Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

công cụ kinh tế được sử dụng trong quản lý môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.4 KB, 22 trang )

CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
I/ Khái niệm công cụ quản lý kinh tế
1. Khái niệm
2. Vai trò
3. Nguyên tắc cơ bản trong việc sử dụng các công cụ kinh tế
II/ Một số công cụ kinh tế được sử dụng trong quản lý môi trường
1. Chính sách thuế
2. Phí môi trường
3. Hệ thống đặt cọc – hoàn trả
4. Giấy phép môi trường có thể chuyển nhượng
5. Ký quỹ môi trường
6. Trợ cấp môi trường
7. Nhãn sinh thái
KẾT LUẬN
1
CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
LỜI MỞ ĐẦU

Bảo vệ môi trường ngày nay đã trở thành một trong những chính sách quan trọng của
Đảng và Nhà nước ta. Bằng những biện pháp và chính sách khác nhau, Nhà nước ta đang
can thiệp mạnh mẽ vào các hoạt động của cá nhân, tổ chức trong xã hội để bảo vệ các yếu
tố của môi trường, ngăn chặn việc gây ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường. Trong
những biện pháp mà nhà nước sử dụng trong lĩnh vực này, pháp luật đóng vai trò đặc biệt
quan trọng. Sự xuất hiện và vai trò ngày càng tăng của các quy định pháp luật về môi
trường kể từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường là biểu hiện rõ nét về sự cấp
bách của vấn đề môi trường và dẫn đến một hệ quả tất yếu là phải đào tạo, giáo dục công
dân những kiến thức về pháp luật môi trường. Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì các loại quan hệ kinh tế


là rất đa dạng. Điều đó đòi hỏi không thể chỉ áp dụng một loại công cụ trong công tác quản
lý và bảo vệ môi trường mà nó đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các loại công cụ
mà đặc biệt là các công cụ kinh tế. Các công cụ kinh tế gồm nhiều loại, kinh nghiệm của
các nước đã chỉ ra rằng không thể chỉ áp dụng một loại biện pháp, một loại công cụ giản
đơn với một vài biện pháp, một vài công cụ đơn lẻ nào đó là có thể điều chính được sự đa
dạng về chủ thể cũng như phương thức sản xuất quản lý và bảo vệ môi trường. Các công
cụ kinh tế để quản lí môi trường như: phí,thuế môi trường, giấy phép ô nhiễm, quyền sở
hữu, thuế đầu vào, thuế sản phẩm, thuế xuất nhập khẩu, thuế phân biệt, hệ thống đặt cọc –
hoàn trả, phí sử dụng tài nguyên, phí tiếp cận, lệ phí quản lí và hành chính…
2
CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
I/ KHÁI NIỆM CÔNG CỤ QUẢN LÝ KINH TẾ
1. KHÁI NIỆM
Công cụ quản lý về môi trường là các phương thức hay biện pháp hành động thực
hiện công tác quản lý môi trường của Nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất. Công
cụ quản lý môi trường rất đa dạng, mỗi một công cụ có một chức năng và phạm vi tác động
nhất định, liên kết và hỗ trợ lẫn nhau.
Khi nhắc đến các công cụ quản lý về môi trường không thể không nhắc đến công cụ
kinh tế. Công cụ kinh tế ( còn gọi là công cụ thị trường hay các cách tiếp cận thị trường)
đang ngày càng được nhiều nước sử dụng. Đây chính là sử dụng sức mạng của thị trường
để bảo vệ môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái. Tuy nhiên, khi áp dụng công cụ này
được cân nhắc một cách chặt chẽ để các công cụ này phù hợp với hệ thống tài chính, tập
quán, truyền thống và năng lực của hệ thống hành chính, hệ thống thể chế cùa từng nước.
2. VAI TRÒ
Công cụ kinh tế là những chính sách, biện pháp nhằm tác động tới chi phí và lợi ích
của những hành động kinh tế thường xuyên tác động tới môi trường, tăng cường ý thức
trách nhiệm trước việc gây ra hủy hoại môi trường đồng thời tác động đến hành vi của cá
nhân theo hướng có lợi cho môi trường. Từ những ứng dụng trong thực tiễn cho thấy, vai
trò của công cụ kinh tế trong việc sử dụng quản lý nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường,
hơn hẳn với các loại công cụ khác như công cụ điều hành và kiểm soát :


→ Tăng hiệu quả chi phí: từ thực tiễn của việc áp dụng các công cụ kinh tế cho quản
lý môi trường, người ta đã rút ra kết luận rằng nếu cùng một mục tiêu môi trường cần đạt
3
CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
được như nhau khi sử dụng công cụ kinh tế (EIs) so với công cụ điều hành và kiểm soát
(CAC) thì công cụ kinh tế có chi phí thấp hơn. Sử dụng công cụ kinh tế là liên quan đến
giá cả, vì vậy việc sử dụng giá cả và cung cấp tính linh hoạt trong việc ứng phó với những
tín hiệu giá cả, cho phép các cá nhân và doanh nghiệp tìm kiếm đến chi phí có tính hiệu
quả hơn trong khả năng lựa chọn của họ.
→ Khuyến khích nhiều hơn cho việc đổi mới: công cụ kinh tế không ra lệnh cho chiến
lược kiểm soát mà những người gây ô nhiễm phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, nó có tác
động đến hoạt động kinh tế một cách tích cực để phát triển và lựa chọn chi phí kiểm soát
hiệu quả mà không theo quy ước nào.
→ Khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin tốt hơn: như đã nêu ở trên, công cụ kinh tế cơ
bản dựa vào thị trường, bản thân chúng sẽ phát hiện ra chiến lược hiệu quả chi phí, cho
phép gặp gỡ các mục tiêu môi trường cần đạt thông qua việc chi phí hiệu quả nhất. Công
cụ kinh tế hướng tới sức mạnh thị trường để xác định việc lựa chọn công nghệ có chi phí
thấp nhất, với tính chất vượt trội này cho thấy khi chúng ta sử dụng công cụ CAC khó có
thể thực hiện được.
→ Tăng hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường: do chi phí thấp khi
sử dụng chúng, mặt khác chúng tác động đến quyền lợi kinh tế của các cá nhân hay doanh
nghiệp, do vậy người ta phải tính đến việc sử dụng nguồn tài nguyên như thế nào là tiết
kiệm và hiệu quả nhất mà không ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận.
→ Hành động nhanh chóng và mềm dẻo hơn: công cụ kinh tế cho phép thực hiện một
cách nhanh chóng, linh hoạt và mềm dẻo so với việc sử dụng công cụ CAC, bởi lẽ nó có
thể được điều chỉnh kịp thời thông qua cơ chế giá cả thị trường, sử dụng tín hiệu thị trường
thường cho phép nhận được những thông tin phản hồi nhanh hơn và nắm bắt được tính
hiệu quả của việc thực hiện quản lý sử dụng EIs.
4

CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Ngoài những vai trò và tính hơn hẳn của công cụ kinh tế nêu trên, công cụ kinh tế
còn có những vai trò khác trong việc thúc đẩy định hướng hành động ngày càng thân thiện
hơn với môi trường trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra thường xuyên; đồng thời,
làm cho sự thay đổi hành vi của người sản xuất và người tiêu dùng trong nền kinh tế, đây
là yếu tố rất quan trọng liên quan đến công cụ giáo dục và nâng cao nhận thức quản lý
nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường nhằm hướng tới một sự phát triển có tính bền
vững.
Công cụ kinh tế chỉ có thể áp dụng có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường. Hiện
nạy, công cụ kinh tế đã và đang được ứng dụng rộng rãi trên thế giới đặc biệt là tại các
nước công nghiệp phát triển OECD. Ở các nước đang phát triển, chính sách môi trường
thường sử dụng hai loại công cụ chủ yếu là mệnh lệnh và kiểm soát ( hay pháp lý) và kinh
tế. Các công cụ khác như công cụ kỹ thuật quản lý, công cụ giáo dục, truyền thông cũng
được sử dụng nhằm bổ sung, hỗ trợ và góp phần hoàn chỉnh hai công cụ pháp lý và kinh tế.

3. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG VIỆC SỬ DỤNG CÁC
CÔNG CỤ KINH TẾ
Công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường được áp dụng dựa trên hai nguyên tắc cơ
bản đã được quốc tế thừa nhận là nguyên tắc " Người gây ô nhiễm phải trả tiền" (PPP) và "
Người hưởng thụ phải trả tiền".
a- Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền bắt nguồn từ các sáng kiến do Tổ chức Hợp
tác kinh tế và phát triển (OECD) đề xuất hợp tác vào các năm 1972 và 1974. Nguyên tắc
này xuất phát từ những luận điểm của Pigow về nền kinh tế phúc lợi. Trong đó, nội dung
quan trọng nhất là một nền kinh tế lý tưởng là giá cả các loại hàng hóa và dịch vụ có thể
phản ánh đầy đủ các chi phí xã hội, kể cả các chi phí môi trường ( bao gồm các chi phí
chống ô nhiễm, khai thác tài nguyên cũng như những dạng ảnh hưởng khác tới môi
5
CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
trường). Giá cả phải "nói lên sự thật" về những chi phí sản xuất và tiêu dùng hàng hóa và
dịch vụ. Nếu không, sẽ dẫn đến việc sử dụng bừa bãi các nguồn tài nguyên, làm cho ô

nhiễm trở nên trầm trọng hơn so với mức tối ưu đối với xã hội.
“Người gây ô nhiễm phải trả tiền “ có nghĩa là buộc người gây ô nhiễm(doanh
nghiệp , cá nhân hay chính quyền ) phải trả hoàn toàn các chi phí về sự phá hoại môi
trường do hoạt động của họ gây ra . Điều này sẽ khuyến khích người ta giảm sự phá hoại
đó, ít ra cũng ở mức mà chi phí biên của việc giảm ô nhiễm bằng chi phí biên của sự tổn
hại do ô nhiễm đó gây ra. Phương pháp sử dụng các công cụ kinh tế nhấn mạnh ích lợi của
các công cụ kinh tế được dùng để thay đổi thái độ của con người thông qua cơ chế về giá
cả.
Muốn vậy thì tổng chi phí sản xuất ra một hàng hóa hay dịch vụ bao gồm chi phí của
tất cả tài nguyên được sử dụng phải được tính đủ vào giá của nó. Việc sử dụng không khí,
nước, hay đất cho việc loại bỏ hay cất giữ chất thải cũng là sử dụng các tài nguyên giống
như các đầu vào của sản xuất. Tình trạng định giá không tính đủ chi phí sử dụng các tài
nguyên môi trường và không xác định rõ quyền sở hữu đối với tài nguyên môi trường dẫn
đến việc khai thác và sử dụng quá mức và có thể làm phá hủy hoàn toàn nguồn tài nguyên
đó. Nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” tìm cách sửa đổi “thất bại thị trường”
bằng cách buộc người gây ô nhiễm phải tính toán đầy đủ chi phí sản xuất ( chi phí sử dụng
tài nguyên và làm ô nhiễm )thông qua các công cụ như thuế ô nhiễm, lệ phí ô nhiễm, giấy
phép ô nhiễm...
b- Nguyên tắc " người hưởng thụ phải trả tiền" chủ trương tạo lập một cơ chế nhằm đạt
được các mục tiêu về môi trường. Đối nghịch với việc người trực tiếp gây ô nhiễm phải trả
tiền, người hưởng thụ một môi trường đã được cải thiện cũng phải trả một khoản phí. Có
thể hiểu nguyên tắc tắc này là tất cả những ai hưởng lợi do có được môi trường trong lành
không bị ô nhiễm, thì đều phải nộp phí. Nguyên tắc này đưa ra giải pháp bảo vệ môi
trường với một cách nhìn nhận riêng. Nguyên tắc chủ trương việc phòng ngừa ô nhiễm và
6
CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
cải thiện môi trường cần được hỗ trợ từ phía những người muốn thay đổi hoặc những
người không phải trả giá cho các chất gây ô nhiễm.
II/ MỘT SỐ CÔNG CỤ KINH TẾ ĐƯỢC SỬ DỤNG
TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

1. THUẾ TÀI NGUYÊN
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, một số doanh nghiệp đơn thuần chỉ sử
dụng thành phần môi trường thì chủ yếu các doanh nghiệp vừa sử dụng thành phần môi
trường vừa khai thác sử dụng tài nguyên. Như vậy thông qua các cơ cấu kinh tế, chinh sách
thuế được chia làm hai loại: Thuế tài nguyên và thuế môi trường.
*) Thuế tài nguyên:
"Là loại thuế gián thu, thu từ các hoạt động khai thác tài nguyên, do người sử dụng
tài nguyên đóng góp". Từ trước đến nay tình trạng khai thác bừa bãi, sử dụng lãng phí tài
nguyên thiên nhiên ở nước ta cũng như ở các nước khác rất phổ biến dẫn đến các nguy cơ
cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy thoái môi trường. Trước thực tế đó, việc phát triển
và cải tiến các loại thuế sử dụng khai thác tài nguyên thiên nhiên sẽ có vai trò cốt yếu.
Mục đích của thuế tài nguyên là :
- Hạn chế các nhu cầu không cấp thiết trong sử dụng tài nguyên.
- Hạn chế các tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác và sử dụng
7
CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
- Tạo nguồn thu cho Ngân sách và điều hoà quyền lợi của các tầng lớp dân cư về việc sử
dụng tài nguyên.
Thuế tài nguyên phải được sử dụng từng bước đế tránh làm mất cân bằng kinh tế, phải
hợp lý điều chỉnh có lợi cho kinh tế xã hội. Nếu muốn giảm suy thoái tài nguyên và ô
nhiễm môi trường, Chính phủ cần tăng thuế. Ngước lại nếu muốn tăng việc làm, giảm thất
nghiệp cần giảm thuế.
Cơ cấu tính thuế tài nguyên phải được thay đổi phù hợp với khả năng công nghệ của
doanh nghiệp, phương thức quản lý của Nhà nước và điều kiện địa chất kỹ thuật của khu
vực khai thác tài nguyên để bảo đảm có sự phân biệt đối với các doanh nghiệp hoặc hoạt
động gây ra các tổn thất tài nguyên và suy thoái môi trường ở các mức độ khác nhau;
nguyên tắc chung là: hoạt động càng gây nhiều tổn thất tài nguyên và suy thoái môi trường
thì càng phải chịu thuế cao hơn. Việc xác định đúng đắn phương pháp tính thuế tài nguyên
là rất quan trọng , sẽ góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư công nghệ , kỹ thuật và
năng lực quản lý nhằm làm giảm tổn thất tài nguyên , đặc biệt là các tài nguyên không tái

tạo.
Thuế tài nguyên gồm: thuế sử dụng đất, thuế sử dụng nước, thuế rừng, thuế tiêu thụ
năng lượng, thuế khai thác tài nguyên khoáng sản….
*) Thuế môi trường:
Tại khoản 1, điều 112, luật bảo vệ môi trường 2005 quy định: " Tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân sản xuất kinh doanh một số loại sản phẩm gây tác động xấu, lâu dài tới môi trường
và sức khỏe con người thì phải nộp thuế môi trường". Theo quy định này thì thuế môi
trường là khoản đóng góp của thể nhân và pháp nhân khi sử dụng thành phần môi trường.
Như vậy, trong trường hợp này, thuế sử dụng vào các thành phần môi trường sẽ có xu
hướng phát triển thêm thu nhập cho ngân sách nhà nước. Thuế môi trường dùng để khuyến
khích, bảo vệ và nâng cao hiệu suất sử dụng các yếu tố môi trường, hạn chế các tác nhân
8

×