Tải bản đầy đủ (.pdf) (286 trang)

Bài giảng tài chính doanh nghiệp chương 2 GV đào lan phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 286 trang )

CHƯƠNG 2
VỐN KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP


Tài liệu tham khảo
Giáo trình các trường kinh tế
 Quyết định số 206/2003/QĐ – BTC
Ngày 12/12/2003.
 Thông tư số 203/2009/TT – BTC
hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng
và trích khấu hao tài sản cố định. Có
hiệu lực từ ngày 1/1/2010.
 Quyết định số 2841/QĐ – BTC ngày
16/11/2009, đính chính phụ lục số 2
thông tư 203.



Thời lượng
Tổng số tiết: 12
 Lý thuyết : 10
 Bài tập: 2



NỘI DUNG
Vốn kinh doanh của DN
 Vốn cố định
 Vốn lưu động
 Chi phí sử dụng vốn của DN


 Tài trợ vốn của doanh nghiệp



1.1. Vốn kinh doanh của DN


KN:
Vốn kinh doanh của DN là biểu hiện
bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản
được huy động, sử dụng vào hoạt động
sản xuất kinh doanh nhằm mục đích
sinh lời.


Phân loại vốn kinh doanh
 Theo

nội dung vật chất
 Theo hình thái biểu hiện
 Theo thời gian đầu tư và thu hồi
 Theo nguồn hình thành


Phân loại theo nội dung vật chất




Vốn cố định

Vốn lưu động


Phân loại theo hình thái biểu
hiện
Vốn bằng tiền
 Vốn vật tư hàng hóa
 Vốn vô hình



Phân loại theo thời gian đầu tư và
thu hồi

Vốn dài hạn
 Vốn ngắn hạn



Phân loại theo nguồn hình thành






Nguồn
Nguồn
Nguồn
Nguồn

Nguồn

vốn
vốn
vốn
vốn
vốn

chủ sở hữu
vay
liên doanh
chiếm dụng
phát hành


2.2 Vốn cố định
Tài sản cố định và vốn cố định
 Hao mòn tài sản cố định
 Quản lý và bảo toàn vốn cố định



2.2.1. Tài sản cố định và vốn cố
định
2.2.1.1. Tài sản cố định:
* KN:
TSCĐ của DN là những tài sản có giá trị
lớn, có thời gian sử dụng dài cho các
hoạt động của doanh nghiệp và thỏa
mãn đồng thời tất cả các tiêu chuẩn là

tài sản cố định.


Tiêu chuẩn nhận biết tài sản
cố định
Có thời gian sử dụng từ một năm trở
lên
 Có giá trị lớn (từ 10 triệu đồng trở
lên).
 Nguyên giá phải được xác định một
cách đáng tin cậy.
 Chắc chắn đem lại lợi ích kinh tế
trong tương lai.



Phân loại tài sản cố định
Theo hình thái biểu hiện và công
dụng kinh tế.
 Theo mục đích sử dụng
 Theo tình hình sử dụng



Theo hình thái biểu hiện và công
dụng kinh tế
TSCĐ hữu hình: có hình thái biểu
hiện cụ thể, bao gồm:
+ Nhà cửa, vật kiến trúc
+ Máy móc, thiết bị

+ Phương tiện vận tải, thiết bị truyền
dẫn
+ Thiết bị, dụng cụ quản lý
+ Vườn cây lâu năm
+ Tài sản cố định khác TSCĐ vô hình





TSCĐ vô hình: không có hình thái
vật chất cụ thể. Gồm:
+ Quyền sử dụng đất có thời hạn
+ Nhãn hiệu hàng hóa
+ Quyền phát hành
+ Phần mềm máy tính, bản quyền,
bằng sáng chế ......


Theo mục đích sử dụng
TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh
doanh
 TSCĐ sử dụng cho phúc lợi, sự
nghiệp, an ninh, quốc phòng…



Theo tình hình sử dụng
- Tài sản cố định đang dùng
- Tài sản cố định chưa cần dùng

- Tài sản cố định không cần dùng chờ
thanh lý


2.2.1.2 Vốn cố định và các đặc
điểm chu chuyển vốn cố định


KN:
Số vốn doanh nghiệp ứng ra để hình
thành nên tài sản cố định và các khoản
đầu tư dài hạn được gọi là vốn cố định
của doanh nghiệp.


Đặc điểm chu chuyển của vốn cố
định
Chu chuyển giá trị dần dần từng
phần và được thu hồi sau mỗi chu
kỳ kinh doanh.
 Tham gia vào nhiều chu kỳ kinh
doanh mới hoàn thành một vòng
chu chuyển.
 Chỉ hoàn thành một vòng chu
chuyển khi tái sản xuất được tài
sản cố đinh về mặt giá trị.



2.2.2. Khấu hao tài sản cố định



Hao mòn TSCĐ: là sự giảm dần về giá trị sử
dụng và giá trị hoặc giảm giá trị TSCĐ.
Gồm:

+) Hao mòn hữu hình : giảm dần về mặt giá trị
sử dụng và theo đó là giảm dần giá trị của
TSCĐ, do thời gian sử dụng dài, hao mòn
do tác động lý hóa… Chỉ diễn ra ở TSCĐ
hữu hình.
+) Hao mòn vô hình : Là sự giảm thuần túy về
mặt giá trị của TSCĐ do sự tiến bộ của khoa
học và công nghệ, chu kỳ sống của sản
phẩm bị chấm dứt. Diễn ra cả ở TSCĐ hữu
hình và vô hình


Khấu hao tài sản cố định




KN:
Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ một
cách có hệ thống giá trị phải thu hồi
của TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng
hữu ích của TSCĐ đó.
Mục đích:
Thu hồi vốn để tái sản xuất TSCĐ



Khấu hao tài sản cố định
Nguyên tắc khấu hao TSCĐ:
+) Tính khấu hao dựa trên cơ sở xem xét
mức độ hao mòn TSCĐ.
+) Mức khấu hao phải hợp lý, đảm bảo thu
hồi đủ vốn đầu tư ban đầu vào TSCĐ.
+) Không được tính khấu hao đối với
những TSCĐ đã khấu hao hết giá trị
nhưng vẫn còn sử dụng vào hoạt động
sản xuất kinh doanh.



Ý nghĩa của khấu hao tài sản cố
định
+) Là biện pháp quan trọng để bảo toàn
vốn cố định
+) Giúp DN tập trung vốn từ tiền khấu
hao để kịp thời đổi mới máy móc, thiết
bị và công nghệ.
+) Là nhân tố quan trọng để xác định
đúng giá thành sản phẩm và đánh giá
kết quả hoạt động kinh doanh của DN.


2.2.2.2. Các phương pháp tính
khấu hao TSCĐ





Khấu hao theo đường thẳng
Phương pháp khấu hao giảm dần
Khấu hao theo số lượng, khối
lượng sản phẩm


×