Tải bản đầy đủ (.doc) (129 trang)

Modun 23 sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô TC cơ điện nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.6 MB, 129 trang )

Modun 23: Sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô
Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện

LỜI NÓI ĐẦU
Trên thị trường Việt Nam hiện nay có rất nhiều loại, nhiều kiểu ô tô. Sự đa
dạng về chủng loại, đặc biệt là tính hiện đại về kết cấu, mức độ tự động hóa của hệ
thống trang bị điện trên ô tô hiện đại đang là nhu cầu cần tìm hiểu và làm quen của
nhiều người, nhiều đối tượng.
Giáo trình sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô này chỉ giới thiệu những
nội dung thuộc hệ thống điện của ô tô, vì thực tế khả năng làm việc cũng như tuổi
thọ của ô tô phụ thuộc rất nhiều vào tính năng làm việc và độ bền của hệ thống
trang bị điện trên xe.
Do sách được biên soạn làm giáo trình giảng dạy cho học sinh Trung Cấp
Nghề nên nội dung chỉ tập chung giới thiệu về nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lí làm
việc, phân tích những nguyên nhân và phương pháp kiểm tra sửa chữa, khắc phục
những hư hỏng thường gặp, hướng dẫn chăm sóc và bảo dưỡng kĩ thuật các thiết bị
điện trên ô tô.
Nội dung trình bày trong giáo trình này cũng có thể làm tài liệu tham khảo
cho các cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lí trong các nhà máy lắp ráp và sửa chữa ô tô.
Đây cũng là tài liệu bổ túc cần thiết cho công nhân kĩ thuật ngành ô tô và những
người sử dụng ô tô bởi vì ô tô ngày càng trở nên thông dụng đối với mọi người.
Từ tính chất, yêu cầu của mô đun, giáo trình này được biên soạn theo nội
dung bài giảng gồm 14 bài:
MD 23.1
MD 23.2
MD 23.3
MD 23.4
MD 23.5
MD 23.6


MD 23.7
MD 23.8
MD 23.9
MD 23.10
MD 23.11
MD 23.12

Sửa chữa và bảo dưỡng máy phỏt điện xoay chiều
Sửa chữa và bảo dưỡng bộ điều chỉnh điện (tiết chế )
Hệ thống thụng tin
Bảo dưỡng mạch báo áp suất dầu
Bảo dưỡng mạch báo áp suất hơi
Bảo dưỡng mạch báo nhiên liệu
Bảo dưỡng mạch báo nhiệt độ nước
Bảo dưỡng mạch báo tốc độ và km
Bảo dưỡng mạch báo nạp điện ắc quy
Bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng
Bảo dỡng hệ thống tín hiệu
Sửa chữa và bảo dưỡng bộ gạt nước mưa
Tµi liÖu lu hµnh néi bé
Trang

1


Modun 23: Sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô
Nam Định

MD 23.13
MD 23.14


Trường Trung Cấp Cơ Điện

Sửa chữa và bảo dưỡng bộ phun nước rửa kính
Bảo dưỡng máy điều hòa nhiệt độ khụng khí

Lần lượt trong các bài sẽ giới thiệu nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lí làm việc,
phương pháp kiểm tra và khắc phục, sửa chữa những hư hỏng thường gặp trong
thực tế của các thiết bị điện trên ô tô.
Mặc dù đã cố gắng nhiều nhưng trong quá trình biên soạn chắc chắn không
tránh khỏi sai sót cũng như chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các bạn đọc, rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của người đọc và đồng nghiệp để cuốn giáo trình
hoàn thiện hơn.
NGƯỜI BIÊN SOẠN

Trần Trung Hiếu

Tµi liÖu lu hµnh néi bé
Trang

2


Modun 23: Sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô
Nam Định
MÃ BÀI
MD 23 - 01

TÊN BÀI:
SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG

MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU

Trường Trung Cấp Cơ Điện

THỜI LƯỢNG (GIỜ)
LÝ THUYẾT
THỰC
HÀNH
4
15

A. MỤC TIÊU THỰC HIỆN:
Học xong bài này học sinh có khả năng:
- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của máy phát điện xoay chiều.
- Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay
chiều.
- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng được máy phát điện xoay
chiều trên ôtô đúng yêu cầu kỹ thuật..
B. NỘI DUNG
I-Nhiệm vụ, yêu cầu của máy phát điện xoay chiều.
1.Nhiệm vụ
Có nhiệm cụ cung cấp năng lượng điện cho các phụ tải điện ,với một điện thế
ổn định trong mọi điều kiện làm việc của ô tô máy kéo.
2.Phân loại
Máy phát xoay chiều có các dạng sau:
- Loại kích từ bằng nam châm vĩnh cửu:
Rotor là một nam châm vĩnh cửu, loại này đơn giản dễ chế tạo nhưng công
suất nhỏ, chỉ dùng trên xe gắn máy và động cơ cỡ nhỏ.
- Loại kích từ bằng nam châm điện, bao gồm hai loại sau:
- Loại có vòng tiếp điện và loại không có vòng tiếp điện

3.Yêu cầu
Chế độ làm việc luôn thay đổi của ô tô có ảnh hưởng đến chế độ làm việc
của hệ thống cung cấp điện, do đó xuất phát từ điều kiện phải luôn luôn đảm bảo
cho các phụ tải làm việc bình thường nên cần phải có những yêu cầu cho hệ thống
nạp như sau:
- Đảm bảo độ tin cậy đối đa của hệ điều chỉnh tự động trong mọi điều kiện sử
dụng của ô tô.
- Đảm bảo các đặc tính công tác của hệ điều chỉnh tự động có chất lượng cao
và ổn định trong khoảng thay đổi tốc độ và tải của máy phát điện.
- Đảm bảo nạp tốt cho accu và đảm bảo khởi động động cơ ô tô dễ dàng với
độ tin cậy cao.
- Ít chăm sóc, bảo dưỡng kỹ thuật.
Tµi liÖu lu hµnh néi bé
Trang

3


Modun 23: Sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô
Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện

- Có độ bền cơ khí cao, chịu rung xóc tốt.
- Đảm bảo thời hạn phụ vụ lâu dài.
II- Cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều
1. Loại có vòng tiếp điện
Máy phát xoay chiều bao gồm: Phần cảm (phần quay), phần ứng (phần đứng
yên), nắp máy, buli, cánh quạt và bộ chỉnh lưu.
4


3

2
1

1

5
11

6
9
7

1. Diode
10. Quạt

8

2. Bộ chỉnh lưu
3. Cổ góp 4. Phần ứng stato
5,6. Ổ bi
7. Chổi than 8. Nắp sau 9. Phần cảm rotor 11. Buli
Cấu tạo máy phát xoay

a. Rotor (phần cảm) :
Gồm trục (5), ở phía cuối trục có lắp các vòng tiếp điện (4), còn ở giữa lắp hai
chùm cực hình móng (1 và 2). Giữa hai chùm cực là cuộn dây (3) bằng đồng


được quấn ngay trên ống thép dẫn từ các đầu dây được hàn vào các vòng tiếp
điện.
4

Trang

Tµi liÖu
4 lu hµnh néi bé

4


Modun 23: Sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô
Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện

2

5
6

3

1- chùm cực từ tính S.
kích thích
4- Các vòng tiếp điện.

1


2- Chùm cực từ tính N.
5- Trục rotor

3- Cuộn dây
6- Ống thép dẫn từ.

Rotor máy phát điện xoay chiều loại có vòng tiếp điểm
- Khi có dòng điện qua cuộn dây -> cuộn dây và ống thép dẫn từ (6) trở thành
1 nam châm điện mà hai đầu ống thép là hai cực từ khác dấu. dưới ảnh hưởng của
các từ cực, các móng trở thành nam châm điện được đặt xen kẽ nhau. Rotor quay
trên hai ổ bi, đặt trong nắp bằng hợp kim nhôm, ở các nắp đều có các cửa thông gió
và ở chỗ lắp ổ bi đều có ống lót bằng thép. Trên nắp sau có bắt giá đỡ và các chổi
điện phía trong nắp có gắn bộ chỉnh lưu. Giá đỡ có đặt hai chổi điện bằng hợp chất
đồng than hoạt tính.
- Dòng điện kích từ khoảng (3 – 7)A. Ký hiệu các giắc cắm và các đầu dây
có thể ghi ở nắp sau của máy phát hoặc in trên mác của máy phát điện. Ở phần
đuôi của một số máy phát điện có thể lắp thêm bơm chân không hoặc bơm dầu cho
cacù hệ thống trợ lực

b. Stator (phần ứng):
Gồm khối thép được ghép bằng các lá thép điện kỹ thuật, phía trong có xẻ
nhiều rãnh phân bố đều K3
K2
H3
H2
để xếp các cuộn dâ. Phần
K1 H1
ứng cuộn dây stator

Tµi liÖu lu hµnh néi bé

Trang

5


Modun 23: Sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô
Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện

(cuộn dây phần ứng) gồm ba cuộn dây pha đặt lệch nhau 120 0. Còn các cuộn dây
pha
đấu theo kiểu hình sao (hoặc tam giác).
Bố trí các cuộn dây ứng điện trong phần ứng stator
Mỗi pha gồm 6 cuộn dây con nối tiếp nhau, 3 đầu dây của 3 pha bắt vào bộ
chỉnh lưu. Các cuộn dây được giữ chặt trong rãnh nhờ miếng chêm và cách điện
với stator bằng cáctông cách điện.
c. Bộ chỉnh lưu :
Ba pha của máy phát điện xoay chiều được đưa ra ngoài bằng 3 đầu dây để
bắt vào bộ chỉnh lưu. Thông thường người ta sử dụng bộ chỉnh lưu 6 diode và mắc
+
theo sơ đồ sau:
Pha
1
2
3
_

Sơ đồ bộ chỉnh lưu
Các diode có cực âm ra mát được bắt ngay trên nắp sau của máy phát điện

hoặc trên một tấm tản nhiệt riêng.
Các diode chỉnh lưu có điện thế ngược cho phép lớn, độ sụt thế theo chiều
thuận nhỏ, ít bị già hóa và có khả năng làm việc ở nhiệt độ cao.
 Nguyên lý chỉnh lưu trong hai cách đấu dây của rotor
a. Cách đấu dây hình sao :
Trong cách đấu dây này, nếu tải ở các pha bằng nhau thì không có dòng điện
chạy trong dây trong hòa. Khi rotor quay từ thông xuyên qua các cuộn dây lệch
nhau 1200,do đó sức điện động sinh ra cũng lệch nhau 1200.
3

6

2

5

1

4

U

u
v
R
u

w

W


k t

v

Tµi liÖu lu hµnh néi bé
Trang

w
6


Modun 23: Sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô
Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện
αο
360o

4 6 6 6 6 5 5 5 5 4 4 4
2 2 2 1 1 1 1 3 3 3 3 2

Hình 5: Sơ đồ chỉnh lưu
Hình 6: Đồ thị chỉnh lưu
dòng điện ba pha hình sao.
dòng điện 3 pha hình sao.
Hình vẽ trên trình bày sự chỉnh lưu của dòng điện xoay chiều 3 pha với kiểu
đấu dây hình sao, quá trình có thể mô tả như sau:
Giả sử khi rotor quay, ở vị trí α = 300, trong khoảng này điện áp trên cuộn w
dương nhất, điện áp trên cuộn v âm nhất, nên dòng điện đi theo chiều: từ w 

diode 4 R mát  diode 2  v  w.
Khi α = 30 - 600 thì điện áp trên cuộn u dương nhất, điện áp trên cuộn V âm
nhất, nên dòng điện đi theo chiều: từ u  diode 6  R  mát  diode 2  v
 u.
Tại thời điểm α = 1500 : u dương, v = 0, w âm.Ngoài ù dòng điện đi theo
chiều cũ, còn có dòng từ u  diode 5  R  mát  diode 1  w  v.
** Như vậy trong mỗi thời điểm có một cặp diode làm việc và điện áp chỉnh
lưu vẫn còn dạng nhấp nhô như hình vẽ.

b. Cách đấu hình tam giác :
3

6

2

5

1

4

U
v

u

w

v


u

w

αο
v

w

R

360o

u

W

kt

v

w

u

Tµi liÖu lu hµnh néi bé
Trang

7



Modun 23: Sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô
Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện

Sơ đồ chỉnh lưu và đồ thị chỉnh lưu dòng điện
3 pha hình tam giac
Cách đấu này thường thấy trên một vài loại xe như xe Jeep và một số máy kéo
của Liên Xô.
Khi tải đối xứng, Iu = Iv = Iw =

3 IP và Ud = Up
** Tóm lại, cách mắc hình tam giác không có lợi về điện áp mà chỉ có lợi về
dòng điện. Nên cách mắc này được sử dụng trên những ô tô máy kéo có công suất
điện lớn.
d. Nguyên lý làm việc của máy phát xoay chiều:
Đối với máy phát xoay chiều thì phần cảm không có từ dư nên phải kích từ
ban đầu bằng nguồn 1 chiều. Khi phần cảm quay làm từ thông biến đổi trong

cuộn dây phần ứng, cuộn dây phần ứng sẽ xuất hiện sức điện động cảm ứng
xoay chiều, được nắn thành dòng điện DC nhờ bộ chỉnh lưu. Nên máy phát điện
Tµi liÖu lu hµnh néi bé
Trang

8


Modun 23: Sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô

Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện

xoay chiều có đặc tính tự hạn chế dòng, không cần bộ điều chỉnh cường độ dòng
điện.
Nguyên lý làm việc của máy phát xoay chiều
Nhờ bộ chỉnh lưu bằng diode ngăn cản dòng từ accu đi ngược vào máy phát
do đó không cần rơle dòng điện ngược để ngắt điện giữa máy phát và accu khi
động cơ không làm việc.
Tuy nhiên trong quá trình làm việc không được mắc ngược cực tính của accu
vì nó sẽ làm cho accu bị ngắn mạch, bộ nắn điện và máy phát cũng như accu sẽ bị
hỏng. Đặc biệt đối với hệ thống điện 24 V, thường có dòng rò khá lớn, nên người
ta thường sử dụng 1 rờle ngắt toàn bộ hệ thống điện khi động cơ không làm việc
(có thể lắp ở phần đường dây nối mát hoặc dây (+) đến phụ tải. Công suất của máy
phát điện cho các xe có phụ tải lớn như điều hòa nhiệt độ thường khá lớn từ 800W
trở lên
II.2.Loại không có vòng tiếp điện
Để tăng tuổi thọ và độ tin cậy của máy phát xoay chiều, người ta mong muốn
bỏ các vòng tiếp điện, chổi điện và làm cuộn kích từ đứng yên. Khi đó

tuổi thọ của máy phát chỉ còn bị hạn chế bởi độ mòn của các ổ bi và sự già
hóa của chất cách điện.
Dạng này thích hợp khi sử dụng ở những điều kiện làm việc đặc biệt khó khăn
ở các máy kéo vận chuyển, các máy kéo canh tác nông nghiệp và trên các ô tô đặc
biệt.
** Tóm lại, về mặt kết cấu, máy phát kích từ kiểu điện từ không vòng tiếp
điện đều có nhược điểm là trọng lượng của chúng đều lớn hơn các máy phát xoay
chiều loại có vòng tiếp điện cùng công suất.
3


4

5

6

7

8

1

Tµi liÖu lu hµnh néi bé
Trang

9


Modun 23: Sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô
Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện

2
A
9
A
11
A

A
1. Buli
2. Quạt
3. Nắp trước
4. Phần ứng statọr
A
A
A 7. Nắp sau
5. Cuộn kích cố định
6. Chùm cực
8.
A
Bộ điều chỉnh điện áp
A
9. Diode chỉnh lưu 10. Chân gắn
11. CưÏc
A từ.
A
A
Sơ đồ máy phát điện xoay chiều không vòng tiếp
A điện kiểu N3 của Bosch
A
A
A
A
A
A
III- Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và Aphương pháp kiểm tra bảo
A
dưỡng máy phát điện xoay chiều ôtô.

A
1-Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng.
A
Hư hỏng phần cơ :
A
A cơ: vỏ máy, nắp máy, cánh
Máy phát điện xoay chiều có thể bị hư hỏng phần
A
quạt, Buli, then bị nứt, bể sẽ không đảm bảo trong quá
A trình làm việc. Khi lắp máy
phát vào động cơ (cũng như khi đang sử dụng) cần A
phải kiểm tra lực căng dây đai
A
thường xuyên, hoặc ấn ngón tay cái vào giữa dây đai
thì độ chùng khoảng 6 - 12
A
cm. Các ổ bi không được bôi trơn, mòn quá giới hạn
A hoặc trục rotor bị cong quá
mức sẽ ảnh hưởng đến độ bền cơ khí của máy phát.ASự lắp ghép của ổ bi với trục
A
rotor và nắp nếu không đúng yêu cầu (do mòn) cũngAgây rung động cho máy phát.
Ở nắp đầu cổ góp cần kiểm tra độ mòn của bạcAtrượt, nếu khe hở với trục quá

0,1mm thì phải thay ổ trượt, một số máy phát, ổ trượt và nắp gắn liền thì phải thay
nguyên bộ, mỗi khi thay bạc trượt, ổ bi cần phải thay khớp chắn dầu. Ngoài ra bụi
bám nhiều cũng làm ảnh hưởng đến sự làm nguội của máy phát.
** Nhìn chung, các hư hỏng phần cơ có thể phát hiện qua kiểm tra bằng mắt,
quay rotor có thể kiểm tra được khe hở chiều trục, khe hở hướng kính, cũng như sự
kẹt trục của rotor trong các ổ bi và sự ma sát của rotor với stator
Tµi liÖu lu hµnh néi bé

Trang

10


Modun 23: Sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô
Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện

2-.Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng
Kiểm tra rotor:
-- Kiểm tra hở mạch :
Đứt mạch cuộn dây kích thích, mối hàn nối vòng tiếp xúc bị hở, các dây nối
từ chổi than bị sút, đứt v.v… đều làm mất dòng điện kích thích và sức điện động
cảm ứng chỉ đạt 3 - 4V nhờ từ dư của rotor. Kiểm tra bằng cách nối hai đầu của
đèn kiểm tra hoặc hai đầu của ôm kế vào hai vành tiếp điện. Nếu đèn không sáng
hoặc ôm kế không nhảy tức là có hở mạch, đèn sáng mờ hay ôm kế chỉ điện trở
không đúng quy định là do sự hở mạch hoặc sự tiếp điện không tốt, nếu đèn quá
sáng hoặc ôm kế chỉ chỉ điện trở quá bé thì cho biết có sự chập mạch bên trong
vòng dây cuộn kích, (chẳng hạn như máy phát xoay chiều của xe Camry Applo:
giá trị điện trở của cuộn rotor phải ở trong khoảng 2,47 - 2,73Ω ở 200C).

-- Kiểm tra chạm mát :
Cực từ

Vành
tiếp điện

Kiểm tra cuộn kích từ

Đặt một đầu ôm kế lên vành tiếp điện, một đầu lên trục rotor nếu ôm kế chỉ
giá trị nào đó (thường khoảng vài Ω ) thì cuộn dây rotor bị chạm làm cho Ik tăng
dẫn đến cuộn Wk bị hỏng nhanh do quá nhiệt, hoặc tiết chế cũng bị quá dòng, cần
tháo ra quấn lại dây, sau đó hàn lại.
(c) Kiểm tra phần ứng stator :
-- Kiểm tra đứt mạch :
Tµi liÖu lu hµnh néi bé
Trang

11


Modun 23: Sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô
Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện

- Trước hết phải cẩn thận tháo các đầu nối với bộ chỉnh lưu, tách stator khỏi
nắp sau.
- Nối lần lượt hai pha của máy phát vào ôm kế hoặc accu qua đèn kiểm tra ta
sẽ phát hiện được mạch đứt khi đèn không sáng, hoặc ôm kế chỉ giá trị.
-- Kiểm tra chạm mát :
Dùng ôm kế đặt một đầu vào cuộn stator, đầu còn lại vào vỏ máy phát, nếu
ôm kế chỉ ∞ là tốt, chỉ 0 là bị chạm mát.
(d) Kiểm tra diode:
+ Diode bị thủng có thể do quá áp hoặc quá dòng, dùng ôm kế hoặc mắc bóng
đèn vào nguồn DC để kiểm tra.
* Diode bị thủng do quá áp thường là do tiết chế hỏng -> U mf tăng quá
cao...
* Diode bị thủng do quá dòng khi mắc nhằm diện cực accu.

+ Các đầu nối của diode bị đứt, hở hoặc diode bị già hóa sẽ làm tăng điện trở
bộ chỉnh lưu, làm tăng độ sụt áp trên các diode.
+ Cách kiểm tra thông thường nhất đối với giàn diode là
* Dùng nguồn điện 12 V và đèn kiểm tra với bóng đèn 15W
* Cách kiểm tra bằng ôm kế:
- Đặt hai que của ôm kế lần lượt vào 2 đầu diode, theo chiều thuận điện trở
phải thấp chừng vài Ω và theo chiều nghịch điện trở của nó đạt vài chục KΩ.
- Nếu theo chiều thuận mà điện trở diode khá lớn là sự tiếp xúc giữa các lớp
bán dẫn và chân diode có sự hư hỏng hoặc diode bị già hóa. Theo chiều nghịch mà
giá trị điện trở nhỏ thì diode bị đánh thủng.
+ Các diode bị hư hỏng được ép ra khỏi vỉ bằng dụng cụ chuyên dùng và
được thay thế bằng các diode cùng loại.
+ Khi hàn diode vào dàn chỉnh lưu phải thực hiện nhanh để nhiệt độ diode
không lên quá cao làm hỏng lớp tiếp giáp. Ở một số máy phát còn có tụ chống
nhiễu vô tuyến, mỗi lần tháo máy phát cần kiểm tra các tình trạng của nó chủ yếu
là không bị ngắn mạch.
+ Để đề phòng diode bị thủng, ngoài việc chú ý khi đấu các đầu dây của hệ
thống cung cấp điện cần tránh thói quen “quẹt” đầu dây của máy phát với mát,
cũng không được tháo các đầu dây máy phát hoặc accu khi động cơ đang hoạt
động vì trong trường hợp này trên các diode chỉnh lưu có thể xuất hiện các điện áp
cao làm nó bị đánh thủng.
(e) Kiểm tra lò xo chổi điện và chổi điện :
Tµi liÖu lu hµnh néi bé
Trang

12


Modun 23: Sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô
Nam Định


Trường Trung Cấp Cơ Điện

- Chổi than (chổi điện) được kiểm tra về chiều dài, nếu mòn quá 1/3 thì phải
thay, chẳng hạn đối với máy phát điện trên xe Camry Appolo cần phải đảm bảo
rằng chiều dài chổi điện phải > 3,8mm.
- Mặt tiếp xúc của chổi điện và cổ góp điện phải tốt, nếu không thì phải dùng
vải nhám quấn ngược lên vành tiếp điện, lắp rotor lên đầu trục máy phát, lắp chổi
than vào và quay stator sao cho mặt tiếp xúc giữa vành tiếp điện và chổi than đạt
lớn hơn 75% rồi dùng gió nén thổi sạch.
- Kiểm tra về sự méo mó, sự quá nhiệt và sức căng của lò xo: Móc lực kế vào
đầu lò xo, kéo theo đường tâm đến khi nào lò xo nhấc khỏi chổi than, dừng lại ở
đó, đọc chỉ số trên lực kế rồi so sánh với giá trị của nhà chế tạo (có thể dùng 1 tờ
giấy mỏng đặt giữa chổi than và vành tiếp điện khi nào kéo tờ giấy ra được nhẹ
nhàng thì đọc trị số lực kế) thông thường sức căng lò xo không được giảm quá
30% so với sức căng của nhà chế tạo qui định.
IV-Bảo dưỡng máy phát điện xoay chiều.

Vị trí gá lắp của máy phát
• Làm sạch khu vực máy phát.
• Tháo cực âm accu để ngăn ngừa sự chập mạch bất ngờ trong quá trình làm việc.
• Tháo vòng nhựa cách điện lấy đai ốc và dây dẫn từ cực B+ của máy phát ra.
• Nới lỏng bulon định vị máy phát và then khóa ở mặt trước máy phát xoay
chiều.
• Làm giảm bớt lực căng từ dây curoa bằng cách nới lỏng đai ốc điều chỉnh ở
phần trên đỉnh của giá điều chỉnh (nếu truyền động bằng bánh căng thì tháo bánh
căng dây đai trước).
• Tháo bulon định vị và đai ốc điều chỉnh, lấy máy phát ra khỏi xe.

Tµi liÖu lu hµnh néi bé

Trang

13


Modun 23: Sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô
Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện

• Với loại máy phát như hình trên thì: sau khi nới lỏng bulon định vị và đai ốc
điều chỉnh máy phát ta đẩy máy phát về phía động cơ để làm lỏng dây đai và tháo
dây đai.
• Qui trình lắp tương tự qui trình tháo và chú ý những điểm sau cho cả khi
tháo và lắp máy phát điện:
- Không được siết quá căng dây curoa truyền động.
- Đảm bảo rằng tất cả những liên quan về điện phải được làm sạch và siết
chặt.
- Một số máy phát điện được kéo bằng dây curoa nhiều rãnh (từ 4 - 5 rãnh) và
mỏng khi lắp phải chú ý kiểm tra kỹ để dây đai nằm đúng các rãnh ở Buli máy phát
và Buli trục khuỷu (đôi khi cả Buli máy điều hòa nhiệt độ), nếu không khi chạy
dây curoa sẽ bị xé rách.
- Với các máy phát có giá đỡ chổi than được bắt cố định bên trong nắp sau,
lúc này, muốn tháo nắp sau máy phát điện trước hết phải dùng que sắt có đường
kính khoảng 2 mm xuyên vào lỗ nhỏ ở gần cụm chổi than để nâng chổi than lên.
Nếu không, khi đóng nắp ra chổi than sẽ tì vào vòng bi và bị gãy, mẻ. . .
- Không làm bẩn hoặc mất tiếp xúc của khung tiếp mát ở bộ điều chỉnh điện
vi mạch với nắp máy. Nếu không chú ý có thể máy phát sẽ không mồi từ được
hoặc không điều chỉnh điện áp được.
- Với loại máy phát như trên khi lắp cần chú ý:

+ Siết bullon cố định sao cho máy phát không được ngả về phía sau.
+ Đặt vào giữa máy phát và động cơ một thanh nạy và nạy bật lên về phía sau
máy phát. Không được nạy bật, tì vào nắp đậy hệ thống phân phối khí, giữ vị trí
thanh nạy đó, siết chặt đai ốc điều chỉnh, kiểm tra sức căng dây đai, dùng dụng cụ
đo kiểm tra sức căng.
Làm sạch từng phần:
- Cuộn dây rotor và stator nếu có dính vết dầu bẩn có thể dùng giẻ thấm một ít
xăng để lau chùi, sau đó dùng khí nén thổi hoặc để ngoài không khí cho khô.
- Trừ cuộn dây rotor, stator và chổi than, những chi tiết khác dùng dầu để rửa
rồi lau chùi sạch sẽ.
- Vòng tiếp điện bị cháy rỗ hoặc bị xước, mòn khuyết, đem tiện trên máy
thông thường hoặc chuyên dùng cho đến khi hết các vết đen nhưng không được
quá 1 mm theo đường kính. Sau khi tiện, độ dao động về đường kính của các bề
mặt trên đối với cổ trục không được quá 0,1 mm đối với tất cả các loại ôtô. Độ
bóng yêu cầu của các bề mặt tiếp xúc có được bằng cách đánh bóng bằng giấy
nhám số 0 ngay trên máy tiện. Vành tiếp xúc có độ mòn lớn hơn 0,1 mm thì phải
Tµi liÖu lu hµnh néi bé
Trang

14


Modun 23: Sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô
Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện

thay thế. Lúc đó phải tháo mối hàn đầu dây của cuộn kích thích ra khỏi vành và ép
vành ra khỏi điện cực. Vành mới được ép lên trục nhờ trục gá và bàn ép bằng tay
sau đó tiện và đánh bóng, các đầu dây của cuộn kích thích được hàn lại.

- Kiểm tra những ổ bi về độ mài mòn và độ rơ, cần thiết thì thay mới

Tµi liÖu lu hµnh néi bé
Trang

15


Modun 23: Sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô
Nam Định

MÃ BÀI
TÊN BÀI:
MD 23 - 02
SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG
BỘ ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN (TIẾT
CHẾ)

Trường Trung Cấp Cơ Điện

THỜI
(GIỜ)

THUYẾT
3

LƯỢNG
THỰC
HÀNH
15


A. MỤC TIÊU THỰC HIỆN:
Học xong bài này học sinh có khả năng:
- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại bộ điều chỉnh điện.
- Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của bộ điều chỉnh điện.
- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa được bộ điều chỉnh
điện đúng yêu cầu kỹ thuật.
A. NỘI DUNG:
I- Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại bộ điều chỉnh điện.
Bộ tiết chế có nhiệm vụ đảm bảo điện áp cung cấp của máy phát hầu như
không đổi trong quá trình làm việc.
Ngoài ra trên bộ tiết chế còn có thể có các bộ phận làm nhiệm vụ ngăn chặn
dòng điện từ accu phóng qua máy phát hoặc làm nhiệm vụ điều khiển, mạch báo
sạc v.v…
Tùy theo cấu tạo của bộ điều chỉnh điện (bộ tiết chế) cho máy phát xoay
chiều người ta chia ra hai loại chính:
+ Loại rung đơn thuần dùng cặp tiếp điểm cơ khí.
+ loại bán dẫn có tiếp điểm điều khiển và loại bán dẫn không có tiếp điểm
điều khiển (loại linh kiện rời và bán dẫn vi mạch
II- Cấu tạo và hoạt động của bộ điều chỉnh điện.
1-Cấu tạo.
2-Nguyên tắc hoạt động.
III- Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng,
sửa chữa bộ điều chỉnh điện.
1- Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng.
2-.Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa.
IV- Bảo dưỡng và sửa chữa bộ đIều chỉnh điện..
1- Quy trình - Tháo lắp, bảo dưỡng và sửa chữa .
2- Bảo dưỡng - Tháo và kiểm tra chi tiết:
Tµi liÖu lu hµnh néi bé

Trang

16


Modun 23: Sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô
Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện

- Lắp và điều chỉnh : Khe hở tiếp điểm, điện áp .
3- Sửa chữa: -Tháo và kiểm tra chi tiết:
- Sửa chữa : Khung từ, tiếp điểm và thay điện trở.
- Lắp và điều chỉnh: Khe hở tiếp điểm, điện áp .

MÃ BÀI
MD 23 - 03

TÊN BÀI:
BẢO DƯỠNG
HỆ THỐNG THÔNG TIN

THỜI
(GIỜ)

THUYẾT
3

LƯỢNG
THỰC

HÀNH
15

A. MỤC TIÊU THỰC HIỆN:
Học xong bài này học sinh có khả năng
- Phát biểu đúng nhiệm vụ và yêu cầu của hệ thống thông tin
- Giải thích được sơ đồ cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của hệ thống thông
tin..
- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng được bên ngoài hệ thống
thông tin ôtô đúng yêu cầu kỹ thuật..
A. NỘI DUNG:
I- Nhiệm vụ, yêu cầu, yêu cầu của hệ thống thông tin..
1. Nhiệm vụ
Hệ thống thông tin trên xe bao gồm các bảng đồng hồ (tableau), màn hình và
các đèn báo giúp tài xế và người sửa chữa biết được thông tin về tình trạng hoạt
động của các hệ thống chính trong xe.
2. Phân loại
Hệ thống thông tin trên ôtô có hai dạng:
a.
Thông tin dạng tương tự
Thông tin dạng tương tự (analog) trên ôtô thường hiển thị thông qua các loại
đồng hồ chỉ báo bằng kim.
b.
Thông tin dạng số

Tµi liÖu lu hµnh néi bé
Trang

17



Modun 23: Sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô
Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện

Thông tin dạng số: (digital) sử dụng các tín hiệu từ các cảm biến khác nhau và
tính toán dựa trên các tín hiệu này để xác định tốc độ xe, rồi hiển thị chúng ở dạng
số hay các đồ thị dạng cột

3.Yêu cầu
Do đặc thù trong hoạt động của ôtô, hệ thống thông tin trên ôtô ngoài yêu cầu tính
mỹ thuật phải đảm bảo:
- Độ bền cơ học.
- Chịu được nhiệt độ cao.
- Chịu được độ ẩm.
- Không làm chói mắt tài xế.
II- Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của hệ thống thông tin.
Hệ thống thông tin trên xe bao gồm các bảng đồng hồ (tableau), màn hình và
các đèn báo giúp tài xế và người sửa chữa biết được thông tin về tình trạng hoạt
động của các hệ thống chính trong xe. Thông tin có thể truyền đến tài xế qua 2
dạng: tương tự (tableau kim) và số (tableau hiện số). Trên một số loại xe người ta
cũng dùng tiếng nói để truyền thông tin đến tài xế.
Đèn báo hiệu
và đèn cảnh
báo

Đồng hồ Đèn báo
Các đèn báo hiệu
tốc độ động rẽ

Đồng hồ tốc và đèn cảnh báo

độ xe

Vôn kế

Đồng hồ nhiệt độ
nước làm mát

A- Báo áp lực nhớt
B- Báo điện áp

Đồng hồ
nhiên liệu

Đèn báo
chế độ pha

C- Báo nhiệt độ nhớt
D- Báo mực xăng

Đồng hồ áp suất
dầu

E: Các đèn báo
F- Tốc độ xe

G- Tốc độ động cơ
H- Hành trình


Tµi liÖu lu hµnh néi bé
Trang

18


Modun 23: Sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ơ tơ
Nam Định

Đèn báo phanh tay
Đèn báo chưa thắt
dây an tồn
Đèn báo nạp

Trường Trung Cấp Cơ Điện

(a).
T
Đèn báo thắt dây an tồn
chưa đúng vị trí
BELT
Đèn báo lọc nhiên liệu bị
bẩn, nghẹt
Đèn báo mực nước làm
mát thấp

Đèn báo áp lực nhớt

Đèn báo rẽ


thấp
Đèn báo mực nhớt
động cơ
Đèn báo lỗi (điều
khiển động cơ)
Đèn báo có cửa chưa

Đèn báo nguy
Đèn báo xơng ( sấy)
Đèn báo pha

đóng chặt

Các loại đồng hồ chỉ thò bằng kim và các ký hiệu trên bảng đồng
hồ.
Cấu trúc tổng qt
Bao gồm các đồng hồ sau:
aĐồng hồ tốc độ xe (speedometer)
Đồng hồ tốc độ xe dùng để hiển thị tốc độ xe chạy theo kilomet hoặc dặm
(mile). Nó thường được tích hợp với đồng hồ đo qng đường (odometer) để báo
qng đường xe đã đi từ lúc xe bắt đầu hoạt động và đồng hồ hành trình
(tripmeter) để đo các khoảng cách ngắn giữa điểm đi và điểm đến.
bĐồng hồ tốc độ động cơ (tachometer)
Hiển thị tốc độ động cơ (tốc độ trục khuỷu) theo v/p (vòng/phút) hay rpm.
cVơn kế
Chỉ thị điện áp accu hay điện áp ra của máy phát. Loại này hiện nay khơng
còn trên tableau nữa.
dĐồng hồ áp lực nhớt: Chỉ thị áp lực nhớt của động cơ.
eĐồng hồ nhiệt độ nước làm mát: Chỉ thị nhiệt độ nước làm mát động
cơ.

fĐồng hồ báo nhiên liệu: Chỉ thị mức nhiên liệu có trong thùng chứa.
gĐèn báo áp suất nhớt thấp.
Chỉ thị áp suất nhớt động cơ thấp dưới mức bình thường.
Tµi liƯu lu hµnh néi bé
Trang

19


Modun 23: Sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô
Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện

hĐèn báo nạp
Báo hệ thống nạp hoạt động không bình thường (máy phát hư).
iĐèn báo pha
Báo đèn đang ở chế độ chiếu xa.
jĐèn báo rẽ
Báo rẽ phải hay trái.
kĐèn báo nguy hoặc ưu tiên.
Đèn này được bật khi muốn báo nguy hoặc xin ưu tiên. Lúc này cả hai bên
đèn rẽ phải và trái sẽ chớp.
lĐèn báo mức nhiên liệu thấp.
Báo nhiên liệu trong thùng nhiên liệu sắp hết.
mĐèn báo hệ thống phanh.
Báo đang kéo phanh tay, dầu phanh không đủ hay bố phanh quá mòn.
nĐèn báo cửa mở.
Báo có cửa chưa được đóng chặt.
oĐèn báo lỗi của các hệ thống điều khiển: phanh chống hãm cứng

ABS, hệ thống điều khiển động cơ CHECK ENGINE, hệ thống kiểm soát lực kéo
TRC...
pĐèn báo vị trí tay số của hộp số tự động: P-R-N-D-1-2
IV- Bảo dưỡng bên ngoài các bộ phận của hệ thống thông tin.
1-Quy trình: Tháo lắp, bảo dưỡng bên ngoài hệ thống thông tin.
2-Tháo và nhận dạng:các bộ phận hệ thống thông tin.
3-Bảo dưỡng -Làm sạch và lắp các bộ phận hệ thống thông tin

MÃ BÀI
TÊN BÀI:
MD 23 - 04
BẢO DƯỠNG
MẠCH BÁO ÁP SUẤT DẦU

THỜI LƯỢNG
(GIỜ)

THỰC
THUYẾT
HÀNH
2
5

Tµi liÖu lu hµnh néi bé
Trang

20


Modun 23: Sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô

Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện

A. MỤC TIÊU THỰC HIỆN:
Học xong bài này học sinh có khả năng:
- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của mạch báo áp suất dầu bôi trơn.
- Giải thích được sơ đồ cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của mạch báo áp suất
dầu bôi trơn.
- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng được mạch báo áp suất dầu bôi
trơn đúng yêu cầu kỹ thuật.
B. MỤC TIÊU THỰC HIỆN:
I- Nhiệm vụ, của mạch áp suất dầu bôi trơn.
Đồng hồ áp suất nhớt báo áp suất nhớt trong động cơ giúp phát hiện hư hỏng
trong hệ thống bôi trơn. Đồng hồ áp suất nhớt thường là loại đồng hồ kiểu lưỡng
kim.
II-Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của mạch báo áp suất dầu bôi trơn.
Đồng hồ loại này thường gồm hai phần: cảm biến áp lực nhớt, được lắp vào
cac-te của động cơ hoặc lắp ở lọc nhớt và đồng hồ (bộ phận chỉ thị) được bố trí ở
bảng tableau trước mặt tài xế. Đồng hồ và cảm biến mắc nối tiếp với nhau và đấu
vào mạch sau công tắc máy.
Cảm biến chuyển sự thay đổi áp suất nhớt thành tín hiệu điện để đưa về đồng
hồ đo. Đồng hồ là bộ phận chỉ thị áp suất nhớt ứng với các tín hiệu điện thay đổi từ
cảm biến. Thang đo đồng hồ được phân độ theo đơn vị kg/cm2 hoặc bar.
Trên các ôtô ngày nay, ta có thể gặp bốn loại đồng hồ áp suất dầu nhớt: loại
nhiệt điện, loại từ điện, cơ khí và loại điện tử. Ở đây chỉ giới thiệu hai loại là đồng
hồ nhiệt điện và từ điện.

Đồng hồ áp suất nhớt kiểu nhiệt điện.
P h a àn t ö û l ö ô õn g k i m


tạo:
tạo
đồng

B o ä t a ïo a ùp s u a át d a àu

D a ây m a y s o

P h a àn t ö û l ö ô õn g k i m
D a ây m a y s o
T i e áp ñ i e åm

C o ân g
t a éc m a ùy
A ccu

a øn g
Tµi liÖu lu hµnh néiMbé

Trang

C a ûm b i e án a ùp s u a át d a àu

Cấu
Cấu
của
hồ

21



Modun 23: Sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô
Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện

Nguyên lý hoạt động:
Khi cho dòng điện đi qua một phần tử lưỡng kim được chế tạo bằng cách liên
kết hai loại kim loại hoặc hợp kim có hệ số giãn nở nhiệt khác nhau khiến phần tử
lưỡng kim cong khi nhiệt tăng. Đồng hồ bao gồm một phần tử lưỡng kim kết hợp
với một dây may so (nung). Phần tử lưỡng kim có hình dạng như hình 1.6. Phần tử
lưỡng kim bị cong do ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường không làm sai đồng hồ.
Hoạt động:
L ö ô õn g k i m

A

D a ây m a y s o

K h o ân g s i n h n h i e ät

B ò c o n g b ô ûi d o øn g ñ i e än

A

S i n h n h i e ät

N h i e ät ñ o ä k h o ân g c a o
( K h o ân g s a i s o á )


Áp suất nhớt thấp/không có áp suất nhớt.
Phần tử lưỡng kim ở cảm biến áp suất nhớt có gắn một tiếp điểm. Độ dịch
chuyển của kim đồng hồ tỉ lệ với dòng điện chạy qua dây may so. Khi áp suất nhớt
bằng không, tiếp điểm mở, không có dòng điện chạy qua khi bật công tắc máy. Vì
vậy, kim vẫn chỉ không.
Khi áp suất nhớt thấp, màng đẩy tiếp điểm làm nó tiếp xúc nhẹ, nên dòng
điện chạy qua dây may so của cảm biến. Vì lực tiếp xúc của tiếp điểm yếu, tiếp
điểm sẽ lại mở ra do phần tử lưỡng kim bị uốn cong do nhiệt sinh ra. Tiếp điểm sẽ
Tµi liÖu lu hµnh néi bé
Trang

22


Modun 23: Sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô
Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện

mở ra sau một thời gian rất ngắn có dòng điện chạy qua nên nhiệt độ của phần tử
lưỡng kim trên đồng hồ không tăng và nó bị uốn ít. Vì vậy, kim sẽ lệch nhẹ.
Ñ o àn g h o à b a ù o a ù p s u a á t d a àu

C o ân g
t a éc m a ùy

A ccu

C a û m b i e án

a ùp s u a át d a àu

K h o ân g c o ù a ùp s u a át d a àu

Hoạt

động của đồng

hồ nhiệt điện khi áp suất nhớt thấp/nhỏ.
Áp suất nhớt cao.
Khi áp suất nhớt tăng, màng đẩy tiếp điểm mạnh hơn, nâng phần tử lưỡng kim
lên. Vì vậy, dòng điện sẽ chạy qua lưỡng kim trong một thời gian dài. Tiếp điểm sẽ
chỉ mở khi phần tử lưỡng kim uốn lên trên. Dòng điện chạy qua đồng hồ áp suất
nhớt trong thời gian dài cho đến khi tiếp điểm của cảm biến áp suất nhớt mở. Nhiệt
độ phần tử lưỡng kim phía đồng hồ tăng làm tăng độ cong của nó, khiến kim đồng
hồ lệch nhiều. Như vậy, độ cong của phần tử lưỡng kim trong đồng hồ tỉ lệ với độ
cong của phần tử lưỡng kim trong cảm biến áp suất nhớt.

Ñ o àn g h o à b a ù o a ù p s u a á t d a à u

C o ân g
t a é c m a ùy

A ccu

C a û m b i e án
a ùp s u a át d a àu

A Ùp s u a á t d a à u c a o


Tµi liÖu lu hµnh néi bé
Trang

23


Modun 23: Sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô
Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện

Hoạt động của đồng hồ nhiệt điện khi áp suất nhớt cao.
Đồng hồ áp suất nhớt loại từ điện.
Cấu tạo: Cấu tạo đồng hồ loại này được trình bày trên hình 1.9.

Chú thích hình vẽ
a) Sơ đồ chung.
b) Véctơ từ thông tổng và vị trí kim đồng hồ ứng với các vị trí khác nhau.
c) Sơ đồ nguyên lý đấu dây.
1- Buồng áp suất
11- Lá đồng tiếp điện
2- Chốt tì
12- Dây dẫn đồng
3- và 7- Vít điều chỉnh
13- Lò xo.
4- Màng
14- Cần hạn chế kim đồng hồ.
5- Vỏ bộ cảm biến
15- Rãnh cong.
6- Tay đòn bẩy

16 và 20- Nam châm vĩnh cửu
8- Con trượt
17- Khung chất dẻo
9- Nắp bộ cảm biến
18- Kim.
10- Cuộn điện trở của biến trở
19- Vỏ thép
Rcb- Điện trở của cảm biến.
Hoạt động:

Tµi liÖu lu hµnh néi bé
Trang

24


Modun 23: Sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô
Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện

Khi ngắt công tắc máy, kim lệch về phía vạch 0 trên thang đồng hồ. Kim đồng
hồ được giữ ở vị trí này do lực tác dụng tương hỗ giữa hai nam châm vĩnh cửu 6 và
20.
Khi bật công tắc máy, trong các cuộn dây của đồng hồ và cảm biến xuất hiện
những dòng điện chạy theo chiều mũi tên như hình vẽ 1.9.a và 1.9.c. Cường độ
dòng điện, cũng như từ thông trong các cuộn dây phụ thuộc vào vị trí con trượt
trên biến trở 10. Cường độ dòng điện cực đại trong mạch đồng hồ và cảm biến
0,2A.
Khi trong buồng áp suất 1 của bộ cảm biến có trị số áp suất P = 0 thì con

trượt 8 nằm ở vị trí tận cùng bên trái của biến trở 10 (theo vị trí của hình vẽ), tức là
điện trở Rcb có giá trị cực đại. Khi đó cường độ dòng điện trong cuộn W1 sẽ cực
đại, còn trong các cuộn dây W2 và W3 cực tiểu. Từ thông φ1 và φ2 của các cuộn W1
và W2 tác dụng ngược nhau, nên giá trị và chiều từ thông của chúng xác định theo
hiệu φ1 - φ2.
Từ thông φ3 do cuộn dây W3 tạo ra sẽ tương tác với hiệu từ thông φ1 - φ2 dưới
một góc lệch 90o.
Từ thông tổng φΣ của cả 3 cuộn dây sẽ xác định theo qui luật cộng vectơ. φΣ
sẽ định hướng quay và vị trí của đĩa nam châm 16, cũng có nghĩa là xác định vị trí
của kim đồng hồ trên thang số.
Khi bật công tắc mà áp suất trong buồng 1 bằng 0 thì từ thông tổng φΣ sẽ
hướng dĩa nam châm trục quay đến vị trí sao cho kim đồng hồ chỉ vạch 0 của
thang số. Khi áp suất trong buồng 1 tăng, màng 4 càng cong lên, đẩy đòn bẩy
6 quay quanh trục của nó. Đòn bẩy thông qua vít 7 tác dụng lên con trượt 8 làm
cho nó dịch chuyển sang phải. Trị số điện trở của biến trở (hay R cb) giảm dần, do
đó cường độ dòng điện trong các cuộn dây W1 và W2 cũng như từ thông do chúng
sinh ra φ1 và φ2 tăng lên. Trong khi đó, dòng điện trong cuộn dây W3 và từ thông
φ3 của nó giảm đi. Trong trường hợp này, giá trị và hướng của từ thông tổng φΣ
thay đổi, làm cho vị trí của đĩa nam châm 16 cũng thay đổi và kim đồng hồ sẽ lệch
về phía chỉ số áp suất cao.
Trong trường hợp áp suất P = 10 kg/cm2, con trượt sẽ ở vị trí tận cùng bên
phải của biến trở 10, tức là điện trở của cảm biến Rcb = 0 (biến trở bị nối tắt) thì
cuộn dây W1 cũng bị nối tắt và dòng điện trong cuộn dây sẽ bằng 0, kim đồng hồ sẽ
lệch về phía phải của thang số.

Tµi liÖu lu hµnh néi bé
Trang

25



×