Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG THU GOM CHẤT THẢI RẮN CỦA XÍ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG BẮC SÔNG HƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.08 KB, 24 trang )

z
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA MÔI TRƯỜNG
LỚP KHMT K32
----------
BÁO CÁO THỰC TẬP
Đề tài: “TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG THU GOM CHẤT THẢI RẮN
CỦA XÍ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG BẮC SÔNG HƯƠNG.”
Sinh viên: Nguyễn Văn Khánh
Huế 7/2011
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU.
1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay các hoạt động để phát triển kinh tế – xã hội của loài người là
nguyên nhân chủ yếu gây ra những vấn đề ô nhiễm môi trường. Các hoạt động này, một
mặt tạo ra nguồn của cải vật chất phục vụ cho đời sống của con người, mặt khác phát
sinh các phế thải làm thay đổi tính chất trong lành của môi trường, ảnh hưởng tới sự
phát triển của sinh vật nói chung và con người nói riêng.
Ở nước ta, trong những năm gần đây do quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá
đất nước và quá trình đô thị hoá đã làm cho lượng chất thải phát sinh ngày càng tăng và
đang là vấn đề cần được quan tâm và giải quyết. Một trong những nguồn gây ô nhiễm
chủ yếu là chất thải rắn sinh ra từ các hoạt động sản xuất, kinh tế và sinh hoạt hằng
ngày ( Chất thải rắn sinh hoạt).
Đô thị là nơi thải ra nhiều rác thải một cách tập trung cộng với mật độ dân cư cao,
sự ảnh hưởng do chất thải gây ra đối với con người và môi trường thể hiện rõ rệt hơn.
Chính vì vậy, các vấn đề về quản lý và thu gom chất thải, đặc biệt là chất thải rắn đã
được các quốc gia trên thế giới và nước ta đặc biệt quan tâm.
Thừa Thiên Huế là trung tâm văn hóa, du lịch, đặc sắc của Việt Nam với diện tích 83,3(
km
2
), dân số 333.044 (Người), mật độ dân số 3.997 (Người/Km
2


) [2005], thành phố
Huế có 27 đơn vị hành chính trực thuộc (Gồm có 27 phường) Thành phố Huế có vị trí
địa lý khá thuận lợi, nằm trên con đường di sản miền Trung (có 2 di sản văn hóa thế
giới: Nhã nhạc và cung đình Huế), có nền văn hóa phong phú , nhiều lễ hội và cảnh đẹp
nên năm đã thu hút được một lượng khách khá đông trong nước cũng như quốc tế.
Cùng với sự phát triển của thành phố về cơ sở hạ tầng và dòng người nhập cư đã làm
cho môi trường sống đang có dấu hiệu ô nhiễm. Trong đó, vấn đề quản lí và thu gom
rác thải đang là mối quan tâm của các nhà quản lí tại thành phố Huế. Để hiểu rõ hơn về
vấn đề quản lí và thu gom rác thải tại Thành phố Huế tôi đã chon đề tài: “ Tìm hiểu
hoạt động thu gom chất thải rắn của xí nghiệp môi trường Bắc sông Hương ”.
1.2 Nội dung tìm hiểu
- Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt
- Tìm hiểu hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt của xí nghiệp môi trường Bắc sông
Hương
- Tìm hiểu, khảo sát tại điểm tập kết rác cụ thể.
1.3 Phương pháp tiến hành
- Phương pháp điều tra thực địa
- Phương pháp thống kê
- phương pháp so sánh
- phương pháp phân tích số liệu
B¸o c¸o thùc tËp
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
2.1 Mục đích và ý nghĩa của đợt thực tập
- Củng cố và vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế.
- Tiếp cận, học hỏi kinh nghiệm, kĩ năng và phong cách làm việc của những người đi
trước.
2.2 Thời gian và địa điểm thực tập
- Thực tập trong vòng 1 tháng: Từ ngày 15/6/2011 đến ngày 15/7/2011.
- Địa điểm thực tập: Công ty TNHH Nhà nước môi trường và công trình đô thị Huế
- Địa chỉ: 46 - Trần Phú – TP. Huế

2.3 Tổng quan về cơ sở thực tập
Hình 2.1: Trụ sở
công ty
2.3.1 Sự hình thành và phát triển của công ty TNHH NN Môi trường
và công trình đô thị Huế.
Công ty TNHH Nhà nước Môi trường và Công trình Đô thị Huế được
chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước Công ty Môi trường và Công
trình Đô thị Huế theo Quyết định số 4041/QĐ-UBND ngày 29 tháng 11
năm 2005 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế; Tiền thân của Công ty là
Phòng Công trình Công cộng và Quản lý Nhà đất, được thành lập ngay
sau ngày miền nam giải phóng, năm 1985 được chuyển đổi thành Công
ty Quản lý Công trình Đô thị Huế và đến năm 1991 chuyển đổi thành
Trung tâm Quản lý Vệ sinh Môi trường Đô thị Huế.
- Tên viết tắt: HEPCO
[3] Sinh viªn: NguyÔn V¨n
Kh¸nh
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH Nhà nước một thành viên.
2.3.2 Cơ cấu tổ chức của công ty
Hình 2.2: Cơ
cấu tổ chức
của công ty
2.3.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
 Lĩnh vực công ích:
- Quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải, phân, bùn cống thoát nước.
- Quản lý, duy tu, bảo dưỡng hệ thống thoát nước, kênh, mương, hồ; hệ thống vỉa hè,
lề đường; hệ thống điện chiếu sáng và trang trí đường phố.
- Quản lý, duy tu, bảo dưỡng Nghĩa trang, làm các dịch vụ mai táng.
- Thực hiện công tác vệ sinh công cộng.
 Kinh doanh khác:
- Tư vấn thiết kế và nhận thầu thi công các công trình hạ tầng và dân dụng như: hệ

thống thoát nước, vỉa hè, lề đường, điện chiếu sáng và trang trí đường phố; các công
trình xây dựng, cấp nước, đèn tín hiệu giao thông, các công trình điện, công viên
cây xanh, thuỷ lợi, kênh mương, hồ và các tuyến đường giao thông.
- Hoạt động kinh doanh vật tư, nguyên liệu, thiết bị máy móc chuyên ngành phục vụ
công cộng, cơ giới thuỷ lợi.
- Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng và thực hiện các dịch vụ vệ sinh môi
trường khác.
 Quản lý dự án:
B¸o c¸o thùc tËp
- Thực hiện chức năng Chủ đầu tư và Quản lý Dự án đối với các công trình hạ tầng
do Tỉnh và Thành phố giao về Vệ sinh môi trường, Thoát nước, Điện chiếu sáng,
Nghĩa trang...

Về một số nội dung quản lý cụ thể:
- Công ty hiện đang thu gom, vận chuyển và xử lý gần 200 tấn rác các loại/ngày; Tổ chức
vệ sinh đường phố gần 400 km; Quản lý nạo vét khơi thông gần 200km mương cống,
9.500 hố ga và gần 600.000m
2
lề các loại.
- Quản lý vận hành bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh của Thành phố.
- Quản lý điện chiếu sáng hơn 250km với 8.500 bóng, tổng công suất hơn 1.250Kwh. Gần
7.000 cột các loại và 195 trạm được điều chỉnh tự động với nhiều chế độ đóng cắt; Quản
lý, vận hành hệ thống điện trang trí cầu, hệ thống đèn trang trí đường phố.
- Quản lý 3 nghĩa trang nhân dân với tổng diện tích 120ha.
Công ty đang là chủ đầu tư - quản lý nhiều dự án trọng điểm của Tỉnh và Thành phố là:
- Dự án Cải thiện môi trường Đô thị Lăng Cô nguồn vốn ADB.
- Dự án cải thiện môi trường nước Thành phố Huế nguồn vốn JBIC.
- Các dự án được tài trợ về vệ sinh môi trường của các tổ chức nước ngoài như AIMF,
Vùng Nord Pas de Calais (Cộng hòa Pháp)...
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT

3.1 Khái niệm
Chất thải rắn là toàn bộ các các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động
kinh tế xã hội của mình ( bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động duy trì sự tồn tại
của cộng đồng…) trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động
sản xuất và hoạt động sống. (Trần Hiếu Nhuệ và nkk, 2001).
Rác là thuật ngữ dùng để chỉ CTR có hình dạng tương đối cố định, bị vứt bỏ từ hoạt động
con người. Rác sinh hoạt hay CTR sinh hoạt là một bộ phận của CTR, được hiểu là CTR
phát sinh từ các hoạt động hằng ngày của con người.
Rác thải sinh hoạt là những chất thải có liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn
tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ,
thương mại. Rác thải sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch
ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động
vật, tre, gỗ, lông gà lông vịt, vải, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả v.v...
[5] Sinh viªn: NguyÔn V¨n
Kh¸nh
Chính quyền địa
phương
Rác thải
Nơi vui chơi,
giải trí
Bệnh viện, cơ sở
y tế
Khu công
nghiệp, nhà
máy, xí nghiệp
Nhà dân, khu
dân cư.
Chợ, bến xe, nhà
ga
Giao thông, xây

dựng
Cơ quan, trường
học
3.2 Nguồn gốc, thành phần và đặc điểm CTR sinh hoạt
3.2.1 Nguồn gốc
Khối lượng CTR sinh hoạt ngày càng tăng do tác động của sự gia tăng dân số, sự
phát triển kinh tế - xã hội, sự thay đổi tính chất tiêu dùng trong các đô thị và các vùng nông
thôn. Trong đó các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải bao gồm:
- Từ các khu dân cư (chất thải sinh hoạt).
- Từ các trung tâm thương mại, các công sở, trường học, công trình công cộng.
- Từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, các hoạt động xây dựng.
- Từ các làng nghề v.v…
Hình 3.1: Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải(Nguồn: Huỳnh Tuyết Hằng, TP Huế, 08/2005)
3.2.2 Thành phần cơ bản cuả chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần của CTR sinh hoạt rất khác nhau tùy thuộc từng địa phương, tính chất
tiêu dùng, các điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. Thông thường thành phần của CTR
sinh hoạt bao gồm các hợp phần sau: Chất thải thực phẩm, giấy, catton, vải vụn, sản phẩm
vườn, gỗ, thủy tinh, nhựa, bụi tro, cát đá, gạch vụn…
Bảng 3.2 Thành phần CTR sinh hoạt ở một số vùng năm 2000(tính theo % trọng lượng)
Thành phần Hà Nội Việt Trì Thái
Nguyên
Đà Nẵng Hạ Long
B¸o c¸o thùc tËp
Chất hữu cơ 53,00 55,0 55,0 45,47 49,20
Cao su, nhựa 9,15 4,52 3,0 13,10 3,23
Giấy, catton, giẻ vụn 1,48 7,52 3,0 6,36 4,6
Kim loại
3,40 0,22 3,0 2,30 0,4
Thủy tinh, gốm, sứ 2,70 0,63 0,7 1,85 3,7
Đất, đá,cát, gạch vụn 30,27 32,13 35,3 - 38,87

Độ trơ 15,9 13,17 17,15 10,9 11,0
Độ ẩm 47,7 45,0 44,23 49,0 46,0
Tỷ trọng (tấn/m
3
) 0,42 0,43 0,45 0,50 0,50
(Nguồn: Báo cáo kết quả khảo sát của CEETIA, 2001)
3.2.3 Đặc điểm cơ bản của CTR sinh hoạt
- Thành phần hữu cơ dễ phân hủy ( như thức ăn, hoa quả…) chiếm một tỉ lệ lớn.
- Chai lọ, bao bì ni lon… là những hợp chất plastic khó xử lí và ảnh hưởng rất lớn đến
môi trường, đặc biệt ni lon là dạng rác thải có thời gian phân hủy lâu và lượng phát sinh ra
môi trường khá lớn.
- Nguồn thải là nguồn phân tán nên gây khó khăn trong công tác phân loại, thu gom.
- Thường chiếm tỉ lệ lớn trong tổng khối lượng của CTR phát sinh (60 – 80%) ( các
nước phát triển như Nhật chẳng hạn, khối lượng CTR sinh hoạt ít hơn rác thải công
nghiệp)
3.4 Tác động của CTR sinh hoạt
3.4.1 Tác hại của CTR sinh hoạt đến môi trường
+ Môi trường đất
- Rác thải sinh hoạt nằm rải rác khắp nơi không được thu gom đều được lưu giữ lại
trong đất, một số loại chất thải khó phân hủy như túi nilon, vỏ lon, hydrocacbon… nằm lại
trong đất làm ảnh hưởng tới môi trường đất: thay đổi cơ cấu đât, đất trở nên khô cằn, các vi
sinh vật trong đất có thể bị chết.
- Nhiều loại chất thải như xỉ than, vôi vữa… đổ xuống đất làm cho đất bị đóng cứng,
khả năng thấm nước, hút nước kém, đất bị thoái hóa.
[7] Sinh viªn: NguyÔn V¨n
Kh¸nh
+ Môi trường nước
- Lượng rác thải rơi vãi nhiều, ứ đọng lâu ngày, khi gặp mưa rác rơi vãi sẽ theo dòng
nước chảy, các chất độc hòa tan trong nước, qua cống rãnh, ra ao hồ, sông ngòi, gây ô
nhiễm nguồn nước mặt tiếp nhận.

- Rác thải không thu gom hết ứ đọng trong các ao, hồ là nguyên nhân gây mất vệ sinh
và ô nhiễm các thủy vực. Khi các thủy vực bị ô nhiễm hoặc chứa nhiều rác thì có nguy cơ
ảnh hưởng đến các loài thủy sinh vật, do hàm lượng oxy hòa tan trong nước giảm, khả
năng nhận ánh sáng của các tầng nước cũng giảm, dẫn đến ảnh hưởng tới khả năng quang
hợp của thực vật thủy sinh và làm giảm sinh khối của các thủy vực.
- Ở các bãi chôn lấp rác chất ô nhiễm trong nước rác là tác nhân gây ô nhiễm nguồn
nước ngầm trong khu vực và các nguồn nước ao hồ, sông suối lân cận. Tại các bãi rác, nếu
không tạo được lớp phủ bảo đảm hạn chế tối đa nước mưa thấm qua thì cũng có thể gây ô
nhiễm nguồn nước mặt.
+ Môi trường không khí
- Tại các trạm/ bãi trung chuyển rác xen kẽ khu vực dân cư là nguồn gây ô nhiễm môi
trường không khí do mùi hôi từ rác, bụi cuốn lên khi xúc rác, bụi khói, tiếng ồn và các khí
thải độc hại từ các xe thu gom, vận chuyển rác.
- Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn vấn đề ảnh hưởng đến môi trường khí là mùi hôi
thối, mùi khí metan, các khí độc hại từ các chất thải nguy hại.
3.4.2 Tác hại của rác thải sinh hoạt đối với sức khỏe con người
- Tác hại của rác thải lên sức khỏe con người thông qua ảnh hưởng của chúng lên các
thành phần môi trường. Môi trường bị ô nhiễm tất yếu sẽ tác động đến sức khỏe con người
thông qua chuỗi thức ăn.
- Tại các bãi rác, nếu không áp dụng các kỹ thuật chôn lấp và xử lý thích hợp, cứ đổ
dồn rồi san ủi, chôn lấp thông thường, không có lớp lót, lớp phủ thì bãi rác trở thành nơi
phát sinh ruồi, muỗi, là mầm mống lan truyền dịch bệnh, chưa kể đến chất thải độc hại tại
các bãi rác co nguy cơ gây các bệnh hiểm nghèo đối với cơ thể người khi tiếp xúc, đe dọa
đến sức khỏe cộng đồng xung quanh.
- Rác thải còn tồn đọng ở các khu vực, ở các bãi rác không hợp vệ sinh là nguyên nhân
dẫn đến phát sinh các ổ dịch bệnh, là nguy cơ đe dọa đến sức khỏe con người. Theo nghiên
cứu của tổ chức y tế thế giới (WHO), tỷ lệ người mắc bệnh ung thư ở các khu vực gần bãi
chôn lấp rác thải chiếm tới 15,25 % dân số. Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh ngoại khoa, bệnh
viêm nhiễm ở phụ nữ do nguồn nước ô nhiễm chiếm tới 25 %.
25 kg

25 kg 25 kg
25 kg
100kg
50 kg
Lấy 400kg rác trộn đều và chia thành 4
phần, lấy 2 phần ở 2 góc đối diện nhau
trộn lại thành mẫu 200kg
Trộn và chia đều mẫu 200kg, lấy 2 góc
đối diện của mẫu này có được mẫu
100kg
Trộn đều mẫu 100kg và lấy ¼ mẫu để
xác định thành phần rác.
B¸o c¸o thùc tËp
3.4.3 Rác thải sinh hoạt làm giảm mỹ quan đô thị
- Rác thải sinh hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý, thu gom
không hết, vận chuyển rơi vãi dọc đường, tồn tại các bãi rác nhỏ lộ thiên… đều là những
hình ảnh gây mất vệ sinh môi trường và làm ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan đường phố, thôn
xóm.
- Một nguyên nhân nữa làm giảm mỹ quan đô thị là do ý thức của người dân chưa cao.
Tình trạng người dân đổ rác bừa bãi ra long lề đường và mương rãnh vẫn còn rất phổ biến,
đặc biệt là ở khu vực nông thôn nơi mà công tác quản lý và thu gom vẫn chưa được tiến
hành chặt chẽ.
3.5 Chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam
Theo số liệu điều tra năm 2007 của Tổng cục Môi trường (Cục Bảo vệ Môi trường
trước đây) chất thải rắn sinh hoạt trong cả nước phát sinh khoảng 17 triệu tấn, trong đó rác
thải sinh hoạt tại đô thị khoảng 6,5 triệu tấn (năm 2008 là 7,8 triệu tấn theo báo cáo của Bộ
Xây dựng).
Ngoại trừ một số ít địa phương như Hà Nội, Thừa Thiên - Huế, TP. Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng đang thí điểm phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn theo dự án 3R, còn lại hầu hết
rác thải sinh hoạt vẫn là một mớ tổng hợp các chất hữu cơ từ các gia đình cho tới nơi xử lý.

Điều đáng lo ngại là tới thời điểm này, việc xử lý chất thải rắn vẫn chưa đi theo
hướng tái chế như mong muốn. Khoảng 70% chất thải sinh hoạt đô thị được thu gom và
khoảng 80% số chất thải này vẫn được xử lý theo cách chôn lấp. Còn rác thải nông thôn thì
hầu như được đổ bừa bãi ra ven làng, ao hồ, bãi sông, bãi tạm hoặc tự đốt.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THỰC TẬP
4.1. Phân loại rác và xác định các thông số liên quan đến chất thải rắn sinh hoạt cho
Thành phố Huế.
4.1.1 Lấy mẫu
Xác định thành phần rác thải sinh hoạt được tiến hành dựa trên ba mẫu được phân
tích, khởi đầu với khối lượng 400 kg để lấy 25 kg.
[9] Sinh viªn: NguyÔn V¨n
Kh¸nh

×