Tải bản đầy đủ (.ppt) (21 trang)

Chuyên đề 1 một số vấn đề chung về chính sách nông nghiệp đh cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.08 KB, 21 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
CHÍNH SÁCH NÔNG
NGHIỆP

1


1. Các mô hình tổ chức nền kinh tế
* Mô hình kinh tế thị trường tự do.
- Đây là mô hình kinh tế sx hàng hóa phát triển ở trình độ cao, các
quan hệ kinh tế đều được tiền tệ hóa.
- Đặc trưng mô hình này là sự phân bổ, sử dụng nguồn lực và sp tạo
ra được quyết định bởi từng hộ, từng DN, từng cá nhân.
* Về ưu điểm
- Đẩy nhanh quá trình tích tụ, tập trung sx và phân công lao động
XH.
- Tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế trong sxkd.
* Tồn tại
- Sự phân hóa giàu nghèo.
- Ô nhiễm môi trường và suy thoái đạo đức con người,...
- Chứa đựng các yếu tố suy thoái, gây ra khủng hoảng kinh tế, làm lãng
phí các nguồn lực của XH.
2


1. Các mô hình tổ chức nền kinh tế
* Mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung
- Do Nhà nước kiểm soát tất cả các nguồn lực
của nền kinh tế và phân bổ các nguồn lực.
- Nền kinh tế quá phức tạp để có thể kiểm soát
hiệu quả, không thể thu thập đầy đủ thông tin


dẫn đến cơ cấu sx và tiêu dùng không phù hợp;
mọi việc đã có nhà nước lo nên không tạo ra
động cơ cho các cá nhân, tổ chức phát huy năng
lực.
3


1. Các mô hình tổ chức nền kinh tế
* Mô hình kinh tế hỗn hợp
- Việc phân bổ và sử dụng nguồn lực vừa được
quyết định bởi từng cá nhân, DN; vừa chịu sự
quản lý vĩ mô của Nhà nước.
- Dựa vào cơ chế thị trường, Nhà nước can
thiệp để kiểm soát những thất bại của thị trường
và cung ứng hàng hóa công.

4


* Vai trò của CP trong nền kinh tế hỗn
hợp

- Tạo lập khuôn khổ pháp lý cho các hoạt
động sx-kd, bảo đảm tính dân chủ, bình đẳng
cho tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động
của thị trường.
- Phân bổ, điều chỉnh và nâng cao hiệu
quả sử dụng nguồn nhân lực, tạo lập các cân
đối vĩ mô, điều tiết thị trường nhằm ổn định
và tăng trưởng kinh tế.

- Bảo đảm sự công bằng XH bằng công
cụ kinh tế và công cụ hành chính để bảo đảm
công bằng XH.
5


* Sự cần thiết về can thiệp của CP đối
với nền kinh tế
* Do sự tác động ngoại ứng
Do việc sử dụng các nguồn lực không hợp lý, lãng phí
và tổn hại đến môi trường, CP can thiệp để phân bổ hợp lý
nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường, cung cấp các dịch vụ
công cộng hợp lý cho người tiêu dùng.
* Trong nông nghiệp: Do nông dân thiếu những thông
tin, khả năng mặc cả thấp, nên dễ bị tư thương ép giá,
CSHT ở nông thôn yếu kém nên chi phí vận chuyển, tiêu thụ
sp cao, tỷ lệ hao hụt sp lớn. CP thường can thiệp vào thị
trường nông nghiệp nhằm giúp cho nông dân bán được sản
phẩm, tăng thu nhập.
Sự không đồng bộ của thị trường nông nghiệp dễ dẫn
đến độc quyền, gây nhiều bất lợi cho cả người sx và cả
người tiêu dùng.
6


* Sự cần thiết về can thiệp của CP đối
với nền kinh tế
* Sự can thiệp của CP còn nhằm thực hiện
Cương lĩnh về chính trị.
- Sự can thiệp của CP không chỉ nhằm vào mục

tiêu về kinh tế mà còn thực hiện mục tiêu về chính trị
của đảng cầm quyền mà CP là người thực hiện.
- Tùy theo từng thời kỳ, từng trường hợp, CP thực
hiện các kiểu can thiệp khác nhau, có 3 loại:
+ Kiểu cứng rắn
+ Kiểu mềm dẻo
+ Kiểu thả nổi
7


2. Chính sách nông nghiệp
* Sự cần thiết phải có chính sách nông nghiệp
- Nông nghiệp là ngành sx kém hiệu quả nhất, song
Nhà nước vẫn phải quan tâm phát triển, bởi vì:
+ Nông sản là sp thiết yếu đối với toàn XH
+ Sx nông nghiệp thường gặp nhiều rủi ro do phụ
thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên
+ Dân số sống trong lĩnh vực nông nghiệp và nông
thôn chiếm tỷ trọng lớn
- Nông sản là nguyên liệu đầu vào cho các khâu chế
biến và tiêu thụ.
- Do trình độ dân trí, thu nhập của nông dân thường
thấp, cho nên CP muốn phát triển kinh tế đất nước thì
phải nâng cao mức sống cho người dân, đặc biệt là nông
dân.
8


* Bản chất của chính sách nông nghiệp
Khái niệm

- Chính sách được hiểu là phương cách, đường
lối hoặc phương hướng dẫn dắt hành động trong việc
phân bổ và sử dụng nguồn lực.
- Chính sách nông nghiệp là tổng thể các biện
pháp kinh tế hoặc phi kinh tế thể hiện sự tác động,
can thiệp của CP vào lĩnh vực sx nông nghiệp theo
những mục tiêu xác định, trong một thời gian nhất
định.
- Chính sách nông nghiệp thể hiện hành động của
CP nhằm thay đổi môi trường sx nông nghiệp, tạo
điều kiện cho nông nghiệp phát triển.
9


Đặc điểm của chính sách nông
nghiệp
• Tác động đến tất cả mọi tầng lớp nhân dân trong XH.
• Phạm vi tác động của chính sách nông nghiệp rộng,
nên chính sách nông nghiệp không những đạt được
mục tiêu về kinh tế mà còn phải đạt được mục tiêu về
XH.
• Khi hoạch định chính sách và chỉ đạo thực hiện
chính sách, không những tính đến tác động của yếu
tố KT-XH mà còn cả các yếu tố tự nhiên.
• Chính sách nông nghiệp không chỉ tác động đến hộ
nông dân, các DN kinh doanh nông nghiệp mà còn
tác động đến cả các ngành kinh tế khác.
10



Mục tiêu của chính sách nông nghiệp.
• Chính sách nông nghiệp nhằm bảo đảm cho nông
nghiệp, nông thôn phát triển toàn diện. kết hợp phát
triển các ngành kinh tế trong nông thôn như công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và thương
mại dịch vụ.
• Chính sách nông nghiệp nhằm mục tiêu phát triển
nông nghiệp bền vững, được thể hiện trong tất cả các
lĩnh vực KT, XH và môi trường.
• Chính sách nông nghiệp phải bảo đảm cho nền kinh tế
phát triển ổn định, giữ vững độc lập chủ quyền quốc
gia, an ninh chính trị và quốc phòng.
11


* Các loại văn bản chính sách ở Việt Nam
* Nghị định
* Nghị quyết, quyết định
* Thông tư
* Quyết định của các Bộ/ Ngành
* Chỉ thị
* Công văn

12


3. Đối tượng nghiên cứu môn học
Đối tượng nghiên cứu là sự tác động của
chính sách đến nền nông nghiệp, gồm:
- Hệ thống chính sách và tác động của nó đến

sự phát triển nông nghiệp.
- Việc hoạch định và chỉ đạo thực hiện chính
sách nông nghiệp hiện hành ở VN.

13


* Nhiệm vụ nghiên cứu môn học
• Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và
thực tiễn về chính sách trong nông nghiệp.
• Nghiên cứu những vấn đề cần thiết tiếp tục
hoàn thiện trong hoạch định, chỉ đạo thực hiện
chính sách nông nghiệp ở VN.
• Trang bị các phương pháp đánh giá tác động
của một chính sách nông nghiệp.
• Đánh giá tác động của hệ thống chính sách đến
sự phát triển nông nghiệp VN.
14


* Nội dung nghiên cứu môn học
• Gồm 2 nội dung được kết cấu thành 5 chương:
• Vấn đề lý luận gồm 3 chương:
- Chương 1: Nhập môn
- Chương 2: Hoạch định chính sách nông nghiệp
- Chương 3: Phương pháp luận về phân tích chính sách
nông nghiệp.
• Vấn đề thực tiễn gồm 2 chương:
- Chương 4: Chính sách nông nghiệp điển hình trên thế
giới.

- Chương 5: Chính sách nông nghiệp VN.
15


* Phương pháp nghiên cứu
Gồm các phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp phân tích hệ thống
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp mô hình hóa
- Phương pháp tối ưu (tối thiểu hóa hoặc tối đa hóa)
- Ma trận phân tích chính sách
- Môn học còn sử dụng phương pháp thống kê mô tả,
thống kê so sánh, phương pháp phân tích chỉ số,
phương pháp kịch bản và thảo luận nhóm…
• Nhóm 1 xin giới thiệu một số chính sách về nông
nghiệp đã, đang và sẽ được thực hiện tại VN.
16


* Một số văn bản hỗ trợ cho chính sách
nông nghiệp nông thôn.
• Nghị định số 41/2010/NĐ-CP Về chính sách tín dụng phục vụ phát
triển nông nghiệp, nông thôn.
• Nghị quyết số 15/2003/QH11 17/6/2003 Về việc miễn giảm thuế sử
dụng đất nông nghiệp:
• Quyết định số 497/QĐ-TTg Về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy
móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây
dựng nhà ở khu vực nông thôn và Quyết định số 2213/QĐ-TTg Sửa
đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 497/QĐ-TTg ngày
17/4/2009:

• Thông tư số 02/2010/TT-NHNN Quy định chi tiết thi hành việc hỗ
trợ lãi suất phục vụ sản xuất nông nghiệp:
• Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc miễn, giảm thuế sử dụng
đất nông nghiệp thực hiện từ năm 2011 đến hết năm 2020.
17


* Một số vấn đề thực tế về nghịch lý
nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
• Hàng năm, nước ta chi ra hàng tỷ USD để nhập các mặt
hàng như bắp, đậu nành, bột cá, cám mì và hàng chục
mặt hàng nông sản khác để sản xuất thức ăn chăn nuôi
(TACN). Nghịch lý ở chỗ đa số nguyên liệu NK đều là
những loại nông sản trong nước hoàn toàn có khả năng
sx. Điều này khiến giá TACN trong nước luôn ở mức cao,
gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi và nông dân.
• Nước ta có điều kiện trồng bắp và các loại hoa màu có thể
làm nguyên liệu để sản xuất TACN. Nhưng nghịch lý là
hàng năm nước ta vẫn phải NK bắp, sắn,... Nước ta có bờ
biển dài là vùng nguyên liệu dùng làm TACN nhưng hàng
năm vẫn phải nhập bột cá của Peru.

18


* Một số vấn đề thực tế về nghịch lý
nguyên liệu thức ăn chăn nuôi

• Việc chế biến TACN phụ thuộc quá nhiều vào
nguồn nguyên liệu nhập khẩu đã gây ra không ít

khó khăn cho người chăn nuôi, đặc biệt là người
nuôi trồng thủy sản. Năm 2009, nhiều hộ nuôi cá
tra, tôm sú đã phải bỏ hầm, treo ao vì giá thức ăn
thủy sản tăng quá cao.
• Chính phủ cũng đã có chính sách bình ổn giá
TACN nhưng vẫn chỉ là giải pháp tình thế. Giá
TACN luôn trong tình trạng “tăng nhanh, giảm
chậm” và người nuôi vẫn chịu thiệt.
19


* Một số vấn đề thực tế về nghịch lý
nguyên liệu thức ăn chăn nuôi

• Ông Nguyễn Văn Hoàng, chủ trại heo ở Sóc
Trăng cho biết: “Nuôi một con heo hơi khoảng 1
tạ nếu bán cho thương lái được 3,6 triệu đồng sẽ
lỗ khoảng 350.000 đồng”.
• Điều này làm cho phần lớn các cơ sở chăn nuôi
heo ở ĐBSCL phải thay đổi công thức cho heo ăn
để giảm chi phí bằng các loại phụ phẩm khác rẻ
hơn. Do đó làm cho chất lượng sản phẩm bị ảnh
hưởng.
• Nuôi cá, gà cũng tương tự.
20


* Một số vấn đề thực tế về nghịch lý
nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
• Theo các chuyên gia nông nghiệp, với các nguyên liệu bắp, đậu

tương, cám gạo nguyên liệu bột cá... chiếm tới 70% trong công
thức sx thức ăn vẫn phải lệ thuộc phần lớn vào NK. Đây là
nguyên nhân chính được các DN cung ứng thức ăn viện vào để
tăng giá sp, hoặc chậm trễ trong việc giảm giá thành khi nguồn
nguyên liệu trên thị trường thế giới giảm mạnh.
• Chính phủ: đưa TACN vào danh mục các mặt hàng thiết yếu để
bình ổn giá, yêu cầu ngân hàng cho vay ưu đãi đối với nông dân
và DN, hải quan tạo điều kiện về thủ tục nhanh nhất cho DN.
Ngoài ra, Cục Chăn nuôi phải tăng cường thông tin dự báo trên
các phương tiện thông tin đại chúng về giá. Các DN phải công
khai giá và đảm bảo chất lượng sản phẩm...
21



×