Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề cương ôn tập pháp luật đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.11 KB, 4 trang )

Hình thức nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
I. Hình thức chính thể nhà nước CHXHCN VN.
- Hình thức chính thể là hình thức tổ chức các cơ quan quyền lực tối cao, cơ cấu, trình tự
thành lập và mối liên hệ của chúng với nhau cũng như mức độ tham gia của nhân dân vào
việc thiết lập các cơ quan này.
- Chính thể nhà nước CHXHCN VN, thông qua nguyên tắc bầu cử bình đẳng, phổ thông,
trực tiếp và bỏ phiếu kín nhân dân đã bỏ phiếu bầu ra cơ quan đại diện của mình (Quốc
hội, HĐND các cấp).
Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về Quốc hội. Quốc hội được bầu theo nhiệm kỳ 5
năm, có quyền lập pháp, quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của các cơ quan nhà
nước, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.
- Chính thể cộng hòa dân chủ của nhà nước CHXHCN VN có nhiều đặc điểm riêng
khác với cộng hòa dân chủ tư sản.
1. Chính thể CHXHCN VN qua Hiến pháp khẳng định việc tổ chức quyền lực nhà nước
phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
- Đảng cộng sản Việt Nam trong hệ thống chính trị có vai trò lãnh đạo nhà nước và xã
hội.
- Điều 4 Hiến pháp 1992: Đảng cộng sản Việt Nam đội tiên phong của giai cấp công
nhân, đại biểu trung thành quyền lợi giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân
tộc, theo chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước
và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật.
+ Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách, định hướng cho sự phát triển của nhà
nước trên tất cả các lĩnh vực trong từng thời kỳ.
+ Đảng vạch ra phương hướng và nguyên tắc nhằm xây dựng nhà nước Việt Nam thực
sự của dân, do dân, vì dân. Nhà nước có bộ máy nhà nước chính quy, quy chế làm việc
khoa học, đội ngũ cán bộ nhân viên nhà nước làm việc tận tụy vì lợi ích nhân dân.
+ Đảng phát hiện bồi dưỡng đảng viên ưu tú và người ngoài đảng, giới thiệu giữ chức vụ
quan trọng trong cơ quan nhà nước thông qua bầu cử, bổ nhiệm.
+ Đảng giáo dục đảng viên nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu, tập hợp quần chúng
động viên họ tham gia quản lý nhà nước và xã hội, thực hiện đường lối của Đảng và chấp
hành pháp luật của nhà nước.


+ Đảng kiểm tra tổ chức của đảng trong tổ chức và thực hiện đường lối, chủ trương,
chính sách, nghị quyết Đảng. Đảng kiểm tra cơ quan nhà nước phát hiện sai lầm, hạn chế
từ đó có biện pháp khắc phục, tổng kết, rút kinh nghiệm để không ngừng bổ sung đường


lối của mình.
2. Nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước theo nguyên tắc tập quyền XHCN nhưng có sự
phân công, phân nhiệm rạch ròi giữa các cơ quan.
- Theo nguyên tắc này quyền lực nhà nước tập trung trong tay Quốc Hội- cơ quan duy
nhất do nhân dân cả nước bầu ra nhưng có sự phân công, phối hợp giữa Quốc hội và
những cơ quan nhà nước khác trong thực hiện quyền lực nhà nước tạo thành cơ chế đồng
bộ góp phần thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
+ Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, trong phạm vi quyền hạn của mình
thực hiện tốt chức năng lập pháp, xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh đồng bộ, phù
hợp.
+ Chính phủ là cơ quan quản lý mọi mặt của đời sống xã hội.
+ Tòa án tuân theo pháp luật, phụ thuộc vào pháp luật để thực hiện chức năng xét xử.
+ Viện kiểm sát thực hiện chức năng công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.
- Sự tập quyền thể hiện quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, thể hiện:
+ Nhân dân là chủ sở hữu tối cao của quyền lực nhà nước, quyền lực nhà nước là của
nhân dân, không thuộc tổ chức nào, giai cấp nào.
+ Nhân dân là chủ sở hữu tài sản vật chất và tinh thần của nhà nước.
+ Nhân dân giải quyết mọi vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng.
+ Nhân dân quản lý mọi công việc của xã hội.
- Nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua bỏ phiếu, thông qua cơ quan đại
diện Quốc hội, HĐND do nhân dân bầu ra.
3. Chính thể nhà nước CHXHCN VN được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập
trung dân chủ.
- Bản chất nguyên tắc tập trung dân chủ thể hiện ở sự thống nhất giữa chế độ tập trung
lợi ích nhà nước với sự trực thuộc, phục tùng của cơ quan nhà nước cấp dưới trước cơ

quan nhà nước cấp trên, chế độ dân chủ tạo điều kiện cho sự sáng tạo, chủ động trong giải
quyết công việc thuộc thẩm quyền của mình.
- Nội dung: + Các cơ quan nhà nước được thành lập bằng con đường bầu cử, bổ nhiệm.
+ Làm việc theo chế độ tập thể, cá nhân chịu trách nhiệm với phần việc được giao theo
chế độ thủ trưởng.
+ Cơ quan cấp dưới phải phục tùng cơ quan nhà nước cấp trên.
+ Khi ra quyết định cơ quan nhà nước cấp trên phải tính đến lợi ích cơ quan nhà nước
cấp dưới.
+ Trong phạm vi quyền hạn của mình cơ quan nhà nước được chủ động và phát huy sáng
tạo trong giải quyêt mọi công việc, cơ quan nhà nước cấp trên không được can thiệp.


4. Chính thể CHXHCN VN mang bản chât giai cấp công nhân, mục tiêu xây dựng
CNXH.
- Nhà nước Việt Nam là nhà nước dân chủ, lợi ích giai cấp công nhân gắn liền với lợi ích
giai cấp khác và nhân dân lao động.
- Nhà nước Việt Nam thực hiện dân chủ với nhân dân, nhưng chuyên chế với kẻ thù, âm
mưu chống phá nhà nước.
- Hiện nay, bản chất chuyên chính vô sản được thể hiện dưới dạng nhà nước của dân, do
dân và vì dân.
5. Trong chính thể nhà nước CHXHCN VN, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức xã hội có
vai trò quan trọng.
- Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của quyền lực
nhà nước.
- Mặt trận tổ quốc thống nhất khối đại đoàn kết toàn dân, động viên nhân dân phát huy
quyền làm chủ, thực hiện mục tiêu xây dựng CNXH, xây dựng xã hội giàu mạnh, công
bằng, văn minh.
- Mặt trận tổ quốc đóng vai trò quan trọng trong thiết lập cơ quan nhà nước, quản lý nhà
nước, xây dựng pháp luật. Trong phạm vi quyền hạn của mình có quyền kiểm tra, giám
sát hoạt động của cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật, có quyền đề nghị

bãi miễn đại biểu không xứng đáng và tham gia vào tổ chức thực hiện quyền bãi miễn đó.
- Các tổ chức xã hội là phương tiện để nhân dân tham gia quản lý nhà nước, cùng với cơ
quan nhà nước, tổ chức xã hội tạo ra sức mạnh tổng hợp để xây dựng cuộc sống phồn
vinh, hạnh phúc, nhà nước của dân , do dân và vì dân.
II. Hình thức cấu trúc nhà nước:
- Hình thức cấu trúc nhà nước là sự tổ chức nhà nước theo đơn vị hành chính lãnh thổ và
tính chất quan hệ giữa các bộ phận cấu thành nhà nước, giữa các cơ quan nhà nước trung
ương và cơ quan nhà nước địa phương.
- Hình thức cấu trúc nhà nước CHXHCN VN là nhà nước đơn nhất, được Hiến pháp
1992 quy định tại điều 1: Nước CHXHCN VN là một nhà nước độc lập, có chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời.
- Nhà nước CHXHCN VN là nhà nước đơn nhất, có độc lập, chủ quyền, có một hệ thống
pháp luật thống nhất, có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc.
+ Nhà nước Việt Nam có lãnh thổ thống nhất, không phân chia thành các tiểu bang hoặc
cộng hòa tự trị mà chia thành các đơn vị hành chính trực thuộc. Tương ứng mỗi đơn vị
hành chính là cơ quan hành chính nhà nước. Các đơn vị hành chính không có chủ quyen


quốc gia và đặc điểm như nhà nước.
+ Nhà nước Việt Nam là tổ chức duy nhất trong hệ thống chính trị có chủ quyền quốc
gia, là chủ thể quan hệ quốc tế toàn quyền đối nội, đối ngoại, quyết định mọi vấn đề của
đất nước.
+ Một hệ thống pháp luật thống nhất với một Hiến pháp, hiệu lực Hiến pháp và pháp
luật trải rộng trên phạm vi toàn quốc. Các cơ quan nhà nước trong khi thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của mình có quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trên cơ sở
cụ thể hóa Hiến pháp, pháp luật, phù hợp với Hiến pháp và pháp luật.
+ Nhà nước Việt Nam là nhà nước thống nhất của các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam.
Nhà nước thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn và phát huy phong tục, tập
quán của dân tộc.




×