Tải bản đầy đủ (.doc) (305 trang)

Sử dụng kiến thức của các môn khoa học tự nhiên toán lý hóa sinh giúp con người trong thực tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.83 MB, 305 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG NINH
TRƯỜNG THCS VẠN NINH
----------˜«™---------

Tên tình huống “Sử dụng kiến thức của các môn khoa học tự nhiên
Toán- Lý- Hóa- Sinh giúp con người trong thực tế TẠI SAO KHÔNG NÊN DÙNG BAO
BÌ NYLON"

NHÓM TÁC GIẢ:

1./ Phan Văn Huy
Sinh ngày: 1/5/2003
Lớp: 62
2./ Nguyễn Thị Mai Ly
Sinh ngayf/9/2003
Lớp: 62

Vạn Ninh, ngày 20-12-2014

BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
TRONG THỰC TIỄN


Tên tình huống “Sử dụng kiến thức của các môn khoa học tự nhiên Toán- Lý- HóaSinh giúp con người trong thực tế
TẠI SAO KHÔNG NÊN DÙNG BAO BÌ NYLON"
I.TÌNH HUỐNG :

II.MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Để giải quyết được vấn đề: “Tại sao không nên dùng bao bì nylon” thì chúng ta cần phải:
II.1/Nắm được tính chất hóa học của nylon chúng ta có thể biết được điều này nhờ


môn hóa học
II.2/Biết được ảnh hưởng của bao bì nylon đối với môi trường, động thực vật và cả
con người.
II.3/Chúng ta có thể thu thập được một số thông tin trên trong văn bản “ Thông tin
Trái Đất năm 2000” trong SGK Ngữ văn 8( tập 1) hay các thông tin dữ liệu đã học trong
môn khoa học ở bậc tiểu học.
III. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG:

Theo kiến thức hóa học và sinh học mà tôi biết nylon là một loại như tơ kết hợp hóa
học với đặc tính khó phân hủy trong tự nhiên. Theo các nhà khoa học, các loại túi nylon
phải mất từ 500 - 1.000 năm mới tự phân hủy. Nếu bao bì nylon bị lẫn vào đất thì sẽ làm
cản trở quá trình sinh trưởng của cá loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển
của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở vùng đồi núi. Còn trên các dòng kênh, mương , ao
hồ .... đều bắt gặp những chiếc túi nylon đang dập dềnh trôi nổi trên mặt nước. Từ đây, túi
nylon sẽ gây tắc nghẽn các hệ thống thoát nước, tạo điều kiện cho muỗi và dịch bệnh phát
sinh. Còn nếu bao bì nylon bị trôi ra biển sẽ làm các sinh vật chết khi nuốt phải.


Còn theo các chuyên gia trong lĩnh vực hóa học, trong một số loại túi nylon có lẫn
lưu huỳnh, dầu hỏa nguyên chất, khi bị đốt cháy, gặp hơi nước sẽ tạo thành axit sunfuric
dưới dạng các cơn mưa axit có hại cho người và động vật. Tệ hơn nữa, túi nylon làm bằng
nhựa PVC khi cháy sẽ tạo ra chất điôxin gây ngộ độc, khó thở, nôn ra máu, gây ung thư,
giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng và các dị tật bẩm sinh cho trẻ nhỏ... Đặc
biệt, dùng túi nylon màu chứa thực phẩm có thể khiến thực phẩm nhiễm các kim loại như
chì, clohydric gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Việc này không
chỉ có ở nước ta mà nhiều nước trên thế giới, rác thải túi nylon đã được gọi là “ô nhiễm
trắng Hiện nay, tại Xã Vạn Ninh chúng ta ở gần trường có một số gia đình sau khi làm vệ
sinh xong gom rác thành đống và đốt ,vào mỗi buỗi sáng các bạn học sinh thầy cô đều bị
ảnh hưởng bởi quá trình đốt túi nilon này, rất có hại cho sức khỏe và làm ảnh hưởng rất

nhiều đến việc học tập của các bạn.
IV. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Sau đây sẽ là một số biện pháp để giải quyết vấn đề trên:
IV.1/ Chúng ta hãy hạn chế sử dụng bao bì nylon, giảm thiểu lượng bao nylon bằng cách
giặt phơi để có thể dùng lại chúng
IV.2/ Sử dụng các túi đựng bằng giấy, lá thay vì bằng nylon nhất là để gói thức ăn.
IV.3 Nói những hiểu biết của mình về tác hại của việc sử dụng bao bì nylon cho gia đình,
bạn bè và mọi người trong cộng đồng để cùng nhau đưa ra những giải pháp tốt hơn cho
vấn đề sử dụng bao bì nylon trước khi vứt bỏ chúng dến mức gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng.
V. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Vừa rồi qua nghiên cứu các tài liệu và bằng thực tế ở địa phương. Em và só bạn trong
nhóm, cùng với sự giúp đỡ kinh phí, thiết kế, chế tạo của các chú kỷ sư chế tạo máy của
nhà máy xi măng Áng Sơn đã chế tạo và chuyển giao công nghệ thành công dây chuyền
tái chế rác thải nilon thành dầu đốt công suất 2,5 tấn dầu/ngày cho Công ty CP môi trường
Sông Gianh. Thành công này ghi dấu ấn về sự hình thành một công nghệ xử lý rác hoàn
hảo .


Sơ đồ công nghệ tái chế rác thải nilon thành dầu đốt
Dây chuyền thiết bị và công nghệ tái chế rác thải nilon thành dầu đốt được em và só bạn
trong nhóm, cùng với sự giúp đỡ kinh phí, thiết kế, chế tạo của các chú kỷ sư chế tạo máy
của nhà máy xi măng áng Sơn đã chế tạo và chuyển giao trong khuôn khổ nội dung đề tài
Nghiên cứu mà em và só bạn trong nhóm, cùng với sự giúp đỡ kinh phí, thiết kế, chế tạo
của các chú kỷ sư chế tạo máy của nhà máy xi măng áng Sơn “Nghiên cứu và ứng dụng
công nghệ sản xuất dầu đốt từ các nguồn phế thải nhựa góp phần tiết kiệm năng lượng và
bảo vệ môi trường”Trung tâm công nghệ môi trường, cho biết để giảm thiểu túi nilon
chúng ta cần đẩy mạnh tuyên truyền tái sử dụng nhiều lần, hạn chế cấp phép các cơ sở sản
xuất mới, khuyến khích tái chế, tái sử dụng. Mặt khác, cần trợ giá đối với các sản phẩm
nilon tự hủy hoặc các sản phẩm sinh học.

Nhận thức được tác hại của túi nilon đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng, trong
thời gian qua, các cơ quan quản lý nhà nước đã có nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề
này. Để hiện thực hóa chủ trương kiểm soát ô nhiễm môi trường do các loại bao bì khó
phân hủy, Bộ Tài Nguyên & Môi Trường đã triển khai thực hiện Dự án “Kiểm soát ô
nhiễm môi trường do việc sử dụng bao bì khó phân hủy (còn gọi là túi nylon)” với mục
tiêu tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các đối tượng có liên quan về tác hại của túi
nilon đối với môi trường và sức khỏe. Đồng thời, đề xuất những giải pháp cần thiết, hiệu
quả trong Đề án quốc gia về “Khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường do các
loại bao bì khó phân hủy" Theo dự đoán của một số tiến sĩ tham gia nghiên cứu thì đến
năm 2015 giảm 40% lượng túi nilon sử dụng tại các siêu thị và trung tâm thương mại trên
địa bàn TP.HCM và một số tỉnh lân cận so với lượng sử dụng vào năm 2010 là gần 70
tấn/ngày. Việc hạn chế sử dụng túi nylon trong thời gian qua ở thành phố cũng chỉ dừng
lại ở sự vận động là chính, như thông qua hoạt động của Ngày hội tái chế; Tháng sử dụng
túi thân thiện... Để đạt được mục tiêu trên, đã có người đề xuất giải pháp: “Việc giải quyết
vấn đề chất thải túi nilon khó phân hủy cần được tiến hành với nhiều giải pháp đồng bộ.
Chúng ta đang có nhiều điều kiện và giải pháp hứa hẹn khả năng thay thế túi nylon bằng
các loại bao bì thân thiện môi trường. Việc nghiên cứu và đưa bao bì phân hủy sinh học
vào ứng dụng thay thế túi nylon cần nhận được sự hỗ trợ từ Nhà nước về những quy định,
chính sách khích lệ thay đổi thói quen sử dụng túi nylon, định hướng chiến lược trong
công tác bảo vệ môi trường và xử lý chất thải phù hợp để giảm tác động xấu đến môi
trường.”


VI. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TINH HUỐNG:
Mục tiêu giáo dục hiện nay nhằm tạo ra những con người toàn diện, có đầy đủ kiến thức
về nhiều lĩnh vực trong đời sống nhằm đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của xã hội. Việc giải
quyết tình huống có ý nghĩa giúp chúng ta rèn luyện việc vận dụng kiến thức của nhiều
môn học để giải quyết một hiện tượng, một vấn đề nào đó trong đời sống. Đồng thời việc
giải quyết thành công tình huống “Tại sao không nên dùng bao bì ni lông” một lần nữa
khẳng định lợi thế về việc hiểu biết kiến thức liên môn của người học. trong thực tiễn học

tập chúng ta còn gặp rất nhiều tình huống khác nhau từ tình huống đơn giản đến tình
huống phức tạp cần phải giải quyết, mà muốn giải quyết được các tình huống đó chúng ta
phải sử dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau như: Để có thể giải được một bài
toán phối hợp phức tạp, thì cần có sự kết hợp kiến thức của các môn khoa học tự nhiên
Toán- Lý- Hóa- Sinh hay muốn giải được các bài tập tiếng Anh? Làm sao để học giỏi
môn tiếng Anh? Và ứng dụng chúng như thế nào trong đời sống? của bộ môn tiếng anh
thì cần sự dụng kiến thức mình về mọi môn học có để có thể giao tiếp, tranh luận với bạn
bè quốc tế.
Tóm lại, ý nghĩa thật sự của việc hiểu biết kiến thức liên môn là vận dụng kiến thức
của nhiều môn học để có thể giải quyết những vấn đề thực tiễn trong đời sống, có thể giải
thích được các hiện tượng thiên nhiên mà mình thường gặp.
Đây chỉ là thông tin và chút kiến thức, suy nghĩ của riêng chúng em. Tuy còn nhiều
hạn chế nhưng mong mọi người thông cảm và cho chúng em lời khuyên chân
thành. Chúng em thành thật cảm ơn.





PHÒNG GD&ĐT QUẢNG NINH
TRƯỜNG THCS VẠN NINH

BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG TRONG THỰC TIỄN
Tên tình huống“SỬ DỤNG KIẾN THỨC MÔN GDCD, NGỮ VĂN, SINH
HỌC VÀO THỰC TẾ GIÚP CON NGƯỜI TRÁNH XA CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI"


NHÓM TÁC GIẢ:


1.

Lớp: 62

1. Tên tình huống: SỬ DỤNG KIẾN THỨC CÁC MÔN GDCD, NGỮ VĂN, SINH HỌC
VÀO THỰC TẾ GIÚP CON NGƯỜI TRÁNH XA CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
- Trong hai thế kỉ qua,con người ta đã chịu rất nhìu dày dò về yhe63 xác lẫn cả tinh thần do
các tện nạn xã hội gây ra. Ai cũng biết rằng các tệ nạn là con đường ngắn nhất dẫn tới
HIV/AIDS một căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Do căn bệnh đó mà hàng ngàn người đã
chết, đến năm 2000 dân số nước ta mất đi số lượng người đáng kể lên đén hang tỉ người.
Nay nhóm chúng em đã đề ra biện pháp và nói lên tác hại của nó cho mọi người biết
“HÃY TRÁNH XA TỆ NẠN XÃ HỘI” cụ thể là:
• Về kiến thức:


-





Giúp mọi người đề cao về tác hại của tệ nạn xã hội. Giúp các bạn biết cách phòng ngừa và
tránh xa nó
- Giúp các bạn nêu được sự han chế:
+ không sử dụng các chất kích thích gây nghiện
+ không tụ tập vui chơi ở những nơi không lành mạnh
Về kĩ năng:
- Giúp mọi người rèn luyện tránh xa tệ nạn xã hội. Và biết cách phòng ngừa để áp dụng vào

thực tế.
Về thái độ:
Giáo dục mọi người kể cả học sinh không tò mò về các chất gây nghiện. Phê phán tác hại của các
chất kích thích và sự nguy hiểm của việc rủ rê , trồng các chất gây hại đó.

3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan tới việc giải quyết tình huống.
- Trong trường hợp giải quyết tình huống về cách phòng tệ nạn xã hội mọi người cần có
những kiến thức về các môn như GDCD, NGỮ VĂN, SINH HỌC.
- Đặc điểm của bài viết của nhóm chúng em là áp dụng kiến thức của các môn có liên quan
đến chương trình lớp 8 đã học qua, để giải quyết tình huống và giúp mọi người biết áp
dụng biện pháp vào thực tiễn như thế nào. Khôn cảm thấy sợ sệt hoăc lo lắng khi gặp
những tình huống đó trong đời thực.
4. Phương pháp giải quyết tình huống:
- Là trẻ em ta không có những suy nghĩ không lành mạnh không sử dụng rượu bia, hút thuốc
dụng những thứ thuốc nguy hại và có thể gây nghiện.
- Từ chối khi nhận được thứ gì đó từ người lạ.
- Không nghe theo người lạ sử dụng các chất kích thích.


- Không đến những nơi đông người vào không sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc.
- Vào trại cai nghiện khi đã nghiện ma túy.
5. Thuyết minh về tiến trình giải quyết tình huống:
- Nhận thức được sự gia tăng của tệ nạn xã hội, ta cần tìm cách giải quyết, để giải quyết
được vấn đề cần nắm rõ các kiến thức và thực hiện theo hướng dẫn như sau:
+ Tránh tụ tâp ở những nơi không lành mạnh. Nếu có gặp những tình huống ta cần phải biết
về tác hại của nó thông qua những bài học mà ta đã từng học ở bài SINH HỌC, và biết tìm
cách tránh né hoặc từ chối những thứ thuốc hoặc rượu bia hok đảm bảo an toàn
+ Thông qua bài học ở môn GDCD ta nên biết các tệ nạn xã hội là con đường ngắn nhất dẫn
tới HIV/AIDS, ta cũng đã biết cách phòng căn bệnh đó bằng cách nhớ những đường lây lan
của căn bệnh hiểm nghèo này.

+ Cần cân nhắc trước khi làm một việc gì đó. Làm theo những gì t đã được học ở môn ngữ
văn, tuyên truyền cho mọi người biết về tác hại của nó và làm giảm đi tệ nạn ở nước ta kể cả
trên toàn thế giới.
+ Qua các bài về đaọ đức và tình người ta biết được rằng không nên kì thị những người bị
HIV/AIDS không nên xa lánh và đối xử không tệ với họ.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống.
- Qua tình huống trên đã cho thấy việc học là rất quan trọng, việc kết hợp các kiến thức của
các môn đã giúp ta tháo gỡ được tình huống éo le rắc rối, các kiến thức của các môn là rất
quan trong không chỉ riêng các môn SINH HỌC, GDCD, NGỮ VĂN, … mà các môn
khác đều rất cần thiết nếu biết áp dụng đúng cách.
- Việc tự giải quyết một tình huống do mình đặc ra là tự thu thập them cho mình một kiến
thức mới, và biết tự bảo vệ mình trong xã hội này. Đồng thời nhóm e đã rút ra được mún
thành công ở một việc nào đó thì cần phải có kiến thức của nhiều môn đóng góp với nhau
mà thành.
- Cụ thể là ở tình huồng trên , giúp chúng em nắm rõ hơn về xã hội này nay và cho chúng
em biết cách đối xử với những ngưới mắc căn bệnh hiểm nghèo. Tháo gỡ rắc rối thông qua
các bài mà chúng em đã được học, việc tự giải quyết một tình huống đã giúp chúng em có
thêm kinh nghiệm trong đời sống hiện nay.


Ngày 24 tháng 1 năm 2014
Tên tình huống: TÍCH HỢP KIẾN THỨC CÁC MÔN ĐỊA LÍ,
MĨ THUẬT, TOÁN, NGỮ VĂN… ĐỂ GIÚP CÁC BẠN BIẾT VỀ MẬT ĐỘ CHE
PHỦ RỪNG NƯỚC TA ĐANG GIẢM DẦN.
I MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Trong đời sống hiện nay, cùng với nhu cầu cần thiết của người dân, một số người đã
vì long tham của mình mà đốt đi lá phổi của thế giới là rừng. Chúng em làm bài này
để cho mọi người biết về mặt lợi của rừng và tìm cách khắc phục hiện tượng trên.
Nhóm học sinh chúng em sẽ vận dụng các kiến thức của các môn học của chương
trình THCS để giúp các bạn hiểu rõ hơn về rừng nước ta.

Về kiến thức: Giúp các bạn thu nhập được số liệu thống kê độ che phủ rừng ở nước
ta. Từ số liệu đó vẽ được biểu đồ, tính được độ che phủ rừng ở nước ta.
Giúp các bạn nêu được các biện pháp hạn chế:
Hạn chế nạn phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy.


Tố cáo, phê phán người phá rừng.
Về kỹ năng:
Giúp các bạn rèn luyện tốt khả năng tư duy, thu thập thông tin, hiểu hơn về rừng
nước ta.
Về thái độ:
Giúp các bạn biết được ý thức bảo vệ rừng, trồng và chăm sóc cây xanh ở địa
phương của các bạn.
II TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI QUYẾT
TÌNH HUỐNG.
Trong vấn đề này các bạn cần kết hợp kiến thức các môn như: Địa lý, mĩ thuật, toán,
ngữ văn… để giải quyết vấn đề trên.
Nhóm chúng em làm dự án này để các bạn học sinh được trực tiếp, tìm kiếm số liệu
cụ thể, nên có nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, các bạn có thể
vẽ tranh cổ động tuyên truyền, vẽ biễu đồ, dùng toán thống kê đại số để kết hợp kiến
thức các môn học. Các bạn sẽ thích thú, đam mê hơn khi tìm hiểu về vấn đề này.
III GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.
Nắm chắc số liệu thống kê, tầng số.
Lập được bảng tầng số.
Vẽ biểu đồ.
Vẽ tranh tuyên truyền.
Làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng.
IV THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.
Để nhận xét được độ che phủ rừng cũng như biết được diện tích rừng nước ta,
chúng ta phải dựa vào biểu đồ thể hiện được số liệu cụ thể các bạn có thể làm như

sau:
Các bạn áp dụng kiến thức môn toán để tính số liệu phần trăm, mật độ che phủ rừng
ở nước ta.
Thu thập số liệu thống kê, nắm chắc số liệu, vận dụng kiến thức (thu thập số liệu
thống kê tầng sô)…
Lập được bản tầng số ban đầu, các bạn phải vẽ chính xác biểu đồ, kí hiệu, các bạn
có thể vẽ nhiều biểu đồ khác nhau: Biểu đồ hình tròn, biểu đồ cột,…
V Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.
Qua thực tế chúng em thấy rằng việc kết hợp kiến thức giữa các môn học “ tích hợp”
vào để giải quyết một vấn đề nào đó là một việc làm hết sức cần thiết. Điều đó không
chỉ đòi hỏi người học không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình học
mà còn rất cần thiết để không ngừng trau dồi kiến thức của những môn học khác để
giúp chúng em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học môt cách
nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Tích hợp trong học tập sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sự sang tạo
trong học tập và ứng dụng vào thực tiễn.
Cụ thể: Đối với dự án này khi thực hiện sẽ giúp chúng em nắm được, hiểu rõ được
nguyên nhân gây sảy ra tình hình các hoạt động diễn biến của các hiện tượng. Từ đó
dự đoán được khả năng có thể sảy ra, góp phần phục vụ lợi ích con người ngày càng
tốt hơn.
Ngày 23 tháng 1 năm 2014
Nhóm tác giả- Đại diện nhóm:


BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
1. Tình huống cần giải quyết là:
Gia đình em có một gian hàng rau sạch được trưng bày và giới thiệu sản phẩm tại
chợ . Khách hàng vào tham quan, em hãy giới thiệu cho họ biết về sản phẩm rau sạch của
gia đình (quê hương em- Thôn Giữa – Vạn Ninh)

2. Mục tiêu: Bài viết phải đảm bảo các yêu cầu về:
+Giới thiệu về địa lí, đặc điểm địa hình Hòa Vang
+ Vai trò của rau xanh đối với sức khỏe con người
+ Thực tiễn của rau xanh trên thị trường hiện nay
+ Quy trình trồng rau sạch tại địa phương em
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
- Tìm hiểu đặc điểm địa lí, địa hình huyện Hòa Vang.
- Đi thăm và tìm hiểu mô hình trồng rau sạch tại xã Hòa Phong- Huyện Hòa Vangthành phố Đà Nẵng.
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
Vận dụng các kiến thức liên môn:
- Môn địa lí: vị trí địa lí, đặc điểm địa hình Hòa Vang
- Môn sinh học: vai trò của rau xanh đối với sức khỏe con người, thực trạng về rau
xanh trên thị trường hiện nay.
- Môn công nghệ: Quy trình trồng rau sạch.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
Viết các ý chính -> Tìm hiểu -> Trao đổi -> Viết thành bài .
* Tư liệu sử dụng: sách địa phương.
* Ứng dụng công nghệ thông tin: máy tìm kiếm google
* Công cụ hỗ trợ: máy ảnh
Từ các kiến thức đó để học sinh viết thành bài dùng để thuyết minh hoặc dựa vào
đó để giới thiệu sơ lược:
Ví dụ: “ Thưa tất cả quan khách, rất hân hạnh được chào đón mọi người vào thăm
gian hàng rau sạch của gia đình chúng tôi, sản phẩm này được trồng tại thôn Túy Loan
Tây xã Hòa Phong thuộc huyện Hòa Vang , là một huyện ngoại thành bao bọc quanh phía


Tây khu vực nội thành thành phố Đà Nẵng, huyện có toạ độ từ 15o55’ đến 16o13’ vĩ độ
Bắc và 107o49’ đến 108o13’ kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp các huyện Nam Đông và Phú Lộc của tỉnh Thừa Thiên - Huế
- Phía Nam giáp hai huyện Điện Bàn, Đại Lộc của tỉnh Quảng Nam;

- Phía Đông giáp quận Cẩm Lệ, Liên Chiểu-thành phố Đà Nẵng;
- Phía Tây giáp huyện Đông Giang của tỉnh Quảng Nam;
Hệ thống đường giao thông đối ngoại và nội vùng trên địa bàn huyện tương đối
thuận tiện. Quốc lộ 1A là đường giao thông huyết mạch Bắc - Nam chạy từ Cầu Đỏ qua
các xã Hoà Châu và Hoà Phước; quốc lộ 14B chạy qua các xã Hoà Khương, Hoà Phong,
Hoà Nhơn nối Quảng Nam với Đà Nẵng; tuyến đường tránh Nam Hải Vân đi qua các xã
Hoà liên, Hoà sơn, Hoà nhơn; các tuyến đường ĐT 601, 602, 604, 605 do thành phố quản
lý và hệ thống các tuyến đường giao thông liên huyện và liên xã. Vị trí địa lý, điều kiện
giao thông thuận lợi là một điều kiện quan trọng để Hoà Vang khai thác tốt hơn các nguồn
tài nguyên thiên nhiên, nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội trong ngắn hạn cũng như
lâu dài.
Hoà Vang có 3 loại địa hình là miền núi, trung du và đồng bằng.
Vùng đồi núi: phân bố ở phía Tây, có diện tích khoảng 56.476,7 ha, bằng 79,84%
tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Bốn xã miền núi, bao gồm Hoà Bắc, Hoà Ninh,
Hoà Phú và Hoà Liên, có độ cao khoảng từ 400-500 m, cao nhất là đỉnh núi Bà Nà (1.487
m), độ dốc lớn >400, là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn có ý nghĩa bảo vệ môi trường
sinh thái của thành phố Đà Nẵng. Đất đai có nguồn gốc chủ yếu đá biến chất, đất đỏ
vàng ... phát triển trên các đá mẹ như mắc-ma, gra-phit.. Địa hình đất đai của vùng này
thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp, nông nghiệp và du lịch
Vùng trung du: chủ yếu là đồi núi thấp có độ cao trung bình từ 50 đến 100 m, xen
kẽ là những cánh đồng hẹp, bao gồm các xã Hoà Phong, Hoà Khương, Hoà Sơn, Hoà
Nhơn với diện tích 11.170 ha, chiếm 15,74 % diện tích toàn huyện; phần lớn đất đai bị
bạc màu, xói mòn trơ sỏi đá, chỉ có rất ít đất phù sa bồi tụ hàng năm ven khe suối. Địa
hình và đất đai ở vùng này phù hợp cho việc trồng các cây cạn, có nhu cầu nước ít, chịu
được hạn như hoa màu, cây ăn quả.
Vùng đồng bằng: bao gồm ba xã Hoà Châu, Hoà Tiến, Hoà Phước vớí tổng diện
tích là 3.087 ha, chiếm 4,37% diện tích tự nhiên. Đây là vùng nằm ở độ cao thấp 2-10 m,
hẹp nhưng tương đối bằng phẳng. Đất phù sa ven sông và đất cát là hai loại đất đặc trưng
của vùng, thích hợp cho việc trồng rau, lúa màu. Tuy nhiên, có yếu tố không thuận lợi là
do địa hình thấp, khu vực này thường bị ngập lụt trong những ngày mưa lũ lớn.

Hoà Vang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít
biến động. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa
khô từ tháng 01 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm
và không kéo dài.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 25,80C cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, với nhiệt độ
trung bình 28-30°C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18-23°C. Riêng vùng
rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng 20°C.


Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11,
trung bình khoảng 85-87%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình khoảng 76-77%.
Theo số liệu thống kê năm 2007, tổng diện tích đất huyện Hoà Vang là 73.691 ha.
Hai nhóm đất có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp là nhóm đất phù sa ở
khu vực đồng bằng thích hợp với thâm canh lúa, trồng rau, hoa quả và nhóm đất đỏ vàng
ở vùng đồi núi thích hợp với cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dược liệu, chăn nuôi
đại gia súc.
Xã Hòa Phong có diện tích canh tác rau sạch lớn theo tiêu chuẩn VietGap thuộc
địa bàn thôn Túy Loan Tây ( vùng rau sạch Hồ Bún).

Rau xanh đối có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người, trên thị trường hiện
nay :
Các loại rau tươi của nước ta rất phong phú. Nhìn chung ta có thể chia rau tươi thành
nhiều nhóm: nhóm rau xanh như rau cải, rau muống, rau xà lách, rau cần...; nhóm rễ củ
như cà rốt, củ cải, su hào, củ đậu...; nhóm cho quả như cà chua, cà bát, cà pháo, dưa
chuột...; nhóm hành gồm các loại hành, tỏi,.v.v...
Trong ăn uống hàng ngày, rau tươi có vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy lượng protid
và lipid trong rau tươi không đáng kể, nhưng chúng cung cấp cho cơ thể nhiều chất hoạt
tính sinh học, đặc biệt là các muối khoáng có tính kiềm, các vitamin, các chất pectin và
axit hữu cơ. Ngoài ra trong rau tươi còn có các loại đường tan trong nước
Một đặc tính sinh lý quan trọng của rau tươi là chúng có khả năng gây thèm ăn và

ảnh hưởng tới chức phận tiết của tuyến tiêu hoá. Tác dụng này đặc biệt rõ rệt ở các loại
rau có tính tinh dầu như rau mùi, rau thơm, hành, tỏi...Ăn rau tươi phối hợp với những
thức ăn nhiều protid, lipid, glucid làm tăng rõ rệt sự tiết dịch của dạ dày. Thí dụ: trong


chế độ ăn có cả rau và protid thì lượng dịch vị tiết ra tăng gấp hai lần so với chế độ ăn chỉ
có protid. Cũng vì vậy, bữa ăn có rau tươi tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiêu hoá và hấp
thu các thành phần dinh dưỡng khác.
Ngoài ra men trong rau tươi có ảnh hưởng tốt tới quá trình tiêu hoá, như các men
trong củ hành có tác dụng tương tự men pepsin của dịch vị, các men của cải bắp và xà
lách cũng có tác dụng tương tự trypsin của tuyến tuỵ.
Về thành phần và giá trị dinh dưỡng của rau tươi có khác nhau tuỳ theo từng loại rau.
Lượng protid trong rau tươi nói chung thấp (dao động từ 0,5-1,5%). Tuy vậy có nhiều loại
rau người ta thấy một hàm lượng protid đáng kể như nhóm đậu tươi, đậu đũa (4-6 %), rau
muống (2,7%), rau sắng (3,9%), rau ngót (4,1 %), cần tây (3,1%), su hào, rau giền, rau
đay (1,8-2,2%). Về glucid, trong rau tươi có các loại đường đơn dễ hấp thu , tinh bột,
xenluloza và các chất pectin. Hàm lượng trung bình của glucid trong rau tươi khoảng 3-4
%, có những loại có tới 6-8%. Chất xenluloza của rau có vai trò sinh lý lớn vì cấu trúc của
nó mịn màng hơn xenluloza của ngũ cốc. Trong rau, xenluloza ở dưới dạng liên kết với
các chất pectin tạo thành phức hợp pectin-xenluloza có tác dụng kích thích mạnh chức
năng nhu động ruột và tiết dịch của ruột giúp tiêu hoá dễ dàng.
Rau tươi là nguồn vitamin và muối khoáng quan trọng. Nhu cầu về vitamin và
muối khoáng của con người được cung cấp qua bữa ăn hàng ngày qua rau tươi. Hầu hết
các loại rau tươi thường dùng của nhân dân ta đều giàu vitamin nhất là vitamin A và C là
những vitamin hầu như không có hoặc có chỉ có rất ít trong thức ăn động vật. Các chất
khoáng trong rau tươi cũng rất quan trọng. Trong rau có nhiều chất khoáng có tính kiềm
như kali, canxi, magiê. Chúng giữ vai trò quan trọng trong cơ thể và cần thiết để duy trì
kiềm toan. Trong cơ thể những chất này cho những gốc tự do cần thiết để trung hoà các
sản phẩm axít do thức ăn hoặc do quá trình chuyển hoá tạo thành. Đặc biệt rau có nhiều
kali ở dưới dạng kali cacbonat, muối kali của các axít hữu cơ và nhiều chất khác dễ tan

trong nước và dịch tiêu hoá. Các muối kali làm giảm khả năng tích chứa nước của protid
ở tổ chức, do đó có tác dụng lợi tiểu. Lượng magiê trong rau tươi cũng rất đáng chú ý, dao
động từ 5-75mg%. Đặc biệt là các loại rau thơm, rau giền, rau đậu có nhiều magiê.
Rau còn là nguồn chất sắt quan trọng. Sắt trong rau được cơ thể hấp thu tốt hơn sắt
ở các hợp chất vô cơ. Các loại rau đậu, sà lách là nguồn mangan tốt. Tóm lại rau tươi có
vai trò quan trọng trong dinh dưỡng; bữa ăn hàng ngày của chúng ta không thể thiếu rau.
Điều quan trọng là phải đảm bảo rau sạch, không có vi khuẩn gây bệnh và các hoá chất


độc nguy hiểm. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay đa số các nguồn cung cấp không đảm
bảo được điều này ví dụ < trên 80 mẫu ra xanh được lấy từ các chợ đầu mối, các cánh
đồng rau trên địa bàn tỉnh Bình Định đều chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV),
vượt mức cho phép gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng , tại hội nghị về công tác
vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngành nông nghiệp vừa diễn ra hôm 25/8, Cục Bảo vệ
thực vật (BVTV – Bộ NN&PTNT) công bố kết quả kiểm tra 25 mẫu rau tại các tỉnh phía
Bắc, có tới 44% mẫu rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, trong đó 4% có hoạt chất độc
hại vượt quá giới hạn cho phép.
Kiểm tra 35 mẫu rau tại các tỉnh phía Nam, Cục BVTV phát hiện tới 54% mẫu có
dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, trong đó 8,6% mẫu được phát hiện có hàm lượng thuốc
bảo vệ thực vật đủ khả năng gây ngộ độc cho người sử dụng. Tại Bình Dương, kiểm tra
228 mẫu có đến 72 mẫu phát hiện dư lượng clo và 9 mẫu có dư lượng thuốc bảo vệ thực
vật vượt giới hạn. Tại Đồng Nai, kiểm tra 495 mẫu rau, có tới 56 mẫu có dư lượng thuốc
bảo vệ thực vật cao gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Một số loại rau thường bị phát
hiện chứa nhiều dư lượng thuốc bảo vệ thực vật như: Hành, cà chua, đậu đỗ, mướp đắng,
dưa chuột..(báo GD & XH) >
Và săn phẩm rau sạch vùng Hồ Bún thuộc thôn Túy Loan Tây được trồng theo qui trình
như sau:
1. Chuẩn bị đất trồng .
a. Chọn đất:
Đất pha cát, phù sa ven sông, đất thịt hay đất sét pha. Khu trồng rau phải gần nguồn nước,

nguồn phân. Khu trồng rau phải thuận tiện cho giao thôngphân phối.
b. Cày, bừa, phơi đất:
Cày sâu để tăng chiều dầy tầng canh tác, phá vỡ lớp đất để cày.
Phơi ải thường được áp dụng trước khi sửa soạn đất để diệt cỏ dại, mầm bệnh trong
đất, làm đất khô ráo, thoáng khí, dễ làm đất hơn.
c. Lên liếp:

Sau khi cày bừa, làm cỏ, cần tiến hành lên liếp tạo điều kiện cho rễ phát triển tốt, đất được
thoát nước và khâu chăm sóc được dễ dàng.


Để rau có điều kiện hứng đủ ánh sáng cần chú ý hướng liếp. Hướng Đông Tây cho
cây đủ ánh sáng nhất.
d. Đậy liếp bằng màng phủ nông nghiệp:

Màng phủ nông nghiệp còn gọi là "màng bạt" hay "thảm", là một loại nhựa dẻo, mỏng
chuyên dùng để phủ liếp trồng rau.
Mục đích: Hạn chế côn trùng gây hại, hạn chế bệnh hại, ngăn ngừa cỏ dại, điều hòa độ ẩm
và giữ cấu trúc mặt đất, giữ phân bón, tăng nhiệt độ đất, hạn chế độ phèn, mặn, tăng giá
trị trái.
Trồng rau sử dụng màng phủ nông nghiệp có thể khắc phục được một phần yếu tố bất lợi
của môi trường, cải thiện phương pháp canh tác cổ truyền theo hướng công nghiệp hóa,
mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.
Cách sử dụng màng phủ nông nghiệp trên một số loại rau có thời gian sinh trưởng
dài.
Chuẩn bị trước khi trồng:
- Lên liếp: Lên liếp cao 20 - 30cm tùy mùa vụ, mặt liếp phải bằng phẳng.
- Rải phân lót: Toàn bộ vôi, phân chuồng và 1/4 lượng phân hóa học rải, trộn đều trên mặt
liếp. Trồng bằng màng phủ nên bón lượng phân lót nhiều hơn trồng phủ rơm bởi vì phân
bón được giữ bên trong màng phủ ít bị thất thoát...

- Đậy màng phủ: Tưới ướt mặt liếp trồng khi đậy màng phủ.
- Đục lỗ màng phủ: Dùng lon sửa bò đường kính 10cm.
- Xử lý mầm bệnh: Phun thuốc trừ nấm bệnh vào lỗ trước khi đặt cây con.
2. Chuẩn bị giống và gieo giống .
a. Xử lý hạt giống:
Đề nghị phòng bệnh do nấm khuẩn có sẳn trong hạt hoặc tấn công cây con lúc mới gieo.
b. Cách gieo hạt:

- Gieo hạt thẳng:


- Gieo trong bầu:
3. Chăm sóc .

a. Xới xáo và vun đất vào gốc :
- Xới đất để diệt cỏ, cải thiện thành phần không khí trong đất và giữ ẩm độ đất.
- Vun đất làm thêm phần xốp vào nơi gốc cây, giúp cây khỏi ngã khi có gió to và tăng
cường khả năng tiếp xúc của bộ rễ với đất, tạo điều kiện cho rễ bất định trên gốc,
thân phát triển.
b. Bón phân.
- Liều lượng phân dựa trên tiêu chuẩn cụ thể quy định trong các quy trình của từng
loại rau, đặc biệt đối với rau ăn lá phải kết thúc bón trước khi thu hoạch sản phẩm 15 20 ngày
- Cách bón phân : có nhiều cách bón
+ Rãi phân và cày lấp đất chôn phân trước khi gieo trồng.
+ Bón phân vào rãnh ở một bên hay cả 2 bên hàng cây.
+ Trộn đều phân vào đất trong rãnh khi gieo, lấp đất và gieo hạt lên trên.
+ Rãi trên mặt hoặc giữa hàng cây các loại phân NPK dễ tiêu, có hiệu quả nhanh khi
cây lớn.
c. Tưới nước .


Là một trong những biện pháp chủ yếu đảm bảo năng suất cao mà không lệ thuộc vào
điều kiện thời tiết. Phương pháp tưới được sử dụng phổ biến :Tưới phun (tưới tràn
trên mặt đất), tưới rãnh (tưới ngấm).
d. Phòng trừ sâu bệnh .
* Phương pháp canh tác
- Khử giống.
- Cải thiện điều kiện môi trường.
- Điều chỉnh nước tưới và thoát nước hợp lý, tạo ẩm độ đất và không khí thích hợp
cho sự phát triển của cây và không thuận hợp cho vi sinh vật.
- Bón phân thay đổi pH và nồng độ các chất dinh dưỡng trong đất cũng có thể ngăn
ngừa một số bệnh do vi sinh vật trong đất gây ra.


- Luân canh và xen canh.
* Phương pháp sinh học:
- Sử dụng giống kháng.
- Biện pháp sử dụng thiên địch thiên nhiên.
* Phương pháp hoá học:
Việc áp dụng biện pháp hóa học có ý nghĩa tích cực nhất trong viêc bảo vệ rau phòng
trị dịch hại vì thuốc tác dụng phòng trị dịch nhanh.
Sử dụng thuốc hóa học phòng trị côn trùng thường đưa đến việc làm ô nhiểm môi
trường và sản phẩm rau thu hoạch và diệt côn trùng có ích, do đó chỉ trong sử dụng
trong trường hợp cần thiết.
4. Thu hoạch và s ơ chế.

- Trước khi thu hoạch ngưng phun thuốc trừ sâu bệnh, tùy theo mức độ tồn độc của thuốc
(thời gian cách ly) lâu hay nhanh để an toàn cho người sử dụng.
- Thời gian thu hoạch là vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát.
- Sau khi cây rau sinh trưởng phát triển đảm bảo thời gian sinh trưởng của từng loại rau,
cây rau chuyển sang giai đoạn chín kỹ thuật, hay chín thu hoạch là thời điểm sản

phẩm có thể sử dụng làm thương phẩm rau sạch . Đối với thu hoạch cây lấy trái, tiến
hành thu hoạch khi trái đủ tuổi và trái có màu xanh mượt còn lớp phấn trắng, suông
đẹp, không hái non quá sẽ giảm năng suất, già quá sẽ ảnh hưởng đến phẩm chất. Khi
thu trái dùng dao bén hoặc kéo để cắt cuốn không ảnh đến cây .
- Rau sạch được thu hoạch đúng độ chín, loại bỏ các lá già, héo, quả bị sâu, dị dạng. Rau
được rửa kỹ bằng nước sạch, và đưa rau vào hồ xử lý bằng dung dịch Ozone, sau đó
để ráo cho vào túi sạch trước khi vận chuyển đi tiêu thụ tại các cửa hàng. Trên bao bì
phải có phiếu bảo hành ghi rõ địa chỉ nơi sản xuất nhằm đảm bảo quyền lợi cho người
tiêu dùng.
5. Vận chuyển, bảo quản :

- Phương tiện vận chuyển rau sạch là loại xe chuyên dùng để vận chuyển sản phẩm rau
về cửa hàng để bán, phải được làm sạch trước khi xếp thùng chứa sản phẩm.
- Không bảo quản và vận chuyển sản phẩm chung với các hàng hóa khác có nguy c ơ gây ô
nhiễm sản phẩm.


- Bao bì, thùng chứa sản phẩm cần có nhãn mác để giúp việc truy nguyên nguồn gốc
được dễ dàng.
- Trên mỗi sản phẩm có ghi chép rõ thời gian cung cấp, nơi nhận, mã cho từng lô sản
phẩm.
- Rau sạch được bảo quản trong điều kiện thoáng mát, sắp xếp gọn gàng tránh dập nát,
luôn luôn giữ được độ tươi.
Với qui trình gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản theo đúng tiêu chuẩn của
rau sach VietGap như trên là lí do chính khiến khách hàng yên tâm khi ch ọn sản
phẩm rau sạch của chúng tôi ”.
.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
Việc kết hợp các kiến thức liên môn như địa lý, sinh học , công nghệ làm cho
khả năng thuyết minh, trình bày của học sinh có tính thiết phục cao đối với người

nghe.
Việc vận dụng các kiến thức liên môn tạo điều kiện cho học sinh chủ động,
tích cực, sáng tạo; giáo dục thêm những hiểu biết về quê hương; giúp học sinh ý thức
hơn việc học phải đi đôi với hành; rèn luyện các kĩ năng giải quyết tình huống trong
cuộc sống.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN NINH KIỀU
-----------------------------------------~*~-----------------------------------------TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG
ĐỊA CHỈ: 148, MẬU THÂN, PHƯỜNG AN NGHIỆP, QUẬN
NINH
KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ CẦN THƠ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN NINH KIỀU
TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG
ĐỊA CHỈ: 148 Mậu Thân, phường An Nghiệp, T.P Cần Thơ
ĐIỆN THOẠI: 07103 732 711


CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỂN DÀNH CHO
HỌC SINH TRUNG HỌC

THÔNG TIN VỀ HỌC SINH
• Họ và tên: TRỊNH CAO VĂN ĐỨC
Ngày sinh: 27/3/1999

Lớp: 9A1


• Họ và tên: ĐINH TẤN TÀI
Ngày sinh: 23/10/1999

Lớp: 9A1

• Họ và tên: TRẦN DỨC THỊNH


-------------\>
BÀI DỰ THI
( Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho
học sinh trung học)
Năm học : 2013-2014

I.TÌNH HUỐNG :

“TẠI SAO KHÔNG NÊN DÙNG BAO BÌ NYLON?”

II.MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Để giải quyết được vấn đề: “Tại sao không nên dùng bao bì nylon” thì chúng ta
cần phải:
II.1/Nắm được tính chất hóa học của nylon chúng ta có thể biết được điều này nhờ
môn hóa học
II.2/Biết được ảnh hưởng của bao bì nylon đối với môi trường, động thực
cả con người.

vật và



×