Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

24 câu có lời giải Lý thuyết trọng tâm peptit-protein

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.11 KB, 10 trang )

Lý thuyết trọng tâm peptit-protein
Câu 1: Tripeptit là hợp chất
A. mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit.
B. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau
C. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau.
D. có 2 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc α-amino axit.
Câu 2: Cho dãy các chất sau: toluen, phenyl fomat, fructozơ, glyxylvalin (Gly-Val), etylen
glicol, triolein. Số chất bị thuỷ phân trong môi trường axit là
A. 6
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 3: Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit ?
A. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH.
B. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH
C. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH
D. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH
Câu 4: Từ glyxin (Gly) và alanin (Ala) có thể tạo ra tối đa mấy loại đipeptit ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 5: Số nhóm amino và số nhóm cacboxyl có trong một phân tử axit glutamic tương ứng

A. 1 và 1.
B. 2và 2.
C. 2 và 1
D. 1 và 2.
Câu 6: Nếu thuỷ phân không hoàn toàn pentapeptit Gly-Ala-Gly-Ala-Gly thì thu được tối đa
bao nhiêu đipeptit khác nhau?
A. 1


B. 4
C. 2
D. 3
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.


B. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH là một đipeptit
C. Muối phenylamoni clorua không tan trong nước.
D. Ở điều kiện thường, metylamin và đimetylamin là chất khí có mùi khai
Câu 8: Có tối đa bao nhiêu loại tripeptit mà phân tử chứa 3 gốc amino axit khác nhau?
A. 3
B. 5
C. 6
D. 8
Câu 9: Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai
A. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
B. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết
peptit
C. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α -amino axit.
D. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
Câu 10: Số đồng phân tripeptit tạo thành từ 1 phân tử glyxin và 2 phân tử alanin là
A. 2
B. 3
C. 5
D. 4
Câu 11: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là
A. dung dịch NaCl.
B. dung dịch HCl.
C. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.

D. dung dịch NaOH.
Câu 12: Số đồng phân tripeptit có chứa gốc của cả glyxin và alanin là
A. 6
B. 3
C. 5
D. 4
Câu 13: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tripeptit Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
B. Trong phân tử đipeptit mạch hở có hai liên kết peptit
C. tein đơn giản được tạo thành từ các gốc α-amino axit.
D. Tất cả peptit đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân.
Câu 14: Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân các protein đơn giản nhờ chất xúc tác
thích hợp là
A. Hỗn hợp các α-aminoaxit.
B. Hỗn hợp các β-aminoaxit.


C. axit cacboxylic
D. este.
Câu 15: Thuỷ phân hoàn toàn polipeptit sau thu được bao nhiêu amino axit?

A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 16: Đun nóng chất H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH2-COOH trong dung dịch
HCl (dư), sau khi các phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là:
A. H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-CH2-COOH.
B. H3N-CH2-COOHCl-, H3N+-CH2-CH2-COOHCl-.
C. H3N+-CH2-COOHCl-, H3N+-CH(CH3)-COOHCl-.

D. H2N-CH2-COOH, H2N-CH(CH3)-COOH.
Câu 17: Bradikinin có tác dụng làm giảm huyết áp, đó là một nanopeptit có công thức là :
Arg – Pro – Pro – Gly–Phe–Ser–Pro–Phe–Arg. Khi thủy phân không hoàn toàn peptit này
có thể thu được bao nhiêu tri peptit mà thành phần có chứa phenyl alanin ( phe).
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 18: Có 4 dung dịch loãng không màu đựng trong bốn ống nghiệm riêng biệt, không dán
nhãn: Abumin, Glixerol, CH3COOH, NaOH. Chọn một trong các thuộc thử sau để phân biệt 4
chất trên:
A. Quỳ tím
B. Phenol phtalein
C. HNO3 đặc.
D. CuSO4.
Câu 19: Để nhận biết các chất lỏng dầu hoả, dầu mè, giấm ăn và lòng trắng trứng ta có thể
tiến hành theo thứ tự nào sau đây:
A. Dùng quỳ tím, dùng vài giọt HNO3 đặc, dùng dung dịch NaOH
B. Dùng dung dịch Na2CO3, dùng dung dịch HCl, dùng dung dịch NaOH.
C. Dùng dung dịch Na2CO3, dùng dung dịch iot, dùng Cu(OH)2
D. Dùng phenolphtalein, dùng HNO3 đặc, dùng H2SO4 đặc.
Câu 20: khi thủy phân các pentapeptit dưới đây :


(1) : Ala–Gly–Ala–Glu–Val (2) : Glu–Gly–Val–Ala–Glu (3) : Ala–Gly–Val–Val–Glu(4) :
Gly–Gly–Val–Ala–Ala
pentapeptit nào dưới đây có thể tạo ra đipeptit có khối lượng phân tử bằng 188?
A. (1), (3)
B. (2),(3)
C. (1),(4)

D. (2),(4)
Câu 21: Lấy 14,6g một đipeptit tạo ra từ glixin và alanin cho tác dụng vừa đủ với dung dịch
HCl 1M. Thể tích dung dịch HCl tham gia phản ứng:
A. 0,1 lit
B. 0,2 lít
C. 0,23 lít
D. 0,4 lít
Câu 22: Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) khác loại mà khi thủy phân hoàn toàn đều thu được
3 aminoaxit: glyxin, alanin và phenylalanin?
A. 6
B. 9
C. 4
D. 3
Câu 23: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Ở nhiệt độ thường, các amino axit đều là những chất lỏng
B. Các amino axit thiên nhiên hầu hết là các β -amino axit
C. Amino axit thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức.
D. Axit glutamic là thành phần chính của bột ngọt
Câu 24: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol
alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X
thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly.
Chất X có công thức là
A. Gly-Phe-Gly-Ala-Val.
B. Gly-Ala-Val-Val-Phe.
C. Gly-Ala-Val-Phe-Gly.
D. Val-Phe-Gly-Ala-Gly.

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án : D



tripeptit là hợp chất tạo ra từ 3 α- aminoaxit lien kết với nhau bằng liên kết peptit (tức là có 2
liên kết peptit)
Chú ý : đk α-amino axit là bắt buộc , không thể là β , δ…… -aminoaxit
=> Đáp án D
Câu 2: Đáp án : B
Những chất bị thủy phân là
+) phenyl fomat :
+

H 2O , H
HCOOC6 H 5 
→ HCOOH + C6 H 5OH

+) glyval
:
H 2O , H +
H 2 NCH 2CONHCH (CH (CH 3 ) 2 )CHCOOH 
→ H 2 NCH 2COOH + (CH 3 ) 2 CHCH ( NH 2 )COOH
+) Triolein :
+

H 2O , H
(C17 H 33COO )3 C3 H 5 
→ C3 H 5 (OH )3 + C17 H 33COOH

=> Đáp án B
Câu 3: Đáp án : B
Đipeptit là hợp chất tạo từ 2 α-aminoaxit , liên kết với nhau bởi liên kết peptit
=> H2NCH2CONHCH(CH3)COOH (gly - ala) t/m

=> Đáp án B
Câu 4: Đáp án : D
Có 4 đipeptit có thể tạo ra Gly-Gly ; Ala-Ala ; Gly- Ala ; Ala-Gly
=> Đáp án D
Câu 5: Đáp án : D
Axit glutamic còn gọi là axit 2-amino pentadioic , có công thức là
HOOCCH(NH2)CH2CH2COOH
=> có 1 nhóm amino (vị trí α) và 2 nhóm -COOH
=> Đáp án D
Câu 6: Đáp án : C
khi thủy phân peptit đã cho :
Gly - Ala - Gly - Ala -Gly
=> có 2 dipeptit có thể được tạo ra : Gly - Ala và Ala -Gly (không kể peptit giống nhau)
=> Đáp án C
Câu 7: Đáp án : D
Ta thấy :
+) phản ứng màu bỉure chỉ có ở các chất có từ 2 liên kết peptit kề nhau trở lên
+) liên kết H2N CH2CH2CONH CH2COOH tạo từ H2N CH2CH2COOH không phải α
-aminoaxit


+) phenyl aminoclorua là muối , tan tốt trong nước
=> Đáp án D
Câu 8: Đáp án : C
Số tripeptit mà phân tử chứa 3 amino axit khác nhau là 3! = 6
=> Đáp án C
Câu 9: Đáp án : D
một số protein tan trong nước ( albumin , globulin....)trong khi một số không tan như keratin
(trong sừng , móng , tóc ....)
=> D sai

=>Đáp án D
Câu 10: Đáp án : B
Những tripeptit có thể tạo ra là :
Gly-Ala - Ala ; Ala- Gly-Ala ; Ala - Ala-Gly
=> Đáp án B
Câu 11: Đáp án : C
Một chất là tripeptit , có phản ứng màu biure , một chất là đipeptit , không có phản ứng màu
biure
=> Sử dụngCu(OH)2 /NaOH ( Phản ứng màu biure tạo sp màu xanh tím )
=> Đáp an C
Câu 12: Đáp án : A
những đồng phân thỏa mãn :
Gly -Gly -Ala ; Gly -Ala-Gly ; Ala-Gly -Gly ; Ala-Ala-Gly ; Ala-Gly -Ala ;Gly -Ala -Ala
=> có 6 đồng phân
=> Đáp án A
Câu 13: Đáp án : B
Trong phân tử peptit mạch hở chỉ có 1 liên kết peptit
chú ý : +) protein gòm 2 loại : protein đơn giản , khi thủy phân cho các α-aminoaxit thường
gặp , protein phức tạp khi thủy phân cho các α-aminoaxit và các nhóm ngoại (glucid , lipit...)
+) peptit luôn có khả năng tham gia vào phản ứng thủy phân
=> Đáp án B
Câu 14: Đáp án : A
thuyphan
→ α-aminoaxit
protein đơn giản 
thuyphan
→ α-aminoaxit + chất không phải aminoaxit (nhóm ngoại)
protein phức tạp 
=> Đáp án A


Câu 15: Đáp án : B
thu được 3 α-aminoaxit là :


H2N CH2COOH , HOOC-CH(NH2)CH2COOH ; C6H5CH2CH(NH2)COOH
=> Đáp án B
Câu 16: Đáp án : C
Vì HCl dư , nên sp thu được là muối của các aminoaxit đơn phân
ClH3NCH2COOH ; ClH3NCH(CH3)COOH
Có thê viết dưới dạng ion lưỡng cực [ H3NCH2COOH]+Cl=> Đáp án C
Câu 17: Đáp án : C
Ta có :

có 5 tripeptit (khác nhau ) thỏa mãn
=> Đáp án C
Câu 18: Đáp án : D
ta dùng CuSO4
cho CuSO4 vào các mẫu thử , ống tạo kết tủa là NaOH
CuSO4 + 2 NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4
Cho kết tủa vừa tạo thành vào 3 dd còn lại
+) kết tủa tan , tọa dd xanh lam đậm (phức ) là glyxerol
+) kết tủa tan , tạo dd xanh lam nhạt là CH3COOH
+) kết tủa tan , tọa sp màu xanh tím là Abumin
=> Đáp án D
Câu 19: Đáp án : A
+) Dùng quỳ tím chỉ giấm ăn làm đổi màu quỳ
+) Dùng HNO3 đặc : lòng trắng trứng tạo màu vàng
+) Dùng NaOH : dầu mè (bản chất của chất béo ) tan, dầu hỏa (ankan) không tan
=> Đáp án A
Câu 20: Đáp án : D

đipeptit có PTK = 188
=> tổng PTK có 2 aminoaxit tạo nên nó là 188+18 = 206
vì aminoaxit nhỏ nhất là 75 (glyxin)
=> aminoaxit còn lại ≤ 131
như vậy , có thể viết : 206 = 75 +131 = 89 +117 = 103+ 103
=> chỉ cặp số 89 (Ala) + 117(Val) là thỏa mãn
=> thủy phân (2) và (4) sẽ tạo Val-Ala , PTK =188
=> Đáp án D


Câu 21: Đáp án : B
14, 6
nGly − Ala =
= 0,1mol
146
H2NCH2CONHCH(CH3)COOH + 2HCl → ClH3NCH2COOH + ClH3NCH(CH3)COOH
n HCl= 0,2 mol
=> V HCl = 0,2 l
=> Đáp án B
Câu 22: Đáp án : A
Số tripeptit thỏa mãn là 3! = 6
=> Đáp án A
Câu 23: Đáp án : C
+) Tại nhiệt độ thường , aminoaxit thường là chất rắn , vị ngọt
+) aminoaxit có 2 loại phức => tạp chức
+) bột ngọt là mono natriglutamat
=> Đáp án C
Câu 24: Đáp án : C
Ta thấy : X → Val-Phe + Gly-Ala-Val
mà X chỉ có 1 Val => X chứa Gly-Ala-Val-Phe

X không tạo Gly-Gly => X phải là Gly-Ala-Val-Phe-Gly
=> Đáp án C



×