Phương pháp giải bài toán nhiệt luyện - Căn bản
Bài 1. Oxit dễ bị H2 khử ở nhiệt độ cao tạo thành kim loại là
A. Na2O
B. CaO.
C. CuO.
D. K2O.
Bài 2. Để khử hoàn toàn 30 gam hỗn hợp gồm CuO, FeO, Fe3O4, Fe2O3, Fe, MgO cần dùng
5,6 lít CO (đktc). Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là
A. 28 gam.
B. 24 gam.
C. 26 gam.
D. 22 gam
Bài 3. Cho một luồng CO đi qua ống sứ đựng 20 gam bột CuO nung nóng. Sau một thời
gian thấy khối lượng chất rắn trong ống sứ còn lại 16,8 gam. Phần trăm CuO đã bị khử là:
A. 50%.
B. 62,5%.
C. 80%.
D. 81,5%.
Bài 4. Dùng khí CO (vừa đủ) để khử 1,2 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 thu được 0,88 gam hỗn
hợp hai kim loại. Tính thể tích CO2 (đktc) thu được sau phản ứng là
A. 0,112 lít.
B. 0,224 lít
C. 0,336 lít.
D. 0,448 lít.
Bài 5. Khử hoàn toàn 37,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 cần 2,24 lít CO (ở đktc).
Tính khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng?
A. 26 gam.
B. 36 gam.
C. 12 gam.
D. 16 gam
Bài 6. Dẫn từ từ V lít khí CO (ở đktc) đi qua một ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp rắn gồm
CuO, Fe2O3 (ở nhiệt độ cao). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí X. Dẫn
toàn bộ khí X ở trên vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thì tạo thành 4 gam kết tủa. Giá trị
của V là
A. 1,120.
B. 0,896.
C. 0,448.
D. 0,224.
Bài 7. Cho khí CO khử hoàn toàn đến Fe một hỗn hợp gồm: FeO, Fe2O3, Fe3O4 thấy có 3,36
lít CO2 (đktc) thoát ra. Thể tích CO (đktc) đã tham gia phản ứng là
A. 1,12 lít.
B. 2,24 lít
C. 3,36 lít.
D. 4,48 lít
Bài 8. Thổi rất chậm 2,24 lít (đktc) một hỗn hợp khí gồm CO và H2 qua một ống sứ đựng
hỗn hợp Al2O3, CuO, Fe3O4, Fe2O3 có khối lượng là 24 gam dư đang được đun nóng. Sau khi
kết thúc phản ứng khối lượng chất rắn còn lại trong ống sứ là bao nhiêu?
A. 21,6 gam.
B. 22,4 gam.
C. 23,2 gam.
D. 20,8 gam
Bài 9. Cho khí CO khử hoàn toàn một lượng hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 giải phóng ra
6,72 lít CO2 (đktc). Thể tích CO (đktc) đã tham gia phản ứng là
A. 4,48 lít.
B. 6,72 lít.
C. 8,96 lít.
D. 2,24 lít.
Bài 10. Khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, cần 4,48 lít H2 (đktc). Khối
lượng sắt thu được là
A. 14,5 gam.
B. 15,5 gam.
C. 14,4 gam.
D. 16,5 gam.
Bài 11. Cho dòng khí CO dư đi qua hỗn hợp (X) chứa 31,9 gam gồm Al2O3, ZnO, FeO và
CaO thì thu được 28,7 gam hỗn hợp chất rắn (Y). Cho toàn bộ hỗn hợp chất rắn (Y) tác dụng
với dung dịch HCl dư thu được V lít H2 (đkc). Giá trị V là
A. 5,60 lít.
B. 4,48 lít.
C. 6,72 lít.
D. 2,24 lít.
Bài 12. Một oxit sắt có khối lượng 7,2 gam. Cho khí CO dư đi qua oxit sắt đó đun nóng, khí
đi ra sau phản ứng được dẫn vào bình đựng nước vôi trong dư, thu được 10 gam kết tủa
trắng. Khối lượng sắt trong oxit là:
A. 2,8 gam
B. 4,0 gam
C. 5,6 gam.
D. 6,4 gam.
Bài 13. Khử hoàn toàn 32 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 bằng khí H2, thấy tạo ra 9 gam nước.
Khối lượng hỗn hợp kim loại thu được là
A. 12 gam.
B. 16 gam.
C. 24 gam.
D. 26 gam.
Bài 14. Dẫn khí CO (đktc) vào a gam hỗn hợp hai oxit Fe2O3 và CuO đun nóng ở nhiệt độ
cao để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2 gam hỗn hợp kim loại và 0,56 lít CO2 (đktc).
Giá trị của a là
A. 2,2.
B. 2,4.
C. 2,8.
D. 3,0.
Bài 15. Cho khí CO đi qua m gam Fe2O3 nung nóng thì thu được 10,68 gam chất rắn X và
khí Y. Cho toàn bộ khí Y hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì thấy tạo ra 3 gam kết tủa.
Giá trị của m là:
A. 11,16.
B. 11,58.
C. 12,0.
D. 12,2.
Bài 16. Để khử hoàn toàn 45 gam hỗn hợp X gồm CuO, FeO, Fe3O4, Fe2O3, Fe và MgO cần
dùng vừa đủ 8,4 lít CO (ở đktc). Khối lượng chất rắn Y thu được sau phản ứng là
A. 39 gam
B. 51 gam
C. 24 gam
D. 42 gam
Bài 17. Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H2 phản ứng với lượng dư hỗn hợp rắn
gồm CuO, MgO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng
hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là
A. 0,560
B. 0,448
C. 0,112
D. 0,224
Bài 18. Một hỗn hợp X gồm Fe và Fe2O3. Nếu cho lượng khí CO dư đi qua a gam hỗn hợp X
đun nóng tới phản ứng hoàn toàn thì thu được 11,2 gam Fe. Nếu ngâm a gam hỗn hợp X
trong dung dịch CuSO4 dư, phản ứng xong người ta thu được chất rắn có khối lượng tăng
thêm 0,8 gam. Giá trị của a là
A. 6,8.
B. 13,6.
C. 12,4.
D. 15,4
Bài 19. Cho luồng khí CO đi qua ống sứ đựng 16 gam Fe2O3 nung nóng. Sau một thời gian
thu được hỗn hợp X gồm 4 chất rắn. Cho X tác dụng với H2SO4 đặc nóng, dư thu được dung
dịch Y. Khối lượng muối khan trong dung dịch Y là
A. 48 gam.
B. 40 gam
C. 32 gam
D. 20 gam.
Bài 20. Dẫn khí CO dư qua hỗn hợp X gồm 0,1 mol Fe3O4 ; 0,15 mol CuO và 0,1 mol MgO
sau đó cho toàn bộ chất rắn sau phản ứng vào dung dịch H2SO4 loãng dư. Tính thể tích khí
thoát ra (đktc).
A. 5,6 lít.
B. 6,72 lít.
C. 10,08 lít.
D. 13,44 lít
Bài 21. Nung 3,2 gam hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 với cacbon trong điều kiện không có
không khí và phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,672 lít (đktc) hỗn hợp khí CO và CO2 có
tỉ khối so với hiđro là 19,33. Thành phần % theo khối lượng của CuO và Fe2O3 trong hổn
hợp đầu là
A. 50% và 50%.
B. 66,66% và 33,34%.
C. 40% và 60%.
D. 65% và 35%.
Bài 22. Khử hoàn toàn 8,12 gam FexOy bằng CO, sau đó hòa tan Fe tạo thành bằng dung
dịch HCl dư thu được 2,352 lít H2 (đktc). Công thức của sắt oxit là:
A. FeO.
B. Fe2O3.
C. Fe3O4.
D. FeO hoặc Fe2O3.
Bài 23. Để khử hoàn toàn 5,8 gam một oxit kim loại, cần dùng 2,24 lít H2 (đktc). Kim loại
đó là
A. Mg.
B. Fe.
C. Cr.
D. Cu
Bài 24. Khử hoàn toàn 11,6 gam oxit sắt bằng CO dư, sản phẩm khí sinh ra dẫn vào dung
dịch Ca(OH)2 dư thu được 20 gam kết tủa . Công thức oxits sắt là
A. FeO.
B. Fe2O3.
C. Fe3O4.
D. FeO hoặc Fe3O4.
Bài 25. Khử oxit sắt X bằng CO ở nhiệt độ cao, sau phản ứng thu được 0,84 gam Fe và 448
ml khí CO2 (đktc). X là chất nào dưới đây ?
A. FeO.
B. Fe2O3.
C. Fe3O4.
D. FeO hoặc Fe3O4.
Bài 26. Hòa tan 3,2 gam oxit M2Ox bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10% thu được
dung dịch muối sunfat 12,9%. Công thức của oxit M2Ox là:
A. Al2O3.
B. Cr2O3.
C. Cu2O.
D. Fe2O3.
Bài 27. Khử hoàn toàn 4,06 gam oxit kim loại bằng CO ở nhiệt độ cao thành kim loại. Dẫn
toàn bộ sản phẩm khí sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy tạo thành 7 gam kết tủa. Nếu
lấy lượng kim loại sinh ra hoà tan hết vào dung dịch HCl thì thu được 1,176 lít khí H2 (ở
đktc). Công thức của oxit kim loại đã dùng là
A. CuO.
B. Al2O3.
C. Fe3O4.
D. ZnO.
Bài 28. Thổi một luồng khí CO (dư) đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp gồm Fe3O4 và CuO
nung nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được 2,32 gam hỗn hợp kim loại. Khí thoát ra được
hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 5 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 3,21.
B. 3,32
C. 3,22
D. 3,12.
Bài 29. Khử m gam Fe3O4 bằng khí H2 thu được hỗn hợp X gồm Fe và FeO, hỗn hợp X tác
dụng vừa hết với 3 lít dung dịch H2SO4 0,2M (loãng). Giá trị của m là
A. 46,4 gam.
B. 23,2 gam.
C. 11,6 gam.
D. 34,8 gam.
Bài 30. Dẫn luồng khí CO dư đi qua 2,4 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 nung nóng đến phản
ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 1,76 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng CuO có trong hỗn
hợp ban đầu là
A. 66,67%.
B. 33,33%.
C. 55,28%.
D. 45,72%.
Bài 31. Khi dùng khí CO để khử Fe2O3 thu được hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan X bằng dung
dịch HCl (dư) giải phóng 4,48 lít khí (đktc). Dung dịch sau phản ứng tác dụng với NaOH dư
thu được 45 gam kết tủa trắng xanh. Thể tích CO cần dùng là
A. 6,72 lít.
B. 8,96 lít.
C. 10,08 lít.
D. 13,44 lít.
Bài 32. Cho một luồng CO đi qua ống sử dụng m gam Fe2O3 nung nóng. Sau một thời gian
thu được 13,92 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3. Hoà tan hết X bằng HNO3 đặc
nóng được 5,824 lít NO2 (đktc). Giá trị của m là
A. 18,08 gam
B. 16,0 gam.
C. 11,84 gam.
D. 9,76 gam.
Bài 33. Cho luồng khí CO vừa đủ đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 ở nhiệt độ cao, được
6,72 gam hỗn hợp X gồm 4 chất rắn. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp này vào dung dịch HNO3
dư được 0,02 mol NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
A. 3,6.
B. 8,2.
C. 7,2
D. 6,8.
Bài 34. Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 nung nóng. Sau một thời
gian thu được 10,44 gam chất rắn X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Hòa tan hết X trong dung
dịch HNO3 đặc, nóng thu được 4,368 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất ở điều kiện chuẩn).
Giá trị của m là
A. 24,0.
B. 10,8.
C. 12,0.
D. 16,0.
Bài 35. Cho CO phản ứng với CuO một thời gian tạo hỗn hợp khí X và hỗn hợp rắn Y. Cho
X phản ứng với một dung dịch chứa 0,015 mol Ca(OH)2 tạo 1 gam kết tủa. Lấy chất rắn Y
phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, nóng dư tạo V (lít) khí (đktc) màu nâu đỏ. Thể tích V là:
A. 0,448 lít và 0,896 lít.
B. 0,672 lít và 0,896 lít.
C. 0,224 lít và 0,896 lít.
D. 0,448 lít và 0,672 lít.
Bài 36. Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng 10 gam Fe2O3 nung nóng sau một thời
gian được m gam chất rắn X gồm 3 oxit. Cho X tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 0,5M
thì thu được dung dịch Y và 1,12 lit khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Thể tích HNO3
đã dùng là
A. 1 lít.
B. 0,75 lít.
C. 0,95 lít.
D. 0,85 lít.
Bài 37. Cho luồng khí hiđro qua ống đựng 32 gam Fe2O3 đốt nóng. Sau một thời gian, thấy
khối lượng chất rắn trong ống còn lại là 29,6 gam gồm Fe3O4, FeO, Fe và Fe2O3 dư. Đem
toàn bộ chất rắn này hòa tan hết trong dung dịch HNO3 dư, thấy thoát ra V lít (đktc) khí NO
là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của V là
A. 1,12
B. 2,24.
C. 4,48.
D. 6,72.
Bài 38. Khử hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm FeO và Fe2O3 bằng H2 (dư), thu được 9 gam
H2O và 22,4 gam chất rắn. % số mol của FeO trong X là
A. 18,37%.
B. 33,33%.
C. 47,37%.
D. 66,67%.
Bài 39. Khi cho 3,36 lít (đo ở đktc) hỗn hợp khí X gồm N2, CO và CO2 đi qua đồng(II) oxit
dư đốt nóng, rồi sục vào dung dịch nước vôi trong dư, thì thu được 10,0 g kết tủa. Thành
phần % về thể tích của N2 trong hỗn hợp X là giá trị nào dưới đây?
A. 16,67%.
B. 33,33%.
C. 50,00%.
D. 66,67%.
Bài 40. Cho một luồng CO qua ống sứ đựng 0,04 mol hỗn hợp X gồm FeO và Fe2O3 đốt
nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được chất rắn Y gồm 4 chất, nặng 4,784 gam. Khí đi
ra khỏi ống sứ cho hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 9,062 gam kết tủa. Khối
lượng của FeO và Fe2O3 trong 0,04 mol hỗn hợp X lần lượt là
A. 0,72 gam và 4,6 gam.
B. 0,84 gam và 4,8 gam.
C. 0,84 gam và 4,8 gam.
D. 0,72 gam và 4,8 gam.
Bài 41. Cho một luồng khí CO đi qua ống đựng m gam Fe2O3 nung nóng. Sau một thời gian
thu được 44,46 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, FeO, Fe, Fe2O3 dư. Cho X tác dụng hết với dung
dịch HNO3 loãng thu được 3,136 lít NO (đktc) duy nhất. Thể tích CO đã dùng (đktc) là
A. 4,5 lít.
B. 4,704 lít.
C. 5,04 lít.
D. 36,36 lít.
Bài 42. Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ thu được 0,8 mol hỗn hợp khí X gồm CO, CO2 và
H2. Cho toàn bộ X phản ứng hết với CuO dư, đun nóng thu được hỗn hợp chất rắn Y. Hòa
tan hết Y bằng dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 0,4 mol khí NO (sản phẩm khử duy
nhất). Tỉ khối của X so với H2 là
A. 7,875.
B. 10,0
C. 3,9375.
D. 13,375
Bài 43. Cho hơi nước đi qua than nung nóng đỏ sau khi loại bỏ hơi nước dư thu được 17,92
lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm CO2, CO và H2. Hấp thụ X vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu
được 35,46 gam kết tủa và có V lít khí Y thoát ra. Cho Y tác dụng với CuO dư nung nóng
sau phản ứng thấy khối lượng chất rắn giảm m gam. Giá trị của m là:
A. 12,8.
B. 2,88.
C. 9,92.
D. 2,08.
Bài 44. Hoà tan 10g hỗn hợp gồm Mg, Zn, Fe vào 100ml dd hỗn hợp gồm H2SO4 0,8M và
HCl 1,2M. Dẫn 1/2 lượng khí thu được qua ống đựng m gam CuO nung nóng cho đến khi
phản ứng hoàn toàn thu được 14,08g chất rắn Y. Hoà tan Y trong dd AgNO3 dư thu được
chất rắn Z trong đó Ag chiếm 25,23% khối lượng. Giá trị m là:
A. 17,1
B. 14,4
C. 15,2
D. 16,8
Bài 45. Dẫn CO dư qua ống sứ chứa m gam hỗn hợp gồm CuO, Fe3O4. Dẫn hết khí sau phản
ứng đi qua bình đựng dd Ba(OH)2 dư; thu được 17,73 gam kết tủa . Cho rắn trong ống sứ lúc
sau phản ứng với HCl dư, thu được 0,672 lit H2 (đktc). Giá trị m là:
A. 6,32
B. 5,8
C. 6,34
D. 7,82
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án C
Dùng H2, CO, C hoặc Al để khử các ion kim loại có trong các hợp chất ở nhiệt độ cao là
phương pháp nhiệt luyện.
Phương pháp nhiệt luyện được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp để điều chế những kim
loại có độ hoạt động trung bình như Zn, Fe, Sn, Pb,...
Na, Ca, K là nhưng kim loại mạnh nên không được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện.
→ Chọn C.
Câu 2: Đáp án C
Chọn C
Câu 3: Đáp án C
20 − 16,8
16
Khối lượng chất rắn giảm chính là khối lượng của oxi → nO = nCuO pư =
= 0,2 mol
0, 2.80
Phần trăm CuO đã bị khử là: 20 x100% = 80%
Đáp án C.
Câu 4: Đáp án D
Chọn D
Câu 5: Đáp án B
Bảo toàn nguyên tố C → nCO =nCO2 = 0,1 mol
Bảo toàn khối lượng → mX + mCO = m chất rắn + mCO2 → m chất rắn= 37,6 + 0,1. 28 - 0,1. 44 = 36
gam
Đáp án B.
Câu 6: Đáp án B
Câu 7: Đáp án C
Bảo toàn nguyên tố C → nCO = nCO2 = 0,15 mol
→ V = 0,15.22.5 = 3,36 lít
Đáp án C.
Câu 8: Đáp án B
Vì lượng oxit dư nên toàn bộ lượng CO và H2 đều phản ứng hết
Mỗi phân tử CO và H2 đều nhận thêm 1 nguyên tử O hình thành CO2 và H2O → nO = nH2 +
nCO2 = 0,1 mol
Sử dụng tăng giảm khối lượng → m chất rắn = mhỗn hợp - mO = 24- 16. 0,1 = 22, 4 gam
Đáp án B.
Câu 9: Đáp án B
Bảo toàn nguyên tố C → nCO = nCO2 = 0,3 mol
→ V = 6,72 lít. Đáp án B.
Câu 10: Đáp án C
Luôn có nH2 = nH2O = 0,2 mol
Bảo toàn khối lượng → mhỗn hợp + mH2 = mFe + mH2O → mFe = 17,6 + 0,2. 2- 0,2. 18 = 14,4 gam
Đáp án C.
Câu 11: Đáp án B
bảo toàn e:
Chọn B
Câu 12: Đáp án C
Vì dung dịch Ca(OH)2 dư nên nCO2 = CaCO3 = 0,1 mol
Luôn có nO(oxit) = nCO2 = 0,1 mol
→ mO + mFe = 7,2 →mFe = 7,2 - 0,1. 16 = 5,6 gam
Đáp án C.
Câu 13: Đáp án C
Có nH2 = nH2O = 0,5 mol
Bảo toàn khối lượng → mkl = 32 + 0,5. 2- 9 = 24 gam
Đáp án C.
Câu 14: Đáp án B
Luôn có nCO = nCO2 = 0,025 mol
Bảo toàn khối lượng → a = 2 + 0,025. 44- 0,025. 28 = 2,4 gam
Đáp án B.
Câu 15: Đáp án A
Chọn A
Câu 16: Đáp án A
Số mol CO = 0,375 mol → số mol O trong X bị mất = 0,375 mol
→ khối lượng rắn Y = mX- mO (mất) = 45 - 0,375 x 16 = 39 gam.
Chọn đáp án A.
Câu 17: Đáp án B
Chọn B
Câu 18: Đáp án B
Gọi số mol của Fe và Fe2O3 lần lượt là x, y mol
+ Phản ứng với CO: Bảo toàn nguyên tố Fe → x + 2y = 0,2
+ Phản ứng với CuSO4 chỉ có Fe tham gia phản ưng
→ mtăng = mCu - mFe = 8x = 0,8 → x = 0,1 → y = 0,05 mol
→ m = 0,1. 56 + 0,05. 160 = 13,6 gam
Đáp án B.
Câu 19: Đáp án B
Muối tan thu được trong dung dịch Y là Fe2(SO4)3
Bảo toàn nguyên tố Fe → nFe2(SO4)3 = nFe2O3 = 0,1 mol
→ m muối= 0,1. 400 = 40 gam
Đáp án B.
Câu 20: Đáp án B
Chọn B
Câu 21: Đáp án A
Gọi số mol của CO và CO2 lần lượt là x, y mol
Ta có hệ
Gọi số mol của CuO và Fe2O3 lần lượt là a, b
Ta có hệ
%CuO=
x100% = 50% → % Fe2O3 = 50%
Đáp án A.
Câu 22: Đáp án C
Chọn C
Câu 23: Đáp án B
Câu 24: Đáp án C
Vì dung dịch Ca(OH)2 dư nên nCaCO3 = nCO2 = 0,2 mol
Luôn có nO( oxit) = nCO2 = 0,2 mol→ nFe =
= 0,15 mol
→ nFe : nO = 0,15 : 0,2 = 3: 4
Đáp án C.
Câu 25: Đáp án C
Có nO ( oxit) = nCO2 = 0,02 mol
Có nFe : nO = 0,015 : 0,02 = 3: 4 → oxit sắt là Fe3O4
Đáp án C.
Câu 26: Đáp án D
đặt a là khối lượng dd H2SO4
=> mdd sau phản ứng = 3.2+a
m(muối)=3.2+0.1a(96-16)/98 =3.2+4a/49(này là tăng giảm khối lượng)
=>3.2+a=0.129(3.2+4a/49) <=>a gần bằng = 58.84 => nH2SO4 =0.06 (này đầu đặt là mol
H2SO4 thì vẫn ra nha)
=> khối lượng oxit =>mol oxit 3.2/(2M+16x)=0.06/x <=> M=56x/3 => chọn x=3 M=56
(Fe) => D
Câu 27: Đáp án C
Câu 28: Đáp án D
Chọn D
Câu 29: Đáp án A
Câu 30: Đáp án B
Câu 31: Đáp án C
Chọn C
Câu 32: Đáp án B
Chọn B
Câu 33: Đáp án C
Bảo toàn electron → 2nCO = 3nNO → nCO = 0,03 mol
Bảo toàn nguyên tố C → nCO = nCO2 = 0,03 mol
Bảo toàn khối lượng → m = 6,72 + 0,03. 44- 0,03. 28 = 7,2 gam
Đáp án C.
Câu 34: Đáp án C
Bảo toàn electron → 2nCO = nNO2 → nCO = 0,195 mol
Bảo toàn nguyên tố C → nCO = nCO2 = 0,0975 mol
Bảo toàn khối lượng → m = 10,44 + 0,0975. 44- 0,0975. 28 = 12 gam
Đáp án C.
Câu 35: Đáp án A
Bảo toàn e:
Chọn A
Câu 36: Đáp án D
Chọn D
Câu 37: Đáp án B
Câu 38: Đáp án D
Phản ứng xảy ra hoàn toàn nên chất rắn thu được chỉ chứa sắt 0,4 mol
Gọi số mol của Fe và Fe2O3 lần lượt là x, y mol
Ta có hệ
% nFeO =
Đáp án D.
Câu 39: Đáp án B
. 100% = 66,67%
Chọn B
Câu 40: Đáp án D
Chọn D
Câu 41: Đáp án B
Bảo toàn electron cho toàn bộ quá trình → 2nCO = 3nNO
→ nCO= 0,21 mol → V = 4,704 lít. Đáp án B.
Câu 42: Đáp án A
→ Chọn A.
Câu 43: Đáp án C
PTHH: C + H2O → CO +H2 ; C + 2H2O → CO2 + 2H2. Đặt số mol CO = xmol ; CO2 = y mol
Suy ra nX = 2x + 3y= 0,8 mol. Số mol BaCO3 = 0,18 mol → số mol CO2 = 0,18 mol →y =
0,18 mol → x = 0,13 mol.
Hỗn hợp Y gồm CO và H2 → nY = 0,62 mol ||→ số mol O mất = 0,62 mol → khối lượng chất
rắn giảm : m = mO = 0,62 x 16 = 9,92 gam.
Chọn đáp án C.
Câu 44: Đáp án B
để ý 10 ÷ 65 = 0,1538....; 10 ÷ 24 = 0,416666...; ∑nH+ = 0,28 mol.
||→ có nghĩa là H₂ sinh ra được tính theo số mol H+ hay nH2 = 0,14 mol.
½ lượng này là 0,07 mol phản ứng với m gam CuO → 14,08 gam chất rắn Y.
||→ m = 14,08 + 0,07 × 16 = 15,2 gam. Chọn đáp án C. ♣.
vậy đề còn cho phần sau để làm gì??? tạm để đó, xem xét phần sau đã:
Gọi số mol Cu, CuO trong Y lần lượt là x và y mol (nếu không có CuO thì y = 0 nên không
cần thắc mắc chỗ này nhé).Thêm nữa, chắc chắc phải còn dư CuO vì Z là hỗn hợp rắn.
Phản ứng
có 64x + 80y = 14,08 gam và 2x × 108 ÷ (80y) = 25,23 ÷ (100 - 25,23).
Giải hệ được x = 0,02 và y = 0,16
Theo đó giá trị của m = (0,02 + 0,16) × 80 = 14,4 gam. Chọn đáp án B. ♦.
Giờ xét kĩ lại đề, nếu chọn B hoặc C thì B sẽ hợp lí hơn. Vì về mặt ngữ pháp, 10 gam hỗn
hợp vào dung dịch axit không nói có xảy ra hoàn toàn hay không nên sẽ không biết được
chính xác số mol H₂ sinh ra, theo đó B sẽ hợp lí hơn.!
Câu 45: Đáp án A