Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Gián án Năm Tân Mão nói chuyện phiếm về MÈo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.33 KB, 2 trang )

Năm Tân Mão 2011, nói chuyện phiếm về mèo
4/. Mèo trong sinh hoạt dân gian và trong văn học nghệ thuật:
Cũng như chó cưng, Mèo là con vật dễ thương, gần gủi với con người nhờ dáng nhỏ nhắn và cử chỉ
đáng yêu: rúc người vào lòng chủ nhân, miệng thì kêu nhỏ nhẹ, nũng nịu “meo meo”, nên con người
cũng ví mèo như người phụ nữ đẹp dịu dàng, nũng nịu rúc đầu vào ngực người yêu, miệng thì nói
nhỏ nhẹ “anh ơi, anh ơi”! Tâm lý đàn ông sau đó cũng thật mâu thuẩn, khi không còn yêu thương nữa
thì “mèo nhà dịu dàng” trước đây sẽ được gọi là “cọp nhà” hay “sư tử Hà Đông”. Từ mèo còn được
dùng để gán tiếng xấu như “suốt ngày lo đi mèo” “ông đó lăng nhăng, có mèo”, không đứng đắn “giở
trò mèo chuột”… hay ông đó sổ sàng bị “mèo quào”. Mèo có lúc là biểu tượng của sự hung dữ , là
phù thủy trong truyện cổ tích của các nước, mèo là điềm xấu như khi mèo lạ, mèo hoang đến nhà thì
tai họa sẽ ập đến ?!
Truyện dân gian kể về sự khôn ngoan,khéo léo của họ nhà mèo khi dạy con cọp [hổ] các thế võ, lúc
hổ chưa là chúa tể sơn lâm. Mèo dạy hổ rất nhiều thế: vồ, chụp, cách bắt mồi nhưng chừa thế võ: leo
trèo cây cao…thì mèo không dạy vì đề phòng cọp phản thầy. Quả thật sau đó hổ vồ thầy định ăn thịt
nhưng mèo thoát chết nhờ biết thế võ leo cây, và cọp chỉ biết gầm gừ dưới gốc cây. Tính ngụ ngôn
của câu chuyện trên khuyên người đời khi truyền nghề cho học trò cũng đừng dạy hết các ngón nghề,
chừa một thế để ngừa trò phản thầy về sau.
Ở các nước tiên tiến, con người rất thương yêu súc vật, nhất là đối với thú cưng. Cựu tài tử nổi tiếng
của Pháp là Brigitte Bardot về già cũng nổi tiếng bảo vệ loài vật, chống việc đối đãi tàn nhẫn với
chúng. Chủ nhân nuôi thú cưng rất lo lắng thương yêu , không sợ tốn kém đưa đi khám bệnh định kỳ
như người. Khi đi du lịch thì họ gửi thú cưng vào khách sạn mèo đầy đủ tiện nghi. Có người già khi
chết để lại di chúc cho mèo hưởng một phần hay toàn bộ gia tài của mình. Ở Anh quốc có con mèo
tên Missy nổi tiếng nhờ được BS thú y Noel Fitzpatrick không cắt cụt chân sau khi bị tai nạn mà ghép
một cái nẹp để vẫn đi lại, chạy nhảy bình thường.
Tục ngữ và ca daoViệt Nam luôn có rất nhiều câu nói về mèo nhưng ẩn dụ sang người, ca ngợi cũng
có mà chê bai cũng có.
Ví du như ăn chậm, từ tốn thì tục ngữ có câu: “nam thực như hổ , nữ thực như miêu”,
- câu nói “chó giữ nhà, mèo bắt chuột” nhắc nhở mỗi người có một công việc riêng thích hợp cho
từng người.
- “mèo già hóa cáo” chỉ một người sống lâu, nhiều kinh nghiệm, khôn ngoan.
- “không biết mèo nào cắn miêu nào” ý nói mỗi người có một tài , sở trường riêng chưa biết ai hơn ai.


- “chữ viết như mèo quào” chỉ chữ viết xấu, không đẹp, ngay hàng thẳng lối
-“chó treo, mèo đậy” ý khuyên người đời đề phòng kẻ gian
- “chó chê mèo lắm lông” ý nói người hay chê kẻ khác mà không nhìn thấy lỗi mình
- “buộc cổ mèo, treo đầu chó” đề cập đến người bủn xỉn, hà tiện
- “đá mèo quèo chó” chỉ sự tức giận dồn nén vào người khác một cách vô lối, giống như câu ‘giận cá
chém thớt’
- “mèo mù vớ cá rán” nói đến sự may mắn chợt đến với người đang túng quẩn
- “không có chó bắt mèo ăn cứt” ý nói buộc lòng bắt người khác làm một công việc không đúng với
sở trường của họ
- “mèo mã gà đồng’ chỉ người vô lại: trai ăn cướp, gái lăng nhăng
- “mèo khen mèo dài đuôi” nói đến người tự cao tự đại
- “mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang” có lẽ vì do tiếng mèo kêu “ngheo, ngheo” na ná như
tiếng “nghèo” nên khi có mèo hoang, mèo lạ đến nhà người ta sợ xui, mang cái nghèo đến theo nên
xua đuổi mèo ra khỏi nhà.
- “mèo con bắt chuột cống” chỉ người tuổi trẻ tài cao, làm vượt khả năng mình
- đặc biệt câu nói của ông Đặng Tiểu Bình biện minh cho đường lối đổi mới của CSTQ
là “mèo đen hay trắng, mèo nào cũng được, miễn là bắt được chuột”
- Ngạn ngữ Pháp có câu: “acheter un chat en poche” ý nói mua hàng cần phải xem xét kỳ lưỡng hay
Mỹ có câu “all cats are grey in the dark” tướng ứng với nghĩa câu của Việt Nam: “khi tăt đèn nhà
ngói cũng như nhà tranh” hay “tối lữa tắt đèn, trắng cũng như đen”
Ca dao ta có những câu vịnh mèo rất ý nghĩa như:
“Mèo tha miếng thịt xôn xao
Hùm tha con lợn thì nào thấy chi”
Ý nói những người dưới cấp làm điều sai trái nhỏ nhặt thì bị phê bình gắt gao, còn những kẻ quyền
hành làm những tội lỗi lớn lao thì không hề hấn gì.
Hoặc một đoạn trong bài ca dao so sánh mèo như người đàn bà đẹp được nuông chiều:
… Con cá đối nằm trong cối đá
Con mèo cụt đuôi nằm mụt đuôi kèo
Anh có thương em thì làm giấy giao kèo
Thò tay điểm chỉ, em là con mèo của anh”

Thời còn học tiểu học, chúng ta hẵn không quên bài thơ dí dỏm nói về con mèo và con chuột: … Con
mèo mà trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
Chú chuột đi chợ gần xa
Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo…
Văn học nghệ thuật cũng dành cho mèo nhiều trang giấy và thời gian sáng tác. Nhà văn Ernest
Hemingway viết chuyện hấp dẫn “con mèo trong mưa”. Còn “con mèo của Schrodinger” viết về sự
tranh luận của Schrodinger với Albert Einstein về cách hiểu của Copenhagen. Trong truyện ngụ ngôn
của nhà văn Pháp Charles Perrault “con mèo đi hia”[Le chat botte’] giúp chủ giàu sang phú quý, hay
chuyện phim nổi tiếng “la chatte sur le toit brulant” kể về chuyện tình lãng mạn của một người đàn bà
đẹp.
Văn hóa Nhật có hai con mèo nổi tiếng là Đôrêmôn và Kitty. Đôrêmôn là một con mèo ú, một nhân
vật hoạt hình trong truyện tranh nhiều tập được tạp chí Times bình chọn là một trong 22 nhân vật nổi
bật nhất của Châu Á. Tháng 3 năm 2008, mèo Đôrêmôn được chính phủ Nhật chọn làm đại sứ hoạt
hình chính thức của Nhật. Mèo Đôrêmôn có thân hình béo tròn quá sức, lông màu xanh lam, không có
hai tai vì có người nói là do chuột gặm mất, mồm thì lớn chiếm gần hết bề ngang khuôn mặt, trên
ngực có đeo một túi thần kỳ màu trắng. Đặc biệt mèo D bị chứng ám ảnh sợ chuột [musophobia] nên
mỗi khi gặp chuột, mèo Đôrêmôn đều bỏ trốn. Còn mèo “Hello Kitty” là một con mèo búp bê xinh
xắn với chiếc nơ đỏ trên đầu. Người Nhật thường tặng cho nhau món quà búp bê mèo không có
miệng nhưng có hai tai to và vểnh lên, ý muốn nói nghệ thuật sống là phải biết lắng nghe và hạn chế
lời nói, vì “nói nhiều thì lỗi nhiều”. Dân Nhật rất thương và yêu thích mèo vì cho rằng mèo mang lại
nhiều may mắn, hạnh phúc. Thành phố Tokyo được gọi là “thành phố mèo”. Khắp nơi có rất nhiều
mèo được nuôi thả trên đường phố và đền chùa. Nhân vật mèo cũng được nhắc đến trong truyện dài
nhiều tập Harry Porter của nữ văn sĩ nổi tiếng người Anh J.K Rowling. Phim ảnh cũng có bộ phim
hoạt hình “Tom và Jerry” nhiều tập, được trẻ con toàn thế giới say mê câu chuyện giữa chuột và mèo

×