Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bài tập tài chính doanh nghiệp chương 2 phân tích và quyết định đầu tư ngắn hạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.86 KB, 4 trang )

Chương 2
PHÂN TÍCH VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ NGẮN HẠN
Bài tập 1:
Công ty T&T sử dụng mô hình Baumol xác định tồn quỹ tiền mặt tối ưu, công ty dự kiến
tổng tiền mặt cần thiết cho năm tới là 21.250.000.000 đồng. Lãi suất ngắn hạn bình quân
trên thị trường là 8,5%. Chi phí giao dịch mỗi khi bán chứng khoán ngắn hạn là 500.000
đồng. Giả sử giao dịch thu, chi của Công ty diễn ra giống các giả định của mô hình Baumol.
Yêu cầu:
a. Tính mức tồn quỹ tối ưu của công ty.
b. Tính chi phí giao dịch, chi phí cơ hội và tổng chi phí.
c. Tính số lần công ty phải bán chứng khoán ngắn hạn.
Bài tập 2:
Giám đốc tài chính công ty HC nếu sử dụng mô hình Baumol thì tồn quỹ tiền mặt tối ưu của
công ty là 2.000.000.000 đồng. Lãi suất hàng năm của các loại chứng khoán ngắn hạn là
9,5%. Chi phí giao dịch mỗi khi bán chứng khoán ngắn hạn là 1.500.000 đồng. Giả sử giao
dịch thu chi của Công ty diễn ra giống các giả định của mô hình Baumol.
Yêu cầu:
Dựa vào những thông tin trên, hãy suy luận xem mức bồi hoàn tiền mặt hàng tuần của công
ty là bao nhiêu?
Bài tập 3:
Ban giám đốc công ty CPC đang xem xét để hoạch định chính sách dự trữ tiền mặt tốt nhất
cho công ty. Một số thông tin được thu thập như sau:
- Công ty CPC hiện đang có số dư tiền mặt là 300 triệu đồng.
- Công ty dự kiến trong suốt năm hoạt động, tiền chi ra vượt mức tiền thu về hàng tháng là
345 triệu đồng.
- Mỗi lần mua hoặc bán chứng khoán ngắn hạn, công ty phải trả cho nhà môi giới khoản chi
phí là 400 ngàn đồng. Ngoài ra không có chi phi khác.
- Lãi suất hàng năm khi đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn là 8%.
Bạn hãy giúp ban giám đốc công ty ra quyết định về chính sách dự trữ tiền mặt tối ưu bằng
cách trả lời các câu hỏi sau:
a. Số dư tiền mặt hiện tại của công ty đã tối ưu hay chưa?


b. Công ty có thể gia tăng số tiền đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn hay không?
c. Trong suốt 12 tháng tới công ty phải bán chứng khoán ngắn hạn bao nhiêu lần để bù đắp
tiền mặt trong chi tiêu?
1


Bài tập 4:
Công ty SV và SB đều quản lý tồn quỹ theo mô hình Miller – Orr. Dòng tiền ròng hàng
ngày của SV được kiểm soát trong khoảng từ 100 triệu đến 200 triệu đồng, trong khi dòng
tiền ròng của SB được giữ trong khoảng từ 150 triệu đến 300 triệu đồng. Lãi suất hàng năm
được xem như chi phí cơ hội của SV và SB lần lượt là 10% và 9%. Chi phí giao dịch mỗi
khi chuyển đổi từ tiền mặt ra chứng khoán và ngược lại của SV là 2 triệu, của SB là 2,5
triệu.
Yêu cầu
a. Tồn quỹ mục tiêu của hai công ty là bao nhiêu?
b. Công ty nào có dòng tiền ròng hàng ngày biến động hơn?
Bài tập 5:
Phương sai của ngân lưu ròng hàng ngày của công ty TAI là 144 triệu đồng. Chi phí cơ hội
của việc giữ tiền mặt là 9%/năm. Chi phí giao dịch mỗi lần mua bán chứng khoán ngắn hạn
là 500.000 đồng. Công ty nên thiết lập định mức tồn quỹ mục tiêu và định mức tồn quỹ tối
đa là bao nhiêu, nếu mức tồn quỹ tối thiểu là 2 triệu đồng.
Bài tập 6:
Doanh thu bán sỉ hàng năm của công ty KC hiện đang ở mức 24 tỷ đồng và kỳ thu tiền bình
quân là 30 ngày. Ban giám đốc công ty đang xem xét để hoạch định chính sách bán chịu của
công ty. Ban giám đốc tin tưởng rằng nếu tiêu chuẩn bán chịu càng được nới lỏng hơn (theo
thứ tự A, B, C, D) thì sẽ mang lại kết quả như sau:
Chính sách bán chịu
A
B
C

D
2,8 1,8
1,2
0,6

Chỉ tiêu

Mức tăng thêm doanh thu của chính sách mới so với cũ (tỷ
đồng)
Kỳ thu tiền bình quân khi áp dụng chính sách mới (ngày)
45
60
90
144
Mức tổn thất nợ không thể thu hồi của chính sách mới (%)
3
6
10
15
Biết rằng, giá bán bình quân đơn vị sản phẩm của công ty là 20.000 đồng và biến phí là
18.000 đồng/sản phẩm và chính sách sau càng nới lỏng hơn chính sách trước.
Yêu cầu
a. Nếu không có tổn thất do nợ không thu hồi được thì công ty nên lựa chọn chính sách bán
chịu nào? Tại sao?
b. Nếu có tổn thất do nợ không thu hồi được thì công ty nên lựa chọn chính sách bán chịu
nào? Tại sao?
Bài tập 7:
Công ty VTP sản xuất hàng X, doanh thu thuần hàng năm của công ty là 24.000.000 đồng.
Doanh thu này đã vượt qua doanh thu hòa vốn nhưng chưa sử dụng hết công suất nên gia
tăng doanh thu sẽ không làm tăng định phí. Biến phí đơn vị mỗi sản phẩm là 800 đồng, đơn

2


giá bán chưa thuêt1 GTGT là 1.000 đồng/sản phẩm. Công ty dự định đưa ra hai chính sách
bán chịu để tăng doanh thu như sau:
Chỉ tiêu

CS Hiện tại

Chính sách A

Chính sách B

24.000.000

30.000.000

33.000.000

5%

9%

45 ngày

60 ngày

Doanh thu bán chịu
Tỷ lệ không thu được nợ so với doanh
thu tăng thêm

Kỳ thu tiền bình quân

30 ngày

Chi phí thu tiền

1% trên dư nợ bình quân

Chi phí sử dụng vốn (chi phí cơ hội) là 18%
Yêu cầu: Hãy tính toán và góp ý với công ty về chính sách bán chịu trên
Bài tập 8:
Công ty Tribeco là công ty kinh doanh hàng tiêu dùng với mạng lưới chi nhánh và đại lý
bán lẻ rộng khắp. Theo thông tin thu thập được từ phòng kinh doanh, doanh thu bán chịu
hàng năm của công ty khoảng 40 tỷ đồng, kỳ thu tiền bình quân là 60 ngày và chi phí cơ hội
tính trên khoản phải thu là 12%/năm. Hiện tại công ty đang áp dụng chính sách bán chịu là
Net 30. Nếu thay đổi chính sách bán chịu thành 2/10, net 30 thì ước tính có khoảng 40%
khách hàng sẽ trả nhanh để lấy chiết khấu, do đó, kỳ thu tiền bình quân sẽ giảm chỉ còn 30
ngày. Theo bạn công ty có nên áp dụng chính sách mới hay không? Tại sao?
Bài tập 9:
Một cửa hàng có tài liệu như sau:
1.000.000 đơn vị/năm

- Nhu cầu hàng hoá cả năm:

- Chi phí lưu kho tính trên một đơn vị tồn kho: 3.000 đồng/đơn vị
- Chi phí cho mỗi lần thực hiện đơn dặt hàng:

60.000 đồng/đơn đặt hàng

Yêu cầu:

a. Tính khối lượng hàng mỗi lần cung cấp, tổng chi phí tồn kho dự trữ.
b. Số lần hợp đồng cung cấp vật tư tồn kho.
c. Số ngày nhập kho cách nhau bình quân trong kỳ.
d. Xác định điểm đặt hàng.
e. Giả sử số giờ giao hàng tính từ lúc đặt là 24 giờ, xác định điểm đặt hàng của cửa hàng.
Bài tập 10:
Cửa hàng B bán 240.000 túi xách mỗi năm, giá mua mỗi túi xách là 56.000 đồng chi phí lưu
trữ là 15% so với giá mua và chi phí mỗi lần đặt hàng là 785.575 đồng.
Yêu cầu
a. Tính lượng đặt hàng tối ưu và chi phí tồn kho tối ưu.
3


b. Nếu thời gian từ lúc đặt hàng đến khi hàng về cửa hàng là 2 ngày thì lượng tồn kho đặt
hàng là bao nhiêu?
c. Nhà cung cấp đưa ra chính sách chiết khấu như sau: Lượng đặt hàng từ 8.000 đơn vị cho
đến nhỏ hơn 12.000 đơn vị thì tỷ lệ chiết khấu là 0,5% và nếu lượng đặt hàng từ 12.000 đơn
vị trở lên thì tỷ lệ chiết khấu là 1,5%. Hãy xác định lượng đặt hàng tối ưu và tổng chi phí
tồn kho tối ưu trong trường hợp này. (Trong trường hợp này tổng chi phí bao gồm: tổng giá
mua, tổng chi phí đặt hàng, tổng chi phí tồn kho)
Bài tập 11:
Công ty B có các số liệu cụ thể như sau: Sản lượng bán hàng hàng năm là 560.000 đơn vị,
giá mua mỗi đơn vị là 25.000 đồng, chi phí lưu trữ là 15% giá mua và chi phí đặt hàng là
783.783,5 đồng
Yêu cầu
a. Tính lượng đặt hàng tối ưu và số lần đặt hàng tối ưu.
b. Nếu lượng bán tăng 100% thì lượng đặt hàng tối ưu tăng bao nhiêu %?
c. Nếu chi phí lưu kho giảm 30% thì lượng đặt hàng tối ưu là bao nhiêu?
d. Nếu chi phí mỗi lần đặt hàng giảm 40% thì lượng đặt hàng tối ưu thay đổi bao nhiêu %?
e. Nếu thời gian từ lúc đặt hàng đến khi hàng về kho là 2 ngày thì lượng tồn kho đặt hàng là

bao nhiêu?
f. Nếu lượng tồn kho bảo hiểm là 1.000 đơn vị thì tổng chi phí tồn kho tối ưu là bao nhiêu.

4



×