Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Trình bày vấn đề về môi trường đầu tư .Phân biệt môi trường đầu tư cấp tỉnh và môi trường đầu tư cấp quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.8 KB, 22 trang )

Chủ đề: Trình bày vấn đề về môi trường đầu tư .Phân biệt môi trường đầu tư
cấp tỉnh và môi trường đầu tư cấp quốc gia.
I/ Khái niệm, bản chất môi trường đầu tư
Trong một thế giới mở cửa và hội nhập, việc cải thiện môi trường đầu tư
hoặc hướng tới một môi trường kinh doanh lành mạnh, đủ sức cạnh tranh là đích
đến để phát triển kinh tế, xã hội của bất kỳ địa phương nào. Môi trường đầu tư
được coi là yêu cầu số một để khơi thông các dòng vốn từ mọi tầng lớp dân cư
trong nước và nước ngoài. Môi trường thuận lợi thì các doanh nghiệp, doanh nhân
mới toàn tâm, toàn ý tập trung trí tuệ, vốn và kỹ thuật để phát triển sản xuất kinh
doanh nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh trong thời kỳ hội nhập
Môi trường đầu tư là một thuật ngữ đã được đề cập nghiên cứu trong lĩnh
vực kinh tế và quản trị kinh doanh ở nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam khi
chuyển sang nền kinh tế thị trường, thực thi chính sách đổi mới mở cửa hội nhập
với thế giới thì vấn đề môi trường đầu tư và hoàn thiện môi trường đầu tư được
đặt ra là một giải pháp hữu hiệu cho nền kinh tế, và nó đã thực sự đem lại hiệu quả.
Môi trường đầu tư là một thuật ngữ không phải mới mẻ nhưng đến nay vẫn có rất
nhiều tranh luận về khái niệm này. Môi trường đầu tư được nghiên cứu và xem xét
theo nhiều khía cạnh khác nhau tuỳ theo mục đích, phạm vi, đối tượng nghiên cứu.
Theo Wim P.M Vijverberg, khái niệm môi trường đầu tư được hiểu là bao
gồm tất cả các điều kiện liên quan đến kinh tế, chính trị, hành chính, cơ sở hạ tầng
tác động đến hoạt động đầu tư và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Có rất nhiều
các vấn đề ảnh hưởng tới đầu tư đối với các doanh nghiệp nhất là các vấn đề liên
quan đến chính sách như tài chính, tín dụng, chính sách thương mại, chính sách thị
trường lao động, các quy định, cơ sở hạ tầng, các vấn đề liên quan đến thu mua và
tiêu thụ, chính sách thuế, chính sách phát triển các khu công nghiệp và các vấn đề
liên quan đến hỗ trợ kỹ thuật và tài chính khác. Với khái niệm này, môi trường đầu
tư được hiểu khá rộng.
Một cách hiểu khác về môi trường đầu tư đó là tổng hợp các yếu tố: điều
kiện về pháp luật, kinh tế, chính trị-xã hội, các yếu tố về cơ sở hạ tầng, năng lực thị
trường và cả các lợi thế của một quốc gia, có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động
đầu tư của các nhà đầu tư tại một quốc gia


Như vậy các khái niệm môi trường đầu tư dù tiếp cận ở góc độ nào cũng đề
cập đến môi trường tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh, các yếu tố có ảnh
hưởng đến hiệu quả đầu tư. Do vậy, có thể khẳng định: Môi trường đầu tư là tổng
hòa các yếu tố có ảnh hưởng đến công cuộc đầu tư của các nhà đầu tư ở quốc gia
hay địa phương nhận đầu tư. Nó bao gồm các yếu tố chính như: tình hình chính trị,
chính sách – pháp luật, vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế,
đặc điểm văn hóa – xã hội, nguồn lao động và mức độ hội nhập kinh tế quốc tế…
Các nhóm yếu tố này có thể làm tăng khả năng sinh lãi hoặc rủi ro cho các nhà đầu
tư.
II/ Những thành phần của môi trường đầu tư
1. Tình hình chính trị
a. Cơ sở đánh giá
Dựa vào sự ổn định trong chính sách, thể hiện bằng việc thực hiện các cam
kết của Chính phủ trong các vấn đề: sở hữu vốn đầu tư, hoạch định các chính sách
ưu tiên, định hướng phát triển đầu tư của một đất nước.
Ở một số nước, khi một Chính phủ mới lên nắm quyền lãnh đạo sẽ thay đổi
định hướng đầu tư của nước chủ nhà như: thay đổi lĩnh vực khuyến khích, ưu tiên;
thay đổi chiến lược xuất nhập khẩu…… khiến các nhà đầu tư tiến thoái lưỡng nan,
không thể tiếp tục đầu tư, cũng không thể rút vốn và phải chịu thua lỗ.Và ở một
mức độ nghiêm trọng hơn, Chính phủ đương thời cam kết tôn trọng quyền sở hữu
tài sản, vốn của nhà đầu tư nhưng Chính phủ mới chưa chắc đã thống nhất với
quan điểm này và có thể tiến hành quốc hữu hóa, đe dọa tới quyền sở hữu vốn của
các nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư nước ngoài nói riêng. Các ví dụ về các
quốc gia tiến hành quốc hữu hóa khi có Chính phủ mới lên: Philippin, các nước
Nam Mỹ như Vênuêzêla, Chi lê, Bôlivia….
Phải có sự phân biệt giữa sự ổn định của các chính sách, cam kết của Chính
phủ một nước và sự ổn định của chính Chính phủ đó.Nếu một nước có biến động
chính trị, nhưng Chính phủ mới cam kết tuân thủ các Điều ước đã ký với quốc tế
và duy trì các chính sách về đầu tư trước đó thì rõ rang rủi ro với các nhà đầu tư
không phải là quá lớn. Ngược lại một đất nước về chính trị ổn định, nhưng bản

thân Chính phủ ổn định đó lại thường xuyên thay đổi các định hướng đầu tư và xóa
bỏ các cam kết thì rủi ro với các nhà đầu tư là rất cao.
b. Vai trò, ý nghĩa
Tình hình ổn định chính trị là cơ sở quan trọng hàng đầu để thực hiện các
cam kết bảo đảm an toàn sở hữu tài sản và các khuyến khích đầu tư cho các nhà
đầu tư. Mặt khác, sự ổn định chính trị còn là tiền để cần thiết để có sự ổn định về
kinh tế - xã hội, nhờ đó giảm được rủi ro cho các nhà đầu tư.
Ví dụ về sự tăng trưởng của Trung Quốc và Ấn Độ. Bắt đầu từ thập kỷ 80,
Trung Quốc ban hành hệ thống sơ khai về quyền tài sản và doanh nghiệp tư nhân,
tự do hóa thương mại và đầu tư, và theo đuổi một chương trình rộng lớn nhằm cải
thiện môi trường đầu tư. Ấn Độ tiến hành cải cách nhằm giảm thuế quan và nới
lỏng các yêu cầu về cấp phép vàp giữa thập kỷ, và nối tiếp là quá trình tự do hóa
thương mại quyết liệt vào đầu thập kỷ 90 và tiếp tục dỡ bỏ cái gọi là chế độ cấp
phép. Hai nước này đi theo hai con đường khác nhau, nhưng cả hai đều đã kiên trì
những nỗ lực để tăng cường cơ hội và động lực để các doanh nghiệp đầu tư có hiệu
quả.
Kết quả là tỷ trọng đầu tư tư nhân tăng gần gấp đôi ở cả hai nước, GDP trên đầu
người của Trung Quốc tăng hơn 8 lần từ 440$ năm 1980 lên hơn 3600$ năm 2010,
và GDP đầu người của Ấn Độ tăng 5 lần từ 670$ năm 1980 lên 3200$ năm 2010
và tỷ lệ đói nghèo giảm mạnh mẽ.
c.Giải pháp hoàn thiện thể chế chính trị
Tình hình chính trị của một quốc gia là khó có thể tác động. Nhưng trong bối
cảnh kinh tế thế giới ngày càng hội nhập sâu rộng, lợi ích từ một nền chính trị ổn
định trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài và khuyến khích vốn đầu tư trong
nước để phát triển kinh tế - xã hội là rất dễ nhận thấy. Vì vậy về lâu dài quốc gia
nào cũng muốn đạt được yếu tố này. Đề hoàn thiện thể chế chính trị liên quan đến
đầu tư cần ổn định các chính sách về thuế(thuế thu nhập, thuế nhập khẩu nguyên
vật liệu..); cam kết tuân thủ các điều ước đã ký với quốc tế; cam kết duy trì các
chính sách về đầu tư. Bên cạnh đó cần giảm các tiêu cực phí bằng cách giải quyết
tham nhũng, cải cách bộ máy hành chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của

bộ máy quản lý.
2. Môi trường luật pháp
a. Cơ sở đánh giá
Luật pháp ảnh hưởng đến hoạt động của nhà đầu tư bao gồm
+ Chính sách thuế: Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các thuế tiêu thụ, thuế
thu nhập... sẽ ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp
+ Các đạo luật liên quan: Luật đầu tư, luật doanh nghiệp,luật lao động, luật chống
độc quyền, chống bán phá giá ...
+ Chính sách: Các chính sách của nhà nước sẽ có ảnh hưởng tới doanh nghiệp, nó
có thể tạo ra lợi nhuận hoặc thách thức với doanh nghiệp. Như các chính sách
thương mại, chính sách phát triển ngành, phát triển kinh tế, thuế, các chính sách
điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dung.
b. Vai trò
Pháp luật tác động đến nhà đầu tư theo hai hướng:
- Tạo ra môi trường bình đẳng cho nhà đầu tư ,bảo vệ nđt và doanh nghiệp,
công ty khi họ tuân thủ pháp luật ,có thể có ưu đãi khi đầu tư vào 1 số lĩnh vực
nhất định.
- Hạn chế nhất định đối với các nhà đầu tư như la hạn chế về sản phẩm, quy
mô được phép kinh doanh ,các loại thuế…
Sự thay đổi luật pháp luôn ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh
doanh cho các pháp nhân kinh tế. Môi trường pháp lý còn gây rủi ro cho các nhà
đầu tư khi môi trường pháp lý đó chưa hoàn thiện hoặc cách thức thi hành còn
chưa đảm bảo tính thời gian, tính nghiêm minh, phát sinh nhiều chi phí do thủ tục
tố tụng kéo dài.
b. Hoàn thiện môi trường luật pháp
Việc hoàn thiện hệ thống luật pháp để tạo nên môi trường đầu tư chất lượng cao là
vô cùng cần thiết, ko chỉ để bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư trong nc và trên thế giới
mà còn để bảo vệ lợi ích của ng tiêu dung và nhân dân địa phương( nơi đầu tư)
-Thứ nhất, cần có ngay những quy định pháp luật nhằm bảo đảm sự minh
bạch về sở hữu. Muốn minh bạch pháp luật về thương mại thì trước hết cần phải

minh bạch về sở hữu, nhất là quyền sở hữu của cá nhân, sở hữu nhà nước và sở
hữu đất đai. Các quyền dân sự của công dân, nhất là quyền kinh doanh và quyền sở
hữu tài sản là các quyền hiến định. Do đó, bảo đảm các quyền này phải là nghĩa vụ
của nhà nước. Hiện nay, nhà nước ta đã có các quy định pháp lý về các quyền này
nhưng chưa có được sự đảm bảo hoàn chỉnh. Cụ thể, để đảm bảo quyền thì phải
xây dựng được ba cơ chế bao gồm: cơ chế xác lập quyền, cơ chế thực hiện quyền
và cơ chế bảo vệ quyền. Hiện nay, ở Việt Nam, về mặt nguyên tắc thì công dân có
quyền nhưng chưa có các cơ chế đảm bảo là chưa có hoặc thiếu, nhất là cơ chế bảo
vệ quyền. Cần phải xây dựng các cơ chế đảm bảo quyền dân sự của người dân
trong quá trình lập pháp.
-Thứ hai, phải có pháp luật về bảo vệ môi trường: mặc dù nếu đưa ra các
tiêu chuẩn về chất lượng môi trường thấp có thể mang lại hiệu quả cao trong việc
thu hút đầu tư, nhưng điều đó có thể gây nên sự ô nhiễm môi trường trầm trọng.
Trên phương diện đầu tư quốc tế, với tiêu chuẩn môi trường thấp thì công nghệ lạc
hậu, rẻ có xu hướng được sử dụng nhiều và đẩy chất lượng hàng hoá vào thế bất lợi
so với hàng hoá các doanh nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại. Do đó, nâng cao
chất lượng bảo vệ môi trường cũng góp phần nâng cao chất lượng hàng hoá để có
thể cạnh tranh.
-Thứ ba, phải coi Nhà nước là một bên của bất cứ quan hệ thương mại nào.
Có như vậy thì mới đảm bảo được sự bình đẳng của các chủ thể trong giao dịch
thương mại. Muốn làm được điều đó cần có cơ chế tài phán có thể phán xét các
hành vi của chính quyền, tức là quyền lực tư pháp phải độc lập với hành pháp và
lập pháp đồng thời phả xây dựng các quy định, thủ tục pháp lí rõ ràng, đồng bộ.
3. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
a. Cơ sở đánh giá
Đó là những yếu tố tự nhiên như khí hậu, tài nguyên, dân số, khoảng cách…
liên quan đến việc lựa chọn lĩnh vực để đầu tư và khả năng sinh lời của dự án. Các
nước có thị trường nội địa lớn, hoặc gần những thị trường lớn, có thể hấp dẫn các
nhà đầu tư hơn so với các thị trường nhỏ và xa xôi, mặc dù việc theo đuổi một nền
thương mại cởi mở hơn và những tiến bộ trong ngành giao thông liên lạc đang thu

hẹp khoảng cách này. Trong nội bộ từng nước, mật độ dân cư thấp và khoảng cách
đến các thị trường có thể ảnh hưởng đến mức độ hấp dẫn của khu vực nông thôn,
mặc dù đầu tư vào cơ sở hạ tầng cũng có thể thu hẹp khoảng cách này.
Các biến số về khí hậu cũng có thể ảnh hưởng tới tính khả thi của một số
dạng hoạt động, chẳng hạn như nông nghiệp hay du lịch. Các nước trong cùng chịu
ảnh hưởng rõ rệt của biến đổi khí hậu toàn cầu phải chịu sự bất lợi đặc biệt. Quỹ tài
nguyên lớn cũng đã từng được xem như một lợi thế lớn. Nhưng việc tập trung của
cải như thế đã lôi kéo nhiều xã hội vào hành vi trục lợi, do đó đã làm nảy sinh câu
hỏi liệu những quỹ tài nguyên như vậy có phải lúc nào cũng là một vận may hay
không.
Lấy ví dụ về Việt Nam: Vị trí địa lý, Việt Nam là nước nằm ở cửa ngõ để đi
vào các nước ASEAN, là cầu nối giữa Đông Bắc Á và Đông Nam Á do đó Việt
Nam có lợi thế là nơi trung chuyển hàng hóa, phát triển giao thương. Việt Nam có
bờ biển dài hơn 3.000km là lợi thế để phát triển các ngành như vận tải biển, lập các
cảng nước sâu hay nuôi trồng, đánh bắt thủy sản…
Khí hậu của Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa thường có ảnh hưởng
không tốt đến tuổi thọ của máy móc thiết bị có nguồn gốc phương Tây. Nhưng mặt
khác khí hậu nhiệt đới giúp Việt Nam có các loại nông sản, thủy sản phong phú là
lợi thế để phát triển các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm; hay khí hậu nhiệt
đới đem lại thời tiết khô ráo quanh năm, nhiều thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú là lợi
thế để phát triển du lịch…
Việt Nam luôn tự coi mình là quốc gia “rừng vàng, biển bạc”, tài nguyên
khoáng sản phong phú, đa dạng và trữ lượng lớn. Những mỏ dầu, mỏ than, mỏ kim
loại trữ lượng lớn giúp Việt Nam không phải phụ thuộc nguyên, nhiên liệu từ nước
ngoài, có thể tự mình phát triển các ngành công nghiệp nặng. Ngoài Việt Nam còn
thu được nguồn ngoại tệ từ xuất khẩu các khoáng sản như dầu thô và nguồn thu
này đóng vai trò quan trọng trong Ngân sách Nhà nước.
b. Vai trò, ý nghĩa
Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ giảm được các chi phí vận
chuyển, đa dạng hóa các lĩnh vực đầu tư, cung cấp được nguồn nguyên liệu đầu

vào phong phú với giá rẻ và tiềm năng tiêu thụ lớn. Những yếu tố này không
những làm giảm được giá thành sản phẩm mà còn thu hút được các nhà đầu tư tìm
kiếm nguyên liệu tự nhiên và thị trường tiêu thụ…
Nhưng cho dù yếu tố địa lý rất quan trọng thì rõ ràng những nỗ lực cải thiện
những khía cạnh của môi trường đầu tư mà dễ chịu sự chi phối của Chính phủ
cũng đều mang lại những thành quả lớn. Những nỗ lực giúp một xã hội tận dụng
tốt nhất những nguồn lực tự nhiên của mình – cả nguồn lực vật chất lẫn nguồn lực
con người.
c. Hoàn thiện
Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên là nhân tố thuộc về môi trường đầu tư không
thể thay đổi được của mỗi quốc gia. Tuy nhiên đất nước nào cũng vậy vị trí địa lý
và điều kiện tự nhiên luôn có những ưu điểm và hạn chế đi liền với nhau. Do vậy
việc nhận thức được tầm quan trọng của nhân tố này và từ đó khắc phục những
điểm yếu và phát huy điểm mạnh là cực kỳ quan trọng.

×