Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Quản trị nhân lực vận dụng học thuyết quản trị nhận lực phương đông vào phong cách quản trị của doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.5 KB, 5 trang )

II. Vận dụng học thuyết quản trị nhân lực phương Đông vào
phong cách quản trị của doanh nghiệp
1.Trường phái Đức Tri
Đường lối đức trị trong quản lý, chủ yếu là dựa vào xây dựng
quan niệm giá trị chung của mọi người, dựa vào quyền lực phi
chính thức của bản thân người lãnh đạo như phẩm chất đạo đức,
tài năng, tình cảm..., dẫn dắt mọi người hoàn thiện cuộc sống tinh
thần và tu dưỡng đạo đức, trên cơ sở đó, thực hiện khống chế bên
trong của hành vi, khiến cho hành vi của mọi người tự giác đảm
bảo nhất trí với mục tiêu tổ chức.
Cái lợi và cái hại của quản lý đức trị, hầu như ngược lại với
quản lý pháp trị, ưu điểm, khuyết điểm trái ngược nhau. Pháp trị
dựa vào sức răn đe, luôn luôn có hiệu quả ngay. Đức trị dựa vào
giáo hoá, dựa vào tư tưởng để giải quyết vấn đề. Như vậy, hiệu quả
sẽ nhìn thấy chậm. Nhất là hình thành đạo đức nếp sống lí tưởng,
xây dựng quan niệm giá trị chung thì mất thời gian, quyết không
thể một sớm một chiều. Do vậy, dùng nó để ngăn cấm ác, giảm lan
truyền thì tỏ ra lực bất tòng tâm. Nhất là trong khi quản lý xuất
hiện hỗn loạn, đòi hỏi dẹp loạn để xây dựng lại trật tự, làm cho
quản lý nhanh chóng từ không nền nếp chuyển biến thành có nền
nếp thì đức trị tỏ ra mềm yếu đuối sức. Nhưng sau khi một loại tư
tưởng, một loại quan niệm giá trị được mọi người tiếp nhận, thì
thời gian phát huy tác dụng của nó tương đối dài, thậm chí là rất
sâu xa. Điểm này quản lý pháp trị không sao bì kịp. Do vậy, có thể


nói pháp trị theo đổi là hiệu quả thời gian ngắn, đức trị theo đổi là
hiệu quả thời gian dài. Pháp trị là quản lý tính chiến thuật, đức trị
là quản lý tính chiến lược.
Còn chức năng đức trị ở chỗ “khuyên thiện”. Nó không phải là
giảm lưu truyền, ngăn chặn “ác” một cách tiêu cực mà là tích cực


tiêu diệt tận gốc cái “ác”, thực hiện “chặt đứt gốc rễ”, giải quyết vấn
đề từ căn bản.
2.Trường phái pháp tri
Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử là sự kết hợp của ba yếu tố,
“pháp”, “thế”, “thuật”. Trong đó “pháp” là hạt nhân còn “thế”,
“thuật” là yếu tố bổ trợ cho “pháp”.
“Pháp” là phương tiện để duy trì trật tự xã hội một cách hiệu quả
và nhanh chóng. “Pháp” là những quy định thành văn, dán nơi công
đường để trăm họ phải đọc khiến pháp luật phải thành cái quy cũ.
Hàn Phi Tử cũng đã cho rằng, ở đời này không cần thợ may, thợ
mộc giỏi mà chỉ cần người thợ trung bình và có cái thước chuẩn.
Trong cai trị xã hội cũng vậy, không cần ông vua giỏi, chỉ cần ông
vua trung bình nhưng ông vua ấy phải có cái thước chuẩn là pháp
luật. Pháp luật phải thống nhất ổn định, dễ hiểu, như cái thước
không được cong vênh và công khai để mọi người hiểu rõ. Pháp luật
phải được thi hành triệt để, không ai nằm ngoài pháp luật, từ vua
đến dân, từ trên xuống dưới đều phải tuân theo pháp luật. Hàn Phi
Tử cũng cho rằng, trời không vì vật nào mà thay đổi bốn mùa,
thánh nhân cũng không vì vật nào mà thay đổi luật pháp, vì vậy các
pháp gia đòi hỏi nhà cầm quyền phải nêu gương pháp luật.
“Thế” chính là địa vị, là thế lực, là quyền uy của người cầm đầu
chính thể. Hàn Phi Tử đề cao Tôn – Quân – Quyền tức là độc tôn
quyền của vua, mọi người phải tuân phục quyền của ông vua. Vua
phải giữ cho mình một cái quyền thế và ranh giới rõ ràng tránh các
quan tiếm quyền. Hàn Phi Tử cũng đề cập đến “khi làm kẻ thuộc hạ
mà giáo dục dân chúng không nghe, nhưng đến khi quay mặt về


hướng nam làm vương thiên hạ thì lệnh ban ra được thi hành điều
ngăn cấm bắt người ta thôi, do đó tài giỏi khôn ngoan không đủ để

làm dân chúng phục theo mà cái “thế” và địa vị đủ làm cho người
hiền giả cũng phải khuất phục vậy”. Như vậy, cái quyền uy thế
mạnh này thay được cả hiền nhân. Còn “thuật” chính là cái dấu ở
trong lòng, để nắm giữ quyền thần, pháp luật là công khai mà
“thuật” thì không muốn cho người khác thấy. Đã là đế vương thì
phải có các thủ thuật để hiểu rõ bản chất của quần thần, dân chúng
để có thể thấu hiểu rõ phải trái, thị phi từ đó đưa ra hình phạt đúng
đắn. Cùng với đó, “thuật” là phương tiện để củng cố, bổ nhiệm, miễn
nhiệm trong tổ chức, tuyển chọn chức vụ quan trọng…
Như vậy, “thuật” và “thế” là hai điều kiện để thực hiện “pháp”, ba
yếu tố trên luôn bổ trợ cho nhau, nếu thiếu đi một thì không thể nào
có được nền pháp trị hoàn chỉnh mà chỉ gây thêm loạn trong dân
chúng.
3.Tư tưởng quản trị của chủ tich Hồ Chí Minh
Khoảng 15 năm về trước, hầu hết các DN kinh doanh dịch vụ nhà
hàng, ăn uống của nhà nước khi chuyển sang cơ chế tự hạch toán
thu chi đều nằm bên bờ vực giải thể vì không còn được bao cấp và
không thích ứng được với cơ chế thị trường, trong đó có Công ty Dạ
Lan (Thanh Hóa). Nhằm cứu Dạ Lan khỏi phá sản, việc chuyển đổi
hoạt động sang mô hình công ty cổ phần đã được thực hiện.
Nền tảng ban đầu của Dạ Lan là hết sức khó khăn bởi cơ sở vật
chất nghèo nàn, đặc biệt đội ngũ nhân lực cũ vốn chỉ quen với môi
trường làm việc không cạnh tranh nên rất yếu kém. Để chèo lái Dạ
Lan đi lên, bà Trịnh Thị Loan, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Giám
đốc, đã vận dụng lời dạy của Bác Hồ về vấn đề con người (nguồn
nhân lực) trong lĩnh vực thương nghiệp là “phải có có tinh thần
trách nhiệm và trình độ chuyên môn cao, đạo đức trong sáng, thái
độ phục vụ nhiệt tình, khiêm tốn, lễ phép, thật thà, kính trọng và
một lòng, một dạ phục vụ nhân dân…”. Bà Loan đã quyết định đầu
tư đào tạo đội ngũ nhân viên theo các tiêu chí Bác Hồ đã dạy… Tất

cả những người lao động đến làm việc tại Công ty Dạ Lan đều đã
được trang bị những kiến thức kinh nghiệm từ thực tiễn cũng như
kỹ năng, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, văn hóa ứng xử trong


công việc cũng như trong cuộc sống nên họ đã phát huy khá tốt hiệu
quả công việc và năng lực bản thân để đóng góp cho công ty.
Kế thừa và phát huy tư tưởng đoàn kết tập thể mà Bác Hồ đã dạy:
“Dễ vạn lần không dân cũng chịu. Khó trăm lần dân liệu cũng xong”.
Những sáng kiến hay, những việc làm hữu ích của lãnh đạo cũng
như cán bộ, công nhân viên ở Công ty Dạ Lan đề xuất đều được lắng
nghe và đưa ra bàn bạc, thảo luận để phát huy sức mạnh trí tuệ tập
thể, tạo sự đồng thuận, sau đó chọn giải pháp tối ưu để triển khai
thực hiện hiệu quả.
Nhờ những nỗ lực ấy mà sau 10 năm chuyển đổi, Dạ Lan không chỉ
vượt qua khó khăn mà còn phát triển mạnh từ một cơ sở kinh
doanh chỉ có 52 lao động, đến nay đã tăng lên 300 người, với mức
thu nhập bình quân đạt 4 triệu đồng/người/tháng. Doanh thu của
Dạ Lan đạt được trong những năm qua bình quân khoảng 40 tỷ
đồng/năm, nộp ngân sách 2 tỷ đồng/năm, tốc độ tăng trưởng đạt
khoảng 120-125%/năm.
Với Công ty TNHH Trung Nghĩa (Quảng Ngãi) thì lãnh đạo DN này
lại chọn cách vận dụng tư tưởng của Bác Hồ ở khía cạnh khác. Để
trụ vững và vượt qua khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh
tế, bên cạnh việc huy động vốn nhàn rỗi từ người thân và vay vốn
ngân hàng cơ cấu lại sản xuất, kinh doanh, bà Trần Thị Nguyệt,
Giám đốc Công ty Trung Nghĩa đã phát động toàn công ty học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm
(tiết kiệm về thời gian, nguyên, nhiên, vật liệu trong sản xuất và
kinh doanh, phát huy công năng của trang thiết bị trong sản xuất

để tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm trong chi
tiêu..). Nhờ việc làm này mà vài năm lại đây, mỗi năm Công ty
Trung Nghĩa tiết kiệm được khoảng 400 triệu đồng để có thêm
nguồn lực đầu tư cải thiện thu nhập cho người lao động, cải tiến
các hoạt động thiết thực của DN nên hiệu quả sản xuất, kinh doanh
ngày càng tốt hơn. Nếu như năm 2007 doanh thu của Trung Nghĩa
đạt 42 tỷ đồng, thì đến năm 2008 đã tăng lên lên 50 tỷ đồng, và năm
2009 đạt 60 tỷ đồng. Thu nhập bình quân của 60 lao động làm việc
trong công ty từ 1,5 triệu đồng/người/tháng năm 2007 đã tăng lên
2,3 triệu đồng/người/tháng hiện nay.


Còn ở Công ty Cổ phần dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC) thì việc vận
dụng tư tưởng, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh đã được thực hiện bài bản, sâu rộng hơn. Trong bối cảnh lạm
phát trong nước tăng cao và suy thoái kinh tế diễn ra trên phạm vi
toàn cầu tác động dữ dội đến mọi thành phần kinh tế, trong đó có
PTSC, để vượt khó, lãnh đạo PTSC đã phát động và triển khai hiệu
quả việc học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ về tinh thần đoàn
kết, ý chí tự lực, từ cường, sáng tạo, tận tụy, hết lòng phụng sự tổ
quốc, phụng sự nhân dân… thông qua qua những chương trình,
hành động rất cụ thể gắn liền với các nhiệm vụ sản xuất, kinh
doanh.
Nhờ vậy, tinh thần và phong cách làm việc của người lao động
trong PTSC ngày càng chuyên nghiệp và có trách nhiệm hơn, biểu
hiện từ ở những việc làm nhỏ theo gương của Bác Hồ như không đi
làm muộn, tiết kiệm đồ dùng văn phòng phẩm, giữ gìn nơi làm việc
sạch sẽ… cho đến nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ
quản trị DN, năng động, sáng tạo, đổi mới, đoàn kết giúp đỡ lẫn
nhau trong công việc và trong cuộc sống…; niềm tin và sự đoàn kết

nhất trí trong toàn công ty được củng cố cao hơn, mọi người cùng
hướng về một mục tiêu vì PTSC ngày càng lớn mạnh; bất chấp hoàn
cảnh khó khăn, PTSC vẫn hoàn thành xuất sắc các mốc chỉ tiêu kế
hoạch đề ra với tổng doanh thu trong 3 năm 2007-2009 đạt 25.127
tỷ đồng, bằng 240% kế hoạch, nộp ngân sách 1.500 tỷ đồng, lợi
nhuận thu được 1.425 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn
2006-2009 bình quân đạt 37%/năm (vượt 184% so với chỉ tiêu của
kế hoạch 5 năm 2006-2010)…/.
THE END



×