Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

23 câu có lời giải Lý thuyết trọng tâm của aminoaxit

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.29 KB, 8 trang )

Lý thuyết trọng tâm của aminoaxit
Câu 1: Axit glutamic (HCOO(CH2)2CH(NH2)COOH) là chất
A. Chỉ có tính axit
B. Chỉ có tính bazo
C. Lưỡng tính
D. Trung tính
Câu 2: Ứng với công thức C3H7O2N có bao nhiêu đồng phân amino axit ?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 3: Để chứng minh glyxin C2H5O2N là một amino axit , chỉ cần cho pứ với
A. NaOH
B. HCl
C. CH3OH/HCl
D. HCl và NaOH
Câu 4: Hợp chất không làm đổi màu giấy quỳ ẩm là :
A. CH3NH2
B. C6H5ONa
C. H2N – CH2 – CH(NH2) – COOH
D. H2NCH2COOH
Câu 5: Axit amino axetic không tác dụng với chất :
A. CaCO3
B. H2SO4 loãng
C. KCl
D. CH3OH
Câu 6: Aminoaxit có khả năng tham gia phản ứng este hóa vì :
A. Aminoaxit là chất lưỡng tính
B. Aminoaxit chức nhóm chức – COOH
C. Aminoaxit chức nhóm chức – NH2
D. Tất cả đều sai


Câu 7: Chất X có CT là C3H7O2N . X có thể tác dụng với NaOH , HCl và làm mất màu dd
Br. CT của X là:
A. CH2 = CH COONH4
B. CH3CH(NH2)COOH
C. H2NCH2CH2COOH


D. CH3CH2CH2NO2
Câu 8: Cho các phản ứng:
H2N - CH2 - COOH + HCl  H3N+- CH2 – COOHClH2N - CH2 - COOH + NaOH  H2N - CH2 - COONa + H2O.
Hai phản ứng trên chứng tỏ axit aminoaxetic
A. có tính chất lưỡng tính.
B. chỉ có tính axit.
C. chỉ có tính bazơ.
D. vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.
Câu 9: Những chất nào sau đây lưỡng tính :
A. NaHCO3
B. H2N-CH2-COOH
C. CH3COONH4
D. Cả A, B, C
Câu 10: Chất X có công thức phân tử C4H9O2N . Biết :
X + NaOH → Y + CH4O; Y + HCl (dư) → Z + NaCl
Công thức cấu tạo của X và Z lần lượt là
A. H2NCH2CH2COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH
B. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH
C. H2NCH2COOC2H5 và ClH3NCH2COOH
D. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH2)COOH
Câu 11: Chất X có công thức phân tử C3H7O2N và làm mất màu dung dịch brom. Tên gọi của
X là
A. axit β-aminopropionic

B. mety aminoaxetat
C. axit α- aminopropionic
D. amoni acrylat
Câu 12: Một amino axit A có 40,4% C ; 7,9% H ; 15,7 % N; 36%O và MA = 89. Công thức
phân tử của A là :
A. C4H9O2N
B. C3H5O2N
C. C2H5O2N
D. C3H7O2N
Câu 13: Cho các chất sau đây:
(1) CH3-CH(NH2)-COOH
(2) OH-CH2-COOH
(3) CH2O và C6H5OH
(4) C2H4(OH)2 và p - C6H4(COOH)2
(5) (CH2)6(NH2)2 và (CH2)4(COOH)2
Các trường hợp có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng?
A. 1, 2


B. 3, 5
C. 3, 4
D. 1, 2, 3, 4, 5.
Câu 14: Cho dung dịch chứa các chất sau :X1 : C6H5 - NH2; X2 : CH3 - NH2; X3 : NH2 - CH2
– COOH; X4 : HOOC-CH2-CH2-CHNH2COOH; X5 : H2N- CH2-CH2-CH2-CHNH2COOH.
Dung dịch nào làm quỳ tím hóa xanh ?
A. X1, X2, X5
B. X2, X3, X4
C. X2, X5
D. X1, X3, X5
Câu 15: Một chất hữu cơ X có CTPT C3H9O2N. Cho tác dụng với dung dịch NaOH đun nhẹ,

thu được muối Y và khí làm xanh giấy quỳ tẩm ướt. Nung Y với vôi tôi xút thu được khí etan.
Cho biết CTCT phù hợp của X ?
A. CH3COOCH2NH2
B. C2H5COONH4.
C. CH3COONH3CH3
D. Cả A, B, C
Câu 16: Các chất X, Y, Z có cùng CTPT C2H5O2N. X tác dụng được cả với HCl và Na2O. Y
tác dụng được với H mới sinh tạo ra Y1. Y1 tác dụng với H2SO4 tạo ra muối Y2. Y2 tác
dụng với NaOH tái tạo lại Y1. Z tác dụng với NaOH tạo ra một muối và khí NH3. CTCT
đúng của X, Y, Z là :
A. X (HCOOCH2NH2), Y (CH3COONH4), Z (CH2NH2COOH)
B. X(CH3COONH4), Y (HCOOCH2NH2),
Z (CH2NH2COOH)
C. X (CH3COONH4), Y (CH2NH2COOH), Z (HCOOCH2NH2)
D. X (CH2NH2COOH), Y (CH3CH2NO2), Z (CH3COONH4)
Câu 17: Dung dịch của chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím :
A. Glixin (CH2NH2-COOH)
B. Lizin (H2NCH2-[CH2]3CH(NH2)-COOH)
C. Axit glutamic (HOOCCH2CHNH2COOH)
D. Natriphenolat (C6H5ONa)
Câu 18: Chất nào sau đây đồng thời tác dụng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH.
A. C2H3COOC2H5
B. CH3COONH4
C. CH3CH(NH2)COOH
D. Cả A, B, C
Câu 19: Cho quỳ tím vào mỗi dung dịch hỗn hợp dưới đây, dung dịch nào làm quỳ tím hóa
đỏ ?
(1) H2N - CH2 – COOH;
(2) Cl - NH3+ . CH2 – COOH;
(3) NH2 - CH2 – COONa



(4) H2N- CH2-CH2-CHNH2- COOH;

(5) HOOC- CH2-CH2-CHNH2- COOH

A. (2), (4)
B. (3), (1)
C. (1), (5)
D. (2), (5).
Câu 20: Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch NaOH,
thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Khối lượng phân tử (theo đvC) của Y là
A. 85
B. 68
C. 45
D. 46
Câu 21: Cho hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2 . Khi phản
ứng với dung dịch NaOH, X tạo ra H2NCH2COONa và chất hữu cơ Z ; còn Y tạo ra
CH2=CHCOONa và khí T. Các chất Z và T lần lượt là
A. CH3OH và CH3NH2
B. C2H5OH và N2
C. CH3OH và NH3
D. CH3NH2 và NH3
Câu 22: Hãy chọn trình tự tiến hành nào trong các trình tự sau để phân biệt dung dịch các
chất: CH3NH2, H2NCOOH, CH3COONH4, anbumin.
A. Dùng quỳ tím, dùng dd HNO3 đặc , dùng dd NaOH
B. Dùng quỳ tím, dùng Ca(OH)2
C. Dùng Cu(OH)2 , dùng phenolphtalein, dùng dd NaOH
D. Dùng quỳ tím, dùng dd CuSO4, dùng dd NaOH
Câu 23: Một este có CT C3H7O2N, biết este đó được điều chế từ amino axit X và rượu

metylic. Công thức cấu tạo của amino axit X là:
A. CH3 – CH2 – COOH
B. H2N – CH2 – COOH
C. NH2 – CH2 – CH2 – COOH
D. CH3 – CH(NH2) – COOH

LỜI GIẢI CHI TIẾT


Câu 1: Đáp án : C
Trong phân tử axit glutamic HCOO(CH2)2CH(NH2)COOH có chứa -COOH (tính axit) và
nhóm -NH2 (tính bazo)
=> Axit glutamic là chất có tính lưỡng tính
=> Đáp án C
Câu 2: Đáp án : A
Các đồng phân amino axit có thể có là:
CH3CH(NH2)COOH ; H2NCH2CH2COOH ;
=> Có 2 đồng phân
=> Đáp án A
Câu 3: Đáp án : D
Khi cho glyxin C2H5O2N :
+) Phản ứng với HCl , chứng tỏ có nhóm NH2 : C2H3O2NH2
+) Phản ứng với NaOH, chứng tỏ có nhóm COOH : HOOC-CH2-NH2
=> Đáp án D
Câu 4: Đáp án : D
+) CH3NH2 có chứa -NH2 => tính bazo => Quỳ ngả xanh
+) C6H5ONa là muối của axit yếu và bazo mạnh => có tính bazo => Quỳ ngả xanh
+) H2NCH2CH(NH2)COOH có chứa 2 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH
=> tính bazo trội => Quỳ ngả xanh
+) H2NCH2COOH có số nhóm NH2 bằng COOH => tạo môi trường trung tính

=> Đáp án D
Câu 5: Đáp án : C
Chỉ KCl không phản ứng với axit amino axetic :
CaCO3 + 2 H2NCH2COOH  (H2NCH2COO)2Ca + CO2 + H2O
H2SO4 + H2NCH2COOH  HOOCCH2NH3HSO4
CH3OH + H2NCH2COOH  H2NCH2COOCH3
=> Đáp án C
Câu 6: Đáp án : B
Amino axit chứa nhóm -COOH trong phân tử
=> Mang đầy đủ tính chất của axit cacbonxylic, do đó amino axit có phản ứng este hóa
=> Đáp án B
Câu 7: Đáp án : A
Xét thấy X chứa 2 nguyên tử oxi và 1 nito
+) Tác dụng với NaOH => có nhóm -COOH , hoặc có tính axit
+) Tác dụng với HCl => có nhóm -NH2 , hoặc có tính bazo
+) Mất màu Br2 => có nối đôi (C=C)
Dựa vào 3 tiêu chuẩn trên và các đáp án => X là CH2=CHCOONH4
=> Đáp án A


Câu 8: Đáp án : A
Phản ứng với HCl chứng tỏ axit amino axetic có tính bazo (nhận proton H+)
Phản ứng với NaOH chứng tỏ axit amino axetic có tính axit (cho proton H+)
=> Axit amino axetic có tính lưỡng tính
=> Đáp án A
Câu 9: Đáp án : D
Cả 3 chất đã cho đều lưỡng tính :
+) NaHCO3: NaHCO3 + H+  Na+ + CO2 + H2O
NaHCO3 + OH-  Na+ + CO32- + H2O
+) H2NCH2COOH : H2NCH2COOH + H+  H3+NCH2COOH

H2NCH2COOH + OH-  H2NCH2COO- + H2O
+) CH3COONH4: CH3COONH4 + H+  CH3COO- + NH4+
CH3COONH4 + OH-  CH3COO- + NH3 + H2O
=> Đáp án D
Câu 10: Đáp án : B
X + NaOH → Y + CH4O mà CH4O là CH3OH
=> X là este của CH3OH với amino axit
=> X có CTCT : H2NRCOOCH3 (H2NCH2CH2COOCH3 hoặc H2NCH(CH3)COOCH3)
Ứng với 2 chất X trên, Z là ClH3NCH2CH2COOH hoặc H2NCH(NH3Cl)COOH
Trong các đáp án đã cho, cặp chất CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH thỏa
mãn
=> Đáp án B
Câu 11: Đáp án : D
X làm mất màu Br2 => X chứa nối đôi C=C
=> X là CH2=CHCOONH4 (Amoni acrylat)
CH2=CHCOONH4 + Br2  CH2BrCHBrCOONH4
=> Đáp án D
Câu 12: Đáp án : D
Gọi công thức của A là CxHyOzNt
89
89
89
=> x = 12 .40,4% = 3 ; y = 1 .7,9% = 7 ; z = 16 .36% = 2 ;
89
t = 14 .15,7% = 1
=> A là C3H7O2N
=> Đáp án D
Câu 13: Đáp án : D
Những chất trong phân tử có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng với nhau sẽ có
phản ứng trùng ngưng.

Tất cả các chất đã cho đều thỏa mãn:
(1) Tách H2O tạo peptit, hoặc protein
(2) Tách H2O, tạo polyeste


(3) Tách H2O, tạo poly phenol - formandehit
(4) Tách H2O, tao từ lấpn
(5) Tách H2O, tạo tơ nilon 6,6
=> Đáp án D
Câu 14: Đáp án : C
Môi trường mà các chất tạo ra:
X1: Bazo nhưng yếu , không làm đổi màu chỉ thị màu
X2 : Bazo
X3 : Là chất lưỡng tính tạo môi trường trung tính
X4 : Lưỡng tính, tạo mt axit
X5: Lưỡng tính, tạo mt bazo
=> X2, X5 thỏa mãn
=> Đáp án C
Câu 15: Đáp án : B
Nung Y với vôi tôi xút tạo etan => Y là CH3CH2COONa
=> X là CH3CH2COONH4
CH3CH2COONH4 + NaOH --> CH3CH2COONa + NH3 + H2O
=> Đáp án B
Câu 16: Đáp án : D
X là CH2NH2COOH : + HCl ---> CH2NH3ClCOOH
+ Na2O ---> CH2NH2COONa + H2O
Y là CH3CH2NO2: CH3CH2NO2 + [H] --> CH3CH2NH2 (Y1)
CH3CH2NH2 + H2SO4 --> CH3CH2NH3HSO4 (Y2)
CH3CH2NH3HSO4 + 2NaOH ---> CH3CH2NH2 + Na2SO4 + H2O
Z là CH3COONH4: CH3COONH4 + NaOH --> CH3COONa + NH3 + H2O

=> Đáp án D
Câu 17: Đáp án : A
Glyxin có số nhóm -NH2 bằng số nhóm -COOH
=> Tạo mt trung tính, không làm đổi màu quỳ
=> Đáp án A
Câu 18: Đáp án : D
cả 3 chất A,B,C đều thỏa mãn
Trong đó, chất B, C có tính lưỡng tính
A là este có phản ứng thủy phân trong môi trường axit hoặc kiềm, nhưng không là chất lưỡng
tính
=> Đáp án D
Câu 19: Đáp án : D
Làm quỳ tím hóa đỏ: (2); (5)
Là quỳ tím hóa xanh: (3), (4)
Không đổi màu quỳ: (1)


=> Đáp án D
Câu 20: Đáp án : C
X là muối của axit nitric: CH3CH2NH3NO3
CH3CH2NH3NO3 + NaOH  CH3CH2NH2 + NaNO3 + H2O
=> Y là etylamin , M Y = 45
=> Đáp án C
Câu 21: Đáp án : C
X là H2NCH2COOCH3 ; Y là CH2=CHCOONH4
H2NCH2COOCH3 + NaOH  H2NCH2COONa + CH3OH (Z)
CH2=CHCOONH4 + NaOH  CH2=CHCOONa + NH3 (T) + H2O
=> Đáp án C
Câu 22: Đáp án : A
Dùng quỳ tím nhận biết được CH3NH2 (hóa xanh các chất khác không làm đổi màu)

Dùng HNO3 đặc nhận biết albumin (tạo màu vàng)
Dùng NaOH nhận biết CH3COONH4 (tạo khí)
Chú ý: H2NCOOH có tên gọi là axit cacbonic
=> Đáp án A
Câu 23: Đáp án : B
Este có CTCT là: H2NCH2COOCH3, điều chế từ H2NCH2COOH và CH3OH
=> Đáp án B



×