Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (813.78 KB, 23 trang )

I. VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM, MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI BỨC
XÚC CẦN PHẢI ĐƯỢC GIẢI QUYẾT SỚM VÀ CĨ HIỆU QUẢ
Vệ sinh an tồn thực phẩm trong cả nước nói chung và của TP nói riêng đang
tạo nhiều lo lắng cho người dân. Thực chất, nhiều sự kiện như việc tiếp tục sử
dụng những hoá chất cấm dùng trong nuôi trồng, chế biến nông thủy sản, thực
phẩm, việc sản xuất một số sản phẩm kém chất lượng hoặc do quy trình chế
biến hoặc do nhiễm độc từ mơi trường, đang gây ảnh hưởng xấu đến xuất
khẩu và tiêu dùng. các vụ ngộ độc thực phẩm do một số bếp ăn tập thể cung
cấp, nhiều thông tin liên tục về tình hình ATVSTP ở một vài nước trên thế
giới, cộng thêm dịch cúm gia cầm tái phát, bệnh heo tai xanh ở một số nơi
trên đất nước càng làm bùng lên sự lo âu của mọi người chúng ta. Gần đây
một số vấn đề liên quan đến quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, sự khác biệt
giữa các kết quả phân tích kiểm tra chat lượng sản phẩm vừa gây khơng ít khó
khăn cho người sản xuất vừa tạo thêm lo lắng cho người tiêu dùng trong khi
chúng ta đang cố gắng tạo những ưu thế về nhiều mặt để có nhiều lợi thế nhất
với cương vị l một thành viên bình đẳng của WTO.
Theo hệ thống cảnh báo và thông báo của Châu Au, năm 2004, trong số hàng
thực phẩm Việt Nam xuất sang châu Âu, có 59 lô không đạt chất lượng
(Việt Nam xếp thứ 13 trongsố các nước bị cảnh báo), con số nầy là 124
vàViệt Nam xếp thứ 7 trong năm 2005. Trong 6 tháng đầu năm 2007, nhiều lô
hàng nông thủy sản xuất khẩu bị Hoa kỳ, Canada, Nhật, Nga, Singapore từ
chối. Những sự kiện ấy phản ánh phần nào những tồn đọng, bất cập trong sản
xuất của các doanh nghiệp Việt Nam trong khi đó đã vào WTO thì phải chấp
nhận cạnh tranh khốc liệt về chất lượng ngay cả trên sân nhà.

Trang 1 /23


Vấn đề then chốt là làm thế nào quản lý được tốt chất lượng nông thủy sản
thực phẩm Việt Nam khơng nhiễm vi sinh, khơng chứa hóa chất bị cấm, hóa
chất ngồi danh mục cho phép, hay bị nhiễm hóa chất quá giới hạn cho phép


hầu nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, bảo đảm an toàn cho người
tiêu dùng, đóng góp được phần quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội của
đất nước.
1.vệ sinh an toàn thực phẩm - vấn đề không chỉ riêng ai
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện có tới 400 các bệnh
lây truyền qua thực phẩm khơng an tồn, chủ yếu là dịch tả, lỵ trực trùng, lỵ
amip, tiêu chảy, thương hàn, cúm... Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đã
được đặt lên hàng đầu nghị trình tại nhiều hội nghị y tế và sức khỏe cộng
đồng toàn cầu, nhưng tình hình gần như khơng được cải thiện bao nhiêu, nhất
là khi thế giới liên tiếp xảy ra thiên tai và nguồn nước sạch ngày càng hiếm.
Khi người dân khơng có đủ cái để ăn thì việc kiểm tra chất lượng những gì họ

đưa vào miệng đã trở thành điều xa xí.
Khơng phải là vấn đề riêng của Trung Quốc
Cách nay không lâu, WHO đã khuyến cáo các phương tiện truyền thông quốc
tế không nên quá tập trung vào VSATTP của Trung Quốc, mà quên đi vấn đề
riêng của nước mình. “WHO đã và sẽ tiếp tục làm việc với tất cả các quốc gia
trên thế giới để tăng cường pháp chế về an toàn thực phẩm” – một quan chức
của WHO nói. Trước mối quan ngại ngày càng tăng về thực phẩm và dược
phẩm xuất đi từ Trung Quốc, WHO cảnh báo là không nên xem như một
trường hợp “đặc biệt” về VSATTP, mà tất cả các nước, dù giàu hay nghèo,
cũng phải đề ra những chính sách và qui định thích đáng trong lĩnh vực rất
quan trọng đối với sức khỏe con người này.

Trang 2 /23


trời lày lội vẫn bày bán đồ ô nhiễm
Tiến sĩ Margaret Chan, Tổng Giám đốc WHO, cho biết mỗi tháng LHQ nhận
được khoảng 200 báo cáo từ 193 quốc gia thành viên về các trường hợp thực

phẩm bị nhiễm độc. Nhưng có nhiều trường hợp bệnh phát sinh từ thực phẩm
không được báo cáo đầy đủ, kể cả các bệnh phổ biến như vi khuẩn salmonella
hoặc E.coli. Bà nhấn mạnh: “Một lần nữa, tôi xin khẳng định, VSATTP là vấn
đề chung của cả nhân loại chứ không riêng một nước nào. Trên tinh thần này,
WHO đang làm việc với tất cả các nước để tăng cường pháp chế về an tồn
thực phẩm”.

được sản xuất có đảm bảo dich vu ve sinh

Cũng vì khá lỏng lẻo trong các qui định về an toàn thực phẩm và dược phẩm
trong nhiều năm nay, nên Trung Quốc đã để xảy ra những xì căng đan gây
chấn động dư luận thế giới, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất
và xuất khẩu thực phẩm và dược phẩm. Nhiều bệnh nhân ở Panama chết vì
thuốc ho có chứa thành phần hóa chất độc hại nhập từ Trung Quốc; vật nuôi ở
Mỹ chết do ăn thức ăn nhiễm độc nhập từ Trung Quốc; kem đánh răng nhập
vào Trung Mỹ và một số khu vực khác trên thế giới cũng chứa chất nguy
hiểm. Hiểu được sự nghiêm trọng của vấn đề, tháng 7 qua, chính phủ Trung
Trang 3 /23


Quốc đã ra lệnh cho các công ty thực phẩm và dược phẩm phải đặt vấn đề vệ
sinh và an toàn lên hàng đầu trong sản xuất và phân phối. Bên cạnh đó là
những bước đi cần thiết để phục hồi lại uy tín của thực phẩm Trung Quốc
xuất ra nước ngoài. Trung Quốc cũng kêu gọi các phương tiện truyền thông
thế giới nên đánh giá đúng hơn về các bước tiến của Trung Quốc trong lĩnh
vực này để không gây ra hiểu lầm. Tiến sĩ Jorgen Schlundt, Giám đốc bộ
phận An toàn thực phẩm của WHO, xác nhận là từ năm 2001 Trung Quốc đã
có những bước đi để khắc phục những yếu kém của mình về VSATTP. Phát
biểu với hãng tin Reuters, ơng nói: “Đã có một cam kết chính trị ở cấp cao để
thực hiện một số đề nghị của WHO. Trung Quốc đã nhận thức được sự cần

thiết phải cải thiện hệ thống an toàn thực phẩm, nhưng để hồn thành cơng
việc này khơng chỉ Trung Quốc mà nước nào cũng phải cần thêm một khoảng
thời gian đáng kể”. Ví dụ, sau cuộc khủng hoảng bệnh bò điên năm 1896,
nước Anh phải mất nhiều năm mới khắc phục triệt để được hậu quả.

Ảnh : ve sinh cong nghiep
2. Mỗi nước cần có một hệ thống theo dõi và báo cáo những vấn đề về
VSATTP
Từ năm 1963, Ủy ban hỗn hợp Codex Alimentarius với sự tham gia của Tổ
chức Lương Nông Thế giới (FAO) và WHO đã được thành lập, với nhiệm vụ
chính là xây dựng các tiêu chuẩn chung quốc tế về VSATTP và bản quy tắc
thực hiện để bảo vệ sức khỏe con người. Trong khuôn khổ ủy ban, mỗi năm
WHO ban hành từ 10-20 “thông báo khẩn cấp” cảnh báo về những vấn đề y tế
quốc tế tiềm tàng có liên quan đến thực phẩm. Nhưng đa số thông báo dựa

Trang 4 /23


vào báo cáo của các nước công nghiệp phát triển có hệ thống theo dõi dịch
bệnh tốt hơn. Cịn nhiều nước đang phát triển không quan tâm đến VSATTP
hoặc không có hệ thống báo cáo. Tại vùng hạ Sahara ở châu Phi và một số
khu vực ở châu Á và Mỹ Latinh, khi dịch bệnh bùng phát nghiêm trọng mới
có đoàn quốc tế đến điều tra và làm báo cáo.
Tháng 9 năm ngoái, khi WHO đã cảnh báo tất cả các nước thành viên về sự
bùng phát của bệnh dịch tả do vi khuẩn E.coli 0157 có trong rau bina ở Mỹ
làm chết 3 người, thì người dân nhiều nước có mạng lưới thơng tin kém
khơng hề biết có cảnh báo này.Tại Việt Nam, ngày 4.11, trong cuộc họp chiều
4.11 giữa Sở NN&PTNT TP với các thương nhân kinh doanh thịt heo tại
TP.HCM, Chi cục Thú y TP.HCM cho biết có hơn 10% số mẫu thịt heo trong
500 mẫu lấy từ đầu năm đến nay dương tính với clenbuterol (một loại thuốc

kích thích tăng trưởng) cho heo nhưng có hại cho sức khỏe con người. Yêu
cầu đưa ra cho người nuôi heo sau phát hiện này là không dùng chất kích
thích tăng trưởng.

Những bất cập trong việc quản lý về VSATTP đã ảnh hưởng không nhỏ tới
sức khỏe người dân. Chất lượng VSATTP hiện nay trên thế giới rất đáng quan
ngại, đặc biệt là tại những nơi vừa xảy ra thiên tai như lụt lội, mất mùa. Thực
phẩm trôi nổi bán ngoài thị trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh cho người
tiêu dùng. Mầm bệnh có thể nhiễm vào thực phẩm từ khâu sản xuất đến vận
chuyển và bảo quản. Hệ quả là tại nhiều nước đang phát triển có đến 3/4 dân
chúng bị nhiễm giun sán mà nguyên nhân là ăn phải thực phẩm kém vệ sinh.
Thực phẩm khơng an tồn có hóa chất độc hại là ngun nhân của 35% ca
ung thư tại các nước nghèo. Điều đáng nói là khơng chỉ các cơ sở sản xuất
nhỏ lẻ mới vi phạm các chuẩn mực VSATTP, mà ngay cả các cơng ty đa quốc
lớn cũng có lúc vi phạm nghiêm trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực nước đóng
chai và thực phẩm chế biến sẵn, có sử dụng chất phụ gia. Nhiều thực phẩm
không đạt chất lượng khi đến bàn ăn của người dân.
Trang 5 /23


Để đối phó với vấn nạn này, nhiều nước đã luật pháp hóa vấn đề VSATTP.
Một hành lang pháp lý được hình thành để kiểm sốt VSATTP từ trang trại
đến bàn ăn, với những khoản tiền phạt và chế tài nặng. Luật về VSATTP sẽ
đưa ra mức hình phạt cụ thể, và cả truy cứu trách nhiệm hình sự đối với
những cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm khơng an
tồn, có nhiều hóa chất độc hại cho sức khỏe con người. Vấn đề còn lại là
phải có một cơ quan chun trách, giữ vai trị “nhạc trưởng” để tránh xảy ra
tình trạng đùn đẩy trách nhiệm. Tại Mỹ có Cơ quan Kiểm sốt Thực phẩm và
Dược phẩm (CDC), Trung Quốc cũng có cơ quan tương tự. Cịn tại Việt Nam,
hiện có tới 5 bộ quản lý về VSATTP gồm: Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học- Công nghệ, Bộ Tài
nguyên - Môi trường và UBND các cấp, dẫn đến một thực trạng khơng có cơ
quan nào chịu trách nhiệm chính khi có vấn đề về VSATTP..

Người tiêu dùng phải biết tự bảo vệ mình
Ngành sản xuất nơng nghiệp tại nhiều nước châu Á cịn phân tán, trình độ sản
xuất lạc hậu. Có đến 70% cơ sở chế biến thực phẩm là thủ cơng, hộ gia đình
và cá thể, không đủ điều kiện bảo đảm vệ sinh mơi trường và an tồn thực
phẩm. Ví dụ, Việt Nam sản xuất khoảng 11,5 triệu tấn rau các loại. 43 tỉnh,
thành phố đã quy hoạch diện tích trồng rau an tồn (RAT) nhưng mới chỉ đạt
8,5% tổng diện tích rau cả nước. Diện tích trồng cây ăn quả an tồn đạt
khoảng 20%. Tại các nước như Bangladesh, việc vận chuyển thịt gia súc, gia
cầm tươi sống không tuân thủ điều kiện vệ sinh thú y. Công tác kiểm dịch
động vật, kiểm tra vệ sinh thú y rất sơ sài. Kết quả thanh tra 6.891 cơ sở chế
biến, giết mổ gia súc, gia cầm tại Việt Nam cho thấy, số cơ sở đạt yêu cầu chỉ
khoảng 51,8% (2007-2008). Nhiều cơ sở sản xuất thực phẩm chế biến có qui
Trang 6 /23


mô vừa và nhỏ dùng nguyên liệu chất lượng kém như thịt, cá hư để làm
nguyên liệu. Có cơ sở dùng axit HCl và xút công nghiệp để chế biến nước
tương. Thậm chí, nhiều cơ sở sản xuất bánh mì, bánh ngọt dùng cả hóa chất
tạo xốp, tạo nở trong chế biến cao su. Đây chính là nguồn gốc của ngộ độc
thực phẩm mãn tính. Tại các quốc gia Nam Á và châu Phi nghèo, có khơng ít
cơ sở sản xuất rượu, bia, nước giải khát, nước uống đóng chai quy mô nhỏ,
thủ công, chưa thực hiện đầy đủ các quy định về VSATTP. Sản xuất rượu thủ
công vẫn chiếm tỷ lệ khá lớn, và khi hàm lượng methanol, aldehyt quá cao sẽ
dẫn đến tử vong do ngộ độc rượu. Nhiều loại sữa nhập khẩu vào các nước
nghèo là hàng giả, hàng kém chất lượng, có hàm lượng protein thấp so với
tiêu chuẩn qui định của WHO. Và tệ hai hơn là sữa nhiễm melamine.

VSATTP tại các bếp ăn tập thể cũng đáng báo động khi thỉnh thoảng tại nước
này nước khác ở châu Á lại có tin về ngộ độc thực ăn gây chết người.
Người tiêu dùng cũng phải biết cách tự bảo vệ mình khi chọn mua và sử dụng
thực phẩm. Những kiến thức phân biệt thực phẩm cịn tươi và đã ơi hư; phân
biệt thực phẩm dùng màu tự nhiên và màu hóa học; phân biệt thực phẩm
nguyên chất và đã qua xử lý gia cố lại, cũng cần được phổ biến và học hỏi; rồi
cả những thực phẩm mà trong q trình sản xuất, ni thả có sử dụng những
chất cấm. Ngộ độc thực phẩm khơng từ một nhà hàng nào, dù bình dân hay
cao cấp. Đã có nhiều thực khách nhà hàng cao cấp bị ngộ độc. Vấn đề là
người ta làm gì trong nhà bếp và mức độ tuân thủ các chuẩn vệ sinh của người
quản lý nhà hàng đến đâu. Tuyệt đối không ăn uống tại các điểm mất vệ sinh.
Thận trọng với những món mắm chế biến và các món ăn sống.
Theo ước tính, những hậu quả để lại do sử dụng thực phẩm mất vệ sinh và
khơng an tồn là rất lớn. Ngồi những giờ cơng lao động mất đi do ngộ độc
còn những vấn đề khác phát sinh. Một số thực phẩm bị tẩy chay đại trà sau
khi xảy ra ngộ độc có liên quan đến nó, dẫn đến thiệt hại rất lớn cho người
sản xuất. Niềm tin của người tiêu dùng cũng mất đi đối với một loại nước
uống thơng dụng nếu có ai đó phát hiện ra có tạp chất trong nước. Tuy nhiên,
vẫn có nhiều loại thực phẩm và phụ gia được cảnh báo trên các phương tiện
thơng tin đại chúng là khơng nên dùng, vì thiếu vệ sinh an tồn, nhưng khơng
đến tai được nhiều người ở khu vực nông thôn, nên chúng vẫn được chuyển
về tiêu thụ ở đây. Những hoạt động xuất nhập khẩu lén lút qua biên giới cũng
giúp tuần hoàn các thực phẩm bị tẩy chay hay nghiêm cấm từ nước này sang
nước khác.
Trang 7 /23


II. VỆ SINH THỰC PHẨM NHỮNG CON SỐ ĐÁNG LO NGẠI:
LTS: An toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề rất đáng được quan tâm, đặc biệt là
ở đô thị và các khu cơng nghiệp vì ngày càng có nhiều tác nhân độc hại bị

phát hiện trong thực phẩm (gần đây nhất là melamine trong sữa, trứng và
aldehyde trong rượu). Mặt khác, môi trường dịch vụ ăn uống, nhất là các quán
xá xập xệ, gánh hàng ngay trên vỉa hè cũng chứa đựng nhiều nguy cơ gây ngộ
độc thực phẩm.
Cho dù Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 41/2005/QĐ-BYT nhưng đã qua
ba năm, dường như tình trạng yếu kém về vệ sinh an tồn thực phẩm vẫn
khơng được cải thiện. Thực trạng đó được minh chứng bởi liên tiếp các vụ
ngộ độc tập thể, còn số các ca cá nhân bị ngộ độc thực phẩm thì khó đếm xuể.
Chuyên đề An toàn vệ sinh thực phẩm trong số này cung cấp cho độc giả một
số thông tin tổng hợp qua các bài viết và hình ảnh do nhóm phóng viên
chuyên đề thực hiện.
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, năm 2007, cả nước xảy ra 248 vụ ngộ
độc thực phẩm (NĐTP) với 7.329 người mắc, trong đó 55 người tử vong.
So với năm 2006, tuy số lượng tử vong giảm 3,5% nhưng tổng số người
mắc lại tăng 2,7%.
Từ đầu năm đến hết tháng 9-2008, cả nước xảy ra 150 vụ ngộ độc thực phẩm
với 6.724 người mắc, trong đó tử vong 49 người. Riêng trong tháng 10/2008,

có ít nhất 12 vụ ngộ độc thực phẩm trên cả nước với khoảng 300 người mắc,
trong đó đáng lưu ý nhất là tình trạng ngộ độc rượu tại TP.HCM (bảy vụ với
12/30 bệnh nhân tử vong).
Hiện có 40 tỉnh, thành phố trong nước xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm
thường xuyên. Số ca ngộ độc thực phẩm phải nhập viện tập trung cao nhất ở
miền Đông Nam bộ (chiếm 51,91%). Nguyên nhân là do khu vực này đang

Trang 8 /23


phát triển nhiều khu công nghiệp và chế xuất nhưng vệ sinh an toàn thực
phẩm (VSATTP) ở các bếp ăn tập thể chưa được đảm bảo.

Thế nhưng số ca tử vong do ngộ độc lại tập trung nhiều ở các vùng núi phía
Bắc (55,81%) và nguyên nhân thường do người dân vơ tình sử dụng nấm độc,
bánh ngơ chứa độc tố nấm mốc và rượu không đảm bảo vệ sinh an toàn.
Tuy nhiên, theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm nước ta
có tới hơn tám triệu người bị ngộ độc và tiêu chảy do ăn uống. Đáng nói là do
tập quán ăn uống mất vệ sinh nên tỷ lệ nhiễm giun sán ở Việt Nam chiếm
khoảng 80% dân số.

Làm thịt gia cầm ngay trên miệng cống
Tại hội nghị toàn quốc về VSATTP lần II năm 2008 (ngày 9-4-2008), các số
liệu thống kê đã khiến khơng ít người phải nghi ngờ về khả năng qn xuyến
của các nhà quản lý trong việc kiểm tra VSATTP. Ban Chỉ đạo quốc gia về
VSATTP có hơn mười bộ, ngành tham gia, nhưng cho đến nay vẫn chưa có
một cơ quan chuyên trách về thanh kiểm tra VSATTP.
Năm 2007, một xã trung bình chỉ có 0,73 lượt đồn đi thanh kiểm tra
VSATTP. Hiện nay, lực lượng và số lần thanh tra y tế quá mỏng khiến những
người kinh doanh ăn uống dễ dàng tìm cách đối phó với sự kiểm tra. Đơn cử
như tại một thành phố lớn như TP.HCM, trong khi tổng cơ sở sản xuất kinh
doanh chế biến thực phẩm ở các tuyến phường xã có gần 25.000 điểm, ở
quận, huyện là hơn 10.140 cơ sở thì cấp thành phố quản lý chỉ có gần 1.500
cơ sở.
Tồn ngành y tế thành phố chỉ có 36 nhân viên chuyên trách và năm kiêm
nhiệm về việc thanh tra VSATTP, tuyến quận huyện là 50 cán bộ chuyên
trách và 36 cán bộ kiêm nhiệm, cịn tuyến phường xã có 317 nhân viên vệ
sinh an toàn thực phẩm cũng hoạt động kiêm nhiệm nhiều chức năng. Nghĩa
là bình quân mỗi cán bộ quản lý khoảng 450 cơ sở, chưa kể các vụ dịch theo
Trang 9 /23


mùa như cúm gia cầm, dịch heo tai xanh, dịch tiêu chảy cấp… Với khối lượng

công việc quá tải như thế, việc kiểm tra thiếu sâu sát và hiệu quả cũng là lẽ
đương nhiên.
Theo Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng, một trong những nguyên
nhân khiến tình trạng mất VSATTP xảy ra nhiều trong thời gian qua là do
việc xử lý các vụ việc vi phạm còn nhẹ, chưa kiên quyết và quá qua loa, khiến
nhiều người kinh doanh thực phẩm “lờn thuốc”.
Trên thực tế, trong năm 2007, số cơ sở vi phạm chiếm hơn 14% số cơ sở được
thanh tra. Tuy nhiên, 61% số cơ sở vi phạm được hưởng “án treo” (cảnh cáo),
25,9% số cơ sở bị phạt hành chính với tổng số tiền phạt là 2,33 tỉ đồng, mức
độ tiêu hủy sản phẩm chỉ chiếm 8,67% và mức độ đóng cửa cơ sở vi phạm
cịn kiêm tốn hơn, chỉ 0,44%.
Riêng tại TP.HCM, trong tháng 5-2008, Chi cục Quản lý thị trường và các cơ
quan chức năng đã kiểm tra 414 cơ sở kinh doanh và chế biến thực phẩm tại
các quận huyện. Kết quả là có đến 232 cơ sở vi phạm về vệ sinh môi trường,
kinh doanh thực phẩm khơng có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không
tập huấn VSATTP và khám sức khỏe cho nhân viên (chiếm tỷ lệ 56,04%).

Ăn uống ngay trên vỉa hè, cạnh bãi rác cũng… chẳng
sao!
Trong một lần trao đổi với báo Thanh Niên, ơng Huỳnh Lê Thái Hịa - Trưởng
phòng Quản lý VSATTP (Sở Y tế) cho biết hiện nay, tồn thành phố có hơn
28 ngàn cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trong đó 70% có điều kiện vệ
sinh ở mức trung bình và kém. Bốn quận huyện có tỷ lệ các cơ sở vi phạm
VSATTP cao nhất theo thứ tự là Thủ Đức (61,5%), Nhà Bè (51,9%), Phú
Trang 10 /23


Nhuận (48,8%), Bình Tân (43,1%), kế đó là các quận 10 (41,4%), 6 (40,6%)
và 2 (40,1%).
Năm 2007, Sở Y tế thành phố triển khai xây dựng 24 khu thức ăn đường phố

điểm trên 22 quận huyện. Theo báo cáo tổng kết hoạt động, thực tế chỉ có 20
khu có thể triển khai xây dựng, trong đó 5/20 khu đạt tiêu chuẩn (25%), các
khu còn lại tuy chưa đạt như quy định nhưng lại… khơng để xảy ra ngộ độc
thực phẩm!?
Tồn thành phố năm 2007 đã xảy ra 19 vụ ngộ độc thực phẩm, giảm 21% so
với năm 2006. Điều đáng nói là số lượng các vụ ngộ độc tập thể trên 30 người
lại tăng vọt và chiếm phần lớn (14/19 vụ). Cũng cần biết rằng TP.HCM có số
vụ ngộ độc chiếm 20% so với cả nước.

III. BAO GIỜ MỚI SẠCH ĐƯỢC ĐÂY?
Đến thời điểm này, nhiều người cho rằng quy định của Sở Y tế về bắt buộc
những cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm (kể cả hàng rong) trên
địa bàn TP.HCM phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực
phẩm (dưới đây gọi tắt là giấy chứng nhận) là bất cập, tính khả thi vô cùng
thấp.

Gà và vịt quay được bày biện thật hồnh tráng
nhưng lại khơng an tồn
Gần một năm trơi qua kể từ giờ “G” - ngày 1-1-2008, mốc cuối cùng để tiến
hành xử phạt những cơ sở, hàng quán… khơng chấp hành quy định trên, nhìn
ở góc độ ẩm thực, tình hình vệ sinh an tồn thực phẩm của thành phố đã có
chuyển biến gì?
Những điều trơng thấy
Chị Hồng, một người bán bún bò buổi sáng ở một vỉa hè trên đường Nguyễn
Văn Lương, quận 7, vừa dùng tay trần bốc hết bún đến thịt, rau cho vào tô,
vừa cười thật thà giải thích cho cách bán hàng mất vệ sinh của mình: “Khách
Trang 11 /23


ăn đơng có chút buổi sáng, khơng làm cho nhanh người ta bỏ đi thì sao? Ở đó

mà bao tay với kẹp gắp!”. Nói xong, chị thản nhiên chùi tay vào vạt áo và thối
tiền cho khách. Đó cũng là hình ảnh chung của những qn ăn vỉa hè có thể
gặp bất cứ đâu trong thành phố hiện nay.
Dù không thực sự là “quán”, nồi bún của chị Hồng vẫn có một vị trí cụ thể để
khi ai ăn chẳng may bị... ngộ độc thì cịn có nơi để u cầu các cơ quan chức
năng đến kiểm tra. Những xe đẩy hàng rong thì chịu! Buổi sáng họ bán ở
quận này, buổi chiều đã “rong” qua quận khác.
Nguy hiểm ở chỗ là loại hàng rong này thường nhắm tới học sinh. Đảo một
vòng qua những cổng trường học quanh thành phố sẽ thấy điểm chung của
những thực phẩm đang bán cho học sinh thường có màu sắc lịe loẹt, bắt mắt,
điển hình là bánh kẹo, nước giải khát tự chế…
Chủ nhân của xe cá viên chiên đang tất bật trước một cổng trường trung học
cơ sở trên đường Nguyễn Thái Học (quận 1) là một chàng trai trẻ. Xung
quanh anh ta là một nhóm hơn chục nữ sinh sau giờ tan học đang háo hức chờ
đến lượt mua. Đợi cho các khách hàng đã theo ba mẹ về nhà gần hết, anh ta
mới trả lời về giấy chứng nhận mà chúng tơi đã hỏi: “Đó là giấy gì vậy? Mua
ở đâu?”.
Trò chuyện với nhiều người bán hàng rong như anh ta ở các cổng trường mới
biết tất cả họ đều lấy hàng làm sẵn ở những “cơ sở không tên” và không biết
thứ cá viên mà nữ sinh thường ăn làm từ cá gì. Vì thế, thỉnh thoảng đây đó lại
xảy ra một vụ ngộ độc thực phẩm do ăn, uống trước cổng trường.
Tại khu vực ăn uống ở chợ Bến Thành, dù đa số người bán hàng đã biết tuân
theo những quy định căn bản như mang găng tay, dùng kẹp gắp khi chế biến
thức ăn, đồ uống, nhưng việc rửa bát đĩa ba lần như quy định của Bộ Y tế thì
khó mà thực hiện.
Những qn hàng ăn, những tủ heo quay, vịt quay che đậy sơ sài bên lề các
con đường bụi bặm ở trên nhiều đường phố thoạt nhìn có vẻ sạch sẽ, vệ sinh,
nhưng hầu như mọi người bán hàng đều dùng bàn tay trần bốc thức ăn rồi
đếm tiền của người mua và xung quanh, dưới chân họ đầy rác rưởi. Những
gánh hàng rong, xe đẩy, hủ tiếu gõ… kém vệ sinh vẫn rong ruổi trên khắp các

con đường, tiến về các cổng trường…

Trang 12 /23


Góc chợ thiếu vệ sinh như thế này đang cịn rất phổ
biến
Ngoài nguyên nhân khách quan như đường sá chật hẹp, bụi bặm, thử điểm
qua những giải thích của người bán hàng để thấy rõ hơn nguyên nhân tình
trạng vệ sinh an tồn thực phẩm khơng được cải thiện.
Các u cầu của Bộ Y tế đặt ra cho các nơi bn bán hàng rong trên thực tế
khó thực hiện được nghiêm túc, phần do ý thức, phần do điều kiện sinh hoạt
cụ thể. Chẳng hạn, do đặc tính “vừa bán vừa chạy”, các gánh hàng rong
thường chỉ dự trữ một đến hai xơ nước (từ 15 đến 30 lít) để dùng cả ngày.
Những người bán hàng ăn vỉa hè thường là nghèo, ít vốn, lấy đâu ra tiền thuê
quán, mướn nhân viên, nói chi chuyện đi khám sức khỏe định kỳ và dự các
lớp tập huấn về vệ sinh an tồn ẩm thực?
Những người có nhiệm vụ cấp phát và kiểm tra các loại giấy chứng nhận vệ
sinh an toàn thực phẩm thì đưa ra lý do khơng thể cấp các loại giấy này cho
các hàng quán vỉa hè, xe đẩy hàng rong… bởi như thế thì vơ tình hợp pháp
hóa hình thức kinh doanh đang bị cấm.
Chẳng ai dám khẳng định đến khi nào thành phố chúng ta sẽ nghiêm túc thực
hiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng những quy định của Bộ Y
tế, dù đều biết rằng giữ gìn vệ sinh an tồn thực phẩm chính là cách bảo vệ
sức khỏe cho bản thân, cho cộng đồng và còn thể hiện nếp sống văn minh đơ
thị hiện đại.
IV. VẤN ĐỀ: VỆ SINH AN TỒN THỰC PHẨM
Một trong những vấn đề xã hội đang được rất nhiều người quan tâm
hiện nay chính là tình hình vệ sinh an tồn thực phẩm. Trên các phương
tiện thơng tin đại chúng, chúng ta thấy xuất hiện ngày càng nhiều những

tin tức hình ảnh về các việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Sử dụng các
Trang 13 /23


sản phẩm mất vệ sinh gây ra nhiều hậu quả không tốt đến sức khoẻ của
mỗi người. Vậy diễn biến của tình trạng trên đang ra sao, tơi khơng dám
khẳng định trong bài viết này đã thực sự có cái nhìn tổng quan nhưng hi
vọng nó sẽ cung cấp cho bạn đọc những nhìn nhận về tình trạng mất vệ
sinh an toàn thực phẩm đang hằng ngày hằng giờ tồn tại xung quanh
cuộc sống chúng ta.
Chúng ta sẽ điểm lại một vài sự kiện gây xôn xao dư luận trong thời
gian gần đây.
Trước hết là danh sách những sản phẩm độc hại và nguy hiểm có
nguồn gốc từ nước ngồi càng ngày càng dài. Thủy sản chứa kháng sinh;
trái cây được bảo quản bằng hóa chất khơng rõ ràng nhưng để ngồi cả
tháng khơng hề tan rã. Lượng mỡ động vật thiu thối được đưa vào sử
dụng ở các quán ăn là rất lớn. Rượu không được điều chế bằng cách như
các cụ thường làm: Tức là chưng cất tinh bột mà thay vào đó là việc sử
dụng đất đèn để nấu rượu... Và chắc hẳn chúng ta cũng chưa quên vụ
việc thực phẩm cho chó và mèo ăn thực phẩm chứa chất melamine ở
Trung Quốc, kế tiếp ngay sau đó, người ta lại phát hiện thêm sữa cũng
hàm chứa chất mellamin,hệ quả là có ít nhất là 4 trẻ em thiệt mạng cùng
với hàng ngàn em mắc bệnh.
Thực tế cũng đã chỉ ra nhiều bức xúc về VSATTP như các vụ ngộ độc
tại các bếp ăn tập thể khu cơng nghiệp. Ví như trong tuần từ 1419/06/2009 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai đã có
tới 5 vụ ngộ độc tại bếp ăn tập thể. Năm 2006: 22 vụ, năm 2007: 21 vụ,
năm 2008: 32 vụ với 3.589 người bị ngộ độc. Gần đây nhất, tại cơ sở giết
mổ lợn tập trung ở Thịnh Liệt - Hồng Mai, Hà Nội cơng suất 1.000
con/đêm, qua kiểm tra 22 ô của 20 chủ hộ kinh doanh giết mổ chỉ có
25% số lợn đưa vào giết mổ được kiểm dịch, giết mổ trực tiếp trên sàn

sân, giết mổ không đảm bảo vệ sinh, khu sạch và khu bẩn là một, gây ô
nhiễm môi trường và mất vệ sinh ATTP nghiêm trọng.
Từ những dẫn chứng trên ta thấy VSATTP ở nước ta hiện đang là vấn
đề hết sức nghiêm trọng trên rất nhiều phương diện điển hình là ở: sản
xuất rau quả, chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm, thủy sản; chế biến
thực phẩm; bếp ăn tập thể, dịch vụ thức ăn đường phố; kiểm soát thực
phẩm qua biên giới và trên thị trường...

Trang 14 /23


Một hiện tượng cũng xoay quanh việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm
mà hiện nay chúng ta cần phải quan tâm chính là việc vận chuyển lậu
thực phẩm kém chất lượng qua đường biên giới đang. Đây đang là vấn
đề đau đầu của cơ quan chức năng. Nhiều người dân Việt Nam đang phải
ăn lại thứ mà người ta đã thải ra. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho
biết, ở gần biên giới Trung Quốc nhiều loại thực phẩm kém chất lượng,
nhất là gia cầm, chờ cơ hội thuận tiện là đẩy sang Việt Nam. Một kg gà ở
đường biên được mua 8.000 đồng, đến Lạng Sơn được bán với giá
20.000 - 25.000 đồng và về tới Hà Nội lại đắt hơn lên.
Hậu quả của việc mất vệ sinh an tồn thực phẩm chắc chắn ai cũng biết.
Nó gây ra rất nhiều căn bệnh nguy hiểm cho con người đặc biệt là các
bệnh về đường ruột trong đó điển hình là bệnh tiêu chảy cấp. Cách đây
khơng lâu căn bệnh này đã phát thành dịch bệnh làm không ít người bị
mắc phải thậm chí có người đã tử vong. Hiện nay dịch bệnh này đã được
đẩy lùi nhưng thực tế ra mà nói nó cịn chứa rất nhiêu nguy cơ bùng phát
lại. Tuy nhiên nếu xét về tổng thể thì chỉ như thế vẫn cịn được coi là nhẹ
bởi nếu bệnh tái phát đựơc ngay thì có nghĩa nó chỉ biểu hiện ở thế hệ
này thơi, nguy hiểm nhất là nó lại khơng thể hiện ra mà tiềm tàng ẩn náu
từ từ phát triển và đợi đến khi ta cảm nhận được thì lúc đó đã q muộn

hoặc lại có thể di truyền cho thế hệ sau. Đơn giản một ví dụ như thế này:
Như trên đã đề cập đến vụ việc sữa của Trung Quốc chứa Mellamin ai
dám đảm bảo rằng tất cả những trẻ em đã dùng sữa đó sẽ khơng có ảnh
hưởng gì đến trí tuệ và sức khoẻ sau này. Lượng trẻ em bị nhiễm độc
Mellanin lớn thế tức là có tác động đến cả một thế hệ suy rộng ra là đến
cả tương lai của một quốc gia.
Mất vệ sinh an toàn thực phẩm cịn gây ra vơ số các hậu quả khác. Nó
cũng là ngun nhân gây ra sự ơ nhiễm mơi trường, ảnh hưởng đến hệ
sinh thái...
Vi phạm trong vấn đề VSATTP hiện nay ở nước ta rất nghiêm trọng.
Vậy nguyên nhân là do đâu?. Chúng ta chưa thực sự quyết tâm thực hiện
tốt cơng tác này, vì vậy tồn tại nhiều bất cập. Trách nhiệm của cơ quan
nhà nước đối với chăm sóc sức khỏe nhân dân cịn chưa được nâng cao
và đẩy mạnh. Quan trọng hơn nữa thói quen xấu về mất vệ sinh vẫn là
thói quen cố hữu của nhiều người. Ngồi ra, chúng ta vẫn cịn yếu kém ở
khâu quản lý nhà nước về vấn đề này vẫn thiếu sự quyết tâm,sự đồng bộ.
Trang 15 /23


Khâu tổ chức sản xuất để có thực phẩm an toàn cũng chưa ổn mà ngược
lại, sản xuất chứa đựng rất nhiều nguy cơ vì manh mún ; chất lượng hàng
hóa một đằng cơng bố một nẻo. Đặc biệt, các chế tài xử lý hiện nay chưa
đủ mạnh vì vậy hiệu quả ngăn chặn còn thấp. Tuy nhiên chúng ta cũng
nên quan tâm đến các nguyên nhân khách quan khác: nền nơng nghiệp
của nước ta cịn nhiều thơ sơ lạc hậu , khoa học kĩ thuật áp dụng chưa
sâu quan trọng là chưa triệt để, tức là vẫn luôn giữ thói quen nhìn nhận
vấn đề cịn nơng cạn. Đại đa số các hộ làm nơng nghiệp thực hiện trên
mơ hình nông dân nhỏ lẻ, do vậy việc đầu tư đồng bộ từ giống, cây trồng
vật nuôi đến việc áp dụng các biện pháp canh tác, nuôi trồng theo quy
cách đảm bảo an tồn thực phẩm như GAP, HACCP cịn hạn chế. Mặt

khác, đầu ra của sản phẩm an tồn cịn chưa được chấp nhận phổ biến
khi giá của các sản phẩm này cao hơn so với sản phẩm canh tác thông
thường. Do vậy, khi kiểm tra các chỉ tiêu VSATTP của sản phẩm lưu
thông trên thị trường chúng ta vẫn nhận được các kết quả khơng như
mong muốn, vẫn có tồn dư hoá chất BVTV vượt giới hạn cho phép,
trong rau chiếm từ 11,65-13%, trong quả từ 5-15,15%. Hơn nữa việc xã
hội hố cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc vệ sinh an tồn thực phẩm.
Cụ thể với chính sách mở, người người có thể kinh doanh nên việc kiểm
tra các cơ sở bn bán hóa chất BVTV, thức ăn chăn nuôi, phụ gia thực
phẩm, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm gặp rất nhiều khó khăn,
người trực tiếp sản xuất, kinh doanh chỉ quan tâm đến lợi nhuận của các
nhân mình mà bất chấp các quy định vệ sinh an tồn; việc kiểm sốt,
mua ngun liệu đầu vào chưa đảm bảo đúng yêu cầu vệ sinh an toàn.
Người tiêu dùng vẫn chủ quan, chấp nhận những quán hàng ăn khơng
đảm bảo vệ sinh. Vai trị quản lý của các cấp, các ngành trong từng khu
vực địa giới chưa được đề cao, chưa có tác dụng sâu sắc.
Vậy để khắc phục việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm chúng ta đã làm
gì và cần phải làm thên những gì nữa?. Ở nước ta cũng đã có một số hội
bảo vệ người tiêu dùng, nhưng do một số lí do nào đó, các hội này chưa
hoạt động tích cực. Theo báo chí cho biết , mặc dù Hội Tiêu chuẩn và
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (HTC&BVNTD) đã được ra đời trên
20 năm, nhưng Hội chưa bao giờ khởi tố một vụ kiện nào để bảo vệ
người tiêu dùng theo tiêu chí hành động của Hội! Thật vậy, trước những
lem nhem về thực phẩm bị nhiễm hóa chất và hàng loạt vấn đề an toàn
Trang 16 /23


thực phẩm khác xảy ra gần đây, hội bảo vệ người tiêu dùng hầu như
chưa có tiếng nói!
Hiện nay, HTC&BVNTD phải chờ người tiêu dùng khiếu nại họ mới can

thiệp. Đã đến lúc HTC&BVNTD phải thực hiện vai trò “bảo vệ” người
tiêu thụ bằng cách tích cực và chủ động điều tra thị trường hơn
nữa.
VSATTP rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ bao
gồm cả thể chất và trí tuệ, ảnh hưởng đến giống nịi người Việt Nam; ảnh
hưởng tới sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Do vậy, đối với vấn
đề VSATTP, mọi người hãy quan tâm nhiều hơn nữa, có trách
nhiệm hơn ở mỗi vị trí của mình. Ví dụ: Đầu tiên, người dân cần đặc biệt
chú ý tới việc ăn chín, uống sôi. Hãy biết chọn, mua, và chế biến sử
dụng thực phẩm an tồn, chỉ mua thực phẩm có đầy đủ nhãn mác, cịn
hạn sử dụng, rõ nguồn gốc, khơng có mùi vị lạ, khơng bị ơi thiu, mốc
hỏng... Biết chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm an tồn, khơng
gây ngộ độc cho người sử dụng. Người sản xuất, chế biến, kinh doanh
thực phẩm cần phải tuân thủ các quy định của nhà nước để đảm bảo
VSATTP. Chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình trước người tiêu dùng
và xã hội.
Đúng là vấn đề kiểm sốt VSATTP khơng thể một sớm một chiều giải
quyết ngay được và việc giải quyết nó cũng khơng phải là trách nhiệm
của mỗi cá nhân hay một tổ chức nào cả . Vậy nên để cơng tác thực hiện
vệ sinh an tồn thực phẩm được hiệu quả nhất rất cần đến sự hợp tác tích

cực của quần chúng (qua các hiệp hội người tiêu dùng) trong việc giám
Trang 17 /23


sát an toàn thực phẩm kết hợp với sự cố gắng nỗ lực của các cơ quan tổ
chức. Hi vọng trong thời gian tới việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ
có xu hướng giảm. Nó sẽ tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển đất
nước bởi chất lượng thực phẩm là thành tố liên quan trực tiếp đến sự
phát triển của mỗi con người và mỗi con người đóng vai trị là nhân tố

ảnh hưởng tới sự lớn mạnh của mỗi quốc gia.

Trang 18 /23


Một số hình ảnh minh hoạ

V. VỆ SINH AN TỒN THỰC PHẨM Ở VIỆT NAM.
Vệ sinh An toàn Thực phẩm ở Việt Nam là vấn đề được nhắc đến thường
xuyên vì đây là một vấn đề vơ cùng nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe của
người dân, nhưng chưa được giải quyết đến nơi đến chốn.
Ảnh: Vệ sinh an toàn thực phẩm tại Việt Nam đang là một vấn đề cần sự quan
tâm của toàn xã hội. AFP PHOTO
Vậy các cơ quan chức năng có những biện pháp gì để giải quyết vấn đề mà xã
hội và người dân luôn quan tâm này. Cịn người dân thì nhận xét thế nào về
những biện pháp mà cơ quan chức năng đưa ra?
Ngộ độc thức ăn
Theo thống kê của Bộ Y tế thì trong tháng tư vừa qua có hơn 900 người bị
ngộ độc thực phẩm và trong số đó đã có 7 người tử vong. Mỗi năm cứ đến
khoảng mùa nóng bắt đầu thì vấn đề vệ sinh an tồn thực phẩm lại được nhắc
đến và “Tháng Vệ sinh An toàn thực phẩm” lại được phát động.

Trang 19 /23


Từ các cơ quan chức năng đến toàn xã hội đều rung lên hồi chng cấp báo
về tình trạng bất an trong vệ sinh thực phẩm, từ rau quả, cho đến thức ăn, đồ
uống.
Anh Nguyễn Thanh Tùng, Giáo viên ở TP.HCM cho rằng: “Tháng Hành động
vì chất lượng Vệ sinh An tồn thực phẩm” mang tính chất phong trào, nó

được nhắc đi nhắc lại như một điệp khúc mỗi năm nhưng kết quả thì cịn q
ít:
“Ở trường tơi dạy năm nào cũng có đồn đến kiểm tra có khi một đợt có khi

hai đợt, nhưng những đợt xuống kiểm tra đều có báo trước nên ở trường đã có
chuẩn bị đầy đủ, chỉ là hình thức thơi. Đây là một vấn đề cả xã hội phải cùng
có trách nhiệm.
Mỗi người phải có ý thức, ví dụ người bn bán phải giữ vệ sinh. Phần nữa là
nhà nước cần có một đội ngũ đi kiểm tra thường xuyên, còn nếu chỉ làm từng
đợt thì hể có kiểm tra thì người ta làm tốt cịn khơng thì thơi. Vấn đề quan
trọng là ý thức ở mỗi người.”
Một trong những nguyên nhân theo anh Tùng là do chưa có sự phối hợp tốt
giữa các cơ quan chức năng, giữa các địa phương. Công tác thanh tra, kiểm
tra chưa thường xuyên mà chỉ dấy lên như một phong trào. Và khi phát hiện
đơn vị vi phạm thì cũng khơng kiên quyết xử lý.
Quản lý vệ sinh thực phẩm?

Trang 20 /23


Chính Quốc hội Việt Nam cũng phải lên tiếng về tình hình chất lượng vệ sinh
an tồn thực phẩm khi khơng được giải quyết đúng mức bởi vì nó khơng chỉ
ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người mà còn tác động đến sự
phát triển của nền kinh tế, nhất là trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa.
Vừa qua trong phiên họp thứ 19 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội, việc thực
hiện chính sách pháp luật về quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đã
được đưa ra thảo luận.
Các đại biểu đã nhất trí cho rằng trong thời gian qua chất lượng vệ sinh an
toàn thực phẩm đã được cải thiện, nhưng vẫn đang ở trong tình trạng đáng
quan ngại, chưa đạt được sự tin cậy ở người tiêu dùng.

Việc quản lý, kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn đang tồn
tại những yếu điểm như: việc ban hành quá nhiều văn bản pháp luật với hiệu
lực pháp lý khác nhau, cộng với việc thực hiện các văn bản pháp luật còn
chậm, bộ máy quản lý cồng kềnh chồng chéo hoặc bỏ sót một số lĩnh vực gây
khó khăn cho quá trình áp dụng luật.
Một báo cáo mới đây của Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của
Quốc hội cho thấy những con số đáng lo ngại như: diện tích rau an tồn chỉ
đạt 8,5% tổng diện tích rau cả nước, số lượng gia súc gia cầm giết mổ trong
năm ngối được kiểm sốt chỉ có 58,1%, và có tới 93,9% cơ sở dịch vụ ăn
uống chưa được cấp Giấy Chứng Nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực
phẩm. Những con số khách quan ấy đã hé mở nhiều điều về thực trạng chất
lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay.
Ý thức cộng đồng
Trước những số liệu báo động như vậy Nhà nước phải đưa ra những biện
pháp cấp thời. Các đoàn kiểm tra VSATTP được chỉ thị tập trung vào các mặt

Trang 21 /23


hàng như nước giải khát, các thực phẩm có nguy cơ cao, và kiên quyết xử lý
những đơn vị vi phạm.
Ngoài ra, Bộ Y tế đang tiếp tục bản dự thảo lần 6 “Quy định về đăng ký lưu
hành đối với sản phẩm liên quan an toàn thực phẩm và hướng dẫn thực hiện.
Anh Nguyễn Đình Nhân, cán bộ quản lý của Nhà hàng Đông Phương, một
doanh nghiệp tư nhân kinh doanh ngành ăn uống ở Thành phố Hồ Chí Minh
cho biết:
“Theo ý kiến của chúng tơi thì các chương trình hưởng ứng Tháng vệ sinh an
tồn thực phẩm ở Việt Nam làm rất tốt. Đây là một chương trình rất hiệu quả
và hữu ích cho người sử dụng thực phẩm, đặc biệt trong tình hình có các vụ
ngộ độc thực phẩm trong thời gian qua.

Nó khơi dậy trong mỗi người sự chú tâm tới vấn đề an toàn thực phẩm theo
hướng phải làm tốt hơn nữa để đưa đến chổ là thực phẩm phải được an toàn
tuyệt đối.”
Mỗi năm cả nước có khoảng trên sáu ngàn người bị ngộ độc thực phẩm, điều
đó cho thấy nếu như giải quyết tốt khâu vệ sinh an tồn trong thực phẩm
khơng những bảo vệ sức khỏe của người dân mà còn tiết kiệm ngân sách y tế
để giải quyết các ca bệnh.
Không chỉ có cái nhìn tồn diện hơn về vấn đề vệ sinh an tồn thực
phẩm, những câu chuyện bằng hình ảnh của các tác giả trong cuộc thi
ảnh về “Vệ sinh an tồn thực phẩm” do Bộ Thơng tin & Truyền Thông
phối hợp với Bộ Y tế tổ chức đã khiến khơng ít người xem phải bất ngờ.
Sau 2 tháng phát động cuộc thi, 369 tác phẩm dự thi của 165 tác giả ở 47 tỉnh,
thành phố trong cả nước được gửi về. Ban tổ chức đã lựa chọn và trao 3 giải
nhì, 3 giải nhất, và 5 giải khuyến khích, khơng có giải nhất cho 11 tác phẩm
của 10 tác giả.

Một trong những bức ảnh đạt giải
Các tác phẩm đạt giải như “Kiểm tra chất lượng tương” của tác giả Trường
Thi, “Giặt và rửa” của tác giả Nguyễn Đức Trí hay “Chị em” của Siu H’Kết
Trang 22 /23



Với quan niệm là mạnh dạn nói thẳng và nói đúng sự thật, phản ánh ở nhiều
góc độ khác nhau về mặt được và chưa được của vấn đề an toàn vệ sinh thực
phẩm hiện nay, ngay từ ngày đầu tiên khai mạc, triển lãm ảnh đã thu hút được
khá nhiều người quan tâm.
Từ cảnh heo quay được bầy bán cùng thịt sống, hay hình ảnh các cơ cậu học
sinh quây quần bên quán ăn ven đường để đón chờ những món ăn mất vệ sinh
đến những hình ảnh về người chị đang bốc mỳ cho em ăn… và những thói

quen sinh hoạt mất vệ sinh của một số người ở thành phố, ở nông thôn hay
trên khắp mọi miền của đất nước đều được thể hiện sống động trong từng tác
phẩm.
Rất nhiều người tới xem triển lãm đã không khỏi giật mình trước những câu
chuyện được tác giả ghi lại bằng hình ảnh, bởi thật khó để tưởng tượng rằng,
những hình ảnh đó lại có thể diễn ra trong sinh hoạt hàng ngày của người dân.

Trang 23 /23



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×