Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Bài giảng phương pháp phân tích chính sách công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.92 KB, 75 trang )

Chương 6: Phương pháp phân
tích chính sách công





Ý nghĩa của việc lựa chọn các
phương pháp phân tích
Cơ sở khoa học của các phương
pháp phân tích
Căn cứ lựa chọn phương pháp phân
tích
Một số phương pháp phân tích


1.Ý nghĩa của việc lựa chọn các
phương pháp phân tích (1)
• Việc lựa chọn một phương pháp phân tích
thích hợp với vấn đề chính sách nảy sinh
trong đời sống hàng ngày có một ý nghĩa vô
cùng quan trọng. Nó không những ảnh
hưởng trực tiếp đến số lượng, chất lượng và
thời hạn phân tích, mà còn làm cho hiệu quả
phân tích có đạt mong muốn hay không.


1.Ý nghĩa của việc lựa chọn các
phương pháp phân tích (2)
• Tuy nhiên, làm thế nào để lựa chọn được
một phương pháp phân tích thích hợp là


điều không dễ dàng, nhất là trong trường
hợp các nhà phân tích thường đứng trước
yêu cầu phải có câu trả lời nhanh nhất cho
các khách hàng của mình với một thời
gian hạn chế.


1.Ý nghĩa của việc lựa chọn các
phương pháp phân tích (3)
• Trong thực tế, các nhà phân tích thường căn
cứ vào mục đích của từng loại hoạt động
phân tích, vào yêu cầu của khách hàng, vào
giới hạn thời gian cho phép, vào quan điểm
và kiến thức chuyên môn mà họ được đào
tạo, vào tính phức tạp và đa dạng của vấn
đề, vào nguồn tài chính và nguồn thông tin
đã có để lựa chọn các phương pháp phân
tích thích hợp.


1.Ý nghĩa của việc lựa chọn các
phương pháp phân tích (4)
• Để có được sự thành công trong phân tích
thì các nhà phân tích phải biết kết hợp sử
dụng nhiều phương pháp khác nhau. Mỗi
phương pháp đều có những ưu điểm và hạn
chế riêng. Nó có thể thỏa mãn một số mục
tiêu này, nhưng lại gây cản trở cho một số
mục tiêu khác. Vì vậy người làm phân tích
cần phải kết hợp hài hòa các phương pháp

phân tích nhằm thỏa mãn các mục tiêu đề ra.


2. Cơ sở khoa học của các phương
pháp phân tích
2.1. Cơ sở phương pháp luận
2.2. Tư duy khoa học


2.1. Cơ sở phương pháp luận
Cơ sở khoa học của các phương pháp phân tích
được hiểu là hệ thống tri thức mang tính lý luận và
thực tiễn. Trong hệ thống tri thức khoa học làm cơ
sở cho các phương pháp phân tích chính sách thì
duy vật biện chứng và lịch sử được coi là phương
pháp luận cơ bản nhất. Đó là phương pháp xem xét
các hiện tượng nảy sinh các vấn đề xã hội trong mối
quan hệ thống nhất, vận động và phát triển không
ngừng.


Phương pháp luận duy vật biện chứng yêu cầu
các nhà phân tích khi xem xét các nội dung
Phân tích phải xuất phát từ một số quan điểm
sau:
• Một là, với quan điểm hệ thống để xem xét
các vấn đề xã hội và chính sách trong một
tổng thể, đồng bộ và quan hệ qua lại với
nhau.



• Hai là, quan điểm thực tiễn là quan điểm
xuyên suốt toàn bộ quá trình phân tích các
vấn đề chính sách và hệ thống chính sách.
• Ba là, quan điểm phát triển trong quá trình
phân tích các vấn đề chính sách và hệ
thống chính sách.


2.2. Tư duy khoa học
• Để vận dụng có kết quả phương pháp luận duy vật
biện chứng vào quá trình phân tích chính sách
công, các nhà phân tích cần phải có phương pháp
tư duy khoa học. Với cách tiếp cận hệ thống,
phương pháp tư duy được coi như “chiếc cầu tư
tưởng” nối liền phương pháp luận với các phương
pháp kỹ thuật phân tích chính sách.
• Phương pháp tư duy khoa học cho khả năng sáng
tạo để tìm ra các phương pháp phân tích khoa học
mang lại hiệu quả cao cho từng nội dung phân tích
trong các điều kiện, hoàn cảnh khác nhau.


3. Căn cứ lựa chọn phương
pháp phân tích
3.1.Căn cứ vào mục đích của từng loại hoạt động phân
tích
3.1.1.Phân tích hàn lâm

Phân tích hàn lâm hay còn gọi là phân tích nghiên cứu, là

phương pháp phân tích nhằm đúc kết một vấn đề thành
nguyên lý trong một thời gian nhất định, trên phạm vi
rộng.

Hoạt động phân tích này thường được các trường, các
viện nghiên cứu khoa học sử dụng dưới các hình thức
như các đề tài, các dự án, hay các công trình nghiên cứu
khoa học. Mục đích của loại phân tích này là kiến tạo các
lý thuyết lớn về lãnh vực chính sách công. Để đạt được
mục đích này, các nhà phân tích thường sử dụng hệ
thống phương pháp luận chặt chẽ kết hợp với trắc nghiệm
lý thuyết trên thực tế.


3.1.2.Phân tích nhân quả
• Phân tích nhân quả là nhằm dự đoán những ảnh
hưởng thực tế của việc thực thi các chính sách
công. Khách hàng của loại phân tích này là các
nhà hoạch định chính sách và các ngành khoa
học có liên quan. Khi tiến hành các hoạt động
phân tích này người ta thường áp dụng các
phương pháp nghiên cứu của nhiều ngành khoa
học xã hội như phương pháp nghiên cứu xã hội
học, tâm lý học, phương pháp thống kê, so sánh,
chuyên gia v. v...


3.1.3.Phân tích báo chí
• Phân tích báo chí là hoạt động phân tích
nhằm tập trung sự chú ý của công luận

đối với các vấn đề xã hội quan trọng, bức
xúc trong một khoảng thời gian nhất định.
Phương pháp thường hay được sử dụng
đối với loại phân tích này chủ yếu là
phương pháp mô tả và phân tích phổ cập.


3.1.4.Phân tích chính sách chuyên nghiệp
(phân tích nhanh) (1)


Phân tích chính sách chuyên nghiệp là hoạt
động phân tích nhằm tìm ra những cách
thức giải quyết vấn đề chính sách trong một
khoảng thời gian cụ thể. Khách hàng của
loại hoạt động phân tích này là các nhà
hoạch định chính sách với mong muốn đặt
ra là giải quyết được các vấn đề xã hội.


3.1.4.Phân tích chính sách chuyên nghiệp
(phân tích nhanh) (2)



Nếu như mục tiêu của phân tích hàn lâm là
thiên về việc lựa chọn các phương pháp
luận chặt chẽ để xây dựng và trắc nghiệm
các lý thuyết thì phân tích chuyên nghiệp lại
tập trung vào các phương pháp có khả

năng tìm ra các cách thức giải quyết vấn đề
nhanh nhất, tốt nhất trong khuôn khổ thời
gian hạn chế.


3.1.4.Phân tích chính sách chuyên nghiệp
(phân tích nhanh) (3)



Các phương pháp thường được sử dụng
đối với loại phân tích này là phương pháp
mang tính tổng hợp, hệ thống, phương
pháp điều tra, khảo sát, thống kê, so sánh,
phân tích chi phí – lợi ích, thực nghiệm,
bán thực nghiệm, phân tích quyết định...


3.2.Căn cứ vào quá trình phân
tích
• Theo các bước trong chu trình chính sách thì
hoạt động phân tích có thể tiến hành trước,
trong và sau khi chính sách đã được thực
hiện. Việc lựa chọn các phương pháp phân
tích cần phải phù hợp với các nội dung phân
tích trong từng giai đoạn của quá trình chính
sách.


3.2.1.Phân tích được tiến hành trước khi thực

hiện chính sách hay còn gọi là phân tích
tiền chính sách là để dự đoán các kết quả
đầu ra của các chính sách thay thế. Trên
cơ sở đó sẽ lựa chọn được chính sách tốt
nhất. Vì vậy, các phương pháp phân tích
có thể sử dụng trong giai đoạn này có thể
là phương pháp phân tích dự báo,
phương pháp phân tích lợi ích chi phí,
phương pháp thực nghiệm, phương pháp
phân tích đa mục tiêu...


3.2.2.Phân tích được tiến hành sau khi thực
hiện là để mô tả và đánh giá kết quả thực
hiện của chính sách, xem chính sách có
được thực hiện đúng như thiết kế hay
không, nếu có sự khác biệt thì tìm nguyên
nhân giải thích cho sự khác biệt đó. Do đó,
các phương pháp phân tích chủ yếu trong
giai đoạn này là tập trung vào việc đo
lường kết quả đầu ra của chính sách.


3.2.3.Phân tích được tiến hành trong khi thực
hiện là để mô tả và đánh giá chính sách sau
khi nó vừa được đưa vào thực hiện trong
một khoảng thời gian ngắn. Mục đích là để
nâng cao tính thực thi trong giai đoạn tiếp
theo. Vì vậy, có thể xếp hoạt động phân tích
trong khi thực thi vào cùng với nhóm hoạt

động sau khi thực thi chính sách.


• Phân tích chính sách trước và sau khi thực
hiện đều quan trọng như nhau. Chất lượng
của tiền phân tích sẽ được củng cố và hoàn
thiện bởi phân tích sau khi thực hiện. Việc
tìm ra các nguyên nhân thất bại của chính
sách là cơ sở cho việc duy trì, giám sát quá
trình thực thi chính sách có thể ngăn chặn,
phòng ngừa trước một số thất bại.


4. Một số phương pháp phân tích
4.1. Phương pháp phân tích theo mô hình
4.1.1. Phương pháp đồ thị
4.1.2. Phương pháp bảng biểu

4.2. Phương pháp phân tích chi phí-lợi ích
4.2.1. Khái niệm, nội dung phương pháp
4.2.2. Nguyên tắc chiết khấu

4.3. Phương pháp phân tích quyết định
4.4. Phương pháp phân tích hệ thống


4. Một số phương pháp phân tích
4.1. Phương pháp phân tích theo mô hình
• Phương pháp phân tích theo mô hình là
phương pháp phân tích dựa trên nguyên tắc

xây dựng các mô hình (chính sách công).
• Mô hình là sự trừu tượng hóa, mô phỏng hóa
những vấn đề cần phân tích.


4.1. Phương pháp phân tích theo
mô hình
• Mô hình sẽ làm đơn giản hóa tính phức tạp
trong thực tế của những sự vật cần phân
tích,nghiên cứu.
• Thí dụ: bản đồ thành phố, bản thiết kế mẫu
của một ngôi nhà, mô hình khu đô thị mới,
mô hình khu chung cư…
• Nhìn vào bản thiết kế hoặc mô hình người ta
có thể hình dung ra kích thước, hình dáng và
kiểu cách của sự vật có được trong thực tế.


4.1. Phương pháp phân tích theo mô hình
4.1.1. Phương pháp đồ thị
4.1.2. Phương pháp bảng biểu


×