Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Bài giảng luật hành chính việt nam chương 5 GV nguyễn minh tuấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.83 KB, 45 trang )

LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM

Chương trình cử nhân
hành chính (60 tiết)
GV Nguyễn Minh Tuấn


Chương V: Xét xử hành chính ở Việt
Nam
I. Khái quát về tài phán hành chính
II. Đối tượng xét xử hành chính của Tòa án
III. Thẩm quyền xét xử hành chính của Toà án
IV. Chủ thể tham gia tố tụng hành chính
V. Các giai đoạn tố tụng hành chính


I. Khái quát về tài phán hành chính
1. Quan niệm về tài phán hành chính
2. Phân biệt tài phán hành chính với tài phán
tư pháp


1. Quan niệm về tài phán hành chính
Khái niệm
Đặc điểm


Khái niệm
Là phương thức giải quyết tranh chấp giữa
cơ quan hành chính với người dân thông qua
cơ quan tư pháp;


thực chất của tài phán hành chính là xét xử
các khiếu kiện của dân đối với cơ quan hành
chính


Đặc điểm
Được thực hiện bởi các tòa hành chính, có
tính độc lập và là một bộ phận của tòa án
Xét xử tranh chấp trong hoạt động quản lý
nhà nước
Tố tụng hành chính là tố tụng viết
Tòa hành chính phán quyết về tính hợp pháp
của các hành vi, quyết định hành chính


2. Phân biệt tài phán hành chính với
tài phán tư pháp
Khác nhau về đối tượng xét xử
Khác nhau về chủ thể chịu trách nhiệm
trước tòa án


II. Đối tượng xét xử hành chính của
Tòa án
1. Quyết định hành chính
2. Hành vi hành chính
3. Quyết định kỷ luật buộc thôi việc
4. Quyết định hành chính, hành vi hành chính
mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức



1. Quyết định hành chính
Khái niệm
Đặc điểm


Khái niệm
Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan
hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác
hoặc người có thẩm quyền trong các cơ
quan, tổ chức đó ban hành, quyết định về
một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý
hành chính được áp dụng một lần đối với
một hoặc một số đối tượng cụ thể.


Đặc điểm
Một quyết định hành chính thuộc đối tượng
xét xử của Tòa án phải được thể hiện dưới
hình thức văn bản.
là quyết định hành chính cá biệt
là quyết định trái pháp luật
Chủ thể ban hành quyết định là cơ quan từ
cấp Bộ trở xuống


2. Hành vi hành chính
Khái niệm
Đặc điểm



Khái niệm
Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan
hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác
hoặc của người có thẩm quyền trong cơ
quan, tổ chức đó thực hiện hoặc không thực
hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của
pháp luật.


Đặc điểm
Chủ thể của hành vi là cơ quan từ cấp Bộ
trở xuống;
là hành vi thực hiện hay không thực hiện
công vụ trái pháp luật.


3. Quyết định kỷ luật buộc thôi việc
là văn bản thể hiện dưới hình thức quyết
định của người đứng đầu cơ quan, tổ
chức để áp dụng hình thức kỷ luật buộc
thôi việc đối với công chức thuộc quyền
quản lý của mình.


4. Quyết định hành chính, hành vi
hành chính mang tính nội bộ của cơ
quan, tổ chức
là những quyết định, hành vi quản lý, chỉ
đạo, điều hành hoạt động thực hiện chức

năng, nhiệm vụ trong phạm vi cơ quan, tổ
chức đó.


III. Thẩm quyền xét xử hành chính
của Toà án
1. Những khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải
quyết của Toà án
2. Thẩm quyền xét xử của Toà án các cấp
3. Xác định thẩm quyền trong trường hợp
vừa có đơn khiếu nại, vừa có đơn khởi kiện


1. Những khiếu kiện thuộc thẩm

quyền giải quyết của Toà án (Điều 28
Luật TTHC 2010)

Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi
hành chính, trừ các quyết định hành chính,
hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà
nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an
ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ
quy định và các quyết định hành chính, hành
vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan,
tổ chức.


Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại
biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại

biểu Hội đồng nhân dân.
Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc
công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng
và tương đương trở xuống.
Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về
quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.


2. Thẩm quyền xét xử của Toà án
các cấp
Thẩm quyền của tòa cấp huyện
Thẩm quyền của tòa cấp tỉnh


Tòa cấp huyện giải quyết
Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi
hành chính của CQNN từ cấp huyện trở
xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính
với Toà án hoặc của người có thẩm quyền
trong CQNN đó;
Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc
của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp
huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới
hành chính với Toà án đối với công chức
thuộc quyền quản lý của CQ, tổ chức đó;


Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử
đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu
cử đại biểu Hội đồng nhân dân của cơ

quan lập danh sách cử tri trên cùng
phạm vi địa giới hành chính với Toà án.


Tòa án cấp tỉnh giải quyết
Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi
hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc CP, Văn phòng CTN, Văn phòng
QH, Kiểm toán nhà nước, TANDTC,
VKSNDTC và quyết định hành chính, hành vi
hành chính của người có thẩm quyền trong
cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú,
nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi
địa giới hành chính với Toà án;


trường hợp người khởi kiện không có nơi
cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh
thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết
thuộc Toà án nơi cơ quan, người có thẩm
quyền ra quyết định hành chính, có hành
vi hành chính;


Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi
hành chính của cơ quan thuộc một trong các
cơ quan nhà nước quy định trên và quyết
định hành chính, hành vi hành chính của
người có thẩm quyền trong các cơ quan đó
mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm

việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới
hành chính với Toà án;


×