Ôn tập Amin – Amino axit – Protein - Đề 4
Bài 1. Cho 13,5 gam một amin đơn chức bậc 1 tác dụng với dung dịch FeCl3 dư thu được
10,7 gam kết tủa. Công thức của amin là.
A. CH3 - CH2 - NH2
B. CH3 - NH2
C. CH3 - CH2 - CH2 - NH2
D. CH3 - CH2 – CH2 - CH2 - NH2
Bài 2. Cho 0,01 mol một amino axit A (mạch thẳng, có chứa nhóm amin cuối mạch và cần
thiết cho cơ thể) tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl 0,2M, thu được dung dịch B.
Dung dịch B này phản ứng vừa hết với 100 ml dung dịch NaOH 0,3M, thu được 2,85 gam
muối. Khẳng định nào sau đây là đúng:
A. Dung dịch A (trong nước) có môi trường pH > 7
B. Amino axit A có kí hiệu là Lys
C. Amino axit A có tên thay thế là axit 2,6-điamino hexanoic
D. Cả A, B, C đều đúng
Bài 3. Tất cả amino axit đều ở dạng rắn, có nhiệt độ nóng chảy tương đối cao và dễ hòa tan
trong nước, mặc dù đây là các hợp chất cộng hóa trị và có khối lượng phân tử không lớn
lắm. Như glixin (H2NCH2COOH, M = 75) có nhiệt độ nóng chảy 245˚C; Alanin
(CH3CH(NH2)COOH, M = 89) có nhiệt độ nóng chảy 315˚C; Axit glutamic
(HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH, M = 147) có nhiệt độ nóng chảy 205˚C; Lyzin
(H2NCH2CH2CH2CH2CH(NH2)COOH, M = 146) có nhiệt độ nóng chảy 224˚C. Nguyên
nhân của tính chất này là do:
A. Giữa các phân tử amino axit có tạo liên kết hiđro liên phân tử với nhau
B. Trong cùng một phân tử có chứa cả nhóm chức axit lẫn nhóm chức amin nên coi như có
sự trung hòa tạo muối trong nội bộ phân tử
C. Đây là các hợp chất cộng hóa trị nhưng có nhiều tính chất của một hợp chất ion, nên nó
có nhiệt độ nóng chảy cao và tương đối hòa tan nhiều trong dung môi rất phân cực là nước
D. Tất cả các nguyên nhân trên
Bài 4. Chọn phương án tốt nhất để phân biệt các dd glixerol, glucozơ, anilin, alanin,
anbumin.
A. Dùng Cu(OH)2 rồi đun nóng nhẹ, sau đó dùng dd Br2
B. Dùng lần lượt các dung dịch CuSO4, H2SO4, I2
C. Dùng lần lượt các dung dịch AgNO3, NH3, CuSO4, NaOH
D. Dùng lần lượt các dung dịch HNO3, NaOH, H2SO4
Bài 5. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp ba amin A, B, C bằng một lượng không khí vừa
đủ (chứa 1/5 thể tích là oxi, còn lại là nitơ) thu được 26,4 gam CO2; 18,9 gam nước và
104,16 lít N2 (đktc). Giá trị của m:
A. 12g
B. 13,5g
C. 16g
D. 14,72g
Bài 6. X là một ω-amino axit mạch thẳng. Cho 0,015 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch
HCl tạo ra 2,5125 gam muối. Cũng lượng X trên khi tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy
tạo ra 2,295 gam muối. Công thức cấu tạo của X là:
A. H2N[CH2]5COOH
B. H2N[CH2]2CH(NH2)COOH
C. H2N[CH2]6COOH
D. H2N[CH2]4CH(NH2)COOH
Bài 7. Dãy sắp xếp các chất (C6H5)2NH (1), C6H5NH2 (2), NH3 (3), CH3NH2 (4), (CH3)2NH
(5), C2H5NH2 (6) theo thứ tự tăng dần tính bazơ từ trái sang phải là:
A. (1) < (2) < (3) < (4) < (6) < (5)
B. (3) < (2) < (1) < (4) < (5) < (6)
C. (6) < (5) < (4) < (3) < (2) < (1)
D. (1) < (2) < (3) < (4) < (5) < (6)
Bài 8. Biết A là hợp chất của amin. Khi cho A tác dụng với dung dịch HCl. Dung dịch thu
được sau phản ứng trở nên trong suốt. Thêm tiếp dung dịch NaOH vào dung dịch thu được
sau phản ứng trở nên đục vậy A là:
A. Anilin
B. Metyldiamin
C. Metylamin
D. Etylamin
Bài 9. Trong các protein sau đây, protein nào tồn tại ở dạng hình cầu:
A. Anbumin
B. Miozin
C. Fibroin
D. Keratin
Bài 10. Alanin có thể phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây:
A. Na2SO4, HCl, NaOH, Cu(OH)2
B. Ba, NaCl, HBr, HNO2
C. Cu(OH)2, HCl, HNO2, Ba(OH)2
D. H2SO4, KOH, Cu, Ca(OH)2
Bài 11. Cho 0,02 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu
được 3,67 gam muối khan. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch
NaOH 4%. Công thức của X là:
A. (H2N)2C3H5COOH
B. H2NC2H3(COOH)2
C. H2NC3H5(COOH)2
D. H2NC3H6COOH
Bài 12. Cho 1,82 gam hợp chất hữu cơ đơn chức, mạch hở X có công thức phân tử C3H9O2N
tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, đun nóng thu được khí Y và dung dịch Z. Cô cạn Z
thu được1,64 gam muối khan. Công thức cấu tạo của X là:
A. CH3CH2COONH4
B. CH3COONH3CH3
C. HCOONH2(CH3)2
D. HCOONH3CH2CH3
Bài 13. Dung dịch A gồm HCl, H2SO4 có pH = 2. Để trung hòa hoàn toàn 0,59 gam hỗn hợp
2 amin đơn chức no bậc 1 (có số C không quá 4) phải dùng 1 lít dung dịch A. CTPT 2
amin(không phải đồng phân của nhau):
A. CH3NH2 và C4H9NH2
B. CH3NH2 và C2H5NH2
C. C3H7NH2
D. C4H9NH2 và CH3NH2 hoặc C2H5NH2
Bài 14. Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C2H7O2N tác dụng
vừa đủ với dung dịch NaOH đun nóng, thu được dung dịch Y và 4,48 lít khí Z (đktc) gồm
hai khí ( đều làm xanh quì tím ẩm ). Tỉ khối của Z đối với H2 bằng 12. Cô cạn dung dịch Y
thu được lượng muối khan là: ( C = 12 , H= 1 , O = 16 , N =14 , Na = 23)
A. 14,3 gam
B. 8,9 gam
C. 16,5 gam
D. 15gam
Bài 15. Đốt cháy một lượng amin A là đồng đẳng của metylamin được N2, CO2, H2O trong
đó nCO2 : nH2O = 2 : 3. A có công thức phân tử :
A. C2H7N
B. C3H9N
C. C4H11N
D. C5H13N
Bài 16. Phát biểu nào dưới nào dưới đây không chính xác:
A. Protein phản ứng với đặc,HNO3 tạo kết tủa vàng.
B. Khi đung nóng dung dịch protein,protein đông tụ.
C. Các protein đều tan trong nước.
D. Protein phản ứng với Cu(OH)2 tạo sản phẩm có màu tím
Bài 17. Cho 0,1 mol chất X (C2H8O3N2) tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH đun
nóng thu được chất khí làm xanh giấy quỳ tẩm ướt và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu
được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 21,8
B. 5,7
C. 12,5
D. 15
Bài 18. X là hợp chất hữu cơ có CTPT C5H11O2N. Đun X với dung dịch NaOH thu được một
hỗn hợp chất có CTPT C2H4O2NNa và chất hữu cơ Y, cho hơi Y đi qua CuO/t0 thu được chất
hữu cơ Z có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. CTCT của X là:
A. H2NCH2COOCH(CH3)2
B. CH3(CH2)4NO2
C. H2NCH2COOCH2CH2CH3
D. H2NCH2CH2COOCH2CH3
Bài 19. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một amin no, mạch hở X bằng oxi vừa đủ thu được 0,5
mol hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Cho 4,6g X tác dụng với dung dịch HCl (dư), số mol HCl
phản ứng là:
A. 0,3
B. 0,2
C. 0,1
D. 0,4
Bài 20. Cho polime [-NH-(CH2)5-CO-]n tác dụng với NaOH trong điều kiện thích hợp. Sản
phẩm thu được là:
A. NH3, Na2CO3
B. NH3, C5H11COONa
C. C5H11COONa
D. H2N(CH2)5COONa
Bài 21. Đốt cháy hết a mol một amino axit X thu được 2a mol CO2 và 0,5a mol N2. X là:
A. H2NCH2COOH
B. X có chứa 2 nhóm –COOH
C. H2NCH2CH2COOH
D. X có chứa 2 nhóm –NH2
Bài 22. Một loại protit X có chứa 4 nguyên tử S trong phân tử. Biết trong X, S chiếm 0,32%
theo khối lượng. Khối lượng mol phân tử của X là:
A. 5.104
B. 4.104
C. 3.104
D. 2.104
Bài 23. Một polipeptit có dạng [-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-(CH2)2-CO-]n.
Polipeptit đó được cấu tạo từ các aminoaxit nào sau đây?
A. H2N-CH2-COOH , H2N-CH(CH3)-COOH, H2N-(CH2)3-COOH
B. H2N-CH2-COOH , H2N-CH(CH3)-COOH, H2N-(CH2)4-COOH
C. H2N-CH(CH3)-COOH, H2N-(CH2)2-COOH
D. H2N-CH2-COOH , H2N-CH(CH3)-COOH, H2N-(CH2)2-COOH
Bài 24. Cho 100 ml dung dịch aminoaxit A 0,2M tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch
NaOH 0,25M. Mặt khác 100 ml dung dịch aminoaxit trên tác dụng vừa đủ với 80 ml dung
dịch HCl 0,5M. Biết A có tỉ khối hơi so với H2 bằng 52. Công thức phân tử của A là
A. (H2N)2C2H3COOH.
B. H2NC2H3(COOH)2.
C. (H2N)2C2H2(COOH)2.
D. H2NC3H5(COOH)2.
Bài 25. Cho các hợp chất: 1. C6H5NH2; 2. C2H5NH2; 3. (C6H5)2NH; 4. (C2H5)2NH; 5. NH3.
Tính bazơ của chúng biến đổi theo quy luật nào sau đây?
A. 1 > 3 > 5 > 4 > 2.
B. 2 > 1 > 5 > 3 > 4.
C. 4 > 2 > 5 > 1 > 3.
D. 5 > 2 > 4 > 1 > 3.
Bài 26. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol chất hữu cơ X (C, H, O, N) cần 3 mol không khí (gồm
N2 và O2, trong đó N2 chiếm 80% về thể tích) thu được 0,5 mol CO2, 0,6 mol H2O và 2,45
mol N2. X có công thức phân giống với công thức phân tử của:
A. Glixin
B. Axit glutamic
C. Valin
D. Alanin
Bài 27. Hãy chọn các phát biệu đúng về amin. 1) Amin là một hợp chất được tạo thành do
nhóm –NH2 liên kết với gốc hiđrocacbon R- . 2) Amin là hợp chất hữu cơ được tạo thành do
thay thế một hoặc nhiều nguyên tử hidro của phân tử aminiac (NH3) bằng một hoặc nhiều
gốc hiđrocacbon . 3) Tất cà các amin tan tốt trong nước do tạo thành liên kết hidro với
nước . 4) Tuỳ theo số nguyên tử H trong phân tử NH3 được thay thế bởi gốc hiđrocacbon ta
có amin bậc 1, bậc 2, bậc 3. 5) Tất cả cácc amin đề tác dụng được với nước để tạo thành
muối .
A. 1, 2, 5 ;
B. 1, 2, 3, 4, ;
C. 2, 4,
D. 1, 3, 4, .
Bài 28. Đốt cháy hoàn toàn 1,18 gam một hợp hợp chất amin đơn chức Y bằng một lượng
không khí vừa đủ. Dẫn toàn bộ khí sau phản ứng vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thu
được 6 gam kết tủa và 9,632 lít khí (ở đktc) duy nhất thoát ra khỏi bình. Tìm công thức phân
tử của Y.
A. CH5N
B. C2H7N
C. C3H9N
D. C4H11N
Bài 29. Cho các chất: CH3NH2, C6H5NH2, (CH3)2NH, (C6H5)2NH và NH3. Trật tự tăng dần
tính bazơ (theo chiều từ trái qua phải) của 5 chất trên là :
A. (C6H5)2NH, NH3, (CH3)2NH, C6H5NH2, CH3NH2
B. (C6H5)2NH, C6H5NH2, NH3, CH3NH2, (CH3)2NH
C. (C6H5)2NH, NH3, C6H5NH2, CH3NH2, (CH3)2NH
D. C6H5NH2, (C6H5)2NH, NH3, CH3NH2, (CH3)2NH.
Bài 30. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Phân tử có hai nhóm -CO-NH- được gọi là dipeptit, ba nhóm thì được gọi là tripeptit.
B. Các peptit có từ 11 đến 50 đơn vị amino axit cấu thành được gọi là polipeptit.
C. Những hợp chất hình thành bằng cách ngưng tụ hai hay nhiều α-amino axit được gọi là
peptit.
D. Trong mỗi phân tử peptit, các amino axit được sắp xếp theo một thứ tự xác định.
Bài 31. Một hợp chất hữu cơ X có CTPT C3H10O3N2. Cho X phản ứng với NaOH dư, cô cạn
dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn Y (chỉ có các hợp chất vô cơ) và chất hữu cơ Z
(no, đơn chức mạch không phân nhánh). Công thức cấu tạo của X là :
A. H2N-CH(OH)CH(NH2)COOH
B. HCOONH3CH2CH2NO2
C. HO-CH2-CH2-COONH4
D. CH3-CH2-CH2-NH3NO3
Bài 32. Để phân biệt 7 chất sau đây chứa trong các bình riêng biệt không nhãn: Nước, axit
axetic, metylamin, glyxin, lysin, axit glutamic và benzen thì có thể dùng chất nào?
A. Qùy tím
B. Na
C. Dung dịch HCl
D. Một chất khác
Bài 33. Cho các nhận xét sau:
(1). Có thể tạo được tối đa 2 đipeptit từ phản ứng trùng ngưng hỗn hợp Alanin và Glyxin
(2). Khác với axit axetic, axít amino axetic có thể tham gia phản ứng với axit HCl
(3). Giống với axit axetic, aminoaxit có thể tác dụng với bazơ tạo muối và nước
(4). Axit axetic và axit α-amino glutaric không làm đổi màu quỳ tím thành đỏ
(5). Thủy phân không hoàn toàn peptit: Gly-Ala-Gly-Ala-Gly có thể thu được tối đa 2
đipeptit
(6). Cho Cu(OH)2 vào ống nghiệm chứa anbumin thấy tạo dung dịch màu xanh thẫm
Số nhận xét không đúng là
A. 4
B. 5
C. 6
D. 3
Bài 34. Cho 1,38 gam X có công thức phân tử C2H6O5N2 ( là muối của α-amino axit với
HNO3 ) phản ứng với 150 ml dung dịch NaOH 0,2 M . Sau phản ứng cô cạn thu được m gam
rắn Y. Giá trị của m là:
A. 2,14
B. 2,22
C. 1,13
D. 1,01
Bài 35. Chỉ dùng Cu(OH)2/OH- có thể nhận biết được các dung dịch đựng riêng biệt từng
chất trong nhóm nào sau đây?
A. Anbumin, axit acrylic, axit axetic, etanal, glucozơ
B. Sobitol, glucozơ, tripeptit, ancol etylic, glixerol
C. Glucozơ, fructozơ, glixerol, axit axetic, metanol
D. Glucozơ, sobitol, axit axetic, etanal, anbumin
Bài 36. Chất hữu cơ X và Y là đồng phân của nhau và có công thức phân tử là C3H7O2N. X
có tính bazơ còn Y là chất lưỡng tính. Cả X và Y đều tác dụng với HCl và NaOH, trong đó
khi phản ứng với NaOH đều thu được muối của α-aminoaxit.X và Y lần lượt là:
A. H2N-CH2-COOCH3 và CH3-CH(NH2)-COOH
B. CH2=CH-COONH4 và CH3-CH(NH2)-COOH
C. H2N-CH2-COOCH3 và H2N-CH2-CH2-COOH
D. CH3-CH(NH2)-COOH và H2N-CH2-COOCH3
Bài 37. Khi cho 11,95 gam hỗn hợp alanin và glyxin tác dụng với 80 ml dung dịch HCl 1M.
Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 10,42
B. 13,12
C. 14,87
D. 7,37
Bài 38. Hợp chất X là một aminoaxit no mạch hở, đơn chức amin và đơn chức axit. Đốt
cháy hoàn toàn a mol X thu được b mol CO2 và c mol H2O. Biểu thức quan hệ giữa a, b, c là:
A. a = c - b
B. a = 2(b – c)
C. a = b - c
D. a = 2(c – b)
Bài 39. Hợp chất X và Y thuộc loại peptit. Tên của X và Y lần lượt là val-gly-val và ala-glyval-ala. Cho m gam hỗn hợp gồm X và Y với tỷ số mol 3 : 1 tác dụng với lượng vừa đủ dung
dịch NaOH, cô cạn thu được 23,745 gam muối. Giá trị của m là:
A. 12,210
B. 17,025
C. 11,350
D. 18,315
Bài 40. Cho 0,1 mol chất X có công thức phân tử C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch chứa 0,2
mol NaOH đun nóng thu được khí làm xanh quỳ ẩm và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y
thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 5,7
B. 21,8
C. 15
D. 12,5
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án A
3RNH2 + FeCl3 + 3H2O => Fe(OH)3 + 3RNH3Cl
0,3 0,1
n(kết tủa)=n(Fe(OH)3)= 0,1(mol)
=>M(RNH2)=13,5/0,03=45
=>R=45-16=29(C2H5)
=>A
Câu 2: Đáp án D
nên A có 2 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH
BTKL:
A là Lys, tên thay thế là axit 2,6-điamino hexanoic, có 2 nhóm NH2 nên môi trường có pH>7
Chọn D
Câu 3: Đáp án D
Câu C để giải thích dễ hòa tan trong nước, câu A,B để giải thích tất cả các amino axit đều ở
dạng rắn, có nhiệt độ nóng
chảy cao
Chọn D
Câu 4: Đáp án A
Khi cho Cu(OH)2 vào các dung dịch trên thỳ:
+ anbumin sẽ pư tạo phức chất có màu tím đặc trưng (pư này đc gọi là pư màu biure)
+ glixerol vs glucozo sẽ pư tạo phức tan có màu xanh:
2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 => (C3H7O3)2Cu + 2H2O
2C6H12O6 + Cu(OH)2 => (C6H11O6)2Cu + 2H2O
+ alinin vs alanin ko pư
khi cho dd Br2 vào:
+ glucozo sẽ làm mất màu dd Br2
+ anilin sẽ kết tủa màu trắng
+ alanin vs ko pư
=> chọn A
Câu 5: Đáp án B
Ta có Lượng Nitơ thu được sau phản ứng gồm Nito trong không khí và Nito trong amin VNitơ
trong kk=4.VOxi=4.(26,4/44.2+18,9/18)/2=100,8 =>VNitơ trong amin=Vsau pứ-VNitơ trong kk=104,16100,8=3,36 => m=26,4/44.12+18,9/18.2+3,36/22,4.28=13,5 =>đáp án B
Câu 6: Đáp án A
Chọn A
Câu 7: Đáp án A
amin càng nhiều vòng benzen => Tính bazo càng giảm
Amin càng nhiểu gốc hidrocacbon no => Tính bazo càng tăng
Amin bậc II > Amin bậc I=> 1 có 2 vòng benzen C6H5 => Tính bazo nhỏ nhất5 có 2 gốc
CH3 và là amin bậc 2 => Lớn hơn 6 vì amin bậc I
=> 5 ở đầu => A
Câu 8: Đáp án A
Anilin không tan trong nước, nhưng tan trong HCl sinh ra muối, khi cho muối vừa sinh ra tác
dụng lại với NaOH thì sẽ tái tạo lại anilin, ban đầu anilin khuếch tán trong nước làm nước
vẫn đục nhưng sau một thời gian sẽ phân lớp
Câu 9: Đáp án A
trong các protein thì anbumin có dạng hình cầu, còn miozin, fibrozin và keratin có dạng hình
sợi.
Câu 10: Đáp án C
đáp án A:NA2SO4 ko p ứ với alanin
đáp án B:NACL ko pứ với alanin
đáp án C: ĐÚNG
đáp án D:CU ko pứ với alanin
Câu 11: Đáp án C
0,02 mol X phản ứng vừa đủ với 0,02 mol HCl → X có 1 nhóm -NH2
0,02 mol X phản ứng vừa đủ với 0,04 mol NaOH → X có 2 nhóm -COOH
Vậy X có dạng H2N-R-(COOH)2 → muối ClH3N-R-(COOH)2
Mmuối = 52,5 + R + 90 = 3,67 : 0,02 → R = 41 → R là C3H5
→ X là H2NC3H5(COOH)2 → Chọn C.
Câu 12: Đáp án B
Câu 13: Đáp án D
Chọn D
Câu 14: Đáp án D
Chọn D
Câu 15: Đáp án B
Câu 16: Đáp án C
C sai vì protein hình sợi không tan trong nước, protein hình cầu tan trong nước tạo thành
dung dịch keo
Chọn C
Câu 17: Đáp án C
Khí làm xanh quỳ ẩm → khí đó là amoniac hoặc amin
→ X : C2H8N NO3
→ Y chứa : 0,1 mol NaNO3 ; 0.1 mol NaOH
→ m = 0,1 × 85 + 0,1 × 40 = 12,5
Đáp án C.
Câu 18: Đáp án C
Z có khả năng tham gia phản ứng tráng gương nên Y là ancol bậc 1
Chọn C
Câu 19: Đáp án B
Gọi X : CnH2n+2+aNa
→ n + ( 2n + 2 + a ) : 2 + a : 2 = 5 → 2n + a = 4 →
→ X : CH6N2
nX = 0,1 (mol) → nHCl = 0,1 × 2 = 0,2
Đáp án B.
Câu 20: Đáp án D
Câu 21: Đáp án A
C=2 mặt khác nC/nN=2==> A
Câu 22: Đáp án B
Câu 23: Đáp án D
Câu 24: Đáp án A
n acid amin A = 0,2.0,1=0,02 mol
n NaOH=0,25.0,08=0,02 mol
--> 1 nhóm -COOH
Mặt khác
n acid amin A=0,02 mol cần
n HCl=0,04
--> 2 nhóm -NH2
-> A: (H2N)2-R-COOH
A có tỉ khối so vs H2=52-> M A=104
vậy R=27--> C2H3
--> A (H2N)2-C2H3-COOH
Câu 25: Đáp án C
Câu 26: Đáp án B
Trong 3 mol không khí có
Có 1 nhóm NH2
Số mol oxi trong X là = 0,5.2 + 0,6 - 3.20%:2 = 0,4 mol Dó đó có 4 oxi trong X
X là C5H12O4N
Suy ra X gần giống với công thức phân tử C5H9O4N
Chọn B
Câu 27: Đáp án C
1 sai, phải là do gốc hidrocacbon thay thế H trong nguyên tử
2 đúng
3 sai, vì amin bậc 3 không tạo liên kết hidro với nước do không còn -N-H trong phân tử
4 đúng
5 sai, không tác dụng với nước để tạo thành muối
Chọn C
Câu 28: Đáp án C
Câu 29: Đáp án B
Câu 30: Đáp án A
A sai, có 2 nhóm -CO-NH gọi là tripeptit; 3 nhóm gọi là tetrapeptit
Chọn A
Câu 31: Đáp án D
Đáp án D
Câu 32: Đáp án A
dùng Qùy tím ta có:
nhóm 1: axit axetic, axit glutamic làm quì tím hóa đỏ
nhóm 2: metylamin, lysin làm quì tím hóa xanh
nhóm 3: Nước,benzen, glyxin quì tím không đổi màu
trong nhóm 3 đổ các chất vào nhau nhận được benzen còn nước và glyxin
nhóm 2 có metyl amin là chất khí>>> nhận dc 2 chất nhóm 2
lấy metyl amin cho vào 2 chất còn lại trong nhóm 3, nhóm nào làm quì tím xanh trc là nước,
còn lại glyxin
lấy metyl amin cho vào 2 chất nhóm 1 với cùng thể tích, chất nào làm quì tím k hóa đỏ nữa
tước là axit axetic, chất còn lại là axit glutamic
Câu 33: Đáp án D
1 sai vì có thể ra 4 laoi
2 đúng
3 đúng
4 sai vì nó có làm đổi màu
5 đúng
6 sai vì phức màu tím chứ k pải xanh thẫm
Câu 34: Đáp án B
Ta có: nX=0,1 mol ; nNaOH=0,3 mol
Do X(C2H6O5N2) là muối của anpha-amino axit với HNO3 => X: NO3NH3-CH2-COOH
-Cho X pứ với NaOH:
NO3NH3-CH2-COOH + 2NaOH --> H2N-CH2-COONa + NaNO3 + 2H2O (1)
Từ (1): Chất rắn Y: nH2N-CH2-COONa=0,1 mol ; nNaOH dư =0,1 mol ;nNaNO3=0,1 mol
=> mY= 0,1.97 + 0,1.40 + 0,1.85= 2,22 gam
Câu 35: Đáp án D
A sai vì không nhận biết đc 2 axit
B sai vì phản ửng của sobitol và glixerol có pu giống nhau.nên k nhận biết đc
C sai vì glu và pru k nhận biết đc,vì có PU giống nhau
D đúng vì glu,sobitol có phải ứng giữa 2 nhóm chức gần nhau,khi nung nóng thì glu và etanal
đều có phản ứng của andehit,abumin là phản ứng biore,axit axetic thì chỉ tác dụng với
Cu(OH)2
Câu 36: Đáp án A
A đúng
B sai vì
phản ứng NaOH tạo muối axit
D sai vì X là lưỡng tính con Y là bazo
Câu 37: Đáp án C
Bảo toàn khối lượng
Câu 38: Đáp án D
Câu 39: Đáp án B
ta có: X có PTK là 273 và số mol là 3x suy ra khối lượng X là 819x
Y có PTK là 316 với số mol là x suy ra khối lượng Y là 316xTa cần tìm x thì mới tính được
khối lượng m
thật vậy, để tìm x ta làm như sau:
Áp dụng bảo toàn khối lượng:
ta có; số mol NaOh phản ứng là: 3*3x + 4*x=13x
suy ra khối lượng NaOh là 520x
số mol H2O sau phản ứng là: x+3x=4x suy ra khối lượng H20 sau
phản ứng là 72x
bảo toàn khối lượng ta được: 819x+316x + 520x = 23.745 + 72x
suy ra x=0.015
Câu 40: Đáp án D
Chọn D