Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

40 câu có lời giải Lý thuyết trọng tâm về Amin – Amino axit (Phần 1) - Cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.49 KB, 14 trang )

Cơ bản - Lý thuyết trọng tâm về Amin – Amino axit (Phần 1)
Bài 1. Công thức phân tử tổng quát amin no mạch hở là
A.CnH2n+3N.
B.CnH2n+1NH2.
C.CnH2n+1N.
D.CnH2n+2+mNm.
Bài 2.Ancol và amin nào sau đây cùng bậc ?
A.(CH3)3COH và (CH3)3CNH2.
B.(CH3)2CHOH và (CH3)2CHNHCH3.
C.C6H5N(CH3)2 và C6H5CH(OH)C(CH3)3.
D.(CH3)2NH và CH3CH2OH.
Bài 3.α-amino axit có nhóm amino gắn vào nguyên tử C ở vị trí số bao nhiêu ?
A.1.
B.2.
C.3.
D.4.
Bài 4.Amino axit nào sau đây có hai nhóm amino ?
A.Valin
B.Axit glutamic
C.Lysin
D.Alanin
Bài 5.Các amin nào sau đây là amin bậc I ?
A.CH3NH3Cl ; CH3NH2 ; C6H5NH2.
B.CH3NH2 ; C6H5NH2 ; CH3CH(NH2)CH3.
C.CH3NH3Cl ; CH3NH2 ; C6H5NH3Cl.
D.CH3NH2 ; CH3NHCH3.
Bài 6.Hợp chất hữu cơ X có tên gọi là Isobutylamin. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A.(CH3)2CHNH2
B.(CH3)2CHCH2NH2
C.CH3CH2CH2CH2NH2
D.CH3CH2CH(CH3)NH2


Bài 7.Hợp chất hữu cơ X có tên gọi là N-Metylanilin có công thức cấu tạo thu gọn là
A.C6H5 - NH - CH3.
B.C6H5 - CH2 - NH2.
C.CH3 - C6H4 - NH2.
D.CH3 - NH - CH3.


Bài 8.Dãy chất nào sau đây được xếp theo chiều tăng dần bậc của amin ?
A.CH3CH2NHCH3, CH3NH2, (CH3)2NCH2CH3.
B.C2H5NH2, (CH3)2CHNH2, (CH3)3CNH2
C.CH3NH2, CH3CH2NHCH3, (CH3)2NCH2CH3.
D.CH3NH2, (CH3)2NCH2CH3, CH3CH2NHCH3
Bài 9.Số nhóm amino (NH2) có trong một phân tử axit aminoaxetic là
A.2.
B.1.
C.4.
D.3.
Bài 10.Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc hai ?
A.C2H5NH2.
B.C6H5NH2.
C.CH3NH2.
D.CH3NHCH3.
Bài 11.Amin nào sau đây thuộc loại amin bậc hai ?
A.Đimetylamin.
B.Metylamin.
C.Trimetylamin.
D.Phenylamin.
Bài 12.Công thức của glyxin là
A.CH3NH2.
B.NH2CH2COOH.

C.NH2CH(CH3)COOH.
D.C2H5NH2.
Bài 13.Phần trăm khối lượng của nguyên tố nitơ trong alanin là
A.17,98%
B.15,73%
C.15,05%
D.18,67%
Bài 14.Hợp chất CH3-NH-CH2CH3 có tên đúng là
A.đimetylamin.
B.etylmetylamin.
C.N-etylmetanamin.
D.đimetylmetanamin.
Bài 15.Trong các tên dưới đây, tên nào không phù hợp với chất: NH2-CH2-COOH ?


A.Axit α-aminoaxetic.
B.Axit 2-aminoetanoic.
C.Glyxin.
D.Axit 2-aminoaxetic.
Bài 16.Cho aminoaxit X: HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH
Trong các tên dưới đây, tên nào không phù hợp với X ?
A.Bột ngọt (mì chính).
B.Axit 2-aminopentanđioic.
C.Axit α-aminoglutaric.
D.Axit glutamic.
Bài 17.Trong các aminoaxit sau, chất nào có nhiều nhóm chức nhất ?
A.Valin.
B.Phenylalanin.
C.Tyrosin.
D.Glyxin.

Bài 18.Amino axit nào dưới đây có phân tử khối chẵn ?
A.Glyxin.
B.Alanin.
C.Axit glutamic.
D.Lysin.
Bài 19.Hợp chất nào sau đây là sec-butylamin ?
A.CH3CH2CH2CH2NH2.
B.CH3CH2CH(CH3)NH2.
C.CH3CH(CH3)CH2NH2.
D.(CH3)3CNH2.
Bài 20.Tên hệ thống của amino axit có công thức CH3-CH(CH3)-CH(NH2)-COOH là:
A.Axit 2-amino-3-metylbutanoic
B.Axit 2-amino-2-isopropyletanoic
C.Axit 2-amino isopentanoic
D.Axit 3-amino-2-metylbutanoic
Bài 21.Số amin bậc một có cùng công thức phân tử C3H9N là
A.4.
B.3.
C.1.
D.2.
Bài 22.Số đồng phân cấu tạo của amin bậc một có cùng công thức phân tử C4H11N là
A.4.


B.2.
C.5.
D.3.
Bài 23.Số đồng phân amin bậc một, chứa vòng benzen, có cùng công thức phân tử C7H9N là
A.4.
B.2.

C.5.
D.3.
Bài 24.Bậc của amin là
A.bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm chức -NH2.
B.số nguyên tử hiđro liên kết trực tiếp với nguyên tử nitơ.
C.số nguyên tử hiđro trong phân tử amoniac bị thay thế bởi gốc hiđrocacbon.
D.số gốc hiđrocacbon liên kết trực tiếp với nguyên tử nitơ.
Bài 25.Số đồng phân amin bậc 1, mạch thẳng có công thức phân tử C5H13N là
A.1
B.2
C.3
D.4
Bài 26.Cho các chất: ancol propylic, ancol isopropylic, ancol anlylic, ancol isoamylic,
đietylamin, anilin, etylphenylamin, isobutylamin. Tổng số các chất thuộc loại ancol bậc II;
amin bậc II lần lượt là
A.1; 3
B.2; 2
C.2; 1
D.1; 2
Bài 27.Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A.Amin được cấu tạo bằng cách thay thế H của amoniac bằng 1 hay nhiều gốc hiđrocacbon.
B.Bậc của amin là bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin.
C.Tùy thuộc vào gốc hiđrocacbon, có thể phân biệt thành amin thành amin no, chưa no và
thơm.
D.Amin có từ 2 nguyên tử cacbon trong phân tử bắt đầu xuất hiện đồng phân.
Bài 28.Cho 2 công thức phân tử C4H10O và C4H11N, số đồng phân ancol bậc 2 và amin bậc 2
tương ứng là
A.4 và 1.
B.1 và 3.
C.4 và 8.

D.1 và 1.


Bài 29.Ứng với công thức phân tử C4H11N có bao nhiêu đồng phân amin bậc I ?
A.2.
B.4.
C.6.
D.8.
Bài 30.Chất nào sau đây là amin no, đơn chứa, mạch hở?
A.CH3N.
B.CH4N.
C.CH5N.
D.C2H5N.
Bài 31.Trong phân tử chất nào sau đây có chứa nguyên tố nitơ?
A.Glucozơ.
B.Etyl axetat.
C.Metylamin.
D.Saccarozơ.
Bài 32.Phát biểu không đúng là
A.Trong dung dịch, H2NCH2COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N+CH2COOB.Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức,phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm
cacboxyl.
C.Amino axit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt.
D.Hợp chất H2NCH2COOH3NCH3 là este của glyxin (Gly).
Bài 33.Có các dd: HCl, H2SO4, NaOH, Br2, CH3CH2OH, HCOOH. Số chất không tác dụng
với anilin là
A.3
B. 4
C.1
D.2
Bài 34.Số đồng phân amin no, đơn chức bậc I có chứa 16,09% Nitơ về khối lượng là:

A.4.
B.7.
C.8.
D.9.
Bài 35.Dãy chỉ chứa những amino axit có số nhóm amino và số nhóm cacboxyl bằng nhau
là:
A.Gly, Ala, Glu, Tyr.
B.Gly, Val, Lys, Ala.
C.Gly, Ala, Glu, Lys.
D.Gly, Val, Tyr, Ala.


Bài 36.Chất X vừa tác dụng được với axit, vừa tác dụng được với bazơ. Chất X là
A.H2NCH2COOH.
B.CH3COOH.
C.CH3CHO.
D.CH3NH2.
Bài 37.Cho dãy các chất: H2NCH2COOH, C6H5NH2, C2H5NH2, CH3COOH. Số chất trong
dãy phản ứng được với NaOH trong dung dịch là
A.2.
B.1.
C.3.
D.4.
Bài 38.Công thức chung của amino axit no, mạch hở, có hai nhóm cacboxyl và một nhóm
amino là:
A.CnH2n+1NO2
B.CnH2n-1NO4
C.CnH2nNO4
D.CnH2n+1NO4
Bài 39.Công thức tổng quát của dãy các amino axit no, mạch hở, tác dụng với dung dịch

HCl theo tỉ lệ mol 1 : 1, tác dụng với dung dịch NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2 là
A.CnH2n+2O2N2.
B.CnH2nO2N2.
C.CnH2n+1O4N.
D.CnH2n-1O4N.
Bài 40.Có bao nhiêu amin bậc ba là đồng phân cấu tạo của nhau ứng với công thức phân tử
C5H13N ?
A.3.
B.2.
C.5.
D.4.

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án D
Amin no, mạch hở, có thể đơn chức hoặc đa chức

Cn H 2 n + 2− m ( NH 2 ) m hay Cn H 2 n + 2+ m N m


Chọn D
Câu 2: Đáp án B
- Bậc ancol là bậc của C mà nhóm -OH đính vào.
- Bậc của amin được tính bằng số nguyên tử hidro trong phân tử amoniac bị thay thế bởi gốc
hidrocacbon.
- Đáp án A (CH3)3COH là ancol bậc ba, (CH3)CNH2 là amin bậc một.
- Đáp án B (CH3)2CHOH là ancol bậc hai, (CH3)2CHNHCH3 là amin bậc hai.

Đáp án B.

- Đáp án C C6H5N(CH3)2 là amin bậc ba, C6H5CH(OH)C(CH3)3 là ancol bậc hai.

- Đáp án D (CH3)2NH là amin bậc hai, CH3CH2OH là ancol bậc một.
Câu 3: Đáp án B
Các α- amino axit có công thức chung là R-CH(NH2)-COOH. Nhóm -NH2 đính vào nguyên
tử C ở vị trí số 2.
Đáp án B.
Câu 4: Đáp án C
NH 2 − (CH 2 )4 − CH ( NH 2 ) − COOH
Lysin:
Chọn C
Câu 5: Đáp án B
Bậc của amin được tính bằng số nguyên tử hidro trong phân tử amoniac bị thay thế bởi gốc
hidrocacbon.
- Đáp án A sai vì CH3NH3Cl không là amin.
- Đáp án B đúng.
- Đáp án C sai vì CH3NH3Cl và C6H5NH3Cl không là amin.
- Đáp án D sai vì CH3NHCH3 là amin bậc 2.
Câu 6: Đáp án B
(CH3)2CHNH2 là isopropylamin.
(CH3)2CHCH2NH2 là isobutylamin.
CH3CH2CH2CH2NH2 là n-butylamin.


CH3CH2CH(CH3)NH2 là sec-butylamin.
→ Chọn B.
Câu 7: Đáp án A
Danh pháp N-metylanilin là cách gọi theo tên thông thường.
C6H5-NH-CH3 là N-Metylanilin.
C6H5-CH2-NH2 là benzylamin.
CH3-C6H4-NH2 là toluidin.
CH3-NH-CH3 là đimetylamin.

→ Chọn A.
Câu 8: Đáp án C
Các amin trong dãy chất có bậc lần lượt như sau:
- Đáp án A : bậc hai, bậc một, bậc ba.
- Đáp án B: bậc một, bậc một, bậc một.
- Đáp án C : bậc một,bậc hai, bậc ba. => Chọn C
- Đáp án D : bậc một, bậc ba, bậc hai.
Câu 9: Đáp án B
Axit aminoaxxetic là CH2(NH2)-COOH. Trong phân tử có 1 nhóm -NH2.
Đáp án B.
Câu 10: Đáp án D
Bậc của amin được tính bằng số nguyên tử hidro trong phân tử amoniac bị thay thế bởi gốc
hidrocacbon.
Nhận thấy CH3NHCH3 là amin bậc hai.
Đáp án D.
Câu 11: Đáp án A
Bậc của amin được tính bằng số nguyên tử hidro trong phân tử amoniac bị thay thế bởi gốc
hidrocacbon.
- Đáp án A : CH3NHCH3 là amin bậc hai. => Chọn A.
- Đáp án B : CH3CH2NH2 là amin bậc một.


- Đáp án C : (CH3)3N là amin bậc ba.
- Đáp án D : C6H5NH2 là amin bậc một.
Câu 12: Đáp án B
CH3NH2 là metylamin.
H2NCH2COOH là glyxin.
NH2CH(CH3)COOH là alanin.
C2H5NH2 là etylamin.
→ Chọn B.

Câu 13: Đáp án B
Alanin có CTCT CH3-CH(NH2)-COOH.
14
= 0,1573
%N = 89
Đáp án B.
Câu 14: Đáp án B
CH3-NH-CH2CH3 có tên là etylmetylamin.
Đáp án B.
Câu 15: Đáp án D
D sai, đúng phải là Axit 2 - aminoetanoic
Chọn D
Câu 16: Đáp án A
Bột ngọt(mì chính) là muối mononatri của axit glutamic
HOOC − CH 2 − CH 2 − CH ( NH 2 ) − COONa
Chọn A
Câu 17: Đáp án C
p − OHC6 H 4 − C − C ( NH 2 ) − COOH
Tyrosin:
có 2 nhóm chức là phenol, amin và axit
3 chất còn lại chỉ có 2 nhóm chức là axit và amin
Chọn C
Câu 18: Đáp án D


- Đáp án A : glyxin CH2(NH2)-COOH. M = 75 (lẻ).
- Đáp án B : Alanin CH3-CH(NH2)-COOH. M = 89 (lẻ).
- Đáp án C : Axit glutamic HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH. M = 147 (lẻ).
- Đáp án D : Lysin H2N-[CH2]4-CH(NH2)-COOH. M = 146 (chẵn).
Đáp án D.

Câu 19: Đáp án B
- sec viết tắt của secondary nghĩa là gốc ankyl bậc hai. Tổng quát là có nhóm chức đính vào
C bậc hai.
Đáp án B.
Câu 20: Đáp án A
Đánh số mạch C: C4H3-C3H(CH3)-C2H(NH2)-C1OOH
→ Gọi tên: axit 2-amino-3-metylbutanoic → Chọn A.
• Axit-2-amino-2-isopropyletanoic là danh pháp sai của CH3-CH(CH3)-CH(NH2)-COOH vì
xác định sai mạch chính.
• Axit 2-amino isopentanoic là danh pháp sai. Tên gọi đúng phải là axit α-amino
isopentanoic.
• Axit 3-amino-2-metylbutanoic là danh pháp sai vì đánh số mạch C sai.
→ Chọn A.
Câu 21: Đáp án D
Các đồng phân amin bậc một của C3H9N là CH3CH2CH2NH2; CH3-CH(NH2)-CH3.
Có 2 đồng phân.
Đáp án D.
Câu 22: Đáp án A
C − C − C − C − NH 2
C − C − C ( NH 2 ) − C
C − C (C ) − C − NH 2
C − C ( NH 2 )(C ) − C
Chọn A
Câu 23: Đáp án A


Các đồng phân amin bậc một, chứa vòng benzen, có cùng công thức phân tử C7H9N là
C6H5CH2NH2; C6H4(NH2)CH3 (có 3 đồng phân o, p, m)
Đáp án A.
Câu 24: Đáp án C

Bậc của amin được tính bằng số nguyên tử hidro trong phân tử amoniac bị thay thế bởi gốc
hidrocacbon.
Đáp án C.
Câu 25: Đáp án C
Các đồng phân amin bậc 1, mạch thẳng có công thức phân tử
CH 3 − CH 2 − CH 2 − CH 2 − CH 2 − NH 2

C5 H13 N

là:

CH 3 − CH 2 − CH 2 − CH ( NH 2 ) − CH 3
CH 3 − CH 2 − CH ( NH 2 ) − CH 2 − CH 3
=> Chọn đáp án C
Câu 26: Đáp án D
vấn đề gặp của một số bạn với bài tập này chính phần danh pháp của các ancol, amin đó.
Giải quyết cái này trước: ancol propylic: C3H7OH; ancol isopropylic = ancol propan-2-ol:
CH3CHOHCH3 ( hay (CH3)2CHOH ); ancol anlylic: CH2=CH-CH2OH; ancol isoamylic:
(CH3)2CH-CH2-CH2OH ( tên này có trong este dầu chuối: isoamyl axetat ).
Theo đó, số ancol bậc II chỉ có 1 là ancol isopropylic.
Các amin gồm: đietylamin: C2H5-NH-C2H5; anilin: C6H5NH2; etylphenylamin:
C6H5NHC2H5; isobutylamin: (CH3)2CHCH2OH.
→ số amin bậc II có 2 amin là dietylamin và etylphenylamin.
Vậy đáp án đúng cần chọn là D.
Câu 27: Đáp án B
Bậc của amin là số liên kết của nguyên tử N với nguyên tử C
Chọn B
Câu 28: Đáp án B
các đồng phân ancol bậc 2: CH3-CH(OH)-CH2CH3
các đồng phân amin bậc 2: CH3NHCH2CH3CH3, C2H5NHC2H5, CH3NHCH(CH3)CH3

Câu 29: Đáp án B
Các đp amin bậc 1 có dạng là:
Gốc

C4 H 7 NH 2

−C4 H 7 có 4 đồng phân nên có 4 đp amin bậc 1


Đáp án B
CH 3CH 2CH 2CH 2 NH 2
CH 3CH 2CH ( NH 2 )CH 3
CH 3CH (CH 3 )CH 2 NH 2
C (CH 3 )3 NH 2
Câu 30: Đáp án C
Amin no, đơn chức, mạch hở có CTC là CnH2n + 3N (n ≥ 1).
→ Chọn C.
Câu 31: Đáp án C
Glucozơ là C6H12O6.
Etyl axetat là CH3COOC2H5.
Metylamin là CH3NH2.
Saccarozơ là C12H22O11.
→ Trong phân tử, metylamin chứa nguyên tố nitơ → Chọn C.
Câu 32: Đáp án D
Ta thấy, A, B, C đều đúng.
D sai do H2NCH2COOH3NCH3 là muối chứ không phải este.
=> Đáp án D
Câu 33: Đáp án D
Số chất KHÔNG tác dụng với anilin là
NaOH; CH3CH2OH

[Anilin có tính bazo]
Chọn D
Câu 34: Đáp án C
Amin no đơn chức có CTTQ là CnH2n+3N.
14
Ta có %N= 14n + 17 ×100% = 16,09% → n= 5
Số đồng phân amin no, đơn chức bậc I có CTPT là C5H13N gồm:


CH3-CH2-CH2-CH2-CH2-NH2 ; CH3-CH2-CH(NH2)-CH2-CH3 ; CH3-CH2-CH2- CH(CH3)NH2 ; CH3- CH(CH3)-CH2- CH2-NH2;CH3-CH(NH2)-CH(CH3)2 ; CH3- CH2-CH(NH2)
(CH3)2,CH3-CH2-CH(CH3)-CH2-NH2 ; (CH3)3C-CH2-NH2.
Đáp án C.
Câu 35: Đáp án D
Nhận thấy Lys có 2 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH, Glu có 2 nhóm COOH và 1 nhóm NH2→
Đáp án D.
Câu 36: Đáp án A
Đáp án A thỏa mãn.
H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O
H2NCH2COOH + HCl → ClH3NCH2COOH
• Đáp án B loại vì CH3COOH chỉ phản ứng với bazơ.
• Đáp án C loại vì CH3CHO không phản ứng với cả axit và bazơ.
• Đáp án D loại vì CH3NH2 chỉ phản ứng với axit.
Câu 37: Đáp án A
• Có 2 chất trong dãy phản ứng được với NaOH trong dung dịch là H2NCH2COOH,
CH3COOH.
H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O
CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O
→ Chọn A.
Câu 38: Đáp án B
Amino axit no, mạch hở, có hai nhóm cacboxyl và một nhóm amino là

(HOOC)2CnH2n - 1NH2 ≡ Cn + 2H2n - 1 + 2 + 2NO4 ≡ Cn + 2H2n + 3NO4 ≡ CmH2m - 1NO4
→ Chọn B.
Câu 39: Đáp án D
X tác dụng với dung dịch HCl theo tỉ lệ mol 1 : 1 -> X có 1 chức amino
X tác dụng với dung dịch NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2 -> X có 2 chức axit


Mà X no, hở nên CT của X là:

Cn H 2 n + 2− 2.2+1O4 N → Cn H 2 n−1O4 N → D

Câu 40: Đáp án A
Các amin bậc 3 là đồng phân cấu tạo của nhau ứng với CTPT
C-C-C-N(C)-C
C-C(C)-N(C)-C
C-C-N(C)-C-C (3)
Chọn A

C5 H13 N :



×