khuya để dãi
bày tâm trạng.
- Có nhan sắc nhưng không được trân trọng mà bị khinh thường, mỉa mai , rẻ rúng.
-Hạnh phúc mà họ nhận được quá nhỏ bé, mỏng manh.
b, Là những con người giàu bản lĩnh.
- Vững vàng, thách thức trước duyên phận.
- Phẫn uất, phản kháng trước số phận của mình.
c, Có gắng gượng vươn lên thì cuối cùng vẫn rơi vào bi kịch.
6


Bài thơ mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc khi khẳng định quyết tâm vượt lên trên số phận
và khao khát tha thiết, mãnh liệt của người phụ nữ được sống trong hạnh phúc, tình u dù
rơi vào hồn cảnh bi kịch nhất.
CÂU CÁ MÙA THU

A, Kiến thức trọng tâm.
1, Nội dung
- Bức tranh phong cảnh mùa thu:
+ Mang vẻ đẹp cổ điển của mùa thu ngàn đời.
+ Điển hình cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam.
- Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến:
+ Tình yêu thiên nhiên tha thiết.
+ Tấm lịng u nước thầm kín nhưng khơng kếm phần sâu sắc.
2, Nghệ thuật
- Nghệ thuật sử dụng từ ngữ.
- Nghệ thuật gieo vần.
B, Các đề luyện tập và gợi ý.
Đề 01: Cảm nhận về bài thơ “Câu cá mùa thu”.
I, Mở bài
1, Cách 1: giới thiệu từ tác giả rồi thu gọn lại đến bài thơ.
- Giới thiệu Nguyễn Khuyến: là một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam thời trung đại.
Sáng tác của ông gồm cả chữ Hán và chữ Nơm với số lượng cịn lại khoảng trên 800 bài
gồm cả thơ, văn, câu đối, nhưng chủ yếu là thơ. Thơ Nguyễn Khuyến nói lên tình yêu quê
hương đất nước, gia đình, bạn bè; phản ánh cuộc sống của những con người cực khổ, thuần
hậu, chất khác; châm biếm, đả kích bọn thực dân phong kiến, đồng thời bộc lộ tấm lòng ưu
ái với dân, với nước. Và bài thơ “Câu cá mùa thu” (Thu điếu) được trích từ chùm thơ viết về
mùa thu gồm ba bài:... là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất trong thế giới nghệ thuật
phong phú ấy của nhà thơ.
-Được sáng tác sau khi nhà thơ đã cáo quan về ở ẩn, bài thơ đã vẽ lên trước mắt người đọc
một bức tranh điển hình cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam, thể hiện tình yêu thiên nhiên,
đất nước tha thiết, tâm trạng thời thế của thi nhân. Đồng thời, qua tác phẩm ta cũng thấy
được nghệ thuật tả cảnh, tả tình và khả năng sử dụng tiếng Việt tài tình của Nguyễn Khuyến.
2, Cách 2:
Khơng biết tự bao giờ, mùa thu đã trở thành đề tài muôn thuở, gần gũi và quen thuộc của thơ
ca. Mùa thu huyền diệu, mùa thu chan chứa yêu thương đã được thể hiện ở tất cả các góc

cạnh khác nhau qua ngịi bút thi nhân. Có khi mùa thu xuất hiện như một cơ gái đáng u
nhu mì và nhút nhát “Em không nghe mùa thu – Lá thu rơi xào xạc – Con nai vàng ngo ngác
– Đạp trên lá vàng khơ”, có khi lại xuất hiện trong tình u rộn rã, vui sướng, vồ vập của
nhân vật trữ tình “Đây mùa thu tới, mùa thu tới – Với áo mơ phai dệt lá vàng”,... để rồi khi
bước vào thơ Nguyễn Khuyến, bước vào thơ của “nhà thơ của làng cảnh Việt Nam”, mùa
thu kiều diễm, hoa lệ ấy đã trở thành một cô thôn nữ dân dã mà say đắm lòng người. Chỉ
bằng một chùm thơ viết về mùa thu gồm ba bài, Nguyễn Khuyến đã thâu tóm được tất cả
những gì là đặc trưng nhất của vẻ đẹp mùa thu vùng ĐBBB.Và trong chùm thơ thu nức danh
ấy, “Câu cá mùa thu” (Thu điếu) là “tiêu biểu hơn cả” và “điển hình hơn cả cho mùa thu của
làng cảnh VN”. Khám phá thế giới nghệ thuật của bài thơ, người đọc khơng chỉ được đắm
chìm vào khơng gian thu rất riêng của vùng ĐBBB mà còn thấy được tình yêu thiên nhiên,
7


đất nước tha thiết, tâm trạng thời thế, thấy được nghệ thuật tả cảnh, tả tình và khả năng sử
dụng tiếng Việt tài tình của thi nhân.
II, Thân bài
1, Bức tranh phong cảnh mùa thu trong Câu cá mùa thu mang vẻ đẹp cổ điển cổ điển
của thơ thu muôn đời.
- Với thi đề, thi liệu: quen thuộc. Đó là vẻ đẹp của thu thủy (nước thu), thu thiên (trời thu).
Chúng ta tưởng chừng gặp lại ý thơ của người xưa “thu thủy cộng trường thiên nhất sắc”. Đó
cịn là các thi liệu thu diệp (lá thu), ngư ông (người câu cá).
- Câu cá mùa thu cũng sử dụng đắc địa bút pháp của thơ cổ điển, lấy cái động để thức dậy
cái tĩnh. Phải là một không gian tĩnh lặng tới mức gần như tuyệt đối mới có thể thấy rõ cái
hơi gợn tí của sóng biếc mặt ao và chút khẽ đưa của là lá vàng. Tĩnh đến độ cả con người và
thiên nhiên cùng như giật mình bởi âm thanh cá đâu đớp động dưới chân bèo.
2, Nhưng cảnh trong câu cá mùa thu đâu chỉ có vậy, nhắc đến cảnh thu trong tác phẩm còn là
nhắc đến một mùa thu “điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh VN”. Hồn quê xứ sở đã
thấm vào hồn thơ để tạo nên một ấn tượng đặc biệt, giống như ta thấy Huế khi nghe điệu mái
nhì, mái đẩy, thấy sông nước Nam Bộ mênh mông khi nghe câu lí, câu hị. Đọc Câu cá mùa

thu, ta thấy ngay trước mắt mình mùa thu nơi ĐBBB với những nét riêng tiêu biểu mà mùa
thu ở những vùng miền khác khơng có được. Với cách đón nhận cảnh thu độc đáo: từ gần
đến cao xa, rồi từ cao xa trở lại gần, (...) Nguyễn Khuyến đã tạo nên một bức tranh mùa thu
với những đặc điểm nổi bật nhất của cảnh thu vùng chiêm trũng Bình Lục, Hà Nam.
a, Một bức tranh mùa thu đẹp, trong trẻo, bình dị, quen thuộc, thanh sơ, dịu nhẹ nhưng cũng
rất đỗi nên thơ.
- Cảnh vật: ao thu, lá vàng, thuyền câu, ngõ trúc, bầu trời, tầng mây,... → những cảnh vật
bình dị, gần gũi, quen thuộc ở làng quê. Cái tài của NK là từ những vật bình dị ấy nhà thơ
đã khám phá ra những vẻ đẹp hết sức nên thơ: cái ao làng bình thường → ao thu nước trong
veo (“Ao thu”, sáng tạo rất mới của Nguyễn Khuyến tạo một cảm giác thơ mộng ngay từ đầu
bài thơ, Cảm nhận từ “trong veo”); sóng trong ao → sóng biếc; lá rụng → lá vàng khẽ đưa
trước gió,...)
- Màu sắc:
+ Màu sắc chủ đạo làm nền cho bức tranh thu ấy là màu xanh: xanh trong của nước, xanh
biếc của sóng, xanh lục của bèo, xanh rợp của trúc,...
+ Và giữa các “điệu xanh” ấy, Nguyễn Khuyến đã điểm xuyết vào một chấm vàng nhỏ của
chiếc lá vàng khẽ bay trước gió và màu trắng của đám mây lơ lửng giữa bầu trời xanh ngắt
làm cho bức tranh thu càng thêm đa dạng. Sự hòa phối về màu sắc của bức tranh đã đạt đến
sự “thú vị” tạo nên một không gian thu xanh mang sắc thu quê.
- Đường nét:
Đường nét được miêu tả trong bức tranh thơ cũng là những đường nét rất riêng, mang vẻ đẹp
nên thơ của mùa thu vùng đồng bằng BB. Đó là những đường gợn của làn sóng ao thu,
những nét uốn lượn của chiếc lá vàng rơi, đó cũng là những đường bao thanh mảnh, quanh
co của rặng trúc và sự lơ lửng của những đám mây giữ bầu trời.
b, Bức tranh phong cảnh mùa thu ấy thật đệp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn.
- Không gian tĩnh lặng, vắng người, vắng tiếng.
+ “Ngõ trúc quanh co, khách vắng teo”
+ Các chuyển động: sóng hơi gợn, mây lơ lửng, lá khẽ đưa → những chuyển động rất nhẹ,
rất khẽ, không đủ tạo âm thanh.
+ Tiếng cá đớp mồi → càng làm tăng sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật.

8


- Sử dụng nhiều gam màu lạnh với độ xanh trong của nước, độ xanh biếc của sóng, xanh
ngắt của trời,... → gợi buồn da diết.
2, Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến (tình thu):
* Một tâm hồn thanh cao, gắn bó, yêu tha thiết cảnh vật quê hương, đất nước.
Đi câu thực chất chỉ là cái cớ để nhà thơ đón nhận cảnh thu, trời thu vào cõi lịng. Khơng có
tình u thiên nhiên tha thiết làm sao nhà thơ có thể viết được về mùa thu hay như thế?
* Một tấm lịng u nước thầm kín nhưng khơng kém phần sâu sắc.
- Không gian: tĩnh lặng và đượm buồn → một tâm trạng không yên, một tâm sự đau buồn
trước hiện tình đất nước của nhà thơ.
+ Những gam màu lạnh: cái buồn hắt hiu của cảnh vật, cái lạnh trong tâm trạng con người.
(Vậy, cái lạnh của trời thu, nước thu đã thấm vào tâm hồn nhà thơ hay chính cái lạnh từ ...
cảnh vật?)
+ Khi tìm hiểu bài thơ, có người cho rằng Từ “vèo” trong câu thơ: “lá...” có phần khơng hợp
lý: lá vàng khẽ đưa trước gió khơng thể có độ “ vèo” khi bay. thực ra điều đó có vẻ khơng
hợp lý ấy lại rất lơ gíc, rất thống nhất tâm trạng. Nó khơng chỉ miêu tả cảnh vật mà còn cho
ta thấy tâm trạng thời thế của thi nhân, một tâm trạng không yên, một tâm sự đau buồn trước
hiện tình đất nước: thời thế thay đổi q nhanh, thống chốc non sơng đã lọt vào tay kẻ thù
mà mình khơng làm được gì để giúp nước, giúp đời. (Tâm trạng NK giống tâm trạng Tản Đà
khi ông viết “Vèo trong lá rụng....
+ Tiếng cá đớp động dưới chân bèo: là tiếng giật thột trong lịng nhà thơ khi ơng ngồi trầm
tư trên mảnh ao làng nghĩ về thời cuộc. Nghe tiếng cá đớp động dưới chân bèo mà tưởng
như tiếng non sông đang gọi mình.
3, Nghệ thuật
- Ngơn ngữ: giản dị, trong sáng đến kì lạ, có khả năng diễn đạt những biể hiện rất tinh tế của
sự vật, những uẩn khúc thầm kín, khó giãi bày trong tâm trạng con người.
- Vần “eo”, tử vận, khó làm được sử dụng rất thần tình, diễn tả khơng gian vắng lặng, thu
nhỏ dần, phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của nhà thơ.

- Nghệ thuật lấy động tả tĩnh,...
Đề 02: “Trong hoàn cảnh đất nước đang bị giặc ngoại xâm, tấm lòng yêu nước phải được thể
hiện cụ thể bằng những hành động chống lại kẻ thù chứ không phải như Nguyễn Khuyến
trong “Câu cá mùa thu” đã không dám đứng lên dùng ngịi bút đánh giặc mà chỉ gửi gắm kín
đáo vào cảnh vật. Hành động như vậy chỉ có thể có ở những kẻ ham sống, sợ chết, khơng có
lịng yêu nước”.
Ý kiến của anh (chị) về nhận xét trên.
BÀI CA NGẤT NGƯỞNG
A, Nội dung bài học
1,Đánh giá chung về bài thơ.
“Bài ca ngất ngưởng” là một tác phẩm kiệt xuất của NCT. Được hồn thành vào năm
Nguyễn Cơng Trứ cáo quan về hưu (1848), bài hát nói nổi tiếng này vừa mang tính chất “hồi
kí” của một cuộc đời nhiều thăng trầm, sóng gió nhưng khơng ít vinh quang, vừa như bức
chân dung tự họa về một cá tính mạnh mẽ, một con người xuất chúng dám lấy cách sống
ngang tàng, ngơng ngạo, trái khốy như một phương diện khẳng định bản ngã, vừa như một
tuyên ngôn cho lối sống phóng khống, tận hưởng những thú vui ở đời, đối lập giữa cá nhân
(những kẻ có tài) với xã hội tầm thường, cổ lỗ.
2,Hình tượng “cái tơi” “ngất ngưởng” của NCT trong bài thơ.
a, Cách sống, lối sống, thái độ sống “ngất ngưởng” của NCT.
9


- Là tạo nên những cái khác thường:
+ là thái độ đề cao bản thân, xem mình cao hơn người khác.
+ là thái độ khinh đời ngạo nghễ.
+ cố tình làm những điều khác thường, trái khoáy để thách thức, trêu ngươi, chọc tức những
người, những gì mình ghét.
(Khác thường: thái độ khác thường, việc làm khác thường, lời nói khác thường).
- Là phát huy tận độ tài năng để phò vua, giúp nước, là coi thường được mất, khen chê.
”Ngất ngưởng” là một lối sống, một cách sống, thái độ sống tích cực của kẻ sĩ quân tử,

đấng trượng phu tuy có pha chút phóng túng nhưng về cơ bản vẫn là vì nước, vì dân.
b,Cơ sở tư tưởng của hình tượng.
-Lối sống “ngất ngưởng” của NCT được hình thành, xuất phát từ chính bản thân của cuộc
sống nhà thơ trước cuộc đời. Sống trong cái thời chế độ phong kiến suy tàn, triều thần có
nhiều phe cánh, lắm kẻ đó kị, xúc xiểm, gièm pha thì Nguyễn Cơng Trứ, một con người vốn
rất có ý thức về tài năng của mình lại đầy nhiệt huyết giúp đời, giúp nước ắt phải tìm cho
mình một lẽ sống riêng, một thái độ sống, một quan niệm sống riêng để chơi ngơng với giới
quan lại bất tài, vơ dụng, để có thể vượt lên trên thói đời đen bạc, đặt mình lên trên cái môi
trường quan lại tầm thường dung tục đang vây bọc lấy ơng.
Vì thế, có thể nói rằng tạo cho mình một lối sống riêng, lối sống “ngất ngưởng” khinh đời
ngạo nghễ, thực chất chỉ là phản ứng của một kẻ sĩ quân tử, một đấng trượng phu trước một
môi trường tầm thường, dung tục để thể hiện bản lĩnh cá nhân của mình và có thể phát huy
được tận độ tài năng giúp nước, giúp đời.
3,Biểu hiện của “cái tôi” “ngất ngưởng” của NCT trong tác phẩm.
a, “Ngất ngưởng” tại triều. (06 câu đầu)
*Biểu hiện
- Kiêu hãnh, tự hào về sự có mặt của mình trên cõi thế; tự đề cao vao trị lớn lao của mình
trong trời đất: khơng có việc gì là khơng phải phận sự của ta.
- Tự khen mình: “ơng Hi Văn tài bộ” một cách tự cao, tự đại, hơn nhiều kẻ khác.
- Nói việc làm quan là tự chui vào lồng (bị giam hãm, mất tự do)  lối nói ngơng (nhà nho
bám quan hãnh diện).
- Khoe tài năng hơn người:...
- Khoe danh vị xã hội hơn người:...
Ngất ngưởng: làm trái với lễ nghĩa khiêm tốn của nhà nho, ngang nhiên khoe tài, khoe trí.
Nhưng đó khơng phải là thói khoe khoang hợm hĩnh mà chỉ là để khoe cái cốt cách tài tử,
phóng túng của mình mà thơi. Và ẩn chứa đằng sau đó là một cái tơi ý thức về tài năng và
danh vị bản thân.
*Vì sao NCT lại cho rằng việc ra làm quan là tự chui vào lồng (vào nơi bị gian hãm,mất tự
do) nhưng lại vẫn ra làm quan.
Làm quan khơng chỉ là vinh mà cịn là nợ.

(Hs cần giải thích để thấy rằng việc NCT ra làm quan khơng chỉ đơn thuần vì danh vị của
bản thân mà quan trọng hơn là vì dân, vì nước).
b,“Ngất ngưởng” khi treo ấn từ quan .
Thể hiện ở việc làm cố tình làm cho chướng mắt để trọc tức, trêu ngươi.
c,“Ngất ngưởng” khi là một hưu quan.
* Lối sống hưởng thụ, khác người.
* Quan niệm sống, thái độ sống coi thường sự được mất, khen chê ở đời.
d, Lời tổng kết cả một đời ngất ngưởng.( ba câu cuối)
10


- Khẳng định mình là một người tài năng, nổi tiếng, hiển hách có thể sánh ngang với Trái
Nhạc, Hàn Tín,...những con người tài năng xuất chúng đời Hán, Tống ở TQ
- Khẳng định mình là một bề tơi trung thành, luôn giữ trọn đạo nghĩa vua tôi.
- Khẳng định: “trong triều...” tức khẳng định trong triều không ai như mình, bằng mình.
Điều đó làm nổi bật sự đối lập giữa NCT với đám quan lại đương thời.
4,Đánh giá lối sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ.
-Trước hết, lối sống ngất ngưởng phải là lối sống của một con người có tài như Nguyễn
Cơng Trứ. Lối sống đó đã tạo ra những sự đối lập với lối sống của xã hội pk lúc bấy giờ:
+Một lối sống ngang tàng, ngông ngạo, phóng khống, tự do đối lập với xã hội tầm thường,
cổ lỗ.
+Một lối sống hưởng thụ, tận hưởng những thú vui ở đời đối lập với xã hội phong kiến nhiều
chế định khắt khe.
+Một lối sống khẳng định cá nhân trong cái xã hội lấy khuôn phép, tôn ti trật tự để xóa nhịa
mọi bản sắc.
Như vậy, lối sống đó nhằm giải phóng con người khỏi mọi ràng buộc để được sống tự do, đề
cao cá tính và khẳng định bản ngã con người, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, góp cho đời
một cách sống chủ động, tự tin, ung dung, thoải mái. Cách sống đó, mới nhìn qua, có vẻ
“ngất ngưởng” thái quá, nhưng nếu đặt vào hồn cảnh xã hội phong kiến lúc đó và vào con
nguời tài hoa – khí phách NCT thì lại thấy hồn tồn hợp lí và rất tự nhiên như vốn nó là

vậy. Như chính ơng đã tự nói về mình một cách đầy bản lĩnh, tự hào:
“Trong triều ai ngất ngưởng như ơng!”
Đó là một sự ý thức sâu sắc về giá trị cá nhân, một tuyên ngôn khẳng định cá tính. Và như
vậy, NCT đã rất hài lịng, thậm chí cịn kiêu hãnh với cái “ngất ngưởng” của mình.
5,Nghệ thuật.
Trong “Bài ca ngất ngưởng” để tạo nên một “cái tôi” ngông ngạo, một lối sống “ngất
ngưởng”, con người cá nhân, tự do Nguyễn Cơng Trứ đã tìm đến thể hát nói, một thể thơ tự
do, phóng khống để khẳng định mình, để tạo nên một “cái tơi”, một lối sống “ngất ngưởng”
trong một bức chân dung tự họa bằng thơ độc đáo, sống động và thú vị.
Tóm lại:
- “Ngất ngưởng” là một phong cách sống có bản lĩnh, có cá tính, trung thực, thẳng thắn, ý
thức rất rõ về bản thân.
- Mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc: giải phóng con người khỏi những ràng buộc để được sống
tự do, đề cao cá tính và khẳng định bản ngã con người.
B,Đề luyện tập.
Đề 01: Phân tích bài thơ “Bài ca ngất ngưởng”.
Đề 02: Học xong tác phẩm bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Cơng Trứ, anh (chị) có suy nghĩ
gì về cách sống của nhà thơ? Theo anh (chị) thế hệ trẻ hơm nay có nên sống theo cách sống
của Nguyễn Cơng Trứ? Lí giải vì sao?
Đề 03: Trong xã hội hiện nay có một số bạn trẻ cố tình tạo cho mình một cách sống khác
thường để khẳng định cái “tơi” cá nhân của mình. Vậy theo anh (chị) họ tạo cho mình một
cách sống như vậy có hợp lí khơng? Hãy so sánh với cách sống “ngất ngưởng” của Nguyễn
Công Trứ để làm sáng tỏ.
Đề 04: “Dù ở trong thời đại nào thì lối sống của Nguyễn Công Trứ trong bài thơ “Bài ca
ngất ngưởng” cũng không thể chấp nhận được. Đó thực chất là lối sống lập dị của một kẻ tự
cao, tự đại, ngông cuồng”. Ý kiến của anh (chị).
Đề 05: Lối sống “ngất ngưởng” của NCT với lối sống lập dị của một số người trong xã hội
hiện nay.
11



BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT
A, Nội dung bài học
I. Khái quát chung về tác phẩm.
“Bài ca ngắn đi trên bãi cát” (Sa hành đoản ca) được CBQ được sáng tác trong những lần
Cao Bá Quát đi thi hội qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng như: Quảng Bình, Quảng Trị.
Mược hình ảnh người đi khó nhọc trên bãi cát, nhà thơ đã thể hiện sự chán ghét con đường
mưu cầu danh lợi mà ông buộc phải theo đuổi và niềm khao khát đổi mới trong hoàn cảnh bế
tắc của xã hội nhà Nguyễn trì trệ, bảo thủ lúc bấy giờ.
II, Hình tượng nhân vật trữ tình.
1, Hình tượng nhân vật trữ tình trong bốn câu đầu
* Hình tượng nhân vật trữ tình trong bốn câu đầu là hình ảnh của người lữ khách đi trên bãi
cát.
- Bãi cát mà khách đang đi: nối tiếp nhau trải dài tới vơ tận. Đó là một khơng gian mênh
mơng tới rợn ngợp, hoang vắng tới vô cùng, không biết đâu là điểm bắt đầu, đâu là điểm kết
thúc. Không gian đó mở ra con đường xa tắp, bất tận, nhiều trắc trở, khó nhọc. Đó là Những
bãi cát, cồn cát trải dài bao la của thiên nhiên miền Trung khắc nghiệt.
- Tình thế:
+ Đi một bước như lùi một bước.
+ Mặt trời đã lặn mà không dừng lại được, vẫn phải tất tả đi.
- Tâm trạng: mệt mỏi, sốt ruột, căng thẳng, buồn nản, cô đơn, lạc lõng, hoang mang. Giọt
nước mắt cho ta thấy rõ tâm trạng bế tắc của người lữ khách.
* Hình ảnh của người lữ khách đi trên bãi cát cũng chính là hình ảnh một con người đi trên
con đường đời mịt mù, chông gai, nhọc nhằn, gập ghềnh, trắc trở trong xã hội phong kiến o
bế, trì trệ, tương lai mù mịt nhưng khơng dừng lại được mà vẫn phải bước đi, bước đi trong
bế tắc và vơ vọng.
2, Hình tượng nhân vật trữ tình trong sáu câu tiếp.
* Khách, nhân vật trữ tình, lí giải ngun nhân vì sao mình lại khơng thể từ bỏ con đường
đầy mịt mù, chông gai, nhọc nhằn, gập ghềnh, trắc trở mà mình đang đi.
- Nguyên nhân thứ nhất (câu 5 – 6): vì khơng những “khơng học được ơng tiên có phép ngủ

kĩ” mà cịn trèo non, lội nước mãi.
Nghệ thuật: sử dụng điển tích. Nhắc lại cách hành sử của người xưa trước thói đời đen bạc
để khẳng định cách hành sử của mình. (Người xưa: Hạ Hầu Ấn nhắm mắt ngủ say là “nhắm
mắt làm ngơ, mặc kệ sự đời, mặc thây kẻ thức” để khỏi nhọc lòng trước những thăng trầm,
trắc trở, rước họa vào thân; CBQ: không học được người xưa, học phép tiên để vừa đi vừa
ngủ, có nghĩa nhà thơ từ chối lối sống đó một cách cao ngạo. Ơng đối lập với hiện thực
nhưng không quy lưng với hiện thực, dù hiện thực đó có đen tối đến mức nào)
NVTT khơng thể từ bỏ con đường mà mình đang đi vì anh ta khơng thể bỏ mặc cuộc đời,
hơn nữa vì cuộc đời thêm một lần nữa anh ta khẳng định sẽ tiếp tục dấn thân vào con đường
đầy chơng gai mà mình đã chọn.
- Ngun nhân thứ hai (bốn câu tiếp): CBQ nêu lí do mấu chốt: sở dĩ ơng khơng thể từ bỏ
được con đường mình đang đi bởi đó là con đường cơng danh, con đường duy nhất để lập
thân thời phong kiến.
Cơng danh là lí tưởng lập thân của tư tưởng Nho giáo và đã trở thành lí tưởng lập thân của
nam nhi thời phong kiến. Dã làm thân nam nhi thì phải khẳng định vị thế tồn tại của mình
giữa cuộc đời, phải phấn đấu để có cơng danh để thi thố tài “kinh bang tế thế”, để thực hiện
lí tưởng” tề gia trị quốc bình thiên hạ” giúp ích cho đời. Đến thời CBQ, lí tưởng này tuy đã
12


lỗi thời và khơng cịn sâu sắc nữa nhưng vẫn là con đường lập thân duy nhất của đấng nam
nhi khi xã hội chưa tìm ra được hướng đi mới tiến bộ hơn. Ta hiểu vì sao mang trong mình
bao nhiêu hồn bão, CBQ đã khơng thể thốt khỏi cái vịng danh lợi tầm thường dù nhà thơ
vơ cùng chán ghét nó.
* Tâm trạng nhân vật khách khi đi trên con đường đời, con đường công danh.
đau đớn, chán nản, tự trách bản thân vì tự mình hành hạ thân xác của mình theo đuổi cơng
danh, khơng học được sự thảnh thơi để xa lánh chốn trần ai.
* Nhận thức của CBQ về công danh và kẻ sĩ đương thời:
-Xưa: cơng danh là lý tưởng đẹp, là cái đích để những người quân tử hướng tới với mong
muốn lập thân, giúp nước, giúp đời.

-Tới thời CBQ: công danh đã bị biến tướng, trong cái thời đảo điên, nó khơng cịn là lý
tưởng đẹp của kẻ sĩ như xưa kia mà đã trở thành một miếng mồi ngon cho kẻ sĩ đương thời
và biến họ thành những kẻ ham danh lợi. Với loại người này, cơng danh có một sức cám dỗ
ghê gớm, nó cũng là một thứ rượu ngon dễ làm say lòng người mà ai cũng cố giành giật lấy
để mưu cầu lợi ích cá nhân bần tiện của mình. Và khi tìm tới cơng danh, đa phần những kẻ
đó đều bị nó cám dỗ trở nên mê muội “nguời say vô số, tỉnh bao người”. Cả một xã hội đang
sống giữa cơn mê và quá hiếm người tỉnh để nhận ra sự nguy hại của nó.
Những trăn trở, suy tư về danh lợi, về kẻ sĩ đương thời đã cho ta thấy sự chán ghét con
đường mưu cầu danh lợi tầm thường của nhà thơ trước sự xuống cấp của khoa cử, học thuật
thời Nguyễn. Đồng thời làm nổi bật vẻ đẹp nhân cách của CBQ.
3, Hình tượng nhân vật trữ tình trong đoạn thơ cuối.
* Đi trên con đường cùng. Đồng nghĩa với nó là con đường đời, đường công danh mà
NVTT đang đi đã lên tới đỉnh điểm của sự bế tắc và cùng đường không lối thốt.
* Tâm trạng nhân vật trữ tình:
+ Băn khăn
+ Bi quan
+ Cùng đường, bế tắc (không thể đi tiếp, khơng thể quay lại), khơng tìm ra lối thốt.
* Câu kết: Lời thức tỉnh, giục giã bản thân của người đi trên cát phải quyết định dứt khốt,
tìm con đường đi mới cho cuộc đời. Câu thơ thể hiện khao khát thay đổi cuộc sống đương
thời, khao khát một sự đổi mới của nhà thơ.
3, Nghệ thuật.
- Nhân vật trữ tình được khắc họa rõ nét ấn tượng nhờ được đặt vào những hình ảnh thơ vừa
mang ý nghĩa tả thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc.
Tóm lại: Bài ca ngắn đi trên bãi cát là khúc ca bi phẫn, u buồn khắc hoạ khá thành cơng hình
tượng một con người cơ đơn nhưng kì vĩ trên bước đường gian trn, mờ mịt đi tìm chân lí.
Người ra đi vừa quả quyết, vừa tuyệt vọng, quên mình vì lí tưởng nhưng bế tắc, hoang mang
vì khơng tìm được lối thốt. Điều đó thể hiện sự phản kháng âm thầm nhưng quyết liệt với
hiện thực xã hội phong kiến thời Nguyễn và lời cảnh bào một sự đổi thay tất yếu trong tương
lai.
THAM KHẢO BÀI “BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT”

Trong số những nhà thơ tài năng và có bản lĩnh ở thế kỉ XIX, CBQ được tơn thờ là
“thánh Quát” (Thần Siêu, thánh Quát). Ông là một nhà thơ lớn, thơ văn của ông bộc lộ thái
độ phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ và chứa đựng những điều khai sáng
có tính chất tự phát, phản ánh nhu cầu đổi mới của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Và nổi
13


tiếng nhất trong những vần thơ độc đáo ấy của ông là tác phẩm “Bài ca ngắn đi trên bãi cát”
(Sa hành đoản ca). Được sáng tác trong những lần Cao Bá Quát đi thi hội qua các tỉnh miền
Trung đầy cát trắng, bài thơ đã bộc lộ sự chán ghét của nhân vật trữ tình đối với con đường
mưu cầu danh lợi tầm thường và niềm khao khát đổi mới cuộc sống trong hoàn cảnh xã hội
nhà Nguyễn “xuống cấp”, mục nát lúc bấy giờ.
Nổi lên từ đầu bài thơ là hình tượng bãi cát dài nối tiếp tới vô tận với không gian rợn
ngợp, hoang vắng tới vô cùng, không biết đâu là điểm đầu, đâu là điểm kết, mở ra một con
đường xa tắp nhiều trắc trở và khó nhọc. Xuất hiện trên bãi cát mênh mơng đó là bóng một
con người nhỏ bé đang bước đi từng bước nặng nề, mệt nhọc. Từng bước chân đi trên cát
dường như trở nên vô nghĩa, thời gian đâu có chờ đợi ai bao giờ:
“Mặt trời đã lặn, chưa dừng được
Lữ khách trên đường nước mắt rơi”
Trong tình thế ấy, trong hồn cảnh ấy thật khơng có gì khó khăn, cực khổ hơn: mặt trời đã
lặn, bóng đêm đã xuất hiện nhưng người lữ khách vẫn bước đi tất tả mà khơng dừng lại
được. Sự khó nhọc, vất vả giữa cồn cát mênh mông và tâm trạng đau khổ của tác giả như
đang bộc lộ hết ra ngoài: nước mắt lã chã rơi. Giọt nước mắt ấy là sự mệt mỏi, căng thẳng,
cô đơn, lạc lõng, hoang mang và buồn nản trong sự bế tắc đến cùng cực của nhân vật trữ
tình. Bãi cát ở đây ngồi ý nghĩa tả thực cịn có ý nghĩa tượng trưng cho con đường đời mịt
mờ xa hút đầy chông gai, trắc trở trong xã hội phong kiến o bế, trì trệ mà con người buộc
phải dấn thân vào. Ngay cả con người trong cuộc hành trình này cũng mang tính biểu trưng.
Đó là con người đi trên con đường đời , đi tìm lí tưởng, mục đích đích thực có ý nghĩa cho
cuộc đời giữa cuộc đời mịt mờ không xác định được phương hướng nhưng không dừng lại
được mà vẫn phải bước đi, dù phải bước đi trong bế tắc, vô vọng.

Vì sao đây? Tại sao “anh ta” vẫn phải bước tiếp rên con đường mà biết trước rằng
khơng có đích đến? Vì “anh ta” khơng học được phép ngủ của ông tiên. Xưa Hạ Hầu Ấn
nhắm mắt ngủ say là “nhắm mắt làm ngơ, mặc kệ sự đời, mặc thây kẻ thức” để khỏi nhọc
lòng trước những thăng trầm, trắc trở, rước họa vào thân nhưng CBQ thì hồn tồn khác, nhà
thơ đối lập với cuộc đời nhưng không quay lưng với cuộc đời, khơng những thế vì cuộc đời
thêm một lần nữa anh ta khẳng định sẽ tiếp tục dấn thân vào con đường đầy chông gai, nhọc
nhằn mà mình đã chọn. Tác giả bán rẻ thời gian và tuổi trẻ của mình chỉ để đi tìm cái đích
đến cho con đường mình đang đi, bởi đó là con đường công danh, con đường duy nhất để
lập thân thời phong kiến, con đường duy nhất để đấng nam nhi thể hiện tài “kinh bang tế
thế” và lí tưởng “tề gia trị quốc bình thiên hạ” giúp nước, giúp đời. Thoạt đầu đọc qua, ta
tưởng như sáu câu thơ tiếp từ câu “Không học được ông tiên phép ngủ... “ có vẻ rời rạc với
bốn câu thơ đầu, nhưng càng đi sâu ta mới thấy được sự liên kết logic chặt chẽ trong từng ý
thơ. Lúc đầu thể hiện tâm sự chán nản của khách, tự giận mình đã phải hành hạ thân xác để
theo đuổi công danh và vế sau là sự lí giải cho những suy nghĩ và hành động ấy.
Xưa nay, cơng danh là lí tưởng đẹp, là cái đích để các kẻ sĩ đương thời hướng tới với
mong muốn lập thân, giúp nước, giúp đời; nhưng thời CBQ đã hằn sâu vào trong tư tưởng
của ông nhận định về sự biến chất trong xã hội đảo điên vì danh lợi, cơng danh khơng cịn là
lí tưởng đẹp xưa kia nữa mà đã trở thành một thứ có sức cám dỗ ghê gớm giống như một thứ
rượu ngon:
“Đầu gió hơi men thơm quán rượu – Người say vô số, tỉnh bao người?”
Công danh đã biến những người quân tử thành những kẻ ham danh, ham tài, tranh
giành, chém giết nhau để mưu cầu lợi ích cá nhân bần tiện của mình; những con người ấy đã
quá mê muội mà khơng có đủ nhận thức để thấy được sự nguy hại của nó. Nói đến đây, tâm
trạng nhân vật trữ tình càng nặng nề, sâu lắng hơn, khách đã nhận ra rõ “cái đen”, “cái bẩn”
14


của con đường công danh một khi bị biến tướng nhưng lại khơng thể dừng chân được. Vì thế
sự đau đớn, chán nản được tăng lên gấp bội lần:
“Bãi cát dài lại bãi cát dài

........................................
Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!”
Trong những câu thơ trên, cách sử dụng nghệ thuật điệp từ của nhà thơ được phát huy
đến cao độ, nhấn mạnh vào suy nghĩ của người đọc về một bãi cát, một con đường dài không
biết đâu là nơi đến. Và giữa cái không gian bao la, hoang vắng ấy đột ngột xuất hiện một câu
hỏi tu từ đầy thắc mắc, lo âu và trăn trở: “Biết tính sao đây?”. Biết tính sao đây khi con
đường cơng danh kia còn mờ mịt, gập ghềnh và chứa đựng biết bao điều đáng sợ. Biết tính
sao đây khi tiến lên là đường cùng và lùi lại cũng là đường cùng:
“Phía bắc... muôn đợt”
Hai câu thơ đã diến tả thật đắc địa tình thế, tâm trạng của người lữ khách khi lâm vào tình
cảnh bế tắc, cùng đường, buộc phải chơn chân giữa những cồn cát mênh mông, giữa không
gian rợn ngợp, chứa chất muôn vàn những điều nguy hiểm. Và như thế, cũng có nghĩa, con
đường đời, con đường cơng danh mà người lữ khách đang đi cũng đã tới bước đường cùng,
khơng lối thốt. Thật đau đớn khi phải cất lên “khúc cùng đồ” khi trong mình vẫn cịn biết
bao khát vọng, ước mơ, vẫn còn bao khát khao được đóng góp sức mình để giúp đời, giúp
nước. Đọc những câu thơ này, ta thấu hiểu được những cảm xúc thấm đẫm nước mắt của
nhà thơ và càng căm giận hơn cái xã hội thối nát, bảo thủ đã kìm kẹp nhân tài, khơng tạo cơ
hội cho họ có điều kiện được giúp nước, giúp đời cho dù họ đã nhận về mình phần thua
thiệt. Về cuối bài, mọi cảm giác khó thở trên gần như tan biến khi nhân vật trữ tình đặt câu
hỏi “ Anh cịn đứng làm chi trên bãi cát”. Câu hỏi đó là gì nếu không phải là một lời thúc
giục, giục giã bản thân của nhân vật trữ tình. Giục giã bản thân mình phải dứt khốt đoạn
tuyệt với con đường cơng danh, với con đường cùng, với “cái bẫy” mà mình đang đi cùng
bao nỗi băn khoăn, phiền muộn để tìm ra một con đường đi mới có ý nghĩa hơn với cuộc
đời. Lời thúc giục ấy cũng cho ta thấy niềm khao khát mãnh liệt, cháy bỏng muốn đổi mới
cuộc sống của nhà thơ. Đây là sự khởi đầu mới của một tư tưởng mới đang hình thành trong
tâm tưởng của con người giàu lòng yêu nước, thương dân CBQ. Cái tư tưởng ấy dù lúc này
mới chỉ bắt đầu mờ nhoà, chưa rõ nét nhưng theo thời gian nó đã được CBQ trả lời dứt khoát
khi đứng lên chống lại triều đình phong kiến nhà Nguyễn chuyên chế sau này. Đứng dưới lá
cờ nghĩa với hai dịng chữ lớn: “Bình Dương, Bồ Bản vô Nghiêu Thuấn – Mục Dã, Minh
Điền hữu Võ Thang” (Ở Bình Dương, Bồ Bản khơng có những ông vua tốt như Nghiêu

Thuấn – Thì ở Mục Dã, Minh Điền có những người chống lại như Võ Thang), sinh mạng
CBQ có thể mất đi, nhưng nhà thơ có thể mãi kiêu hãnh, tự hào khi đã giải quyết được khối
mâu thuẫn lớn đã đè nặng trên cuộc đời mình trong bao nhiêu năm mị mẫm tìm đường mà
chưa tìm ra lối thốt.
“Bài ca ngắn đi trên bãi cát” (Sa hành đoản ca) được xây dựng với hình tượng thơ độc
đáo, mới mẻ, sáng tạo và đa nghĩa vừa mang ý nghĩa tả thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng
sâu sắc biểu lộ sự chán ghét của một người trí thức đối với con đường cơng danh khoa cử
của triều Nguyễn lúc bấy giờ. Nhịp điệu bài thơ cũng góp phần diễn tả thành cơng những
cảm xúc của nhân vật trữ tình và vào việc thể hiện nội dung, truyền tải tư tưởng của tác giả.
Ngày nay, đọc “Bài ca ngắn đi trên bãi cát”, thế hệ trẻ chúng ta càng hiểu thêm và
càng tơn kính hơn tấm lịng yêu nước, yêu dân sắc son của CBQ. Nhìn lại quá khứ, chúng ta
lại càng tin hơn vào tương lai của đất nước khi với mọi người hai từ công danh đã được trả
về đúng với ý nghĩa của nó. Dưới ánh sáng của Đảng, của tư tưởng HCM, những kẻ sĩ, qn
tử, những người có đức có tài khơng cịn phải mị mẫm tìm đường bất cứ lúc nào cũng có thể
15


đem tài đức của mình phục vụ nhân dân, đất nước mà không cần phải băn khoăn, do dự.
Riêng đối với bản thân, học “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” đã cho em hiểu sâu sắc hơn về hai
chữ “công danh”, bài thơ đã giúp em hiểu được làm người phải sống thế nào cho đáng sống.
Vì vậy, trong vườn hoa văn học Việt Nam, với em (và có lẽ với nhiều người), “Bài ca ngắn
đi trên bãi cát”, mãi mãi là một trong những bông hoa thơ đẹp nhất.
Bài viết của học sinh
Nguyễn Thị Vân Anh
lớp 10A3 năm học
2010 -2011.
“Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh, gian
khổ, ở đời này khơng có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức
mạnh để bước qua những ranh giới ấy...”
(Mùa lạc, Nguyễn Khải)

Nếu như một ngày nào đó đứng trước bạn là những con người bị dồn tới bước đường
cùng hay những con người có thể nay mai sẽ trở về với cát bụi, hay bất cứ một người nào,
bạn hãy đọc cho họ nghe những lời này. Lúc đó, khơng chỉ bạn đã làm một việc tốt khi
truyền cho họ một ngọn lửa của niềm tin mà quan trọng hơn là bạn còn tự thắp cho mình
một ngọn lửa của tình yêu cuộc sống!
VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
NĂM 1945.
Chuyên đề 1:
THẠCH LAM VÀ TRUYỆN NGẮN HAI ĐỨA TRẺ
I,Đôi nét về tác giả Thạch Lam và truyện ngắn Hai đứa trẻ.
1,Tác giả Thạch Lam.
-Thạch Lam (1910 - 1942) tên thật là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi thành Nguyễn Tường
Lân, quê gốc ở Quảng Nam nhưng được sinh ra tại Hà Nội. Thuở nhỏ ông sống ở quê ngoại
Cẩm Giàng - Hải Dương, sau khi học xong bậc thành chung ông sống ở Hà Nội viết văn,
làm báo.
-Trên văn đàn văn học Việt Nam trước cách mạng tháng tám, Thạch Lam chưa được xếp ở
vị trí số một nhưng cũng là một tên tuổi rất đáng coi trọng. Ơng là một trong số ít các nhà
văn đương thời khá tự giác về quan điểm nghệ thuật và điều đáng quý hơn là TL có quan
điểm nghệ thuật tiến bộ, lành mạnh. Trong đó, ơng đặc biệt khẳng định chức năng cao quý
của văn chương đối với cuộc sống. Trong tiểu luận Theo giòng, TL viết "Đối với tôi văn
chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại
văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay
đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong
phú hơn". Và ở chỗ khác ông cũng khẳng định: “Thiên chức của nhà văn cũng như những
chức vụ cao quý khác là phải nâng đỡ những cái tốt để trong đời có nhiêu cơng bằng, u
thương hơn”. Điều này lí giải tại sao mặc dù là thành viên của nhóm Tự lực văn đồn (một
văn đồn sáng tác theo khuynh hướng văn học lãng mạng do Nhất Linh, anh trai Thạch Lam,
và một số nhà văn khác sáng lập vào năm 1933), song trước sau văn phong Thạch Lam vẫn
chẩy riêng biệt một giòng. Đề tài quen thuộc của nhóm Tự Lực văn đồn là những cảnh sống
được thi vị hóa, những mơ ước thốt ly mang mầu sắc cải lương, là những phản kháng yếu

16


ớt trước sự trói buộc của đạo đức phong kiến diễn ra trong các gia đình quyền quý. Thạch
Lam, trái lại, đã hướng ngịi bút về phía lớp người lao động bần cùng trong xã hội đương
thời. Khung cảnh thường thấy trong truyện ngắn Thạch Lam là những làng quê bùn lầy nước
đọng, những phố chợ tồi tàn với một bầu trời ảm đạm của tiết đơng mưa phùn gió bấc,
những khu phố ngoại ô nghèo khổ, buồn, vắng ... Trong khung cảnh ấy, các nhân vật cũng
hiện lên với cái vẻ heo hút, thảm đạm của số kiếp lầm than - Đó là mẹ Lê, người đàn bà
nghèo khổ, đơng con, góa bụa ở phố chợ Đồn Thơn, là bác Dư phu xe ở phố Hàng Bột, là
Thanh, Nga với bà nội và cây hoàng lan trong một làng quê vùng ngoại ô, là cô Tâm hàng
xén với lối đường q quen thuộc trong buổi hồng hơn...Tất cả những cảnh, những người
ấy đều được mô tả bằng một số đường nét đơn sơ, thưa thoáng nhưng vẫn hết sức chân
thực...
Tác phẩm của Thạch Lam vì thế có nhiều yếu tố hiện thực tuy nhân vật khơng dữ dội như
Chí Phèo, lão Hạc của Nam Cao, hay bị đày đọa như chị Dậu của Ngô Tất Tố...Cái riêng, cái
độc đáo, cái mạnh của Thạch Lam, chính là ở lịng nhân ái, và vẻ đẹp tâm hồn quán xuyến
trong mọi tác phẩm của ông. Nhân vật Thạch Lam, bất luận ở hoàn cảnh nào, vẫn ánh lên
trong tâm hồn cái chất nhân ái Việt Nam...Đọc văn Thạch Lam rõ ràng ta thấy yêu con
người, quý trọng con người hơn. Và cũng từ đó ta thương cảm, nâng niu, chắt gạn từng chút
tốt đẹp trong mỗi một con người.
-Thạch Lam tuy có viết truyện dài nhưng sở trường của ông là truyện ngắn, bởi ở đó tài
năng, phong cách nghệ thuật của nhà văn được bộc lộ một cách trọn vẹn. Ông là nhà truyện
ngắn xuất sắc, tài hoa “Nói đến Thạch Lam người ta vẫn nhớ đến truyện ngắn nhiều hơn là
truyện dài” (Nguyễn Tuân). Xuất hiện trên văn đàn, TL là một trong số ít người mở đường
cho lối viết “Truyện khơng có chuyện”, mỗi tác phẩm của ơng khơng phải được xây dựng
bởi nhưng cốt truyện cầu kì, giàu kịch tính mà “truyện” thường được tạo bằng việc đi sâu
vào khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ, tinh tế
với sự đan cài của hai yếu tố hiện thực và lãng mạn trữ tình. Bằng một giọng điệu riêng,
giọng điệu trữ tình trong truyện ngắn, mỗi truyện ngắn của TL đều như một bài thơ trữ tình

đầy thương xót chứa đựng biết bao tình cảm yêu mến chân thành và sự nhạy cảm của tác giả
trước những biến thái của cảnh vật và lòng người.
2,Truyện ngắn “Hai đứa trẻ”.
-Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” được in trong tập “Nắng trong vườn” (1938) là một trong những
truyện ngắn đặc sắc, rất tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật độc đáo của TL. Truyện giống
như một áng văn xuôi được dệt bởi những cảm xúc thấm đẫm chất trữ tình. Tác phẩm có cốt
truyện rất đơn giản, là kiểu truyện khơng có chuyện, khơng có mâu thuẫn, xung đột gay cấn.
Nó giống như một bài thơ trữ tình đầy thương xót và ẩn hiện kín đáo, lặng lẽ sau mỗi hình
ảnh, mỗi dịng chữ là tâm hồn TL đơn hậu, giàu tình u thương với mọi biến thái tinh vi của
lòng người và tạo vật mà ông vô cùng trân trọng và yêu mến.
-Bối cảnh của truyện là một phố huyện nghèo tiêu điều, xơ xác với những con người nghèo
khổ, bất hạnh được lấy nguyên mẫu từ phố huyện Cẩm Giàng (Hải Dương), là quê ngoại của
TL và cũng là nơi nhà văn sống thời thơ ấu.
-Tóm tắt:
+“ Hai đứa trẻ” là một mẩu chuyện sinh hoạt kéo dài của hai chị em đứa trẻ thay mẹ trông
nom một gian hàng vặt ở một phố huyện gần một cái ga xép. Đêm đêm những bóng người
bình thường cũng lù mù đi qua trước gian hàng. Những bóng người ấy cũng lù mù như nhiều
chấm lửa ở những nguồn sáng quanh quất nơi phố huyện. Trong cái bốn bề chìm chìm nhạt
nhạt, bỗng có tiếng động mạnh và những luồng sáng mạnh của một chuyến xe lửa kéo qua
17


hàng ngày. Hai chị em ngày nào cũng chờ chuyến tàu đêm kéo qua ra mới chịu đóng cửa
hàng.(Tóm tắt của Nguyễn Tuân).
+ “Hai đứa trẻ” kể về những sinh hoạt thường ngày về một chiều, một đêm nơi phố huyện:
Hai đứa trẻ, một chị một em, theo lời mẹ dặn, trơng coi một cửa hàng tạp hố nhỏ xíu, lời lãi
chẳng được bao nhiêu, và ngày nào cũng ngồi chờ chuyến tàu đêm khởi hành từ Hà Nội đi
qua rồi mới đóng cửa hàng đi ngủ. Trong lúc chờ tàu, hai chị em cơ bé ngắm nhìn, lắng nghe
quang cảnh, nhịp điệu phố huyện diễn ra trước mắt, từ lúc hồng hơn cho đến tận đêm
khuya.

-Những nội dung cần chú ý khi học tác phẩm:
+Bức tranh phố huyện nghèo nàn, tiêu điều, xơ xác với những kiếp người tàn tạ, nghèo khổ,
sống cuộc sống lay lắt, bế tắc, quẩn quanh.
+Cảnh đợi tàu của chị em Liên.
+Giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
+Sự đan cài giữa hai yếu tố lãng mạn và trữ tình.
+Những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm.
+Hình tượng ánh sáng và bóng tối.
II,Các nội dung bàn luận
Vấn đề 01: Tìm hiểu chung về truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
Thạch Lam (1910-1942) tên thật là Nguyễn Tường Vinh (sau đổi là Nguyễn Tường Lân) là
nhà văn có biệt tài về truyện ngắn. Ông là nhà truyện ngắn xuất sắc, tài hoa “Nói đến Thạch
Lam người ta vẫn nhớ đến truyện ngắn nhiều hơn là truyện dài” (Nguyễn Tuân). Xuất hiện
trên văn đàn, TL là một trong số ít người mở đường cho lối viết “Truyện khơng có chuyện”,
mỗi tác phẩm của ơng không phải được xây dựng bởi nhưng cốt truyện cầu kì, giàu kịch tính
mà “truyện” thường được tạo bằng việc đi sâu vào khai thác thế giới nội tâm của nhân vật
với những cảm xúc mong manh, mơ hồ, tinh tế với sự đan cài của hai yếu tố lãng mạn và trữ
tình. Bằng một giọng điệu riêng, giọng điệu trữ tình trong truyện ngắn mỗi truyện ngắn của
TL đều như một bài thơ trữ tình đầy thương xót chứa đựng biết bao tình cảm yêu mến chân
thành và sự nhạy cảm của tác giả trước những biến thái của cảnh vật và lòng người. Và
truyện ngắn “Hai đứa trẻ” được in trong tập “Nắng trong vườn” (1938) là một trong những
truyện ngắn đặc sắc, rất tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật độc đáo ấy của ông. Lấy bối
cảnh là một phố huyện nghèo nàn, tiêu điều, xơ xác, Thạch Lam đã thể hiện tình cảm xót
thương đối với những kiếp người nghèo khổ, quẩn quanh và sự cảm thông, trân trọng trước
những mong ước của những con người nghèo khổ ấy về một cuộc sống tươi sáng hơn.
1, Tác phẩm được mở đầu bằng những câu văn chậm dãi, giàu chất thơ, chất nhạc, với
những âm thanh, hình ảnh báo hiệu một ngày tàn. Đó là “Tiếng trống thu khơng trên cái chịi
canh của huyện nhỏ; từng tiếng một vang xa để gọi buổi chiều”, là vầng mặt trời ở phương
tây “đỏ rực như lửa cháy”, là “những ánh mây ánh hồng như hòn than sắp tàn” và “dãy tre
làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời”. Cảnh phố huyện khi chiều buông

xuống thật gần gũi, quen thuộc, êm ả và đẹp mộng mơ. Có lẽ chỉ trong văn của TL mới có
những buổi chiều quê như thế. Đọc tác phẩm, ta làm sao có thể quên được “một buổi chiều
êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào”, và
ngay cả tiếng muỗi vo ve hay cái mùi riêng, cái mùi ẩm mốc nơi phố huyện cũng gợi cho
chúng ta biết bao xao xuyến. Cảnh phố huyện lúc chiều tàn thật đẹp nhưng nhạt nhoà, tiêu
điều, xơ xác và cũng thật buồn. Để làm nổi bật lên cái nhạt nhoà, tiêu điều, xác xơ ấy, TL đã
điểm vào đó “cảnh tàn” của một phiên chợ quê nghèo trước khi màn đêm buông xuống. Lúc
này “chợ họp giữa phố đã vãn từ lâu, người về hết và tiếng ồn ào cũng mất”, chỉ còn một số
người về muộn đang thu xếp hàng hoá và nói chuyện với nhau thêm ít câu nữa (Chắc là
18


những lời than thở) rồi khuất dần vào những ngõ q ngập đầy bóng tối. Họ để lại phía sau
một mặt đất đầy rác rưởi toàn những “vỏ buởi, vỏ thị, lá nhãn, lá mía”, những đồ phế thải
thảm hại của một phiên chợ nghèo. Họ đi khỏi, những đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ vội
ùa ra để bịn mót, nhưng làm sao chúng có thể kiếm được gì từ những đồ phế loại tồi tàn ấy.
Người này trông vào người kia để sống nhưng tất cả chỉ trông vào vô vọng! Suốt một ngày
chợ phiên mà chị em Liên khơng bán được gì ngồi vài thứ lặt vặt, nhỏ mọn. Ngày chợ
phiên còn vậy, những ngày thường thì sẽ ra sao?
Theo bước đi của thời gian, những đặc trưng nơi phố huyện càng được thể hiện rõ hơn
khi màn đêm buông xuống. Phố huyện vào đêm thật êm đềm và tĩnh mịch. Chất thơ, chất
lãng mạn trong ngòi bút của TL đã đem đến cho phố huyện những vẻ đẹp thật nên thơ khi
chiều xuống, đêm về. Giữa mn ngàn vì sao lấp lánh trên bầu trời cao của một đêm mùa hạ
“êm như nhung” là những làn gió nhẹ thoảng đùa qua kẽ lá, là những cánh hoa bàng, từng
đợt một, rơi khe khẽ rụng xuống vai Liên, là tâm hồn thơ ngây, mộng mơ của hai đứa trẻ dõi
theo bầu trời xa xăm để tìm con vịt và sông Ngân Hà,... tất cả những chi tiết ấy, hình ảnh ấy
hiện lên thật đẹp, thật thơ, thật mộng qua tâm hồn giàu tình yêu thiên nhiên, quê hương đất
nước của nhà văn đất Quảng.
Nhưng sẽ còn là mờ nhạt nếu khi nói đến bức tranh u ám của phố huyện mà khơng kể
đến bóng tối nơi đây. Có thể nói ít có tác phẩm nào trong thế giới nghệ thuật của TL mà hình

ảnh bóng tối lại được miêu tả đậm đặc, trở đi, trở lại như một ám ảnh không dứt như trong
truyện ngắn này. Toàn bộ câu chuyện được đặt trong một cuộc tương tranh giữa bóng tối và
ảnh sáng. Mở đầu là “phương tây đỏ rực như lửa cháy” và “những đám mây ánh hồng như
những hòn than sắp tàn”, “Dãy tre làng... nền trời”. Ánh sáng vẫn cịn nhưng yếu thế, bóng
tối mới xuất hiện nhưng bắt đầu lấn át. Rồi cứ từng bước bóng tối ngập dần, đậm dần, lan
tràn khắp cả phố huyện. Ánh mặt trời đã tắt, ánh sáng giữa màn đêm nơi phố huyện xuất
hiện với tần số khá cao nhưng nhỏ nhoi, yếu ớt. Chúng chỉ là những khe ánh sáng, đốm
sáng, vệt sáng, quầng sáng,.. của những ngọn đèn, của ngàn sao và của những con đom đóm.
Thạch Lam đã dùng ánh sáng để tả bóng tối. Bóng tối của màn đêm ngự trị và bao trùm toàn
phố huyện: đường phố và các con ngõ dần dần chứa đầy bóng tối, “tối hết cả, con đường
thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn
nữa”,... Như vậy, hiện lên trong tác phẩm, bóng tối được tác giả miêu tả thật ấn tượng. Nó
khơng chỉ là đêm tối của thiên nhiên, của không gian và thời gian mà cịn là bóng tối của
cuộc đời, của những kiếp người nơi phố huyện. Nó đã trở thành một hình tượng nghệ thuật
đặc sắc, đầy ám ảnh làm nổi bật cái cảnh “đen tối” của mỗi kiếp người, của những cư dân
phố huyện. Vậy những con người nghèo khổ ấy là những ai? Họ được nhà văn miêu tả như
thế nào?
2, Trong cái phơng của một khung cảnh bóng tối dày đặc những cư dân phố huyện
hiện lên là những mảnh đời của những con người sống trong tăm tối. Họ là những con người
bình thường, chỉ xuất hiện thống qua, chỉ như một cái bóng. Tất cả họ khơng được Thạch
Lam miêu tả chi tiết: nguồn gốc, xuất thân, số phận,... nhưng có lẽ nhờ thế mà số phận họ
hiện lên càng thêm bé nhỏ, tội nghiệp, ai cũng sống một cách âm thầm, nhẫn nhục, lam lũ
lay lắt, tội nghiệp đáng thương.
+Mẹ con chị Tí có lẽ là điển hình cho cuộc sống ngoi ngóp, quẩn quanh, lay lắt của phố
huyện này.Ngày mò cua bắt tép, tối đến lại ra sân ga bày hàng bán nước. Cái đáng sợ là vẫn
biết bán khơng được gì mà vẫn cứ phải đi. Đó đâu phải là sự sống thực sự mà chỉ là sự cầm
cự, cầm chừng trong vô vọng mà thôi. Cách chị trả lời câu hỏi của Liên: không trực tiếp trả
lời ngay mà còn làm thêm để chõng xuống đất, bày biện các bát uống nước mãi rồi mới chép
miệng: “Ối chao, sớm muộn mà có ăn thua gì” đã cho ta thấy nhịp sống chập chạp, lẩn quẩn
19



của mẹ con chị Tí. Cuộc đời của mẹ con chị thu lại trên cái chõng hàng nước tồi tàn với
ngọn đèn con giữa màn đêm dày đặc, mênh mông của phố huyện.
+Bác phở Siêu lưng vốn có vẻ khá hơn nhưng nguy cơ lại lớn hơn bởi phở của Bác là “một
thứ quà xa xỉ”, ở cái đất nghèo này liệu có mấy người có đủ tiền ăn khi mà ngay cả chị em
Liên, đời sống có vẻ khá hơn, cũng chỉ dám nhìn mà mơ ước?
+Vợ chồng bác xẩm với manh chiếu rách tồi tàn, với cái thau trắng để trước mặt, góp
chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu ế ẩm bật lên trong đêm yên lặng. Thằng con nhỏ thì “bị ra
đất, ngồi manh chiếu, nghịch nhặt những rác bẩn vùi trong cát bên đường”.
+Và trong đám cư dân ấy, dễ sợ nhất là bà cụ Thi, một bà cụ già “hơi điên” lại nghiện rượu
với tiếng cười khanh khách, ghê sợ, với cái dáng hình lảo đảo đi lần vào bóng tối. Cụ là “cái
sản phẩm nhỡn tiền của cuộc sống mòn mỏi ở cái phố huyện này” (Chu Văn Sơn) và mặc dù
chỉ xuất hiện trong mấy dịng truyện ít ỏi nhưng con người ấy đã ám ảnh người đọc, thức
dậy trong ta lòng trắc ẩn chân thành.
+Ở vị trí tiền cảnh của bức tranh đời sống buồn thảm, tối tăm ấy là hình bóng của chị em
Liên. Hai đứa trẻ xuất hiện âm thầm bên cái “cửa hàng tạp hố nhỏ xíu” (mẹ Liên th từ
khi cả gia đình dọn từ Hà Nội về đây vì thầy Liên mất việc) mà khách hàng là những người
khốn khổ có khi khơng đủ tiền mua nổi một bánh xà phòng hoặc chỉ đủ tiền cho cút rượu
nhỏ “uống một hơi cạn sạch”. Liên xót xa cho những kiếp người lay lắt nhưng cuộc sống của
Liên cũng cầm chừng khơng kém. Nỗi khổ của Liên có lẽ cịn cao hơn nỗi khổ vật chất của
những người khác, đó là bi kịch tinh thần bởi họ khổ mà không biết mình khổ cịn Liên đã
thực sự thấm thía cảnh sống tẻ nhạt tù hãm và đơn độc hết ngày này sang ngày khác.
Mỗi người, mỗi cảnh đời, mỗi số phận, nhưng đều là những con người nhỏ bé, tội
nghiệp, ai cũng sống âm thầm, nhẫn nhục, lam lũ, giống như những cái bóng lầm lũi, lặng lẽ
trong cái bóng tối bao trùm và ngự trị tất cả phố huyện. Họ đang sống nhưng là sống một
cuộc sống lê vào bóng tối. Cuộc sống đó khơng chỉ có sự nghèo đói, tội nghiệp, đáng thương
mà nó cịn là một cuộc sống tẻ nhạt, quẩn quanh, không tương lai, không lối thốt. Cảnh phố
huyện chiều tối hơm nay cũng giống như hôm qua và sẽ lặp lại trong ngày mai, nhịp sống
của những người dân nghèo nơi phố huyện này ngày nào cũng như ngày nào lặp đi, lặp lại

một cách đơn điệu, buồn tẻ: chiều nào chị Tí cũng dọn hàng “từ chập tối cho đến đêm”, tối
nào bác Siêu bán phở cũng nhóm lửa, gia đình bác xẩm cũng chờ khách, người nhà cụ thừa,
cụ lục cũng đi gọi người đánh tổ tôm, chị em Liên cũng “ngồi trên chiếc chõng tre dưới gốc
cây bàng” và ngày nào cũng vậy “cứ chập tối, mẹ Liên lại tạt ra thăm hàng một lần”,... Như
vậy, “chừng ấy con người trong bóng tối” ngày này qua ngày khác sống quẩn quanh, tù túng
trong cái “ao đời bằng phẳng” (Xuân Diệu). Hình ảnh những con người này khiến ta nhớ đến
cuộc sống đơn điệu, nhạt nhẽo “cơm mai rồi lại cơm chiều, rút cục mỗi ngày hai bữa cơm”
của cô Quỳnh, cô Giao trong tác phẩm Toả nhị kiều của Xuân Diệu, nhớ đến những câu thơ
của Huy Cận trong tác phẩm Quẩn quanh: “Quẩn quanh mãi với vài ba dáng điệu, – Tới hay
lui cũng ngần ấy mặt người. – Vì quá thân nên quá đỗi buồn cười, - Môi nhắc lại cũng ngần
ấy chuyện”.
Thật đáng thương cho những con người phải sống một cuộc sống lay lắt, ảm đạm, nơi
“bùn lầy, nước đọng”. Những thân phận, những con người nhỏ bé ấy đang sống lay lắt,
nghèo khổ, đang héo mòn nơi phố huyện tối tăm. Họ đang sống cuộc sống của những kiếp
người tàn tạ nhưng không mất đi hi vọng và niềm tin vào cuộc sống. Trong bóng tối mênh
mơng, dưới sự bủa vây của cuộc sống, nghèo nàn, không lối thoát, họ vẫn ước mơ, vẫn
mong đợi “một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày”. Dù ước mơ, mong đợi
đó của họ thật mơ hồ, xa xăm, khơng biết bao giờ mới đến nhưng nó đã khẳng định dù trong
hoàn cảnh nào, con người vẫn không thôi ước mơ về những điều tốt đẹp. Thấy được điều
20


này, chúng ta sẽ hiểu được vì sao, đêm nào chị em Liên (cùng với nhiều người dân nghèo)
cũng cố thức để đợi đoàn tàu đêm đi qua phố huyện.
3, Chị em Liên đêm nào cũng cố thức để đợi tàu khơng phải là để bán được hàng vì
Liên biết dù khi đồn tàu đến thì cũng “khơng trơng mong còn ai đến mua nữa. Với lại, đêm
họ chỉ mua bao diêm hay bao thuốc lá là cùng”. Hai chị em cố thức đợi tàu là vì cớ khác, bắt
nguồn từ chính cuộc sống hiện tại và những kí ức đẹp trong quá khứ của chị em Liên. Ngày
tháng, quanh năm sống giữa những cảnh đời, những kiếp người khốn khổ, đầy bóng tối, chị
em Liên ln thấm sâu một nỗi buồn nên chúng ln khao khát muốn thốt khỏi cuộc sống

tù túng tối tăm ấy và con tàu là phương tiện duy nhất để chúng có thể gửi gắm ước mơ.
Khơng những thế, đồn tàu là phương tiện giúp hai chị em được sống lại kí ức của tuổi thơ,
kí ức của một thời phong lưu, gia đình có của ăn của để. Có lẽ chính vì vậy, chuyến tàu được
TL tập trung bút lực miêu tả một cách tỉ mỉ, kĩ lưỡng theo trình tự thời gian, qua tâm trạng
mong chờ của hai đứa trẻ.
Dấu hiệu đầu tiên của đoàn tàu là sự xuất hiện của người gác ghi. Tiếp theo là Liên
trông thấy “ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất như ma chơi”, rồi cô nghe thấy tiếng cịi xe lửa
“kéo dài ra theo ngọn gió”. Sau đó, “hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh
vào ghi”, kèm theo “một là khói bừng sáng trắng lên đằng xa”, “tiếng hành khách ồn ào khe
khẽ”. Thế rồi, “tàu rầm rộ đi tới”, “các toa đèn sáng trưng”, “những toa hạng trên sang trọng
lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh”,... Đoàn tàu tới đã đem đến cho phố huyện một
thế giới khác hẳn, thế giới của ánh sáng và âm thanh, một thế giới biểu tượng cho sự sống
mạnh mẽ, sự giàu sang, hoa lệ. Dù chỉ đến trong chốc lát rồi lại vun vút lao vào bóng tối
nhưng đồn tàu ấy đã giúp chị em Liên (và có thể khơng ít người dân phố huyện) bỗng chốc
được thoát ra khỏi cuộc sống cuộc sống mỏi mòn, nghèo nàn, tối tăm và quẩn quanh của cái
phố huyện nghèo để được sống trong mơ tưởng về một thế giới huyên náo, vui vẻ, đầy ánh
sáng và sự giàu sang. Riêng đối với chị em Liên, chuyến tàu đêm còn gợi nhớ về những kỉ
niệm của ngày xưa sung sướng, nhớ về Hà Nội “một vùng sáng rực lấp lánh”, nhớ lại những
ngày bố còn đi làm, mẹ nhiều tiền, được đi chơi bờ Hồ, uống những cốc nước lạnh xanh đỏ.
Và như vậy, đợi tàu đối với hai đứa trẻ đâu phải là một việc làm vơ nghĩa, khác người, nó là
biểu hiện của niềm khao khát được thốt khỏi “chỗ tối” để tìm tới “ánh sáng”, khao khát
được thoát khỏi cuộc sống nghèo nàn để tìm tới sự giàu sang. Nó là món ăn tinh thần không
thể thiếu, là nơi để chị em Liên (và nhiều người dân phố huyện) gửi gắm ước mơ được sống
một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Nhưng cuộc thoát li, dù chỉ bằng tưởng tượng cũng chỉ diễn ra trong chốc lát, khi “chiếc
đèn xanh treo trên toà sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre”, phố huyện lại trở về với
khung cảnh quen thuộc hàng ngày của nó, bóng tối và sự im lặng lại bao bọc lấy tất cả. Phố
huyện chính thức chấm dứt mọi hoạt động khi đoàn tàu đêm đi qua. Cùng với sự nuối tiếc,
nỗi buồn chán lại quay trở lại trong tâm trạng của Liên. Hình ảnh ngọn đèn leo lét của chị Tí
chập chờn trước khi cơ ngập chìm vào giấc ngủ “yên tĩnh”, “tịch mịch và đầy bóng tối”.

Miêu tả cảnh đợi tàu cảu hai đứa trẻ, TL đã thể hiện tấm lòng trân trọng, nâng niu khát
vọng vươn ra ánh sáng, vượt thoát ra khỏi cuộc sống tù túng, quẩn quanh, chật hẹp, không
cam chịu cái hiện tại tầm thường, nhạt nhẽo đang vây quanh mình của hai đứa trẻ và cũng là
của những người dân nghèo nơi phố huyện.
- Gửi gắm bức thông điệp cho tất cả mọi người:
+ Đừng bao giờ để cuộc sống của mình chìm trong cái “ao đời phẳng lặng”. Đã sống là phải
sống cho ra sống, phải không ngừng khao khát và xây dựng một cuộc sống có ý nghĩa.
+ Những con người đang phải chịu một cuộc sống tối tăm, mòn mỏi, nghèo nàn, tù túng hãy
tìm cho mình một lối thoát, hãy cố vươn ra ánh sáng, hướng tới một cuộc sống sáng tươi.
21


Chỉ bằng một cốt truyện giản đơn miêu tả tâm hồn của hai đứa trẻ trong một cái phố huyện
nhỏ khi chiều xuống, đêm về, TL đã gieo vào lòng người đọc biết bao nỗi niềm cảm thương,
dịu ngọt. Đọc Hai đứa trẻ giúp ta thấy yêu mến thêm cuộc sống, con người, thương mến hơn
những cảnh đời bất hạnh. Để kết thúc bài viết này, tơi xin trích lời của Nguyễn Tuân khi viết
về tác phẩm: “Truyện “Hai đứa trẻ” có một hương vị thật man mác. Nó gợi một nỗi niềm
thuộc về quá vãng, đồng thời cũng dóng lên một cái gì cịn ở trong tương lai... Nơi cái thế
giới quan của đôi trẻ ở một phố quê, hình ảnh đồn tàu và cái tiếng cịi tàu đã trở thành một
thói quen của cảm xúc và của ước vọng. Đọc “Hai đứa trẻ”, thấy bận bịu vô hạn về một tấm
lịng q hương êm ái và sâu kín”.
Vấn đề 02: hình tượng bóng tối và ánh sáng.
Hai đứa trẻ là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất cho phong cách viết truyện
ngắn độc đáo của TL. Được lấy nguyên mẫu từ phố huyện Cẩm Giàng (là quê ngoại của TL
và cũng là nơi nhà văn sống thời thơ ấu), tác phẩm kể về những sinh hoạt thường ngày về
một chiều, một đêm nơi phố huyện: Hai đứa trẻ, một chị một em, theo lời mẹ dặn, trông coi
một cửa hàng tạp hố nhỏ xíu, lời lãi chẳng được bao nhiêu, và ngày nào cũng ngồi chờ
chuyến tàu đêm khởi hành từ Hà Nội đi qua rồi mới đóng cửa hàng đi ngủ. Trong lúc chờ
tàu, hai chị em cơ bé ngắm nhìn, lắng nghe quang cảnh, nhịp điệu phố huyện diễn ra trước
mắt, từ lúc hồng hơn cho đến tận đêm khuya. Đọc tác phẩm, có lẽ ấn tượng sâu đậm nhất

đối với người đọc là hình ảnh cái bóng đêm bao bọc lấy cái phố huyện nghèo và những kiếp
người bất hạnh nơi đây.
Trong cuộc đời cầm bút ngắn ngủi của mình, TL đã để lại cho đời nhiều tác phẩm hay
độc đáo như Sợi tóc, nhà mẹ Lê,... nhưng trong các tác phẩm đó, ít có tác phẩm nào hình ảnh
đêm tối lại được miêu tả đậm đặc, trở đi trở lại,... như một ám ảnh không dứt trong truyện
ngắn này. Với việc được lặp đi, lặp lại nhiều lần (không dưới ba mươi lần), cái bóng đêm ấy
đã trở thành hình tượng bóng tối đầy ấn tượng, hàm chứa ý nghĩa sâu sắc. Nó bao trùm lên
cảnh vật và con người và trở thành một ám ảnh, một sự hăm doạ như một quái vật đè nặng
lên cảnh vật và nhưng cảnh đời nơi phố huyện. Nó được tác giả miêu tả rất nhiều ở những
trạng thái khác nhau: Bóng tối đến với tiếng trống thu khơng từ trên chịi cao, bóng tối sắp
đến với những đám mây hồng như hòn than sắp tàn, bóng tối đến với dãy tre làng đen lại,
bóng tối đến với tiếng muỗi vo vo, bóng tối đến với những viên đá nhỏ trên con đường mấp
mơ, bóng tối trùm lên đường phố và các ngõ huyện… Như vậy, ở đây, bóng tối như một cái
gì hãi hùng đang hoạt động, đang thâm nhập, đang len lỏi, luồn lách, bám sát vào mọi cảnh
vật, mọi trạng thái hoạt động của phố huyện nghèo và của những con người nơi đây. Nó giao
tranh mạnh mẽ với ánh sáng (Tồn bộ câu chuyện là cuộc giao tranh giữa bóng tối và ánh
sáng). Tác phẩm mở đầu bằng “Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh
hồng như hòn than sắp tàn, dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời”,
ánh sáng vẫn cịn nhưng yếu thế, bóng tối mới xuất hiện nhưng đã bắt đầu lấn át. Rồi cứ
từng bước bóng tối ngập dần, đậm dần, lan tràn khắp cả phố huyện. Ánh mặt trời đã tắt, ánh
sáng giữa màn đêm nơi phố huyện xuất hiện với tần số khá cao nhưng nhỏ nhoi, yếu ớt.
Chúng chỉ là những khe ánh sáng, đốm sáng, vệt sáng, quầng sáng,.. từ ngọn đèn của chị tí,
từ ngọn đèn trong quán của chị em Liên, từ bếp lửa bác Siêu, từ ngàn sao trên trời và những
con đom đóm,... Thạch Lam đã dùng ánh sáng để miêu tả bóng tối. Bóng tối của màn đêm
ngự trị và bao trùm toàn phố huyện: đường phố và các con ngõ dần dần chứa đầy bóng tối,
“tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại
càng sẫm đen hơn nữa”,... tất cả chìm vào trong đêm tối mênh mơng, dày đặc. Đó đâu phải
chỉ là đêm tối của thiên nhiên, của khơng gian và thời gian mà cịn là bóng tối của cuộc đời,
22



của những kiếp người nơi phố huyện. Và vì thế, khi xuất hiện trong những trang viết của TL,
ánh sáng (và âm thanh), bóng tối (và sự tĩnh mịch) cịn mang giá trị biểu trưng sâu sắc. Ở
đây ánh sáng là dấu hiệu của sự sống, của ước mơ còn bóng tối là dấu hiệu của sự hư vơ, của
cuộc sống nghèo nàn, tăm tối. Hiểu được điều này, ta hiểu được vì sao những con người nơi
đây, đặc biệt là Liên, lại ham ánh sáng đến thế. Mỗi lần nhớ lại, mơ tưởng về “Hà Nội xa
xăm”, Liên cũng chỉ nhớ về những âm thanh và những luồng ánh sáng.
Trong kí ức của Liên, Hà Nội là “một vùng sáng rực lấp lánh” “Hà Nội nhiều đèn
quá”, “Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo”, cái ánh “sáng rực vui vẻ và huyên náo” ấy nó
là thế giới của một cuộc sống giàu sang, khác hẳn hoàn toàn với cuộc sống hiện thực nghèo
khổ, tối tăm mà Liên đang sống. Và còn tất cả những con người khác: Chị Tí, bác Siêu,... dù
bị bóng tối của cuộc sống tù đọng vây quanh nhưng họ vẫn thắp lên quanh mình những
luồng ánh sáng, dù chúng thật yếu ớt, nhỏ nhoi nhưng chỉ cần từng ấy thôi cũng đủ cho ta
thấy được những con người nơi đây đều ham ánh sáng. Họ thắp lên những ngọn lửa quanh
mình phải chăng chính là thắp lên những khao khát, ước mơ để cùng nhau ngồi trong bóng
tối mong đợi “một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày”. Ước mơ, mong đợi
đó của họ thật mơ hồ, xa xăm và khơng biết bao giờ mới đến nhưng nó đã khẳng định dù
trong hồn cảnh nào, con người vẫn khơng thôi ước mơ về những điều tốt đẹp. Cảnh chị em
Liên (cùng những người dân phố huyện) cố thức để được nhìn thấy, nghe thấy chuyến tàu
đêm chạy qua càng khẳng định rõ hơn điều đó.
Chuyến tàu được miêu tả trong tác phẩm là “hoạt động cuối cùng của đêm khuya”, nó
xuất phát từ Hà Nội và chạy qua phố huyện hàng đêm. Chị em Liên (cùng những người dân
phố huyện) cố thức chờ đợi nó khơng phải là để cố bán thêm được ít hàng vì Liên biết dù khi
đồn tàu đến thì cũng “khơng trơng mong cịn ai đến mua nữa. Với lại, đêm họ chỉ mua bao
diêm hay bao thuốc lá là cùng”, chị em Liên cố thức đợi tàu là vì cớ khác, là vì muốn được
sống trong cái thế giới đầy ánh sáng và âm thanh mà đồn tầu mang tới để có thể thốt khỏi
(dù chỉ trong chốc lát) cuộc sống nghèo nàn, tối tăm, lay lắt nơi đây, để được sống trong thế
giới của sự sống giàu sang, hoa lệ.
Vấn đề 03: Bóng tối của thiên nhiên, bóng tối của cuộc đời trong bức tranh phố huyện
nghèo và niềm khát khao về một cuộc sống tốt đẹp hơn của nhưng người dân nghèo

phố huyện.
1,Bức tranh phố huyện nghèo trong đêm tối của thiên nhiên và bóng tối của cuộc đời.
a,Bóng tối của thiên nhiên bao phủ và ngự trị lên phố huyện nghèo.
-Bức tranh phố huyện trong Hai đứa trẻ hiện lên đầy ấn tượng với nhiều ám ảnh day dứt.
Trong bức tranh đó, khơng phải khơng có những nét đẹp thơ mộng, êm ả của một buổi chiều
quê gần gũi, quen thuộc (...) Nhưng nổi lên và bao trùm tất cả vẫn là cảnh tàn lụi, hiu hắt,
buồn lặng trong “cái giờ khắc của ngày tàn”. Thời gian, không gian, ánh sáng, âm thanh đều
đang lầm lũi đi vào bóng tối. Bóng tối đang nhấn chìm dần ánh mặt trời trong cơn hấp hối,
bóng tối làm cho “dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời”, bóng tối
làm cho “đường mấp mơ thêm” và “những hịn đá nhỏ một bên sáng một bên tối”, bóng tối
trải rộng dần theo bước đi của thời gian dưới tiếng gọi của tiếng trống thu và của dàn nhạc
ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng. Được lặp đi, lặp lại nhiều lần (khơng dưới ba mươi lần)
trong tác phẩm, hình ảnh bóng tối đã trở thành một hình tượng nghệ thuật đầy ấn tượng, hàm
chứa ý nghĩa sâu sắc. Có thể nói, ít có tác phẩm nào hình ảnh đêm tối lại được miêu tả đậm
đặc, trở đi trở lại,... như một ám ảnh không dứt trong truyện ngắn này. Tác phẩm được mở
đầu bằng dấu hiệu của một ngày tàn và kết thúc bằng một “đêm tĩnh mịch và đầy bóng tối”,
ở trong đó, màu đen, bóng tối bao trùm ngự trị tất cả: đường phố và các con ngõ dần dần
23


chứa đầy bóng tối, “tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các
ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa”; một tiếng trống cầm canh ở huyện đánh tung lên
một tiếng ngắn, khơ khan, khơng vang động ra xa, rồi cũng chìm ngay vào bóng tối; ngay cả
đồn tàu từ Hà Nội mang theo cả một thế giới của ánh sáng và âm thanh thì cũng chỉ lướt
qua trong phút chốc rồi cũng đi vào đêm tối... tất cả đều chìm vào trong đêm tối mênh mơng,
dày đặc. Đó đâu phải chỉ là đêm tối của thiên nhiên, của không gian và thời gian mà cịn là
bóng tối của cuộc đời, của những kiếp người nơi phố huyện.
b,Bóng tối của cuộc đời trùm lên những con người nhỏ bé, tội nghiệp.
Trong cái bóng tối dày đặc bao phủ kín mít cả cái phố huyện nghèo nàn ấy là những con
người sống trong tăm tối. Họ lặng lẽ, âm thầm như những cái bóng giữa màn đêm. Đó là

hình ảnh của những kiếp người tàn (bên cạnh một ngày tàn, một phiên chợ tàn và các đồ vật
tồi tàn), những cuộc đời nhỏ bé, tội nghiệp trong xã hội cũ. Vậy họ là những ai?
+Đó là mẹ con chị Tí, những con người điển hình cho cuộc sống ngoi ngóp, quẩn quanh, lay
lắt của phố huyện này. Ngày mò cua bắt tép, tối đến lại ra sân ga bày hàng bán nước. Cái
đáng sợ là vẫn biết bán khơng được gì mà vẫn cứ phải đi. Đó đâu phải là sự sống thực sự mà
chỉ là sự cầm cự, cầm chừng trong vô vọng mà thôi. Cách chị trả lời câu hỏi của Liên:
khơng trực tiếp trả lời ngay mà cịn làm thêm để chõng xuống đất, bày biện các bát uống
nước mãi rồi mới chép miệng: “Ối chao, sớm muộn mà có ăn thua gì” đã cho ta thấy nhịp
sống chập chạp, lẩn quẩn của mẹ con chị Tí. Cuộc đời của mẹ con chị thu lại trên cái chõng
hàng nước tồi tàn với ngọn đèn con giữa màn đêm dày đặc, mênh mơng của phố huyện.
+Đó là bác phở Siêu. Bác phở Siêu lưng vốn có vẻ khá hơn nhưng nguy cơ lại lớn hơn bởi
phở của Bác là “một thứ quà xa xỉ”, ở cái đất nghèo này liệu có mấy người có đủ tiền ăn khi
mà ngay cả chị em Liên, đời sống có vẻ khá hơn, cũng chỉ dám nhìn mà mơ ước?
+Đó là vợ chồng bác xẩm với manh chiếu rách tồi tàn, với cái thau trắng để trước mặt, góp
chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu ế ẩm bật lên trong đêm yên lặng. Thằng con nhỏ thì “bị ra
đất, ngồi manh chiếu, nghịch nhặt những rác bẩn vùi trong cát bên đường”.
+Và trong đám cư dân ấy, dễ sợ nhất là bà cụ Thi, một bà cụ già “hơi điên” lại nghiện rượu
với tiếng cười khanh khách, ghê sợ, với cái dáng hình lảo đảo đi lần vào bóng tối. Cụ là “cái
sản phẩm nhỡn tiền của cuộc sống mòn mỏi ở cái phố huyện này” (Chu Văn Sơn) và mặc dù
chỉ xuất hiện trong mấy dịng truyện ít ỏi nhưng con người ấy đã ám ảnh người đọc, thức
dậy trong ta lòng trắc ẩn chân thành.
+Ở vị trí tiền cảnh của bức tranh đời sống buồn thảm, tối tăm ấy là hình bóng của chị em
Liên. Hai đứa trẻ xuất hiện âm thầm bên cái “cửa hàng tạp hố nhỏ xíu” (mẹ Liên th từ
khi cả gia đình dọn từ Hà Nội về đây vì thầy Liên mất việc) mà khách hàng là những người
khốn khổ có khi khơng đủ tiền mua nổi một bánh xà phòng hoặc chỉ đủ tiền cho cút rượu
nhỏ “uống một hơi cạn sạch”. Liên xót xa cho những kiếp người lay lắt nhưng cuộc sống của
Liên cũng cầm chừng khơng kém. Nỗi khổ của Liên có lẽ cịn cao hơn nỗi khổ vật chất của
những người khác, đó là bi kịch tinh thần bởi họ khổ mà không biết mình khổ cịn Liên đã
thực sự thấm thía cảnh sống tẻ nhạt tù hãm và đơn độc hết ngày này sang ngày khác. Hằng
ngày phải sống trong cái bóng tối dày đặc của phố huyện, của những kiếp người nghèo khổ,

tâm hồn Liên luôn thấm đẫm một nỗi buồn, và không biết tự bao giờ “đêm tối đối với Liên
quen lắm, chị khơng cịn sựo nó nữa”. “Khơng sợ nó nữa” nghĩa là đã từng sợ. Chỉ mấy từ
“Không sợ nó nữa” mà gợi cho ta bao liên tưởng, bao nỗi xót xa! Sống mãi trong bóng tối
rồi cũng thành quen, cũng như khổ mãi người ta cũng quen dần với nỗi khổ. Có một cái gì
thật tội nghiệp, cam chịu qua hai từ “quen lắm” được TL dùng. Tuổi thơ của Liên và tâm
hồn ngây thơ, non trẻ của cơ bé đã bị vùi sâu trong bóng tối của cuộc đời đến mức thành
chai sạn.
24


Mỗi người, mỗi cảnh đời, mỗi số phận, nhưng đều là những con người nhỏ bé, tội nghiệp, ai
cũng sống âm thầm, nhẫn nhục, lam lũ, giống như những cái bóng lầm lũi, lặng lẽ trong cái
bóng tối bao trùm và ngự trị tất cả phố huyện. Họ đang sống nhưng là sống một cuộc sống lê
vào bóng tối. Cuộc sống đó khơng chỉ có sự nghèo đói, tội nghiệp, đáng thương mà nó cịn
là một cuộc sống tẻ nhạt, quẩn quanh, khơng tương lai, khơng lối thốt. Cảnh phố huyện
chiều tối hôm nay cũng giống như hôm qua và sẽ lặp lại trong ngày mai. Nhịp sống của
những người dân nghèo nơi phố huyện này ngày nào cũng như ngày nào lặp đi, lặp lại một
cách đơn điệu, buồn tẻ: chiều nào chị Tí cũng dọn hàng “từ chập tối cho đến đêm”, tối nào
bác Siêu bán phở cũng nhóm lửa, gia đình bác xẩm cũng chờ khách, người nhà cụ thừa, cụ
lục cũng đi gọi người đánh tổ tôm, chị em Liên cũng “ngồi trên chiếc chõng tre dưới gốc cây
bàng” và ngày nào cũng vậy “cứ chập tối, mẹ Liên lại tạt ra thăm hàng một lần”,... Như vậy,
“chừng ấy con người trong bóng tối” ngày này qua ngày khác sống quẩn quanh, tù túng
trong cái “ao đời bằng phẳng” (Xuân Diệu). Hình ảnh những con người này khiến ta nhớ đến
cuộc sống đơn điệu, nhạt nhẽo “cơm mai rồi lại cơm chiều, rút cục mỗi ngày hai bữa cơm”
của cô Quỳnh, cô Giao trong tác phẩm Toả nhị kiều của Xuân Diệu, nhớ đến những câu thơ
của Huy Cận trong tác phẩm Quẩn quanh: “Quẩn quanh mãi với vài ba dáng điệu, - Tới hay
lui cũng ngần ấy mặt người. - Vì quá thân nên quá đỗi buồn cười, - Môi nhắc lại cũng ngần
ấy chuyện”.
2, Ước mơ khao khát một cuộc sống tốt đẹp hơn, có ý nghĩa hơn.
Thật đáng thương cho những con người phải sống một cuộc sống lay lắt, ảm đạm, nơi “bùn

lầy, nước đọng”. Những thân phận, những con người nhỏ bé ấy đang sống lay lắt, nghèo
khổ, đang héo mòn nơi phố huyện tối tăm. Họ đang sống cuộc sống của những kiếp người
tàn tạ nhưng không mất đi hi vọng và niềm tin vào cuộc sống. Trong bóng tối mênh mông,
dưới sự bủa vây của cuộc sống, nghèo nàn, khơng lối thốt, họ vẫn ước mơ, vẫn mong đợi
“một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày”. Dù ước mơ, mong đợi đó của họ
thật mơ hồ, xa xăm, không biết bao giờ mới đến nhưng nó đã khẳng định dù trong hồn cảnh
nào, con người vẫn không thôi ước mơ về những điều tốt đẹp. Và cái mơ ước thật bình dị
nhưng cũng thật cao quý, đáng trân trọng đó của họ được TL gửi gắm kín đáo vào những suy
nghĩ, việc làm, hành động và mơ ước của Liên.
Như chúng ta vừa nói ở trên hằng ngày phải sống trong cái bóng tối dày đặc của phố huyện,
của những kiếp người nghèo khổ, tâm hồn Liên luôn thấm đẫm một nỗi buồn, và không biết
tự bao giờ “đêm tối đối với Liên quen lắm, chị khơng cịn sựo nó nữa” nhưng Liên “quen
lắm” với bóng tối khơng có nghĩa là cơ hồn tồn cam chịu sống trong cái bóng tối ấy suốt
cả cuộc đời. Sống mãi trong bóng tối, Liên càng khao khát hướng về ánh sáng, cơ theo dõi,
tìm kiếm ánh sáng từ mọi phía: từ “ngàn sao lấp lánh trên trời” đến “từng hột sáng lọt qua
phên nứa”, Liên rung động trước cái ánh sáng xanh nhỏ li ti lẫn trên kẽ lá của những con
đom đóm,... rồi mơ tưởng đến ánh sáng của quá khứ, của những kỉ niệm về “Hà Nội xa xăm,
Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo” đã lùi xa tít tắp. Để rồi cuối cùng bùng lên thành niềm
khao khát mãnh liệt như là một nhu cầu bức thiết về tình thần khơng thể thiếu được: đêm
đêm thức đợi chuyến tàu đêm đi qua phố huyện. Chuyến tàu đêm đi qua phố huyện là
chuyến tàu xuất phát từ Hà Nội chạy qua phố huyện hàng đêm đem theo một thế giới của
ánh sáng và âm thanh với “các toa đèn sáng trưng”, “đồng và kền lấp lánh”, “cửa kính sáng”.
Đêm đêm Liên và em (cùng với nhiều người dân nghèo phố phuyện) thức để đợi tàu là để
được trong chốc lát, thoát ra khỏi cuộc sống buồn chán, nghèo nàn, tối tăm, bế tắc, quẩn
quanh nơi phố huyện, để được sống với một cuộc sống khác hẳn, một cuộc sống nhộn nhịp,
huyên náo và đầy ánh sáng biểu trưng cho sự sung túc, giàu sang. Ta hiểu vì sao đêm nào
Liên cùng em cùng thức để đợi chuyến tàu đi qua trong niềm háo hức và nuối tiếc khi nó xa
25



×