Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Cuộc nói chuyện trong-khi-chờ-đợi nói chuyện phiếm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.64 KB, 5 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Cuộc nói chuyện trong-khi-chờ-đợi nói chuyện phiếm
Trong chương này
 Nói về lệnh talk
 Các cuộc nói chuyện phiếm trực-tuyến
Nói về lệnh talk
Đôi khi email không đủ nhanh. Nếu bạn cần tiếp xúc với một người nào đó
ngay lập tức, cách liên lạc tốt nhất là gì? Dĩ nhiên là nhấc điện thoại lên và gọi.
Nhưng đôi khi điều này không thực tế (xem phần bên lề, "Tại sao dùng lệnh talk
nếu bạn có điện thoại?" trong phần sau của chương này). Khi việc gọi điện thoại là
không thực tế, cái tốt thứ nhì là dùng lệnh talk của Internet. Để nói chuyện với một
người khác ở đâu đó, đánh vào:
Talk username@hostname
Nếu người kia ở trên cùng một máy với bạn, có thể không cần dùng phần
@hostname (mặc dù có nó cũng chẳng sao). Nếu hệ thống của bạn thuộc loại màu
mè, cửa sổ các kiểu, chẳng hạn như Microsoft Windows hay Motif, bạn có thể nháy
kép lên biểu tượng talk trong thực đơn chương trình, rồi đánh tên nạn nhân, tức là
người nhận, vào một cái hộp. Lệnh talk xoá màn hình và vẽ một đường đứt nét
ngang giữa màn hình. (Nửa trên là chỗ bạn đánh, nửa dưới là chỗ hiện ra những
chữ người kia đánh, như vậy nếu cả hai người cùng đánh một lúc thì các thông điệp
không phải giành chỗ lẫn nhau. Khi đó chương trình sẽ trả lời giống như sau
[Checking for invitation on caller's machine]
Thông điệp này có nghĩa rằng lệnh talk đang kiểm tra xem có ai đó đã yêu
cầu nói chuyện với bạn chưa. Hầu như là trường hợp đó không xảy ra, và nếu
không, talk hiện ra những gì hơi giống như trên màn hình của người kia (bạn không
thấy nó) như sau:
Message from at 10:08...
talk: connection requested by
talk: respond with: talk
Người nhận (nếu ai đó muốn nói chuyện với bạn, bạn sẽ là người nhận) khi
Website: Email : Tel (: 0918.775.368


đó đánh vào một lệnh talk tương ứng, và liên lạc được thiết lập. Điều này được chỉ
ra qua dòng chữ:
[connection established]
Bây giờ hai người đã có thể nói chuyện qua lại
Đi ăn trưa nhé
-----------------------
ừ, gọi điện cho tớ số 6-3765 để tớ xem gặp nhau ở đâu
Khi bạn nói chuyện xong, bên này hoặc bên kia có thể thoát khỏi lện talk
bằng cách đánh vào ký tự ngắt theo hệ thống địa phương, thường là Ctrl-C hoặc
Delete. Trên các hệ thống Windows, thông thường bạn không liên lạc nữa bằng
cách nháy một mục trên thực đơn. Nếu bạn đang cố nói chuyện với ai đó mà không
có câu trả lời, lệnh talk cứ gởi thông điệp đi cho đến khi nào bạn bấm Ctrl-C hay
Delete.
Tìm nạn nhân của bạn
Nếu người dự định là người nhận của bạn đang dùng một trạm làm việc với
hệ thống Windows, talk sẽ chọn, hơi ngẫu nhiên, một cửa sổ trên màn hình và gởi
lời mời nói chuyện lên đó. Có thể có có thể không là bạn của bạn không nhìn lên
màn hình đó vào lúc đó. Có thể cửa sổ đó là không nhìn thấy trên màn hình. Hãy cố
mò trên máy xem cửa sổ nào là đang hoạt động, như ví dụ sau đây:
Finger @tammany.org
[suit.tammany.org]
Login Name TTY Idle When Where
tweed Boss Tweed co 1:35 Wed 02:37
tweed Boss Tweed p0 4d Wed 02:37 :0.0
tweed Boss Tweed p1 Wed 02:37 :0.0
tweed Boss Tweed p2 1:35 Wed 02:38 :0.0
Trong trường hợp này, người sử dụng có nhiều cửa sổ trên màn hình. (Những
con số ở cột Where có nghĩa là đó một cửa sổ, chứ không phải là một loại liên kết
nào khác; dấu hai chấm chỉ là cách ký hiệu, và trong trường hợp trên thì chỉ trừ
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

dòng đầu tiên, còn lại đều là cửa sổ). Chỉ có một trong số đó là đang hoạt động.
Bạn có thể cho rằng p1, trong cột TTY, tên của trạm giả mà cửa sổ đang sử dụng,
là cửa sổ đang hoạt động vì tất cả các cửa sổ khác có đầu vào trong cột Idle chỉ ra
rằng chúng đều đã ở không trên 1 giờ đồng hồ hay là, trong 1 trường hợp, hơn 4
ngày. Bạn có thể đưa tên của trạm cuối vào lệnh talk, sau tên của người được talk
(talkee) như sau:
Talk ttyp1
Chú yự: Bạn phải đánh vào ttyp1 chứ không phải chỉ là p1 (Bạn không cần
phải biết tại sao, chỉ coi tiếp đầu ngữ tty chỉ ra tên của trạm cuối). Việc thêm vào
tham số này nói cho lệnh talk gởi lời mời nói chuyện đến cho ttyp1, mà bạn giả sử
là người kia sẽ thấy nó.
Tại sao lại dùng lệnh talk nếu bạn có một telephone?
Đây thật là một câu hỏi hay. Đa số các trường hợp, nếu bạn có thể gọi điện
thoại được thì việc gọi điện thoại hiệu quả hơn dùng lệnh talk nhiều. (Dùng lệnh
talk cũng giống như nói chuyện với người trên mặt trăng). Sau đây là một vài
trường hợp dùng lệnh talk có ý nghĩa hơn gọi điện thoại:
 Người kia không trả lời điện thoại hoặc không có mặt ở chỗ làm như
bình thường, nên bạn dùng lệnh talk để bảo người đó gọi điện thoại cho bạn dù chị
ta đang ở đâu.
 Người kia không ở gần cái điện thoại (Hình như không bao giờ xảy ra
- có bao nhiêu cái máy tính nối mạng mà không có một cái điện thoại kế bên?)
 Người kia đang ở một châu lục khác và việc điện thoại rất khó khăn
hoặc mắc tiền (Tôi nghe nói ở căn cứ Amundsen Scott ở nam cực người ta dùng
Internet như là phương tiện liên lạc cơ bản).
 Một trong hai người không nói tiếng Anh được giỏi lắm, vậy thì gõ
tiếng Anh vào dễ hơn.
 Người kia không thể nghe được (rõ là chỉ có một ít người điếc trên
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Internet, và bạn không bao giờ biết được họ là ai trừ phi họ nói cho bạn biết)
 Bạn không biết số điện thoại của người kia thành ra dùng lệnh talk để

hỏi số điện thoại và gọi.
Cẩn thận khi nói chuyện
Không giống như email, talk gởi trực tiếp tất cả những gì bạn gõ vào ngay
lúc bạn gõ vào. Bạn có thể xoá lùi những chữ sai nhưng người nhận cũng thấy được
bạn làm chuyện đó. Điều này có nghĩa là nếu ngón tay bạn lỡ gõ, làm cho bạn gõ
vào một điều gì thô lỗ, dù cho bạn có xoá lùi nó, bạn cũng đã lộ điều đó ra rồi. Ví
dụ, đừng làm như sau:
Bạn có thể đến đây gặp tôi được không ?
------------------------------------------------
Lộ rồi nhé Vâng, thưa xếp, không có vấn đề gì
Phí thời giờ thật sự
Lệnh talk chỉ cho bạn nói chuyện mỗi lần với một người. Các chương trình
chuyện phiếm cho bạn nói chuyện với hàng tá người cùng một lúc, trên khắp thế
giới. Phần lớn những người nói chuyện phiếm đó là các sinh viên vốn không có
việc gì tốt hơn để làm (hoặc có nhưng họ không thích làm vào lúc đó).
Chương trình chuyện phiếm dùng rộng rãi nhất gọi là Internet Relay Chat
hay IRC. Một vài hệ thống (đặc biệt là các trạm làm việc UNIX) có thể có một
chương trình khách hàng IRC, trong đó bạn chỉ cần đánh irc để vào. (Bạn có thể
yêu cầu người quản trị hệ thống cài IRC, nhưng đừng mong một sự đồng cảm, trừ
phi người đó cũng thuộc loại ghiền chuyện phiếm)
Nếu không có chương trình khách hàng chuyện phiếm, bạn có thể dùng lệnh
telnet (xem chương 14) để vào một server IRC công cộng và nói chuyện phiếm từ
chỗ đó. Các server IRC có đó rồi mất đó vì chúng được coi là các điểm lãng phí tài
nguyên (không phải là không có lý do). Cách tốt nhất để tìm server telnet IRC hiện
thời là xem nhóm tin tức USENET tên là alt.irc. (xem chương 11 và 12)
Sau khi bạn nối vào một IRC, bạn phải chọn một biệt danh cho bạn trong
suốt cuộc nói chuyện phiếm (chọn tên username cũng tốt). Sau đó phải chọn xem
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
bạn muốn nói chuyện trên kênh (là đề tài nói chuyện) nào. Đánh vào:
/list

để xem các tên của tất cả các kênh có sẵn trên IRC của bạn. Ví dụ, để tham
gia vào 1 kênh nói chuyện gọi là #penpals, gõ vào
/join #penpals
và đợi khoảng 1 phút để IRC tìm những người khác trên kênh đó và thông
báo lên màn hình những biệt danh của họ. Rồi thì bắt đầu gõ vào. Đóng góp của
mỗi người bắt đầu là biệt danh tương ứng của họ hiện lên màn hình của bạn. Nói
chuyện trên IRC thường hơi bị nhạt nhẽo:
<Gier> Không hiểu sao người ta bây giờ bắt đầu cẩu thả quá...
<DrScott> như Buster!
<Gier> Cẩu thả đi rồi anh sẽ chết đấy Buster ạ !
<DrScott> Gier: vâng, đùa tí thôi :))
<Gier> Tôi không định nói gì đâu...
<Gier> cho đến khi tôi đoan chắc rằng...
<DrScott> Gier....:)
>Việc này có thể mất một lúc mới xong.
Khi bạn không thích nữa, gõ vào
/QUIT
để thoát ra.
Còn nhiều lệnh khác nữa. Gõ vào
/HELP
để biết các lệnh đó.
Trên nguyên tắc, IRC có thể dùng cho trợ giúp trực tuyến hoặc tương tự như
thế. Dù vậy trên thực tế thì không phải. Nó chỉ là chuyện tầm phào. Đúng vậy.

×