Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

26 câu có lời giải Tổng hợp chương amin-aminoaxit-protein - Đề 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.4 KB, 9 trang )

Tổng hợp chương amin-aminoaxit-protein - Đề 3
Câu 1: Khi làm thí nghiệm xong với anilin, trước khi tráng lại bằng nước, nên rửa ống
nghiệm bằng dung dịch loãng nào sau đây?
A. Dung dịch HCl.
B. Dung dịch NH3
C. Dung dịch Ca(OH)2.
D. Dung dịch NaCl.
Câu 2: Cho dãy các chất: C6 H5NH2 (1), C2 H5 NH2 (2), (C6 H5)2NH (3), (C2 H5 )2NH
(4), NH3 (5) (C6H5 - là gốc phenyl).
Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm dần là:
A. (3), (1), (5), (2), (4).
B. (4), (1), (5), (2), (3).
C. (4), (2), (3), (1), (5).
D. (4), (2), (5), (1), (3).
Câu 3: Câu nào sau đây đúng khi nói về sự đổi màu của các chất khi gặp quỳ tím?
A. Phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ.
B. Anilin trong nước làm quỳ tím hóa xanh
C. Etylamin trong nước làm quỳ tím chuyển thành màu xanh.
D. Dung dịch natriphenolat không làm quỳ tím đổi màu.
Câu 4: Amino axit X có phân tử khối bằng 75. Tên của X là
A. lysin.
B. alanin
C. glyxin
D. valin
Câu 5: Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X thu được 10,125 gam H2O, 8,4 lit CO2
(đktc) và 1,4 lít N2. Số đồng phân ứng với công thức phân tử của X là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 1 amin đơn chức no thu được hỗn hợp khí và hơi X gồm N2, CO2


d
= 12,875
và H2O. Biết X / H 2
. Công thức của amin là
A. C4H11N
B. C2H7N
C. C3H7N
D. CH5N


Câu 7: Đốt cháy hết 6,72 lít hỗn hợp khí (đktc) X gồm 2 amin đơn chức, no, bậc một là đồng
đẳng kế tiếp. Cho hỗn hợp khí và hơi sau khi đốt cháy lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc,
bình 2 đựng KOH dư, thấy khối lượng bình 2 tăng 21,12 gam. Tên gọi của 2 amin là :
A. metylamin và etylamin.
B. etylamin và propylamin.
C. propylamin và butylamin.
D. iso-propylamin và iso-butylamin.
Câu 8: Cho 20 gam hỗn hợp gồm hai amin no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với V ml
dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch chứa 31,68 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là
A. 200
B. 100
C. 320
D. 50
Câu 9: Cho 7,6 g hỗn hợp 2 amin no, đơn chức, bậc 1, kế tiếp nhau, tác dụng vừa đủ với
200ml dung dịch HCl 1M. Hai amin trên là:
A. CH3NH2, CH3NHCH3,
B. CH3NH2, C2H5NH2
C. C2H5NH2,C3H7NH2
D. C3H7NH2, C4H9NH2
Câu 10: Biết rằng khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một aminoaxit (chứa 1 nhóm –COOH) thu

được 1,12 lít N2; 6,72 lít CO2 và 6,3 gam H2O. CTPT của X
A. C3H5O2N
B. C3H7O2N
C. C3H5O2N
D. C4H9O2N
Câu 11: Cho axit glutamic tác dụng với hỗn hợp rượu metylic và etylic trong môi trường
HCl khan, hãy cho biết có thể thu được bao nhiêu loại este?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ X thu được 3,36 lít khí CO2, 0,56 lít khí
N2 (các khí đo ở đktc) và 3,15 gam H2O. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản
phẩm có muối H2N-CH2-COONa. Công thức cấu tạo thu gọn của X là (cho H = 1, C = 12, O
= 16)
A. H2N-CH2-COO-C3H7.
B. H2N-CH2-COO-CH3.
C. H2N-CH2-CH2-COOH.
D. H2N-CH2-COO-C2H5.


Câu 13: Cho dung dịch chứa các chất sau :X1 : C6H5 - NH2; X2 : CH3 - NH2; X3 : NH2 - CH2 –
COOH; X4 : HOOC-CH2-CH2-CHNH2COOH; X5 : H2N- CH2-CH2-CH2-CHNH2COOH.
Dung dịch nào làm quỳ tím hóa xanh ?
A. X1, X2, X5
B. X2, X3, X4
C. X2, X5
D. X1, X3, X5
NaOH
HCl

→ X 2 . X là ?
Câu 14: Cho các dãy chuyển hóa : Glyxin → X 1 
2
A. H2NCH2COOH.
B. H2NCH2COONa
C. ClH3NCH2COOH.
D. ClH3NCH2COONa

Câu 15: Cho 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch HCl (dư), thu được pgam muối Y.
Cũng cho 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch KOH (dư), thu được q gam muối Z.
Biết q – p = 39,5. Công thức phân tử của X là
A. C5H9O4N.
B. C4H10O2N2.
C. C5H11O2N
D. C4H8O4N2.
Câu 16: Trong dung dịch, H2N–CH2–COOH tồn tại chủ yếu ở dạng
A. phân tử trung hoà
B. cation.
C. anion.
D. ion lưỡng cực.
Câu 17: Cho phản ứng : C4H11O2N + NaOH → A + CH3NH2 + H2O. CTCT của C4H11O2N
là :
A. CH3COOCH2CH2NH2.
B. C2H5COONH3CH3
C. C2H5COOCH2NH2.
D. C2H5COOCH2CH2NH2.
Câu 18: Lấy 9,1 gam hợp chất A có CTPT là C3H9O2N tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun
nóng, có 2,24 lít (đo ở đktc) khí B thoát ra làm xanh giấy quì tím ẩm. Đốt cháy hết lượng khí
B nói trên, thu được 4,4 gam CO2. CTCT của A và B là:
A. HCOONH3C2H5 ; C2H5NH2

B. CH3COONH3CH3; CH3NH2
C. HCOONH3C2H3 ; C2H3NH2
D. CH2=CHCOONH4; NH3


Câu 19: Khi tiến hành trùng ngưng hỗn hợp gồm glyxin và alanin, thu được polipeptit. Giả
sử một đoạn mạch có 3 mắt xích thì số kiểu sắp xếp giữa các mắt xích trong đoạn mạch đó
là :
A. 6
B. 8
C. 4
D. 10
Câu 20: Cho 21 gam hỗn hợp gồm glyxin và axit axetic tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH,
thu được dung dịch X chứa 32,4 gam muối. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được
dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 44,65
B. 50,65
C. 22,35.
D. 33,50
Câu 21: Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) khác loại mà khi thủy phân hoàn toàn đều thu được
3 aminoaxit: glyxin, alanin và phenylalanin?
A. 6
B. 9
C. 4
D. 3
Câu 22: Tripeptit X có công thức sau : H2N–CH2–CO–NH–CH(CH3)–CO–NH–CH(CH3)–
COOH Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong 400 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng chất
rắn thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là :
A. 28,6 gam.
B. 22,2 gam.

C. 35,9 gam
D. 31,9 gam
Câu 23: Công thức nào sau đây của pentapeptit (A) thỏa mãn điều kiện sau ?
Thủy phân hoàn toàn 1 mol A thì thu được các α-amino axit là : 3 mol glyxin, 1 mol alanin, 1
mol valin. Thủy phân không hoàn toàn A, ngoài thu được các amino axit thì còn thu được 2
đipeptit : Ala-Gly ; Gly-Ala và 1 tripeptit Gly-Gly-Val.
A. Ala-Gly-Gly-Gly-Val.
B. Gly-Ala-Gly-Gly-Val
C. Gly- Gly-Ala-Gly-Val.
D. Gly-Ala-Gly-Val-Gly
Câu 24: Brađikinin có tác dụng làm giảm huyết áp, đó là một nonapeptit có công thức là :
Arg–Pro–Pro–Gly–Phe–Ser–Pro–Phe–Arg.
Khi thủy phân không hoàn toàn peptit này có thể thu được bao nhiêu tripeptit mà trong thành
phần có phenyl alanin (phe) ?


A. 4
B. 5
C. 3
D. 6
Câu 25: Thủy phân hoàn toàn 60 gam hỗn hợp hai đipeptit thu được 63,6 gam hỗn hợp X
gồm các amino axit (các amino axit chỉ có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl trong
phân tử). Nếu cho 1/10 hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl (dư), cô cạn cẩn thận dung
dịch, thì lượng muối khan thu được là :
A. 7,82 gam.
B. 16,30 gam
C. 8,15 gam
D. 7,09 gam.
Câu 26: Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu
được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn,

số mol NaOH đã phản ứng là
A. 0,70
B. 0,50.
C. 0,65.
D. 0,55

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án : A
Vì anilin có tính bazo yếu nên ta nên rửa dung dịch bằng axit HCl
=> Đáp án A
Câu 2: Đáp án : D
Amin bậc 2 có lực bazơ > amin bậc 1> NH3 > C6H5NH2 > (C6H5)2NH
=> Đáp án D
Câu 3: Đáp án : C
ý A và B sai, 2 chất này có tính axit và bazo quá yếu nên không làm đổi màu quỳ, ý D dung
dịch natriphenolat có làm quỳ hóa xanh (phản ứng thủy phân của muối)
=> Đáp án C
Câu 4: Đáp án : C
Phân tử khối 75 => X chỉ có thể là Glyxin
=> Đáp án C
Câu 5: Đáp án : C
Theo bài ra, ta có: nH2O = 0,5625; nCO2 = 0,375, nN = 0,125


=> Công thức của amin: C3H9N
=> 1. CH3-CH2-CH2-NH2: propan-1-amin
2. CH3-CH2-NH-CH3: N-metyl-etan-1-amin
3.CH3-CH(CH3)-NH2: propan-2-amin
4.(CH3)3-N: trimetyl amin
=> Đáp án C

Câu 6: Đáp án : D
M X = 12,875.2 = 25,75
CnH2n+3N + (3n + 1,5)/2O2 ----> nCO2 + (2n + 3)/2H2O + 1/2N2
(3n+1,5)a/2........
mt = ms => mt = Ms.ns
=> (14n + 17)a + 16a(3n + 1,5) = 25,75(na + na + 1,5a + 0,5a)
=> 10,5na = 10,5a
=> n = 1
=> CTPT của amin: CH5N
=> Đáp án D
Câu 7: Đáp án : A
Theo bài ra, ta tính được nCO2 = 0,48; nX = 0,3
=> Ta có n trung bình = 0,48 : 0,3 = 1,6
=> metylamin và etylamin
=> Đáp án A
Câu 8: Đáp án : C
Bảo toàn khối lượng
=> mHCl = 31,68 – 20 = 11,68 gam
=> nHCl = 0,32 mol => V = 320 ml
=> Đáp án C
Câu 9: Đáp án : B
nHCl = n amin = 0,2 mol
=> M trung bình = 7,6 : 0,2 = 38
=> CH3NH2, C2H5NH2
=> Đáp án B
Câu 10: Đáp án : B
Ta có nCO2 = 0,3 mol, nH2O = 0,35 mol, nN = 0,1 mol
=> C3H7O2N
=> Đáp án B
Câu 11: Đáp án : D

Axit glutamic có 2 gốc –COOH nên:
1.Este có 2 gốc metylic
2 . Este có 2 gốc etylic

a.....................


3.Este có cả 2 gốc (và đảo lại) => 2 este
=>Có tất cả 4 loại este
=> Đáp án D
Câu 12: Đáp án : B
Ta có nCO2 = 0,15 mol; nH2O = 0,175; nN2 = 0,025
=> C : H : N = 3:7:1
=> Từ đáp án => có 2 Oxi
=> Công thức phân tử C3H7O2N
=> H2N-CH2-COO-CH3.
=> Đáp án B
Câu 13: Đáp án : C
Các dung dịch làm quỳ hóa xanh gồm X2, X5, X1 là anilin, X2 và X3 có cả nhóm COOH với số
lượng bằng hoặc nhiều hơn nhóm NH2
=> Đáp án C
Câu 14: Đáp án : C
H2NCH2COOH + NaOH -> H2NCH2COONa + H2O
H2NCH2COONa + HCl -> ClH3NCH2COOH + NaCl
=> Đáp án C
Câu 15: Đáp án : A
Vì phản ứng dư nên chênh lệch khối lượng ở đây là do muối
Để ý đáp án ta nhận thấy hoặc là X có 2 nhóm COOH, 1 nhóm NH2 hoặc ngược lại.
Có q lớn hơn p nên X phản ứng với KOH nhiều hơn, do đó X phải có 2 nhóm COOH và 1
nhóm NH2.

(Cách khác: 39,5 + 36,5 = 76 = 2 . 38 => 2 nhóm COOH và 1 nhóm NH2)
=> Đáp án A
Câu 16: Đáp án : D
Lý thuyết sgk, trong dung dịch aa chủ yếu tồn tại ở dạng ion lưỡng cực
=> Đáp án D
Câu 17: Đáp án : B
Vì sau phản ứng sinh ra CH3NH2 nên chỉ có C2H5COONH3CH3 thỏa mãn (hoặc bảo toàn C và
H)
=> Đáp án B
Câu 18: Đáp án : B
Theo bài ra, ta có nB = 0,1 mol; nCO2 = 0,1 mol
=> Khí B chỉ có 1 nguyên tử C trong phân tử
=> Đáp án B


Câu 19: Đáp án : B
Có các kiểu sắp xếp:
A-A-A ; A-A-G; A-G-A; A-G-G; G-G-G; G-G-A; G-A-G; G-A-A
=> 8 kiểu sắp xếp
=> Đáp án B
Câu 20: Đáp án : A
nKOH = (32,4 – 21) : 38 = 0,3 mol bằng số mol hỗn hợp
=> Kết hợp tổng khối lượng 2 chất là 21 gam => nGly = 0,2 mol và nCH3COOH = 0,1 mol.
=> Muối thu được là NH3ClCH2COOH 0,2 mol và 0,3 mol KCl
=> Đáp án A
Câu 21: Đáp án : A
Xét gly đứng đầu mạch: Gly-Ala-Phe và Gly – Phe – Ala
=> Xét tiếp 2 chất còn lại đứng đầu mạch => Có thêm 4 chất
=> Đáp án A
Câu 22: Đáp án : C

Áp dụng bảo toàn khối lượng:
m peptit + m NaOH = m rắn + m H2O
m rắn = 0,1 . 217 + 0,4 . 40 – 0,1 . 1,8 = 35,9
=> Đáp án C
Câu 23: Đáp án : B
Thủy phân không hoàn toàn A, ngoài thu được các amino axit thì còn thu được 2 đipeptit :
Ala-Gly ; Gly-Ala và 1 tripeptit Gly-Gly-Val.
=> Loại C và D
=> Loại A vì không tạo ra Gly-Ala
=> Đáp án B
Câu 24: Đáp án : B
Các tripeptit có chưa Phe gồm:
Pro–Gly–Phe ; Gly–Phe–Ser; Phe–Ser–Pro; Ser–Pro–Phe; Pro–Phe–Arg
=> Đáp án B
Câu 25: Đáp án : A
Gọi amino axit có dạng H2HRCOOH Tăng giảm khối lượng ta có số mol amino axit = n H20
= ( 63,6 - 60) / 18 = 0,2 --> n amino axit = 0,4 mol
Khi cho 1/10 hốn hợp X phản ứng với HCl thì số mol amino axit = 0,04 H2HRCOOH + HCl
-----> ClH3RCOOH 0.04__________0.04 Bảo toàn khối lượng ta có Khối lượng muối =
6,36 + 0,02 . 36,5 = 7,82g => Đáp án A
Câu 26: Đáp án : C
Ta có nHCl = 0,35 mol.


Vì NaOH dư nên nó sẽ phản ứng hết với 2 gốc COOH trong axit alutamic (hết 0,3 mol) và
với HCl hết 0,35 mol
Số mol NaOH cần dùng là 0,3 + 0,35 = 0,65 mol
=> Đáp án C




×