Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

ÔN tập học kì 2 lớp 10 ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.66 KB, 23 trang )

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HKII-2014
A. PHẦN VĂN BẢN

Bài 1: PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG – Trương Hán Siêu
Câu 1: Trình bày vài nét ngắn gọn về tác giả Trương Hán Siêu? Đặc điểm và bố cục
của thể phú?
Trả lời:
*Tác giả:
- Trương Hán Siêu (?-1354), là người có học vấn uyên thâm.
- Ông từng tham gia các cuộc chiến đấu của quân dân nhà Trần chống quân Mông - Nguyên, được
vua Trần tin cậy, nhân dân kính trọng.
* Đặc điểm và bố cục thể phú:
- Phú là một thể văn có văn vần hoặc xen lẫn văn vần và văn xuôi, dùng để tả cảnh vật, phong tục,
kể sự việc, bàn chuyện đời.
- Bố cục gồm 4 đoạn: đoạn mở, đoạn giải thích, đoạn bình luận và đoạn kết.

Câu 2: Hoàn cảnh ra đời & thể loại của bài “Phú sông Bạch Đằng” ? Nội dung của bài
“Phú sông Bạch Đằng” ?
Trả lời:
* Thể loại: Phú cổ thể.
* Hoàn cảnh sáng tác: Khi vương triều nhà Trần đang có biểu hiện suy thoái, cần phải nhìn lại
quá khứ anh hùng để củng cố niềm tin trong hiện tại.
* Nội dung:
- Đoạn mở: Giới thiệu nhân vật khách với phong thái ung dung, tự tại thực hiện tráng chí bốn
phương và niềm tự hào của khách trước cảnh vật, chiến công oanh liệt của sông Bạch Đằng.
- Đoạn giải thích: Với niềm tự hào các bô lão kể lại các chiến công oai hùng của sông Bạch
Đằng cho khách nghe  thái độ, giọng điệu đầy phấn khích, tạo cảm hứng xúc động, tự hào cho tác
giả.
- Đoạn bình luận: Các bô lão chỉ ra nguyên nhân chiến thắng là nhờ vào mối quan hệ: thiên
thời – địa lợi – nhân hòa. Nhưng con người mới chính là chủ thể trong sự nghiệp giữ nước  khẳng
định tầm quan trọng của người tài.


- Đoạn kết: Lời ca của các bô lão và của khách.
+ Lời ca các bô lão: Khẳng định những kẻ bất nghĩa tất sẽ bại vong, những người anh hùng
chính nghĩa sẽ lưu danh thiên cổ.
+ Lời ca của khách: Ca ngợi tài năng kiệt xuất của hai vị vua Trần và một lần nữa khẳng định
vai trò quyết định của con người.

Câu 3: Nêu đặc sắc nghệ thuật và ý nghĩa văn bản của bài “Phú sông Bạch Đằng” ?
* Nghệ thuật:
- Sử dụng thể phú tự do, không bị gò bó vào niêm luật, kết hợp giữa tự sự và trữ tình, có khả
năng bộc lộ cảm xúc phong phú, đa dạng ….
- Kết cấu chặt chẽ, thủ pháp liên tưởng ngầm, lối diễn đạt khoa trương
* Ý nghĩa văn bản: Thể hiện niềm tự hào, niềm tin vào con người & vận mệnh quốc gia dân tộc.
ĐỀ LÀM VĂN:
Đề 1: Thuyết minh về tác giả Trương Hán Siêu và tác phẩm “Phú sông Bạch Đằng”.
GỢI Ý LÀM BÀI:
1


1. Mở bài: Nhắc đến Trương Hán Siêu, người ta nghĩ đến Phú sông Bạch Đằng. Và ngược lại, Phú
sông Bạch Đằng cũng đã làm nên tên tuổi Trương Hán Siêu.
2. Thân bài:
- Vài nét về Trương Hán Siêu.
- Thuyết minh về Phú sông Bạch Đằng:
+ Được viết vào khoảng 50 năm sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông, đời
Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông, khi nhà Trần có dấu hiệu bắt đầu suy thoái.
+ Bạch Đằng là con sông ghi dấu nhiều chiến công hiển hách trong sự nghiệp đấu tranh chống
ngoại xâm của dân tộc ta, từ thời Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán đến nhà Trần chiến thắng quân
Nguyên Mông.
+ Bài phú được viết theo lối phú cổ thể.
+ Cảm hứng: Niềm tự hào, vừa đọng nỗi đau, vừa thể hiện triết lí về sự thay đổi, biến thiên và

xoay vần của tạo hóa.
+ Nội dung: Cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật khách và các bô lão trên sông Bạch Đằng. Khách và
các bô lão bình luận về chiến thắng, công đức của các vua Trần.
Phú sông Bạch Đằng bộc lộ lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống anh hùng,
truyền thống nhân nghĩa của dân tộc ta.
+ Nghệ thuật: Tác phẩm có cấu tứ đơn giản, lời văn linh hoạt, hình tượng nghệ thuật sinh động,
từ ngữ gợi hình sắc, giọng điệu hào hùng trang trọng, có lúc lắng đọng gợi cảm, lúc lại triết lí sâu xa.
3. Kết bài: Phú sông Bạch Đằng là đỉnh cao nghệ thuật phú trong văn học trung đại.
Đề 2: Em cảm nhận như thế nào về hình tượng nhân vật khách trong bài “Phú sông Bạch Đằng”
của Trương Hán Siêu?
Gợi ý làm bài:
I. MB: Giới thiệu về Trương Hán Siêu, tác phẩm Phú sông Bạch Đằng( hoàn cảnh ra đời cua bài phú),
giới thiệu về hình tượng nhân vật khách.
II. TB:
- Hình tượng nhân vật khách: tư thế của một con người có tâm hồn khoáng đạt.
+ Khách dạo chơi phong cảnh không chỉ để thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên mà còn nghiên cứu
cảnh trí đất nước, bồi bổ tri thức.
+ Hoài bão lớn lao: “Nơi có … chẳng biết” ; “Đầm Vân Mộng chứa ……vẫn còn tha thiết”.
- Tráng chí của khách được gợi lên qua hai loại địa danh:
+ Địa danh thứ nhất trong điển cố Trung quốc: rong chơi bể lớn, Sông Nguyên, Tương, Vũ
huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt” - những vùng đất nổi tiếng khách đã đi qua bằng
sách vở.
+ Địa danh thứ hai là những đia danh đất Việt, với không gian cụ thể: cửa Đại Than, bến Đông
Triều, sông Bạch Đằng  hình ảnh hiện thực mang tính đương đại hiện ra trước mắt.
+ Cảnh sắc thiên nhiên hiện lên hùng vĩ hoành tráng “Bát ngát sóng kình muôn dặm – thướt tha
đuôi trĩ một màu”.
+ Song cũng ảm đạm, hắt hiu “bờ lau san sát, bến lách đìu hiu – Sông chìm giáo gãy, gò đầy
xương khô”.
=>Tâm hồn phong phú nhạy cảm, tâm trạng của khách vừa vui vừa tự hào trước cảnh sông hùng
vĩ, thơ mộng “nước trời: một sắc , phong cảnh: ba thu”, tự hào trước òng ôn còn ghi bao chiến tích.

Nhưng vừa buồn đau, tiếc nuối vì chiến trường xưa một thời oanh liệt nay trơ trọi, hoang vu, thời gian
đã làm mờ bao dấu vết.
- Nghệ thuật: lời văn linh hoạt, hình tượng nghệ thuật sinh động, vừa gợi hình sắc trực tiếp, vừa
mang ý nghĩa khái quát, tính triết lí, ngôn từ trang trọng, hào hùng, vừa lắng đọng, gợi cảm.
III. KB: Với hình tượng nhân vật khách, bài phú thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc, tự
hào vè truyền thống anh hùng và tư tưởng nhân văn cao đẹp. Sự hoài niệm về quá khứ là niềm tự hào
về truyền thống dân tộc của tác giả./.

Bài 2: ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ – Nguyễn Trãi
Câu 1: Trình bày ngắn gọn về cuộc đời Nguyễn Trãi ?
2


- Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại (Hải Dương), sau dời về Nhị Khê (Hà
Tây – nay là Hà Nội)
- Xuất thân trong một gia đình có truyền thống yêu nước và văn hóa, văn học.
- Sớm chịu những mất mát, đau thương.
- Sống trong thời đại đầy biến động dữ dội → tìm đến với Lê Lợi kháng chiến chống giặc
- Bị gian thần hãm hại → bị “tru di tam tộc” → được minh oan.
 Ông là con người vĩ đại, toàn đức, toàn tài, có nhiều đóng góp với đất nước nhưng luôn bị nghi kị
gièm pha cuối cùng mang tai họa thảm khốc.

Câu 2: Cho biết những tác phẩm chính trong sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Trãi?
* Về quân sự, chính trị: Viết bằng chữ Hán
- “Quân trung từ mệnh tập”  được xem là có sức mạnh hơn mười vạn quân.
- “Đại cáo bình Ngô”  được mệnh danh là áng thiên cổ hùng văn.
* Về thơ ca:
- “Ức Trai thi tập”: tập thơ chữ Hán
- “Quốc âm thi tập”: tập thơ chữ Nôm
 Đánh dấu sự hình thành nền thơ ca tiếng Việt.


* Về lịch sử, địa lí:
- Lam Sơn thực lục
- Văn bia Vĩnh lăng
- Dư địa chí
 Có giá trị lớn.

Câu 3: Tại sao nói Nguyễn Trãi – nhà văn chính luận kiệt xuất?
Nói Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất bởi ông đã sáng tác:
- Tác phẩm: “Đại cáo bình Ngô”, “Quân trung từ mệnh tập”…
- Nội dung:
+ Tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.
+ Dân là trên hết, dân có sức mạnh vô địch.
 dân sống yên ổn, hạnh phúc là khát vọng suốt đời của Nguyễn trãi.
- Nghệ thuật: Luận điểm vững chắc, lập luận sắc bén, giọng điệu linh hoạt
 đạt đến trình độ mẫu mực.

Câu 4: Tại sao nói Nguyễn Trãi – nhà thơ trữ tình sâu sắc?
Nói Nguyễn Trãi – nhà thơ trữ tình sâu sắc là vì:
- Thơ văn Nguyễn Trãi thể hiện những tư tưởng triết lí, thế sự, những trải nghiệm đau đớn trước
cuộc đời.
- Thơ văn Nguyễn Trãi tràn đầy tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người, cuộc sống.
- Vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước được ông tái hiện sinh động trong thơ: khi thì trang trọng đầy tính
ước lệ của Đường thi, lúc lại bình dị, dân dã, nguyên sơ.

Câu 5: Hoàn cảnh sáng tác, thể loại & ý nghĩa nhan đề bài “Đại cáo bình Ngô” của
Nguyễn Trãi ?
- Hoàn cảnh sáng tác: Sau khi quân ta đại thắng giặc Minh xâm lược, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê
Lợi viết “Đại cáo Bình Ngô” để thông báo nền độc lập tự do của dân tộc.
- Thể loại: Cáo

- Ý nghĩa nhan đề: Bài cáo lớn tuyên bố về việc dẹp yên giặc Ngô.

Câu 4: Nêu đặc sắc nghệ thuật & ý nghĩa văn bản của bài “Đại cáo bình Ngô” ?
* Nghệ thuật:
- Bút pháp anh hùng ca đậm nét sử thi với các thủ pháp nghệ thuật so sánh, tương phản, liệt kê.
3


- Giọng văn biến hoá linh hoạt, hình ảnh sinh động, hoành tráng.
* Ý nghĩa văn bản: “Đại cáo Bình Ngô”là:
- Bản anh hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, gian khổ mà hào
hùng của quân dân Đại Việt.
- Bản tuyên ngôn độc lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa yêu nước & khát vọng hoà bình.
ĐỀ LÀM VĂN:
Đề: Hãy thuyết minh về nội dung tác phẩm “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi.
Gợi ý:
I. MB: - Giới thiệu sơ lược về tác giả Nguyễn Trãi
- Hoàn cảnh sáng tác, thể loại của tác phẩm.
II. TB: Giới thiệu nội dung của “Đại cáo bình Ngô”
1/ Đại cáo bình Ngô nêu lên và khẳng định luận đề chính nghĩa:
- Nêu cao tư tưởng nhân nghĩa và lập trường dân tộc.
- Khẳng định nền độc lập, quyền tự chủ của Đại Việt.
- Khẳng định truyền thống lâu đời của dân tộc: chống giặc ngoại xâm.
2/ Đại cáo bình Ngô là bản cáo trạng tội ác của giặc Minh.
3/ Đại cáo bình Ngô tái hiện lại quá trình chiến đấu và chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn,
trong đó làm nổi bật hình ảnh Lê Lợi – lãnh tụ cuộc khởi nghĩa là người anh hùng của thời đại trong
cuộc chiến tranh nhân dân.
4/ Đại cáo bình Ngô khép lại bằng lời tuyên ngôn độc lập và hòa bình trang trọng, hùng hồn.
III. KB:
- Nêu ý nghĩa văn bản

- Nghệ thuật của tác phẩm
Đề làm văn:
văn: “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi là bản cáo trạng đanh thép tội ác của kẻ thù;
đồng thời cũng là ánh sáng của lòng yêu nước, lòng yêu chuộng hòa bình và là khúc ca khải
hoàn của dân tộc.
Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Gợi ý làm bài:
I. Mở bài:
- Nguyễn Trãi xuất thân trong một gia đình có truyền thống yêu nước và văn hóa, văn học.
- Là một người văn võ toàn tài, có nhiều đóng góp cho đất nước nhưng lại phải chịu một nỗi oan
thảm khốc do XHPK gây nên: bị “tru di tam tộc”.
- Đầu năm 1428, sau khi dẹp xong giặc Minh, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết “Đại cáo bình
Ngô” để tuyên bố độc lập, kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình cho đất nước.
- Giới thiệu luận đề (ghi lại ý kiến trong đề bài).
II. Thân bài:
1/ “Đại cáo bình Ngô” là bản cáo trạng đanh thép tội ác của giặc Minh:
- Lừa dối nhân dân
- Hủy hoại môi trường sống
- Tội tàn sát diệt chủng
- Đày đọa phu dịch
- Bóc lột thuế khóa
- Ngưng trệ sản xuất
- Vơ vét sản vật
 Nghệ thuật liệt kê: tội ác của giặc là vô số kể, tác giả đứng trên lập trường nhân quyền và dân
quyền lên án, kết tội chúng “thần và người đều không thể dung tha”
2/ “Đại cáo bình Ngô” là ánh sáng của lòng yêu nước, yêu chuộng hòa bình
- Ánh sáng của lòng yêu nước (dẫn chứng)
- Lòng yêu chuộng hòa bình: tha chết cho giặc và cấp phương tiện tạo điều kiện cho giặc về nước
nhằm duy trì hòa bình lâu dài và để nhân dân nghỉ sức.
3/ Khúc ca khải hoàn của dân tộc (dẫn chứng)

III. Kết bài:

4


- “Đại cáo bình Ngô” là bản anh hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh gian khổ
mà hào hùng của quân dân Đại Việt, là bản tuyên ngôn độc lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa yêu
nước và khát vọng hòa bình
- Nghệ thuật: Bút pháp chính luận tài tình với lập luận sắc bén; cảm hứng trữ tình sâu sắc, giọng
văn biến hóa linh hoạt, hình ảnh sinh động hoành tráng./.

Bài 3: HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA (Thân Nhân Trung)
Câu 1: Trình bày đôi nét về tác giả Thân Nhân Trung và hoàn cảnh sáng tác bài
“Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba”.
Trả lời:
* Tác giả :
- Thân Nhân Trung (1418-1499), tự: Hậu Phủ
- Quê: làng Yên Ninh, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Ninh.
- Năm 1469: đỗ tiến sĩ .
- Là người nổi tiếng về văn chương.
* Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1448, Thân Nhân Trung soạn “Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm
Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba” khắc trên bia tiến sĩ ở Văn Miếu  khẳng định tầm quan trọng của
người hiền tài và tôn vinh những người đỗ đạt cao.

Câu 2: Nêu đặc sắc nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản “ Hiền tài là nguyên khí của
quốc gia”
Trả lời:
* Nghệ thuật : Lập luận chặt chẽ, có luận điểm, luận cứ rõ ràng, lời lẽ sắc sảo, thấu lí, đạt tình.
* Ý nghĩa văn bản :
- Khích lệ kẻ sĩ đương thời luyện tài, rèn đức, nêu những bài học cho muôn đời sau.

- Thể hiện tấm lòng của Thân Nhân Trung với sự nghiệp xây dựng đất nước.

Câu 3: Trong bài “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, Thân Nhân Trung đã xác định
hiền tài có vai trò quan trọng với đất nước như thế nào ?
Trả lời: Hiền tài là những người tài cao, học rộng, có đức độ, là khí chất ban đầu làm nên sự sống
còn và phát triển của đất nước, xã hội. Hiền tài có quan hệ lớn đến sự thịnh suy của đất nước.

Câu 4: Ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ đối với người đương thời và
các thế hệ mai sau ?
Trả lời:
* Đối với người đương thời :
- Người đỗ đạt được ghi tên thì cố gắng đem tài năng phục vụ đất nước, giữ gìn danh tiết,
không làm điều ác, điều xấu.
- Người chưa đỗ đạt thì lấy đó làm gương để phấn đấu, cố gắng rèn luyện tài đức để được đỗ
đạt, ghi tên vào bia tiến sĩ.
* Đối với thế hệ mai sau: lấy đó mà tự hào, soi đường chỉ lối để rèn giũa danh tiếng của kẻ sĩ, để
củng cố mệnh mạch cho đất nước.

Câu 5: Bài học lịch sử rút ra từ việc khắc bia ghi tên tiến sĩ ?
Trả lời:
- Thời nào thì hiền tài cũng là nguyên khí của quốc gia, phải biết quý trọng nhân tài.
- Hiền tài có mối quan hệ sống còn đối với sự thịnh suy của đất nước .
- Ngày nay nhà nước ta xác định : giáo dục là quốc sách, trọng dụng nhân tài.
5


Đề làm văn: Từ bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Thân Nhân Trung), nghĩ gì về việc học
tập và phấn đấu của thanh niên hiện nay.
Dàn ý:
I. Mở bài:

- Từ xưa đến nay, người hiền tài bao giờ cũng quan trọng đối với quốc gia. Họ là nguyên khí của
quốc gia.
- XHPK ngày xưa đã sớm có chính sách khoản đãi, trọng dụng người hiền tài.
- Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu đại bảo thứ ba của Thân Nhân Trung đã chứng
minh rõ ràng về chính sách trọng dụng nhân tài trong xã hội phong kiến.
- Thanh niên chúng ta ngày nay phải cố gắng học tập thật tốt và phấn đấu trở thành một người có
ích góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, phồn vinh.
II. Thân bài :
- Vai trò của người hiền tài theo quan niệm của Thân Nhân Trung : “Hiền tài là nguyên khí của
quốc gia ……… xuống thấp”  Đó là quan niệm đúng đắn, cách nhìn nhận, đánh giá chính xác về
vai trò của người hiền tài.
- Trong XHPK, kẻ sĩ cố gắng trao dồi tài năng, đức độ để cống hiến cho đất nước. (dẫn chứng)
- Ngày nay, thanh niên học sinh cần phải noi gương người xưa trao dồi đạo đức, rèn luyện tài
năng để cống hiến cho đất nước.
- Bác Hồ đã từng dạy: “Đâu cần thanh niên có
Đâu khó có thanh niên”
+ Thanh niên đảm đương trách nhiệm lịch sử  mỗi người phải tự vươn lên, tự rèn luyện
+ Là lực lượng nòng cốt khơi dậy hào khí Việt Nam, lòng tự hào dân tộc.
+ Lao động, học tập vươn lên chiếm lĩnh đỉnh cao văn hóa – khoa học.
+ Kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, có lòng yêu nước nồng nàn.
III. Kết bài :
- Hiền tài thời nào cũng quan trọng, cũng đáng quí, cũng là nguyên khí của quốc gia.
- Phải biết trân trọng hiền tài.
- Bản thân phải cố gắng học tập, phấn đấu trở thành người hiền tài.
- Cá nhân rút ra bài học nhận thức từ việc học tập của mình và có hướng hành động cho tương
lai./.

Bài 4: CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN (Nguyễn Dữ)
Câu 1: Trình bày đôi nét về tác giả Nguyễn Dữ.
Trả lời: Nguyễn Dữ (? - ?), sống vào khoảng thế kỉ XVI. Ông xuất thân trong một gia đình khoa

bảng, từng đi thi và đã ra làm quan, nhưng không lâu thì lui về ẩn dật.

Câu 2: Trình bày xuất xứ của tác phẩm .
Trả lời: Tác phẩm rút ra từ Truyền kì mạn lục - một “thiên cổ kì bút” viết bằng chữ Hán, gồm 20
truyện , ra đời vào nữa thế kỉ thứ XVI.

Câu 3: Em hiểu như thế nào về thể loại truyền kì? Cho biết tính cách của nhân vật Ngô
Tử Văn ?
Trả lời:
* Truyền kì là một thể văn xuôi tự sự thời trung đại, phản ánh hiện thực qua các yếu tố kì lạ, hoang
đường. Tuy nhiên, đằng sau các chi tiết có tính chất kì lạ, phi hiện thực ấy, người đọc vẫn có thể tìm
thấy những vấn đề cốt lõi của hiện thực cũng như quan niệm của tác giả.
* Tính cách của nhân vật Ngô Tử Văn:
- Cương trực, yêu chính nghĩa :
6


+ Tính khảng khái: thấy gian tà thì không thể chịu được.
+ Đốt đền trừ hại cho dân.
+ Sẵn sàng nhận chức phán sự đền Tản Viên để thực hiện công lí.
- Dũng cảm, kiên cường:
+ Không run sợ trước lời đe dọa của hồn ma tướng giặc.
+ Vạch mặt tên hung thần.
+ Cãi lại quỷ & tên hung thần họ Thôi.
+ Lời lẽ cứng cõi, không chịu nhún nhường, thỏa hiệp.
- Giàu tinh thần dân tộc:
+ Đấu tranh đến cùng để diệt trừ hồn ma tên tướng giặc hô Thôi.
+ Làm sáng tỏ nỗi oan & phục hồi danh vị cho Thổ thần nước Việt./.

Câu 4: Trình bày nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản .

Trả lời:
* Nghệ thuật :
- Xây dựng cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ .
- Dẫn dắt cốt truyện khéo léo, nhiều chi tiết gây sự chú ý, hấp dẫn.
- Cách kể chuyện và miêu tả sinh động hấp dẫn.
- Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo, nhưng vẫn mang những nét hiện thực.
* Ý nghĩa văn bản: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đề cao những con người trung thực,
ngay thẳng, giàu tinh thần dân tộc; đồng thời khẳng định niềm tin vào công lí, chính nghĩa của nhân
dân ta.

Câu 5: Bình luận chi tiết Ngô Tử Văn được nhận chức Phán sự ở đền Tản Viên.
Trả lời:
Chiến thắng của Ngô Tử Văn – một kẻ sĩ nước Việt – khẳng định chân lí chính sẽ thắng tà và
thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ, quyết tâm đấu tranh đến cùng để bảo vệ công lí và chính nghĩa.
Việc NTV nhận chức phán sự không chỉ là phần thưởng xứng đáng mà còn nói lên quyết tâm
trừ hại cho dân của người trí thức Việt./

Câu 6: Suy nghĩ về lời bình ở cuối truyện và cho biết ngụ ý của câu chuyện ?
Trả lời:
- Lời bình cuối truyện đề cao bản lĩnh của kẻ sĩ, phải cứng cỏi đấu tranh đến cùng để tiêu diệt cái
xấu, cái ác.
- Ngụ ý của câu chuyện:
+ Vạch trần bản chất xảo quyệt, hung ác của hồn ma tướng giặc họ Thôi.
+ Phơi bày thực trạng bất công, thối nát của xã hội đương thời.
+ Lời nhắn nhủ hãy đấu tranh đến cùng chống lại cái ác, cái xấu.
Đề làm văn: Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật Ngô Tử Văn trong “Chuyện chức phán sự đền
Tản Viên”.
Dàn ý:
I. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Dữ.

- Nêu xuất xứ câu chuyện.
- Giới thiệu nhân vật: Ngô Tử Văn có những tính cách nổi bật ...
II. Thân bài: Cảm nhận về n/v Ngô Tử Văn
+ Cương trực, yêu chính nghĩa: Ngô Tử Văn là người rất khẳng khái, “thấy sự tà gian thì không
thể chịu được” nên đã đốt đền, trừ hại cho dân; sẵn sàng nhận chức phán sự đền Tản Viên để thực
hiện công lí.

7


+ Dũng cảm, kiên cường: Không run sợ trước lời đe dọa của hồn ma tướng giặc, chàng vạch mặt
tên hung thần; cãi lại quỷ và tên hung thần họ Thôi, dùng lời lẽ cứng cỏi, không chịu nhún nhường để
tâu trình Diêm Vương,…
+ Giàu tinh thần dân tộc: Đấu tranh đến cùng để diệt trừ hồn ma tên tướng giặc, làm sáng tỏ nỗi
oan và phục hồi danh vị cho Thổ thần nước Việt.
Chiến thắng của Ngô Tử Văn – một kẻ sĩ nước Việt – là sự khẳng định chân lí chính sẽ thắng tà
và thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ quyết tâm đấu tranh đến cùng để bảo vệ công lí và chính
nghĩa.
Ngô Tử Văn là kẻ sĩ có khí phách cứng cỏi, bản lĩnh hơn người. Chiến thắng của chàng khẳng
dịnh chân lí chính sẽ thắng tà và thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ qua việc chống lại hồn ma tướng
giặc họ Thôi, quyết tâm đấu tranh đến cùng để bảo vệ công lí chính nghĩa.
III. Kết bài:
- Nêu đặc sắc nghệ thuật và ý nghĩa văn bản
- Cảm nhận riêng về nhân vật
- Liên hệ bản thân rút ra bài học cụ thể./.

Bài 5: HỒI TRỐNG CỔ THÀNH (Tam quốc diễn nghĩa – La Quán Trung)
Câu 1: Trình bày đôi nét về tác giả La Quán Trung và đoạn trích “Hồi trống cổ
thành”. ?


Trả lời:
- La Quán Trung ( 1330?-1400?) , người có những đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết
lịch sử thời Minh – Thanh ở Trung Quốc.
- Hồi trống Cổ Thành (trích hồi 28 – Tam quốc diễn nghĩa): thuật lại việc Quan Công bỏ doanh trại
Tào Tháo đi tìm minh chủ Lưu Bị; qua năm cửa ải, chém đầu sáu tướng Tào; về đến Cổ Thành bị
Trương Phi nghi ngờ bội nghĩa quyết sống mái với người anh em.

Câu 2: Trình bày nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản?
Trả lời:
* Nghệ thuật:
- Tính cách nhân vật nhất quán, xung đột giàu kịch tính.
- Lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn.
* Ý nghĩa văn bản: Đề cao những người có lòng trung nghĩa.

Câu 3: Tính cách của hai nhân vật Trương Phi và Quan Công
?

Trả lời:
* Nhân vật Trương Phi: Cương trực đến nóng nảy; trung thành và căm ghét sự phản bội;
không tin lời nói, chỉ tin việc làm nhưng biết phục thiện, khoan dung.
* Nhân vật Quan Công: Trí dũng song toàn, biết tiến biết thoái linh hoạt, khiêm nhường, nhũn
nhặn; tỉnh táo khi ở thế "tình ngay lý gian"; biết dùng hành động chém tướng để minh oan, thể hiện
lòng trung nghĩa.

Câu 4: Trình bày ý nghĩa của hồi trống do Trương Phi đánh trong đoạn trích?
Trả lời: Là hồi trống thách thức, minh oan, đoàn tụ./.

Bài 6: TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ
(Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm dịch Nôm)


Câu 1: Nêu vài nét về tác giả, dịch giả của tác phẩm “Chinh phụ ngâm”? Trình bày
hoàn cảnh sáng tác tác phẩm và vị trí của đoạn trích?
8


Trả lời:
* Tác giả :
- Đặng Trần Côn (? - ?), sống khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII.
- Quê: làng Nhân Mục (Hà Nội).
- Sáng tác thơ, phú bằng chữ Hán.
* Dịch giả :
- Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748): người phụ nữ tài hoa.
- Phan Huy Ích (1750 - 1822) - một danh sĩ tài hoa.
* Hoàn cảnh ra đời: Vào thế kỉ XVIII, chiến tranh xảy ra liên miên, con người chịu nhiều mất
mát đau khổ, tác giả cảm động trước tình cảnh trên nên viết “Chinh phụ ngâm”
* Vị trí đoạn trích: Từ câu 193 – 216 của tác phẩm Chinh Phụ Ngâm. Đoạn trích khắc họa tình
cảnh và tâm trạng cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ khi chồng đi chinh chiến.

Câu 2: Trình bày nghệ thuật và ý nghĩa văn bản?
Trả lời :
- Nghệ thuật :
+ Bút pháp tả cảnh ngụ tình, miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật.
+ Ngôn từ chọn lọc, nhiều biện pháp tu từ.
- Ý nghĩa văn bản:
+ Ghi lại nỗi cô đơn buồn khổ của người chinh phụ trong tình cảnh chia lìa.
+ Đề cao hạnh phúc lứa đôi và tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến.

Câu 3: Trình bày những diễn biến tâm trạng của người chinh phụ.
Trả lời:
- Tám câu đầu: Nỗi cô đơn, lẻ bóng của người chinh phụ.

- Tám câu tiếp: Nỗi sầu muộn triền miên.
- Tám câu cuối: Nỗi nhớ thương đau đáu.
ĐỀ LÀM VĂN: Phân tích diễn biến tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích “TÌNH
CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ”
Gợi ý làm bài:
I/ MB:
Đặng Trần Côn người làng nhân Mục Thanh Trì –Hà Nội, ông sống vào khoảng nửa đầu thế
kỉ XVIII. Ngoài “Chinh phụ ngâm” ông còn làm thơ và một số bài phú chữ Hán. Tác phẩm “Chinh
phụ ngâm” gồm 476 câu thơ được viết theo thể trường đoản cú. Ông sáng tác TP này từ sự đồng cảm
với nỗi khổ đau mất mát của con người nhất là những người vợ lính trong chiến tranh đương thời.
Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” miêu tả tình cảnh và tâm trạng của người chinh
phụ phải sống cô đơn buồn khổ trong thời gian dài khi người chồng đi đánh trận không có tin tức,
không rõ ngày về.
II/ TB:
1) Nỗi cô đơn, lẻ bóng của người chinh phụ.
+ Nỗi cô đơn thể hiện qua hành động được lặp đi lặp lại nhiều lần một mình dạo hiên vắng,
buông, cuốn rèm nhiều lần, mong tin vui mà "Ngoài rèm thước chẳng mách tin". (dẫn chứng).
+ Nỗi cô đơn thể hiện qua sự đối bóng giữa người chinh phụ và ngọn đèn khuya; vẫn chỉ là "Một
mình mình biết, một mình mình hay". (dẫn chứng)
 Câu hỏi tu từ “có đèn biết chăng?”, hình ảnh “ngọn đèn” chỉ sự cô đơn lẻ loi của người
chinh phụ trong khoảng không gian mênh mông rộng lớn nỗi nhớ nhung chờ đợi làm cho nàng không
còn chú ý đến bước đi của thời gian.
2) Nỗi sầu muộn triền miên.
9


+ Nỗi sầu muộn được thể hiện qua cảm nhận về thời gian tâm lí. Người chinh phụ như đếm từng
bước thời gian nặng nề trôi mà cảm nhận một khắc giờ "đằng đẵng như niên". (dẫn chứng)
+ Tiếng gà và bóng cây hòe được ẩn dụ chỉ thời gian nửa đêm đồng thời cũng thể hiện không
gian tịch mịch hoang vắng rất đáng sợ

 Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ so sánh + từ láy đằng đẵng + động từ “rủ”, dường như người
chinh phụ không còn sức sống trong nỗi cô đơn chờ đợi người chồng . Tiếng gà và bóng cây hòe
những yếu tố này như là lát cắt vào nội tâm của con người tô đậm thêm nỗi cô đơn chờ đợi.
+ Để giải tỏa nỗi sầu, nàng cố tìm đến những thú vui như: soi gương, đốt hương, gảy đàn nhưng
việc gì cũng chỉ là "gượng". Sầu chẳng những không được giải tỏa mà còn nặng nề hơn.(dẫn chứng)
 Điệp từ “gượng” + động từ đốt, soi, gãy người chinh phụ cố tìm lại niềm vui nhưng càng làm
tăng thêm sự cô đơn sầu muộn và cả sự lo lắng cho hạnh phúc lứa đôi của mình.
3) Nỗi nhớ thương đau đáu.
+ Nỗi nhớ được thể hiện qua một khao khát cháy bỏng - gửi lòng mình đến non Yên - mong
được chồng thấu hiểu, sẻ chia. (dẫn chứng)
+ Khao khát của nàng không được đền đáp vì sự xa cách về không gian quá lớn (đường lên
bằng trời).
+ Hình ảnh ước lệ, điệp ngữ bắt cầu, từ láy: người chinh phụ trực tiếp giải bày nỗi lòng mình
câu thơ vừa như nỗi nhớ mong chờ đợi vừa là cảm giác về sự chơi vơi trống trải rất đáng sợ của
người chinh phụ (dẫn chứng).
 Với nghệ thuật tả cảnh ngụ tình+từ láy câu thơ vừa là triết lí về một qui luật vừa là tâm trạng
đau đớn về nỗi nhớ mong chờ đợi
III/ KB:
Với bút pháp tả cảnh ngụ tình, miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật; ngôn từ chọn lọc, nhiều biện
pháp tu từ, đoạn trích đã ghi lại nỗi cô đơn buồn khổ của người chinh phụ trong tình cảnh chia lìa; đề
cao hạnh phúc lứa đôi và còn là tiếng nói tố cáo chiến tranh phi nghĩa./.

Bài 7: Tác giả NGUYỄN DU & Truyện Kiều
Câu 1: Trình bày những mốc thời gian quan trọng trong cuộc đời Nguyễn Du?
Trả lời: Những mốc thời gian quan trọng trong cuộc đời Nguyễn Du:
- 1765: Chào đời
- 1775 (10 tuổi): Mồ côi cha;
- 1778 (13 tuổi): Mồ côi mẹ;
- 1783: Đỗ thi Hương, làm một chức quan nhỏ;
- 1789: Tây Sơn lật đổ triều Lê-Trịnh, sống gian khổ khó khăn;

- 1802: Ra làm quan với triều Nguyễn, chức tri huyện;
- 1805: Được thăng chức Đông các điện học sĩ;
- 1809: Làm cai bạ dinh Quảng Bình;
- 1813: Thăng chức Cần chánh điện học sĩ, làm chánh sứ đi Trung Quốc;
- 1820: Được cử đi sứ TQ lần 2 nhưng chưa kịp đi thì mất ngày 18/9;
- 1965: Được công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới (nhân 200 năm ngày sinh).

Câu 2: Những yếu tố làm nên thiên tài Nguyễn Du?
Trả lời:
a.Thời đại: bão táp lịch sử
- Chiến tranh phong kiến dai dẳng, triền miên dẫn đến sự sụp đỗ của triều Đại Lê-Trịnh
- Cuộc sống xã hội điêu đứng.
- Số phận con người bị chà đạp thê thảm.
b.Quê hương & gia đình:
- Quê cha: Hà Tĩnh - phong cảnh sơn thủy hữu tình
- Quê mẹ: Bắc Ninh - cái nôi của dân ca quan họ
10


- Sinh ra và lớn lên ở: Thăng Long - ngàn năm văn hiến
 được tiếp nhận văn hóa nhiều vùng
- Gia đình: có truyền thống khoa bảng lớn và truyền thống văn hóa văn học
 Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng thiên tài Nguyễn Du.
c. Bản thân:
- Lúc nhỏ: sống sung túc, hiểu rõ đời sống quí tộc, thân phận của những ca nhi, kĩ nữ.
- Lớn lên: sống chật vật, lưu lạc am hiểu nhiều về ngôn ngữ dân gian
- Về già: làm quan cho triều Nguyễn, được đi sứ Trung Quốc nhưng bất đắc chí
 Con người tài hoa, cuộc đời lắm thăng trầm, ảnh hưởng sâu nặng đến sự nghiệp văn học.
Tất cả đã chi phối cuộc đời, sự nghiệp và hun đúc nên thiên tài Nguyễn Du./.


Câu 2: Nêu những sáng tác chính của Nguyễn Du?
Trả lời:
1. Sáng tác bằng chữ Hán :
- “Thanh Hiên thi tập” gồm 78 bài – viết trước khi làm quan dưới triều Nguyễn.
- “Nam trung tạp ngâm”, gồm 40 bài – khi đang làm quan dưới triều Nguyễn
- “Bắc hành tạp lục” gồm 131 bài – khi đi sứ ở Trung Quốc.
 Thể hiện tư tưởng, nhân cách, tình cảm của ông.
2. Sáng tác bằng chữ Nôm :
*“Đoạn trường tân thanh” (Truyện Kiều)
- Tiếng khóc cho số phận con người:
- Lời tố cáo mạnh mẽ, đanh thép thế lực xã hội phong kiến đen tối, đồng tiền làm tha hóa con
người.
- Bài ca tình yêu tự do & ước mơ công lí.
*“Văn tế thập loại chúng sinh” (Văn chiêu hồn): tình yêu thương mọi kiếp người, nhất là phụ
nữ và trẻ em.

Câu 3: Trình bày nguồn gốc của Truyện Kiều và sự sáng tạo của Nguyễn Du?
Trả lời:
Những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều:
a) Nguồn gốc: Từ cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) với
tài năng nghệ thuật bậc thầy, nhất là với tấm lòng nhân đạo bao la, Nguyễn Du đã sáng tạo ra một
kiệt tác văn chương bất hủ.
b) Sự sáng tạo của Nguyễn Du:
+ Về nội dung: Từ câu chuyện tình của Thanh Tâm Tài Nhân, Nguyễn Du đã tạo nên một “Khúc
ca mới đứt ruột” (Đoạn trường tân thanh), nhấn vào nỗi đau bạc mệnh và gửi gắm những xúc cảm về
nhân sinh của nhà thơ trước “những điều trông thấy”.
+ Về nghệ thuật: Lược bỏ các tình tiết về mưu mẹo, về báo oán,…( trong tác phẩm của Thanh
Tâm Tài Nhân), bằng thể lục bát truyền thống, với một ngôn ngữ trau chuốt tinh vi, chính xác đến
trình độ cổ điển, trong một truyện thơ Nôm, Nguyễn Du tập trung thể hiện nội tâm nhân vật một cách
tài tình.


Câu 4: Trình bày những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều?
Nhận xét chung về giá trị của TP?
1) Nội dung tư tưởng:
+ Tiếng khóc cho số phận con người: khóc cho tình yêu trong trắng, chân thành bị tan vỡ; khóc
cho tình cốt nhục bị lìa tan; khóc cho nhân phẩm bị chà đạp; khóc cho thân xác con người bị đày đọa.
+ Lời tố cáo mạnh mẽ, đánh thép: tố cáo thế lực đen tối trong xã hội phong kiến, phanh phui sức
mạnh làm tha hóa con người của đồng tiền. Bị ràng buộc bởi thế giới quan trung đại, Nguyễn Du tuy
11


cũng lên án tạo hóa và số mệnh, nhưng bằng trực cảm nghệ sĩ, ông đã vạch ra đúng ai là kẻ chà đạp
quyền sống của con người trong thực tế.
+ Bài ca tình yêu tự do và ước mơ công lí.
2) Nghệ thuật
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật;
+ Nghệ thuật kể chuyện;
+ Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, Sử dụng thơ lục bát một cách tài tình.
3) Kết luận: Truyện Kiều là kiệt tác số một văn học dân tộc Việt Nam, di sản văn học của nhân loại,
là một “tập đại thành” của truyền thống nghệ thuật, văn hóa Việt Nam, tiêu biểu cho cảm hứng nhân
đạo chủ nghĩa, vừa là niềm thương cảm sâu sắc, là tấm lòng “nghĩ tới muôn đời”, vừa là thái độ nâng
niu, trân trọng những giá trị nhân bản cao đẹp của con người.

Câu 5: Tóm tắt cốt truyện Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều) của Nguyễn Du?
Tóm tắt cốt truyện Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều):
* Gặp gỡ - đính ước:
Vương Thúy Kiều sinh ra trong gia đình gia giáo, cha là Vương viên ngoại, em trai là Vương
Quan và em gái là Vương Thúy Vân.
Kim Trọng là một nho sinh ở trọ để đi học gần nhà Thúy Kiều. Hai người gặp gỡ, yêu nhau
rồi thề nguyền, đính ước.

* Gia biến & lưu lạc:
Trong lúc KT về quê chịu tang chú, gia đình Kiều bị vu oan giá họa bởi thằng bán tơ. Vương
viên ngoại và Vương Quan bị bắt tra khảo. Kiều quyết định cứu cha và em trai bằng cách bán mình
làm vợ Mã giám sinh. Kiều trao duyên lại cho em gái.
Mã GS thực ra chỉ mua Kiều về làm gái lầu xanh cho vợ hắn là Tú bà. Biết được sự tình, Kiều
dùng dao tự vẫn nhưng Tú bà ngăn kịp, dụ dỗ và hứa sẽ gả Kiều cho người tử tế. Kiều tin theo rồi
gặp và trốn cùng Sở Khanh – một anh chàng đẹp trai chuyên lừa tình các cô gái. Tú bà đón bắt được
Kiều bỏ trốn, xỉ vả thậm tệ rồi ép phài làm kĩ nữ lầu xanh.
Thân thể nhơ nhớp nhưng tâm hồn Kiều luôn trong sáng và ý thức cao về nhân phẩm của
mình. Thúc sinh – một viên quan nhỏ đến lầu xanh rồi thương cảm Kiều và chuộc nàng ra khỏi đó.
Kiều thành vợ bé của Thúc Sinh.
Hoạn Thư – vợ Thúc Sinh biết được, bí mật tổ chức bắt Kiều về nhà mình, đốt nơi ở của
Kiều và Thúc Sinh rồi quẳng vào đó một xác chết trôi. Thúc Sinh về chỉ thấy thi thể cháy thui, tưởng
là Kiều đã chết trong hỏa hoạn.
Thúc Sinh về nhà với vợ, Hoạn Thư ra vẻ như không, đón chồng niềm nỡ và tổ chức tiệc tùng
linh đình, gọi Gia Nô (Kiều) ra gảy đàn cho chồng nghe. Hai người thấy nhau nhưng chẳng dám
nhận, thật vô cùng đau khổ. Hành hạ Kiều như thế một thời gian rồi để cho Kiều tự trốn đi.
Ra khỏi nhà Hoạn Thư, Kiều lại rơi vào bẫy của bọn ma cô Bạc Hạnh, Bạc Bà và lại trở thành
gái lầu xanh lần thứ hai.
Từ Hải, một hảo hán trong vùng, đã chuộc Kiều ra rồi chung sống với Kiều rất hạnh phúc.
Chí khí anh hùng trỗi dậy, Từ Hải từ biệt Kiều để đi xây dựng cơ đồ sự nghiệp, sau đó đón Kiều về.
Từ Hải tổ chức một buổi báo ân, báo oán và cho Kiều tự quyết định. Những tên đã từng hại Kiều đều
bị Từ Hải bắt về hành quyết; những người đã giúp Kiều thì được ban thưởng. Chỉ riêng Hoạn Thư
được Kiều tha bổng.
Vì Từ Hải tự xây dựng quân đội chống triều đình nên Tổng đốc Hồ Tôn Hiến được cử đi dẹp
loạn. Hồ Tôn Hiến đã lợi dụng sự nhẹ dạ của Kiều, nhờ Kiều kêu gọi Từ Hải về với triều đình sẽ
được trong dụng. Từ Hải mới đầu không nghe nhưng vì quá tin Kiều nên đã xuôi tai đầu hàng. Hồ
Tôn Hiến lật lọng và đã ám hại Từ Hải. Từ Hải chết đứng, xác không đổ cho đến khi Kiều chạy đến
ôm lấy chàng.
Hồ Tôn Hiến thấy Kiều xinh đẹp nên đã chiếm đoạt nàng rồi lại đem nàng cho một tên lính.

Kiều cảm thấy tủi nhục tột cùng nên nhảy xuống sông Tiền Đường tự vẫn.
* Đoàn tụ:
Kiều lại được cứu thoát rồi ở chùa đi tu, sau đó tìm được tung tích của gia đình và đoàn viên
sum họp.
12


ĐỀ LÀM VĂN: Hãy thuyết minh tác giả Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều.
Gợi ý làm bài:
I/ MB: Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Nguyễn Du
II/ TB:
1. Một số nét chính về tác giả Nguyễn Du:
a. Thời đại: bão táp lịch sử
- Chiến tranh phong kiến dai dẳng, triền miên.
- Cuộc sống xã hội điêu đứng.
- Số phận con người bị chà đạp thê thảm.
b. Quê hương & gia đình:
- Quê cha: Hà Tĩnh - phong cảnh sơn thủy hữu tình
- Quê mẹ : Bắc Ninh - cái nôi của dân ca quan họ
- Sinh ra và lớn lên: Thăng Long ngàn năm văn hiến
=> được tiếp nhận văn hóa nhiều vùng miền.
- Gia đình: có truyền thống khoa bảng lớn.
=> Một yếu tố quan trọng làm nên thiên tài Nguyễn Du.
c. Bản thân:
- Lúc nhỏ: sống sung túc  hiểu rõ đời sống quý tộc, thân phận ca nhi, kĩ nữ.
- Lớn lên: sống lưu lạc, chật vật, khó khăn " yêu thương người nghèo, am hiểu ngôn ngữ dân
gian.
- Về già: Làm quan cho nhà Nguyễn được trọng dụng nhưng bất đắc chí.
] Con người tài hoa, cuộc đời lắm thăng trầm" Ảnh hưởng sâu nặng đến sự nghiệp văn học.
2.“Đoạn trường tân thanh” (Truyện Kiều)

a) Nguồn gốc: Cốt truyện từ tiểu thuyết TQ “Kim Vân Kiều truyện”
b) Sáng tạo của N.Du: Nội dung: hiện thực, nhân đạo; Nghệ thuật: thể thơ lục bát chữ Nôm.
c) Nội dung tư tưởng của TK:
- Là tiếng khóc cho số phận con người :
+ Khóc cho tình yêu trong trắng, chân thành bị tan vỡ.
+ Tình cốt nhục bị lìa tan.
+ Nhân phẩm con người bị chà đạp, thân xác con người bị đọa đày.
- Lời tố cáo mạnh mẽ, đanh thép thế lực xã hội phong kiến đen tối, đồng tiền làm tha hóa con
người.
- Bài ca tình yêu tự do & ước mơ công lí.
d) Nghệ thuật:
- Xây dựng nhân vật tài tình.
- Kể chuyện hấpdẫn
- Sử dụng ngôn ngữ điêu luyện
* KB: Đánh giá vai trò, vị trí của Nguyễn Du & Truyện Kiều trên văn đàn./.

Bài 8: TRAO DUYÊN
Câu 1: Trình bày vị trí đoạn trích
Trả lời: Đoạn trích từ câu 723 đến câu 756 của Truyện Kiều , mở đầu cho cuộc đời đau khổ của
Kiều.

Câu 2: Trình bày nghệ thuật và ý nghĩa văn bản
13


Trả lời:
- Nghệ thuật :
+ Miêu tả tinh tế diễn biến tâm trạng nhân vật .
+ Ngôn ngữ độc thoại nội tâm nhân vật .
- Ý nghĩa văn bản: Vẻ đẹp nhân cách Thúy Kiều thể hiện qua nỗi đau đớn khi duyên tình tan vỡ và sự

hi sinh đến quên mình và hành phúc của người thân.

Câu 3: Trong đoạn trích Trao duyên, những câu thơ nào thể hiện hành động, lời nói
của Kiều đối với em gái mình?
Trả lời: Từ câu: “Cậy em em có chịu lời...
Đến câu: ... “Rưới xin giọt nước cho người thác oan”...

Câu 4: Đoạn thơ mang nhan đề là Trao duyên . Cuối cùng “duyên” có trao dược
không? Tại sao gọi đoạn thơ này là một bi kịch. ( Tham khảo – HS khá, giỏi).
Trả lời:
- Duyên đã trao và trao được vì Thúy Vân đã nhận. Nhưng tình yêu của Kiều dành cho Kim Trọng
không sao trao được. Mâu thuẫn giữa tình và nghĩa chỉ giải quyết được một nữa . Phần nghĩa đã
giải quyết xong còn phần tình thì Kiều vẫn vẹn nguyên bế tắc . “Duyên này thì giữ vật này của
chung”.
- Đoạn thơ như một bi kịch vì mâu thuẫn nội tâm của nhân vật chính càng lúc càng căng thẳng, cuối
cùng dẫn đến bế tắc, bi đát.
Đề làm văn : Phân tích diễn biến tâm trạng Thúy Kiều trong đoạn trích “ Trao Duyên”
Gợi ý làm bài
* MB : Giới thiệu về tác giả tác phẩm, vị trí đoạn trích, nội dung khái quát của đoạn thơ.
* TB:
- Tâm trạng của Kiều khi trao duyên:
+ Sự chủ động của Kiều trong cuộc trao duyên cho Thúy Vân : ngôn ngữ , cử chỉ ( chú ý sắc
thái biểu cảm của các từ ngữ “ cậy”, “chịu”, “lạy”, “ thưa”
+ Nhắc nhở mối tình của mình với chàng Kim : “ Khi ngày…. chén thề” -> thắm thiết nhưng
mong manh tan vỡ “ Giữa đường……tương tư”
+ Khi trao duyên , trao những lời tha thiết . Trao kỉ vật lại dùng dằng nửa trao, nửa níu “
Duyên này ……của chung” -> tâm trạng xót xa, nuối tiếc.
- Tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên:
+ Tuyệt vọng coi như mình đã chết (Chú ý những hình ảnh tượng trưng cho cái chết mà Kiều
đã thốt ra)

+ Từ chỗ nói với em -> nói với mình -> nói với người yêu bằng giọng đau đớn chuyển thành
tiếng khóc, khóc cho mình, khóc cho mối tình trong sáng, vừa chớm nở đã vội tàn. => Mặc cảm day
dứt khi nàng luôn nghĩ mình là là kẻ phụ bạc chàng Kim “Ôi Kim……..từ đây.”
- Về nghệ thuật cần làm nổi bật:
+ Miêu tả tinh tế diễn biến tâm trạng nhân vật.
+ Ngôn ngữ độc thoại nội tâm sinh động.
*KB: - Khẳng định nỗi đau của Kiều khi trao duyên -> nhân cách và sự hi sinh của Kiều.
- Liên hệ thực tế, bản thân./.

Bài 9: CHÍ KHÍ ANH HÙNG (Truyện Kiều – Nguyễn Du )
Câu 1: Hãy nêu vị trí đoạn trích và chủ đề đoạn trích?
14


- Vị trí đoạn trích: từ câu 2.213 đến câu 2.230 trong Truyện Kiều, Từ Hải từ biệt Thúy Kiều ra đi
lập nên sự nghiệp lớn.
- Đề cao lí tưởng anh hùng va ước mơ công lí thông qua sự sáng tạo đặc sắc của Nguyễn Du về
người anh hùng Từ Hải.

Câu 2: Từ Hải bộc lộ lí tưởng anh hùng của mình qua lời nói với TK như thế nào?
- Không quyến luyến bịn rịn, không vì tình yêu mà quên đi lí tưởng cao cả “sao chưa thoát khỏi
nữ nhi thường tình”
- Những lời hẹn ước ngắn gọn, dứt khoát, hình ảnh “mười vạn tinh binh”, âm thanh “tiếng
chiêng dậy đất” khát vọng lớn lao, tầm vóc vũ trụ
 khẳng định quyết tâm và sự tất yếu thành công .

Câu 3: Nêu nhận xét về đặc điểm của cách miêu tả người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích.
Cách tả người anh hùng Từ Hải có 2 đặc điểm:
- Hình ảnh lãng mạn mang cảm hứng vũ trụ “ lòng bốn phương”, “trượng phu”
- Hình tượng “trông vời trời bể mênh mang” vừa mang tính ước lệ vừa tạo nên ấn tượng về tầm

vóc vũ trụ của Từ Hải.

Câu 4: Em có nhận xét gì về nghệ thuật lí tưởng hóa người anh hùng trong đoạn trích
và nêu ý nghĩa văn bản?
- Nghệ thuật: Khuynh hướng lí tưởng hóa người anh hùng bằng bút pháp ước lệ và cảm hứng vũ trụ;
trong đó, hai phương diện này gắn bó chặt chẽ với nhau.
- Ý nghĩa văn bản: Lí tưởng anh hùng của Từ Hải và ước mơ công lí của ND.
Đề làm văn: Ước mơ công lí của Nguyễn Du gửi gắm qua hình tượng Từ Hải, một con người có
phẩm chất và chí khí anh hùng. Anh (chị) hãy phân tích đoạn trích để làm sáng tỏ điều đó.
Gợi ý làm bài :
* MB: Giới thiệu về tác giả tác phẩm, vị trí đoạn trích, hình ảnh nhân vật Từ Hải & vấn đề cần nghị
luận.
* TB:
- Khát vọng lên đường của Từ Hải khát khao được vẫy vùng tung hoành trong bốn bể là sức mạnh
tự nhiên không có gì ngăn cản nổi.
- Lí tưởng anh hùng của Từ Hải
+ Không quyến luyến bịn rịn, không vì tình yêu mà quên đi lí tưởng cao cả
+ Trách Kiều là người tri kỉ mà không hiểu mình, khuyên Kiều nên vượt lên trên tình cảm
thông thường để sánh với anh hùng.
+ Hứa hẹn với Kiều về một tương lai thành công
+ Khẳng định quyết tâm tự tin vào thành công.
* KB:
- Khẳng định lại nhân vật Từ Hải: một người anh hùng, khí phách, tư thế hiên ngang  vẻ đẹp
mang tầm vóc vũ trụ.
- Từ Hải thể hiện ước mơ công lí của ND.

Bài 10: VĂN BẢN VĂN HỌC
( Lí luận văn học )
Câu 1: Hãy nêu những tiêu chí của văn bản văn học?
- Văn bản văn học phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tình cảm và tư

tưởng, thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.
15


- Văn bản văn học được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có tính hình tượng, có tính thẩm
mĩ cao; thường hàm súc, gợi liên tưởng tưởng tượng.
- Văn bản văn học được xây dựng theo phương thức riêng, theo dặc trưng của một thể loại
nhất định.

Câu 2: Hãy nêu cấu trúc văn bản văn học?
-

Tầng ngôn từ

- Tầng hình tượng

- Tầng hàm nghĩa

Câu 3: Vì sao nói: hiểu tầng ngôn từ là bước thứ nhất cần thiết để đi sâu vào chiều
sâu của văn bản văn học?
Đọc văn bản ta phải hiểu rõ ngữ nghĩa của từ, từ nghĩa tường minh đến nghĩa hàm ẩn, từ
nghĩa đen đến nghĩa bóng.
Cùng với ngữ nghĩa phải chú ý đến ngữ âm  tầng ngôn từ là bước thứ nhất càn phải
vượt qua để đi vào chiều sau của văn bản văn học.
Câu 4: Hàm nghĩa của văn bản văn học là gì?
Tầng hàm nghĩa là tầng nghĩa ẩn kín, nghĩa tiềm tàng của văn bản văn học mà chúng
ta cần khai thác từ tầng ngôn từ đến tàng hình tượng dần tìm ra tầng hàm nghĩa.

Bài 11: NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA VĂN BẢN VĂN HỌC
Câu 1: Đề tài của văn bản văn học là gì? Cho vd ?

Đề tài là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể
hiện trong văn bản.
Ví dụ: Tắt đèn thuộc đề tài cuộcc sống của người nông dân trước CMT8- 1945.

Câu 2: Chủ đề là gì?
Chủ đề là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản. Chủ đề thể hiện điều quan tâm cũng
như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống.
Ví dụ: Chủ đề tác phảm Tắt đèn là sự mâu thuẫn giữa nong dân và cường hào quan lại
trong nông thôn Việt Nam.

Câu 3: Mối quan hệ giữa cảm hứngvà tư tưởng trong văn bản văn học?
Cảm hứng nghệ thuật và tư tưởng của văn bản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.cảm
hứng nghệ thuật người đọc cảm nhận được tư tửong tình cảm của tác giả nêu lên trong văn
bản.
Câu 4: Hãy nêu các khái niệm về hình thức của văn bản văn học?
- Ngôn từ là yếu tố đầu tiên để văn bản văn học khac với các loại văn bản khác. Ngôn từ bao
giờ cũng mang dấu ấn tác giả.
- Kết cấu là sự sắp xếp, tổ chức các yếu tố của văn bản để trở thành một chỉnh thể.
- Thể loại là những quy tắc tổ chức hình thức văn bản thích hợp với nội dung văn bản khác
nhau.


16


B. PHẦN TIẾNG VIỆT
Bài 1: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ TIẾNG VIỆT
Câu 1 : Nêu khái quát về nguồn gốc và quan hệ họ hàng của tiếng Việt ?
* Nguồn gốc: Tiếng Việt có nguồn gốc bản địa, thuộc họ ngôn ngữ Nam Á
* Quan hệ họ hàng: Tiếng Việt có quan hệ họ hàng với tiếng Mường

Câu 2: Trình bày lịch sử phát triển của tiếng Việt
Lịch sử của tiếng Việt trải qua 5 thời kì phát triển :
- Thời kì dựng nước: tiếng Việt đã tạo dựng được cơ sở vững chắc để có thể tiếp tục tồn tại và
phát triển.
- Thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc: tiếng Việt bị tiếng Hán chèn ép , vay mượn từ ngữ
Hán theo hướng Việt hóa
- Thời kì độc lập tự chủ: việc học ngôn ngữ, văn tự Hán được đẩy mạnh  hình thành và phát
triển nền văn chương chữ Hán mang sắc thái Việt Nam; chữ Nôm ra đời (TK XIII).
- Thời kì Pháp thuộc: tiếp nhận và chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ, văn hóa phương Tây; chữ
quốc ngữ trở nên thông dụng thúc đẩy sự hình thành và phát triển nền văn xuôi quốc ngữ hiện đại.
- Từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay: Tiếng Việt giữ vai trò chính thống, có đầy đủ khả
năng đảm đương vai trò ngôn ngữ quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bài 2: NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT
Câu 1: Khi sử dụng tiếng Việt cần chú ý đến những yêu cầu nào ?
* Về ngữ âm và chữ viết:
- Phát âm theo âm chuẩn của tiếng việt.
- Viết chữ đúng theo các quy tắc hiện hành của chữ quốc ngữ.
* Về từ ngữ: Dùng đúng với hình thức, cấu tạo, ý nghĩa, đặc điểm ngữ pháp của chúng trong
tiếng việt.
* Về ngữ pháp:
- Đặt câu theo đúng quy tắc ngữ pháp.
- Diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa.
- Sử dụng dấu câu thích hợp.
- Có sự liên kết câu để tạo nên mạch lạc cho văn bản.
* Về phong cách ngôn ngữ: Sử dụng các phương tiện ngôn ngữ phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp,
với phong cách chức năng ngôn ngữ.

Câu 2: Làm thế nào để sử dụng tiếng Việt hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao ?
Để sử dụng tiếng Việt hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao phải biết sử dụng biện pháp tu từ,

chuyển hóa linh hoạt, có sáng tạo nhưng vẫn tuân theo các quy tắc & phương thức chung của
tiếng Việt./.

Bài 3: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
Câu 1: Hãy cho biết thế nào là ngôn ngữ nghệ thuật, chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật ?
* Khái niệm:Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm được dùng trong văn bản
nghệ thuật
* Chức năng: ngôn ngữ nghệ thuật có 2 chức năng
- Chức năng thông tin
17


- Chức năng thẩm mĩ.

Câu 2: Thế nào là phong cách ngôn ngữ nghệ thuật? Đặc trưng của phong cách ngôn
ngữ nghệ thuật.
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là phong cách được phân bởi chức năng thẩm mĩ thể hiện ở
3 đặc trưng cơ bản :
- Tính hình tượng
- Tính truyền cảm
- Tính cá thể

Câu 3: Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa ngôn ngữ nghệ thuật với phong cách ngôn
ngữ nghệ thuật.
Ngôn ngữ nghệ thuật

Thông tin

Thẩm mỹ
Tổ chức, lựa chọn ngôn từ


Tính hình

Tính truyền

Tính cá thể

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Câu 4: Lập bảng ghi các đặc điểm cơ bản cho thấy các đặc trưng của PCNN sinh
hoạt và PCNN nghệ thuật.
Đặc trưng của PCNN sinh hoạt và PCNN nghệ thuật:
PCNN sinh hoạt
- Tính cụ thể.
- Tính cảm xúc.
- Tính cá thể.

PCNN nghệ thuật
- Tính hình tượng.
- Tính truyền cảm.
- Tính cá thể hoá.

Bài 4: THỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ: PHÉP ĐIỆP, PHÉP ĐỐI
Câu 1: Phát biểu định nghĩa về phép điệp. Tác dụng của phép điệp. Cho ví dụ
minh họa về phép điệp tu từ.

18


- Định nghĩa: Phép điệp là biện pháp lặp lại một yếu tố diễn đạt(ngữ âm, từ, câu) nhằm
nhấn mạnh hoặc bộc lộ cảm xúc hoặc tạo nên tính hình tượng cho ngôn ngữ nghệ thuật.

- Tác dụng : tạo cho câu thêm tính hài hòa, cân đối, nhịp nhàng.
(Ví dụ minh họa giáo viên hướng dẫn học sinh tìm)
Câu 1: Phát biểu định nghĩa về phép đối. Cho ví dụ minh họa về phép đối.
- Định nghĩa: phép đối là phép sắp xếp từ ngữ, cụm từ, câu văn sao cho cân xứng nhau
về âm thanh, nhịp điệu, về đặc điểm ngữ pháp & ngữ nghĩa nhằm mục đích tạo ra một vẻ đẹp
hoàn chỉnh, hài hòa trong diễn đạt, phục vụ cho một ý đồ nghệ thuật nhất định.
- (Ví dụ minh họa giáo viên hướng dẫn học sinh tìm)


C. PHẦN LÀM VĂN

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
DÀN BÀI KHÁI QUÁT
I. MỞ BÀI:
- Nêu lời dẫn (ngắn gọn).
- Nêu vấn đề nghị luận.
II. THÂN BÀI:
1. Giải thích :Từ, ngữ hoặc câu
2. Bình luận :
a. Bình :
- Khẳng định vấn đề đúng hoặc sai, lợi hoặc hại,…
- Phân tích, chứng minh mặt đúng hoặc sai, lợi hoặc hại,…
- Nêu ý nghĩa, tác dụng ,lợi ích,… của vấn đề.
b. Luận: Mở rộng vấn đề bằng thao tác bác bỏ những biểu hiện ngược lại vấn đề đang nghị
luận.
III. KẾT BÀI:
- Khẳng định lại vấn đề.
- Bài học bản thân: hướng hành động, phấn đấu của bản thân.
MỘT SỐ DẠNG ĐỀ THƯỜNG GẶP
* Nghị luận xã hội

Đề 1: Viết một bài nghị luận xã hội ngắn (khoảng 400 từ ) trình bày suy nghĩ của mình về
cách sống thể hiện qua câu tục ngữ .
“ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Gợi ý làm bài:
* MB: - Nêu vấn đề cần nghị luận “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” .
- Có câu chuyển ý
* TB:
- Giải thích nội dung câu tục ngữ ( nghĩa đen , nghĩa bóng ) -> người được hưởng thụ phải
nhớ ơn những người đi trước đã làm ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội .
- Khẳng định giá trị của câu nói trong cuộc sống ngày nay. Đó là một truyền thống đạo lí
tốt đẹp ( Trình bày dẫn chứng ,có thể là : những câu ca dao, tục ngữ, hay những biểu hiện cụ thể
trong phạm vi xã hội, nhà trường, gia đình . Từ đó phân tích một số dẫn chứng tiêu biểu trên để
làm rõ nét đẹp văn hóa này. )
VD : + “ Uống nước nhớ nguồn”
19


+ Để tưởng nhớ công lao các anh hùng thương binh liệt sĩ đã hi sinh xương máu để
bảo vệ Tổ Quốc : (kỉ niệm Ngày thương binh liệt sĩ 27/7, có chính sách ưu đãi hàng tháng .)
- Phê phán cách sống vô ơn bội nghĩa của một số người trong xã hội ngày nay.
* KB:
- Đây là một truyền thống đạo lí tốt đẹp cần phải trân trọng, giữ gìn & phát huy
- Bài học bản thân ( nhận thức, hành động )
Đề 2: Viết một bài nghị luận xã hội ngắn (khoảng 400 từ ) trình bày suy nghĩ của mình về
cách sống thể hiện qua câu ca dao:
“ Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lai nên hòn núi cao”
* MB : Đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta từ ngàn xưa. Nhờ có tinh thần đoàn
kết mà nhân dân ta đã đánh bại biết bao kẻ thù xâm lược. Vì vậy kho tàng văn học dân gian đã
có câu :

“ Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lai nên hòn núi cao”
Nên hiểu nghĩa của câu ca dao này như thế nào & hiện nay nó còn phù hợp hay không ?
* TB:
- Giải thích ý nghĩa câu nói: (nghĩa đen, nghĩa bóng)->Phải biết yêu thương giúp đỡ
người khác và chứng minh được sức mạnh của tập thể.
- K/đ g trị câu nói trong c/s ngày nay: Đó là 1 truyền thống đạo lí tốt đẹp (Trình bày dẫn
chứng,có thể là : những câu ca dao, tục ngữ ,hay những biểu hiện cụ thể trong phạm vi xã hội,
nhà trường , gia đình . Từ đó phân tích một số dẫn chứng tiêu biểu trên để làm rõ nét đẹp văn hóa
này. )
- Phê phán cách sống vô cảm, thờ ơ chỉ biết nghĩ cho bản thân mình của 1 số người trong
xh ngày nay.
- Nêu những biểu hiện ngược lại của vấn đề: có nhiều người đoàn kết để làm việc xấu, che
đậy những hành vi vi phạm pháp luật, gây hại cho xã hội. Hs đoàn kết để xem tài liệu, quay cóp,

*KB:
- Khẳng định đây là một truyền thống tốt đẹp cần phải phát huy
- Rút ra bài học bản thân: nhận thức và hành động.
Đề 3: Trình bày suy nghĩ của em về nội dung câu tục ngữ:
“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
*MB : Ông bà ta thường dạy con cháu rằng : “Cái nết đánh chết cái đẹp”. Đây là lời dạy vô
cùng bổ ích để con người biết rèn luyện tài năng phẩm chất đạo đức. Cũng đề cập đến mối quan
hệ giữa cái nết – cái đẹp, giữa phẩm chất bên trong – hình thức bên ngoài thì tục ngữ cũng có
câu : “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
*TB:
- G. thích ý nghĩa câu nói: Đánh giá, nhìn nhận 1 người phải đánh giá cả hình thức lẫn nội
dung.
- K/đ g trị câu nói trong c/s ngày nay (đó là một nhậm định cơ bản là đúng đắn): Đánh giá,
nhìn nhận 1 người phải đánh giá cả hình thức lẫn phẩm chất, nhưng cái chính là phẩm chất bên
trong.

- Phê phán cách sống hời hợt, xem trọng hình thức của 1 số người trong xh ngày nay.
- Nêu những biểu hiện ngược lại của vấn đề: Không nên coi nhẹ hay xem trọng 1 mặt.
* KB:
- Khẳng định lại ý nghĩa của câu tục ngữ.
- Rút ra bài học bản thân.
20


NGHỊ LUẬN VỀ HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
DÀN BÀI KHÁI QUÁT

I. MỞ BÀI :
- Nêu lời dẫn (ngắn gọn ).
- Nêu vấn đề cần nghị luận.
II. THÂN BÀI:
1. Giải thích (mô tả hiện tượng )
2. Khẳng định hiện tượng tốt hay xấu, lợi hay hại
3. Phân tích chứng minh : những biểu hiện của hiện tượng , nêu nguyên nhân dẫn đến hiện
tượng đo.ù
4. Nêu tác hại hoặc lợi ích của hiện tượng đó .
5. Nêu hướng giải quyết để khắc phục hoặc phát huy hiện tượng đó.
III. KÊT BÀI:
- Khẳng định lại vấn đề .
- Bài học bản thân : hướng hành động của bản thân.

Đề 1: Anh (chị) có ý kiến như thế nào về tình trạng bạo lực học đường hiện nay.
Dàn ý:
1. Mở bài: Môi trường giáo dục hiện nay thường xuất hiện những hiện tượng không tốt mà một
trong những hiện tượng nổi bật là tình trạng bạo lực học đường.
2. Thân bài:

a. Giải thích:
- Bạo lực : dùng hành động để giải quyết vấn đề gây ảnh hưởng đến thân thể người khác.
- Bạo lực học đường : tình trạng dùng vũ lực để giải quyết vấn đề diễn ra trong phạm vi trường
học .
b. Khẳng định: tình trạng bạo lực học đường là một hiện tượng xấu có tác hại rất lớn đối với nhà
trường.
c. Phân tích, chứng minh những biểu hiện của hiện tượng:
- Thầy cô giáo dùng bạo lực đối với học sinh (dẫn chứng)
- Học sinh đánh học sinh và cà thầy cô giáo (dẫn chứng) .
d . Nguyên nhân:
- Do HS thiếu ý thức học tập, thiếu ý thức thực hiện nội qui của nhà trường.
- Biện pháp giáo dục chưa phù hợp,……..
e. Tác hại: làm mất trật tự kỉ cương nhà trường, làm cho đạo đức suy đồi , ảnh hưởng đến chất
lượng nhà trường.
f . Hướng giải quyết :
- Không dùng bạo lực mà nên dùng lời nói để giải quyết vấn đề .
- Ra sức tuyên truyền giáo dục phẩm chất đạo đức học sinh .
- Là GV thì phải biết thương yêu, hoà nhã với HS.
- HS phải biết tôn trọng thầy cô, bạn bè, thực hiện tốt nội qui của nhà trường.
- Phải kết hợp chặt 3 môi trường GD : nhà trường, gia đình và xã hội .
3. Kết bài :
- Tình trạng bạo lực học đường là một hiện diễn ra rất phổ biến trong nhà trường hiện nay cần
phải khắc phục.
- Bài học: Bản thân cần cố gắng học tập chăm chỉ, thực hiện tốt nội qui nhà trường, cư xử hoà
nhã với bạn bè, thầy cô,…..

Đề 2: Hãy bày tỏ suy nghĩ của anh (chị) về căn bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay.
1. Mở bài: “Sống trên đời cần có một tấm lòng”. Thế nhưng trong xã hội lại có người sống thờ ơ đối
với mọi người xung quanh và hiện nay nó trở nên phổ biến mà người ta gọi là một căn bệnh đó là “
bệnh vô cảm”.

21


2. Thân bài:
a. Giải thích: Bệnh vô cảm : là không có tình cảm, không có lòng thương người .
b. Khẳng định: Đây là một căn bệnh phổ biến trong xã hội đáng quan tâm, một lối sống cần phê
phán.
c. Phân tích, chứng minh những biểu hiện của hiện tượng :
+ Thờ ơ với mọi người mọi việc diễn ra xung quanh mình ( dẫn chứng)
+ Không biết đồng cảm, chia sẻ, yêu thương giúp đỡ người khác ( dẫn chứng )
+ Sống vì lợi ích bản thân và gia đình mình mà không vì lợi ích tập thể ( dẫn chứng )
d. Nguyên nhân:
+ Do xã hội phát triển con người sống thời đại CNH họ chỉ vì lợi ích riêng của bản thân mình.
+ Không hoà đồng với mọi người xung quanh.
e. Tác hại :
- Những người sống vô cảm sẽ bị mọi người khinh rẻ, xa lánh.
- Làm việc không đạt hiệu quả cao.
- Sống cô lập, không có bạn bè.
f. Hướng giải quyết :
+ Năng động, tích cực, hoà nhập vào cuộc sống xã hội.
+ Quan tâm,chia sẻ với nỗi đau của người bất hạnh.
+ Sống vui vẻ, lạc quan.
3. Kết bài :
- “Bệnh vô cảm” là một căn bệnh gây nguy hiểm cho cộng đồng, xã hội. Vì thế mọi người phải
sống sao cho đúng nghĩa của một con người.
- Bài học: trau dồi phẩm chất đạo đức, sống lành mạnh, hoà đồng với mọi người,…..

Đề 3: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao
thông.
Dàn ý:

1. Mở bài:
- Hằng ngày, chúng ta ra đường đều trông thấy những khẩu hiệu rất quen thuộc “An toàn giao
thông là không tai nạn”, “An toàn là bãn, tai nạn là thù”.... Thế nhưng tai nạn giao thông ở nước ta
không ngừng gia tăng.
- Vậy, tuổi trẻ học đường có suy nghĩ và hành động gì để góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao
thông?
2. Thân bài:
a. Thực trạng của tai nạn giao thông:
- Tai nạn giao thông là vấn đề bức xúc đặt ra đối với mọi phương tiện, mọi người tham gia
giao thông, nhất là giao thông đường bộ.
- Hàng năm, tai nạn giao thông cướp đi hàng chục ngàn sinh mạng, rất nhiều người khác
phải mang thương tật suốt đời.
b. Khẳng định: Đây là một vấn đề đặt ra hoàn toàn phù hợp với mong muốn của mọi người.
c. Phân tích, chứng minh: Vì sao tuổi trẻ học đường cần có suy nghĩ và hành động đúng để góp
phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông ?
- Tai nạn giao thông, nhất là giao thông đường bộ, đang trở thành vấn đề đáng lo ngạicủa xã
hội.
- Cả xã hội đang hết sức quan tâm. Giảm thiểu tai nạn giao thông đây là cuộc vận dộng lớn
của toàn xã hội.
- Tuổi trẻ học đương là lực lượng đáng kể trực tiếp tham gia giao thông. Vì thế tuổi trẻ học
đường cần có suy nghĩ và hành động phù hợp để góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông.
d. Suy nghĩ và hành động của tuổi trẻ:
- Chấp hành tốt luật lệ giao thông.
- Vận động mọi người chấp hành tốt luật lệ giao thông.
- Tham gia nhiệt tình vào công tác tuyên truyền cổ động vấn đề an toàn giao thông.
3. Kết bài :
22


- Góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông là trách nhiệm của mỗi học sinh nhằm góp phần

giữ gìn trật tự an ninh xã hội và đảm bảo hnạh phúc gia đình.
- Bài học : bản thân chấp hành tốt luật lệ giao thông, vận động các bạn tham gia tốt việc an
toàn giao thông.

Đề 4: Anh (chị) có suy nghĩ gì về hiện tượng nghiện game online của thanh niên hiện nay.
Dàn ý:
1. Mở bài:
- Đất nước ta trong thời kì mở cửa, KHCN phát triển xuất hiện nhiều loại hình giải trí thu hút
giới trẻ hiện nay .
- Một trong số loại hình thu hút đến nỗi “nghiện” khiến giới trẻ lãng phí rất nhiều thời gian và
tiền bạc đó là hiện tượng nghiện game online.
2. Thận bài:
a. Giải thích :
- Nghiện: trạng thái tinh thần mất cân bằng, gây cảm giác ảo,…
- Nghiện game online: dành thời gian nhiều vào việc ca hát, vào các trò chơi vô bổ : game,
chat,…
b. Khẳng định: Đây là một hiện tượng gây ảnh hưởng không tốt đối với con người và xã hội.
c. Phân tích, chứng minh biểu hiện :
- Dành thời gian nhiều vào việc giải trí, kéo dài nhiều giờ thậm chí cả ngày.
- Không lo học tập, làm việc mà chỉ nghĩ đến những trò giải trí vô bổ: game online, chát,…
(dẫn chứng)
d. Nguyên nhân :
- Những trò giải trí mới lạ thu hút giới trẻ.
- Một số nhà kinh doanh vì lợi ích nên chưa quản lí chặt chẽ những trò chơi không lành mạnh,
…..
e. Tác hại :
- Gây mất cân bằng trong cuộc sống.
- Có những trò chơi trên Internet không lành mạnh, ảnh hưởng xấu đến đời sống tâm hồn
thanh niên.
- Lãng phí thời gian, tiền bạc,….

f. Hướng giải quyết :
- Nhà nước quản lí chặt chẽ hơn đối với các nơi kinh doanh các loại hình giải trí này.
- Dùng thời thời gian vào những việc làm có ích cho bản thân xã hội,…
3. Kết bài:
- Nghiện game online là một hiện tượng diễn ra rất phổ biến trong xã hội, thanh niên cần xác
định cho mình một lí tưởng sống đúng đắn để có mục tiêu phấn đấu, không rơi vào tệ nạn .
- Bài học: Cố gắng phấn đấu học tập, sống lành mạnh, dành thời gian giúp đỡ bạn bè, mọi
người có hoàn cảnh khó khăn,….

CHÚC CÁC EM ÔN TẬP THẬT TỐT, THI ĐIỂM THẬT CAO!!!

23



×