Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Quản trị chiến lược trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.49 KB, 28 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................1
PHẦN I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ QUẢN TRỊ CHIẾN
LƯỢC TRONG DOANH NGHIỆP..............................................................3
I. Tổng quan về chiến lược.........................................................................3
1. Các cách tiếp cận chiến lược.................................................................3
2. Các đặc trưng cơ bản của chiến lược kinh doanh.................................5
3. Quan hệ giữa chiến lược và kế hoạch...................................................5
4. Quan hệ giữa chiến lược và chiến thuật của doanh nghiệp...................6
5. Nội dung của chiến lược doanh nghiệp.................................................6
6. Hoạch định chiến lược doanh nghiệp ...................................................6
II. Tổng quan về quản trị chiến lược.........................................................6
1. Định nghĩa.............................................................................................6
2. Vì sao phải thực hiên quản trị chiến lược doanh nghiệp.......................7
3. Nên thực hiện quản trị chiến lược như thế nào? ..................................8
4. Mô hình hoạch dịnh chiến lược cơ bản...............................................10
5. Các nguyên lý về việc xây dựng chiến lược.......................................10
5.1. Khái niệm....................................................................................10
5.2. Các nguyên tắc............................................................................11
6. Các phương pháp dùng để phân tích, dự báo, đánh giá tình thế doanh
nghiệp......................................................................................................11
PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY................................................................................................................14
I. Thực trạng công tác quản trị chiến lược của các doanh nghiệp vừa
và nhỏ..........................................................................................................14
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
1. Khái quát công tác quản tri chiến lược trong các doanh nghiệp vừa và
nhỏ ở Việt Nam.......................................................................................14


2. Những thách thức về Quản trị chiến lược của doanh nghiệp thời kỳ hội
nhập.........................................................................................................15
3. Các giải pháp đã áp dụng nhằm hoàn thiện công tác quản trị chiến
lược trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ................................................19
3.1. Hệ thống quản trị ERP................................................................19
3.2. Balanced Scorecard....................................................................19
3.3. Giải pháp công nghệ thông tin....................................................20
4. Đánh giá công tác quản trị chiến lược trong các doanh nghiệp vừa và
nhỏ ở Việt Nam. .....................................................................................20
4.1. Thành tựu của công tác quản trị chiến lược ...............................20
4.2. Hạn chế.......................................................................................20
4.3. Nguyên nhân của các hạn chế.....................................................22
II. Phương hướng và một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị
chiến lược tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.......................22
KẾT LUẬN....................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................26
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Sau cuộc đại khủng hoảng giữa thập niên 80, năm 1986 là một mốc lịch
sử đầy ý nghĩa đối với Việt Nam, đánh dấu sự chuyển mình từ cơ chế tập
trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường với sự điều tiết của nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự thay đổi này tác động mạnh mẽ đến tất
cả doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước đã quá quen với
những chỉ tiêu sản xuất. Nó giống như một sự thay đổi khắc nghiệt của môi
trường sống. Vì vậy không tránh khỏi một loạt các doanh nghiệp làm ăn thua
lỗ và phá sản. Kinh tế thị trường là sự "chọn lọc tự nhiên". Doanh nghiệp
thích ứng được với những biến động đó thì sẽ tồn tại và phát triển.
Một điều mà các chủ doanh nghiệp luôn ghi nhớ là doanh nghiệp của họ
tồn tại được dựa trên nhu cầu của thị trường. Thị trường thì vô cùng biến
động, do đó cần phải có một công cụ ứng phó với sự biến động này. Công cụ

này phải dự đoán được những thay đổi của thị trường cả theo chiều hướng
tích cực, cả theo chiều hướng tiêu cực. Đó chính là chiến lược kinh doanh -
một công cụ hữu hiệu cung cấp cho nhà quản lý những thông tin tổng hợp về
môi trường kinh doanh cũng như nội lực của doanh nghiệp. Đây là căn cứ cho
nhà quản lý tìm ra những cơ hội, những đe doạ đối với sự phát triển của
doanh nghiệp. Đồng thời chỉ rõ những mặt mạnh mặt yếu của chính doanh
nghiệp mình nhằm tìm ra một đường đi đúng đắn và khoa học.
Một công cụ quan trọng như vậy nhưng tiếc thay hiện nay chưa được các
doanh nghiệp quan tâm một cách thích đáng, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa
và nhỏ. Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng trên:
Hoạt động quản trị hiện nay chủ yếu dựa trên kinh nghiệm.
Nhận thức chưa đầy đủ về chiến lược kinh doanh.
Chi phi cho quản trị chiến lược.
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Hoạch định chiến lược đã khó nhưng tổ chức thực hiện còn khó hơn.
Do các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò quan trọng đối với sự phát
triển đất nước, nên hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này có ảnh
hưởng lớn đến toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy việc tìm kiếm các giải pháp nâng
cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này là cần thiết. Từ lí do trên
em đã mạnh dạn thực hiện đề tài "Quản trị chiến lược trong các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay " với hy vọng làm rõ hơn hoạt
động hiện nay của các doanh nghiệp này và khả năng ứng dụng các công nghệ
mới trong quản lý đặc biệt là quản lý chiến lược kinh doanh.
Nội dung của đề án này bao gồm :
Phần I: Lí luận chung về chiến lược kinh doanh và quản trị chiến lược
kinh doanh.
Phần II: Thực trạng về công tác quản trị chiến lược ở các doanh nghiệp
vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay.
Phần III: Phương hướng và một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị

chiến lược tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
PHẦN I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ QUẢN
TRỊ CHIẾN LƯỢC TRONG DOANH NGHIỆP
I. Tổng quan về chiến lược
1. Các cách tiếp cận chiến lược.
Nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ kể từ khi Chủ Nghĩa Tư Bản
ra đời, nó đánh dấu một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử phát
triển của loài người. Lúc mới xuất hiện, sự hoạt động của các doanh nghiệp
chủ yếu dựa trên kinh nghiệm nhưng từ thập niên 60 trở lại đã có sự phát triển
mạnh mẽ của lý thuyết quản trị hiện đại. Đó là sự tất yếu phải vận dụng khoa
học trong quản lý. Do sự phát triển theo nhiều hướng khác nhau của nhiều
trường phái nên cũng có các cách tiếp cận chiến lược khác nhau.
Thực ra "chiến lược" là thuật ngữ được dùng trong quân sự trước tiên, nó
chỉ sự mưu lược, sách lược chỉ huy quân đội chiến đấu. Trong quân sự là
giành chiến thắng, trong kinh tế là phải thành công. Như vậy trong quân sự
hay trong kinh tế đều phải đặt ra những mục tiêu lớn, mục tiêu sống còn. Và
để thực hiện những mục tiêu đó các nhà quân sự, nhà quản lý cũng phải tìm ra
các giải pháp, các công cụ dựa trên mục tiêu và nội lực. "Biết người biết ta
trăm trận trăm thắng". Thuật ngữ chiến lược đã được sử dụng trong quản lý
do vai trò quan trọng của nó đối với việc tìm ra cách quản lý phù hợp và hiệu
quả nhất.
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về chiến lược. Có thể kể đến một số
quan niệm sau:
• Theo Michael Porter thì: "chiến lược là nghệ thuật tạo ra lợi thế cạnh
tranh".
• Alain Thretar lại cho rằng: "chiến lược kinh doanh là nghệ thuật mà
doanh nghiệp dùng để chống lại sự cạnh tranh và dành thắng lợi".
3

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
• Genral Aileret lại đưa ra quan niệm: "chiến lược là việc xác định những
con đường và những phương tiện để đạt tới các mục tiêu đã được xác định
thông qua các chính sách".
• Theo William J. Glueck, trong cuốn "Business Policy and Strategic
Management" ông đã khẳng định: "chiến lược kinh doanh là một loại khoa
học mang tính toàn diện, tính phối hợp và tính thống nhất được thiết kế nhằm
đảm bảo các mục tiêu cơ bản của đơn vị kinh doanh sẽ được thực hiện tốt
đẹp".
• Tác giả cuốn "Chiến lược’’ đưa ra quan niệm mang đầy tính toán học:
chiến lược của doanh nghiệp là sự phác hoạ những quỹ đạo tiến triển đủ vững
và lâu dài, chung quanh quỹ đạo đó có thể sắp đặt những quyết định và những
hoạt động chính xác của doanh nghiệp.
• Trong khi đó G. D. Smith, D. Birtell lại cho rằng: "chiến lược được
định ra như là khoa học tổng quát dẫn dắt hoặc hướng dẫn công ty đi đến mục
tiêu mong muốn, các khoa học này tạo cơ sở cho các chính sách và các thủ
pháp tác nghiệp".
• Theo quan niệm của Alfred Chandle thì: "chiến lược kinh doanh bao
hàm việc ấn định các mục tiêu cơ bản của đơn vị kinh doanh, đồng thời lựa
chọn cách thức hay tiến trình hành động và phân bổ các nguồn lực thiết yếu
để thực hiện các mục tiêu đó".
Sở dĩ có nhiều cách tiếp cận như vậy là do các trường phái nhìn nhận
chiến lược ở các hướng khác nhau, vị trí khác nhau nhưng đều thể hiện những
vấn đề mà chiến lược kinh doanh bao hàm và phản ánh:
* Mục tiêu chiến lược.
* Phân tích đánh giá mục tiêu, doanh nghiệp tìm ra các giải pháp thích
hợp để đạt được các mục tiêu.
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Hiện nay ở nước ta quan niệm đang được sử dụng rộng rãi là: "chiến

lược kinh doanh của doanh nghiệp là tổng hợp các mục tiêu dài hạn, các chính
sách và giải pháp lớn về sản xuất kinh doanh, về tài chính và vấn đề giải
quyết nhân tố con người nhằm đưa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
phát triển lên một trạng thái mới cao hơn về chất".
2. Các đặc trưng cơ bản của chiến lược kinh doanh.
Chiến lược mang tính định hướng, chiến lược xác định mục tiêu và
phương hướng phát triển doanh nghiệp trong thời gian dài (5 năm, 10 năm...)
mọi hoạt động của các bộ phận phân hệ trong doanh nghiệp cùng hướng tới
mục tiêu của chiến lược, thể hiện chủ trương đường lối phát triển doanh
nghiệp.
Mọi quyết định quan trọng trong quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện
và kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh chiến lược đều phải được tập trung về ban
lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp. Điều này đảm bảo sự đúng đắn, chính
xác của các quyết định dài hạn, cho thấy tầm quan trọng của chiến lược.
Chiến lược kinh doanh luôn được xây dựng dựa trên cơ sở lợi thế so
sánh so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Điều này đòi hỏi quá trình
phân tích tiềm lực của doanh nghiệp phải đánh giá đúng thực trạng sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, tìm ra điểm mạnh đích thực của doanh nghiệp.
Nó phải có giá trị trên thị trường, điểm mạnh này phải vượt trội so với các đối
thủ cạnh tranh.
Chiến lược phải thích nghi được với những biến động của môi trường,
chiến lược luôn luôn có sự kiểm tra điều chỉnh nhằm huy động tối đa và kết
hợp tối ưu nguồn lực về vật chất cũng như nhân tố con người.
3. Quan hệ giữa chiến lược và kế hoạch
a. Cả hai đều mô tả tương lai cần đạt và cách thức để đạt tới của doanh
nghiệp.
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
b. Chiến lược có thời hạn dài và mang tính định tính nhiều hơn so với kế
hoạch. Kế hoạch là hình thức diễn đạt chiến lược (5 - 10 năm/ 1 - 2 năm).

4. Quan hệ giữa chiến lược và chiến thuật của doanh nghiệp
a. Chiến thuật là các giải pháp cụ thể để thực hiện chiến lược ở từng thời
điểm và môi trường kinh doanh cụ thể.
b. Chiến thuật hết sức linh hoạt.
5. Nội dung của chiến lược doanh nghiệp
6. Hoạch định chiến lược doanh nghiệp
Là quá trình chủ thể doanh nghiệp sử dụng các phương pháp, công cụ kĩ
thuật nhằm xác định chiến lược doanh nghiệp và từng bộ phận doanh nghiệp
trong thời kì chiến lược.
II. Tổng quan về quản trị chiến lược
1. Định nghĩa
Quản trị chiến lược doanh nghiệp: Là tổng hợp các hoạt động hoạch
định, tổ chức thực hiện và kiểm tra, điều chỉnh chiến lược doanh nghiệp được
lặp lại thường xuyªn nhằm tận dụng mọi nguồn lực và cơ hội của doanh
nghiệp, hạn chế tối đa các điểm yếu, các nguy cơ và các hiểm họa có thể để
đạt tới các mục đích, mục tiêu của doanh nghiệp.
6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
2. Vì sao phải thực hiên quản trị chiến lược doanh nghiệp
Nhiều công ty Việt Nam, nhất là những công ty nhỏ nhưng phát triển
nhanh, thường bị cuốn vào vòng xoáy của công việc phát sinh hàng ngày -
những công việc liên quan đến sản xuất hoặc mua hàng, tìm kiếm khách hàng,
bán hàng, giao hàng, thu tiền, quản lý hàng tồn, công nợ… Hầu hết những
việc này được giải quyết theo yêu cầu phát sinh, xảy ra đến đâu, giải quyết
đến đó, chứ không hề được hoạch định một cách bài bản, quản lý một cách có
hệ thống hoặc đánh giá hiệu quả một cách khoa học.
Việc thực hiện theo sự vụ đã chiếm hết thời gian của các cấp quản lý
nhưng vẫn bị rối và luôn luôn bị động. Quản trị viên cấp cao, nhất là các giám
đốc điều hành, thường bị công việc sự vụ “dẫn dắt” đến mức “lạc đường” lúc
nào không biết. Như người đi trong rừng, không có định hướng rõ ràng, chỉ

thấy ở đâu có lối thì đi, dẫn đến càng đi, càng bị lạc. Quản trị chiến lược giúp
tổ chức, doanh nghiệp xác định rõ ràng được mục tiêu, hướng đi, vạch ra các
con đường hợp lý và phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu để đảm bảo đi
đến mục tiêu đã định trong quỹ thời gian cho phép.
Mục tiêu tổ chức được xác định trên cơ sở các phân tích rất cẩn trọng và
khoa học về tình hình thị trường, khách hàng, xu thế tiêu dùng, đối thủ cạnh
tranh, sự thay đổi về công nghệ, môi trường pháp lý, tình hình kinh tế xã hội,
những điểm mạnh yếu nội tại, các cơ hội và nguy cơ có thể có từ bên ngoài…,
do vậy sẽ là những mục tiêu thách thức, nhưng khả thi, đáp ứng được sự
mong đợi của cổ đông, của cấp quản lý và nhân viên. Mục tiêu của tổ chức,
doanh nghịệp cũng bắt nguồn từ sứ mệnh, tầm nhìn, hoài bão và các giá trị cốt
7
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
lõi của tổ chức, doanh nghiệp. Sự kết hợp giữa “cái mong muốn” và “cái có
thể làm được” thông qua các phân tích khoa học sẽ giúp tổ chức không sa đà
vào những ảo tưởng vô căn cứ hay ngược lại bỏ lỡ cơ hội phát triển do đặt ra
yêu cầu tăng trưởng quá thấp ngay từ đầu.
3. Nên thực hiện quản trị chiến lược như thế nào?
Các bước chính trong quy trình quản trị chiến lược là phân tích tình hình,
xây dựng chiến lược, triển khai thực hiện và đánh giá - kiểm soát. Nếu ai đó
hỏi bước nào quan trọng hơn, câu trả lời quả thật không đơn giản. Mỗi bước
đều có tầm quan trọng riêng và gần như là không thể thiếu trong quy trình
quản trị chiến lược. Ở đây, người viết chỉ xin nhấn mạnh công đoạn xây dựng
chiến lược - được xem như xương sống của quá trình quản trị chiến lược.
Xây dựng chiến lược bao gồm việc xác định sứ mệnh, thiết lập mục tiêu,
vạch chiến lược và xây dựng các chính sách. Xác định sứ mệnh là để trả lời
câu hỏi về mục đích tồn tại của tổ chức, doanh nghiệp. Thông điệp về sứ
mệnh thường phải bao trùm ba ý chính: mục đích tổ chức, ngành nghề hoạt
động và các giá trị sẽ đem lại. Thiết lập mục tiêu là để trả lời câu hỏi tổ chức,
doanh nghiệp muốn đạt được gì, tại thời điểm nào. Mục tiêu phải gắn kết với

sứ mệnh và phải được thiết lập trên cơ sở các phân tích cẩn trọng, khoa học
như đã nêu trên. Vạch chiến lược là để trả lời câu hỏi con đường nào để đạt
được mục tiêu.
Mỗi chiến lược nhiều khi được thể hiện chỉ bằng một câu viết rất ngắn
gọn. Ví dụ chiến lược sản xuất của một công ty được ghi là “Không sản xuất
gì cả”. Quả thật là bất ngờ và khó tin - chiến lược sản xuất nhưng lại không
sản xuất gì cả. Thế nhưng ở đây công ty đã có lý do khi chuyển hẳn từ chiến
lược “sản xuất mọi thứ” trong các chi tiết của sản phẩm đến việc đem đi gia
công tất cả ở các nhà máy bên ngoài và chỉ tập trung vào khâu bán hàng, xây
dựng thương hiệu…
8
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Chiến lược này thường rất phổ biến cho các công ty kinh doanh hàng
may mặc thời trang. Các chính sách là để trả lời cho câu hỏi việc ra quyết
định được thực hiện như thế nào. Các chính sách quy định rõ ràng các nguyên
tắc, quy tắc cũng như các hướng dẫn cần thiết cho các hoạt động, trong đó gắn
liền với quyền ra quyết định của các cấp quản lý. Chính sách rõ ràng giúp cho
các quyết định được đưa ra đúng đắn và kịp thời, đáp ứng yêu cầu năng động,
linh hoạt, nhiều khi là gấp gáp trong kinh doanh để chớp lấy thời cơ.
Phần triển khai thực hiện và đánh giá - kiểm soát cũng rất quan trọng.
Một chiến lược tốt là một việc làm đúng, nhưng nếu không được triển khai
thực hiện một cách đúng đắn cũng chẳng mang lại kết quả gì. Nhiều chiến
lược đã thất bại ở khâu thực hiện chứ không phải ở khâu hoạch định. Nhiều
cấp quản lý tưởng rằng đã vạch đúng đường đi thì chắc chắn sẽ đến đích. Thế
nhưng biết bao diễn biến bất thường xảy ra trên đường đi, nếu không có giải
pháp ứng phó kịp thời và phân bổ nguồn lực hợp lý, các con đường sẽ không
thể dẫn đến đích.
Quản trị chiến lược sắp tới sẽ trở thành một đề tài phổ biến hơn cho các
cuộc hội thảo về quản lý. Các chủ đề thường được thảo luận trên các diễn đàn
như marketing, xây dựng thương hiệu, quản trị công ty… sẽ trở thành khiếm

khuyết nếu như không gắn liền với quy trình quản trị chiến lược.
Quản trị chiến lược là xương sống của mọi quản trị chuyên ngành. Ở đâu
cần có một hệ thống quản lý bài bản, chuyên nghiệp được vận hành tốt, ở đó
không thể thiếu các cuộc họp quan trọng bàn về quản trị chiến lược. Quản trị
chiến lược không chỉ gắn liền với hệ thống quản trị ở cấp doanh nghiệp, công
ty mà còn bao trùm tất cả các quản trị chức năng.
9

×