Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

đề cương ôn tập ngữ văn 8 học kì 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.61 KB, 22 trang )

ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ II
PHẦN I: VĂN BẢN:
A. VĂN BẢN THƠ:
TT
Tên
Tác giả Thể loại
Giá trị nội dung
văn
bản
1
Nhớ
Thế Lữ 8 chữ/
Mượn lời con hổ bị nhốt trong
rừng
1907câu
vườn bách thú để diễn tả sâu sắc
1989
nỗi chán ghét thực tại, tầm
thường tù túng và kha khát tự do
mãnh liệt của nhà thơ, khơi gợi
lịng u nước thầm kín của
người dân mất nước thưở ấy.
2
Quê
Tế
8 chữ/
Tình yêu quê hương trong sáng,
hương Hanh
câu
thân thiết được thể hiện qua bức
1921


tranh tươi sáng sinh động về một
làng quê miền biển, trong đó nổi
bật lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy
sức sống của người dân chài và
sinh hoạt làng chài
3
Khi
Tố
Lục bát Tình yêu cuộc sống và khát vọng
con tu Hữu
tự do của người chiến sĩ cách

1920mạng trẻ tuổi trong nhà tù
2002
4
Tức
Hồ Chí Thất
Tinh thần lạc quan, phong thái
cảnh
Minh
ngôn tứ ung dung của Bác Hồ trong cuộc
Pác Bó 1890tuyệt
sống cách mạng và sống hồ hợp
1969
Đường
với thiên nhiên là một niềm vui
luật
lớn.
5
Ngắm Hồ Chí Thất

Tình u thiên nhiên, yêu trăng
trăng
Minh
ngôn tứ đến say mê và phong thái ung
trích
1890tuyệt
dung nghệ sĩ của Bác Hồ ngay
NKTT 1969
Đường
trong cảnh tù ngục cực khổ tối
luật
tăm
6
Đi
Hồ Chí Thất
ý nghĩa tượng trưng và triết lí
đường Minh
ngơn tứ sâu sắc: Từ việc đi đường núi
(Tẩu
1890tuyệt
gợi ra chân lí đường đời: Vượt
lộ)
1969
Đường
qua gian lao chồng chất sẽ tới
trích
luật(dịch thắng lợi vẻ vang
NKTT
lục bát)


Giá trị nghệ thuật
Bút pháp lãng mạn rất
truyền cảm, sự đổi mới câu
thơ, vần điệu, nhợp điệu,
phép tương phản đối lập.
Nghệ thuật tạo hình đặc
săc.
Lời thơ bình dị, hình ảnh
thơ mộc mạc mà tinh tế lại
giàu ý nghĩa biểu trưng
(cánh buồm, hồn làng, thân
hình nồng thở vị xa xăm,
nghe chất muối thấm dần
trong thớ vỏ)
Giọng thơ da diết sôi nổi,
tưởng tượng phong phú
dồi dào.
Giọng thơ hóm hỉnh, nụ
cười vui (vẫn sẵn sàng,
thật là sang), từ láy miêu
tả:chơngchênh;Vừa cổ
điển vừa hiện đại.
Nhân hố, điệp từ, câu hỏi
tu từ, đối

Điệp từ (tẩu lộ, trùng san),
tính đa nghĩa của hình ảnh,
câu thơ, bài thơ

1



B. VĂN BẢN: NGHỊ LUẬN
TT
1

2

Tên văn
bản
Chiếu dời
đơ (Thiên
đơ chiếu)
1010

Tác giả


Cơng
Uẩn
(Lí
Thái
Tổ:
9741028)
Hịch
Hưng
tướng sĩ
Đạo
(Dụ chư tì Vương
tướng hịch Trần

văn) 1285 Quốc
Tuấn(1
2311300)

Thể
loại
Chiếu
Chữ
Hán
Nghị
luận
trung
đại
Hịch
Chữ
Hán
Nghị
luận
trung
đại

3

Nước Đại
Việt ta
(Trích
Bình Ngô
Đại
cáo)1428


ức Trai
Nguyễ
n Trãi
(13801442

Cáo
Chữ
Hán
Nghị
luận
trung
đại

4

Bàn luận

La Sơn Tấu

Giá trị nội dung, tư
tưởng
Phản ánh khát vọng
của nhân dân về một
đất nước độc lập,
thống nhất đồng thời
phản ánh ý chí tự
cường của dân tộc Đại
Việt đang trên đà lớn
mạnh.
Tinh thần yêu nước

nồng nàn của dân tộc
ta trong cuộc kháng
chiến chống quân
Mông - Nguyên xâm
lược (TK XIII), thể
hiện qua lịng căm thù
giặc, ý chí quyết chiến
quyết thắng, trên cơ sở
đó tác giả phê phán
những suy nghĩ sai
lệch của các tì tướng,
khuyên bảo họ phải ra
sức học tập binh thư,
rèn quân chuẩn bị
chiến đấu chống giặc.
Bừng bừng hào khí
Đơng A
ý thức dân tộc và chủ
quyền đã phát triển tới
trình độ cao, ý nghĩa
như một bản tun
ngơn độc lập: nước ta
là đất nước có nền văn
hiến lâu đời, có lãnh
thổ riêng, phong tục
riêng, có chủ quyền,
có truyền thống lịch
sử. Kẻ xâm lược phản
nhân nghĩa, nhất định
sẽ thất bại.


Giá trị nghệ thuật

Ghi chú

Kết cấu chặt chẽ,
lập luận giàu sức
thuyết phục, hài
hồ giữa lí và tình:
trên vâng mệnh trời
dưới theo ý dân

Vua dùng
để ban bố
mệnh
lệnh cho
quan dân

¸ng văn chính luận
xuất sắc, lập luận
chặt chẽ, lí lẽ hùng
hồn, đanh thép,
nhiệt huyết, chứa
chan, tình cảm
thống thiết, rung
động lịng người
sâu xa; đánh vào
lòng người, lời
hịch trở thành
mệnh lệnh của

lương tâm, người
nghe được sáng trí,
sáng lịng

Quan hệ
thần- chủ
vừa
nghiêm
khắc vừa
bao
dung,
vừa tâm
sự vừa
phê phán,
vừa
khun
răn, khơi
đậy
lương
tâm danh
dự.

Lập luận chặt chẽ ,
chứng cứ hùng
hồn, xác thực, ý tứ
rõ ràng, sáng sủa
và hàm súc, kết
tinh cao độ tinh
thần và ý thức dân
tộc trong thời kì

lịch sử dân tộc thật
sự lớn mạnh; đặt
tiền đề, cơ sở lí
luận cho tồn bài;
xứng đáng là áng
thiên cổ hùng văn
Quan niệm tiến bộ của Lập luận chặt chẽ,

Nguyễn
TRãi
thay lời
vua Lê
Thái Tổ
(Lê Lợi)
viết để
công bố
cho toàn
dân biết
sự kiện
lịch sử
trọng đại.
Tấu
2


5

6

về phép

học (Luận
pháp
học;1971)

Phu Tử
Nguyễ
n
Thiếp
17231804

Chữ
Hán
Nghị
luận
trung
đại

tác giả về mục đích và
tác dụng của việc học
tập: Học để làm người
có đạo đức, có tri thức
góp phần làm hưng
thịnh đất nước. Muốn
học tốt phải có phương
pháp, phải theo điều
học mà làm (hành)
Thuế máu Nguyễn Phóng Bộ mặt giả nhân giả
(Trích
ái Quốc sự nghĩa, thủ đoạn tàn
chươngI,

1890chính
bạo của chính quyền
Bản án chế 1969
luận
thực dân Pháp trong
độ thực
Nghị
việc sử dụng người
dân Pháp)
luận
dân thuộc địa nghèo
1925
hiện đại khổ làm bia đỡ đạn
Chữ
trong các cuộc chiến
Pháp
tranh phi nghĩa, tàn
khốc (1914-1918)
Đi bộ
ngao du
(Trích Êmin hay
về giáo
dục) 1762

J. Ru

(17121778)

Nghị
luận

nước
ngồi
(Chữ
Pháp)

luận cứ rõ ràng:
sau khi phê phán
những biểu hiện sai
trái, lệch lạc
trongviệchọc, tác
giả khẳng định
quan điểm và
phương pháp học
tập đúng đắn.
Tư liệu phong phú,
xác thực, tính chiến
đấu rất cao, nghệ
thuật trào phúng
sắc sảo và hiện đại:
mâu thuẫn trào
phúng, giọng điệu
giễu nhại .

(khải,
sớ): văn
bản của
quan,
tướng,
dân...viết
đệ trình

lên vua
chúa.
Lần đầu
tiên trên
thế giới,
chế độ
thuộc địa
bị kết án
một cách
có hệ
thống cụ
thể và
chính xác
Đi bộ ngao du tốt hơn Lí lẽ và dẫn chứng Nghị
đi ngựa. Đi bộ ngao du được rút từ ngay
luận
ích lợi nhiều mặt. Tác kinh nghiệm và
trong tiểu
giả là một con người
cuộc sống của nhân thuyết ;
giản dị, rất quý trọng
vật, từ thực tiễn
Thấy
tự do và rất yêu thiên sinh động, thay đổi được
nhiên
các đại từ nhân
bóng
xưng một cách linh dáng tinh
hoạt sinh động.
thần tác

giả.

C. Bảng so sánh phân biệt nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại:
Nghị luận trung đại
Nghị luận hiện đại
- Văn sử triết bất phân
- Khơng có những đặc điểm trên
- Khuôn vào những thể loại riêng: chiếu, hịch, - Sử dụng trong nhiều thể loại văn xuôi hiện
cáo, tấu..với kết cấu, bố cục riêng.
đại: Tiểu thuyết luận đề, phóng sự- chính luận,
- In đậm thế giới quan của con người trung đại: tuyên ngôn....
tư tưởng mệnh trời, thần - chủ; tâm lí sùng
- Cách viết giản dị, câu văn gắn lời nói thường,
cổ.
gắn với đời sống thực.
- Dùng nhiều điển tích, điển cố, hình ảnh ước
lệ, câu văn biền ngẫu nhịp nhàng.
CÂU HỎI ÔN TẬP PHẦN VĂN BẢN:
Câu 1:Bài thơ là lời của ai? Việc mượn lời như vậy có ý nghĩa gì?
Câu 2: Đoạn 3 của bài thơ được xem như một bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy. Em hãy chứng
minh.
3


2-Ơng đồ:
Câu 1: Hình ảnh ơng đồ được thể hiện như thế nào trong bài thơ?
Câu 2: Phân tích để là rõ cái hay trong những câu thơ sau:
-Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
-Lá vàng rơi trên giấy

Ngồi trời mưa bụi bay
Câu 3: Em có nhận xét gì về cách mở đầu và kết thúc bài thơ.
Câu 4: Những câu thơ nào thể hiện nỗi niềm của tác giả?
3- Quê hương:
Bài thơ quê hương là một bức tranh mang vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của một làng quê
miền biển. Em hãy chứng minh.
4- Khi con tu hú:
Câu 1:Hồn cảnh sáng tác bài thơ là gì?
Câu 2: Cảnh đất trời vào hè trong tâm tưởng người tù cách mạng được thể hiện qua những câu
thơ nào? Cảm nhận của em về những câu thơ đó.
Câu 3: Phân tích tâm trạng của người tù cách mạng.
5- Chùm thơ của Hồ Chí Minh:
Câu 1: Tình u thiên nhiên của Bác trong các bài thơ đã học ở chương trình NV 8.
Câu 2: Cái “sang” của cuộc đời cách mạng trong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”.
Câu 3: Bài học của em từ bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh.
6- Chiếu dời đơ:
Câu 1: Hãy nêu đặc điểm của thể Chiếu
Câu 2: Vì sao nói văn bản "Chiếu dời đơ" phản ánh ý chí tự cường và sự phát triển lớn mạnh
của dân tộc?
7- Hịch tướng sỹ:
Câu 1: Hãy nêu đặc điểm của thể Hịch
Câu 2: Nỗi lòng của người chủ tướng được thể hiện đoạn văn nào? Em hãy phân tích đoạn
văn đó.
8- Nước Đại Việt ta:
Câu 1: Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được thể hiện như thế nào trong đoạn
trích?
Câu 2: Vì sao nói đây là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc?
9- Bàn luận về phép học:
* Tác giả bàn như thế nào về cách học?
10- Thuế máu:

Câu 1: Em hãy hình dung ra số phận bi thảm của những người bị bóc lột ''thuế máu'' theo trình
tự miêu tả của tác giả.
Câu 2: Em hãy tìm hiểu tấm lịng của tác giả qua đoạn trích ?
MỘT SỐ GỢI Ý:
A-Phần I: Văn học:
1- Nhớ rừng:
Câu 1: Là lời con hổ trong vườn bách thú. Tác giả mượn lời như vậy để tiện nói lên một cách
đầy đủ, sâu sắc tâm sự y uất của một lớp người lúc bấy giờ. Đó là những thanh niên trí thức “tây
học” vừa thức tỉnh ý thức cá nhân, cảm thấy bất hoà sâu sắc với thực tại xã hội tù túng giả dối,
4


ngột ngạt đương thời. Họ khao khát cái tôi được khẳng định và phát triển trong cuộc sống rộng
lớn tự do. Nhưng đó cũng là tâm sự chung của người Việt Nam trong cảnh mất nước lúc bấy
giờ.
2- Ông đồ:
Câu 1: Gợi ý: Hình ảnh ơng đồ hiện lên trong bài thơ trong không gian: “Bên phố” và thời
gian : Mỗi năm hoa đào nở, mỗi năm mỗi vắng, năm nay.... Với hai thời kỳ khác nhau: Thời xưa
và thời hiện tại. Phân tích để thấy được hình ảnh ơng đồ có sự đối lập ở hai thời điểm lhác nhau.
Câu 3: Kiểu kết cấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ, làm nổi bật chủ đề. Khổ thơ có cái tứ “cảnh cũ
người đâu” thường gặp trong thơ xưa, đầy gợi cảm. Sau mấy cái tết ông đồ vẫn ngồi đấy nhưng
khơng được ai để ý thì đến năm nay đào lại nở nhưng ơng đồ hồn tồn vắng bóng.
Câu 4: Hai câu thơ cuối là lời tự vấn, là nỗi niềm thương tiếc khắc khoải của nhà thơ trước việc
vắng bóng ơng đồ xưa.. Nhà thơ bâng khng xót xa nghĩ tới những người muôn năm cũ không
bao giờ cịn thấy nữa. Câu hỏi khơng có trả lời, gieo vào lịng người đọc những cảm thương tiếc
nuối khơng dứt.
3- Quê hương:
Bài thơ quê hương là một bức tranh mang vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của một làng
quê miền biển. Em hãy chứng minh.
4- Khi con tu hú:

Câu 1: Sáng tác vào tháng 7- 1939 tại nhà lao Thừa phủ Huế khi tác giả bị bắt giam vào đây
chưa lâu. Trước đó ở lứa tuổi 18, TH cảm thấy sung sướng vơ biên vì bắt gặp lý tưởng cộng sản,
đang tự do say mê hoạt động cách mạng thì bị bắt.
Câu 2: 6 câu thơ đầu mở ra cả một thế giới rộn ràng, tràn trề nhựa sống. Nhiều hình ảnh mùa hè
được đưa vào bài thơ: tiếng ve ran trong vườn râm, lúa chiêm chín vàng trên cánh đồng, bầu trời
cao rộng với cánh diều chao lượn, trái cây đượm ngọt...tiéng chim tu hú đã thức dậy mở ra tất cả
và bắt nhịp cho tất cả: mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hương vị, bầu trời
khoáng đạt tự do...trong cảm nhận của người tù. Qua đó ta thấy được sức cảm nhận mãnh liệt,
tinh tế của một tâm hồn trẻ trung, yêu đời nhưng đang mất tự do và khao khát tự do đến cháy
lịng.
Câu 3: Đó là tâm trạng đau khổ uất ức, ngột ngạt được nhà thơ bộc lộ trực tiếp. Đoạn thơ với
cách ngắt nhịp bất thường...dùng những từ ngữ mạnh, từ ngỡ cảm thán...
5- Chùm thơ của Hồ Chí Minh:
Câu 2:
-- Sang -> sang trọng, giầu có, cao quý đẹp đẽ ; còn là cảm giác hài lịng, vui thích).
-> Cũng có phần là cách nói khoa trương, khẩu khí, nói cho vui như trong thơ truyền thống.
Nhưng niềm vui của Bác là rất thật, chân thành, không hề gượng gạo.
- Niềm vui lớn nhất của Bác không phải chỉ là thú lâm tuyền như người ẩn sĩ xưa mà là niềm vui
của người chiến sĩ yêu nước vĩ đại sau 30 năm xa cách nay được trở về sống giữa lòng đất nước,
trực tiếp lãnh đạo cách mạng…
Câu 3: Bài học của em từ bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh.
Câu 3: - Điệp ngữ ''tẩu lộ'' khẳng định nỗi gian lao của người đi đường. Giọng thơ suy ngẫm, rút
ra qua những trải nghiệm của người tù bị giải đi hết nhà lao này đến
nhà lao khác.
- Trùng san chi ngoại hựu trùng san
+ Điệp ngữ ''trùng san''; hết lớp núi này lại đến ngay lớp núi khác, khó khăn chồng chất liên
miên
5



→ Đường đời, đường CM: gian lao triền miên.

- Hình tượng ý thơ vút lên bất ngờ lan chuyển mạch thơ: Mọi gian lao đã kết thúc, lùi lại phía
sau khi người đi lên tới đỉnh cao chót. Nỗi gian lao không phải là bất tận, càng nhiều gian lao thì
thắng lợi càng lớn.
- Từ đỉnh cao, người du khách ung dung say xưa ngắm cảnh đẹp. Đó cũng là niềm vui sướng
đặc biệt của người chiến sĩ CM khi đứng trên đỉnh cao thắng lợi.
- Bài thơ thiên về suy nghĩ, triết lí nhưng giọng thơ giống người tâm tình, kể chuyện → giàu sức
thuyết phục. Lời thơ cơ đọng, bình dị chứa đựng tư tưởng sâu xa.
- Bài thơ có 2 lớp nghĩa: nghĩa đen nói về việc đi đường núi, nghĩa bóng ngụ ý về con đường
CM là gian khổ nếu kiên trì nhất định sẽ đạt tới thắng lợi.
6- Chiếu dời đơ:
Câu 2: ý chí tự cường của một dân tộc đang trên đà lớn mạnh. Dời đô từ Hoa Lư ra vùng đồng
băng chứng tỏ triều đình đủ sức chấm dứt nạn PK cát cứ, thế và lực sánh ngang phương Bắc.
Định đô ở Thăng Long là thực hiện nguyện vọng của nhân dân thu giang sơn về một mối, xây
dựng đất nước độc lập tự cường.
7- Hịch tướng sỹ:
Câu 2: “Ta thường tới bữa.... ta cũng vui lòng”
-Ta thường: +quên ăn...vỗ gối, Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa → ẩn dụ, so sánh → Thể hiện
sự lo lắng đau xót đến tột độ.
-Căm tức +xả thịt, lột da, Nuốt gan, uống máu → động từ mạnh → lòng căm thù tột độ.
- Dẫu cho trăm thân này ... vui lịng. → phóng đại, điển cố → Sẵn sàng hi sinh vì nước, vì nghĩa
lớn mà coi thường xương tan, thịt nát.
→ Giọng văn tha thiết, đanh thép, hùng hồn.
⇒ Lòng yêu nước thiết tha của tác giả.
⇒ Khơi dậy lòng yêu nước và tinh thần xả thân của các tướng sỹ
* Có thể nói đây là đoạn văn đậm chất trữ tình trong bài chính luận. Mỗi chữ mỗi dịng trong
đoạn văn như máu chảy như nước mắt. Đó là gan ruột, là tấc lòng, là tâm huyết của vị tổng chỉ
huy đang bày tỏ tâm sự. Chính tâm sự ấy đã tiếp thêm sức mạnh, hun đúc thêm tinh thần của các
tướng sỹ.

8- Nước Đại Việt ta:
Câu 1:- Hai nội dung: Yên dân và điếu phạt.
+ Yên dân: là làm cho dân được hưởng thái bình hạnh phúc.
+ Điếu phạt: thương dân đánh kẻ có tội.
- Người dân mà mà tác giả nói tới là người dân Đại Việt đang bị xâm lược, cịn kẻ bạo tàn chính
là giặc Minh cướp nước.
→ trừ giặc Minh bạo ngược để giữ yên cuộc sống cho dân.
- Nhân nghĩa theo quan niệm trước đó (nho giáo) là quan hệ giữa người với người giờ đây nhân
nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâm lược, thể hiện trong mối quan hệ giữa dân tộc với dân
tộc. Đó là nét mới, là sự phát triển của tư tưởng nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi.
- Đây là cuộc khởi nghĩa chính nghĩa
- Nguyễn Trãi, Lê Lợi là người thương dân, tiến bộ, lấy dân làm gốc, vì dân mà đánh giặc.
Câu 2: - Nhân nghĩa gắn liền với chủ quyền dân tộc, vì có bảo vệ được đất nước thì mới bảo vệ
được dân, mới thực hiện được mục đích cao cả là ''Yên dân''
- Nền văn hiến lâu đời, có cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng
''Núi sông ...''; ''phong tục''; ''Từ Triệu ... ''; ''Cửa ...''
6


→ Nguyễn Trãi đã phát biểu một cách hoàn chỉnh về quốc gia dân tộc.

* đất nước có độc lập, chủ quyền là có nền văn hiến, có lãnh thổ, phong tục, lịch sử, chế độ
riêng. Đó là những yếu tố căn bản nhất của một quốc gia, dân tộc.
→ Nguyễn Trãi đã ý thức được văn hiến và truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản nhất, là hạt
nhân để xác định dân tộc. Đó là thực tế, tồn tại với chân lí khách quan khi kẻ xâm lược ln tìm
cách phủ định.
* So với thời Lí, quan niệm về quốc gia, dân tộc của Nguyễn Trãi có sự kế thừa và phát triển
cao hơn bởi tính tồn diện và sâu sắc của nó.
9- Bàn luận về phép học:
* Tác giả khẳng định quan điểm và phương pháp đúng đắn trong học tập.

- Tuỳ đâu tiện đấy mà đi học.
+ Học ở trường lớp, ở thày, ở bạn, ở thực tế cuộc sống ''Đi một ngày đàng ... ''; ''Học thày ... ''
- Theo Chu Tử, học tiểu học để bồi lấy gốc rồi tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử, phải
biết luân thường đạo lí: tam cương, ngũ thường.
- Học lấy gốc rồi rồi tuần tự tiến lên, học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.
+ Truyền thống hiếu học của nhân dân ta ''muốn sang ...''; ''bán tự vi sư ...''; nội dung học ''tiên
học lễ ...'' học đạo đức trước và tri thức sau.
+ Bác Hồ ''người có tài ... vơ dụng''
+ Nhà nước ta: chính sách khuyến học, mở nhiều trường lớp, mở rộng thành phần người học, tạo
điều kiện thuận lợi cho người đi học (trường dân lập, bán công, công lập, ...)
- Tác giả xem thường lối học chuộng hình thức, lấy mục đích danh vọng cá nhân là chính; coi
trọng lối học lấy mục đích thành người tốt đẹp.
- Đó là thái độ đúng đắn và tích cực, cần phát huy.
10- Thuế máu:
Câu 1: Em hãy hình dung ra số phận bi thảm của những người bị bóc lột ''thuế máu'' theo trình
tự miêu tả của tác giả.
Câu 2:- Tác giả đã vạch trần sự thật bằng những tư liệu phong phú, với tấm lòng của một người
yêu nước, 1 người cộng sản, tác giả đã khách quan trong từng sự việc nhưng ta vẫn thấy trong
các câu văn ứ trào căm hờn, chứa chan lòng thương cảm → tất cả làm thành mục đích chiến đấu
mãnh liệt của văn chương Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
PHẦN II: TIẾNG VIỆT:
I. CÂU:
TT
Câu
Đặc điểm hình thức
Chức năng chính
Ví dụ
1
Câu nghi - Có những từ nghi vấn (ai, gì,
- Dùng để hỏi

- Mai cậu có phải
vấn
nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ,
- Ngồi ra cịn dùng
đi lao động không?
bao nhiêu ...hoặc từ hay (nối các để đe doạ, yêu cầu, ra - Cậu chuyển giùm
vế có quan hệ lựa chọn
lệnh, bộc lộ tình cảm quyển sách này tới
- Kết thúc câu bằng dấu hỏi
cảm xúc...
H được khong?
chấm (?). Ngồi ra cịn kết thúc
bằng dấu chấm, dấu chấm than
hoặc dấu chấm lửng.
2
Câu cầu - có từ cầu khiến: hãy, đừng,
- Dùng để ra lệnh,
- Hãy lấy gạo làm
khiến
chớ,đi, thôi, nào...hay ngữ điệu yêu cầu, đề nghị,
bánh mà lễ Tiên
cầu khiến
khuyên bảo....
Vương.
- Kết thúc bằng dấu chấm than
- Ra ngoài!
7


- ý cầu khiến không mạnh kết

thúc bằng dấu chấm.
- Có từ ngữ cảm thán: ơi, than
ơi, hỡi ơi, biết bao, xiết bao, biết
chừng nào...
- Kết thúc bằng dấu chấm than

3

Câu cảm
thán

4

Câu trần
thuật

- Khơng có đặc điểm hình
thứccủa các kiêu câu nghi vấn,
cảm thán....
- Kết thúc bằng dấu chấm đôi
khi kết thúc bằng dấu chấm,
hoặc dấu chấm lửng

5

Câu phủ
định

- Có từ ngữ phủ định: Không,
chẳng, chả, chưa...


- Dùng để bộc lộ cảm
xúc trực tiếp của
người nói (viết) xuất
hiện chủ yếu trong
ngơn ngữ nói hàng
ngày hay ngơn ngữ
văn chương.
- Dùng để kể, thơng
báo nhận định, miêu
tả....
- Ngồi ra cịn dùng
để u cầu, đề nghị,
bộc lộ tình cảm, cảm
xúc...
- Là kiểu câu cơ bản
và được dùng phổ
biến trong giao tiếp.
- Thông báo, xác
nhận khơng có sự vật,
sự việc, tính chất,
quan hệ nào đó ->
Câu phủ định miêu tả.
- Phản bác một ý
kiến, một nhận định> Câu phủ định bác
bỏ.

- Than ôi! Thời
oanhliệt nay còn
đâu?


- Trời đang mưa.
- Quyển sách đẹp
quá! Tớ cảm ơn
bạn! Cảm ơn bạn!

- Tôi không đi
chơi.
- Tôi chưa đi chơi.
- Tơi chẳng đi
chơi.
- Đâu có! Nó là
của tơi.

II. HÀNH ĐỘNG NĨI:
Hành động
Các kiểu hành động nói
Cách thực hiện hành động nói
nói
- Là hành
- Hành động hỏi.
- Thực hiện hành động nói trực tiếp:
động được
- Hành động trình bày (báo
Vd: - Đưa cho tôi cái bút.
thực hiện
tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự
- thực hiện hành động nói gián tiếp.
bằng lời nói
đốn...)

Vd: Bạn có thể đưa giùm tơi cái bút này cho A
nhằm một
- Hành động điều khiển (cầu được khơng?
mục đích
khiến, đedoạ, thách thức...)
nhất định
- Hành động hứa hẹn.
- Hành động bộc lộ cảm xúc.
III. HỘI THOẠI:
1. Khái niệm:
- Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc hội thoại.
+ Quan hệ trên dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội)
+ Quan hệ thân - sơ ( theo mức độ quen biết, thân tình)
* Khi tham gia hội thoại mỗi người cần xác định đúng vai để chọn cách nói cho phù hợp
8


2 Lượt lời trong hội thoại:
- Trong hội thoại ai cũng được nói. Mỗi người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời.
- Để giữ lịch sự cần tơn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm
vào lời người khác.
- Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ.
IV. LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU:
1. Khái niệm:
Trong một câu có thểcó nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng
2. Tác dụng:
- Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật hiện tượng, hoạt động, đặc điểm....
- Nhấn mạnh, hình ảnh, đặc điểm của sự vật hiện tượng.
- Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.
- Bảo đảm sự hài hoà về ngữ âm của lời nói.

PHẦN III: TẬP LÀM VĂN:
A. VĂN THUYẾT MINH:* HS ôn kĩ các dạng đề sau:
- Viết đoạn văn giới thiệu tập "Nhật kí trong tù" của HCM.
- Bài văn thuyết minh một phương pháp (cách làm)
- Bài văn thuyết minh về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh
B. VĂN NGHỊ LUẬN:
I. LÍ THUYẾT:
- Hs : ôn kĩ + Luận điểm+ Luận cứ+ Lập luận+ Cách đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả
vào bài văn NL.
II. CÁC DẠNG ĐỀ ỨNG DỤNG:
Đề 1: Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trị
của những người lãnh đạo anh minh như Lí Cơng Uẩn và Trần Quốc Tuấn.
Đề 2: Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối
quan hệ giữa "học" với 'hành'.
Đề 3: Câu nói của M. Go - rơ- ki: " Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thứcmới là
con đường sống" gợi cho em những suy nghĩ gì?
Đề 4: Tuổi trẻ và tương lai đất nước.
Đề 5: Văn học và tình thương
Đề 6: Hãy nói "không" với các tệ nạn:
Đề 7: Vấn đề thu gom rác thải xử lí rác thải ở địa phương em.
Đề 8: Hãy viết một bài báo tường để khuyên các bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn.
Đề 9: Chứng minh tình yêu thiên nhiên, đất nước của Hồ Chí Minh thơng qua bài Cảnh khuya,
Tố Hữu - Khi con tu hú, Tế Hanh- Quê hương.
Đề 10: Hãy trình bày rõ vì sao chúng ta cần phải đổi mới phương pháp học tập.
Đề 11: Giáo dục là chìa khố của tương lai.
III. Một số ví dụ về dàn ý:
ĐỀ 6
1. Mở bài:
- Trong cuộc sống, bên cạnh nhiều nề nếp, thói quen tốt cịn khơng ít thói quen xấu và tệ nạn có
hại cho con người, xã hội.

- Những thói xấu có sức quyến rũ ghê gớm như cờ bạc, thuốc lá hoặc ma túy, sách xấu, băng đĩa
có nội dung độc hại...
9


- Nếu khơng tự chủ được mình, dần dần con người sẽ bị nó ràng buộc, chi phối, dần dần biến
chất, tha hóa.
- Chúng ta hãy kiên quyết nói "Khơng!" với các tệ nạn xã hội.
2. Thân bài:
a) Tại sao phải nói "khơng!"
* Cờ bạc, thuốc lá, ma túy... là thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội gây ra tác hại ghê gớm đối
với bản thân, gia đình và xã hội về nhiều mặt: tư tưởng, đạo đức, sức khỏe, kinh tế, nòi giống...
- Tệ nạn xã hội là mối nguy trước mắt và lâu dài của đất nước, dân tộc.
* Sự ràng buộc, chi phối ghê gớm của thói hư tật xấu:
- Do bạn bè xâu rủ rê hoặc tò mò thử cho biết. Sau một vài lần khơng có thì bồn chồn, khó chịu.
Dần dần dẫn tới nghiện ngập. Khơng có thuốc cơ thể sẽ bị hành hạ, mọi suy nghĩ và hành động
đều bị cơn nghiện chi phối. Để thỏa mãn, người ta có thể làm mọi thứ, kể cả giết người, trộm
cắp...Một khi đã nhiễm thì rất khó từ bỏ, nó sẽ hành hạ và làm cho con người điêu đứng.
- Thói hư tật xấu là bạn đồng hành của chủ nghĩa cá nhân ích kỉ.
b) Tác hại của cờ bạc, ma túy, sách xấu sẽ dẫn đến thối hóa đạo đức, nhân cách con người.
* Cờ bạc:
- Đó cũng là một loại ma túy, ai đã sa chân thì khơng thể bỏ.
- Trị đỏ đen, may rủi kích thích máu cay cú, hiếu thắng.
- Mất nhiều thời gian, sức khoẻ, tiền bạc và sự nghiệp.
- Ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách và hạnh phúc gia đình, an ninh trật tự xã hội.
- Hành vi cờ bạc bị luật pháp cấm và tùy theo mức độ vi phạm mà có mức xử lí khác nhau.
* Thuốc lá:
- Là sát thủ giấu mặt với sức khỏe con người.
- Khói thuốc có thể gây ra nhiều bệnh: ung thư phổi, ung thư vòm họng, tai biến tim mạch...
- Khói thuốc khơng chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mà còn ảnh hưởng tới những

người xung quanh.
- Tiêu tốn tiền bạc, làm giảm thu nhập gia đình, ảnh hưởng đến kinh tế quốc dân.
Trên thế giới, nhiều nước đã cấm quảng cáo thuốc lá, cấm hút thuốc ở công sở và chỗ đông
người.
* Ma túy:
- Thuốc phiện, hêrơin là chất kích thích gây nghiện rất nhanh. Người dùng thuốc sẽ rơi vào trạng
thái ảo giác, hoang tưởng. Nghiện ma túy nghĩa là tự mang án tử hình.
- Khi mắc nghiện, vỏ não bị tổn thương rất lớn, sức khỏe suy kiệt nhanh chóng.
- Đối với người nghiện ma túy thì tiền bạc bao nhiêu cũng không đủ.
- Nghiện ma túy cũng đồng nghĩa với việc mất hết danh dự, đạo đức, tình yêu, hạnh phúc, gia
đình, sự nghiệp...
* Văn hóa phẩm độc hại:
- Khi tiếp xúc với loại này, con người sẽ bị ám ảnh bởi những hành vi khơng lành mạnh, có
những ham muốn phi đạo đức, sa vào lối sống ích kỉ, bản năng, mất hết khả năng phấn đấu,
sống không mục đích.
- Nếu làm theo những điều bậy bạ sẽ dẫn đến sự thay đổi đạo đức, nhân cách, ảnh hưởng đến uy
tín bản thân và gia đình, có thể sẽ dẫn tới vi phạm pháp luật.
3. Kết bài:*Chúng ta cần:- Tránh xa những thói hư tật xấu và tệ nạn xã hội
- Khi đã lỡ mắc thì phải có quyết tâm từ bỏ và làm lại cuộc đời
- Xây dựng cho mình và tuyên truyền cho mọi người lối sống lành mạnh.
10


NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ TAI NẠN GIAO THÔNG
I. Mở bài :
- Đặt vấn đề : trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề tai nạn giao thông đang là điểm nóng thu hút
nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà vấn đề này gây ra.
- Nhận thức: tuổi trẻ học đường – những công dân tương lai của đất nước – cũng phải có những
suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
II. Thân bài :

1. Thực trạng tai nạn giao thông ở Việt nam hiện nay:
+ Đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trên cả nước, 33 -34 người chết và bị thương / 1 ngày
+ Trong số đó, có khơng ít các bạn học sinh, sinh viên là nạn nhân hoặc là thủ phạm gây ra các
vụ tai nạn giao thông.
2. Hậu quả của vấn đề:
+ Thiệt hại lớn về người và của, để lại những thương tật vĩnh viễn cho các cá nhân và hậu quả
nặng nề cho cả cộng đồng.
+ Gây đau đớn, mất mát, thương tâm cho người thân, xã hội.
3. Nguyên nhân của vấn đề :
+ Ý thức tham gia giao thông của người dân cịn hạn chế, thiếu hiểu biết và khơng chấp hành
nghiêm chỉnh luật lệ giao thông (lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, coi thường việc đội mũ bảo
hiểm. . .)
+ Thiếu hiểu biết về các quy định an tồn giao thơng (lấy trộm ốc vít đường ray, chiếm dụng
đường . . .)
+ Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an tồn...)
+ Đáng tiếc rằng, góp phần gây ra nhiều tai nạn giao thơng, cịn có những bạn học sinh đang
ngồi trên ghế nhà trường.
4. Hành động của tuổi trẻ học đường góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông:
+ Tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường lớp. Ngồi ra, bản thân mỗi người phải
tìm hiểu, nắm vững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo an tồn giao thơng.
+ Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an tồn giao thơng: khơng lạng lách, đánh võng trên
đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, khơng vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng
đỗ đúng quy định, khi rẽ ngang hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho
người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã tư...
+ Đi bộ sang đường đúng quy định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật và trẻ em qua
đường đúng quy định.
+ Tuyên truyền luật giao thông: trao đổi với người thân trong gia đình, tham gia các hoạt động
tun truyền xung kích về an tồn giao thơng để góp phần phổ biến luật giao thông đến tất cả
mọi người, tham gia các đội thanh niên tình nguyện đảm bảo an tồn giao thơng...
III. Kết bài :

- An tồn giao thơng là hạnh phúc của mỗi người mỗi gia đình và tồn xã hội.
- Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong trong
nhiều lĩnh vực, có sức khoẻ, có tri thức... cần có những suy nghĩ đúng đắn và gương mẫu thực
hiện những giải pháp thiết thực để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. . .
*Môi trường và rác thải:
Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu . Ở các quốc gia tiên tiến
, vấn đề giữ gìn vệ sinh mơi trường rất được chú trọng nên việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu
11


như khơng cịn nữa. Người dân được giáo dục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh –
sạch – đẹp. Đáng buồn thay, ở nước ta, hiện tượng vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng ,
khơng giữ gìn vệ sinh đường phố rất phổ biến. Việc làm này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến môi trường mà cụ thể ở đây là gây ô nhiễm mơi trường. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về hiện
tượng này.
Hiện tượng khơng giữ gìn vệ sinh đường phố có rất nhiều biểu hiện nhưng phổ biến nhất là vứt
rác ra đường hoặc nơi công cộng . Ăn xong một que kem hay một chiếc kẹo , người ta vứt que,
vứt giấy xuống đất . Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối , vứt lon , vứt chai
ngay tại chỗ vừa ngồi mặc dù thùng rác để cách đó rất gần. Thậm chí khi ăn xong một tép kẹo
cao su, họ cũng không mang đến thùng rác mà vo tròn rồi trét lên ghế đá và cứ thế bỏ đi chỗ
khác. Công viên, nơi được xem là có bầu khơng khí trong lành, sạch đẹp, giúp con người thư
giản, hay chùa chiền, vốn là nơi tôn nghiêm cũng không tránh khỏi hiện tượng này. Bến tàu, nhà
ga, kênh rạch đâu đâu cũng có rác. Một biểu hiện phổ biến khác là một số tài xế chở gạch,đá phế
thải ở các công trinh xây dựng đem đổ khắp nơi và cả trên dưới phố. Con người ta cịn vơ ý thức
đến mức mang xác súc vật chết như chó, mèo, chuột, gia cầm như gà, vịt ném xuống hồ ,ao,
sông rạch và ra đường. Ở một số hàng, quán bán trên vỉa hè người ta đổ tất cả đồ ăn dư thừa,
nước rửa chén, bát xuống cống khiến cho nước thải bị ứ đọng ,cống bị tắt nghẽn. Thế nhưng
hiện tượng xả rác đó cịn lan sâu vào một tầng lớp trí thức trẻ ngày nay. Biểu hiện cụ thể ở một
số sinh viên làm gia sư. Họ thường đứng ở các ngã ba, ngã tư đường để phát tờ rơi quảng cáo
nhóm gia sư của mình một cách bừa bãi khiến khắp đường phố rải rác đầy những tờ rơi. Trong

lớp học, sân học, học sinh cũng ngang nhiên xả rác ở hộc bàn, góc lớp, hành lang,... Nguy hiểm
hơn cả là tình trạng bệnh viện chơn rác xuồng lịng đất ngay bên cạnh khu dân cư, hay mới đây
là vụ nhà máy bột ngọt Vedan đã thải nước xuống dịng sơng Thị Vải mấy chục năm biến dịng
sơng thành dịng sơng chết.
Vậy do đâu mà hiện tượng xả rác bừa bãi lại tràn làn như vậy? nguyên nhân Đầu tiên là do
những thói quen xấu lười biếng và lối sống lạc hậu ích kỷ chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của
một số người . Họ sống theo kiểu
“Của mình thì giữ bo bo
Của người thì thả cho bị nó ăn ”
Họ nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch là được cịn bẩn thì ai bẩn mặc ai . Những nơi
cơng cộng khơng phải là của mình , vậy thì việc gì mà phải mất cơng gìn giữ. Cứ ném rác vội ra
là xong, đã có đội vệ sinh lo dọn dẹp. Cách nghĩ như thế thật là thiểu cận và nguy hại làm sao.
Nguyên nhân tiếp theo là do thói quen đã có từ lâu, khó sửa đổi, phải có sự nhắc nhở thì người
ta mới khơng xả rác bừa bãi. Ở các lớp học, hằng ngày, các thầy cô và ban cán sự lớp phải
thường xuyên nhắc nhở thì mới giữ cho lớp học sạch đẹp. Nhưng xã hội là một phạm vị rộng
12


lớn hơn lớp học rất nhiều. Mọi người đều bận rộn với cơng việc của mình và khơng một ai có đủ
thời gian để đi nhắc nhở từng người một . Không được nhắc nhở , con người ta lại quay về với
thói quen trước kia . Việc giáo dục ý thức giữ gìn , bảo vệ mơi trường sống chưa được quan tâm
đúng mức , chưa được tổ chức thường xuyên . Mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng
vẫn có những chương trình kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường của con người nhưng chúng q ít
ỏi , khơng đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và học hịi của người dân . Do đó mà trình độ hiểu
biết của người dân cịn thấp dẫn đến thái độ tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp.
Một phần là do sự quản lý, kiểm soát của các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, kém hiệu quả,
…chưa có hình thức xử lý nghiêm khắc những cá nhân, đơn vị, công ty vi phạm, hay nói cách
khác là biết mà làm ngơ. Cứ thử phạt thật nặng một người nào đó xả rác ra đường phố làm
gương, thì cịn ai dám xả rác nữa.
Với tình hình vứt rác bừa bãi hiện nay, thì những hậu quả kéo theo nó cũng khơng phải nhỏ.

Trước tiên là gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Rác bị xả bừa bãi liên tục, ngày càng
nhiều nếu không được thu dọn sẽ bốc mùi, gây ô nhiễm mơi trường khơng khí. Nguồn nước bị ơ
nhiễm nặng do dân cư ven các con sông thải chất thải sinh hoạt xuống sơng, tệ hại hơn, họ cịn
ném xác gia cầm bị H5N1 xuống sông. Người dân chẳng may sử dụng phải nguồn nước nay,
hay sống gần những bải rác sẽ dễ mắc các bệnh về đường ruột, bệnh ngoài da, ệnh đau mắt
hột…Đặc biệt gần đây ở nước ta có nhiều người tử vong vì bị tiêu chảy cấp do nhiễm khuẩn tả
từ nước bị ô nhiễm. Về vấn đề kinh tế mà nói, ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất là ngành nuôi
trồng thủy sản. Do môi trường sinh thái bị ô nhiễm, cá tôm chết nhiều hoặc bị bệnh tác hại
nghiêm trọng đến sản lượng, kinh tế người dân và tốn kém nhiều tiền bạc trong việc cải tạo môi
trường. Rác trong lớp học, sân trường, nếu không thu dọn kịp thời sẽ bốc mùi hôi thối khó chịu,
ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tiếp thu bài của học sinh, sự truyền đạt kiến thức của giáo viên và
còn làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp của ngôi trường. Và độc hại hơn cả, là rác thải y tế với những
mầm bệnh ung thư, nước nhiễm chì, nhiễm bẩn. Rác tồn đọng, ứ lại trên các kênh rạch, cống
rãnh gây nên ngập lụt vào mùa mưa gây ảnh hưởng đến đời ống của người dân, nhà nước, địa
phương phải tốn thêm một khoản chi phí khơng nhỏ để thuê nhân công thu dọn, nạo vét, khai
thông cống rãnh, ao hồ, kênh rạch. Và một thiệt thòi đối với nước ta nếu hiện tượng xả rác còn
tràn lan là sẽ để lại ấn tượng không tốt đẹp cho khách du lịch. Thử hỏi còn ai dám đến tham
quan một đất nước đầy rác ngồi phố, mùi hơi khó chịu, mất vệ sinh!!? Lúc ấy, chúng ta sẽ mất
một nguồn lợi khá lớn về du lịch.
Vậy làm thế nào để giảm thiểu được hiện tượng xả rác này. Nhà trường phối hợp với các ban
ngành thướng xuyên nhắc nhở, tuyên truyền, kiểm tra ý thức tự giác của mọi người về việc giữ
gìn vệ sinh. Nên có những hình thức khiển trách đúng mức đối với những học sinh có thói quen
vứt rác bừa bãi. Đối với người dân vi phạm thì họp tổ dân phố kiểm điểm. Cịn công ty . Tốt
13


nhất là các Cty nào vi phạm thì thẳng tay phạt nặng, rút giấy phép hoạt động cơ quan nhà nước
cần đưa ra những bộ luật thật cụ thể về vấn đề xâm hại môi trường.
Hành vi xả rác nơi công cộng đang là vấn đề đau đầu của các cơ quan chức năng bởi mức hiệt
hại của nó đối với XH, Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của mọi người, vì vậy mỗi người

chúng ta cần có ý thức, góp phần chung tay xây dựng một mơi trường xanh-sạch-đẹp
Đề bài 3: Chứng minh lịng u nước, thương dân của các vị vua, chủ tướng thông qua:
“Thiên đô chiếu” (“Chiếu dời đô” - Lý Công Uẩn); “Hịch tướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn);
“Hịch tướng sĩ” (Nguyễn Trãi).
Bài làm mẫu
Khi nhắc đến cảm hứng chủ đạo trong những áng thiên cổ hùng văn của mọi thời đại từ
thế kỉ XV thì ta khơng thể khơng nhắc đến cảm hứng yêu nước. Trải qua những trang sử dài lâu,
vẻ vang, “tuy từng lúc mạnh yếu khác nhau”, nhưng vẫn luôn hiện hữu niềm tin tự hào trong
mỗi người dân Việt Nam về những con người mang đậm “tình yêu nước, nghĩa thương dân”.
Trong số đó, ta khơng thể khơng nhắc đến những vị anh hùng như Lý Công Uẩn trong “Chiếu
dời đô”, Trần Quốc Tuấn trong “Hịch tướng sĩ” và Nguyễn Trãi trong “Nước Đại Việt ta”.
Đọc ba áng văn chương kiệt tác này, ta mới cảm nhận được tấm lịng sâu sắc của những
con người ln ln suy nghĩ, lo lắng cho nước, cho dân. Đối với họ, nỗi niềm đất nước là nỗi
niềm trăn trở, canh cánh không ngi. Chính khát vọng độc lập và khí phách Đại Việt đã làm
nên vẻ đẹp “thần hiếm” trong các vị vua, chủ tướng này.
Buổi đầu, mới giành được độc lập, đất nước ta còn chưa cường thịnh. Trong mấy chục
năm mà đã thay đổi trị vì đến ba vương triều. Các triều đại Đinh, Tiền Lê số phận ngắn ngủi
thực là đau xót! Có lẽ, sự suy vong của các triều đại như “tiếng chuông cảnh báo” cho giang
sơn, bờ cõi Đại Việt. Làm thế nào để Đại Việt phát triển thành một quốc gia phồn thịnh? Đó là
nguồn vọng của một vị hoàng đề và cũng là ý muốn của muôn dân trăm họ. Ý nguyện của dân
chúng là đã thơi thúc hồng đế Lý Thái Tổ (Lý Cơng Uẩn) dời đô từ Hoa Lư về Đại La.
Kinh đô là trung tâm chính trị, hành chính, là điểm tụ của quốc gia. Khi dời kinh đô đi nơi
khác, người đứng đầu cuộc “hành trình” phải có những hiểu biết sâu rộng về địa hình, có cẻ sự
nhạy bén và can đảm để đi đến quyết định cuối cùng. Qua đó, ta thấy rõ được tài năng “xuất
chúng” của Lý Công Uẩn - vị vua anh minh và tài giỏi. Ông nắm giữ được tình hình, thời vận
của đất nước, ông muốn mọi thứ dưới quyền hành của mình phải thực sự tốt đẹp - dân ấm no,
nước hưng thịnh. Chính vì vậy, Người quyết định dời đo - một quyết định khơng có gì trái với
ln lí, trái với quy luật tự nhiên cả. Muốn vậy, việc dời đô là phải tìm một nơi “trung tâm của
đất trời”, địa thế “rồng cuộn hổ ngồi” - và ông đã chọn Đại La. “Đại La là nơi trung tâm của đất
trời, mở ra bốn hướng Nam - Bắc, Đông - Tây; có núi lại có sơng, đất rộng mà bằng phẳng, cao

14


mà thống, tránh được nạn lụt lội, cịn là kinh đô cũ của Cao Vương, muôn vật tốt tươi, xem
khắt Đại Việt cỉ có nơi đây là thắng địa”. Nhìn sâu vào khát vọng của vị vua anh minh này,
chúng ta mới thực sự cảm nhận được tình yêu mãnh liệt hằn ẩn trong con người ơng. Lý Cơng
Uẩn chính là một trong những con người bước lên và đã có cơng khiến cho “con thuyền “ Đại
Việt băng băng lướt sóng trên con đường xấy dựng và phát triển đất nươc.
Nếu lịng u nước, thương dân của Lý Cơng Uẩn đã được bộc lộ trong “Chiếu dời đô”
với nguyện vọng đất nước phồn thịnh mn đời thì với Trần Quốc Tuấn - một vị chủ tướng tài
ba đã chứng minh lịng u nước của mình qua lịng căm thù giặc sâu sắc và ý niệm sẵn sàng hi
sinh vì đất nước qua tác phẩm “Hịch tướng sĩ”.
Là một chủ tướng có lịng u nước hào hùng, ơng khơng thể “mặt lấp tai ngơ” trước
những hành động bạo tàn của kẻ thù, ông căm thù chúng làm ông không tiếc những lời cay xé
để lên án hành động như “nghênh ngang đi lại ngồi đường” như một đất nước khơng vua, “uốn
lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình” hay “vơ vét vàng bạc, ngọc lụa để vung đầy túi tham của
chúng”. Từ lịng căm thì giặc, ta lại càng cảm thương cho vị chủ tướng khi quên ăn, mất ngủ,
đau đớn đến “tim gan thắt ruột”, “nước mắt đầu đìa” vì uất ức chưa trả được mối thù nợ nước.
Từ đó, tấm lịng xả thân vì nước, nguyện hi sinh “trăm thân” cho quê hương làm nổi bật hẳn một
vị anh hùng đáng cảm phục. Có lẽ vi thế, ông đã nghiêm khắc thức tỉnh các tướng sĩ đang sống
trongc ảnh “xa hoa”, sung sướng. Ông muốn họ thực sự kiên quyết chống giặc đồng thwoif cũng
muốn đất nước, hưng thịnh đến mn đời. Qua đó, ta mới hiểu rõ tấm lòng cao cả, anh minh,
yêu nước, thương dẫn của cị tướng Hưng Đạo Vương - Trần Quốc Tuấn.
Đối với “Chiếu dời đơ” đã tốt lên niềm tự hào cao độ về bản lĩnh, khí phách của Đại
Việt, cịn “Hịch tướng sĩ” lại khẳng định một nền độc lập - tự do bền vững. Còn đối với Nguyễn
Trãi trong “Nước Đại Việt ta” lại khác, lòng yêu nước, thương dân, khát vọng tự do đã được đúc
kết thành chân lí ơm ấp trong trái tim người dân đất Việt.
Bài cáo của Nguyễn Trãi như bản tuyên ngôn độc lập thứ hai mang ý nghĩa lịch sử của cả
một đất nước, thể hiện ý thức tự chủ, quyền dân tộc. Tư tưởng nhân - nghĩa vốn là khái niệm
đạo đức của Nho Giáo, được hiểu là “lịng thương người chính là việc cần làm”. “Yên dân” là

làm cho dân được hưởng thái bình những muốn “yên dân” thì phải đi đơi với việc “trừ bạo”. Có
bảo vệ được dân thì mới thực hiện được mục đích “yên dân”. Nguyễn Trãi đã khẳng định mạnh
mẽ chủ quyền của một đất nước, đồng thời khơi gợi cho chúng ta một niềm tự hào dân tộc cao
cả. Chân lí của Nguyễn Trãi như sức mạnh trong tâm hồn yêu nước, thương dân có trong trái
tim mãnh liệt của ơng. Điều đó như tiềm thức khắc sâu trong tim mỗi độc giả chúng ta:
“... Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông, bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc - Nam cũng khác
15


Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nên độc lập
....
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch đằng giết tươi Ơ Mã ...”
Ra đời trong hào khí chiến thắng, cả dân tộc đang ca khúc khải hoàn, cả ba áng văn thiên
cổ hùng văn đã khẳng định quyền và tính độc lập dân tộc. Đồng thời, thấy rõ những phẩm chất
ằn hẩn chứa trong các vị vua, vị chủ tướng nghiêm khắc mà có trái tim nồng ấm.
Kết quả của sự lãnh đạo anh minh của các vị “tướng tài, vua giỏi” Lý Công Uẩn, Trần
Quốc Tuần, Nguyễn Trãi là niềm tin vững chắc về một tương lai tốt đẹp của nhân dân ta từ xưa
đến nay. Một lần nữa, khúc khải hoàn kia lại khẳng định cao hơn, chi tiết hơn tầm quan trọng cả
họ vô cùng to lớn đến giang sơn đất nước. Những vị ấy đã cố gắng giữ gìn và gây dựng đất nước
thì con cháu chúng ta lại càng phải cùng nhau gây dựng và bảo vệ đất nước vững mạnh hơn.
Đề bài 4: Có ý kiến cho rằng: Văn học ln ca ngợi tình yêu thương giữa người và người.
Bằng những tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ Văn 8, em hãy làm sáng tỏ nhận
định trên.
Bài làm mẫu
Từ xa xưa, con người đã biết phản ánh tâm tư, tình cảm của mình qua văn học truyền
miệng hay trên những tấm tre, mảnh giấy. Văn học đã trở thành người bạn thân thiết, gắn bó
với con người. Nó là sợi dây liên kết vơ hình khiến con người “xích” lại gần nhau hơn. Văn học

giúp con người sống với nhau bằng tình cảm đẹp đẽ, biết sống bằng sự chia sẻ, cảm thơng. Vì
thế, ngay từ khi sinh ra, khi được truyền hơi thở ấm áp của bà, của mẹ qua những câu hát ru thì
ta đã cảm nhận được rằng: “Văn học ln ca ngợi tình u thương giữa người và người”.
Văn học là một bộ môn Nghệ thuận quan trọng trong cuộc sống tinh thần mỗi con người.
Là công cụ để bày tỏ cảm xúc hay tình cảm của mình bằng ngôn ngữ, giúp con người thể hiện rõ
từng khung bậc cảm xúc của mình. Những tác phẩm văn học được làm nên từ chất liệu cuộc
sống, thể hiện rõ tình cảm của cuộc sống hiện thực. Vì thế, văn học cịn là chiếc chìa khóa vàng
mở ra lâu đài nhân ái và tình thương, hướng chúng ta đến “chân - thiện - mĩ”. Tình yêu thương
con người làm nên sự hấp dẫn của văn chương, ngược lại, văn chương có nhiệm vụ bồi đắp tình
u thương giữa người với người.
Nhà phê bình văn học Nguyễn Văn Siêu đã từng nói: “Văn chương có loại đáng thờ và
loại khơng đáng thờ. Loại đáng thờ là loại chuyên chú đến con người. Cịn loại khơng đáng thờ
chỉ chun chú ở văn chương”. Thật vậy, “văn học là nhân học” (Maksim Gorky), nó dành tất cả
những gì tốt đẹp nhất cho con người, “làm thay đổi cả một thế giới giả dối và tàn ác, ca ngợi sự
cơng bình, làm người gần người hơn” (Thạch Lam). Tóm lại, nó bieeuyr hiện cho tất cả những
16


gì gọi là tình cảm nhân loại, sự xót xa, đồng cảm hay lòng nhân ái, mang cái dư vị của cuộc
sống thực tại.
Trong văn học chân chính - thứ được gọi là “loại văn chương đáng thờ” kia được chia ra
làm nhiều cung bậc cảm xúc. Nó bộc lộ sự thương cảm xót xa, sâu sắc đối với những mảnh đời,
thân phận bất hạnh, vẻ đẹp nhân cách con người, ... Nhưng nổi bật trong đó vẫn là tình cảm gia
đình, làng xóm ; tình u thiên nhận, q hương, đất nước hay sự đồng cảm, xót xa trước mảnh
đời đau xót.
Tiên phong đi đầu vẫn là tình cảm gia đình, làng xóm. Tình mẫu tử, phụ tử là cao q hơn
cả. Ta vẫn cịn nhớ mãi hình ảnh người mẹ nhân hậu, âu yếm đưa con đến trường qua tác phẩm
“Tôi đi học” (Thanh Tịnh), đã cho ta thấy sự hồn nhiên, ngây thơ của người con và tình yêu
thương con hết mực của người mẹ. Và rồi hình ảnh cậu bé Hồng trong hồi kí “Những ngày thơ
ấu” (Ngun Hồng” thì sao? Hồn cảnh đáng thương của gia đình bé Hồng những xen lẫn vào

đó là niềm khao khát cháy bỏng, dữ dội. Dường như, thứ tình cảm cao quý ấy cứ “gắn chặt” với
nhau, như thứ keo rắn chắc, không thế nào gỡ bỏ được. Cũng gần như vậy, tình phụ tử thiêng
liêng của lão Hạc trong tác phẩm cùng tên cũng được thể hiện rõ. Nam Cao đã nhìn thấu rõ trái
tim nồng ấm mà lão Hạc dành tặng cho con, hi sinh vì con để giữ đạo làm cha. Hay tình cảm vợ
chồng chị Dậu thì sao? Chị ln ân cần, chăm sóc chồng chu đáo, quên mình bảo vệ chồng
truuwocs bọn quan lại gian trá. Hình tượng người phụ nữ đẹp đẽ đã được thể hiện qua ngịi bút
của Ngơ Tất Tố. Tóm lại, văn học đã làm nên một thứ tình cảm thiêng liêng qua nét vẽ tài tình
của các nhà văn. Nó đã làm sáng tỏ thế nào là “thứ khí giới thangh tao” của văn chương. Nhà
thơ Chế Lan Viên đã có câu thơ về tình cảm gia đình rất hay đã phần nào khẳng định được điều
đó:
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”
Hay:
“Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn”
Không chỉ trong gia đình mà ngay cả giữ những con người khơng có máu mủ, những văn
học vẫn đề cập đến, đó là tình u thương, đùm bọc lẫn nhau giữa người với người trong xã hội.
Và trong văn học truyền miệng đã có câu:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tùy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Dân gian đã đề cao con người, mượn đề tài “bầu - bí” để nhắc nhở chúng ta về mối quan
hệ trong xã hội. Cũng như bà lão hàng xóm cạnh gia đình chị Dậu, đã “ái ngại” mạng bát gạo
sang giúp đỡ gia đình chị trong hồn cảnh khó khăn. Hay nhân vật ông Giáo - hàng xóm lão Hạc
- là tầng lớp tri thức nghèo nhưng lại mang một trái tim đồng cảm vơ bờ bến. Chính ơng Giáo đã
17


xoa dịu nỗi đau của Lão Hạc, giúp đỡ về mặt tinh thần trong mọi hồn cảnh. Và chính trong
những tác phẩm văn học nước ngoài, cụ Bơ-men (“Chiếc là cuối cùng” - O’Hen ri) đã cứu Giônxi từ cõi chết trở về. Đâu chỉ có văn học Việt Nam mà tốn thế giới hay nói cách khác, mọi nơi,
mọi thời điểm, nơi nào có văn học là có tình thương, thắp sáng troing bóng tối, sưởi ấm trong
lạnh giá. Và đó chính là phương châm tồn tại mãi mãi của văn học chân chính.

Văn học khơng chỉ ca ngợi tình thương sâu đậm trong lịng mỗi người, khơng chỉ khêu
gợi tình cảm thực tại mà cịn khích lệ tình cảm tiềm tàng ẩn chưa trong mỗi con người, phê phán
những tấm lịng vơ cảm rồi chính cái vơ cảm đó sẽ phần nào biểu lộ ra thứ tình cảm chân chính:
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy trí nhân để thay cường bạo”
(“Nước Đại Việt Ta” - Nguyễn Trãi)
Bên cạnh những thứ tình cảm khích lệ về mặt tinh thần đó thì tình u q hương, đất
nước là thứ tình cảm chân chính thể hiện bằng hành động thực tế. Lòng yêu quê hương, đất
nước đã thể hiện sâu sắc qua “Hịch tướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn). Ông đã thể hiện tình u mãnh
liệt của mình đồng thời khích lệ tướng sĩ tấm lòng yêu nước “mà bản thân họ đã có sẵn”. Cũng
vậy, “Nước Đại Việt ta” (Nguyễn Trãi) là “bước nhảy vọt thời gian” khẳng định những yếu tố
độc lập đề cao sức mạnh dân tộc, đề cao, ca ngợi đi đôi với lên án, phê phán. Đó là những bằng
chứng phê phán hành động sai trái nhưng trong “Cơ bé bán diêm” (An-đéc-xen) lại phê phán
chính trái tim được coi là “nồng ấm: của con người. Nhà văn An-đéc-xen đã lên án gay gắt thái
độ sống thờ ơ của những con người trong cùng một xã hội. Phải chăng, sau cái chết của em bé
bán diêm, những người dân nơi đây lại có cách nhìn khác về bản thân. Tóm lại, văn chương ra
đời khơng chỉ có vậy àm cịn với mục đích “khơi gợi những gì chưa ai khơi, sáng tạo những gì
chưa ai có” (Nam Cao), thắp sáng lên tia sáng hi vọng, sưởi ấm trái tim băng giá của những con
người chưa biết vẻ đẹp nhân cách tâm hồn tiềm tàng của mình.
Văn học trau dồi tình yêu con người, gợi cho con người cảm xúc. “Cảm xúc con người
như viên kim cương” thô thiển nhưng được mài giũa, viên kim cương thô thiển ấy sẽ trở thành
dá quý “đắt giá”. Cũng như trái tim con người vậy, hãy tự biết “tan chảy” lớp băng lạng giá kia
để trở thành những con người biết đồng cảm, chia sẻ. Như văn hào M.Gorki đã nói: “Xét đến
cùng, ý nghĩa thực sự của văn học là nhân đạo hóa con người”. Thật vậy, quả là “loại văn
chương đáng thờ”, “đáng trưng bày” cho cả nhân loại chiêm ngưỡng.
Qua những tác phẩm văn học trên, ta mới cỏm nhận được rằng, văn học luôn luôn cả ngợi
những tình yêu thương cao cả, làm người gần người hơn. CHúng hòa quện vào nhau tạo nện một
bức tranh tươi sáng, giúp con người phát triển theo một định hướng chung để ngày một hồn
thiện như mục đích của văn học: “luôn hướng con người tới chân - thiện - mĩ”. Và đúng như nhà
thơ Tố Hữu đã viết:

18


“Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người u người sống để yêu nhau”
Phần III. TẬP LÀM VĂN
* Văn nghị luận: Một số đề và dàn ý tham khảo
Đề 1
Tác dụng của sách đối với đời sống con người
A. Mở bài
- Vai trị của tri thức đối với lồi người
- Một trong những phương pháp để con người có tri thức là chăm chỉ đọc sách bởi sách là tài sản
quý giá, người bạn tốt của con người .
B. Thân bài
* Giải thích : Sách là tài sản vơ giá, là người bạn tốt bởi vì sách là nơi lưu giữ tồn bộ sản phẩm
trí tuệ của con người, giúp ích cho con người về nhiều mặt trong cuộc sống
* Chứng minh tác dụng của sách
- Sách giúp ta có kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết , thu nhận thông tin một cách nhanh nhất+
DC chứng minh
- Sách bồi dưỡng tinh thần , tình cảm cho chúng ta để chúng ta trở thành người tốt + DC
- Sách là người bạn động viên ,chia xẻ làm vơi đi nỗi buồn của ta + DC
* Tác hại của việc không đọc sách : Hạn hẹp về tầm hiểu biết tri thức, tâm hồn cằn cỗi
* Phương pháp đọc sách
- Phải chọn sách tốt, có giá trị để đọc
- Phải đọc kỹ, vừa đọc vừa nghiền ngãm ,suy nghĩ , ghi chép những điều bổ ích
- Thực hành , vận dụng những điều học được từ sách vào đời sống.
C. Kết bài
- Khẳng định sách là người bạn tốt
- Lời khuyên phải chăm chỉ đọc sách , phải yêu quý sách
Đề 2

Hãy viết một bài văn nghị luận để khuyên một số bạn cịn lười học, đi học khơng chun cần.
A. Mở bài
Giới thiệu bài : Lười học là tình trạng phổ biến đối với học sinh hiện nay, nhất là học sinh vùng
nông thôn và vùng sâu xa
B. Thân bài
- Đất nước đang rất cần những người có tri thức để xây dựng đất nước
- Muốn có tri thức , học giỏi cần chăn học : kiên trì làm việc gì cũng thành cơng…
- Xung quanh ta có nhiều tấm gương chăm học học giỏi :…
- Thế mà một số bạn học sinh còn chểnh mảng trong học tập khiến thầy cô và cha mẹ lo buồn
- Các bạn ấy chưa thấy rằng bây giờ càng ham vui chơi thì sau này càng khó tìm được niềm vui
trong cuộc sống = > Vậy thì ngay từ bây giờ các bạn hãy chăm chỉ học tập
C. Kết bài :
- Liên hệ với bản thân
Đề 3
Hãy viết bài nghị luận với đề tài : Bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của
chúng ta
A. Mở bài : Giới thiệu về mơi trường thiên nhiên: khơng khí, nước, cây xanh
B. Thân bài
19


- Bảo vệ bầu khơng khí trong lành
+ Tác hại của khói xả xe máy, ơ tơ… Tác hại của khí thải cơng nghiệp
- Bảo vệ nguồn nước sạch
+ Tác hại của việc xả rác làm bẩn nguồn nước sạch .Tác hại của việc thải chất thải công nghiệp
- Bảo vệ cây xanh Nếu rừng bị chặt phá thì :
+ Cây cối bị chết, chim thú bị huỷ diệt. Cây cối chết sơng ngịi khơ cạn
+ Khí hậu trái đất sẽ nóng lên ảnh hưởng đến sức khoẻ.Hiện tượng xói mòn lũ lụt thiệt hại đến
sản xuất
C. Kết bài . Mỗi chúng ta hãy có ý thức trách nhiệm bảo vệ cuộc sống của chúng ta

ĐỀ 4
Bạn em chỉ thích trị chơi điện tử mà tỏ ra thờ ơ khơng quan tâm tới thiên nhiên, em hãy
chứng minh cho bạn thấy: Thiên nhiên là nơi cho ta sức khoẻ, hiểu biết, niềm vui vơ tận. và
vì thế, chúng ta cần gần gũi với thiên nhiên, yêu mến thiên nhiên
A. Mở bài :- Dẫn dắt, nêu vấn đề: Thiên nhiên là nơi cho ta sức khoẻ, hiểu biết niềm vui và
chúng ta cần gần gũi thiên nhiên.
B. Thân bài:
+ Luận điểm 1: Thiên nhiên là nơi cho ta sức khoẻ
- Nếu đứng trong một căn phịng nhỏ, và dầy khói thuốc lá và ở ngồi kia là thiên nhiên
hùng vĩ, có núi, có sơng thì bạn sẽ chọn nơi nào? - Con người nếu như khơng có thiên nhiên thì
con ngời chỉ như một cái máy, chắc chắn khơng ai có thể thoát khỏi hội chứng của sự căng
thẳng. Thiên nhiên chính là liều thuốc bổ đối với sức khoẻ của con người
+ Luận điểm 2: Thiên nhiên đem đến cho ta sự hiểu biết niềm vui
- Tham quan thiên nhiên ta sẽ tích luỹ được các kiến thức về sinh học, vật lý hay hoá học.
- Thiên nhiên là nơi ta thực hành những kiến thức mà ta tích luỹ được qua sách vở
- Gần gũi với thiên nhiên là thêm yêu đời, yêu cuộc sống, tạo nên cảm hứng sáng tác văn học.
(Dẫn chứng một số nhà văn gần gũi với thiên nhiên trong văn học:Nguyễn Trãi trong Côn Sơn ca)
* Cần gần gũi0...0000 với thiên nhiên, yêu mến với thiên nhiên. Bằng cách: Cùng gia đình có
những ngày nghỉ cuối tuần đến với thiên nhiên; su tần các mẫu trong thiên nhiên; vẽ tranh phong
cảnh; chăm sóc cây xanh ...
C. Kết bài -Khái quát lại vai trò của thiên nhiên với đời sống con người. Lời kêu gọi mọi người
hãy gần gũi với thiên nhiên.
ĐỀ 5
Một số bạn lớp em đang đua địi ăn mặc theo lối khơng lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học
sinh, với truyền thống dân tộc, gia đình. Em hãy viết một bài văn nghị luận để thuyết phục các bạn đó
thay đổi cách ăn mặc cho đứng đắn hơn.
A. Mở bài - Vai trò của mốt trang phục đối với xã hội và con ngời có văn hố nói chung và
tuổi học trị nói riêng.
B. Thân bài:
20



- Tình hình ăn mặc hiện nay của lứa tuổi học sinh
+ Đa số các bạn ăn mặc đứng đắn, có văn hố
+ Tuy nhiên vẫn cịn một số bạn đua địi chạy theo mốt ăn mặc khơng lành mạnh ( đ an yếu tố tự
sự, miêu tả )
- Tác hại của lối ăn mặc không lành mạnh
+ Vừa tốn kém, mất thời gian, ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập
+ lại khơng có văn hố, thiếu tự trọng, ảnh hưởng tới nhân cách của con người
- ăn mặc như thế nào là có văn hố ?
+ Phải phù hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền thống văn hố của dân tộc và hồn cảnh gia
đình.
+ Đó là cách ăn mặc giản dị, gọn gàng, đứng đắn để chứng tỏ mình là người lịch sự, có văn hố,
biết tự trọng và tôn trọng mọi người
C. Kết bài :- Các bạn cần thay đổi lại cách ăn mặc cho phù hợp, lành mạnh, đứng đắn

21


22



×