Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

giải pháp thúc đẩy hoạt động tái chế chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (646.82 KB, 101 trang )

Trang 1

CHƯƠNG

1

MỞ ĐẦU
1.1 Tên đề tài
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TÁI CHẾ
CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
1.2

Tính cấp bách và cần thiết của đề tài
Trong quá trình sản xuất và tiêu dùng của cải vật chất, con người luôn đào

thải ra các chất vào môi trường. Ngày nay, với dân số ngày càng đông, tốc độ phát
triển kinh tế-xã hội đô thị hoá nhanh, lượng chất thải rắn phát sinh ngày một nhiều.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố dẫn đầu cả nước về
lónh vực công nghiệp và dịch vụ. Với tốc độ phát triển công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nhanh, thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm công nghiệp, giữ vai trò trọng
điểm của vùng kinh tế phía Nam và của cả nước. Tp.HCM với hơn 7 triệu dân
( 4/2006) tập trung tại 24 quận huyện với diện tích 2.093,7 Km, là nơi tập trung
hàng trăm nhà hàng, khách sạn, khu thương mại, văn phòng, công sở, trường học,
chợ, siêu thị, bệnh viện, các trung tâm y tế, phòng khám đa khoa, và hơn 12.000 cơ
sở công nghiệp ( lớn, vừa và nhỏ), hơn 800 công ty nằm trong và ngoài 12 khu công
nghiệp, 03 khu chế xuất và 01 khu công nghệ cao, hàng ngàn công trình đang xây
dựng và cải tạo…Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá tại

Luận văn cao học
Nghiên cứu đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động tái chế
chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh



GVHD : PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn
HVTH : Nguyễn Thị Phương Anh


Trang 2

Tp.HCM đã gia tăng mạnh mẽ và đang có xu hướng tăng mạnh trong những năm
tới, gây nhiều áp lực nặng nề đối với môi trường và cộng đồng. Nhiều vấn đề nan
giải, những thách thức lớn được đặt ra trong công tác bảo vệ môi trường nhằm phát
triển ổn định và bền vững thành phố. Bên cạnh nhiều khó khăn, tồn tại trong việc
giải quyết các vấn đề liên quan đến nước thải và ô nhiễm không khí, vấn đề chất
thải rắn đang thật sự là một thách thức lớn, một mối đe doạ khủng khiếp đối với
môi trường và sức khỏe cộng đồng. Giải quyết vấn đề chất thải rắn đô thị tại
Tp.HCM là một bài toán phức tạp, từ khâu thu gom, phân loại rác tại nguồn, đến
việc vận chuyển xử lý chất thải rắn. Mỗi ngày Tp.HCM đổ ra khoảng 6.000 tấn
chất thải rắn đô thị, với thành phần chủ yếu là thực phẩm thừa chiếm khoảng 5090% (khối lượng ướt), các chất thải rắn có khả năng tái chế chiếm khoảng 30% và
một phần nhỏ các loại chất thải không có khả năng tái sử dụng, tái chế chiếm
khoảng 5-10% ( khối lượng ướt). Bên cạnh đó, còn có khoảng 700-1.200 tấn chất
thải rắn xây dựng ( xà bần) và 1.000-1.500 tấn chất thải rắn công nghiệp, trong đó
có khoảng 150-200 tấn chất thải nguy hại, 7-9 tấn chất thải rắn y tế.
Chất thải rắn và việc xử lý chúng hiện nay là vấn đề bức xúc của nước ta
nói chung và của Tp. Hồ Chí Minh nói riêng. Lượng chất thải rắn thu gom tại các
đô thị Việt Nam hiện chỉ đạt khoảng 70% yêu cầu so với thực tế và chủ yếu tập
trung tại các khu vực nội thành. Bên cạnh đó, các loại chất thải rắn nguy hại không
đïc phân loại riêng mà trộn lẫn với chất thải rắn sinh hoạt, nếu không được xử lý
triệt để sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, dẫn đến suy thoái môi trường đất,
nước, không khí… Chất thải rắn đô thị hiện đang thực sự là một mối đe dọa lớn đối
với môi trường và sức khoẻ cộng đồng


Luận văn cao học
Nghiên cứu đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động tái chế
chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh

GVHD : PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn
HVTH : Nguyễn Thị Phương Anh


Trang 3

Tại Tp.HCM hiện nay, phần lớn chất thải được vứt bỏ lẫn lộn, không phân
loại tại nguồn và được đưa đến các bãi chôn lấp hợp vệ sinh của thành phố và thậm
chí còn đổ xuống các kênh rạch, sông hồ, các khu đất trống gây ô nhiễm môi
trường, mất vệ sinh và mất mỹ quan nghiêm trọng. Hiện nay, các bãi chôn lấp chất
thải rắn tại Tp.HCM như bãi chôn lấp Gò Cát, Phước Hiệp, Đông Thạnh đang trong
giai đoạn quá tải, và việc xử lý các khí thải cũng như một lượng lớn nước rỉ rác tại
đây cũng là vấn đề cấp bách cần được giải quyết. Mặc dù các bãi chôn lấp này
được đầu tư rất lớn với công nghệ hiện đại, chúng vẫn luôn tạo ra những áp lực lớn
đối với môi trường với một lượng lớn nước rỉ rác ( 800-1.000 m3/ bãi/ngày đêm) và
khí thải ( 500.000-700.000 m3/ngày đêm), đặc biệt là mùi hôi. Ngoài ra, việc xử lý
chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh chiếm diện tích đất chôn lấp
rất lớn chưa kể diện tích đất cho các công trình phụ trợ như đường giao thông, trạm
cân, sàn trung chuyển, trạm xử lý nước rỉ rác và khí thải, hành làng cây xanh cách
ly… và diện tích này sẽ khó có thể sử dụng vào mục đích khác trong thời gian dài
( 30-50 năm), không những thế, kinh phí để bảo trì và giám sát các bãi chôn lấp này
sau khi đóng cửa cũng rất lớn. Lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn thành phố
sẽ không ngừng tăng nhanh với tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số của thành phố.
Theo dự báo của Sở Tài Nguyên và Môi trường Tp.HCM, lượng chất thải rắn bình
quân ở thành phố có thể tăng từ 0,61 Kg/người/ngày năm 1996 lên hơn
1kg/người/ngày đến năm 2010, nghóa là tăng thêm 40% trong vòng 15 năm.

Chỉ có một phần nhỏ chất thải rắn được tái chế tại các cơ sở tái chế quy mô vừa
và nhỏ ở Tp.Hồ Chí Minh ( thu mua phế liệu và tái chế). Thực tế Tp.HCM hiện nay
có nhiều cơ sở tái chế chất thải rắn, hoạt động từ lâu với nhiều loại nguyên liệu

Luận văn cao học
Nghiên cứu đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động tái chế
chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh

GVHD : PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn
HVTH : Nguyễn Thị Phương Anh


Trang 4

được thu mua, tái chế như giấy, thủy tinh, nylon, kim loại…Nhìn chung các cơ sở tái
chế này chỉ phát triển một cách tự phát với quy mô sản xuất nhỏ, công nghệ tái chế
vẫn không được đầu tư mới và một số công nghệ đã không còn phù hợp với điều
kiện thực tế, do đó chưa tạo được nhiều sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu
cầu của của thị trường tiêu thụ.. Hoạt động tái chế này đã phần nào đáp ứng việc
tái chế chất thải ở Tp.HCM. Bên cạnh mặt tích cực mà hoạt động tái chế này mang
lại, trong quá trình phát triển, hoạt động tái chế cũng đã gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe người dân và cộng đồng xung quanh, đồng thời
do công nghệ tái chế lâu đời nên cũng chưa khai thác hết chất thải rắn có thể tái
chế về chủng loại và khối lượng.
Như đã biết, môi trường có chức năng là nơi chứa đựng các chất thải do con
người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất. Để góp phần giảm thiểu khả
năng chịu tải của môi trường, việc tái chế chất thải rắn là rất quan trọng và thiết
thực, nhằm giảm thiểu lượng rác đem chôn lấp và xử lý, đồng thời cũng tiết kiệm
các nguồn nguyên liệu để sản xuất ra vật chất mới. Mặc khác, tái chế còn là một
giải pháp hữu hiệu làm giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí xử lý chất thải và do đó

hạ giá thành sản phẩm. Tái chế giúp khôi phục và duy trì một môi trường trong
sạch và lành mạnh, nhờ vậy giảm các chi phí chữa bệnh và chi phí do nghỉ ốm. Môi
trường trong lành cũng giúp phát triển ngành du lịch kéo theo các hoạt động kinh tế
khác như nhà hàng, khách sạn, thương mại, cơ sở hạ tầng… Về lâu dài, việc duy trì
sự phát triển bền vững quan trọng hơn nhiều so với tăng trưởng nhanh trong một
thời gian ngắn với chất lượng phát triển thấp, gây áp lực lớn lên hệ thống cơ sở hạ
tầng và gây ra những vấn đề môi trường trầm trọng. Như đã biết, một xã hội bền

Luận văn cao học
Nghiên cứu đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động tái chế
chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh

GVHD : PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn
HVTH : Nguyễn Thị Phương Anh


Trang 5

vững là xã hội không những đảm bảo được nhu cầu hiện tại của thế hệ hiện tại mà
phải đảm bảo nhu cầu phát triển cho các thế hệ tương lai. Điều này chỉ có thể thực
hiện được khi các nguồn tài nguyên được sử dụng một cách hiệu quả và quan trọng
hơn là chúng có thể được tái chế. .Xét trên tổng thể, thực hiện tốt việc tái chế chất
thải rắn đem lại môi trường trong sạch hơn, cải thiện sức khỏe cộng đồng và là một
trong những giải pháp quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội. Vì
vậy, đề tài “ Nghiên cứu và đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động tái chế chất thải
rắn sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh” là một nhu cầu hết sức bức thiết, có ý
nghóa sâu sắc trong việc thúc đẩy các hoạt động tái chế chất thải rắn sinh hoạt tại
đây.
1.3


Mục tiêu đề tài
Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tái chế chất thải rắn sinh

hoạt tại Tp.HCM.
1.4

Phạm vi nghiên cứu và nội dung đề tài

a) Phạm vi nghiên cứu :

Đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động tái chế cho đối tượng là chất thải rắn
sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, không bao gồm chất thải rắn công
nghiệp và nguy hại.
b) Nội dung đề tài
Nội dung đề tài bao gồm :

Luận văn cao học
Nghiên cứu đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động tái chế
chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh

GVHD : PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn
HVTH : Nguyễn Thị Phương Anh


Trang 6

 Tổng quan về số lượng, thành phần chất thải rắn và tình hình thải bỏ, xử lý chất

thải rắn hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó, đánh giá hiện trạng
xử lý chất thải rắn

 Đánh giá hiện trạng tái chế chất thải rắn sinh hoạt hiện nay trên địa bàn

Tp.HCM
-

Thống kê và phân nhóm các ngành nghề và số lượng cơ sở tái chế chất thải rắn

-

Đánh giá hiện trạng tái chế bao gồm công nghệ tái chế, quy mô sở sản xuất và

hiện trạng ô nhiễm môi trường của các cơ sở tái chế.
-

Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động tái chế

 Đề xuất các giải pháp để thúc đẩy các hoạt động tái chế chất thải rắn sinh hoạt

tại đây.
1.5

Phương Pháp nghiên cứu

 Khảo sát, thống kê các cơ sở doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành tái chế

hiện nay trên địa bàn thành phố bằng khảo sát thực tế và qua các tài liệu có liên
quan.
 Tham khảo hệ thống văn bản luật và chính sách liên quan đến việc bảo vệ môi

trường.

 Tham khảo các chính sách quản lý và khuyến khích hoạt động tái chế chất thải
rắn của các nước tiên tiến ( Nhật, Đài Loan…)
 Phương pháp phân tích hệ thống ( phương pháp SWOT- phân tích điểm mạnh ,
điểm yếu, cơ hội, thách thức)

Luận văn cao học
Nghiên cứu đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động tái chế
chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh

GVHD : PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn
HVTH : Nguyễn Thị Phương Anh


Trang 7

1.6 Tính thực tiễn, tính mới của đề tài
a) Tính thực tiễn của đề tài
Như đã đề cập trong phần tính cấp bách và cần thiết của đề tài, việc tái chế
chất thải rắn hiện nay rất thiết thực, không những tái chế giúp giảm thiểu khả năng
chịu tải của môi trường mà vai trò của tái chế còn thể hiện như là nguồn cung cấp
nguyên vật liệu giá rẻ, qua đó tiết kiệm tài nguyên, hướng tới phát triển bền vững.
Thực tế hiện nay ở Tp. Hồ Chí Minh có rất nhiều cơ sở tái chế chất thải phát triển
tự phát, quy mô hộ gia đình hoạt động lâu đời với nhiều loại nguyên liệu được thu
mua và tái chế như giấy, thủy tinh, nylon, kim loại… Phải nhận thấy rằng , các hoạt
động của các cơ sở thu mua, tái chế này đã phần nào tái chế được một lượng chất
thải rắn nhất định. Tuy nhiên, cũng phải nhận thấy rằng hoạt động của các cơ sở
này hầu như nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước, gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng và chất lượng sản phẩm tái chế còn thấp. Muốn
phát huy thế mạnh của các hoạt động tái chế này, cần xây dựng các giải pháp quản
lý và thúc đẩy, nhằm đưa hoạt động tái chế thành một ngành nghề, góp phần giải

quyết vấn đề chất thải rắn tại nước ta nói chung và Tp.HCM nói riêng. Hoạt động
tái chế hiện này cũng cần phải phát triển hơn nhằm đáp ứng chu cầu ngày càng cao
của khách hàng về chất lượng sản phẩm và các quy định về an toàn, môi trường.
b) Tính mới của đề tài :
Mặc dù hoạt động tái chế tại Tp.HCM đã hình thành và phát triển hơn 30
năm qua nhưng nhìn chung chỉ phát triển một cách tự phát với quy mô sản xuất nhỏ,
Trong những năm gần đây, đã có rất nhiều nghiên cứu trong nước về lónh vực tái
chế. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu này chỉ tập trung vào một ngành nghề tái
Luận văn cao học
Nghiên cứu đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động tái chế
chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh

GVHD : PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn
HVTH : Nguyễn Thị Phương Anh


Trang 8

chế cụ thể hoặc chỉ đi sâu vào nghiên cứu hiện trạng tái chế chất thải mà chưa có
cái nhìn chung cho việc quản lý cũng như các giải pháp thúc đẩy cho các hoạt động
này. Qua đề tài này, sẽ đề xuất các giải pháp nhằm quản lý, thúc đẩy hoạt động tái
chế tại Tp.HCM hiện nay.

Luận văn cao học
Nghiên cứu đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động tái chế
chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh

GVHD : PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn
HVTH : Nguyễn Thị Phương Anh



Trang 9

CHƯƠNG

2

TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
VÀ TÁI CHẾ CHẤT THẢI RẮN
2.1 Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt
2.1.1 Nguồn phát sinh
2.1.2 Tính chất
2.1.3 Tác hại đối với môi trường
2.2 Tổng quan về tái chế chất thải rắn
Tái chế chất thải rắn là quá trình thu hồi và tái sản xuất các phế liệu, chất thải bỏ
từ các hộ gia đình, các cơ sở công nghiệp, nông nghiệp và kinh doanh để tạo ra các
sản phẩm có ích.
Tái chế chất thải rắn sinh hoạt là quá trình thu hồi và tái sản xuất các phế liệu, chất
thải bỏ từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của các gia đình, các cơ quan, văn
phòng,… để tạo ra các sản phẩm có ích.
Tái chế chất thải rắn bao gồm :
-

Đốt chất thải rắn tạo nguồn năng lượng

-

Chế biến phân hưu cơ từ chất thải rắn thực phẩm

Luận văn cao học

Nghiên cứu đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động tái chế
chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh

GVHD : PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn
HVTH : Nguyễn Thị Phương Anh


Trang 10

-

Tái chế chất thải rắn thành các vật liệu, sản phẩm và chế phẩm xây dựng

2.2.1 Tổng quan về tình hình tái chế chất thải rắn trong nước
Tại Việt Nam, thực hiện chiến lược phát triển bền vững, chiến lược quản lý môi
trường đến năm 2010, chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia giai đoạn 2015, tầm
nhìn 2020 đã xác định các đô thị, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh, phải tăng
cường công tác tái sử dụng, tái chế và áp dụng công nghệ mới nhằm mục tiêu đến
năm 2010 giảm từ 30-50% lượng chất thải rắn đô thị đưa về các bãi chôn lấp. Thực
hiện nội dung chiến lược, trong những năm qua đã có rất nhiều nghiên cứu về lónh
vực tái chế nhằm hạn chế lượng chất thải rắn đi đến các bãi chôn lấp cũng như tạo
nguồn nguyên liệu cho sản xuất nhằm tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ sức khỏe cộng
đồng và hướng tới phát triển bền vững.
Các nghiên cứu điển hình như : Nghiên cứu công nghệ xử lý và tái chế phế thải
của quá trình luyện cốc làm phụ gia siêu dẻo cho bê tông với mục đích nghiên cứu
chế tạo và thiết lập quy trình cho công nghệ sản xuất phụ gia siêu dẻo cho bê tông
trên cơ sở thu gom, xử lý phế thải công nghiệp luyện cốc ở nhà máy Cốc hoa-Công
ty Gang thép Thái Nguyên nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường; các
nghiên cứu về tái chế nhựa phế thải, tái chế giấy trên địa bàn Tp.Hà Nội; nghiên
cứu sản xuất compost từ chất thải rắn hữu cơ và xây dựng quy trình công nghệ phù

hợp cho Tp.HCM; nghiên cứu nâng cao hiệu quả hệ thống tái sinh, tái chế tại
Tp.HCM; nghiên cứu các quy định về tái chế rác áp dụng tại Tp.HCM; nghiên cứu
tái sinh năng lượng từ thành phần hữu cơ của chất thải rắn đô thị Tp.HCM; nghiên
cứu điều chế nhiên liệu biodiesel từ dầu thực vật phế thải được thực hiện tại Hà
Nội ( Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia) và Tp.HCM ( Đại học
Luận văn cao học
Nghiên cứu đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động tái chế
chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh

GVHD : PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn
HVTH : Nguyễn Thị Phương Anh


Trang 11

Quốc gia Tp.HCM); nghiên cứu tận dụng cặn từ quá trình súc rửa tàu dầu; nghiên
cứu tận dụng chất thải rắn công nghiệp tôn mạ kẽm; nghiên cứu sản xuất một số
sản phẩm chất lượng cao từ phế thải kẽm nhôm; nghiên cứu xử lý- tận dụng chất
thải hữu cơ nguy hại; nghiên cứu công nghệ xử lý chất thải rắn (rác xây dựng) chế
tạo thành vật liệu xây dựng đã đưa ra được quy trình công nghệ xử lý xà bần và chế
tạo vật liệu xây dựng sản xuất loại gạch xây tường và lát vỉa hè có chất lượng cao
và giá thành phù hợp…. Đề tài “ Nghiên cứu các giải pháp phát triển hiệu quả để
tuần hoàn và tái sử dụng chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn công nghiệp
nguy hại-đề xuất một thị trường trao đổi chất thải rắn công nghiệp-chất thải rắn
công nghiệp nguy hại cho khu vực Tp.HCM đến năm 2010 do viện môi trường và
tài nguyên chủ trì, TS Lê Thanh Hải làm chủ nhiệm đề tài, năm 2003. Gần đây
nhất là đề tài “ Nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động quỹ tái chế
chất thải rắn tại Tp.HCM, tháng 9/2006 do CN. Huỳnh Thu Hà và ThS. Phạm Hồng
Nhật làm chủ nhiệm đề tài. Mục tiêu của đề tài là xây dựng cơ sở pháp lý, kỹ thuật
và đề xuất mô hình Quỹ tái chế Chất thải rắn ở Tp. Hồ Chí Minh nhằm đảm bảo

hiệu quả của công tác quản lý chất thải theo chiến lược phát triển bền vững. Viện
Môi trường và Tài nguyên cũng đã có báo cáo tổng hợp về đề tài nghiên cứu khoa
học “ Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng phương pháp tính phí xử lý chất thải
nguy hại theo cơ chế thị trường” do ThS Nguyễn Thanh Hùng làm chủ nhiệm đề tài
( tháng 9/2006) với mục tiêu là xây dựng phương pháp tính phí xử lý chất thải nguy
hại theo cơ chế thị trường có cơ sở khoa học và phù hợp với điều kiện Tp. Hồ Chí
Minh, đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là chất thải nguy hại dạng rắn và bán
rắn từ các khu công nghiệp, các cơ sở công nghiệp trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh.

Luận văn cao học
Nghiên cứu đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động tái chế
chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh

GVHD : PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn
HVTH : Nguyễn Thị Phương Anh


Trang 12

Tp.HCM hiện nay co rất nhiều cơ sở thu mua phế liệu và tái chế chất thải đã
hoạt động từ lâu với nhiều loại nguyên liêu được mua và tái chế như : giấy, thủy
tinh, nylon, kim loại….Thành phố hiện đang đầu tư xây dựng 7 nhà máy tái chế và
xử lý chất thải lớn. Các loại chất thải rắn đang được thành phố quan tâm tái chế
như : nhựa, da, giấy, cao su, thủy tinh, kim loại…
2.2.2 Tổng quan về tình hình tái chế ngòai nước
Tái chế là một hoạt động phổ biến trong lịch sử nhân loại. Trước thời kỳ
công nghiệp tại Châu Âu, người ta đã thu nhặt các mảnh vụn làm từ đồng và các
kim loại có giá trị khác, nung chảy để tái sử dụng. Ở Anh, tro bụi từ việc đốt gỗ và
than được dùng để làm nguyên liệu gạch. Tái chế giấy xuất hiện ở nước Anh vào
năm 1921, khi tổ chức Rác thải Giấy Anh quốc ( British Waste Paper Association)

được thành lập để khuyến khích kinh doanh trong lónh vực tái chế giấy.
Chiến lược quản lý rác thải đô thị ở Tp Luân Đôn (nước Anh) được ban hành
vào năm 2002 hướng tới Tp bền vững vào năm 2020. Để đạt được mục tiêu dài hạn
này, các thói quen sinh hoạt phải thay đổi sao cho mỗi người thải ra lượng rác thải
tối thiểu. Ngành công nghiệp tái chế cũng được thúc đẩy hình thành. Chính quyền
Tp. Luân Đôn đã đặt ra mục tiêu tái chế và làm phân compost từ rác thải đô thị là
17%, 25% và 33% tương ứng với các năm 2003, 2005 và 2015. Trong năm 20032004, Tp.Luân Đôn đã thải ra 4,34 triệu tấn rác, trong đó 70% được xử lý bằng cách
chôn lấp hợp vệ sinh, 19% xử lý bằng phương pháp đốt và 11% lượng rác thải còn
lại được tái chế.
Tại Mỹ, sự đầu tư lớn cho tái chế là vào những năm 1970, do chi phí nhiên
liệu tăng. Năm 1973, thành phố Berkeley, California ( Mỹ) bắt đầu một trong
Luận văn cao học
Nghiên cứu đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động tái chế
chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh

GVHD : PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn
HVTH : Nguyễn Thị Phương Anh


Trang 13

những chương trình thu gom tại lề đường đầu tiên bằng những lần thu lượm giấy
báo từ các khu vực dân cư hàng tháng. Từ đó nhiều nước đã bắt đầu và mở rộng các
chiến dịch thu gom tại nhà. Một sự kiện nữa đánh dấu cho nỗ lực tái chế xảy ra
vào năm 1989 cũng tại thành phố Berkeley, đó là lệnh cấm sử dụng bao gói bằng
chất liệu polystyrene để giữ ẩm bánh Hamburger McDonald’s. Một tác động của
lệnh cấm này đã tăng cường sự quản lý tại nhà sản xuất polystyrene lớn nhất thế
giới (Dow Chemical), dẫn đến nỗ lực lớn đầu tiên để chứng minh rằng nhựa cũng
có thể tái chế. Đến năm 1999, riêng tại Mỹ đã có 1677 công ty tham gia vào ngành
công nghiệp tái chế nhựa từ rác thải tiêu dùng. Năm 2003, lượng chất thải rắn tái

chế ở Mỹ ( bao gồm sản xuất phân Compost) là 30,6 %; lượng chất thải rắn mang đi
chôn lấp là 56,4%; còn lại được xử lý bằng phương pháp đốt ( theo www.epa.gov).
Mặt khác, để giảm thiểu lượng rác thải phát sinh, nước Mỹ đã có những chính sách
hỗ trợ hoạt động tái chế và hiện đang có những cố gắng thiết lập xã hội kinh tế
tuần hoàn, các nhà sản xuất phải xét xem sản phẩm của mình có sinh ra ít chất thải
hơn không và các chất liệu có khả năng tái chế hay không.
Tại Đức, năm 1990 Volkwagens đã khánh thành một nhà máy tái sinh xe ô
tô và được chính phủ Đức khuyến khích về việc thực hiện các biện pháp thu hồi
phế phẩm.
Tại Nhật, những công trình nghiên cứu biện pháp tái sử dụng, tái chế rác thải
bắt đầu từ thập kỷ 80. Từ năm 1980, công nghệ tái chế chất thải rắn ở Nhật đã bắt
đầu có biến chuyển cùng với việc Chính phủ Nhật thông qua một số đạo luật, như
Luật xúc tiến việc sử dụng những nguồn tài nguyên có thể tái chế năm 1991 hay
Luật cơ bản về môi sinh năm 1993, Luật xúc tiến việc thu gom, phân loại và tái chế
Luận văn cao học
Nghiên cứu đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động tái chế
chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh

GVHD : PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn
HVTH : Nguyễn Thị Phương Anh


Trang 14

bao bì năm 1995….Ở Nhật hiện nay, công việc tái chế, hầu như ai cũng tham gia.
Đồ nhựa được làm từ nguyên liệu sợi polyeste tái chế; rác thải thực phẩm trở thành
phân bón tổng hợp cho cây trồng; vụn thủy tinh trở thành gạch lát nền… Theo con
số thống kế tại Nhật Bản, năm 1995 có khoảng 50% giấy phế liệu được thu hồi và
tái chế, 100% các chai miểng thủy tinh và 75% tổng lượng vỏ kim loại đồ hộp được
thu hồi và tái chế.

Năm 2004, lượng giấy tái chế được tiêu thụ tại Trung Quốc là 28,8 triệu tấn.
Tỷ lệ tái chế giấy là 33,4% và sử dụng giấy tái chế là 58,2%. Năm 2005, có nhiều
dự án về tái chế giấy được thành lập cũng như mở rộng tại Trung Quốc . Hiện nay,
Trung Quốc đang đẩy mạnh việc hình thành các hệ thống thị trường tái chế giấy,
đáp ứng nhu cầu thu gom, phân loại, kỹ thuật và các hệ thống máy móc tái chế giấy
hiện đại. Trung Quốc có thị trường tiềm tàng về tái chế giấy. (Theo
/>Trong chính sách quản lý rác thải vào năm 1992, chính phủ Hàn Quốc đã đưa
vào quy định hạn chế phát sinh rác thải nhằm mục đích sử dụng tài nguyên một
cách hiệu quả và đẩy mạnh việc tái chế tài nguyên. Hiện nay, Chính phủ Hàn Quốc
cũng đưa ra mục tiêu nâng cao tỷ lệ tái chế rác thải công nghiệp đến năm 2010 là
80%. Theo mục tiêu tái chế của Hàn Quốc, nước này đã đầu tư vào việc mở rộng
các thiết bị tái chế cơ bản, mở rộng tài trợ và khuyến khích cho công nghiệp tái chế
trong nước, nhằm nâng cao tỉ lệ tái chế lên 53% lượng rác thải phát sinh
Chính Phủ Đài Loan với chương trình tái chế toàn bộ rác và không chôn rác
vào năm 2010 với mục tiêu về tỷ lệ tái chế là 33% vào năm 2007, 67% vào năm
2008 và 100% vào năm 2010. Khái niệm không chôn rác ( Zero Landfill) có nghóa
Luận văn cao học
Nghiên cứu đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động tái chế
chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh

GVHD : PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn
HVTH : Nguyễn Thị Phương Anh


Trang 15

tất cả rác thải đô thị sẽ được tái chế hoặc tái sử dụng, và bao gồm sản xuất rác thải
hữu ơc làm phân compost, tái chế và tái sử dụng tất cả nhựa, giấy. kim loại, thủy
tinh.. .sử dụng tốt nhất năng lượng tạo ra từ đốt rác và rác phân hủy.
Các nước phát triển hiện nay đang thay đối lối sống là tiêu dùng các sản

phẩm có nguồn gốc tái chế và phát triển ngành kinh doanh tái chế. Đặc điểm của
hoạt động thu hồi và tái chế chất thải rắn ở nước này là tổ chức các dịch vụ công
cộng có trách nhiệm đẩy mạnh tái chế rác thải bằng ngân sách. Hình 3.1 sau đây
thể hiện tỷ lệ tái chế chất thải rắn ở Hồng Kông, Hàn Quốc, Thổ Nhó Kỳ và
Nhật Bản.

Luận văn cao học
Nghiên cứu đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động tái chế
chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh

GVHD : PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn
HVTH : Nguyễn Thị Phương Anh


% Tái chế

Trang 16

100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0


Giấy và
bảng
giấy

Hồng Kông

Hàn Quốc

Thổ Nhĩ Kỳ

Nhật Bản

Chất hữu cơ

Thuỷ tinh

Kim loại (vỏ
đồ hộp)

Chất dẻo

Hỡnh 3.1 : Tyỷ lệ tái chế của một số nước (năm 2004)
Chiến lược phát quản lý môi trường của các nước ( Mỹ, Anh, Thụy Điển, Hà
Lan, Nhật, Đài Loan, Singapore, Thái Lan… ) đều hướng về mục tiêu 3R (Reduce,
Reuse, Recycle) là giảm thải, tái sử dụng và tái chế, trong đó mục tiêu hàng đầu là
giảm lượng chất thải. Đồng thời với việc xử lý chất thải rắn cũng được thực hiện

Luận văn cao học
Nghiên cứu đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động tái chế
chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh


GVHD : PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn
HVTH : Nguyễn Thị Phương Anh


Trang 17

theo hướng giảm thiểu lượng rác chôn lấp do quỹ đất ngày càng thu hẹp, thay dần
bằng công nghệ đối đối với các chất thải rắn không thể tái chế được. Để đạt được
mục tiêu 3R, các nước đã ban hành một hệ thống các chính sách đồng bộ, các quy
định cụ thể, chi tiết để thực thi, bao gồm cả việc phân công trách nhiệm trong từng
công đoạn quản lý và xử lý chất thải rắn. Các công cụ kinh tế trong quản lý rác
thải như thuế, phí tái chế được vận dụng khác nhau ở mỗi nước nhằm huy động và
sử dụng hiệu quả hợp lý nguồn lực của chính những người sử dụng tài nguyên và
người gây ô nhiễm để cải thiện môi trường hoặc giảm những hậu quả bất lợi cho
môi trường. Bên cạnh việc giảm thiểu lượng chất thải rắn, ngành tái chế chất thải
hiện đang được khuyến khích phát triển như một trong những giải pháp sử dụng tiết
kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong chiến lược bảo vệ môi trường và
phát triển bền vững. Chính Phủ các nước đã đưa ra các chính sách tài chính như
giảm thuế lợi tức khi đầu tư công nghệ tái chế ( Đan Mạc, Mỹ..), thành lập Quỹ tái
chế chất thải ( Đài Loan, Nhật…) để phát triển hoạt động tái chế chất thải. Đồng
thời, các chương trình tái chế chất thải đã huy động sự tham gia của tư nhân, cộng
đồng dân cư cùng với chính quyền trong hoạt động tái chế và sử dụng sản phẩm tái
chế.
Như vậy, hoạt động tái chế chất thải rắn trên thế giới đã được quan tâm và thực
hiện từ lâu đời. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như các chính
sách quản lý phù hợp, hoạt động tái chế ngày càng tạo được nhiều sản phẩm có giá
trị và chất lượng cao, giúp giảm bớt áp lực cho môi trường và bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên.


Luận văn cao học
Nghiên cứu đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động tái chế
chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh

GVHD : PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn
HVTH : Nguyễn Thị Phương Anh


Trang 18

2.2.3 Quản lý chất thải rắn tại một số nước phát triển (Hàn Quốc, Nhật Bản,
Singapore…. )
a. Quản lý chất thải rắn tại Hàn Quốc
Luật quản lý rác thải ở Hàn Quốc đưa ra các tiêu chuẩn xử lý, bảo quản, vận
chuyển và thu gom rác thải và trách nhiệm của các đối tượng xả thải nhằm xử lý
chất thải rắn hợp ly ùnhất. Đối với chất thải rắn sinh hoạt, chính quyền địa phương
có trách nhiệm xử lý hợp lý ; đốivới rác thải nơi kinh doanh, các cơ sở kinh doanh
sản xuất có trách nhiệm xử lý hợp lý…
Trong chiến lược quản lý chất thải rắn vào năm 2002, Chính phủ Hàn Quốc đã đưa
vào quy định hạn chế phát sinh chất thải rắn nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên
thiên nhiên và đẩy mạnh việc tái chế chất thải.
Những quy định chủ yếu trong luật tái chế và xử lý rác thải trong nước:
-

Quy định hạn chế sử dụng sản phẩm dùng một lần : quy định đối với các cơ sở
sản xuất kinh doanh hạn chế sử dụng các sản phẩm dùng một lần và không được
cung cấp sản phẩm dùng một lần miễn phí tại các cửa hàng siêu thị, quán ăn…

-


Quy định về trả phí rác thải : quy định về phí mà người sản xuất hoặc nhập khẩu
các nguyên liệu, thùng chứa… bao hàm các chất độc hại, khó tái chế .

-

Quy định trách nhiệm tái chế đối với người sản xuất : Đưa ra các danh mục bắt
buộc tái chế đối với một số sản phẩm, chất liệu bao bì… sinh ra nhiều rác thải
sau khi sử dụng. Quy định trách nhiệm đối với người sản xuất hay nhập khẩu
sản phẩm trong việc thu gom, tái chế các sản phẩm này. Hoặc những người này

Luận văn cao học
Nghiên cứu đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động tái chế
chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh

GVHD : PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn
HVTH : Nguyễn Thị Phương Anh


Trang 19

phải có trách nhiệm chi trả phí thu gom, tái chế, xử lý rác thải cho các cơ sở tái
chế.
Tình hình xử lý chất thải rắn hiện nay tại Hàn Quốc :
-

Đối với chất thải rắn công nghiệp : Các cơ sở sản xuất có trách nhiệm xử lý
toàn bộ ( chôn lấp, tiêu hủy, tái chế) hoặc ủy thác cho công ty chuyên xử lý ă1n
thực hiện.

-


Đối với chất thải rắn nông nghiệp : Chất thải rắn nông nghiệp được nông dân
thu gom rồi tập trung về từng khu vực thu gom tại làng, xã. Sau đó, Công ty môi
trường sẽ thu gom và xử lý toàn bộ.

-

Đối với chất thải rắn sinh hoạt :

 Chất thải rắn sinh hoạt thuộc các loại đem chôn lấp không thể tái chế được
đựng trong các túi nhựa thiết kế theo tiêu chuẩn. Các loại chất thải có thể tái
chế được phân loại vào các thùng thu gom. Chính quyền địa phương có trách
nhiệm thu gom và xử lý

 Đối với các loại chất thải rắn nằm trong danh mục bắt buộc tái chế thuộc
trách nhiệm của các cơ sở sản xuất kinh doanh hay nhập khẩu nguyên liệu
(hộp giấy, chai thủy tinh, hộp kim loại, các loại chai lọ tổng hợp, các loại pin,
dầu bồi trơn, vỏ xe…) sản phẩm đó, các cơ sở này sẽ có trách nhiệm xử lý,
tái chế toàn bộ

Luận văn cao học
Nghiên cứu đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động tái chế
chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh

GVHD : PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn
HVTH : Nguyễn Thị Phương Anh




×