Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Nhanh nhanh invitro hoa phong Lan Mokara

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 39 trang )

Nhân nhanh invitro hoa mokara GVHD:PHẠM THỊ KIM CÚC
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Phần 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................................
1.1. Khái quát chung về nuôi cấy mô tế bào thực vật..................................................
1.1.1. Lịch sử phát triển của nuôi cấy mô ..............................................................
1.1.2. Cơ sở khoa học nuôi cấy mô tế bào thực .....................................................
1.1.2.1. Khái niệm chung về nuôi cấy mô tế bào thực vật.............................................
1.1.2.2. Cơ sở khoa học nuôi cấy mô tế bào thực vật....................................................
1.2. Các yếu tố của môi trường cấy ảnh hưởng đến các giai đoạn trong nuôi cấy
invitro..............................................................................................................................
1.2.1. Khoáng đa vi lượng...........................................................................................
1.2.2. Vitamin...............................................................................................................
1.2.3. Nguồn sắt..........................................................................................................
1.2.4. Nguồn Carbon..................................................................................................
1.2.5. Các chất hữu cơ.................................................................................................
1.2.6. Than hoạt tính...................................................................................................
1.3. Tầm quan trọng của nuôi cấy mô.............................................................................
1.3.1. Về mặt lý luận sinh học cơ bản........................................................................
1.3.2. Về mặt thực tiễn sản xuất.................................................................................
1.4. Giới thiệu chung về hoa Phong Lan.........................................................................
1.4.1. Một số đặc tính đại cương về họ lan (Orchidaceae) .....................................
1.4.1.1. Đặc điểm sinh học............................................................................................
1.4.1.2. Sự phân bố........................................................................................................
1.5. Giới thiệu chung về hoa Mokara..............................................................................
1.5.1. Đặc điểm sinh học của lan Mokara.................................................................
1.5.1.1. Đặc điểm hình thái lan mokara.........................................................................
1.5.1.2. Sự phân bố........................................................................................................
1.5.2. Môi trường và các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng nuôi cấy mô hoa
Mokara...........................................................................................................................
SVTH:ĐẶNG XUÂN VIÊN LỚP :07S1


Trang 1
Nhân nhanh invitro hoa mokara GVHD:PHẠM THỊ KIM CÚC
1.5.2.1. Nhiệt độ cây......................................................................................................
1.5.2.2. Ẩm độ...............................................................................................................
1.5.2.3. Ánh sáng...........................................................................................................
1.5.2.4. Độ thông thoáng và giá thể ..............................................................................
1.5.2.5. Nhu cầu dinh dưỡng..........................................................................................
1.5.3. Gíá trị kinh tế và giá trị sử dụng hoa Mokara...............................................
1.5.4. Các loại sâu hại chủ yếu trên hoa Mokara.....................................................
1.5.6. Thiết bị và các nhân tố đảm bảo trong nuôi cấy mô.....................................
1.5.6.1. Thiết bị..............................................................................................................
1.5.6.2. Các nhân tố đảm bảo thành công trong nuôi cấy mô thực vật..........................
1.5.7. Phương pháp nhân giống hoa mokara .........................................................
1.5.7.1. Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô ( in vitro )...................................
1.5.7.2. Phương pháp nhân giống từ hom......................................................................
1.5.7.3. Phương pháp nhân giống từ hom có cải tiến...................................................
1.5.8. Tình hình sản xuất hoa Mokara ở Việt Nam và trên thế giới......................
1.5.8.1. Tình hình sản xuất hoa Mokara ở Việt Nam ....................................................
1.5.8.2. Tình hình sản xuất hoa Mokara trên thế giới....................................................
PHẦN 2 KẾT QUẢ..........................................................................................................................
2.1. Sơ đồ quy trình...........................................................................................................
2.2. Thuyết minh quy trình.............................................................................................
2.2.1. Chuẩn bị môi trường........................................................................................
2.2.2. Nguyên vật liệu..................................................................................................
2.2.3. Khử trùng mẫu .................................................................................................
2.2.4. Khởi tạo PLB từ mô lá......................................................................................
2.2.5. Sự tái sinh chồi từ PLB.....................................................................................
2.2.6. Sự ra rễ...............................................................................................................
2.2.7. Chuyển cây ra vườn ươm.................................................................................
PHẦN 3 KẾT LUẬN........................................................................................................

TÀI LIỆU THAM KHẢO
SVTH:ĐẶNG XUÂN VIÊN LỚP :07S1
Trang 2
Nhân nhanh invitro hoa mokara GVHD:PHẠM THỊ KIM CÚC
MỞ ĐẦU
Từ xưa tới nay, Lan được biết đến như một loài hoa quý phái, hoa của bậc vua chúa
vương giả. Lan ở Việt Nam đẹp vẻ đẹp thanh cao lại chứa đựng nhiều ý nghĩa. Cùng với sự
phát triển của ngành trồng Lan trong thời gian qua, loài hoa quý này không chỉ làm đẹp hơn
hình ảnh của Việt Nam trong con mắt du khách đến với đất nước xứ sở nhiệt đới này mà
còn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Một số giống hoa có thể trồng được trong điều kiện khí
hậu nhiệt đới cận của nước ta như Dendrobium, Mokara, Cattleya, Vandaccous,…Trong đó
lan Mokara được trồng nhiều và có giá trị kinh tế cao. Bởi bên cạnh giá trị thẩm mỹ mà
Mokara mang lại thì Mokara còn được sử dụng để tách chiết phục vụ cho một số ngành
công nghiệp mỹ phẩm. Ngoài ra, đối với y học loài hoa này cũng có nhiều giá trị nhất
định.Với giá trị như vậy hoa Mokara hứa hẹn mang lại nguồn doanh thu to lớn cho ngành
sản xuất, kinh doanh mặt hàng này.
Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu giống của thị trường trong nước, hàng năm chúng ta phải
nhập một số lượng lớn các giống hoa Lan (kể cả giống và cành hoa) từ Thái Lan, Đài Loan,
Trung Quốc. Do đó giá thành của các cây giống còn rất cao, mỗi cây Lan Mokara kích cỡ
trung bình 35 – 40 cm có giá trị từ 40.000 – 45.000 đồng/cây. Nếu đầu tư một vườn Lan
với diện tích tối thiểu khoảng 1000m
2
nhà lưới thì số lượng cây giống đầu tư trung bình là
4000 cây, giá trị cây giống lên tới 160 – 200 triệu đồng chưa kể giá thành nhà lưới và vật tư
cần thiết khác từ 60 - 80 triệu đồng/1000m
2
nhà lưới. Chi phí ban đầu cho cây giống hoa
Lan Mokara chiếm tới 70% tổng chi phí. Do đó việc giảm giá thành cây giống để cung cấp
cho người sản xuất, mở rộng diện tích đang là vấn đề bức xúc hiện nay.
Để giải quyết vấn đề này người ta áp dụng nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô sự

cần thiết vì hệ số nhân cao, có thể nhân nhanh được hàng loạt các cây con giống có năng
suất và phẩm chất tốt như bố mẹ chọn lọc. Từ một cây mẹ ban đầu ta có thể nhân ra hàng
ngàn cây con có kích thước và chất lượng đồng đều như nhau, giúp việc nhân giống được
nhanh hơn. Mặt khác, cây con ổn định về mặt di truyền, đồng thời giảm tác hại cho cây
giống và đem lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao chất lượng cây giống và giảm giá
thành.
SVTH:ĐẶNG XUÂN VIÊN LỚP :07S1
Trang 3
Nhân nhanh invitro hoa mokara GVHD:PHẠM THỊ KIM CÚC
Chính vì vậy nên tôi chọn đề tài: “ Nhanh nhanh invitro hoa phong Lan Mokara ”
nhằm mục đích tìm hiểu rõ hơn về quy trình, phương pháp tiến hành của quy trình nhân
nhanh giống hoa Lan Mokara bằng phương pháp invitro.
PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
SVTH:ĐẶNG XUÂN VIÊN LỚP :07S1
Trang 4
Nhân nhanh invitro hoa mokara GVHD:PHẠM THỊ KIM CÚC
1.1. Khái quát chung về nuôi cấy mô tế bào thực vật
1.1.1. Lịch sử phát triển của nuôi cấy mô [ ] PGS-TS Lê Văn Hoàng- Nhà xuát
bản và kỹ thuật Hà Nội
Năm 1665, Robert Hooke quan sát thấy tế bào sống dưới kính hiển vi và đưa ra khái
niệm tế bào. Năm 1838, Matthias Schleiden và Theodore Schwann đã đề xướng học thuyết
cơ bản của sinh học là học thuyết tế bào.
Năm 1875, Oscar Hertwing chứng minh bằng quan sát kính hiển vi sự thụ thai là do sự
hợp nhất của nhân trứng và nhân tinh trùng. Sau đó, Hermann P., Schneider F.A và Butschli
O. đã mô tả chính xác quá trình phân chia tế bào.
Năm 1883, Wilhem Roux lần đầu tiên lý giải về phân bào giảm nhiễm ở cơ quan sinh
dục.
Năm 1902, Haberlandt lần đầu tiên nuôi cấy mô cây một lá mầm nhưng không thành
công.
Năm 1934, Kogl lần đầu tiên xác định vai trò của IAA, một hoomon thực vật đầu tiên

thuộc nhóm auxin có khả năng kích thích sự tăng trưởng và phân chia tế bào.
Năm 1939, ba nhà khoa học Gautheret, Nobecourt, White đã đồng thời nuôi cấy mô sẹo
thành công trong thời gian dài từ mô thượng tầng ở cà rốt và thuốc lá.
Năm 1941, Overbeek và cộng sự đã sử dụng nước dừa nuôi cấy phôi non ở cây cà
Datura.
Năm 1955, Miller và cộng sự đã phát minh ra cấu trúc và sinh tổng hợp từ chất kinetin-
hoomon có vai trò trong quá trình phân bào và phân hoá chồi ở mô nuôi cấy.
Năm 1957, Skoog va Millert đã phát hiện vai trò tỷ lệ nồng độ của các chất auxin và
cytokinin trong môi trường nuôi cấy. Năm 1952, Morel và Martin đã tạo ra cây sạch bệnh
virus của 6 giống khoai tây từ nuôi cấy đinh sinh trrưởng. Cùng năm đó hai ông đã thực
hiện vi ghép invitro thành công.
Năm 1960, Morel đã thực hiện bước ngoặc cách mạng trong sử dụng kỹ thụât nuôi cấy
đỉnh sinh trưởng trong nhân nhanh giống địa lan Cymbidium mở đầu thành công trong sự
nghiệp vi nhân giống thực vật.
Năm 1960, Coking lần đầu tiên sử dụng enzyme phân giải thành tế bào và đã tạo ra số
lượng tế bào trần rất lớn.
SVTH:ĐẶNG XUÂN VIÊN LỚP :07S1
Trang 5
Nhân nhanh invitro hoa mokara GVHD:PHẠM THỊ KIM CÚC
Năm 1971, Takebe và cộng sự đã tái sinh được cây từ tế bào trần mô thịt lá ở thuốc lá.
Năm 1972, Carlson và cộng sự lần đầu tiên thực hiện lai tế bào soma giữa các loài, tạo
được cây từ dung hợp tế bào trần từ hai loài thuốc lá Nicotiana glauca và Nicotiana
langsdorfii.
Năm 1978, Melchers đã tạo được cây lai soma giữa cà chua và thuốc lá bằng lai xa hai
tế bào trần của hai cây này.
Năm 1964, Guha và Maheshwari tạo thành công cây đơn bội từ nuôi cấy bao phấn của
cây cà chua Datura.
Năm 1959, Tulecke và Nickell đã thử nghiệm thử sinh khối mô thực vật bằng nuôi cấy
chìm.
Năm 1977, Noguchi đã nuôi cấy tế bào thuốc lá trong bioreator dung tích 20.000lít.

Năm 1981, trên cơ sở quan sát các biến dị xảy ra phổ biến trong nuôi cấy mô và đã đưa
ra khái niệm biến dị soma. Năm 1974, Zaenen và cộng sự đã phát hiện plasmid Ti đóng vai
trò yếu tố gây khối u ở cây trồng.
Năm 1977, Chilt và cộng sự đã chuyển thành công T-DNA vào thực vật.
Năm 1979, Marton đã xây dựng quy trình chuyển gen vào tế bào trần bằng nuôi cấy tế
bào trần và Agrobacterium.Năm 1982, đã chuyển thành công DNA vào tế bào trần.
Năm 1985, Fraley và cộng sự đã thiết kế vertor chuyển gen vào thực vật. Cùng năm ấy
Horsch cũng đã chuyển gen vào mảnh lá bằng Agribacterium tumefacienns và tái sinh cây
chuyển gen.
Năm 1994, thương mại hoá cây cà chua chuyển gen “Flavr-savr”.
1.1.2. Cơ sở khoa học nuôi cấy mô tế bào thực vật
1.1.2.1. Khái niệm chung về nuôi cấy mô tế bào thực vật [1]
Nuôi cấy mô tế bào thực vật là sự nuôi cấy vô trùng các cơ quan, mô, tế bào thực vật trên
môi trường nuôi cấy đựợc xác định rõ: Việc nuôi cấy được duy trì dưới điều kiện kiểm
soát. Vi nhân giống là phương pháp nhân nhanh với số lượng lớn và giảm giá thành.
1.1.2.2. Cơ sở khoa học nuôi cấy mô tế bào thực vật [21]
Haberlandt 1902, lần đấu tiên đã quan niệm rằng mỗi tế bào bất kỳ của mỗi cơ
SVTH:ĐẶNG XUÂN VIÊN LỚP :07S1
Trang 6
Nhân nhanh invitro hoa mokara GVHD:PHẠM THỊ KIM CÚC
thể sinh vật đa bào đều có khả năng tiềm tàng để phát triển thành một cá thể hoàn chỉnh.
Theo quan niệm của sinh học hiện đại thì mỗi tế bào riêng rẽ đã phân hoá đều mang toàn bộ
lượng thông tin di truyền cần thiết và đủ của cả cơ thể sinh vật đó.
Khi gặp điều kiện thích hợp mỗi tế bào đều có thể phát triển thành một cá thể hoàn
chỉnh đó là tính toàn năng của tế bào. Tính toàn năng của tế bào mà Haberlandt nêu ra
chính là cơ sở lý luận vủa phương pháp nuôi cấy mô và tế bào thực vật. Cho đến nay con
người đã hoàn toàn chứng minh được khả năng tái sinh một cơ thể thực vật hoàn chỉnh.
Cơ thể thực vật trưởng thành là một chính thể thống nhất bao gồm nhiều cơ quan chức
năng khác nhau, được hình thành từ nhiều tế bào khác nhau. Tuy nhiên tất cả các loại tế bào
đó đều bắt nguồn từ một tế bào đầu tiên (tế bào hợp tử). Ở giai đoạn đầu, tế bào hợp tử liên

tục phân chia hình thành nhiều tế bào phôi sinh mang chức năng riêng biệt (chuyên hoá).
Sau đó từ các tế bào phôi sinh này chúng tiếp tục được biến đổi thành các tế bào chuyên
hoá đặc hiệu cho các mô, cơ quan có chức năng khác nhau. Sự phân hoá tế bào là sự
chuyển hoá các tế bào phôi sinh thành các tế bào khác nhau.
Quá trình phân hoá tế bào có biểu thị tuy nhiên khi tế bào đã phân hoá thành các tế bào
có chức năng chuyên, chúng không hoàn toàn mất khả năng biến đổi của mình. Trong
trường hợp cần thiết, ở điều kiện thích hợp chúng lại có thể về dạng tế bào phôi sinh và
phân chia mạnh mẽ. Quá trình đó gọi là phân hoá tế bào, ngược lại với sự phân hoá tế bào.
Về bản chất thì sự phân hoá và phản phân hóa là một quá trình tuyệt hoá, ức chế các gen.
Tại một thời điểm nào đó trong quá trình phát triển cá thể, có một số gen hoạt hoá (mà vốn
trước nay bị ức chế) để cho ta tính trạng mới, còn một số gen khác lai bị đình chỉ hoạt
động. Điều này xảy ra theo chương trình đã được mã hoá cấu trúc của phân tử DNA của
mỗi tế bào khiến quá trình sinh trưởng phát triển của cơ thể thực vật luôn được hài hòa.
Mặt khác tế bào nằm trong khối mô của cơ thể luôn bị ức chế bởi các tế bào xung quanh.
Khi tách riêng từng tế bào hoăc giảm kích thước của khối mô sẽ tạo điều kiện thuận lơị cho
sự hoạt hoá các gen của tế bào. Quá trình phát sinh hình thái trong nuôi cấy mô, tế bào thực
vật là kết quả của quá trình phân hoá và phản phân hoá của tế bào. Kỹ thuật nuôi cấy mô, tế
bào xét cho đến cùng là kỹ thuật điều khiển sự phát triển hình thái của tế bào thực vật (khi
nuôi cấy tách rời nhân tạo và vô trùng) một cách định hướng dựa vào sự phân hoá và phản
phân hoá của tế bào trên cơ sở tính toán của tế bào thực vật. Để điều khiển sự phát triển
SVTH:ĐẶNG XUÂN VIÊN LỚP :07S1
Trang 7
Nhân nhanh invitro hoa mokara GVHD:PHẠM THỊ KIM CÚC
hình thái của mô nuôi cấy, người ta thường bổ sung vào môi trường nuôi cấy hai nhóm chất
điều tiết sinh trưởng thực vật là auxin và cytokinin.
a/ Auxin trong cây trồng [4]
Tất cả cây trồng đều tổng hợp được chất auxin dạng tổng hợp tùy theo giai đoạn phát
triển của chúng. Chất auxin sinh ra được hiện diện trong các lá rất non, trong các chồi đang
hoạt động, ở mức độ phát hoa và ở trên các quả còn non.
Auxin lưu thông từ đỉnh xuống phần dưới cơ quan với một sự phân cực rõ ràng được

thấy rõ trên các cơ quan thực vật còn non, nhưng trong quá trình chuyển này chúng bị thoái
hóa bởi sự auxin-oxydase, điều này cho thấy nồng độ auxin thì luôn cao hơn gần với nơi
tổng hợp chúng. Như vậy, auxin hiện diện với nồng độ vừa đủ ở các mức điểm tăng trưởng
hoặc ở phát hoa để đảm bảo sự nhân giống và kéo dài tế bào.
* Các chất auxin tổng hợp
Gồm các chất sau:
- Acid indolybutyrique (AIB)
- Acid naphtylacetique (ANA) hoặc các chất dẫn xuất của chúng như:
+ Acid naphtyloxyacetique (ANOA)
+ Acid naphtylacetamide (NAD)
+ Acid 2,4 dichrolophen-oxyacetique (2,4D)
Trong lĩnh vực nuôi cấy mô, những chất giống được sử dụng và auxin đã chiếm một vị
trí quan trọng hơn, hai tính chất của chúng được nghiên cứu thuộc lĩnh vực nhân tế bào và
hiệu quả ra rễ. Ngoài ra, trong thực tiễn chúng còn được dùng để giâm cành, để làm sáng
quả, sự đậu quả và làm chậm sự thu hoạch quả.
b/ Cytokinine [4]
Cytokinine được khám phá do trung gian của sự nuôi cấy invitro. Người ta đã biết sự
thêm nước dừa vào môi trường nuôi cấy gây ra hiệu quả làm thuận lợi cho việc nhân chia tế
bào và cho việc hình thành các chồi. Vào năm 1956, Skoog đã cô lập được một chất rất
hoạt động người ta đặt trên là kinetine, do DNA biến chất.
Cytokinine là các chất adenine (IPA). Cytokinine tự nhiên và các chất tổng hợp, có hai
loại được sử dụng nhiều nhất là:
* Tính chất sinh lý của Cytokinine
SVTH:ĐẶNG XUÂN VIÊN LỚP :07S1
Trang 8
Nhân nhanh invitro hoa mokara GVHD:PHẠM THỊ KIM CÚC
- Tác động hiệu quả rõ len sự phân chia tế bào, trong quá trình này, chúng cần thiết
nhưng chúng không hiệu quả nếu vắng mặt auxin, Cytokinine là chất bổ sung; auxin làm
thuận lợi cho sự nhân đôi của acid desoxyribonucleique.
- Có vai trò rất rõ trong việc tạo tế bào cơ quan thực vật, ở đây chúng sẽ kích thích

mạnh mẽ sự thành lập các chồi non. Trái lại, chúng là chất đối kháng với sự tạo rễ.
- Hoạt động kích thích trên sự chuyển hóa, làm thuận lợi một phần việc tổng hợp
protein, mặt khác trong lúc bảo vệ các chất chuyển hóa chống lại tác động enzime li giải.
- Hiệu quả đối kháng của tính ưu thế chồi non: các chồi nách được xử lý Cytokinine sẽ
tăng trưởng và cạnh tranh với chồi tận cùng.
- Cytokinine có vai trò quan trọng trong nuôi cấy invitro, nó thể hiện các tính chất cần
thiết để duy trì sự sống của mô, kích thích sự phân chia tế bào và định hướng tế bào trong
con đường phân hóa.
* Cytokinine trong cây trồng
- Được tìm thấy đầu tiên vào năm 1963 trong các phôi còn non của cây ngô ( là
zeatine); chất thứ hai là IPA thấy ở trong cây bị nhiễm vi khuẩn Corymebacterium
fascines. Chúng định vị ở lá non trong chồi và ở các đầu của rễ cây.
1.2. Các yếu tố của môi trường cấy ảnh hưởng đến các giai đoạn trong nuôi cấy
invitro
Trong giai đoạn nuôi cấy invitro sự tăng trưởng của cây lớn được xác định bởi các
thành phần của môi trường nuôi cấy. Thành phần chính của hầu hết môi trường nuôi cấy
mô là các thành phần khoáng, đường được xem là nguồn cung cấp carbon và nước. Những
thành phần khác có thể được bổ sung bao gồm các chất hữu cơ, các chất điều hòa sinh
trưởng, chất làm đặc môi trường. Mặc dù các thành phần khác nhau trong môi trường thay
đổi theo các giai đoạn nuôi cấy, môi trưòng MS (Murashige and Skoog) hầu hết được sử
dụng phổ biến nhất.
1.2.1. Khoáng đa vi lượng [6,9,23 ]
Các khoáng cung cấp cho cây trong nuôi cấy mô đều ở dạng các muối vô cơ, cây lan có
thể thích nghi phổ rộng các hỗn hợp muối vô cơ.
Đạm là thành phần của acid nucleic đóng vai trò quan trọng trong trao đổi chất, là thành
phần chủ yếu của chất nguyên sinh của tế bào, do đó có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh
SVTH:ĐẶNG XUÂN VIÊN LỚP :07S1
Trang 9
Nhân nhanh invitro hoa mokara GVHD:PHẠM THỊ KIM CÚC
trưởng và phát triển của cây. Đạm được sử dụng trong nuôi cấy mô thường ở dạng muối

(NH
4
+
) và nitrat (NO
3
-
).
Lân tham gia vào việc vận chuyển năng lượng, sinh tổng hợp protein, acid nucleic và
tham gia vào cấu trúc của màng. Lân thường được sử dụng ở 2 dạng ion là H
2
PO
4
-


H
2
PO
2
2-
.
Nồng độ khoáng đa lượng và vi lượng trong môi trường ra rễ thường giảm xuống còn
một nữa so với bình thường. Nguyên nhân có lẽ là do nhu cầu về đạm trong giai đoạn này
giảm xuống.
1.2.2. Vitamin [6,9]
Thực vật cần vitamine để xúc tác các quá trình biến dưỡng khác nhau, các vitamine
thường được sử dụng nhiều nhất trong nuôi cấy mô là: Thiamine HCl( vitamine B
1
);
Pyridoxine HCl (vitamine B

6
); Acid nicotinic; Myo-inositol
1.2.3. Nguồn sắt [7]
Hiện nay hầu hết các phòng thí nghiệm đều dùng sắt ở dạng chelate kết hợp với Na
2
-
Ethylen Diamin Tetra Acetat (EDTA). Ở dạng này sắt không bị kết tủa và giải phóng dần ra
môi trường theo nhu cầu của mô thực vật
1.2.4. Nguồn Carbon [18]
Các nguồn carbon (sucrose; glucose) là một thành phần quan trọng trong môi trường
nuôi cấy mô. Các lĩnh vực vi nhân giống cho rằng sự hiện diện của đường trong môi trường
cấy là quan trọng vừa cho sự phát triển rễ và nhân chồi, vừa làm tăng chiều cao của cây
con. Nồng độ sucrose (20g/l và 30g/l) thường được sử dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực
nuôi cấy mô Lan. Sucrose thông thường được thêm vào môi trường để dẩy mạnh tăng
nhanh protocorm và sự phát triển của cây con.Sự vắng mặt của đường làm giảm những vấn
đề về nhiễm môi trường cấy và cho phép các cây tăng trưởng một cách tự dưỡng trong điều
kiện invitro khi nồng độ CO
2
và mật độ ánh sáng tăng.
1.2.5. Các chất hữu cơ[7]
Nước dừa (CW-cocount) được dùng thông dụng trong nuôi cấy mô. Nước dừa cung cấp bổ
sung cho môi trường các loại đường, amino acid, chất sinh trưởng và các chất trao đổi
khác. Nước dừa chỉ kích thích những tế bào hay mầm còn non chưa trưởng thành và sự
phát triển phôi, nước dừa thường dùng ở nồng độ 15%. Từ việc sử dụng nước dừa, nhiều
SVTH:ĐẶNG XUÂN VIÊN LỚP :07S1
Trang 10
Nhân nhanh invitro hoa mokara GVHD:PHẠM THỊ KIM CÚC
mô thực vật được nghiền tách dịch chiết và bổ sung vào môi trường nuôi cấy có tác dụng
kích thích sự phát triển như cây chà là, chuối, mầm lúa mì…Nhưng thông thường các dịch
chiết chỉ có tác dụng trên các loài cây trồng không cùng nguồn gốc.

1.2.6. Than hoạt tính [6,9]
Than hoạt tính có vai trò quan trọng trong sự tạo rễ bất định. Nó có tác dụng hấp thu
các chất hữu cơ ngoại trừ đường. Sự kết hợp của 0,3% than hoạt tính trong môi trường đã
được tìm thấy là có lợi cho sự tăng trưởng cả chồi. Ngoài ra việc bổ sung than hoạt tính vào
môi trường còn góp phần làm tăng nhanh protocorm và sự phát triển của cây con
1.3. Tầm quan trọng của nuôi cấy mô[13]
1.3.1. Về mặt lý luận sinh học cơ bản
Nuôi cấy mô đã sớm mở ra khả năng to lớn cho việc tìm hiểu sâu sắc về bản chất của
sự sống.
Thông qua nuôi cấy mô và tế bào chúng ta đã tiến hành so sánh đặc tính của cơ thể và
các hợp phần của chúng khi tách rời khỏi cơ thể. Thực tế đã chứng minh là cho phép tách
và nuôi cấy trước hết là mô phân sinh rồi từ đó là nhóm tế bào không chuyên hoá gọi là mô
sẹo và từ mô sẹo có thể kích thích thành cây hoàn chỉnh.
Bằng phương pháp nuôi cấy mô chúng ta có thể tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu mối
quan hệ khởi đầu giữa ký sinh và kí chủ vì vậy mà bệnh lý sẽ được giải quyết một cách cơ
bản.
1.3.2. Về mặt thực tiễn sản xuất
Phương pháp nuôi cấy mô được sử dụng để phục tráng giống và nhân nhanh giống cây
trồng quý, có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra phương pháp nuôi cấy mô còn có triển vọng sử
dụng rộng rãi trong công nghệ sinh học. Bằng phương pháp nuôi cấy mô sau một thời gian
có thể tạo thành một sinh khối lớn các hoạt chất: alkaloic, glycoside, các steoid các chất
dính dùng trong thực phẩm.
Những lợi ích trong nuôi cấy mô trong sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp:
+ Kiểm soát được dịch bệnh hại cây trồng, ta có thể loại bỏ được những cá thể nhiễm bệnh
hay mang mầm bệnh.
+ Kiểm soát được chất lượng giống thông qua kiểm soát kiểu gen của giống đêm vào sản
xuất.
SVTH:ĐẶNG XUÂN VIÊN LỚP :07S1
Trang 11
Nhân nhanh invitro hoa mokara GVHD:PHẠM THỊ KIM CÚC

+ Kiểm soát được từ khâu nhân giống đến khâu thu hoạch.
+ Tạo sự đồng loạt về giống, cơ giới hoá được khâu trồng trọt và khâu thu hoạch. Làm tăng
năng suất chất lượng cao giúp tiêu thụ nhanh và đêm lại thu nhập cao.
1.4. Giới thiệu chung về hoa Phong Lan
1.4.1. Một số đặc tính đại cương về họ lan (Orchidaceae)
1.4.1.1. Đặc điểm sinh học [16]
Trong số những cây cho hoa có hơn 16000 loài và 700-800 giống thuộc họ Orchidaceae
đã được xác định và rất nhiều loài lai giống nhân tạo. Họ lan chiếm vị trí thứ 2 sau họ Cúc
(Asteraceae) và họ lớn nhất trong lớp một lá mầm. Riêng ở Việt Nam lan được biết gồm
750 loài khác nhau.
Khác với cây trồng cạn, trồng trong môi trường nước các loài phong lan lại có đời sống
ký sinh, bì sinh nhờ bộ rễ “ăn nổi” bám vào cây rừng nhiệt đới hoặc hút chất dinh dưỡng từ
mùn hữu cơ đang hoai mục. Nhìn chung, họ Lan bao gồm các loài thân thảo, sống lâu năm.
Chúng sống ở đất, nơi hốc, vách đá…Căn cứ vào cấu trúc thì có 2 nhóm: nhóm đơn thân
như giống Vanda, Mokara,…Và nhóm đa thân như giống Cattleya…Ngoài ra cây lan còn
mang một số đặc tính: hạt vô cùng nhỏ, số lượng nhiều và hầu hết không có chất nuôi
dưỡng.
a/ Rễ
- Lan là họ sống phụ (bì sinh) bám, treo lơ lửng trên các cây thân gỗ khác. Các dạng thân
gỗ nạc dài, ngắn, mập hay mảnh mai đưa cơ thể bò đi xa hay chụm lại thành các bụi dày.
- Rễ làm nhiệm vụ hấp thu chất dinh dưỡng, chúng được bao bỡi lớp mô hút dày, ẩm bao
gồm những lớp tế bào chết chứa đầy không khí, do đó nó ánh lên màu xám bạc. Với lớp mô
xốp đó, rễ có khả năng hấp thu nước mưa chảy dọc dài trên vỏ cây, lấy nước lơ lửng trên
không khí.
b/ Thân
- Lan có 2 loại thân: đa thân và đơn thân
- Ở các loài lan sống phụ có nhiều đoạn phình lớn thành củ giả (giả hành). Đó là bộ phận
dự trữ nước và các chất dinh dưỡng để nuôi cây invitro
SVTH:ĐẶNG XUÂN VIÊN LỚP :07S1
Trang 12

Nhân nhanh invitro hoa mokara GVHD:PHẠM THỊ KIM CÚC
- Củ giả rất đa dạng: Hình cầu hoặc hình thuôn dài xếp sát nhau hay rải rác đều đặn hoặc
hình trụ xếp chồng chất lên nhau thành một thân giảng điều kiện khô hạn khi sống bám trên
cao.
- Cấu tạo củ giả: Gồm nhiều mô mềm chứa đầy dịch nhầy, phía ngoài là lớp biểu bì với
vách tế bào dày, nhẵn bóng bảo vệ, tránh sự mất nước do mặt trời hun nóng. Đa số củ giả
đều có màu xanh bóng, nên cùng với lá nó làm nhiệm vụ quang hợp.
c/ Lá
- Hầu hết các loài phong lan là cây tự dưỡng, nó phát triển đầy đủ hệ thống lá.
- Hình dạng của lá thay đổi rất nhiều, từ loại lá mọng nước đến loại lá phiến mỏng
- Phiến lá trải rộng hay gấp lại theo các gân vòng cung hay chỉ gấp lại theo gân hình chữ V.
- Màu sắc lá thường xanh bóng, nhưng có trường hợp 2 mặt lá khác nhau. Thường mặt dưới
có màu xanh đậm hay tía, mặt trên lại khảm nhiều màu sặc sỡ.
d/ Hoa
- Hoa đối xứng qua một mặt phẳng.
- Bên ngoài có 6 cánh hoa, trong đó 3 cánh ngoài cùng là 3 cánh đài, thường có màu sắc và
kích thước giống nhau. Một cánh đài nằm ở phía trên hay phía sau của hoa gọi là cánh đài
lý, hai cánh đài nằm ở 2 bên gọi là cánh đài cạnh. Nằm kề bên trong và xen kẽ với 3 cánh
đài là 3 cánh hoa, chúng giống nhau về hình dạng, kích thước, màu sắc. Cánh còn lại nằm ở
phía trên hay phía dưới, có hình dạng và màu sắc khác hẳn với các cánh còn lại gọi là cánh
môi. Cánh môi quyết định giá trị thẩm mỹ của hoa lan.
- Ở giữa hoa có một trụ nổi lên, đó là bộ phận sinh dục của cây, giúp cây duy trì nòi giống.
Trụ gồm nhị và nhuỵ. Sau khi thụ phấn, các cánh hoa héo, cuống hoa hình thành quả lan.
e/ Quả và hạt
- Quả lan thuộc quả nang, nở ra theo 3 - 6 đường nứt dọc. quả có dạng cải dài đến hình trụ
ngắn phình ở giữa. Khi chin, quả nở ra và mảnh vỏ còn dính lại với nhau ở phía đỉnh và
phía gốc.
- Hạt lan rất nhiều, hạt liti. Hạt chỉ cấu tạo bỡi một lớp chưa phân hoá, trên một mạng lưới
nhỏ, xốp, chứa đầy không khí. Hạt trưởng thành sau 2 - 18 tháng
- Hạt lan rất nhiều, hạt liti. Hạt chỉ cấu tạo bỡi một lớp chưa phân hoá, trên một mạng lưới

nhỏ, xốp, chứa đầy không khí. Hạt trưởng thành sau 2 - 18 tháng.
SVTH:ĐẶNG XUÂN VIÊN LỚP :07S1
Trang 13
Nhân nhanh invitro hoa mokara GVHD:PHẠM THỊ KIM CÚC
1.4.1.2. Sự phân bố [14]
Họ lan phân bố từ cực Bắc như Thủy Điển xuống tận các đảo cực Nam của
Ostralia.Tuy nhiên trung tâm phân bố của họ này ở trên các vĩ độ nhiệt đới, đặc biệt ở châu
Mỹ và Đông Nam Á.Theo nghiên cứu ở vùng nhiệt đới Châu Á có tới 6800 loài. Riêng ở
Việt Nam có tới 800 loài
.

SVTH:ĐẶNG XUÂN VIÊN LỚP :07S1
Trang 14
Hình 1.1 Một số loài hoa Mokara
Nhân nhanh invitro hoa mokara GVHD:PHẠM THỊ KIM CÚC

1.5. Giới thiệu chung về hoa Mokara [12]
SVTH:ĐẶNG XUÂN VIÊN LỚP :07S1
Trang 15
Hình 1.3. Lan Cattleya
Hình 1.2. Lan Hồ Điệp
Hình 1.5. Lan ĐendrobiumHình 1.4. Lan Mokara

×