Tải bản đầy đủ (.pdf) (193 trang)

tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 193 trang )

VIỆN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG NAM BỘ (SISD)
TRUNG TÂM TƯ VẤN VÀ PHÁT TRIỂN (CRCD)
BÁO CÁO TỔNG HỢP
KHẢO SÁT CƠ BẢN VỀ TÌNH HÌNH
NƯỚC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
TẠI 6 HUYỆN CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH
Năm 2010
2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
UBND : Ủy ban nhân dân
NS&VSMT : Nước sạch và vệ sinh môi trường
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
PVS : Phỏng vấn sâu
TLN : Thảo luận nhóm
3
MỤC LỤC
A. GIỚI THIỆU ............................................................................................................6
B. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................................7
I. CÁC TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU..................................................................................7
II. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN..............................................7
1. Chọn mẫu định lượng .................................................................................................7
2. Chọn mẫu định tính .....................................................................................................8
3. Thu thập thông tin thứ cấp .........................................................................................9
C. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................................9
PHẦN I. ĐỐI VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ.......................9
I. CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG..........................................9
1. Các thể chế và quan hệ giữa các thể chế quản lý nhà nước về môi
trường ............................................................................................................................9
2. Nguồn nhân lực của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ............12
3. Công tác kiểm tra, giám sát về nước sạch và vệ sinh môi trường................12
4. Công tác lưu trữ và báo cáo định kỳ ..................................................................14


5. Công tác tập huấn và truyền thông.....................................................................16
6. Sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể.............................................................17
7. Kết quả thực hiện các chỉ số cơ bản về môi trường năm 2009.....................18
8. Công tác quy hoạch ............................................................................................22
9. Nhận xét chung về công tác quản lý nhà nước đối với NS&VSMT...............23
II. Thực trạng của các dự án cung cấp nước tập trung, xử lý rác thải, nước
thải và vệ sinh môi trường tại vùng dự án .................................................................25
1. Đối với lĩnh vực cung cấp nước tập trung .........................................................25
2. Đối với lĩnh vực xử lý rác......................................................................................29
3. Đối với lĩnh vực nước thải....................................................................................31
PHẦN II. ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH ....................................................................................32
I. MÔ TẢ NGƯỜI TRẢ LỜI VÀ HỘ TRONG MẪU KHẢO SÁT..............................32
1. Đặc điểm người trả lời..........................................................................................32
2. Đặc điểm hộ gia đình ............................................................................................33
II. NƯỚC SINH HOẠT...................................................................................................35
1. Thực trạng nguồn nước sinh hoạt hiện nay của các hộ dân cư....................36
4
1.1. Thực trạng nguồn nước hiện nay của các hộ dân không dùng
nước máy ................................................................................................................36
1.2. Thực trạng nguồn nước hiện nay của các hộ có nước máy...................37
2. Chất lượng nước phân theo mục đích sử dụng ...............................................38
2.1. Chất lượng nước uống..................................................................................38
2.2. Chất lượng nước nấu ăn ..............................................................................39
2.3. Chất lượng nước tắm rửa.............................................................................39
3. Chất lượng nước phân theo nguồn cung cấp...................................................41
3.1. Chất lượng nước giếng đào .........................................................................41
3.2. Chất lượng nước giếng khoan.....................................................................42
3.3. Chất lượng nước máy ...................................................................................45
4. Tiếp cận nguồn nước và phương tiện trữ nước...............................................46
5. Các biện pháp xử lý nước trước khi dùng.........................................................47

6. Mức nước sử dụng của hộ gia đình ...................................................................49
7. Đánh giá dịch vụ cung cấp nước máy cho hộ gia đình ...................................49
8. Nhận thức của người dân về lý do không sử dụng nước máy ......................53
9. Nhận thức của người dân ở những nơi chưa có nước máy ..........................53
III. RÁC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG.........................................................................55
1. Thực trạng thu gom và xử lý rác thải, nước thải và vệ sinh môi trường
của các hộ dân cư......................................................................................................55
1.1. Tình hình xử lý rác thải của các hộ dân cư................................................55
1.2. Tình hình xử lý nước thải của các hộ dân cư............................................56
1.3. Các vấn đề khác về vệ sinh môi trường của các hộ dân cư...................57
2. Nhận thức của người dân về việc thu gom, xử lý rác, nước thải và vệ
sinh môi trường, dịch bệnh.......................................................................................58
2.1. Đánh giá của người dân về tình hình rác thải, nước thải và vệ
sinh môi trường nói chung....................................................................................58
2.2. Đánh giá ảnh hưởng của rác, nước thải và vệ sinh môi trường đối
với sức khỏe phân theo 6 huyện, 12 xã. ............................................................60
3. Đánh giá sự cần thiết về việc sử dụng các dịch vụ thu gom rác và
mức độ sẵn sàng tham gia của các hộ dân cư.....................................................60
3.1. Sự cần thiết của dịch vụ thu gom rác..........................................................60
3.2. Mức độ sẵn sàng tham gia dịch vụ thu gom rác của người dân ............61
4. Đánh giá dịch vụ thu gom rác thải hiện có tại vùng khảo sát......................62
4.1. Các dịch vụ thu gom rác hiện có tại địa phương.......................................62
4.2. Đánh giá của người dân trong vùng khảo sát về các dịch vụ hiện
có ..............................................................................................................................63
5
5. Công tác truyền thông và nâng cao nhận thức của người dân về vệ
sinh môi trường ..........................................................................................................65
5.1. Thực trạng công tác truyền thông tại các địa bàn khảo sát ....................65
5.2. Một số đề xuất về công tác tuyên truyền, vận động.................................66
PHẦN III: CÁC ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH........................................................................68

I. ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH.............................68
1. Đề xuất đối với cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức xã hội ................68
1.1. Nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ nguồn nước và sử
dụng nước hợp vệ sinh. ........................................................................................68
1.2. Cần có cơ chế thống nhất việc phát triển các công trình cấp nước
tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh, để thuận lợi trong quá trình quản
lý, vận hành công trình cũng như việc lồng ghép các nguồn vốn có
hiệu quả...................................................................................................................68
1.3. Ban hành các chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân nông
thôn, hộ nghèo, vùng đồng bào dân tộc sử dụng nước hợp vệ sinh.............69
2. Đề xuất đối với các nhà cung cấp dịch vụ nước sạch.....................................70
2.1. Trước khi triển khai dự án cung cấp dịch vụ nước sạch cần có sự
tham khảo ý kiến của người dân về các chỉ báo cơ bản. ................................70
2.2. Trong quá trình thực hiện và quản lý dự án, cần có sự kiểm tra
chặt chẽ và thường xuyên cải thiện, nâng cao chất lượng nước cung
cấp............................................................................................................................70
II. ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ RÁC VÀ THU GOM RÁC THẢI, XỬ LÝ NƯỚC THẢI.........71
1. Nâng cao ý thức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường
thông qua mô hình thành lập các nhóm tự quản trong khu vực.........................71
2. Đẩy mạnh công tác truyền thông, giữ gìn vệ sinh chung nhằm thay đổi
hành vi của người dân. .............................................................................................72
3. Đầu tư, hỗ trợ cho các đơn vị dịch vụ thu gom rác nhằm cải tiến chất
lượng dịch vụ thu gom rác thải ................................................................................73
4. Đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, chăn nuôi và sản xuất:......74
III. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY NGƯỜI DÂN SỬ DỤNG NƯỚC
SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG............................................................................74
1. Chính sách ngắn hạn............................................................................................74
2. Chính sách dài hạn................................................................................................74
PHỤ LỤC
6

A. GIỚI THIỆU
Bình Định là một trong những địa phương nghèo và có mật độ dân số cao. Mặc dù điều
kiện kinh tế và cơ sở hạ tầng ở nông thôn đã được cải thiện đáng kể trong những năm
qua, đời sống của người dân vẫn còn nhiều khó khăn và đang đối mặt với nhiều thách
thức ngày càng tăng lên về môi trường. Nước sạch, xử lý chất thải rắn, nước thải… là
những vấn đề chính về môi trường ở nông thôn mà chính quyền và người dân đang rất
quan tâm hiện nay. Với 6 huyện trong vùng khảo sát thì trừ Tây Sơn là huyện trung du,
các huyện còn lại (Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước, và An Nhơn) đều là những
huyện đồng bằng và huyện ven biển. Do vậy, nguồn nước bị nhiễm phèn hoặc nhiễm
mặn là khá phổ biến. Mặt khác, việc sử dụng bừa bãi các nguồn nước ngầm, và sự
nhiễm bẩn nguồn nước từ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, và chất thải sinh hoạt của
dân cư với mật độ ngày càng cao… là những tác nhân chính làm cho môi trường bị ô
nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và sức khỏe của người dân.
Mục đích chính của cuộc khảo sát này là:
1. Mô tả định lượng về tình trạng hiện nay của vùng dự án liên quan đến:
o Các vấn đề nước sinh hoạt, rác thải, nước thải, và vệ sinh môi trường;
o Mức độ cung ứng dịch vụ nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường hiện nay;
o Mức độ nhận thức về các vấn đề liên quan đến nước sinh hoạt và vệ sinh môi
trường;
o Khả năng và sự sẵn sàng của người dân trong việc chi trả cho các dịch vụ nước
sinh hoạt và vệ sinh môi trường đã được cải thiện.
2. Mô tả năng lực của các cơ quan nhà nước và các tổ chức cung ứng dịch vụ, gồm cả
các tổ chức tư nhân, trong công tác thực thi chương trình, dự án cũng như công tác
vận hành và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng của dự án.
3. Xây dựng các chỉ số cơ bản cho từng kết quả dự kiến của khung logic để làm cơ sở
sau này so sánh với các thành tựu mà dự án đạt được, bao gồm các chỉ số đối với
các cơ quan phụ trách về quy hoạch, thiết kế, thực thi các hệ thống cấp nước nông
thôn và các hệ thống quản lý rác thải rắn được tăng cường; và các chỉ số về nâng
cao nhận thức trong việc sử dụng nước ăn uống an toàn và bảo vệ nguồn nước cũng
như việc bảo vệ môi trường thông qua việc thu gom và xử lý chất thải rắn.

Báo cáo tổng hợp bao gồm 4 hợp phần chính. Trước hết, báo cáo sẽ trình bày phương
pháp nghiên cứu, bao gồm cả các cách tiếp cận, phương pháp thu thập và phân tích dữ
liệu. Tiếp đến, báo cáo sẽ phân tích thực trạng các dự án cung cấp nước sạch tập trung,
thu gom rác, bãi rác, và các dự án vệ sinh môi trường khác, các cơ quan quản lý nhà
7
nước và các tổ chức cung ứng dịch vụ liên quan đến các lĩnh vực trên. Trong phần này,
một số lĩnh vực liên quan đến công tác kế hoạch, thực thi, giám sát, theo dõi dự án, lưu
trữ dữ liệu, các chương trình tập huấn và sử dụng các tiến bộ kỹ thuật sẽ được tìm hiểu.
Phần tiếp đến trình bày các đặc điểm của hộ gia đình, thực trạng sử dụng các nguồn
nước, xử lý rác, và các lĩnh vực vệ sinh môi trường khác, nhận thức của người dân về
các vấn đề trên, khả năng và mức độ sẵn sàng sử dụng các dịch vụ cung cấp nước sạch
tập trung và thu gom chất thải rắn được tăng cường trong tương lai. Dựa trên các kết
quả phân tích trên, phần cuối cùng sẽ đề xuất các chính sách về nước và vệ sinh môi
trường.
B. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I. CÁC TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU
Cuộc khảo sát được tiến hành từ nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Cách tiếp cận đầu
tiên và quan trọng nhất là từ các bên có liên quan, gồm: Bên thụ hưởng: hộ gia đình; Bên
cung ứng: các công trình cấp nước, thu gom rác và vệ sinh môi trường; Bên quản lý nhà
nước: các cơ quan quản lý nhà nước; Bên hỗ trợ: các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội,
cộng đồng. Cách tiếp cận tiếp theo là thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau, gồm:
Bản hỏi định lượng và thảo luận nhóm hộ gia đình; Bản thu thập thông tin các cơ quan,
tổ chức và phỏng vấn sâu các cá nhân có vai trò quan trọng; Các báo cáo, tư liệu thứ
cấp; và Các quan sát thực địa. Cuối cùng, cuộc khảo sát được tiếp cận từ nhiều cấp,
theo chiều dọc và theo chiều ngang: cá nhân, cộng đồng, xã, huyện, tỉnh, và các tổ chức
đồng cấp tương ứng.
II. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN
1. Chọn mẫu định lượng
Yêu cầu của công tác chọn mẫu là (1) vừa phản ảnh được thực trạng sử dụng nguồn
nước, xử lý rác thải và vệ sinh môi trường của hộ gia đình nông thôn, (2) vừa đánh giá

được chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch tập trung và thu gom rác ở nông thôn hiện
nay trong điều kiện mà số hộ gia đình có sử dụng các dịch vụ này chiếm tỷ trọng nhỏ.
Công tác chọn mẫu được thực hiện theo 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1: Chọn điểm khảo sát (đơn vị chọn là xã/thị trấn). Mỗi huyện sẽ chọn 2 xã/thị
trấn. Mỗi xã/thị trấn sẽ chọn 2 thôn. Tổng cộng, có 24 thôn của 12 xã/thị trấn thuộc 6
huyện được chọn để khảo sát.
Bước 1: Chọn xã/thị trấn khảo sát với tiêu chí dựa vào tình trạng nguồn nước sử dụng
và xử lý rác thải hiện nay, mức độ cung ứng dịch vụ nước và xử lý rác thải: tốt, không tốt,
chưa có (đối với những điểm chưa có dịch vụ thì xác định thêm tiêu chí: cụm dân cư tập
trung, đường giao thông), và nhu cầu bức thiết. Quá trình lựa chọn xã/thị trấn được tham
vấn và thống nhất với lãnh đạo các địa phương, nhằm đáp ứng các yêu cầu thực tiễn
đặt ra hiện nay. Danh sách các xã/thị trấn được trình bày trong bảng 1.
8
Bước 2: Mỗi xã chọn 2 thôn với tiêu chí: (1) đối với xã có dịch vụ cung cấp nước sạch thì
chọn các thôn có dịch vụ; đối với xã chưa có dịch vụ thì chọn 1 thôn trung tâm xã và 1
thôn cách xa trung tâm xã. Danh sách 24 thôn khảo sát được trình bày trong bảng 2.
Giai đoạn 2: Chọn đơn vị điều tra. Mỗi thôn chọn 30 hộ gia đình (có sử dụng dịch vụ
nước máy hay không có dịch vụ tùy vào điều kiện của địa phương) để khảo sát bằng bản
hỏi định lượng. Tổng số hộ được khảo sát là 720 hộ gia đình gồm 2 nhóm. Nhóm 1 gồm
các hộ tại nơi có đường ống nước máy. Nhóm này gồm các hộ gia đình (i) có sử dụng
nước máy và có đồng hồ chính thức; (ii) có sử dụng nước máy nhưng không có đồng hồ
(những hộ sử dụng vòi công cộng); (iii) có đường ống nước máy nhưng không sử dụng
nước. (2) Nhóm 2 gồm những hộ tại nơi không có đường ống nước máy.
Bước 1: Làm việc với Ủy ban Nhân dân xã/thị trấn để lấy danh sách hộ gia đình 2 thôn
đã xác định ở giai đoạn 1.
Bước 2: Chọn mẫu theo nguyên tắc ngẫu nhiên hệ thống, xác định 30 hộ gia đình ở mỗi
thôn để khảo sát. Cách thức là lấy tổng số hộ gia đình có trong danh sách do cán bộ địa
phương cung cấp chia cho số hộ cần khảo sát, có được khoảng cách sau khi chia và lấy
khoảng cách đó làm bước nhảy để chọn hộ.
Kết quả chọn được 720 hộ gia đình ở 24 thôn, trong đó có khoảng 1/3 số hộ thuộc nhóm

có sử dụng nước sạch tập trung; 2/3 số hộ còn lại thuộc nhóm không sử dụng nước sạch
tập trung (kể cả những hộ có đường ống chính chạy qua nhưng không sử dụng nước
sạch tập trung).
Nguyên tắc đổi mẫu: Các trường hợp trong danh sách mẫu không thực cư trú trên địa
bàn hoặc có nhà nhưng không thực ở, đã chuyển đi nơi khác; không gặp được trong
suốt thời gian khảo sát thực địa; hoặc từ chối hợp tác trả lời bản hỏi thì chọn hộ thay thế.
Chọn mẫu thay thế bằng cách lấy hộ kế tiếp phía dưới danh sách; nếu không được sẽ
lấy hộ kế tiếp phía trên trong danh sách. Thực tế, mỗi thôn có khoảng 1-2 trường hợp hộ
đi làm ăn xa không thể tiếp cận được. Tỷ lệ đổi mẫu thấp giúp cho cuộc khảo sát đảm
bảo độ tin cậy của thông tin thu thập được.
Xác định người đại diện cho hộ gia đình để trả lời: đối tượng là chủ hộ hoặc vợ/chồng
chủ hộ. Nếu đối tượng này không thể tham gia trả lời được thì người thay thế có thể là
những người có mối quan hệ mật thiết và hiểu biết các vấn đề chung của hộ.
2. Chọn mẫu định tính
Cuộc khảo sát cũng tiến hành phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm các cơ quan quản lý
nhà nước các cấp, các tổ chức cung ứng dịch vụ nước sạch, thu gom rác, và các hộ dân
cư. Tổng số cuộc phỏng vấn dành cho các cơ quan, tổ chức, đoàn thể ở cả các cấp tỉnh,
huyện, và xã là 59 trường hợp, được thể hiện ở bảng 3.
Ngoài ra, cuộc khảo sát cũng tiến hành 36 cuộc thảo luận nhóm, với sự tham gia của 321
người. Mục đích chính của thảo luận nhóm là tìm hiểu ý kiến của những nhóm người
chia sẻ một số đặc điểm riêng nhất định về nghề nghiệp, giới tính, điều kiện kinh tế… Tuy
9
nhiên, có 5 trong tổng số 36 cuộc thảo luận nhóm là nhóm hỗn hợp, gồm cả chính quyền
địa phương, các tổ chức cung ứng dịch vụ, đoàn thể, và đại diện các hộ dân. Số cuộc
thảo luận nhóm, số người tham gia, và sự phân bố theo địa bàn nghiên cứu được thể
hiện chi tiết ở bảng 4.
3. Thu thập thông tin thứ cấp
Cuộc khảo sát cũng thu thập các báo cáo, số liệu thống kê hiện có ở địa phương nhằm
bổ sung cho các thông tin do nhóm khảo sát trực tiếp thu thập ở hiện trường. Các nguồn
thông tin trên có tính chất bổ sung lẫn nhau, làm cơ sở cho các phân tích.

C. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
PHẦN I. ĐỐI VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ
I. CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG
1. Các thể chế và quan hệ giữa các thể chế quản lý nhà nước về môi trường
UBND tỉnh thống nhất chỉ đạo quản lý nhà nước tất cả các hoạt động liên quan đến quản
lý tài nguyên nước, môi trường, chất thải sinh hoạt và chất thải trong sản xuất trên địa
bàn tỉnh; đồng thời phân công, phân cấp chỉ đạo thực hiện cho các sở, ban, ngành, và
UBND cấp dưới.
o Sở Tài nguyên và Môi trường
Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, có chức năng
tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên
và môi trường, bao gồm: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, địa chất, môi
trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ, quản lý tổng hợp về biển và hải đảo; thực
hiện các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở. Chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Định
được thực hiện theo Quyết định số 603/QĐ-UBND, ngày 19/08/2009 của UBND tỉnh. Chi
cục Bảo vệ môi trường, trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, có chức năng giúp Sở
thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực môi trường trên địa bàn tỉnh.
Sở Tài nguyên và Môi trường giúp UBND tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quản lý
nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh: chỉ đạo, tổ chức thực hiện chiến lược,
chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường; chỉ đạo định kỳ tổ chức đánh
giá hiện trạng môi trường; tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường; chỉ đạo
công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường;
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát, xây dựng đồng bộ hệ thống các
văn bản pháp quy (pháp luật, quy phạm, quy chế) trong lĩnh vực quản lý tài nguyên nước
và chất thải rắn nhằm quản lý, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên nước; phòng chống,
10
khắc phục ô nhiễm môi trường; tổ chức lập và quản lý quy hoạch về tài nguyên nước,
cấp phép các dự án công trình khai thác tài nguyên nước theo thẩm quyền.
Chi cục Bảo vệ môi trường có chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi

trường ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt
các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về bảo vệ môi trường trên
địa bàn tỉnh và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án,
đề án về bảo vệ môi trường do các cơ quan nhà nước ở Trung ương, UBND tỉnh, Giám
đốc Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành.
o Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện quy hoạch cấp nước trên
địa bàn tỉnh; là đầu mối phối hợp với các Sở, ngành địa phương xây dựng kế hoạch triển
khai thực hiện quy hoạch, phát triển hệ thống công trình cấp nước phục vụ sản xuất và
sinh hoạt của người dân nông thôn;
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương xây dựng các văn bản pháp quy thuộc
lĩnh vực cấp nước và vệ sinh nông thôn;
Chỉ đạo Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn xây dựng các mô hình
xử lý nước quy mô hộ gia đình, tập huấn nâng cao năng lực quản lý, vận hành cho lực
lượng cán bộ, công nhân trực tiếp quản lý, vận hành các công trình cấp nước tập trung
trên địa bàn tỉnh; chuẩn bị, tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực để quản lý, vận hành sau
đầu tư các công trình cấp nước tập trung nông thôn do Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn hoặc Trung tâm làm chủ đầu tư một cách có hiệu quả.
o Sở Xây dựng
Sở Xây dựng chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện quy hoạch
tổng thể chất thải rắn trên địa bàn tỉnh; là đầu mối phối hợp với các sở, ngành địa
phương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch;
Thẩm định quy hoạch xây dựng các dự án xử lý chất thải rắn; kiểm tra, giám sát việc xây
dựng phát triển công trình dự án theo quy hoạch;
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương xây dựng các văn bản pháp quy thuộc
lĩnh xây dựng và phát triển công trình xử lý chất thải rắn.
o UBND các huyện, thành phố
UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm tổ chức, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà
nước về tài nguyên nước và vệ sinh môi trường thuộc địa bàn quản lý;
Phối hợp với các sở, ngành lập kế hoạch dự án đầu tư phát triển công trình cấp nước và

xử lý rác thải trên địa bàn; tổ chức quản lý quy hoạch cấp nước và quy hoạch tổng thể
quản lý chất thải rắn theo nội dung đã được phê duyệt;
Chỉ đạo các phòng chức năng, UBND các xã, thị trấn trực thuộc tổ chức thành lập các
đơn vị quản lý, vận hành công trình cấp nước tập trung và các đơn vị thu gom, xử lý chất
thải rắn đảm bảo hoạt động có hiểu quả.
11
Ở cấp huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn giúp UBND
huyện, thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường
trên địa bàn huyện, thành phố theo quy định của pháp luật, chịu sự quản lý trực tiếp của
UBND huyện, thành phố; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ
của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Phòng Tài nguyên và Môi trường giúp UBND cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ, quyền
hạn quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn cấp huyện: Chỉ đạo, tổ chức
thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường; tổ chức
đăng ký và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường; tuyên truyền, giáo dục
pháp luật về bảo vệ môi trường; chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về bảo vệ
môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định khác của
pháp luật có liên quan; thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
theo uỷ quyền của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh; chỉ đạo
công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của UBND cấp xã.
o Ủy ban Nhân dân xã, thị trấn
UBND cấp xã, thị trấn có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
tại địa phương theo quy định; bố trí cán bộ địa chính phụ trách về bảo vệ môi trường; có
trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương theo quy
định sau đây: Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi
trường, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn, khu dân cư thuộc phạm vi quản lý của
mình; tổ chức vận động nhân dân xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong hương
ước của cộng đồng dân cư; hướng dẫn việc đưa tiêu chí về bảo vệ môi trường vào trong
việc đánh giá thôn, làng, khu phố và gia đình văn hóa; kiểm tra việc chấp hành pháp luật

về bảo vệ môi trường của hộ gia đình, cá nhân; phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các
vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo
vệ môi trường cấp trên trực tiếp; quản lý hoạt động của thôn, làng, tổ dân phố và tổ chức
tự quản về giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường trên địa bàn.
Các tổ chức đoàn thể như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân phối hợp với các
sở, ban, ngành có liên quan tăng cường công tác thông tin - giáo dục - truyền thông, vận
động xã hội, vận động hội viên tích cực tham gia các đợt vận động của các cấp về nước
sạch, rác thải và vệ sinh môi trường, đồng thời xem đây là một trong những tiêu chí đánh
giá hội viên cuối năm; là lực lượng nồng cốt từ tỉnh đến cơ sở hưởng ứng và triển khai,
hành đồng “Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn”, Ngày Môi
trường Thế giới; góp phần tích cực trong việc thay đổi hành vi sử dụng nước hợp vệ sinh
trong sinh hoạt, nâng cao nhận thức, thay đổi tích cực các hành xử lý rác thải tại hộ gia
đình và khu dân cư.
Với các thể chế trên, về cơ bản, công tác quản lý nhà nước về môi trường đã được tổ
chức một cách hệ thống theo chiều dọc và chiều ngang, và được phân công các chức
năng, nhiệm vụ một cách rõ ràng. Trên thực tế, tùy điều kiện cụ thể, một số phòng, ban
cấp huyện được phân công đảm trách một một số chức năng, nhiệm vụ khác nhau liên
quan đến một số lĩnh vực nước, rác, phòng chống dịch và vệ sinh môi trường.
12
2. Nguồn nhân lực của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường
Kết quả tổng hợp từ báo cáo về nguồn nhân lực của các cơ quan quản lý nhà nước về
môi trường ở các địa phương cho thấy, số cán bộ công chức làm việc tại các sở, ban,
ngành ở cấp tỉnh liên quan đến nước sạch và vệ sinh môi trường (NS&VSMT) là 75
người, trong đó 28 người có trình độ đại học về NS&VSMT và 47 người có trình độ trung
cấp về NS&VSMT. Điều này cho thấy nguồn nhân lực ở cấp tỉnh có chất lượng tương đối
cao, đáp ứng được các yêu cầu cơ bản đối với công tác quản lý nhà nước về môi
trường. Năm 2009, các cơ quan cấp tỉnh đã tham dự 8 khóa tập huấn chuyên môn về
NS&VSMT.
Tuy nhiên, đối với lĩnh vực cấp nước, nguồn nhân lực ở cấp huyện, xã rất hạn chế. Cấp
huyện không có cán bộ chuyên trách mà làm việc theo hình thức kiêm nhiệm, trình độ

chuyên môn có phần hạn chế. Đối với cấp xã hiện nay không có cán bộ đảm đương
nhiệm vụ này mà được giao cho cán bộ địa chính-xây dựng thực hiện. Vì vậy, công tác
thu thập số liệu và lưu trữ ở cấp cơ sở hiện nay còn rất thiếu và không có hệ thống.
“Đa số những cán bộ chuyên trách về lĩnh vực về nước và vệ sinh môi trường chưa qua
đào tạo chuyên môn (có tình trạng là một số cán bộ có kinh nghiệm quản lý thì lại hết
nhiệm kỳ và một người mới chưa có kinh nghiệm lên thay thế). Thỉnh thoảng có tập huấn
cho các chuyên viên kỹ thuật từ 5 – 10 ngày (nhưng cũng là do những người đi trước tập
huấn cho những người sau.). Do đó cần nâng cao năng lực cán bộ (TLN cán bộ huyện
Phù Mỹ, Bình Định, 2010);
“Phòng chỉ quản lý về mặt nhà nước, không quản lý trực tiếp mà chủ yếu kiêm nhiệm
không có cán bộ chuyên trách. Nguồn nhân lực hiện nay thiếu, không chuyên sâu. Công
tác phối hợp giữa các ngành không đồng đều cộng với nguồn nhân lực có trình độ chênh
lệch giữa các ban ngành nên sự thống nhất và thực thi không cao (PVS cán bộ quản lý
huyện Hoài Nhơn);
“Về chuyên môn 50% đạt yêu cầu, còn lại các ngành chưa phù hợp. Rất nhiều người lúng
túng khó khăn trong công việc, vì không có chuyên môn ngành môi trường. Hiện nay, có
1 kỹ sư xây dựng, 1 kiến trúc sư qui hoạch đô thị, 1 trung cấp giao thông, 1 cử nhân kinh
tế, 3 cao đẳng [điện, hóa nhiệt, chế tạo cơ khí], nên rất khó khăn trong thực hiện công tác
nước sạch và vệ sinh môi trường (PVS cán bộ quản lý huyện An Nhơn).
Hiện nay, nguồn nhân lực về lĩnh vực cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn ở cơ sở
gặp rất nhiều khó khăn kể cả lĩnh vực quản lý nhà nước lẫn lực lượng thực hiện nhiệm
vụ. Một số đơn vị cấp nước cán bộ chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ chuyên
ngành. Vì thế, trong thời gian đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trung tâm
Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn) sẽ tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ quản
lý, vận hành cho lực lượng cán bộ, nhân viên kỹ thuật vận hành các công trình cấp nước
tập trung trên địa bàn tỉnh.
3. Công tác kiểm tra, giám sát về nước sạch và vệ sinh môi trường
Công tác kiểm tra, giám sát nước sạch và vệ sinh môi trường được thực hiện theo các
qui định hiện hành.
13

o Đối với cấp nước sinh hoạt
Công tác kiểm tra giám sát chất lượng nước cấp được thực hiện theo quy định tại Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02: 2009/BYT cụ thể như sau:
- Giám sát trước khi đưa nguồn nước vào sử dụng: Xét nghiệm tất cả các chỉ tiêu thuộc
mức độ A, B do cơ sở cung cấp nước thực hiện.
- Giám sát định kỳ:
+ Đối với các chỉ tiêu thuộc mức độ A: Xét nghiệm ít nhất 01 lần/03 tháng do cơ sở cung
cấp nước thực hiện; Kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 01 lần/06 tháng do các cơ
quan có thẩm quyền thực hiện (lấy mẫu nước tại 100% các cơ sở cung cấp nước trên
địa bàn được giao quản lý; lấy mẫu nước ngẫu nhiên đối với nước do cá nhân, hộ gia
đình tự khai thác để sử dụng cho mục đích sinh hoạt);
+ Đối với các chỉ tiêu thuộc mức độ B: Xét nghiệm ít nhất 01 lần/06 tháng do cơ sở cung
cấp nước thực hiện; Kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 01 lần/01 năm do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền thực hiện (lấy mẫu nước tại 100% các cơ sở cung cấp nước
trên địa bàn được giao quản lý; lấy mẫu nước ngẫu nhiên đối với nước do cá nhân, hộ
gia đình tự khai thác để sử dụng cho mục đích sinh hoạt).
- Các trường hợp phải thực hiện giám sát đột xuất: Khi kết quả kiểm tra vệ sinh nguồn
nước hoặc điều tra dịch tễ cho thấy nguồn nước có nguy cơ bị ô nhiễm; Khi xảy ra sự cố
môi trường có thể ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh nguồn nước; Khi có các yêu cầu
đặc biệt khác. Việc thực hiện giám sát đột xuất và lựa chọn mức độ giám sát do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền thực hiện.
o Đối với lĩnh vực vệ sinh môi trường
Trách nhiệm thực hiện và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường: Tổ chức,
cá nhân có phát sinh chất thải có trách nhiệm thực hiện đúng các nội dung của Báo cáo
đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường
hay Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được xác nhận (nếu có); Định kỳ 06 tháng
một lần, lập báo cáo về tình hình phát sinh và quản lý chất thải rắn gửi Sở Tài nguyên và
Môi trường. Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, thanh tra việc
thực hiện các nội dung đã ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường.
Công tác kiểm tra giám sát bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo định

kỳ 6 tháng/1lần; ngoài ra tuỳ tình hình cụ thể, các cơ quan chức năng tổ chức đoàn kiểm
tra đột xuất đối với các cơ sở sản xuất, các cơ sở xử lý chất thải, các địa điểm bị ô nhiễm
để kịp thời có biện phát khắc phục nhằm hạn chế ô nhiễm.
Các nội dung cần kiểm tra, giám sát bao gồm:
- Kiểm tra tình trạng vệ sinh chung nguồn nước nguyên liệu: tường rào bảo vệ xung
quanh giếng khoan; các công trình xây dựng (kể cả công trình của nhà máy nước); các
đường ống cống, kênh mương, rãnh nước thải chạy qua; gia súc, gia cầm hoặc các loại
vật nuôi khác; rác thải, phân người, phân gia súc, xác súc vật; biển báo giới hạn khu vực
bảo vệ nguồn nước; bộ phận chắn rác...
14
- Kiểm tra quy trình xử lý nước bao gồm: bể, hồ chứa nước ban đầu; bộ phận khử sắt,
mangan (nếu có); bể keo tụ và lắng; bể lọc; hệ thống (bể) khử trùng; bể chứa sau xử lý;
hoá chất để xử lý nước (loại, tên, nguồn gốc, tình hình bảo quản, hạn sử dụng, cách sử
dụng, số lượng dự trữ); bộ phận pha chế hoá chất xử lý; kho hoá chất xử lý; thiết bị
phòng hộ khi có sự cố (đối với các nhà máy nước); bộ phận kiểm soát chất lượng nước;
- Kiểm tra các kết quả xét nghiệm chất lượng nước của nhà máy trong khoảng thời gian
từ lần kiểm tra trước đến thời điểm hiện tại và các hồ sơ lưu trữ liên quan đến chất lượng
nước;
- Kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt: Thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN
02: 2009/BYT (kiểm tra về mặt hoá lý và vi sinh).
Việc kiểm tra giám sát được giao cho các cấp nào có thẩm quyền như sau:
- Ngành nông nghiệp (chỉ kiểm tra về cấp nước): Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn (Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn), UBND huyện, thành phố
(Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/ Phòng Kinh tế);
- Ngành Tài nguyên, môi trường: Sở Tài nguyên và Môi trường (Chi cục Bảo vệ môi
trường), Phòng Tài nguyên và Môi trường.
- Ngành Y tế: Sở Y tế (Trung tâm Y tế Dự phòng), Phòng Y tế (Đội Y tế dự phòng);
- Ngành Khoa học, công nghệ: Sở Khoa học và Công nghệ (Trung tâm Phân tích và kiểm
nghiệm)
Trong những năm qua công tác triển khai giám sát về cấp nước và môi trường trên địa

bàn tỉnh thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số đơn vị thiếu ý
thức về bảo vệ môi trường, vì lợi nhận cá nhân đôi lúc bất hợp tác với các đoàn kiểm tra,
giám sát về môi trường; đến lúc các cơ quan chức năng sử dụng các chế tài áp đặt, biện
pháp hành chính thì mới hợp tác nhưng cũng rất miễn cưỡng.
Kết quả khảo sát ở bảng 5 cho thấy: Ở cấp tỉnh, công tác kiểm tra, giám sát được thực
hiện hàng quí, hàng năm, và đột xuất. Nội dung kiểm tra tập trung ở chủ yếu vào 3 nội
dung là đánh giá chất lượng nước, vệ sinh môi trường, và hiện trạng các công trình cấp
nước tập trung nông thôn. Đối với các huyện thì công tác kiểm tra thường là đột xuất.
Các huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, và An Nhơn có báo cáo về công tác kiểm tra, giám sát
này mặc dù chưa đầy đủ, nhưng các huyện còn lại thì thông tin chưa được thống kê, lưu
trữ. Trên thực tế, công tác kiểm tra, giám sát về nước sạch và vệ sinh môi trường theo
định kỳ ở cấp huyện chưa thường xuyên và đạt được hiệu quả cao. Nhiều vi phạm về
việc gây ô nhiễm môi trường như sản xuất mì ở xã Hoài Hương, chăn nuôi gia súc trong
khu dân cư, nước thải và rác thải… chỉ được nhắc nhở và chưa có biện pháp xử lý rốt
ráo.
4. Công tác lưu trữ và báo cáo định kỳ
Công tác lưu trữ được thực hiện theo các qui định của các cơ quan quản lý nhà nước, cụ
thể như sau:
o Phân công trách nhiệm
15
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm lưu trữ các tài liệu có liên
quan về phát triển hạ tầng cấp nước (cấp nước sinh hoạt, thuỷ lợi) và kết quả triển khai
thực hiện các chỉ báo trên địa bàn tỉnh; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kinh
tế có trách nhiệm lưu trữ các tài liệu có liên quan đến công trình hạ tầng cấp nước và các
kết quả triển khai thực hiện trên địa bàn huyện, thành phố;
- Sở Tài nguyên và Môi trường (Trung tâm Thông tin Tài nguyên và Môi trường) là đơn vị
được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ thu thập, xây dựng, xử lý, lưu trữ, khai thác,
cung cấp thông tin thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh; Phòng Tài
nguyên và Môi trường có trách nhiệm lưu trữ toàn bộ giữ liệu về tài nguyên môi trường
trên địa bàn huyện, thành phố; Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm lưu trữ toàn

bộ giữ liệu về tài nguyên môi trường trên địa bàn quản lý.
o Các loại tài liệu cần được lưu trữ và thời gian lưu trữ
- Dữ liệu về tài nguyên nước gồm: số lượng, chất lượng nước mặt, nước dưới đất; số
liệu điều tra khảo sát địa chất thủy văn; các dữ liệu về khai thác và sử dụng tài nguyên
nước; quy hoạch các lưu vực sông, quản lý, khai thác, bảo vệ các nguồn nước; kết quả
cấp, gia hạn, thu hồi, cho phép, trả lại giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên
nước; trám lấp giếng khoan; các dữ liệu về các yếu tố ảnh hưởng đến tài nguyên nước.
- Dữ liệu về môi trường gồm: các kết quả điều tra, khảo sát về môi trường; dữ liệu, thông
tin về đa dạng sinh học; dữ liệu, thông tin về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá
tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường; kết quả về giải quyết bồi thường thiệt
hại về môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết; danh sách,
thông tin về các nguồn thải, chất thải có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; các khu vực bị
ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường; danh
mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; kết quả điều tra, khảo sát về hiện
trạng môi trường, chất thải nguy hại, chất thải rắn thông thường; thông tin, dữ liệu quan
trắc môi trường được phép trao đổi; kết quả cấp, gia hạn, thu hồi các loại giấy phép về
môi trường (bảng 6).
Đến nay, hầu hết các dữ liệu về tài nguyên môi trường đã được cập nhận lưu trữ theo
đúng quy định. Thông qua các ứng dụng công nghệ tin học vào công tác lưu trữ dữ liệu;
vì thế việc khai thác cập nhận dữ liệu thực hiện khá thuận lợi.
Tuy nhiên, vẫn còn một số lĩnh vực, đơn vị công tác lưu trữ chưa được chú trọng nhất là
ở cấp cơ sở, trang thiết bị phục vụ công tác lưu trữ còn thô sơ, không đáp ứng được yêu
cầu, cán bộ lưu trữ không có chuyên môn nghiệp vụ dẫn đến tình trạng tài liệu bị hư
hỏng, khả năng sử dụng bị hạn chế.
Ở cấp huyện, vì không có một cơ quan chuyên trách về tất cả những lĩnh vực liên quan
đến môi trường nên cũng gây khó khăn cho việc quản lý nhà nước về môi trường ở cấp
cơ sở. Hiện trạng hiện nay là các phòng ban phụ trách tổ chức quản lý nước sạch và vệ
sinh môi trường mỗi huyện mỗi khác và nhiệm vụ được giao cũng không giống nhau dẫn
đến khó khăn trong việc cập nhật các số liệu định kỳ về các chương trình hiện đang hoạt
động tại địa phương, và khó thống nhất để xây dựng một bức tranh toàn cảnh về vấn đề

này. Mặc dù, hiện nay các huyện có phòng, ban phụ trách về nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn nhưng khung nhiệm vụ cần thực hiện những chỉ báo cụ thể (về đầu tư
16
xây dựng, vận hành, khai thác quản lý, mức độ cung cấp dịch vụ, tình trạng hoạt động,
bảo dưỡng, sửa chữa và công tác kiểm tra, giám sát chất lượng nguồn nước theo định
kỳ) trong quá trình hoạt động của các công trình nước, công trình thu gom rác thải, công
trình xử lý chất thải rắn thì vẫn chưa được xây dựng để đánh giá thành tựu và hạn chế
của từng công trình. Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy: “Chức năng, nhiệm vụ quản lý của
phòng chưa được qui định cụ thể, còn mang tính chung, quản lý còn mơ hồ. Công việc
thường nhật không làm cụ thể, chỉ có báo cáo định kỳ không thường xuyên. Về mặt
nguyên tắc phải báo cáo hàng quí, trong năm nhưng hiện nay làm không nổi. (PVS. Cán
bộ quản lý Phòng Công Thương, huyện Phù Mỹ)”.
5. Công tác tập huấn và truyền thông
Ở cấp tỉnh, công tác truyền thông được thực hiện đều đặn, đặc biệt là "Tuần lễ Quốc gia
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn" và Ngày Môi trường Thế giới. Phương thức
thực hiện truyền thông khá đa dạng: cổ động, ba nô tuyên truyền, hành động nhằm thay
đổi nhận thức; tập huấn nâng cao nhận thức về nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn cho người dân vùng hưởng lợi; truyền thông vận động qua các kênh thôn tin đại
chúng (đài, báo), xây dựng các tiểu phẩm ngắn, các phóng sự chuyên đề phát trên đài
Phát thanh, đài truyền hình tỉnh. Phạm vi truyền thông được thực hiện trên địa bàn toàn
tỉnh, đặc biệt chú ý đến vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Hầu
hết những người tham gia là cán bộ quản lý chuyên ngành từ tỉnh đến có sở; cán bộ lãnh
đạo các hội đoàn thể cấp huyện; lãnh đạo xã, cán bộ phụ trách và các hội đoàn thể các
cấp; cán bộ thôn, làng và hộ dân vùng hưởng lợi; ngành giáo dục (học sinh, giáo viên),
ngành y tế (cán bộ y tế). Tuy nhiên, phạm vi ảnh hưởng và độ thấm của những hoạt
động này đối với người dân đến đâu thật sự là vấn đề cần quan tâm.
Bảng 7 cung cấp một mô tả tóm tắt về các hoạt động tập huấn và truyền thông ở cấp tỉnh
và huyện. Kết quả cho thấy, ở cấp tỉnh đã có 29 đợt tập huấn thu hút tổng cộng 1455
lượt người tham gia. Nội dung của các cuộc tập huấn này là rất quan trọng, chẳng hạn
để tập huấn, triển khai, và đánh giá kết quả thực hiện Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá nước

sạch và VSMT nông thôn, và nâng cao nhận thức cơ bản về NS&VSMT nông thôn.
Ở cấp huyện, Hoài Nhơn cũng có nhiều hoạt động tập huấn và truyền thông liên quan
đến triển khai thực hiện Bộ chỉ số NS&VSMT cũng như nâng cao nhận thức cho cán bộ
chính quyền, đoàn thể cấp cơ sở. Các hoạt động này cũng thu hút đền 3506 lượt người
tham gia. Phù Mỹ, An Nhơn, Tuy Phước cũng có các hoạt động tập huấn và truyền
thông, nhưng tập trung chủ yếu vào việc triển khai thực hiện Bộ chỉ số NS&VSMT nông
thôn, và thu hút ít người tham gia hơn. Các huyện khác cũng triển khai dạng hoạt động
này nhưng không có thông tin.
Ở cấp cơ sở, nguồn nhân lực làm về công tác tập huấn, tuyên truyền không có chuyên
môn về nước và vệ sinh môi trường. Kết quả các cuộc phỏng vấn sâu cho thấy: Các hoạt
động tập huấn, tuyên truyền hiện nay theo kiểu phong trào hoặc tổ chức lồng ghép với
các chương trình khác. Đặc biệt ở cấp xã, các chương trình tập huấn, truyền thông còn
mờ nhạt và thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn sâu về nước và vệ sinh môi trường.
“Chưa có chương trình nào tuyên truyền về nước sạch cũng như rác thải và vệ sinh môi
trường nói chung. Thường thì khi có việc gì thì xã chỉ có vận động người dân thực hiện
sao cho hợp vệ sinh thôi, chứ chính ngay những người có trách nhiệm quản lý như chúng
17
tôi, cũng như các hội đoàn thể không có chuyên môn thì làm sao nói được. Cán bộ kiêm
nhiệm thôi chứ chưa có chuyên trách, chưa có cán bộ chuyên môn, chưa có bài bản
trong việc động viên, tuyên truyền (PVS cán bộ quản lý xã Cát Lâm, huyện Phù Cát); (ii)
Chưa có khóa tập huấn nào vệ sinh môi trường nào ở xã này, chưa ai đề cập đến vấn đề
vệ sinh môi trường cụ thể như nước sạch, rác và môi trường nói chung, chưa có tổ chức
tuyên truyền về môi trường. Đội ngũ tuyên truyền không có chuyên môn, chủ yếu là có
một anh ở lĩnh vực địa chính, đất đai làm kiêm luôn môi trường. Từ trước đến hiện nay
chưa có đợt nào được đi tập huấn về môi trường hết. Nếu như có chương trình nào về
môi trường cũng như nước sạch thì cần có những khóa tập huấn có nội dung cụ thể, kế
hoạch thực hiện như thế nào cho rõ ràng và có một khoản kinh phí thì xã đứng ra quản
lý tốt, và có thể phối hợp làm được, xã có thể đứng ra tuyên truyền vận động (PVS quản
lý xã Mỹ Châu, huyện Phù Mỹ). “Đối với công tác tập huấn thì chưa có lần nào tập huấn
về vệ sinh môi trường, cũng chưa có tài liệu gì để tham khảo cho chính thức về vệ sinh

môi trường. Đó là khó khăn trong việc nâng cao năng lực cho cán bộ cũng như cho người
dân địa phương ý thức hơn về lĩnh vực này. Về tuyên truyền thì xã cũng có những buổi
tiếp xúc cử tri nói chuyên đề về môi trường do xã tự soạn và lòng ghép với các chuyên đề
khác” (PVS cán bộ quản lý xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước).
6. Sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể
Kết quả khảo sát cho thấy, các hoạt động thực tế thu hút người dân và thu hút học sinh
tham gia hiện nay còn khá khiêm tốn. Hai chương trình chính là tố chức mitting “Tuần lễ
quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn” và hoạt động hưởng ứng “Ngày
Môi trường Thế giới”. Các hoạt động thu hút học sinh tham gia ở các huyện khảo sát
chưa thu thập được số liệu cụ thể, nhưng kết quả các cuộc phỏng vấn sâu cho thấy rằng,
các hoạt động tập huấn - truyền thông - giáo dục chưa thật sự được chú ý ở các cơ sở
trường học. “Hiện nay nhà trường chưa có hoạt động tập huấn cũng như công tác tuyên
truyền cho học snh về vấn đề môi trường. Vì không có nguồn nhân lực, không có chuyên
môn, không nằm trong quy chế, quy định của trường, và đặc biệt là không có nội dung và
kinh phí cho việc tuyên truyền trong nhà trường. Sự thiết sót này thiết nghĩ đó không phải
là trách nhiệm của nhà trường.” (PVS cán bộ quản lý Trường THCS Mỹ Hiệp, huyện Phù
Mỹ). “Về lĩnh vực nguồn nước và vệ sinh môi trường nói chung thì nhà trường không có
chức năng giáo dục vì nó quá chuyên sâu và vượt quá khả năng của nhà trường và
không đúng với chăng năng nhiệm vụ của nhà trường. Nhà trường không có giáo viên,
cán bộ nào chuyên về lĩnh vực trên, chỉ có cán bộ y tế học đường phụ vụ chăn sóc sức
khỏe cho các em tại trường thôi.” (PVS cán bộ quản lý Trường THCS Tây Sơn, huyện
Tây Sơn).
Các chương trình phóng sự, tuyên truyền thông qua các phương tiện truyền thông đại
chúng tập trung chủ yếu ở cấp tỉnh, còn cấp huyện không có thông tin về các chương
trình này. Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, hình thức mà các tổ chức, đoàn thể sử dụng
tuyên truyền thường xuyên là tuyên truyền miệng, thực hiện lồng ghép với các cuộc họp
khác ở địa phương. “Đa số các đoàn thể chỉ tuyên truyền trong các cuộc họp và đa số là
tuyên truyền miệng, thiếu hình ảnh tuyên truyền. Chưa có những chuyên đề riêng để trực
tiếp tuyên truyền cho người dân. Riêng bên Hội Phụ nữ cũng có những đợt tuyên truyền
riêng, cũng có tuyên truyền lồng ghép, tổ chức giao lưu, hái hoa kiến thức, hội thảo,

tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó còn có những chương trình hỗ trợ
18
khác như giải ngân cho vay vốn xoay vòng để làm nhà vệ sinh, nhà tắm. Những hộ gia
đình chưa có trong danh sách giải ngân thì có những quỹ tiết kiệm của Hội phụ nữ (5
triệu/ hộ). Năm 2008 đã thành lập Hội Bảo vệ môi trường. Có những chương trình tuyên
truyền về dùng các vật dụng chai lọ, vứt rác thải, dịch cúm gia cầm. Về vấn đề tổ chức
truyền thông, không phụ thuộc theo mức độ nào. Truyền thông nhóm nhỏ thì truyền
miệng, lớn thì mượn máy chiếu, thuê âm thanh). (TLN cán bộ huyện Phù Mỹ). “Các đoàn
thể, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân vận động tuyên truyền thường xuyên nhưng chỉ theo dạng
lồng ghép. Hằng năm huyện cũng có kinh phí tổ chức tập huấn cho các tuyên truyền viên
ở xã (tập huấn riêng, theo chuyên đề, 1 lần/năm). Tuy nhiên khi về đến thôn thì chỉ thực
hiện theo cách lồng ghép. Hội Phụ nữ nhận tài liệu từ Trung tâm Nước sạch rồi photo gửi
cho các cộng tác viên. Công tác viên sẽ dựa vào tài liệu để truyền đạt đến người dân.
Không có người có chuyên môn để phổ biến sâu cho người dân, vì vậy phải phối hợp với
các ban ngành. Năng lực tuyên truyền của cán bộ ở xã nghe 10 chỉ tuyên truyền 7. Theo
từng cấp thì nội dung tuyên truyền sẽ bị mất dần đi, không còn đầy đủ như ban đầu.”
(TLN cán bộ huyện Tuy Phước)
7. Kết quả thực hiện các chỉ số cơ bản về môi trường năm 2009
Bảng 8 trình bày các chỉ số cơ bản về nguồn nước và tỷ lệ hộ sử dụng năm 2009 phân
theo địa bàn. Đối với cấp độ tỉnh, có khoảng 18,6% số hộ nông thôn (kể cả các thị trấn)
sử dụng nước máy (đồng hồ riêng và công cộng), số còn lại chủ yếu là sử dụng nước
giếng đào và giếng khoan. Trong số này, có 80,1% số giếng đào và 86,4% số giếng
khoan hợp vệ sinh.
Kết quả cũng cho thấy sự phân bố các nguồn nước máy là rất khác nhau giữa 6 huyện
và 12 xã được khảo sát. Phù Mỹ, Tuy Phước, và An Nhơn là 3 huyện có số hộ sử dụng
nước máy bằng đồng hồ riêng cao hơn mức bình quân chung (tương ứng là 11,6%,
14,7%, và 15,5%). Tỷ lệ cao này không thuộc các xã được khảo sát vì cuộc khảo sát là
tập trung chủ yếu vào những địa bàn khó khăn về nguồn nước. Đối với giếng đào thì sự
chênh lệch về tỷ lệ nước hợp vệ sinh không lớn dù các vùng phía bắc và gần biển có tỷ
lệ thấp hơn. Tỷ lệ nước hợp vệ sinh ở giếng khoan cao hơn và khá đồng đều, trừ trường

hợp xã Hoài Hương có tỷ lệ thấp (49,1%). Một số xã không thống kê được đối với một
vài chỉ số. Điều này một lần nữa cho thấy công tác thống kê, lưu trữ ở cấp cơ sở còn
nhiều yếu kém. Các chỉ báo trên là hết sức cơ bản để đánh giá thực trạng nguồn nước
và chất lượng nguồn nước mà người dân nông thôn đang sử dụng.
Mặc dù tỷ lệ sử dụng nước ở các cơ quan, tổ chức không lớn so với hộ dân cư, bộ phận
này có ý nghĩa quan trọng vì liên quan đến phúc lợi của dân cư. Trường học, trạm y tế,
bệnh viện... là những nơi rất cần sử dụng nguồn nước sạch. Kết quả từ Bảng 9 cho thấy,
nguồn nước sử dụng cho các cơ quan, công sở chủ yếu là giếng khoan, chiếm đến 90%,
dù một số nơi cũng có sử dụng giếng đào khá phổ biến như ở huyện Phù Mỹ. Số cơ
quan đơn vị sử dụng nước máy còn rất ít, chiếm tỷ lệ không đáng kể. Nhìn chung, các cơ
quan, đơn vị đều có nguồn nước giếng đào hoặc giếng khoan; một số cơ sở có số lượng
nguồn cung cấp nước nhiều hơn một nguồn. Nhà trẻ, trạm y tế, bệnh viện, trường học,
và cơ quan nhà nước là những nơi có nguồn cung cấp nước tương đối đầy đủ. Tuy
nhiên, ở một số nơi vẫn không có nước, đặc biệt là các trường học ở huyện Phù Mỹ.
19
Trong tổng số 193 cơ sở trường học có đến 84 cơ sở (chiếm 43,5%) không có nguồn
cung cấp nước. Một số huyện như Phù Cát, Tây Sơn, và An Nhơn không có thông tin,
cho thấy công tác thống kê, lưu trữ chưa được đảm bảo.
Kết quả từ các cuộc phỏng vấn sâu cho thấy: “Nhà trường hiện nay vẫn sử dụng giếng
khoan, chất lượng nước ở 5 điểm trường đều bị nhiễm phèn. Mỗi điểm trường đều có 1
vòi nước. Thực tế mỗi điểm có 3 phòng phải xây dựng 3 vòi nước, nhưng thiếu kinh phí
để làm. Nhà trường đã xét nghiệm nước nhưng không đạt (PVS cán bộ quản lý Trường
tiểu học số 3, xã Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn). “Hiện nay,Trung tâm Y tế huyện sử
dụng nguồn nước giếng khoan và giếng đào (15 giếng khoan và 4 giếng đào). Nguồn
nước bị nhiễm phèn, giếng khoan bị phèn nhiều hơn giếng đào. Nguồn nước Trung tâm Y
tế chỉ bơm lên bồn rồi sử dụng, chưa qua xử lý. Có 2 lý do khiến Trung tâm Y tế huyện
hiện nay chưa sử dụng nước máy: (1) Do nguồn nước mới bất đầu hoạt động khoảng 3 –
4 tháng nay nên chưa thực hiện hợp đồng được. (2) Trung tâm Y tế cảm thấy chi phí cho
khoản này lớn nên còn đang lưỡng lự. Trên toàn huyện, chưa có Trạm y tế xã nào có
nguồn nước máy, chủ yếu là nước giếng khoan và giếng đào.” (PVS quản lý Trung tâm Y

tế huyện Phù Cát).
Về vấn đề vệ sinh, kết quả từ bảng 10 cho thấy, tính chung cho toàn bộ nông thôn của
tỉnh Bình Định, tỷ lệ hộ gia đình gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh chiếm 50,2%, trong đó
khoảng 28,5% là nhà tiêu tự hoại, 14,5% là nhà tiêu 2 ngăn. Điều này cũng có nghĩa là
khoảng 50% số hộ ở nông thôn không có nhà vệ sinh hoặc có nhà tiêu chưa hợp vệ sinh,
một tỷ lệ rất cao. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh cao nhất là ở huyện Hoài Nhơn, thị trấn
Phú Phong của huyện Tây Sơn, thị trấn Bình Định của huyện An Nhơn và xã Phước Lộc
của huyện Tuy Phước. Ngược lại, một số nơi như huyện Phù Cát, xã Vĩnh An của huyện
Tây Sơn có tỷ lệ hộ không có nhà tiêu hoặc nhà tiêu không hợp vệ sinh rất cao. Nhà tiêu
có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe và sự lây lan các loại bệnh liên quan đến
tiêu hóa. Do vậy, đây là một trong những chỉ báo quan trọng nhất về vệ sinh môi trường
mà một số địa phương chưa đạt cần nỗ lực trong thời gian tới.
Đối với các cơ quan, tổ chức, thì hầu hết đều có nhà tiêu, chủ yếu là nhà tiêu tự hoại,
nhưng vẫn còn một tỷ lệ nhỏ chưa có nhà tiêu (bảng 11). Tỷ lệ trường học ở huyện Phù
Mỹ không có nhà tiêu là rất cao (86 cơ sơ không có nhà tiêu, chiếm đến 44,6% trên tổng
số các cơ sở trường học của huyện). Một số chợ, cơ quan huyện vẫn chưa có nhà tiêu.
Hoài Nhơn và An Nhơn là hai huyện có các tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh cao nhất. Tuy
nhiên, do thông tin thu thập được về các chỉ số này từ một số huyện không đầy đủ nên
không thể so sánh một cách hệ thống vấn đề này. Dù vậy, các chợ và trường học vẫn là
nơi có tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh thấp hơn so với các cơ quan nhà nước. Sự thiếu hụt
thông tin ở một số huyện cho thấy công tác kiểm tra, thống kê và lưu trữ các chỉ số cơ
bản ở cấp huyện và xã là chưa tốt.
Nhìn chung, các công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường trong các trường học,
trạm y tế và các cơ sở công cộng khác ở nông thôn mặc dù đã được quan tâm nhưng kết
quả đạt được còn khiêm tốn so với nhu cầu thực tế. Nhiều trường học còn thiếu các công
trình cấp nước và vệ sinh hoặc có nhưng không đáp ứng được nhu cầu. Nếu so sánh kết
quả đạt được trên đây với các mục tiêu đề ra theo Quyết định số 104/QĐ-TTg ngày
25/08/2000 là “tất cả các nhà trẻ, trường học và các cơ sở giáo dục khác, các bệnh viện,
20
trạm xá, công sở, chợ ở nông thôn có đủ nước sạch và có đủ hố xí hợp vệ sinh”, thì chưa

có mục tiêu nào hoàn hảo.
o Về quản lý rác thải
Theo thống kê của các đơn vị quản lý thu gom, vận chuyển chất thải rắn tại các
huyện/thành phố trong tỉnh, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh trên địa
bàn tỉnh Bình Định khoảng 306,6 tấn/ngày. Trong đó lượng chất thải rắn của thành phố
Quy Nhơn chiếm 58% lượng chất thải rắn của cả tỉnh.
Công tác thu gom: Trên địa bàn thành phố Quy Nhơn tỷ lệ thu gom đạt khoảng 58%, các
thị trấn, thị tứ khoảng 15-30% khối lượng rác phát sinh.
Chất thải rắn y tế: Khoảng 700 tấn/năm, trong đó chất thải rắn y tế nguy hại khoảng 100
tấn/ năm. (Nguồn: Quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn đô thị và khu công nghiệp
trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2020)
Bảng 12 trình bày tỷ lệ các cơ quan, tổ chức có hệ thống xử lý rác thải và nước thải của
các huyện được khảo sát. Kết quả cho thấy, các trạm y tế, bệnh viện có tỷ lệ áp dụng các
biện pháp xử lý rác và nước thải cao hơn các loại hình cơ sở khác, đặc biệt là ở huyện
Hoài Nhơn. Chợ là một trong những nơi có tỷ lệ này thấp nhất. Các cơ sở sản xuất qui
mô lớn cũng phải có hệ thống xử lý rác và nước thải nhưng các báo cáo chưa thống kê
và lưu trữ đầy đủ. Sự phân tán trong việc giao chức năng nhiệm vụ cho các cơ quan
quản lý ở những lĩnh vực khác nhau về môi trường, mà chưa có một tổ chức bao quát
chung nên nhiều huyện không cung cấp được các thông tin này.
Số cơ sở có hệ thống xử lý nước thải và rác thải đúng qui trình, bảo đảm vệ sinh ở các
huyện khảo sát vẫn còn rất hiếm. Hiện nay, các cơ sở trạm y tế, chợ, các cơ sở này sử
dụng hệ thống xử lý nước thải và rác thải tự chế, không đảm bảo vệ sinh môi trường
chung cho cộng đồng. Về chăn nuôi, với các hộ gia đình chăn nuôi qui mô lớn thì những
năm có một số chương trình của ngành nông nghiệp, khoa học công nghệ, môi trường
hỗ trợ xây lắp hầm biogas cho vùng nông thôn để giảm thiểu ô nhiễm trong chăn nuôi.
Tuy nhiên hộ nuôi qui mô trung bình còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề xử lý chất thải.
Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy: “Một số hộ có hầm biogas để xử lý chất thải từ chăn
nuôi heo, có qui mô trung bình khoảng 70 con/hộ chăn nuôi, còn một số thì họ chưa có
hầm biogas, làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Thật ra, với số lượng chăn nuôi
lớn thì khi hầm chứa đầy, xả ra cũng gây ô nhiễm và có mùi hôi (PVS cán bộ quản lý xã

Cát Tiến, huyện Phù Cát). “Xã có một chợ, tính ra một tháng có 5 lần nhóm chợ, mỗi lần
nhóm chợ có một người thu gom rác. Gần chợ có bãi đất trống nhỏ nhỏ, sau khi tan chợ
thì người gom rác đốt, hoặc chôn để làm sạch rác ở chợ.” (PVS cán bộ quản lý xã Mỹ
Châu, huyện Phù Mỹ). “Y tế xã có xử lý rác theo phân loại y tế, nghĩa là loại nào thuộc
rác y tế thì họ đốt rồi chôn lấp.” (PVS cán bộ quản lý xã Mỹ Châu, huyện Phù Mỹ)
Mặc dù đạt được các chỉ tiêu cơ bản, công tác tổ chức quản lý thống nhất kết quả thực
hiện cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh chưa đồng bộ.
Hiện nay, việc triển khai đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn trên địa bàn tỉnh do nhiều sở, ban, ngành, đơn vị cùng thực hiện. Vì
vậy, việc thu thập số liệu, quản lý, đánh giá chất lượng công trình gặp rất nhiều khó khăn.
21
Công tác quản lý, khai thác các công trình cấp nước tập trung sau đầu tư của các cấp
chính quyền, nhất là cấp huyện, cấp xã chưa thật sự được quan tâm đúng mức. Hầu hết
các công trình sau khi hoàn thành, bàn giao cho chính quyền cấp xã quản lý khai thác,
công nhân vận hành thiếu chuyên môn nghiệp vụ, các vật liệu phụ, hóa chất ít được bổ
sung, thay thế; quá trình quản lý, vận hành bị cắt giảm bớt công đoạn không tuân thủ quy
trình vận hành, dẫn đến chất lượng nước, chất lượng phục vụ ngày càng giảm; công
trình hoạt động không hiệu quả, công tác duy tu bảo dưỡng thực hiện chưa tốt, khá nhiều
công trình không phát huy được hiệu quả đầu tư.
Công tác chỉ đạo lồng ghép các chương trình, dự án trên cùng địa bàn chưa được quan
tâm thực hiện. Việc huy động các nguồn lực, các thành phần kinh tế và vốn trong nhân
dân vùng hưởng lợi để đầu tư mở rộng mạng cấp nước đến từng hộ gia đình còn chậm,
làm cho các dự án cấp nước tập trung chậm phát huy hiệu quả.
Công tác giáo dục truyền thông, vận động xã hội có vai trò rất quan trọng, nhưng sự
quan tâm chỉ đạo thực hiện lĩnh vực này còn nhiều hạn chế, cả về phương tiện truyền
thông và năng lực cán bộ.
Công tác xã hội hóa trong lĩnh vực cấp nước sạch và các dịch vụ vệ sinh môi trường
nông thôn chưa phát triển, thiếu mô hình mẫu, mô hình thí điểm để học tập và nghiên
cứu áp dụng rộng rãi trên địa bàn tỉnh.
Công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt và y tế đã đạt được một số kết quả khích lệ

nhưng chưa đều. Ở các thị trấn, thị tứ mới đạt được bước đầu (khoảng 15-30% khối
lượng); các vùng nông thôn khác, hầu hết rác thải được chôn lấp, đốt hoặc vứt ra các
sông suối, mương rạch gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Công tác xã hội hóa, tư nhân hóa quản lý chất thải rắn được các địa phương triển khai
nhưng còn thiếu cơ chế khuyến khích hỗ trợ cho các đơn vị này; phần lớn các địa
phương phải cấp bù kinh phí cho các đơn vị này để duy trì hoạt động.
Công tác tái chế, tái sử dụng, chế biến phân vi sinh đã có mô hình nhưng hiệu quả mang
lại chưa được khẳng định rõ ràng. Lò đốt xử lý chất thải rắn y tế đã được đầu tư nhưng
cũng mới chỉ được hình thành ở ba cơ sở y tế (Bệnh viện khu vực Bồng Sơn, khu vực
Phú Phong và bệnh viện Lao phổi) công suất chỉ đáp ứng được khối lượng chất thải tại
cơ sở.
Phần lớn các bãi chôn lấp chất thải rắn trên địa bàn tỉnh là các bãi chôn lấp tạm, bãi hở,
chưa hợp vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
Chất thải công nghiệp chưa được xử lý đúng quy trình, hầu hết là chôn lấp chung với
chất thải rắn sinh hoạt hoặc đổ thải ra môi trương, tiềm ẩn nguy cơ phát tán ô nhiễm ra
rất cao.
Công tác phân loại rác thải tại nguồn chưa được thực hiện, mặt dù đã có những mô hình,
dự án thí điểm nhưng đều thất bại sau khi dự án kết thúc.
Mặc dù đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, song nghiêm túc nhìn nhận, việc triển
khai, chỉ đạo thực hiện Luật Bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh vẫn còn những hạn chế,
bất cập và cả những yếu kém. Chẳng hạn, công tác kiểm tra, xử lý vi phạm Luật Bảo vệ
môi trường tại những danh nghiệp thuộc các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tuy
22
được tăng cường nhưng rất ít tác dụng. Các loại nước thải, khói bụi, tiếng ồn… gây ô
nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp chưa được khắc phục,
phần lớn các doanh nghiệp chưa thực hiện việc thải nước thải vào hệ thống thu gom
nước thải chung của khu công nghiệp.
Đối với các huyện, công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại các cụm công
nghiệp chưa thật được chú trọng, một số doanh nghiệp chưa thực hiện việc lập báo cáo
đánh giá tác động môi trường, chỉ có khoảng 50% số đơn thực hiện việc lập hồ sơ về môi

trường; hầu hết các cụm công nghiệp đều chưa xây dựng công trình xử lý nước thải tập
trung. Tình trạng ô nhiễm môi trường ở nhiều cụm công nghiệp vẫn chưa có giải pháp
khắc phục.
Ngoài ra, số doanh nghiệp vi phạm về môi trường bị xử lý so với thực tế chưa nhiều;
mức xử phạt còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn; nhiều cơ sở sản xuất kinh
doanh thiếu ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường.
8. Công tác quy hoạch
o Về cung cấp nước sạch
Quyết định số 5284/QĐ-BNN-KH, ngày 20/11/2000 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn về việc phê duyệt quy hoạch cấp nước và vệ sinh môi trường nông
thôn tỉnh Bình Định giai đoạn 2000-2010 (hiện nay, đơn vị tư vấn đang triển khai rà soát
bổ sung điều chỉnh quy hoạch này). Theo đó, đến hết năm 2010 tỉnh Bình Định phải đạt
được các chỉ tiêu sau:
+ 85% dân cư nông thôn có nước sinh hoạt hợp vệ sinh để sử dụng với số lượng 60
lít/người/ngày;
+ 70% số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh để sử dụng;
+ 100% cơ sở giáo dục, trường học, trạm y tế vùng nông thôn có nước và nhà tiêu hợp
vệ sinh.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định đến năm 2020, đến
2015, 100% dân cư có nguồn nước sạch cho sinh hoạt, và đến 2020, tất cả dân cư nông
thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia với số lượng ít nhất 60 lít/người/ngày,
sử dụng hố xí hợp vệ sinh và thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, giữ vệ sinh môi trường làng,
xã.
o Về xử lý chất thải rắn
Quyết định số 637/QĐ-UBND, ngày 27/8/2009 của UBND tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch
tổng thể quản lý chất thải rắn đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.
Theo đó, đến năm 2015, 100% lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại thành phố Quy
Nhơn; 70% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh đối với các đô thị khác được thu
gom và xử lý; 100% chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các đô thị được phân loại tại
nguồn. Mục tiêu đến năm 2020, 80% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh đối với

các đô thị khác được thu gom và xử lý.
23
Như vậy, các mục tiêu về nước sạch, vệ sinh và rác thải rắn đã được hoạch định cho
những mốc 2010, 2015, và 2020. Công tác quy hoạch trên địa bàn tỉnh đã được UBND
tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện. Tuy nhiên, công tác qui
hoạch cũng bộc lộ một số hạn chế: Chỉ xây dựng mục tiêu nước sạch và môi trường ở
nông thôn nhưng chưa đặt các mục tiêu tương ứng đối với việc xử lý chất thải rắn. Chưa
xây dựng các mục tiêu đạt được về xử lý nước thải. Công tác triển khai đầu tư xây dựng
gặp nhiều khó khăn vì các đề án quy hoạch thường thiếu tính thực tiễn, mục tiêu phát
triển chưa đề cập đến nội lực của cộng đồng mà chủ yếu xây dựng dựa trên chỉ tiêu kế
hoạch là chính, có lúc chưa thật sự phù hợp với nhu cầu của cộng đồng dân cư vùng
hưởng lợi, mức độ tham gia của người dân trong các đề án quy hoạch chưa thật rõ nét,
kinh phí đầu tư xây dựng còn hạn chế.
Tuy nhiên, sự ra đời của các đề án quy hoạch nói trên đã đề ra chiến lược, định hướng
bức tranh toàn cảnh về cấp nước và quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh, là căn cứ để
các sở, ngành, địa phương lập kế hoạch triển khai thực hiện, đồng thời là cơ sở để kêu
gọi các nhà đầu tư tham gia thực hiện, thu hút nguồn vốn từ các tổ chức quốc tế.
Đối với các huyện được khảo sát, các chỉ số cơ bản về nước sạch và nhà tiêu hợp vệ
sinh như sau: Đến cuối 2010 thì ít nhất 82% số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh và tăng lên
100% vào năm 2015. Một số huyện phải đạt mức cao hơn như An Nhơn và Tuy Phước
(đạt mức 90% năm 2010). Đến cuối 2010, các huyện phải đạt ít nhất 60% số hộ có nhà
tiêu hợp vệ sinh, và tăng lên 85% vào năm 2015 (bảng 13).
Đến cuối năm 2010, 50% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh đối với các thị trấn,
thi tứ, điểm dân cư tập trung nông thôn được thu gom và xử lý; 80% chất thải rắn phát
sinh từ các khu, cụm công nghiệp được phân loại, thu gom và xử lý bằng những phương
pháp thích hợp.
Đến năm 2015, 70% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh đối với các thị trấn, thi
tứ, điểm dân cư tập trung nông thôn được thu gom và xử lý; 100% chất thải rắn phát sinh
từ các khu, cụm công nghiệp được phân loại, thu gom và xử lý bằng những phương
pháp thích hợp.

Đến cuối năm 2010, 100% khối lượng chất thải từ các cơ sở sản xuất được xử lý đạt tiêu
chuẩn quy định trước khi thải ra môi trường.
9. Nhận xét chung về công tác quản lý nhà nước đối với NS&VSMT
o Về nước sạch và vệ sinh
Tóm lại, trong những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo tích cực của các cấp Ủy Đảng,
UBND tỉnh, các sở, ban ngành có liên quan của tỉnh đã tích cực xây dựng các văn bản
pháp quy về lĩnh vực cấp nước và vệ sinh trên địa bàn tỉnh nhằm làm căn cứ để triển
khai điều hành, thực hiện; đã xây dựng được các dự án quy hoạch chuyên ngành phục
vụ công tác giám sát triển khai thực hiện; xây dựng các quy chế để điều hành thực hiện.
Tuy nhiên, cấp nước và vệ sinh nông thôn là một trong số những lĩnh vực rất khó thực
hiện, khó kiểm soát, lợi nhuận thấp, thậm chí bị thua lỗ kéo dài, hoạt động phục vụ là
chính. Vì vậy, công tác xã hội hoá về các lĩnh vực này gặp rất nhiều khó khăn, không thu
24
hút được các thành phần kinh tế tham gia; một số đơn vị hoạt động về cấp nước và vệ
sinh nông thôn hiện nay đều phải cấp bù ngân sách để duy trì hoạt động.
Trong những năm gần đây công tác quản lý và phát triển hạ tầng cấp nước sạch nông
thôn đã tạo được bức tranh khá khả quan. Đến nay, trên địa bàn nông thôn Bình Định cơ
bản phần nào đã khắc phục được tình trạng thiếu nước sinh hoạt vào mùa nắng hạn.
Việc triển khai đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành các dự án cấp nước sạch nông
thôn có quy mô lớn đã được thực hiện như: Cấp nước Đông Khu đông Tuy Phước, cấp
nước hai xã Bình Tường và Vĩnh An huyện Tây Sơn, cấp nước 9 thị trấn đã tạo ra được
bộ mặt nông thôn một diện mạo mới, đầy triển vọng. Bên cạnh đó công tác quản lý, vận
hành các công trình cấp nước sạch nông thôn đang từng bước được chuyên nghiệp hoá,
với tinh thần đầy trách nhiệm của ngành nông nghiệp. Việc Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn giao nhiệm vụ cho Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn
trực tiếp quản lý, vận hành công trình cấp nước sạch nông thôn bước đầu đã tạo được
bức tranh khá khả quan. Với đội ngũ cán bộ có chất lượng như hiện nay, trong vài năm
đến Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn sẽ là hạt nhân trong công
tác quản lý, vận hành công trình cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Trong những năm đến từ nhiều nguồn vốn khác nhau, Sở Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn sẽ triển khai đầu tư xây dựng các công trình có quy mô lớn, cấp nước liên xã,
liên huyện (cấp nước Phù Cát, cấp nước xã Tây Giang và Tây Thuận-Tây Sơn, cấp
nước xã Nhơn Hoà-An Nhơn, cấp nước Đông nam Hoài Nhơn, cấp nước ven biển Phù
Mỹ...). Đây là một trong những động lực tích cực để đưa đời sống kinh tế-xã hội vùng
nông thôn phát triển, tiếp cận dần với khu vực đô thị.
Tuy nhiên, công tác quản lý sau đầu tư hiện nay vẫn còn một số bất cập nhất là các dự
án, công trình do địa phương quản lý xây dựng, công trình đầu tư từ nguồn vốn Chương
trình 134, 135; công tác quản lý, vận hành chưa được quan tâm đúng mức, phần lớn các
công trình được giao về địa phương quản lý (Uỷ ban nhân dân xã) hoặc các tổ chức
năng lực không đáp ứng được yêu cầu; công tác duy tu bảo dưỡng chưa được chú
trọng, công trình nhanh xuống cấp hư hỏng không phát huy được hiệu quả gây lãng phí
vốn đầu tư.
o Về quản lý rác thải
Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp và các ngành chức
năng; trong những năm gần đây, công tác thu gom và xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh đã có
những bước chuyển biến tích cực. Đến nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã quy hoạch
và đầu tư xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn; tuy nhiên, phần lớn các bãi chôn lấp chất
thải rắn của các huyện là bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, không có hình thức xử lý nước
rỉ rác, chất thải rắn được đổ một cách tự do. Các bãi chôn lấp mang tính chất tạm thời,
không có tường bao; công tác quản lý, vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn thực hiện chưa
thật tốt đã phát tán ô nhiễm ra môi trường xung quanh.
Hiện nay, chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh chưa được phân loại tại nguồn; toàn bộ khối
lượng chất thải được thu gom và vận chuyển bằng xe cơ giới đến bãi chôn lấp. Tại bãi chôn lấp
một số chất thải có thế tái chế được phân loại, thu gom bởi đội ngũ thu nhặt phế liệu, còn lại đều
được chôn lấp, hoặc đốt; khối lượng chất thải được dùng để sản xuất phân compost là không
đáng kể.
25
Đối với các huyện tình hình thu gom chất thải rắn mới chỉ được thực hiện tại các thị trấn,
thị tứ và khu dân cư dọc các trục đường chính. Tỷ lệ thu gom đạt thấp chiếm khoảng 15-
30%; Các đơn vị thu gom, xử lý chất thải hầu hết hoạt động không hiệu quả, ngân sách

phải bù lỗ hàng năm. Mô hình hoạt động hiện nay khá đa dạng như: Hợp tác xã, Hạt
Giao thông công chính, doanh nghiệp tư nhân... tuy nhiên, trang thiết bị phục vụ công tác
thu gom, vận chuyển chất thải rắn của một số đơn vị còn thô sơ (huyện Tây Sơn, huyện
Phù Cát... chưa có xe chuyên dùng).
II. Thực trạng của các dự án cung cấp nước tập trung, xử lý rác thải, nước thải và
vệ sinh môi trường tại vùng dự án
1. Đối với lĩnh vực cung cấp nước tập trung
Theo Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, trên địa bàn tỉnh hiện có
119 công trình cấp nước tập trung nông thôn với nhiều loại hình cấp nước và mô hình
quản lý, vận hành khác nhau (bảng 14a,14b,14c). Về loại hình cấp nước, có 84 công
trình tự chảy và 34 công trình bơm dẫn. Về mô hình quản lý, có 3 công trình thuộc Trung
tâm Nước sạch, 7 công trình thuộc Công ty cấp thoát nước, 8 công trình thuộc Doanh
nghiệp, 4 công trình thuộc Ban Quản lý cấp huyện, 6 công trình thuộc Hợp tác xã, và 91
công trình thuộc UBND xã quản lý. Trong số 6 mô hình quản lý các công trình nước sạch
nông thôn trên, mô hình do UBND xã quản lý là phổ biến nhất.
Trong những năm qua, công tác triển khai đầu tư xây dựng các công trình cấp nước tập
trung nông thôn được thực hiện từ nhiều nguồn vốn khác nhau như: Chương trình Mục
tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Chương trình 134, 135; vốn
vay (WB, ADB); vốn di dân tái định cư; vốn tài trợ (Vương quốc Bỉ, Hà Lan, Jibic, Tổ
chức CARE quốc tế tại Việt Nam)…
Từ các nguồn vốn trên tỉnh đã đầu tư xây dựng được nhiều công trình có quy mô khá lớn
như: Công trình cấp nước Phước Sơn của huyện Tuy Phước (cấp nước cho 32.000
người), Dự án cấp nước 9 thị trấn (cấp nước cho 110.435 người); Công trình cấp nước 2
xã Bình Tường và Vĩnh An của huyện Tây Sơn (cấp nước cho 13.000 người)… bước
đầu đã mang lại hiệu quả rất khả quan. Trong những năm đến, cũng từ các nguồn vốn
trên, tỉnh tiếp tục đầu tư các công trình, dự án có quy mô lớn như: Công trình cấp nước
huyện Phù Cát (vốn tài trợ của Vương quốc Bỉ, cấp nước cho người dân ở 7 xã thuộc 2
huyện Phù Cát và Tuy Phước); Công trình cấp nước xã Nhơn Hoà của huyện An Nhơn
(cấp nước cho khoảng 28.000 người); Công trình cấp nước Đông Nam huyện Hoài Nhơn
(cấp nước cho người dân 4 xã), Công trình cấp nước cho các xã ven biển huyện Phù Mỹ

(cấp nước cho người dân 5 xã); Công trình cấp nước xã Nhơn Hậu và xã Nhơn Mỹ của
huyện An Nhơn.
Nhìn chung đội ngũ cán bộ quản lý, vận hành công trình cấp nước tập trung nông thôn
trên địa bàn các huyện hiện nay có mặt bằng khá thấp, chủ yếu tập trung ở tuyến cơ sở,
ở một số đơn vị cán bộ chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ.
Về thiết bị, công nghệ, 24/119 công trình có công nghệ, thiết bị xử lý nước hoàn chỉnh.
Trong đó, một số công trình có hệ thống điều khiển hoàn toàn tự động (Công trình cấp
Phước Sơn của huyện Tuy Phước, và các công trình cấp nước thuộc Dự án 9 thị trấn).

×