Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

CHẾ độ PHÁP lý về GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (745.86 KB, 52 trang )

Chương 4
CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ
VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
KINH DOANH – THƯƠNG MẠI


Tranh chấp kinh doanh – thương mại là gì?
Tranh chấp kinh doanh là những mâu thuẫn (bất đồng
hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong
quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh.
●Tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh trong
hoạt động thương mại.
●Hoạt động TM là việc thực hiện một hay nhiều hành vi
TM của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân phối, đại diện, đại lý
thương mại; ký gởi; thuê, cho thuê; thuê mua, xây dựng,
tư vấn, kỹ thuật, li – xăng; đầu tư, tài chính, ngân hàng,
bảo hiểm, thăm dò khai thác, vận chuyển hàng hóa, hành
khách …



CÁC CƠ QUAN TÀI PHÁN
KINH DOANH – THƯƠNG MẠI
Ở VIỆT NAM


Tài phán: là toàn bộ các hoạt
động của tổ chức, cơ quan hay cá
nhân có thẩm quyền theo luật định
trong việc giải quyết các tranh


chấp pháp lý (Từ diển Bách khoa toàn thư mở



Wikipedia)


Tài phán kinh tế? là toàn bộ các hoạt động
của tổ chức, cơ quan hay cá nhân có thẩm
quyền theo luật định trong việc giải quyết các
tranh chấp kinh tế.




Tính chất: trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần theo cơ chế thị trường, tính đa dạng và phức
tạp trong quan hệ kinh tế làm cho tranh chấp kinh
tế cũng trở nên phức tạp về nội dung, gay gắt về
mức độ và phong phú hơn nhiều về hình thức,
chủng loại.
●Yêu cầu: việc giải quyết các tranh chấp kinh tế
phải đảm bảo được các yêu cầu: nhanh chóng,
thuận lợi, hạn chế đến mức tối đa sự gián đoạn của
quá trình sản xuất kinh doanh; đảm bảo tính dân
chủ trong quá trình giải quyết; bảo vệ uy tín cho các
bên trên thương trường; đảm bảo bí mật, bí quyết
trong sản xuất kinh doanh; đạt hiệu quả thi hành
cao, nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả các quyền
và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tranh chấp.




I/- CÁC CƠ QUAN TÀI PHÁN KINH TẾ Ở VN:

Hiện nay ở Việt Nam, đang tồn tại song
song hai hệ thống cơ quan tài phán kinh tế:
●Toà Kinh tế;
●Trọng tài kinh tế
(hay còn gọi là trọng tài thương mại).



Tòa Kinh tế (thành lập và đi vào hoạt động
ngày 01-7-1994) là một Toà chuyên trách
trong hệ thống TAND có ở Trung ương và
cấp tỉnh. (Quốc hội khóa IX, thông qua Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều Luật tổ chức
Tòa án nhân dân ngày 28/12/1993 đã quy
định về việc thành lập Tòa Kinh tế).
●Trung tâm trọng tài TM được thành lập và
hoạt động từ ngày 01-7-2003 theo Pháp lệnh
Trọng tài thương mại (nay là Luật Trọng tài
Thương mại có hiệu lực từ 01-01-2011). Là tổ
chức phi chính phủ, có tư cách pháp nhân, có
con dấu và tài sản riêng, hoạt động không vì
mục tiêu lợi nhuận.




Hiện có TTTTTM nằm bên cạnh Phòng Thương
mại – Công nghiệp VN như Trung tâm TTQT
(VIAC), hoặc ở một số địa phương như Hà Nội,
Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đồng Nai
…, do Bộ Tư pháp cấp giấy phép thành lập và ĐK
hoạt động tại Sở Tư pháp.
Trọng tài TM là cơ quan xét xử do các bên
đương sự thỏa thuận, lựa chọn, gồm 1 hoặc nhiều
Trọng tài viên để giải quyết tranh chấp giữa chính
các bên.






Tương ứng có 2 loại hình tài phán:
Tài phán bắt buộc;



Tài tài phán tự nguyện.




II/- HAI HỆ THỐNG CƠ QUAN TÀI PHÁN KT Ở VN
1. Tòa Kinh tế:
1.1. Đặc điểm:
Là một Tòa chuyên trách, giải quyết các tranh

chấp trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh thương
mại và tuyên bố phá sản.
1.2. Chức năng:
●Xét xử các vụ án kinh tế;
●Tuyên bố phá sản.


1.3. Thẩm quyền của Tòa án trong lĩnh vực
kinh tế (Điều 1. BLDS 2004):



Thẩm quyền theo vụ việc,



Thẩm quyền theo cấp Tòa,



Thẩm quyền theo lãnh thổ.


1.3.1. Thẩm quyền theo vụ việc
a) Tranh chấp kinh tế (Điều 29. Bộ luật TTDS)
Phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương
mại giữa doanh nghiệp, cá nhân có đăng ký kinh
doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận, gồm:
Mua bán hàng hóa;
● Cung ứng dịch vụ;

● Đại diện, đại lý; ký gởi;
● Thuê, cho thuê, thuê mua;
● Xây dựng;
● Tư vấn, kỹ thuật;
●Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường
bộ, đường thuỷ nội địa; đường hàng không, đường biển;
● Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác;
● Đầu tư, tài chính, ngân hàng; bảo hiểm;



b)Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao
công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều
có mục đích lợi nhuận;
c) Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của
công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau
liên quan đến việc thành lập, họat động, giải thể,
sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình
thức tổ chức của công ty;
d) Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại
mà pháp luật có quy định.
* Ngoài các tranh chấp, Toà án còn cài các
tranh chấp, Toà án còn có quyền giải quyết các yêu
cầu theo Điều 30 BLTTDS


1.3.2. Thẩm quyền theo cấp Tòa
(1) TAND cấp Huyện:
●Giải quyết các tranh chấp HÐKT có giá trị
tranh chấp dưới 50 triệu đồng và không có

nhân tố nước ngoài;


Tuyên bố phá sản HTX ĐKKD cấp huyện.


(2) Tòa án nhân dân cấp tỉnh:
● Toà Kinh tế:
●Có quyền giải quyết sơ thẩm tất cả các vụ
án kinh tế;
●Có quyền lấy các vụ việc thuộc Tòa án cấp
Huyện lên để giải quyết;
●Phúc thẩm các vụ án do Tòa án cấp huyện
xử có kháng cáo, kháng nghị;
●Tuyên bố phá sản doanh nghiệp, HTX
ĐKKD ở tỉnh.
●Ủy ban Thẩm phán:
●Giám đốc thẩm, tái thẩm những bản án có
hiệu lực pháp luật của Toà cấp Huyện khi
bị kháng nghị.


(3) TANDTC:

(4)

Toà Phúc thẩm: phúc thẩm bản án, quyết định sơ
thẩm của Toà Kinh tế, TAND cấp tỉnh bị kháng
cáo, kháng nghị.




Toà Kinh tế: giám đốc thẩm, tái thẩm bản án,
quyết định có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.



Ủy ban Thẩm phán: giám đốc thẩm, tái thẩm bản
án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà Phúc
thẩm, Toà Kinh tế thuộc TANDTC bị kháng nghị.



Hội đồng Thẩm phán: giám đốc thẩm, tái thẩm
bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Ủy
ban Thẩm phán bị kháng nghị.




1.3.3. Thẩm quyền xử sơ thẩm theo lãnh thổ:

Toà án nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú.
●Tòa án nơi bị đơn có bất động sản.
●Có thể theo lựa chọn của nguyên đơn.



1.4. Trình tự, thủ tục giải quyết vụ án kinh tế
(tố tụng kinh tế):

Tố tụng kinh tế là tổng hợp các qui phạm
pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh
trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh tế giữa
Tòa án và các chủ thể tham gia tố tụng (chủ yếu là
bên tranh chấp với nhau).
Các nguyên tắc tố tụng:
●Nguyên tắc tự định đọat;
●Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật;
●Nguyên tắc hòa giải;
●Nguyên tắc xét xử công khai;
●Nguyên tắc giải quyết vụ án nhanh chóng,
kịp thời;
●Nghĩa vụ chứng minh.


5


1. Nguyên tắc tự định đọat: 3
●Tòa án chỉ giải quyết tranh chấp khi các đương sự
yêu cầu;
●Quyền chọn lựa cơ quan tài phán;
●Các bên có thể tự hòa giải trước, trong phiên toà,
có quyền rút đơn kiện, thay đổi nội dung khởi kiện
(khác với nguyên tắc xét xử trong hình sự).
2. Nguyên tắc hòa giải: 3
●Các bên tự hoà giải trước khi yêu cầu Toà án giải
quyết;
●Hoà giải là thủ tục bắt buộc khi Toà án giải quyết
vụ án kinh tế;

●Ngay cả trong phiên tòa, Thẩm phán cũng cố gắng
để 2 bên đạt được sự hòa giải với nhau.


3.Nguyên

tắc bình đẳng trước pháp luật:
●Các đương sự bình đẳng về quyền và nghĩa
vụ trong quá trình giải quyết vụ án;
●Bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ
chứng minh.
4.Nguyên

tắc xét xử công khai:
●Thông thường, phiên xử công khai;
●Có thể xử kín khi có yêu cầu chính đáng
(liên quan đến bí mật kinh doanh, qui trình công
nghệ chưa được công khai).
5.Nguyên

tắc giải quyết vụ án nhanh chóng, kịp

thời.
6.Nghĩa vụ chứng minh




Các giai đọan của tố tụng kinh tế:


Khởi kiện vụ án kinh tế,
●Thụ lý vụ án kinh tế,
●Chuẩn bị xét xử,
●Xét xử.


4


* Khởi kiện vụ án kinh tế:
Quyền khởi kiện:
●Là quyền của cá nhân, pháp nhân đang tranh chấp,
hoặc có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại.
●Nội dung đơn khởi kiện:
●Ngày, tháng, năm viết đơn,
●Tòa án được yêu cầu,
●Tên nguyên đơn, bị đơn và các thông tin liên quan,
●Tóm tắt nội dung tranh chấp, trị giá tranh chấp,
●Quá trình thương lượng,
●Nội dung yêu cầu Tòa giải quyết,
●Kèm theo chứng từ, tài liệu chứng minh.



* Thụ lý vụ án kinh tế:
●Là việc Toà án chấp nhận đơn kiện của người khởi
kiện và ghi vào sổ thụ lý.
* Chuẩn bị xét xử:
●Thời hạn chuẩn bị: 40 ngày (hoặc 60 ngày nếu vụ án
phức tạp) kể từ ngày thụ lý.

●Nội dung chuẩn bị:
●Thông báo cho bị đơn và người có quyền và nghĩa
vụ liên quan trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thụ
lý.
●Xác minh và thu thập chứng cứ
●Trưng cầu giám định (nếu cần)
●Tiến hành hòa giải.
●Thẩm phán quyết định:
●Tạm đình chỉ vụ án,
●Hoặc đình chỉ vụ án,
●Đưa vụ án ra xét xử.


* Phiên tòa sơ thẩm:
●Thành phần phiên toà:
●Hội đồng xét xử: 2 Thẩm phán và 1 Hội thẩm;
●Đương sự, người có quyền, lợi ích liên quan;
●Người làm chứng, phiên dịch, người giám định
(nếu có);
●Kiểm sát viên (nếu VKS có yêu cầu tham gia phiên
tòa).
●Thủ tục bắt đầu phiên tòa,
●Hoà giải,
●Thẩm vấn,
●Tranh luận,
●Nghị án - tuyên án.


×