Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Bài giảng sinh học động vật chương 2 2 hệ thụ cảm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.29 MB, 91 trang )

Chương II.2. HỆ THỤ CẢM

1


HỆ THỤ CẢM
I. Khái niệm hệ thụ cảm
II. Cơ quan cảm giác da và nội tạng
III. Cơ quan phân tích vị giác
IV. Cơ quan phân tích khứu giác
V. Cơ quan phân tích thị giác
VI. Cơ quan phân tích thính giác
2


Khái niệm hệ thụ cảm


Hệ thụ cảm còn được gọi là cơ quan cảm giác.



Là các cơ quan chuyên trách gồm những tế bào
đã được biệt hóa để tiếp nhận mọi dạng kích
thích từ môi trường bên ngoài và bên trong đối
với cơ thể.



Là bộ phận đầu tiên của một quá trình thần kinh
phức tạp. Nhờ hệ thụ cảm mà người và động


vật tiếp thu được mọi tín hiệu từ môi trường.

3


Con đường cảm giác
Một con đường cảm
giác điển hình thường có 3 bộ
phận chính:
Bộ phận ngoại biên:
gồm những tế bào cảm
giác chuyên biệt với những
kích thích khác nhau của
môi trường (Receptors).
Bộ phận dẫn truyền:
các dây thần kinh làm
nhiệm vụ dẫn truyền thông
tin (dẫn truyền hướng tâm
Afferent neuron).
Bộ phận trung ương:
các cấu trúc tương ứng
trong hệ thần kinh trung
ương.

4


Phân loại cơ quan cảm giác
Cơ quan phân
tích xúc giác: da

Cơ quan phân
tích vị giác: lưỡi
Cơ quan phân
tích khứu giác:
mũi
Cơ quan phân
tích thị giác: mắt
Cơ quan phân
tích thính giác và
thăng bằng: tai
5


Cơ quan xúc giác (Da)
cơ quan thông báo cho cơ thể những
cảm giác va chạm, tiếp xúc, nóng, lạnh và
đau.

 Là

 Người

ta thường xem da và niêm mạc là
cơ quan xúc giác, đây là cơ quan chiếm
diện tích lớn nhất của cơ thể (1,5m2 ở
người)

6



Cơ quan phân tích xúc giác (Da)
Diện tích da ở người được tính theo công
thức của Du Bois:
S = 71,84 x P0,425 x H0,725
Trong đó:

S: diện tích (m2)
H: chiều cao cơ thể (m)
P: trọng lượng cơ thể (kg)

7


Cấu tạo của da
Gồm 3 lớp:
Lớp biểu bì
(Epidermis)
Lớp da chính
thức (Hạ bì :
Dermis)
Lớp dưới da
(Hypodermis)
8


Lớp biểu bì (Epidermis)
Ở ngoài cùng, được cấu tạo bởi biểu mô phủ dẹt tầng
sừng hóa.





Có độ dày mỏng khác nhau tùy theo vị trí trên cơ thể.

Không có mao quản, sự dinh dưỡng nhờ các mao quản
trong lớp bì.


9


Lớp biểu bì (Epidermis)
Chia làm 4 lớp:
 Lớp sừng: lớp ngoài cùng,
nhân tế bào thoái hóa, chỉ
còn mỡ và phức hợp
keratohyalin,
enzyme
lysosom.
 Lớp hạt: gồm một số tế
bào dẹt, chứa nhiều hạt
keratohyalin và tơ trương lực.
 Lớp Malpighi: gồm những
tế bào đa giác có nhân sáng,
tế bào chất có hạt.
 Lớp đáy: gồm 1 hàng tế
bào hình trụ thấp tựa trên
màng đáy. Có nhiều tế bào
tạo hắc tố melanin tạo màu
da.


10


Lớp da chính thức (Hạ bì-Dermis)


Là lớp giữa.

Ở người và thú không
có tế bào thụ cảm riêng
biệt. Các đầu mút thần
kinh cảm giác tỏa ra một
cách tự do trên da.


Ví dụ: Đầu mút dây số V
phân bố ở vùng đầu mặt,
dây tủy sống phân bố ở
vùng da thân và chi.
Các mút thần kinh tận
cùng bằng các vi thể tiếp
nhận các kích thích khác
nhau từ môi trường.


11


Lớp da chính thức (Hạ bì-Dermis)

Thể Meissner thu
nhận kích thích cơ
học ma sát.
Thể Paccini thu
nhận kích thích cơ
học áp lực.
Thể Krause thu
nhận kích thích nhiệt
độ lạnh.
Thể Ruffini thu
nhận kích thích nhiệt
độ nóng.
Các đầu mút thần
kinh thu nhận kích
thích đau.

12


Lớp da chính thức (Hạ bì-Dermis)
Trong lớp này có các cấu tạo như lông
(pili), móng (ungues) và tuyến da (tuyến
nhờn, tuyến mồ hôi, tuyến sữa)

13


Lông (Hair folicle)
Mỗi lông có cấu tạo gồm chân
lông nằm trong 1 túi thượng bì,

thân lông mọc lên trên mặt da.
Gốc chân lông có một phần
phình gọi là hành lông, nơi phát
triển của lông về chiều dài.


Cắt ngang lông có 3 phần:
màng bọc, vỏ và tủy lông.


Lông mọc xiên trên da. Phần
chân lông có cơ dựng lông là
các sợi cơ trơn.


Chức năng của lông là giữ
nhiệt và bảo vệ.


14


Móng (Ungues)


Là sản phẩm của biểu bì dưới dạng một tấm
chất sừng phủ lên mặt sau (hay trên) các đốt
cuối cùng của ngón tay và chân.

15



Tuyến nhờn (Sebaceaous gland)


Là tuyến nang



Nằm trong
chính thức.



Tuyến mở ra ở phần
chân lông, tiết chất
nhờn vào túi thượng
bì ở gốc lông. Chất
nhờn làm cho da mềm
mại, tránh khô nứt nẻ.



Tuyến nhờn không có
ở lòng bàn tay, bàn
chân.

lớp

da


16


Tuyến mồ hôi (Sweat gland)


Là tuyến ống.



Đầu phía dưới cuộn lại
thành búi nằm trong tầng
lưới của lớp da chính thức.
Đầu phía trên vòng xoắn ốc
xuyên qua biểu bì và đổ ra
ngoài mặt da.



Phân bố không đều, mật độ
cao nhất ở lòng bàn tay,
bàn chân, hốc nách; không
có ở môi, da mỏng, đầu
ngọc hành.



Tham gia quá trình điều
nhiệt và nước của cơ thể.

17


Tuyến sữa
Do sự biến đổi của tuyến mồ hôi

18


Lớp dưới da (Hypodermis)
Ở tầng dưới cùng, tiếp xúc với các cơ
quan bên trong cơ thể.


19


Chức năng của da


Bảo vệ chống lại các tác dụng cơ học, chống sự
xâm nhập của vi khuẩn và chất độc.



Trao đổi chất: bài tiết mồ hôi, điều hòa thân
nhiệt, làm nhiệm vụ hô hấp.




Cảm giác: da được coi là cơ quan cảm giác
nhiệt và đau. Mỗi vùng của da tiếp nhận những
cảm giác khác nhau và ngưỡng cảm giác ở mỗi
vùng khác nhau. (Da có khoảng 500.000 điểm
thu nhận kích thích cơ học, 250.000 điểm thu
nhận kích thích nhiệt độ lạnh, 30.000 điểm thu
nhận kích thích nhiệt độ nóng, 3.500.000 điểm
thu nhận kích thích cảm giác đau)
20


Cảm giác xúc giác của da


Thuộc loại cảm giác nông, được chia thành:



Cảm giác xúc giác thô sơ:





Cảm giác thô sơ ma sát do các thể Meissner thu
nhận, được phân bố trên da và một số niêm mạc ở
miệng, hốc mũi, môi, ngón tay, râu, tóc… khả năng
cảm nhận rất nhạy do ở quanh nang lông có các đám
rối thần kinh.




Cảm giác thô sơ áp lực do thể Paccini thu nhận,
được phân bố ở lớp sâu của da, gân, dây chằng, mạc
treo ruột…

Cảm giác xúc giác tinh vi (cảm giác nông có ý thức):
phân biệt được các kích thích xúc giác tinh tế như lần
biết chữ nổi, hướng chuyển động trên da. Do các tiểu
thể như cảm giác thô sơ thu nhận
21


Cảm giác nhiệt độ


Thụ cảm Ruffini tiếp nhận kích thích nóng, thụ
cảm Krause tiếp nhận kích thích lạnh.



Thụ cảm thể lạnh Krause phân bố ở độ sâu
0,17mm, thụ cảm thể nóng Ruffini: 0,3mm 
kích thích nhiệt độ thấp gây phản ứng nhanh
hơn nhiệt độ cao.



Cảm giác nhiệt của cơ thể còn phụ thuộc vào
hiện tượng “tương phản nhiệt”, đó là mối tương

tác giữa nhiệt độ cơ thể, môi trường và kích
thích trực tiếp. Ví dụ ta nhúng tay vào chậu
nước có nhiệt độ 300C, mùa đông ta có cảm
giác ấm, mùa hè ta có cảm giác mát.
22


Cảm giác đau


Thể thụ cảm là các đầu mút sợi thần kinh không có bao
myelin, phân bố ở nhiều nơi trong cơ thể:
 Phía

ngoài: trong mô bì da, màng cứng và màng liên
kết của mắt, màng nhầy trong miệng, mũi…
trong: tại các nội quan như màng xương, mạch
máu, màng bụng, màng phổi, màng não…

 Phía


Cảm giác đau xuất hiện với kích thích mạnh trên
ngưỡng.



Kích thích quá mạnh  cảm giác đau xuất hiện là một
cơ chế tự vệ, có ý nghĩa sinh học quan trọng của các hệ
thống sống. Phản ứng trả lời cảm giác đau là một loạt

các phản xạ tự vệ của nhiều hệ cơ quan trong cơ thể.
23


Cảm giác đau

Cơ chế của cảm giác đau
24


Đường dẫn truyền cảm giác

Dẫn truyền cảm giác sâu, có ý thức

Dẫn truyền cảm giác thô sơ, đau và nhiệt độ
25


×