Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Câu hỏi ôn tập công nghệ MAY TRANG PHỤC 2 (Có lời giải)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.34 KB, 11 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP CÔNG NGHỆ MAY TRANG PHỤC 2
Câu 1:Trình bày các nguyên tắc kiểm tra,đo đếm nguyên phục liệu ?
Trả lời: gồm có 12 nguyên tắc như sau :
1.Tất cả các hàng nhập,xuất kho phải có phiếu giao nhận ghi rõ số lượng,phải ghi sổ và ký nhận
rõ rang để tiện cho việc kiểm tra sau này
2.Tất cả các nguyên phụ liệu phải được tiến hành đo đếm,phân loại màu sắc,số lượng,chất
lượng, khổ vải…trước khi cho nhập kho chính thức.
3.Đối với các loại hàng cao cấp như nỉ,dạ,nhung…phải dùng dây mềm để bó buộc,trong khi xếp
không được nhấn mạnh tay,gây xô lệch,khi vận chuyển phải nhẹ nhàng,không được nhấc
mạnh,không được dẫm đạp lên nguyên liệu.
4.Đối với mặt hàng có độ co dãn lớn,chỉ được xếp cao 1m,cần phải phá kiên trước 3 ngày và xổ
vải cho ổn đinh độ co ít nhất 1 ngày trước khi đưa vào sản xuất.
5.Khi đo đếm xong phải ghi đây đủ số lượng,khổ vải,chất lượng của cây vải vào một miến giấy
nhỏ đính vào đầu cây vải theo qui định.Sau đó báo cho phòng kỹ thuật hoặc phòng kế hoạch
trước 3 ngày để tiện cân đối cho khâu thiết kế và giác sơ đồ,đông thời phải chuẩn bị đầy đủ số
lượng vải cho phân xưởng cắt ít nhất trước 1 ngày để nơi đây có thể chủ động sản xuất.
6.Khi cấp phát nguyên phụ liệu cho xưởng cắt phải thực hiện phân loại theo từng bàn cắt và theo
phiếu hoạch toanas số liệu giác sơ đồ của phòng kỹ thuật nhằm sử dụng nguyên phụ liệu giác sơ
đồ của phòng kỹ thuật nhằm sử dụng nguyên phụ liệu hợp lý,tránh phát sinh đầu tấm,đầu khúc.
7.Đối với vải đầu tấm,cần phải được kiểm tra,phân chia theo từng loại khổ,chiều dài,màu sắc…
sau đó làm bảng thống kê,gửi phòng kỹ thuật và có kế hoạch nhận lại số vải này về kho để có thể
quản lý và lên kế hoạch nhận lại số vải này về kho để có thể quản lý và lên kế hoạch tận dụng
vào việc tái sản xuất.
8.Đối với các loại hàng cần phải đổi như sai màu,lỗi sợi,lẹm hụt đều phải có biên bản ghi rõ
nguyên nhân sai hỏng và số lượng cụ thể,làm cơ sở làm việc lại với khách hàng.
9.Nguyên phụ liệu phát sinh do phá kiện như:bao bì,dây đai giấy gói…phải xếp gọn gang,thống
kê vào sổ sách để có thể sử dụng lại.
10.Tất cả NPL đều phải có sổ giao nhận của kho.sổ này phải ghi rõ rang chính xác,không được
tẩy xóa và phải lưu trữ để tiện việc theo dõi sau này.
11.NPL trong kho phải sắp xếp gọn gang,đề phòng mối mọt,chuột bọ và phải có đầy đủ các biện
pháp phòng cháy chữa cháy và phòng gian bảo mật.


12.nhân viên coi kho phải làm tốt các yêu cầu,nội qui mà công ty đề ra và chịu sự phúc tra của
ban thanh tra khi cần.
Câu 2: Vẽ sơ đồ tổ chức kho nguyên phụ liệu ?Ngoài các kho vừa kể còn bao nhiêu kho
khác ?kể tên ?
Sơ đồ:
-Kho chính thức
-kho tạm chứa
-kho thành phẩm
-Kho thiết bị vật tư

Khiểm
tra số
lượng,
chất
lượng
Phân loại
Hàng
hợp
quy
cách
Kho
chính
thức
Phá kiệnHàng
nhập
( kho
tạm
chứa)
Chờ xử


Hàng
không
hợp
quy
cách
Câu 3.Các phương pháp sắp xếp kho NPL ?trình bày ưu và nhược điểm của từng phương
án ?
- Có 2 phương án sắp xếp kho nguyên phụ liệu
1.săp xếp kho theo chủng loại nguyên phụ
liệu :
Ưu điểm:
+NPL được sắp xếp vào các khu riêng
+ kho sạch sẽ,gọn gang
+diện tích kho nhỏ tận dụng được chiều cao
Nhược điểm :
+Dễ gây nhầm lẫn khi cấp phát NPL
+Tốn thời gian sắp xếp kho gọn gàng
+khó kiểm tra lượng hàng tồn
+ đòi hỏi đầu tư,cần trang bị thêm xe nâng
để lấy hoặc xếp vật liệu trên cao.
2.sắp xếp NPL theo chủng loại mã hàng :
Ưu điểm :
+NPL được sắp xếp vào 1 khu vực
+cấp phát chính xác,không nhầm lẫn
+dễ kiểm tra hàng tồn
+tốn ít thời gian sắp xếp kho
+đơn giản,rẻ tiền,không đòi hỏi đầu tư thiết
bị
Nhược điểm:
+Diện tích kho phải lớn

+Trông kho không gọn gang
Câu 4: liệt kê các công việc cần làm trong giai đoạn chuẩn bị NPL cho quá trình sản xuất
một mã hàng ? theo bạn công việc nào là quan trọng nhất,giải thích vì sao ?

Câu 5 :trải vải là gì ? các phương pháp ? ưu và nhược điểm ?
a khái niệm:
trải vải là đặt chồng lên nhau nhiều lớp vải tương đương nhau về khổ cũng như chiều dài trên
bàn cắt để sang sơ đồ trên bàn vải.Sau đó cắt theo sơ đồ đã giác nhằm mục đích khi cắt một chi
tiết sản phẩm,ta được cùng một lúc số lượng chi tiết bằng số lớp của bàn vải.
b :các phương pháp trải vải :có 3 phương pháp trải vải cơ bản
Tên phương pháp Ưu điểm Nhược điểm
1.Phương pháp Zigzac Thích hợp với vải uni,hoa văn tự do,tận
dụng được công suất trải vải,thời gian trải
1 bàn vải nhanh
Không thích hợp với vải
nhung,hoa.hoa văn 1 chiều,hao phí đầu
bàn nhiều
dễ gây nhầm lẫn mặt vải khi đánh số
2.Phương pháp
Trải vải 2 chiều
Nhanh,tiết kiệm vải,được sử dụng rộng rãi
nhất
Dễ gây nhầm lẫn,không dung kiểu này
cho vải nhung,hoa văn một chiều
3.phương pháp trải vải
1 chiều
Thích hợp với tất cả các loại vải :uni,hoa
văn tự do,đặc biệt thích hợp với vải
nhung,hoa văn 1 chiều,giảm được hao phí
đầu bàn,ít nhầm lẫn khi đánh số và may

Công suất trải vải thấp,trải một bàn vải
lâu
CÂU6: các yêu cầu cần đạt khi trải xong 1 bàn vải ?
-Chiều dài bàn vải phải chính xác theo chiều dài sơ đồ và công hao phí 2 đầu bàn
- Bàn vải phải đứng thành,thẳng cạnh một bên mép biên,2 đầu bàn cắt ổn định và vuông góc
-toàn bộ lá vải phải ngay canh thẳng sợi,đúng mặt vải qui định và phải thẳng toàn bộ
-bàn vải không được nghiêng vệ đề,lợi chậu hoặc gù tang trống,các lớp vải không được nhấp
nhô,gợn song.
Câu 6: vải đầu tấm ( đầu khúc) là gì? Các biện pháp xử lý vải đầu tấm?
- Vải đầu tấm( đầu khúc) là vải dư còn lại trên cây vải không đủ để trải một lá vải tiếp theo
trên bàn vải
- Vải đầu tấm có thể dùng để may mẫu , may giẻ lau, cho công nhân học may nếu được
khách hàng chấp nhận. nếu khách hàng không chấp nhận thì phải phá hủy.
Câu 7: nêu trình tự công nghệ ủi ép? Các phương pháp kiểm tra chấp lượng ép dán ?tại
sao chất lượng liên kết ép dán không đạt yêu cầu?
• Trình tự công nghệ ủi ép: chuẩn bị =>giai đoạn ủi mồi=>giai đoạn kết dính=>giai
đoạn đinh hình
1. Chuẩn bị:ủi thử độ co của nguyên liệu ( dùng bàn ủi hoặc máy ép)
2. Giai đoạn ủi mồi: ủi dính tạm mex nằm đúng trên chi tiết( dùng bàn ủi thường)
3. Giai doạn kết dính:tăng nhiệt làm keo mềm và chất liệu dẻo trên mặt keo ngấm vào
cấu trúc phân tử của vật liệu hình thành mối liên kết giữa keo và vật liệu.(phụ thuộc
nhiệt độ, áp suật, tg, tính chất vật liệu, tính chất keo)
4. Giai đoạn định hình: khi tác dụng của nhiệt độ, áp suất chấm dứt ,keo nguội dần trở
lại trạng thái cứng, mối liên kết keo hình thành.
• Nguyên nhân khiến cho chất lượng ép dán không đạt yêu cầu
- Dựng mex không tốt hoặc quá thời gian sử dụng
- Các thông số ép dán không phù hợp với loại mex và nguyên liệu đã chọn
Câu 8: mục đích đánh số , bóc tập, phối liệu, nguyên tắc?
- Đánh số: tránh hiện tượng khác màu trên các chi tiết trên sản phẩm tra số lượng lớp vải trên
bàn vải. dễ dàng cho bóc tập và điều động rải chuyền, dễ dàng phân biệt mặt trái mặt phải

trong quá trình may
- Bóc tập: dễ dàng cho việc điều động rải chuyền sau này. Khi tiến hành bóc tập xong, cần ghi
phiếu bóc tập buộc vào từng tập vải làm cơ sở kiểm tra các chi tiết sau này
Câu 9: trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cn dán cảu pp ráp nối không chỉ?
Chất lượng của mối liên kết bằng keo dán phả đạt được các chỉ tiêu nào?
• các yếu tố ảnh hưởng:
1/ nhiệt độ:
Phụ thuộc từng laoị keo và vật liệu. vải càng mỏng, nhiệt độ ép dán càng thấp và ngược lại, vật
liệu có tính dẫn nhiệt thấp thì nhiệt độ ép dán cao.
2/ thời gian gia nhiệt:
Phụ thuộc vào từng loại keo vật liệu.
Nếu tg gia nhiệt thấp, keo chưa chuyển sang trạng thái dẻo hoàn toàn và chưa bán dính vào vật
liệu, thì mối liên kết sớm bị bong tróc.
Nếu tg gia nhiệt lâu, nhiệt độ cao thì để lại vết hằn lên bề mặt
3/ lực ép:
Tăng sự tiếp xúc giữa keo và vật liệu,
4/ bề dày lớp keo:
Bề dày lớp keo càng mỏng thì độ bền mối liên kết càng tăng, với đk lớp keo phủ toàn bộ bề mặt.
5/tính phân cực:
phụ thuộc vào loại vật liệu có cực hay ko để chọn loại keo có hoặc không phân cực.tính phân cực
của keo càng cao thì độ bền mối liên kết càng tăng.
• Chất lượng mối liên kết phải đạt dc những tiêu chí:
+độ bền mối liên kết.
+ độ cứng: độ mềm mại của mối liên kết, độ cứng nhỏ độ mềm mại cao
+mặt keo không bị rộp, bong tróc.
+chất kết dính không bị xì ra xung quanh mép.
+chất kết dính phải dc cán đều trên mặt vật liệu
+ko có vết hằn sâu trên mặt keo, keo không bị cháy
Câu 10:tại sao nói khâu hoàn tất giữ vai tò đặc biệt quan trọng trong qtrình sx hàng may
cn? Liệt kê thứ tự các bước công việc cần làm trong khâu hoàn tất sản phẩm?

nói khâu hoàn tất giữ vai tò đặc biệt quan trọng trong qtrình sx hàng may cn vì nó có ảnh hưởng
đến việc chấp nhận hoặc bác bỏ cả 1 lô hàng.
Công đoạn hoàn tất không đảm bảo sẽ ko có lô hàng đạt chất lượng như mong muốn.
công đoạn hoàn tất gồm nhiều công việc như làm sạch làm đẹp, bao gói và chuẩn bị những điều
kiện tốt nhất để phân phối sp tới khách hàng.
Thứ tự các công việc cần làm trong khâu hoàn tất:
1. Quá trình gia công nhiệt ẩm định hình sp.
2. Quá trình là(ủi) hoàn tất sp.
3. Quá trình xử lý vệ sinh trên sp.
4. Quá trình công nghệ in sp.
5. Các công đoạn xử lý hoàn tất đặc biệt.
6. Công đoạn treo nhãn
7. Công đoạn bao gói.
Câu 11:các yếu tố ảnh hưởng đến khâu ủi? quá trình ủi dc sdụng trong những công đoạn
nào? Nêu rõ các công đoạn ấy?
• Yếu tố ảnh hưởng đến khâu ủi:
Nhiệt độ: có tác dụng rút ngắn tg ủi,nhiệt độ dể ủi thường nằm trong khoảng 110-260 Oc,ủi ở
nhiệt độ cao cần di chuyển bàn ủi liên tục trên mặt vải.nhiệt độ bàn ủi phải phù hợp với loại vải
dc ủi.
Áp suất: dưới tác dụng của P, những chỗ nhàu nát, và gấp nếp trên vải đc phẳng ra, sợi vải đc nén
xuống, làm độ dày nguyên liệu giảm đi.
Độ ẩm: độ ẩm khiến vải mềm mại, dễ ủi hơn và tránh cho vải bị bóng.,nếu ủi hơi thì phải treo sp
lên để hơi nước còn trong vải bốc hơi
Tg ủi:phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm và laoị vải đc ủi.
• quá trình ủi dc sdụng trong những công đoạn
 khâu sản xuất:
+ủi đường may
+ủi rẽ đường may
 tạo thuận lợi khi may
+ủi keo  định hình

 khâu hoàn tất: làm phẳng sp,khắc phục lỗi.
+ủi tạo hình: tạo fom dáng, đường ply, cổ,
+ủi định hình:
-ủi thu:làm gom lại( thông số bị dư)
-ủi bai: ủi kéo dãn ( thông số bị thiếu)
 là biện pháp tạm thời
Câu 12: một sp hoàn tất dc coi là đảm bảo về vệ sinh cn phải đạt yêu cầu gì? Chia sẻ kinh
nghiệm của bạn về cách giữ vệ sinh cho sp may khi gia công sp tại xưởng trường?
sp hoàn tất dc coi là đảm bảo về vệ sinh cn phải đạt yêu cầu:
- sp phải sạch hoặc đc tẩy bỏ tất cả các vết bẩn
- sp phải đc ủi phẳng: đảm bảo tính thẩm mỹ.
- sp phải đc cắt sạch chỉ thừa.
- sp không đc sót đầu kim , đảm bảo an toàn cho người mặc.
Câu 13: Để đảm bảo VSCN thì các doanh nghiệp may phải tuyết đối tuân thủ theo những
quy định nào?
- Trước khi vào xưởng ,công nhân phải ăn mặc sạch sẽ đầu tóc gọn gàng.
- Spmay xong cần cho vào hộp, thùng,…ngay tránh để bừa bãi
- Trước khi may, phải lau chùi máy móc thật sạch sẽ
- Ko đc ngồi, giẫm lên bán thành phẩm,nguyên liệu.
- Ko để lẫn lộn các màu, ko dùng dây màu buộc bán thành phẩm.
- Bán thành phẩm, nguyên liệu trong quá trình vận chuyển phảidc che đậy cẩn thận.
- Sau khoảng tg định kỳ nên có lao công dọn dẹp bụi,xơ vải, hay vải vụn trong phân xưởng
- Hàng hóa dở dang trên chuyền phải sx thừ tự, gọn gàng, kho để rơi vãi bừa bãi, khi hết
giờ sx phải dc che đậy chống bụi bẩn hoặc mưa dột.
- Cần phải giáo dục tinh thần tự giác giữ gìn VSCN ở mỗi công nhân.
Câu 14:mục đích của việc treo nhãn trên sp. Các pp treo nhãn?
Mục đích treo nhãn: nhằm quảng bá thương hiệu củ nhà sx, trang trí hoặc giới thiệu đến người
tiêu dùng về giá cả và kích thước của sp, trên nhãn cũng có thể ghi xuất sứ,mã số,mã vạch của
loại sp để tiện cho việc bán hàng sau này
Vì vậy cần treo nhãn đúng vị trí và quy cách như yêu cầu KT

Các pp treo nhãn:
1/ treo bằng tay:
nhãn đc đục lỗ, xỏ các loại chỉ hoặc dây gân trang trí. Công nhân sẽ dùng aty buộc nhãn vào các
vị trí đã định theo quy cách.
Pp này tốn tg và hiệu suất treo nhãn thấp.
2/ sử dụng dúng bắn đạn nhựa:
Với loại dụng cụ này, sp và nahn4 trang trí dc liên kết với nhau bởi các dải nhựa trong đc gọi là
đạn nhựa
Pp này cho kết quả treo nhãn thẩm mỹ hơn và hiệu suất treo nhãn cao hơn.
Câu 15:vẽ hình minh họa các thông tin cần có trên mổi thùng xuất?

+SKU Bar code label: dán nhãn mã vạch
+PO#: Số PO xuất hàng
+tên mã hàng
+Q’ Ty: số lượng hàng có trong thùng xuất
+12of50: số thứ tự thùng xuất/ tổng số thùng
+ số size/ số màu
Được ghi ở 2 mặt của thùng
+Ship From:ghi rõ địa chỉ nơi xuất hàng hóa
+Ship To: ghi rõ địa chỉ nơi đến.
+Coutry of Origin:nguồn gốc xuất xứ hàng hóa
+Dimensison: kích thước thùng xuất(W*L*H)
+Gross weight: trọng lượng thô( hàng hóa)
+Net weight: trọng lượng tịnh(hàng hóa+thùng)
Câu 16:thông tin thường thấy trên bao nylon?

×