Tải bản đầy đủ (.ppt) (20 trang)

Bài giảng luật kinh tế chương 1 luật kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.53 KB, 20 trang )

CHƯƠNG I

luật kinh tế
1. Khái niệm LKT.
2. Ñối tượng điều chỉnh
3. Phương pháp điều chỉnh
4. Chủ thể LKT
5. Nguồn của LKT


1. Khái niệm:

“Luật kinh tế là tổng hợp các quy phạm pháp luật do
Nhà Nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ
phát sinh trong quá trình tổ chức quản lý kinh tế của
Nhà Nước và trong quá trình sản xuất kinh doanh
giữa các chủ thể kinh doanh với nhau.”


2. Đối tượng điều chỉnh


Nhóm quan hệ quản lý KT
-

Là quan hệ được hình thành giữa một bên là cơ
quan quản lý kinh tế với phía bên kia là các
đơn vị bị quản ly:ù

-


Bao gồm:
+ Mối quan hệ QL kinh tế theo hàng dọc
+ Mối quan hệ QL kinh tế theo hàng ngang
+ Mối quan hệ QL kinh tế theo hàng chéo


Nhóm quan hệ KT
Là những quan hệ hình thành trong quá
trình sản xuất, kinh doanh giữa các chủ thể
kinh với nhau.


Nhóm quan hệ kinh tế nội bộ
Là quan hệ kinh tế hình thành trong quá trình
sản xuất, kinh doanh nhưng được thể hiện
trong nội bộ của một đơn vị kinh tế, một doanh
nghiệp.


Nhóm quan hệ tố tụng
Là quan hệ được hình thành giữa một bên là
các cơ quan tố tụng với các đương sự, người có
liên quan trong việc giải quyết tranh chấp hay
yêu cầu trong kinh doanh, thương mại.


3. Phương pháp điều chỉnh
a.

Khái niệm:

Phương pháp điều chỉnh là những cách thức,
phương pháp mà Nhà Nước sử dụng để điều
chỉnh các quan hệ xã hội của ngành luật đó
theo những mục đích của Nhà Nước đặt ra.


b. Các phương pháp điều chỉnh của ngành
luật KT
- Phương pháp quyền uy:
Cách thức nhà nước áp đặt ý chí vào các quan
hệ phát sinh trong quá trình chủ thể thực hiện
hoạt động kinh doanh.


- Phương pháp bình đẳng:
Với đa số các quan hệ trong hoạt động kinh
doanh, các QPPL cho các bên tham gia tự do
thỏa thuận theo ý chí của mình.
- Phương pháp định hướng, hướng dẫn:
Thơng qua các qui định PL, Nhà Nước định
hướng hoạt động của chủ thể kinh doanh,
nhưng khơng áp đặt.


4. Chủ thể luật kinh tế:
a. Khái niệm:
Chủ thể của luật kinh tế là những tổ chức, cá nhân có
đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để tham gia
vào các quan hệ do luật kinh tế điều chỉnh.



b. Điều kiện để trở thành chủ thể của luật
kinh tế:


Đối với tổ chức:

- Được thành lập hợp pháp hoặc cĩ ĐKKD
- Có tài sản
- Có thẩm quyền KT hoặc quyền quản lý KT


Đối với cá nhân:

- Có năng lực hành vi DS đầy đủ & không bị cấm kinh
doanh
- Có giấy chứng nhận ĐKKD


c. Cách xác định thẩm quyền kinh tế






Thẩm quyền KT này có thể do VB PL của CQ
NN quy định.
Thẩm quyền này xuất phát từ mục đích, chức
năng hoạt động của các chủ thể.

Thẩm quyền KT phát sinh từ quyết định của
các chủ thể trong hoạt động SX, KD.


d. Phân loại chủ thể luật kinh tế:






Các CQ quản lý NN
Cơ quan giải quyết tranh chấp trong KD, TM
Các chủ thể tham gia trực tiếp vào hoạt động
SX, KD.
Các tổ chức, cá nhân khác theo quy định của
PL


5. Nguồn của LKT:
là cơ sở, căn cứ làm chuẩn mực cho các hành vi
của các bên trong các hoạt động thuộc sự điều
chỉnh của luật kinh tế và được pháp luật công
nhận để áp dụng.


Các loại nguồn của LKT:
a. VB QPPL: là những văn bản có chứa đựng những
QPPL KT, do các cơ quan NN, các chủ thể có thẩm
quyền ban hành.


b. Điều ước quốc tế
c. Tập quán thương mại
d. Án lệ
e. Văn bản trong nội bộ của chủ thể kinh doanh
f. Thói quen thương mại


Áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước
ngoài và tập quán thương mại quốc tế:
1. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà x• hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập
quán thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của
Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
2. Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được
thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại
quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó
không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
(Điều 5 LTM 2005)


Áp dụng tập quán, quy định tương tự của
pháp luật


Trong trường hợp pháp luật không quy định và các
bên không có thoả thuận thì có thể áp dụng tập quán;
nếu không có tập quán thì áp dụng quy định tương tự
của pháp luật. Tập quán và quy định tương tự của
pháp luật không được trái với những nguyên tắc quy

định trong Bộ luật này.
(Điều 3 BLDS 2005)


“ Tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng
r•i trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền
hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng
được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ
của các bên trong hoạt động thương mại.
(Điều 3 mục 4 LTM 2005)


Thói quen trong hoạt động thương mại là quy
tắc xử sự có nội dung rõ ràng được hình thành
và lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa
các bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận để
xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong
hợp đồng thương mại.
(Điều 3 mục 3 Luật TM 2005)



×