TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Đề tài:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG MỨC LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ DETECH
Giáo viên hướng dẫn : TS. ĐÀM QUANG VINH
Sinh viên thực hiện : TRẦN ANH TUẤN
Lớp : QTKDQT
Khóa : K 45
Hệ : CHÍNH QUY
Hà Nội 04 - 2007
Chuyên đề thực tập ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Trần Anh Tuấn.
Sinh viªn lớp: Quản trị Kinh doanh Quốc tế 45
Khoa: Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển
công nghệ Detech, tôi đã nghiên cứu một số tài liệu của công ty, và để
hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình tôi có tham khảo một số tài liệu
khác cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS Đàm Quang Vinh.
Nghiên cứu khoa học là một vấn đề có tính chất kế thừa, tìm tòi, và
nghiên cứu, tuy nhiên kết quả nghiên cứu trên là thành quả của chính tôi
và không sao chép cũng như liên quan đến một đề tài nào khác tương tự.
Có gì không đúng với những điều đã nói trên tôi xin hoàn toàn chiụ trách
nhiệm .
Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2007
Sinh viên
Trần Anh Tuấn.
2
SV: Trần Anh Tuấn Lớp: QTKD Quốc tế K45
2
Chuyên đề thực tập ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
LỜI NÓI ĐẦU
Doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế quốc dân, doanh nghiệp có
vững thì nền kinh tế của một đất nước mới mạnh. Để tồn tại và phát triển bền
vững, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải không ngừng phấn đấu vươn lên tự
khẳng định mình và tìm cho mình một chỗ đứng chắc chắn trong nền kinh tế.
Điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải hoạt động có hiệu quả thông
qua việc tối thiểu hoá các chi phí bỏ ra và tối đa hoá lợi nhuận thu về, nhất là
trong điều kiện cơ chế thị trường như hiện nay. Do đó vấn đề nâng cao lợi
nhuận càng trở nên bức bách đòi hỏi các nhà quản trị tài chính tại mỗi một
doanh nghiệp phải hơn bao giờ hết đưa ra những phương án, chiến lược kinh
doanh tối ưu nhất phù hợp với tình hình thực tế của thị trường. Bởi như ta đã
biết, lợi nhuận là sự phản ánh rõ nét và sinh động nhất hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, là động lực thúc đẩy sản xuất phát
triển. và tăng trưởng kinh tế.
Trước thách thức đó, ngành sản xuất và kinh doanh xe đạp, xe máy cũng
có những thuận lợi và khó khăn nhất định đòi hỏi mỗi doanh nghiệp trong
ngành phải nỗ lực phát triển theo nhịp độ phát triển của đất nước.
Nhận thức được tầm quan trọng trên của lợi nhuận, sau một quá trình
học tập tại đại học kinh tế quốc dân và thực tập tại công ty cổ phần hỗ trợ và
phát triển công nghệ Detech, được sự huớng dẫn tận tình của thầy giáo Đàm
Quang Vinh, các cô chú trong công ty, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số
giải pháp tăng mức lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu tại công ty cổ
phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech” làm bài luận văn tốt nghiệp để
tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn.
3
SV: Trần Anh Tuấn Lớp: QTKD Quốc tế K45
3
Chuyên đề thực tập ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Nội dung bài luận văn gồm những phần chính sau:
Chương 1: Những luận điểm chung về nhập khẩu,Lợi nhuận và khả
năng tăng lợi nhuận của hoạt động nhập khẩu.
Chương 2: Thực trạng tình hình thực hiện lợi nhuận tại công ty cổ
phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện và phát triển nhập khẩu tạo tăng
lợi nhuận tại công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech.
4
SV: Trần Anh Tuấn Lớp: QTKD Quốc tế K45
4
Chuyên đề thực tập ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CHƯƠNG 1
NHỮNG LUẬN ĐIỂM CHUNG VỀ NHẬP KHẨU,LỢI NHUẬN
VÀ KHẢ NĂNG TĂNG LỢI NHUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP
KHẨU
1.1. Một số vấn đề cơ bản về nhập khẩu,lợi nhuận của doanh nghiệp
1.1.1.một số luận điểm cơ bản về nhập khẩu.
1.1.1.1)Khái niệm về hoạt động nhập khẩu
Trước khi hiểu về hoạt động nhập khẩu tìm hiểu sơ qua về thương mại
quốc tế là việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các chủ thể có quốc tịch khác nhau
(trong đó đối tượng trao đổi thường vượt qua ngoài phạm vi địa lý của một quốc
gia), thông qua hoạt động mua bán lấy tiền làm môi giới. Đây là một trong những
hình thức chủ yếu của hoạt động kinh doanh quốc tế.
Trong những năm vừa qua, thương mại đóng vai trò ngày càng tăng đối với
phần lớn các nền kinh tế thế giới. Một chỉ số để đánh giá tầm quan trọng của thương
mại đối với một quốc gia là xem xét tương quan giữa quy mô thương mại của một
nước với tổng sản lượng của nước đó. Trên thế giới, nhiều nước có chỉ số này lớn
hơn 100% (chẳng hạn như Singapore), tức là giá trị thương mại của nước đó đã vượt
qua giá trị hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra.
Kinh doanh xuất nhập khẩu là một bộ phận quan trọng trong quá trình
lưu thông hàng hoá, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dung trên phạm vi toan
thế giới, trong đó nghiệp vụ nhập khẩu la một nghiệp vụ hết sức quan trọng.
Hoạt động nhập khẩu là hoạt động kinh doanh ngoại thương, mà hàng hoá và
dịch vụ được quốc gia này mua của quốc gia khác.
Hoạt động này tạo ra xu hướng hợp tác hoá toàn cầu, các nước có điều kiện
liên kết, hợp tác kinh tế, đồng thời phát huy được thế mạnh và tận dụng được lợi
thế của nước khác phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế của nước mình.quá
trình nhập khẩu hàng hoá là quá trình mua hàng hoá từ nước ngoài theo các hợp
5
SV: Trần Anh Tuấn Lớp: QTKD Quốc tế K45
5
Chuyên đề thực tập ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
đồng kinh tế đã ký kết, sau đó tổ chức tiêu thụ hàng hoá ở thị trường trong nước.
Như vậy, được coi là hoàn thành nghiệp vụ kinh doanh nhập khẩu phải trải qua
hai giai đoạn: Mua hàng nhập khẩu và tiêu thụ hàng nhập khẩu.
1.1.1.2) Đặc điểm của hoạt động kinh doanh nhập khẩu:
- Hoạt động kinh doanh nhập khẩu có vòng luân chuyển bao giờ cũng
chậm hơn so với hoạt động kinh doanh trong nước do phải thực hiện 2 giai
đoạn Mua và Bán.
Đối với hoạt động nhập khẩu là mua của nước ngoài và bán cho thị
trường trong nước.
Do đó để xác định hoạt động kinh doanh nhập khẩu, người ta chỉ xác
định khi hàng hoá đã luân chuyển được một vòng, hay khi thực hiện xong một
thương vụ ngoại thương.
- Việc kinh doanh nhập khẩu với nước ngoài đều phải thông qua các hợp
đồng kinh tế, các hiệp định, nghị định thư và phải được nhà nước (Bộ thương
mại) cấp hạn ngạch (quota)
- Mô hình kinh doanh nhập khẩu bao gồm nhiều loại khác nhau và kinh
doanh nhiều loại hàng hoá - vật tư khác nhau như: xăng dầu, thiết bị, rau quả
tươi, hàng mây tre đan, thủ công mỹ nghệ...
- Thời điểm nhập khẩu hàng hoá và thời điểm thanh toán thường có khoảng
cách dài.
- Phương thức thanh toán chủ yếu sử dụng phương thức thanh toán bằng thư
tín dụng.
- Hai bên Mua, Bán có quốc tịch khác nhau, pháp luật khác nhau, tập quán
kinh doanh khác nhau. Do vậy phải tuân thủ luật kinh doanh, tập quán kinh
doanh của 2 nước và luật thương mại quốc tế.
- Điểm nổi bật của hàng nhập khẩu là hàng hoá bao giờ cũng được đóng gói
nguyên đai nguyên kiện, bên ngoài có ghi các ký hiệu mã để thuạn tiện cho
6
SV: Trần Anh Tuấn Lớp: QTKD Quốc tế K45
6
Chuyên đề thực tập ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
việc giao nhận, vận chuyển, trừ một số hàng rời không đóng gói được sẽ có
quy định riêng. Mặt khác, hàng nhập khẩu luôn được giao nhận theo từng lô
và dứt điểm theo từng chuyến hàng, do đó việc theo dõi và quản lý hàng nhập
khẩu có nhiều thuận lợi. ở Việt Nam, xuất nhập khẩu nói chung và nhập khẩu
nói riêng từ lâu đã được coi là một hoạt động không thể thiếu trong nội dung
của các hoạt động kinh tế đối ngoại, là một phương tiện quan trọng để phát
triển nền kinh tế đất nước. Hoạt động xuất nhập khẩu góp phần vào mục tiêu
đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu không có nguồn bổ sung kỹ
thuật tiên tiến thành một nước sản xuất nông nghiệp hiện đại, năng suất lao
động cao, quy mô sản xuất lớn. Tuy nhiên, nhập khẩu hàng hoá không phải là
con đường chính để phát triển một nền kinh tế thị trường, trái lại muốn thực
hiện thành công công cuộc CNH – HĐH đất nước, nước ta cần phải thực hiện
chính sách thay thế hàng nhập khẩu trong chiến lược phát triển lâu dài của
mình. Nhưng chúng ta không thể phủ nhận vai trò của nhập khẩu trong việc
phát triển kinh tế của các nước đang phát triển như nước ta hiện nay.
1.1.2. Các phương thức và hình thức kinh doanh nhập khẩu.
1.1.2.1. Phương thức nhập khẩu.
Hiện nay doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có thể tiến hành
theo phương thức sau:
- Nhập khẩu theo Nghị định thư: Là phương thức kinh doanh mà ở đó các
doanh nghiệp chỉ được phép mua các mặt hàng có tên trên các điều khoản ghi
trên Nghị định thư. Chính phủ ta và chính phủ nước ngoài ký kết những nghị
định thư và Hiệp định thư về trao đổi hàng hoá giữa hai nước và giao cho một
số đơn vị có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp thực hiện. Trong
điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, số lượng các đơn vị kinh doanh theo
phương thức này ít, chỉ trừ những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực đặc biệt.
- Nhập khẩu ngoài nghị định thư (Nhập khẩu tự cân đối): Là phương thức hoạt
7
SV: Trần Anh Tuấn Lớp: QTKD Quốc tế K45
7
Chuyên đề thực tập ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
động trong đó các doanh nghiệp phải tự cân đối về tài chính và thực hiện đầy
đủ các nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. Theo phương thức này, doanh
nghiệp hoàn toàn chủ động tổ chức hoạt động nhập khẩu của mình từ khâu
đầu tiên đến khâu cuối cùng như: Tìm kiếm mặt hàng, tổ chức giao dịch, ký
kết và thực hiện hợp đồng trên cơ sở tuân thủ các chính sách kinh tế, pháp
luật của Nhà nước. Hiện nay, phương pháp này được áp dụng ở hầu hết các
doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu do tính phù hợp của nó trong nền
kinh tế thị trường.
1.1.2.2. Hình thức nhập khẩu.
Hiện nay, hoạt động nhập khẩu được tiến hành theo các hình thức sau:
Nhập khẩu trực tiếp: Theo hình thức này, các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu thuộc các tỉnh, thành phố có điều kiện thuận lợi về mặt địa lý, khả năng
tài chính, có nhiều kinh nghiệm trong buôn bán quốc tế được Nhà nước và Bộ
Thương mại cấp giấy phép cho phép trực tiếp giao dịch, ký kết trực tiếp hợp
đồng mua và bán với nước ngoài thanh toán bằng ngoại tệ (chủ yếu là ngoại tệ
mạnh) trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam.
Nhập khẩu uỷ thác: Là hình thức mà các doanh nghiệp địa phương có
ngoại tệ nhưng không có điều kiện và chưa được Nhà nước cho phép nhập
khẩu trực tiếp mà phải nhờ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trung ương hoặc
địa phương khác nhập khẩu hộ mình. Với hình thức này, doanh nghiệp nhận
uỷ thác nhập khẩu là đơn vị được hưởng hoa hồng theo sự thoả thuận giữa hai
bên.
Nhập khẩu hỗn hợp: Hình thức này là sự kết hợp của hai hình thức trên,
có nghĩa là doanh nghiệp vừa được Nhà nước nhập khẩu trực tiếp vừa nhờ các
doanh nghiệp khác nhập khẩu hộ.
Cả ba hình thức trên chủ yếu được thực hiện theo hợp đồng kinh tế,
ngoài ra còn có thể thực hiện theo Hiệp định.
8
SV: Trần Anh Tuấn Lớp: QTKD Quốc tế K45
8
Chuyên đề thực tập ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
1.1.3.Lợi nhuận của doanh nghiệp
1.1.3.1 Bản chất lợi nhuận
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên gọi riêng, có tài sản, có trụ sở giao
dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm thực
hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh (Theo điều 3 của luật doanh nghiệp được
Quốc hội Việt Nam thông qua ngày12/06/1999 và có hiệu lực từ ngày
01/01/2000). Doanh nghiệp là nơi trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng
nhu cầu xã hội với mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
Có thể nói lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng quát nhằm đánh giá hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.
Từ xưa đến nay, các nhà kinh tế học đặc biệt quan tâm tới kết quả cuối cùng
của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận. Từ đó đã cho ra đời rất nhiều quan
điểm khác nhau về lợi nhuận:
- Các nhà kinh tế học trước Mark cho rằng: " Cái phần trội lên nằm trong
giá bán so với chi phí sản xuất gọi là lợi nhuận "
- Karl Mark khi lý luận về giá trị thặng dư của Chủ nghĩa tư bản đã cho
rằng: " Giá trị thặng dư hay phần trội lên nằm trong toàn bộ giá trị của hàng
hoá, trong đó lao động thặng dư hay lao động không được trả công của công
nhân đã được vật hoá thì tôi gọi là lợi nhuận "
- Các nhà kinh tế học hiện đại, mà đại diện là David-Beggs, Samuelson lại cho
rằng: " Lợi nhuận là khoản thu nhập dôi ra , bằng tổng số thu về trừ đi tổng số chi ra ".
Các khái niệm trên tuy ra đời vào các hoàn cảnh khác nhau song tựu
chung lại các nhà kinh tế học đều khẳng định rằng lợi nhuận chính là số thu
dôi ra so với chi phí đã bỏ ra. Đó chính là bản chất của lợi nhuận.
Hiện nay, từ góc độ của doanh nghiệp có thể thấy rằng lợi nhuận của
doanh nghiệp là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp
bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp.
9
SV: Trần Anh Tuấn Lớp: QTKD Quốc tế K45
9
Chuyên đề thực tập ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
1.1.3.2. Nội dung lợi nhuận của doanh nghiệp
Lợi nhuận của doanh nghiệp được chia thành 3 loại chính
- Lợi nhuận hoạt động kinh doanh: Là khoản chênh lệch giữa doanh thu
của hoạt động kinh doanh với chi phí của hoạt động kinh doanh bao gồm giá
thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ và thuế phải nộp theo
quy định ( trừ thuế thu nhập doanh nghiệp )
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Là khoản chênh lệch giữa doanh thu
và chi phí của hoạt động tài chính.
- Lợi nhuận từ hoạt động bất thường: Là khoản chênh lệch giữa doanh
thu và chi phí của hoạt động bất thường.
Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh
nghiệp vì trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, doanh nghiệp có tồn
tại và phát triển được hay không thì điều quyết định là doanh nghiệp có tạo ra được lợi
nhuận hay không? Vì thế lợi nhuận được coi là đòn bẩy kinh tế quan trọng đồng thời còn là
một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Lợi nhuận tác động đến tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp
đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, việc thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận là điều kiện quan
trọng đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp được vững chắc.
Đối với doanh nghiệp, thông thường lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh chiếm một
tỷ trọng chủ yếu trong tổng lợi nhuận, do dó đây cũng chính là trọng tâm của công tác quản
lý lợi nhuận ở doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp cũng cần phải khai thác tối đa các
khoản lợi nhuận tư hoạt động tài chính và hoạt động bất thường nhằm làm tăng tổng lợi
nhuận của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn .
1.1.3.3. Phương pháp xác định lợi nhuận của doanh nghiệp
Thông thường lợi nhuận cuả doanh nghiệp được xác định như sau :
= + +
Thứ nhất: Lợi nhuận hoạt động kinh doanh được xác định là khoản
chênh lệch giữa doanh thu hoạt động kinh doanh và chi phí hoạt động kinh
doanh.
10
SV: Trần Anh Tuấn Lớp: QTKD Quốc tế K45
10
Chuyên đề thực tập ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
= - - -
Thứ hai : Lợi nhuận hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập
hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính.
= - -
Thứ ba: Lợi nhuận từ hoạt động bất thường là khoản lợi nhuận không dự
tính hoặc những khoản thu mang tính chất không thường xuyên. Những
khoản lợi nhuận bất thường có thể do chủ quan hoặc khách quan mang lại.
= - -
Sau khi đã xác định được lợi nhuận từ các hoạt động của doanh nghiệp,
doanh nghiệp phải xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ.
Phần còn lại của lợi nhuận sau khi trừ số thuế thu nhập doanh nghiệp chính là
lãi thực của doanh nghiệp hay còn gọi là lợi nhuận sau thuế (lợi nhuận ròng)
= -
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu.
1.1.4.1 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp .
Như chúng ta đã biết, lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm ba bộ phận chủ yếu
là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận
bất thường . Trong đó lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chiếm chủ yếu, và là trọng
tâm quản lý của doanh nghiệp. Bởi lẽ đó, để phấn đấu tăng lợi nhuận, ta cần nghiên
cứu các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu
vào hai nhân tố là doanh thu tiêu thụ sản phẩm và giá thành toàn bộ của sản
phẩm hàng hoá tiêu thụ . Đây cũng chính là các nhân tố cần phải xem xét để
từ đó đề ra các biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.
1.1.4.2. Nhóm nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu tiêu thụ sản phẩm .
Ta có thể nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu bán hàng để
từ đó xem xét sự ảnh hưởng của nó tới lợi nhuận của doanh nghiệp.
11
SV: Trần Anh Tuấn Lớp: QTKD Quốc tế K45
11
Chuyên đề thực tập ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
1.1.4.2.1 Nhân tố giá bán sản phẩm hàng hoá dịch vụ
Giá cả là một cán cân để đo lường lợi ích kinh tế giữa người bán và
người mua. Trong trường hợp các nhân tố khác không thay đổi, thì việc thay
đổi giá bán cũng ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu. Việc thay đổi giá bán dù
lên hay xuống đều do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định. Để đảm
bảo được doanh thu , doanh nghiệp phải có những quyết định về giá cả. Giá
cả phải bù đắp chi phí đã tiêu hao và tạo nên lợi nhuận thoả đáng để thực hiện
tái sản xuất mở rộng. Do đó việc định ra một giá bán hợp lý là vấn đề luôn đặt
ra với các doanh nghiệp khi bước chân vào lĩnh vực kinh doanh.
1.1.4.2.2 Nhân tố số lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong kỳ :
Số lượng sản phẩm tiêu thụ càng lớn thì doanh thu tiêu thụ càng cao, thi
đó nếu các nhân tố khác không thay đổi thì lợi nhuận trong kỳ sẽ tăng lên và
ngược lại. Việc tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ lại tuỳ thuộc vào kết quả
công tác sản xuất trên cả các mặt khối lượng, chất lượng, chủng loại mặt hàng
và thời hạn. Do đó doanh nghiệp cần phải chuẩn bị tốt các yếu tố đầu vào của
quá trình sản xuất như nguyên vật liệu, nhân công, máy móc…Ngoài ra doanh
nghiệp còn phải có cách thức tổ chức bán hàng hợp lý, có các phương tiện vật
chất đảm bảo cho công tác bán hàng như hệ thống kho bãi, cửa hàng… đồng
thời có các chiến lược marketing sao cho phù hợp.
1.1.4.2.3 Nhân tố kết cấu mặt hàng tiêu thụ
Trong điều kiện hiện nay, sản xuất cái gì là do thị trường quyết định. Kết
cấu sản phẩm đưa ra tiêu thụ cũng ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu tiêu thụ, từ
đó ảnh hưởng tới lợi nhuận tiêu thụ. Để nâng cao hiệu quả, các doanh nghiệp
thường có xu hướng đa dạng hoá sản phẩm sản xuất. Họ đưa ra thị trường
nhiều loại sản phẩm có mẫu mã, kiểu dáng, kích cỡ khác nhau, thậm chí còn
tung ra những sản phẩm có chất lượng khác nhau từ loại bình thường tới tốt
tuỳ vào túi tiền của khách hàng.
12
SV: Trần Anh Tuấn Lớp: QTKD Quốc tế K45
12
Chuyên đề thực tập ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
1.1.4.2.4. Nhân tố chất lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ tiêu thụ
Trong nền kinh tế thị trường, sản phẩm hàng hoá được cung cấp ngày
càng nhiều, nó tạo ra nhiều khả năng lựa chọn cho khách hàng. Điều này cũng
khiến doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt để tiêu thụ được
sản phẩm, góp phần tăng doanh thu tiêu thụ và lợi nhuận. Trong cuộc cạnh
tranh đó, để chiến thắng đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản
phẩm. Bởi lẽ chất lượng luôn là công cụ sắc bén giúp sản phẩm của doanh
nghiệp chiếm lĩnh thị trường
1.1.5. Nhóm nhân tố biến động giá quốc tế.
1.1.5.1. Tỷ giá hối đoái.
Trong điều kiện nề kinh tế mở hiện nay,các quan hệ về kinh tế ,chính trị
cho nên phát sinh những quan hệ thanh toán quốc tế.Phương tiện thanh toán
dùng trong giao dịch quốc tế ghi theo đơn vị tiền tệ của một nước hay ngoại
hối đối với nước khác.
Đồng tiền của một nước là công cụ chi trả bắt buộc và chỉ có giá lưu
thông trên lãnh thổ nước đó.Vì thế, để có thể mua bán hàng hoá, dịch vụ, chi
trả nợ nần cho nhau …đòi hỏi phải đổi tên nước này ra tiền nước khác, từ đó
phát sinh ra vấn đề tỷ giá hối đoái.Doanh nghiệp cần quan tâm đến tỷ giá vì
lợi nhuận là mục đích cuối cùng của kinh doanh .
Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một quốc tính bằng
tiền tệ của một nước khác, hay là quan hệ so sánh về mặt giá cả giữthuế quan
hai đồng tiền của các quốc gia khác nhau.
Để nhận biết được sự tác động của tỷ gía hối đoái đối với các hoạt động
của nền kinh tế, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu, người ta thường phân
loại tỷ giá hối đoái theo các tiêu thức chủ yếu sau đây :
+ Căn cứ vào phuơng tiện tiện chuyển ngoại hối, tỷ giá được phân
thành hai loại :
13
SV: Trần Anh Tuấn Lớp: QTKD Quốc tế K45
13
Chuyên đề thực tập ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
- Tỷ giá điện hối: là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện.Đây là tỷ gía cơ sở để
xác định các loại tỷ giá khác.
- Tỷ giá thư hối :là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư.
+ Căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế :
-Tỷ giá séc :là tỷ giá mau bán các loại séc ngoại tệ.
- Tỷ giá hối phiếu trả tiền ngay: là tỷ giá mua bán các loại hối phiếu
có kỳ hạn bằng ngoại tệ.
-Tỷ giá hối phiếu có kỳ hạn: là tỷ giá mua bán các loại hối phiếu trả
tiền ngay bằng ngoại tệ.
- Tỷ giá chuyển khoản: là tỷ giá mua bán ngoại hối bằng cách
chuyển khoản qua ngân hàng.
- Tỷ giá tiền mặt: là tỷ giá mua bán ngoại hối được thanh toán bằng
tiền mặt.
+ Căn cứ vào thời điểm mua bán vào ngoại hối, tỷ giá được chia ra 4
loại:
- Tỷ giá mở cửa: là tỷ giá mua bán ngoại hối của chuyến giao dịch ngoại hối
đầu tiên trong ngày.
- Tỷ giá đóng cửa: là tỷ giá mua bán ngoại hối của một chuyến giao dịch cuối
cùng trong ngày.
- Tỷ giá giao nhận ngay: Là tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc giao nhận ngoại
hối sẽ được thực hiện chậm nhất sau hai ngày làm việc.
- Tỷ giá giao nhận có kỳ hạn :là tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc giao nhận sẽ
được thực hiện theo thời gian nhất định ghi trong hợp đồng.
+ Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của ngân hàng, tỷ giá
được chia làm hai loại :
- Tỷ giá mua : là tỷ giá của ngân hàng mua ngoại hối vào.
- Tỷ giá bán :là tỷ giá của ngân hàng bán ngoại hối ra.
14
SV: Trần Anh Tuấn Lớp: QTKD Quốc tế K45
14
Chuyên đề thực tập ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
+ Căn cứ vào chế độ quản lý ngoại hối: Tỷ giá hối đoái được chia ra 4
loại:
- Tỷ giá chính thức : là tỷ giá do nhà nước công bố được hình thành trên cơ sở
ngang giá vàng.
- Tỷ giá hối đoái thả nổi tự do :là Tỷ giá được hình thành tự phát trên thị trường
do quan hệ cung cầu ngoại hối quy định, không có sự can thiệp của chính phủ.
- Tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý: là Tỷ giá được hình thành tự phát trên thị
trường do quan hệ cung cầu ngoại hối quy định, không có sự can thiệp của
chính phủ.
- Tỷ giá cố định: là Tỷ giá chỉ được phép biến động trong phạm vi nhất định.
1.1.5.2. Hàng rào mậu dich.
1.1.5.2.1.Thuế quan và tác động của nó tới nhập khẩu.
Thuế quan là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá xuất khẩu hay
nhập khẩu của mỗi quốc gia.
Thuế quan nhập khẩu là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng nhập
khẩu, thêo đó người mua trong nước pahỉ trả cho những hàng hoá nhập khẩu
một khoản lớn hơn mức mà người xuất khẩu ngoại quốc nhận được. Chính
nội dung kinh tế thực tế này sẽ gây nên tác động của thuế nhập khẩu đối với
hoạt động trao đổi thương mại quốc tế.
Công ty phải có cách nhìn nhận, đánh giá một cách cụ thể về mức thuế
đánh vào những mặt hàng nhập khẩu của công ty để từ đó tìm ra những giải
pháp tối đa hoá lợi nhuận của công ty từ hoạt động nhập khẩu nói riêng và
hoạt đọng kinh doanh nói chung.
Thuế quan có thể tính với nhiều hình thức khác nhau. Thuế quan nhập
khẩu có thể tính như sau:
Thuế quan tính theo một đơn vị vật chất của hàng háo nhập khẩu. đây là
hình thức thuế đơn giản nhất, dễ tính toán vì nó không phụ thuộc vào giá cả
15
SV: Trần Anh Tuấn Lớp: QTKD Quốc tế K45
15
Chuyên đề thực tập ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
của hàng hoá thường có biến động:
P1=Po + Ts.
Trong đó : Po là giá nhập khẩu.
Ts là thuế tính theo đơn vị hàng hoá.
P1 là giá cả hàng hoá sau khi nhập khẩu.
Thuế quan tính theo giá trị hàng hoá là mức thuế tính theo tỷ lệ phần
trăm(%) của mức giá hàng hoá trả cho nhà xuất khẩu ngoại quốc:
P1= Po(1+ t)
Trong đó : P1: là giá cả hàng hoá sau khi nhập khẩu.
Po :là giá nhập khẩu.
t :là tỷ lệ phần trăm đánh vào giá hàng.
Như vậy thuế quan nhập khẩu tạo điều kiện cho các nhà sản xuất trong
nước mở rộng sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thêm nguồn thu cho
ngân sách, tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong
nước.Chính vì vậy thuế quan nhập khẩu được áp dụng phổ biến ở mọi nước
tuy rằng mức thuế là khác nhau.Tuy nhiên kết quả kinh tế của thuế nhập khẩu
là nó làm cho giá trị hàng hoá trong nước cao vượt hơn mức gái nhập khẩu và
chính người tiêu dùng trong nước phải trang trải cho gánh nặng thuế quan
này.Điều đó đưa đến tình trạng giảm mức cầu của người tiêu dùng đối với
hàng nhập khẩu và làm cho hạn chế mức nhập khẩu.Đây là một khía cạnh
trong mục tiêu của chính sách thương mại nhưng đôi khi việc thực hiện mục
triêu này lại đi quá mức cần thiết.Đưa đến quá trình trao đổi thương mại quốc
tế, và ảnh hương tới các doanh nghiệp.Bởi vậy việc quy định thuế nhập khẩu
luôn luôn là một đề tài được quan tâm và doanh nghiệp cần nắm bắt và thích
ứng kịp thời với sự thay đổi của nhà nước.
Thuế quan nhập khẩu có vai trò rất quan trọng và đến nay nó vẫn được
sử dụng rrộng rãi nhất trong chính sách thương mại.Bởi vậy sự phân tích các
16
SV: Trần Anh Tuấn Lớp: QTKD Quốc tế K45
16
Chuyên đề thực tập ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
tác động của thuế quan nhập khẩu đến hoạt động đến thương mại quốc tế và
hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động kinh tế nói riêng của các doanh
nghiệp.
Đối với một nghành và một nước nhỏ khi đánh thuế nhập khẩu sẽ không
làm ảnh hưởng đến giá cả thế giới. Sự phân tích cân bằng cục bộ của thuế
quan chỉ ra rằng:
Thông thường thuế quan nhập khẩu dẫn đến giá nội địa của hàng nhập
khẩu cao lên, làm cho mức tiêu dùng nội địa giảm đi, sản xuất trong nước có
điều kiện tăng lên do khối lượng hàng nhập khẩu bị giảm bớt.Chính phủ là
người nhận được khoản thu về thuế.Có sự phân phhói lại thu nhập từ người
tiêu dùng nội địa ( vì phải mua hàng với mức giá cao hơn) sang người sản
xuất trong nước( vì nhận được mức giá cao hơn), đồng thời cũng có sự phân
phối lại từ các nhân tố dư thừa của một quốc gia sang các nhân tố khan hiếm
của quốc gia đó.
Thuế quan nhập khẩu dẫn đến sự kém hiệu quả vì gây ra những tổn thất
hay còn gọi là chi phí bảo hộ.Hiện nay điều này giảm đáng kể do Việt Nam
vừa gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO vì vậy doanh nghiệp phải tìm
ra phương hướng để sao cho hoạt động có hiểu quả nhất cũng như cạnh tranh
gay gắt với doanh nghiệp nước ngoài .
Thuế quan danh nghĩa là thuế quan được áp dụng đối với sản phẩm cuối
cùng.Nhưng có nhiều loại hàng hoá trung gian cũng được đưa vào mua bán
quốc tế, nếu áp dung thuế quan đối với hàng hoá trung gian thì lợi nhuận của
nghành sử dụng các nguyên liệu này có lẽ sẽ giảm xuống và toàn nghành trở
lên không được bảo hộ. Bởi vậy, nhiều trường hợp người ta không đánh thuế
hoạc đánh thuế rất ít so với đánh thuế vào sản phẩm cuối cùng để khuyến
khích sản xuất trong nước, Thuế quan danh nghĩa là quan trọng đối với mức
độ bảo hộ thực tế lại có ý nghĩa đối với nhà sản xuất vì nó cho biết việc bảo
17
SV: Trần Anh Tuấn Lớp: QTKD Quốc tế K45
17
Chuyên đề thực tập ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
hộ ở mức nào để họ có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu.
Mức độ bảo hộ thực tế là tỷ lệ % giữa thuế quan danh nghĩa với phần giá
trị gia tăng nội địa.Chính tỷ lệ này sẽ nâng cao thêm giá của một đơn vị sản
phẩm cuối cùng.Tỷ lệ này nói lên mức bảo hộ thực tế cao hay thấp cho các
nghành sản xuất trong nước.
Như vậy:
Mức độ bảo hộ thực tế =(Thuế quan danh nghĩa/giá trị gia tăng nội địa)x
100.
Mức bảo hộ thực tế (fi) thường tính theo công thức sau :
fi=( Vi’ – Vi)/Vi
hoặc : ti = (t-ai*ti)/(1- ai)
Trong đó : fi là mức độ bảo hộ thực tế trường hợp thứ i.
Vi’ :giá trị gia tăng trong ngành i khi áp dụng thuế nhập khẩu.
Vi) : giá trị gia tăng trong ngành i trong chế độ buôn bán tự do
( không có thuế quan).
t : tỷ lệ thuế quan danh nghĩa đối với sản phẩm cuối cùng.
ti: tỷ lệ thuế quan danh nghĩa đối với sản phẩm trung gian
trường hợp thứ i.
ai :tỷ lệ giữthuế quan giá trị sản phẩm trung gian với giá trị sản
phẩm cuối cùng khi không có thuế quan.
Thông thường mức độ bảo hộ cao hơn khi nhập khẩu từng linh kiện
đều cao hơn so với trường hợp nhập khẩu nguyên chiếc.Công ty cổ phần hỗ
trợ và phát triển công nghệ Detech áp dụng hình thức nhập khẩu các linh kiện
xe đap, xe máy để về sản xuất lắp ráp thành nguyên chiếc .
1.1.5.2.2.Hạn ngạch (Quota).
Hạn ngạch hay hạn chế số lượng ( Quota) đã trở nên ngày càng quan
trọng trong những năm gần đây, một công cụ phổ biến quan trọng trong
18
SV: Trần Anh Tuấn Lớp: QTKD Quốc tế K45
18
Chuyên đề thực tập ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
những năm gần đây, một công cụ phổ biến trong hàng rào phi thuế quan.Hạn
ngạch được hiểu là quy định của nhà nước về số lượng cao nhất của một mặt
hàng hay một nhóm hàng được phép xuất hoặc nhập khẩu từ một thị trường
trong một thời gian nhất định, thông qua hình thức cấp giấy phép ( Quota xuất
– nhập khẩu).Quota nhập khẩu là hình thức phổ biến hơn.
Hạn nghạch nhập khẩu đưa tới sự hạn chế số lượng nhập khẩu , đồng
thời gây ảnh hưởng đến giá nội địa của hàng hoá.Do mức cung thấp, giá cân
bằng sẽ cao hơn so với giá trong điều kiện thương mại tự do.Như vậy hạn
nghạch nhập khẩu tác động tương đối giống với thuế nhập khẩu.Do hạn
nghạch nhập khẩu nên giá hàng nhập nội địa sẽ tăng lên và nó cho phép các
nhà sản xuất trong nước thực hiện một quy mô sản xuất với hiệu quả thấp hơn
với điều kiện thương mại tự do.Như vậy hạn ngạch nhập khẩu cũng dẫn tới sự
lãng phí nguồn lực của xã hội giống như đối với thuế nhập khẩu là công cụ
quan trộng để thực hiện chiến lược sản xuất hay thay thế nhập khẩu,bảo hộ
nền sản xuất nội địa.Đối với chính phủ và các doanh nghiệp, hạn nghạch cho
biết trước số lượng hàng nhập khẩu( Điều này lại khác với thuế quan nhập
khẩu vì nó phụ thuộc vào mức độ co dãn của quan hệ cung – cầu ).
Hạn nghạch nhập khẩu có tác động khác với thuế quan nhập khẩu ở hai điểm:
Một là, nó đem lại thu nhập cho chính phủ và không có tác dụng hỗ trợ
cho các loại thuế khác.Song hạn nghạch đưa lại lợi nhuậncó thể rất lớn cho
những người xin được giấy phép nhập khẩu theo hạn nghạch( dẫn tới hiện
tượng tiêu cực khi “ xin” hạn ngạch nhập khẩu).
Hai là, hạn ngạch nhập khẩu có thể biến một doanh nghiệp trong nước
thành một nhà độc quyền.Đó cũng là lý do của nhận định cho rằng hạn
nghạch có tác hại nhiều hơn thuế quan.Song điều này có thể giải quyết bằng
cách thực hiện bán đấu giá giấy phép nhập khẩu theo hạn nghạch.
Tóm lại, hạn nghạch nhập khẩu mang tính chắc chắn hơn là thuế nhập
19
SV: Trần Anh Tuấn Lớp: QTKD Quốc tế K45
19
Chuyên đề thực tập ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
khẩu nên doanh nghiệp trong nước ưa thích nó hơn, còn người được hưởng
lợi nhiều nhất là doanh nghiệp chứ không phải là nhà nước.
1.1.5.2.3.Hạn chế xuất khẩu tự nguyện.
Đây là một hình thức của hàng rào mậu dịch phi thuế quan.Hạn chế xuất
khẩu tự nguyện là một biện pháp hạn chế xuất khẩu, mà theo đó, một quốc gia
nhập khẩu đòi hỏi quốc gia xuất khẩu phải hạn chế bớt lượng hàng xuất khẩu
sang nước mình một cách “ tự nguyện”, nếu không họ sẽ sử dung phương
pháp trả đũa kiên quyết.Chính vì vậy doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ
những mặt hàng của doanh nghiêp nhập khẩu có bị hạn chế không, và hạn chế
như thế nào để tìm ra những giải pháp kịp thời cho doanh nghiệp.
1.1.6. Các biện pháp để gia tăng lợi nhuận của hoạt động nhập khẩu.
Qua nghiên cứu, xem xét ảnh hưởng của các nhân tố tới lợi nhuận của
hoạt động nhập khẩu, ta có các biện pháp gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp
như sau:
1.1.6.1.Các biện pháp điều chỉnh tỷ giá.
a.chính sách chiết khấu.
Là chính sách của ngân hàng trung ương dùng cách thay đổi lãi xuất
chiết khấu để điều chỉnh Tỷ giá hối đoái trên thị trường.khi tỷ giá hối đoái
trên thị trường nâng cao đến mức báo động cần phải can thiệp thì ngân hàng
trung ương nâng cao lãi xuất chiết khấu. Khi lãi xuất chiết khấu tăng, lãi xuất
cho vay trên thị trường cũng tăng lên, kích thích nguồn vốn nước ngoài để thu
lãi cao, do đó tỷ giá hối đoái sẽ giảm xuống.Ngược lại khi ngân hàng trung
ương áp dụng lãi xuất chiết khấu thấp ,tỷ giá hối đoái sẽ tăng lên.
b.Phá giá tiền tệ.
Phá giá tiền tệ là việc hạ thấp sức mua của tiền tệ nước mình so với các
ngoại tệ hay là nâng cao tỷ giá hối đoái của một đơn vị ngoại tệ.Phá giá tiền tệ
có tác dụng đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá, hạn chế nhập khẩu hàng hoá.
20
SV: Trần Anh Tuấn Lớp: QTKD Quốc tế K45
20
Chuyên đề thực tập ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
c.Nâng giá tiền tệ.
Là việc nâng giá chính thức đơn vị tiền tệ nước mình so với ngoại tệ, tức
là hạ thấp tỷ giá hối đoái của một đơn vị ngoại tệ.ảnh hưởng của việc nâng giá
tiền tệ đối với ngoại thương của một nước hoàn toàn ngược lại với phá giá
tiền tệ, nghĩa là nó có tác dụng hạn chế xuất khẩu, đẩy mạnh nhập khẩu, do đó
nó duy trì sự ổn định của tỷ giá không bị sụt suống.
d.Chính sách hối đoái.
Đây là biện pháp can thiệp trực tiếp để tác động đến tỷ giá hối đoái.Ngân
hàng trung ương hay cơ quan ngoại hối của nhà nước dùng các nghiệp vụ trực
tiếp mua bán ngoại hối để điều chỉnh tỷ giá hối đoái.Khi tỷ giá hối đoái lên
cao tới mức làm ảnh hưởng xấu tới các hoạt động kinh tế trong nước cũng
như hoạt động kinh tế đối ngoại , ngân hàng trung uơng tung ngoại tệ ra bán
đẻ kéo tỷ giá hối đoái hạ xuống.hoạc ngược lại.
Việc áp dụng chính sách hối đoái thường dẫn đến những phản ứng trái
ngược nhau của các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước bắt chủ yếu từ
lợi ích kinh tế.Những mâu thuẫn này thường xảy ra giữtỷ giá các nhà xuất
khẩu hàng hoá muốn nâng cao tỷ giá hối đoái lên còn các nhà nhập khẩu
muồn hạ thấp tỷ gía hối đoái xuống.
1.1.6.2. Khai thác tiềm năng sản xuất kinh doanh của công ty.
Là doanh nghiệp trưởng thành và lớn lên trong giai đoạn Đảng và Nhà
nước quyết tâm thực hiện chính sách cải cách đổi mới, Detech cũng như nhiều
doanh nghiệp khác được nhiều thuận lợi khi được hoạt động trong những
chính sách, cơ chế mới ngày càng thông thoáng, giúp cho doanh nghiệp được
chủ động và có điều kiện phát huy nội lực của mình. Detech có tiềm năng sản
xuất kinh doanh rất lớn. Detech luôn chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ với
những dây chuyền thiết bị công nghệ hiện đại, chất lượng sản phẩm luôn được
nâng cao, mẫu mã luôn được cải tiến. Sản lượng hàng năm của công ty không
ngừng tăng đáp ứng nhu cầu của sản xuất trong nước, thoả mãn nhu cầu của
21
SV: Trần Anh Tuấn Lớp: QTKD Quốc tế K45
21
Chuyên đề thực tập ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
khách hàng trên thị trường. Do đó công ty một mặt đào sâu khai thác, chiếm
lĩnh thị trường hiện có, đặc biệt là thị trường nội địa, mặt khác phải luôn
nghiên cứu khảo sát tìm kiếm những thị trường mới để đầu tư khai phá, qua
đó tạo động lực cho doanh nghiệp ngày càng mở rộng quy mô và phát triển
vững chắc lâu dài. Với suy nghĩ đó, Detech đó mở rộng hoạt động kinh doanh
rộng lớn nhằm khai thác hết tiềm năng sản xuất kinh doanh của công ty.
1.1.6.3. Mở rộng thị trường tăng doanh số bán hàng từ đó tăng lợi nhuận.
Thị trường là yếu tố quyết định đầu ra của doanh nghiệp và cũng chính
thị trường quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Một doanh
nghiệp nếu không tìm ra thị trường cho sản phẩm của mình thì không thể tồn
tại được. Tại thời điểm này Detech không nhanh chóng tìm kiếm thị trường
mới là nước ngoài mà tập trung phát triển nội địa, nếu không quyết tâm đầu tư
đổi mới công nghệ sản xuất để làm ra những sản phẩm chất lượng cao đáp
ứng yêu cầu cao hơn, đa dạng hơn của khách hàng thì sớm muộn Detech cũng
sẽ đi vào ngõ cụt và phá sản như nhiều doanh nghiệp chậm đổi mới
khác.Thấm thía sâu sắc bài học này, Detech một mặt đào sâu khai thác,chiếm
lĩnh thị trường nội địa, một mặt luôn nghiên cứu khảo sát thị trường mới để
đầu tư khai phá trong tương lai, qua đó tạo động lực cho doanh nghiệp mở
rộng quy mô và phát triển vững chắc lâu dài.
1.1.6.4.Sự can thiệp của chính phủ vào tỷ giá tác động đến thương mại
quốc tế.
Sự can thiệp của chính phủ nhằm khuyến khích xuất khẩu hoặc hạn chế
nhập khẩu .Để khuyến khích xuất khẩu, chính phủ có thể sử dụng biện pháp
trợ cấp xuất khẩu.Điều này chưa tác động trực tiếp đến công ty do công ty chỉ
nhập khẩu chứ chưa hoạt động kinh doanh theo hình thức xuất khẩu.Khi nhà
nước sử dụng chính sách hạn chế nhập khẩu sẽ làm tăng giá cả nhập khẩu và
dẫn đến giảm xuống nhu cầu nhập khẩu.Điều này tác động trực tiếp đến công
ty, tức là cầu về ngoại tệ sẽ giảm xuống, giá đơn vị nội tệ trong nước sẽ tăng
lên.Việc áp dụng hạn nghạch, tức là hạn chế số lượng hàng hoá và dịch vụ
nhập khẩu hay việc áp dụng chính sách cấm vận hoặc cấm nhập khẩu đối với
22
SV: Trần Anh Tuấn Lớp: QTKD Quốc tế K45
22
Chuyên đề thực tập ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
một hay một nhóm hàng hoá và dịch vụ đặc biệt nào đó đều có ảnh hưởng đến
sự biến động của tỷ giá hối đoái vì chúng ảnh hưởng đến cầu nhập khẩu vì
vậy ảnh hưởng đến cung tiền trong nước trên thị trường ngoại hối.
CHƯƠNG 2
HỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ DETECH
2.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công
nghệ Detech.
2.1.1.Qúa trình hình thành và phát triển của công ty.
Cùng với công cuộc đổi mới cơ cấu nền kinh tế từ nền kinh tế bao cấp
sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước ta đã chủ trương khuyến khích mọi
thành phần kinh tế tham gia các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong bối cảnh đó, Công ty Hỗ trợ phát triển công nghệ DETECH được thành
lập.
Công ty cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ Detech tiền thân là công ty
hỗ trợ phát triển công nghệ Detech trực thuộc trung tâm khoa học tự nhiên và
công nghệ quốc gia,được thành lập ngày 11/02/1991.đến ngày 22/10/2002
công ty dưựoc cổ phần hoá và chuyển đổi thành công ty cổ phần hỗ trợ phát
triển công nghệ Detech.việc chuyển đổi này dựa trên các căn cứ sau:
- Căn cứ vào NĐ số 44/1998/NĐ-CP ngày 29/06/1998 của chính phủ về
việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.
- Căn cứ vào QĐ số 1459/2002/QĐ-KHCNQG ngày 22/10/2002 của
giám đốc trung tâm KHTN và CNQG về việc chuyển đổi công ty hỗ trợ phát
triển công nghệ thành công ty cổ phần và phát triển công nghệ.
23
SV: Trần Anh Tuấn Lớp: QTKD Quốc tế K45
23
Chuyên đề thực tập ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Công ty cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ detech thuộc loại hình công
ty cổ phần hoạt dộng theo luật doanh nghiệp và các quy dịnh khác của nhà
nước.
Tên tiếng anh: Technology Development Suppỏting Join Stock
Company.
Tên goai dịch: Detech.JSC
Trụ sở chính: 47 Hoà Mã - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội
Số điện thoại: 049781926 hoặc 049761731.
Số fax: 048212721 - 9781924
* Các bước phát triển của công ty.
Kể từ ngày thành lập đến nay công ty đã trải qua nhiều thăng trầm và
cùng đi lên với sự phát triển của đất nước. Ngay sau khi được thành lập công
ty đã tiến hành thành công các các hoat đông: Đại diện sở hữu trí tuệ,tư vấn
công nghệ và thiết kế đóng tàu cao tốc cũng như các phương tiện vận tải khác.
Năm 1993 Detech bắt đầu tiến hành lắp ráp xe may dạng: CKD.
Năm 1998 Detech đầu tư trang thiết bị hiện đại và công nghệ tiên tiến
xây dưng nhà máy sản xuất phụ tùng và lắp ráp xe máy công xuất 80000 đến
100000 chiếc trên/năm với các chủng loại xe từ 100 cc đến 150 cc.
Năm 1999:Detech triển khai sản xuất đông cơ xe gắn máy với công xuất
500000chiếc/năm.
Năm 2000:Tổng số lượng xe gắn máy detech bán ra trên toàn quốc đạt
50000 xe chiếm 3% lượng xe bán ra trên toàn quốc .
Năm 2005 :Detech đã xây dựng đượ mạng lưới bán hàng rộng khắp trên
toàn quốc với tông số trên 300 đại lý.
Năm 2002 :Detech nghên cứu phát triển các kiểu dáng xe đa dạng nhằm
đáp ứng nhu cầu khách hàng đồng thời mở rông các sản phẩm như điều hoà
nhiệt độ,máy giặt,...Detech được tổ chức:BVQI (vương quốc Anh), cấp chứng
chỉ ISO 9001:2000.
24
SV: Trần Anh Tuấn Lớp: QTKD Quốc tế K45
24
Chuyên đề thực tập ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Năm 2003:sản phẩm Detech DT 100 đã nhận được nhiều giả thưởng :
- Huy chương vàng nhãn hiệu hàng hoá tin cậy tại hội chợ triển lãm quôc
tế hàng hoá có nhãn hiệu được bảo hộ lần thứ 1-2003 FEGOT 2003.
- Huy chương vàng tại hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao - phù hợp
tiêu chuẩn.
- Cúp Sao Việt tại hội chợ Việt Nam Motorshow 2003.
Năm 2004: Detech tiến hành đầu tư tiến hành máy móc trang thiết bị để
xây dưng nhà máy lắp ráp ô tô Detech với công xuất 8000 đến 10000
xe/năm.Tổng số vốn đầu tư lên tới 25 triệu USD, dự án chia làm hai giai
đoạn: giai đoạn 1 2004 đến 2005 với sồ vốn đầu tư 10 triệu USD; giai đoạn
2:từ 2005 đến 2007 với số vốn đầu tư 15 triệu USD.
Detech đã đầu tư xây dựng một hệ thống dây chuyền hiện đại gồm:
- Hệ thống bể sử lý bề mặt.
- Hệ thống sơn điện ly.
- Dây chuyền sơn và sấy bề mặt.
- Dây chuyền lắp ráp.
- Dây chuyền kiểm tra.
- Hệ thông đường thử xe.
Hiện nay nhà máy đã chính thức đi vào hoạt động vớí 3 loại sản phẩm
chính là xe Ben 2,5 và 4 tấn ,xe tải nhẹ 900 kg.dự kiến trong giai đoạn tới nhà
máy sẽ tiến hành sản xuất một số loại xe như xe buýt,xe mini van,xe pick
up,xe suv và các loại xe chuyên dụng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Năm 2005: Detech đã khẳng định được vị thế của doanh nghiệp có vị thế
trên thị trường Việt Nam qua hàng loạt các giải thưởng như:
- Cúp vàng tốp ten thương hiệu Việt.
- Cúp vàng cho sản phẩm uy tín năm 2005.
25
SV: Trần Anh Tuấn Lớp: QTKD Quốc tế K45
25