Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tình hình hoạt động của cơ quan BHXH tỉnh Hải Dương trong những năm gần đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.75 KB, 25 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
BHXH là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước góp phần bảo
đảm ổn định đời sống cho người lao động, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã
hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc.
Là một bộ phận của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh Hải Dương trước
đây là BHXH tỉnh Hải Hưng đã ra đời và phát triển để thực hiện những nhiệm
vụ của ngành BHXH đối với người lao động và nhân dân Việt Nam.Trải qua 20
năm xây dựng và phát triển (1997-2007) BHXH tỉnh Hải Dương đã gặt hái được
nhiều thành công trên con đường phát triển của mình. Để mọi người hiểu rõ hơn
về BHXH tỉnh Hải Dương nói riêng và BHXH Việt Nam nói chung, tôi xin phép
được làm bài báo cáo tổng hợp về những nét cơ bản nhất của BHXH tỉnh Hải
Dương trong 10 năm qua nhằm giúp những ai quan tâm đến BHXH có thể hiểu
thêm được phần nào.
Trong thời gian làm báo cáo tổng hợp tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo
BHXH tỉnh Hải Dương đã giúp tôi có những thông tin số liệu cần thiết đẻ hoàn
thành bài viết. Tôi xin cảm ơn Cô Phạm Thị Định đã tân tình chỉ báo trong quá
trinh viết bài
1
Phần 1: Giới thiệu tổng quát về cơ quan BHXH tỉnh Hải Dương
I. Quá trình ra đời và phát triển của BHXH tỉnh Hải Dương
Bảo hiểm xã hội (BHXH ) là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước,
góp phần đảm bảo đời sống cho người lao động, ổn định chính trị, trật tự an toàn
xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc
Từ khi thành lập nhà nước đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm
đến các chế độ chính sách BHXH cho người lao động thông qua các sắc lệnh
điều lệ chủ trương. Hòa nhập với sự phát triển của thế giới nước ta cũng ngày
càng phát triển trên tất cả các mặt của đời sống xã hội kinh tế , từ năm 1993 cho
đến nay trải qua hơn hai chục năm phát triển BHXH đã có nhiều cải cách đổi
mới rất cơ bản và ngày càng phù hợp với điều kiện kinh tế nước ta. Ngày
13/12/1995, Chính phủ đã có nghị định số 19/CP thành lập BHXH Việt Nam để
giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo công tác quản lý thu BHXH và thực hiện chế


độ chính sách BHXH theo pháp luật của nhà nước.Từ ngày 01/01/1995 công tác
BHXH ở nước ta đã chuyển sang một cơ chế quản lý và hoạt động hoàn toàn
mới.
Cũng như các tỉnh khác, BHXH tỉnh Hải Hưng cũng được thành lập và bắt
đầu hoạt động từ ngày 15/06/1995 theo Quyết định số 20/QD-TCCB của BHXH
Việt Nam. Sau 2 năm hoạt động , thực hiện nghị quyết của Quốc hội về việc
chia tách địa giới các tỉnh, BHXH Hải Hưng được chia thành BHXH tỉnh Hải
Dương và BHXH tỉnh Hưng Yên. Ngày 16/9/1997 BHXH tỉnh Hải Dương được
thành lập theo QĐ số 1599/QĐ-TCCB của BHXH Việt Nam. Lúc mới thành lập
hết sức khó khăn về địa điểm và phương tiện làm việc, biên chế ít, công việc
mới song qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển hiện nay BHXH tỉnh Hải
Dương đã có cơ sở vật chất đầy đủ, địa điểm làm viêc khang trang thuận lợi.Để
có được những cơ sở vật chất như hiện nay, trong 20 năm quan các thế hệ cán
bộ công chức viên chức đã sánh vai bên cạnh ban giám đốc giúp cơ quan vượt
qua bao nhiêu khó khăn thử thách, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được
2
giao, năm sau cao hơn năm trước.Hiện nay BHXH tỉnh Hải Dương được đạt tại
Đường Thanh Niên- TP Hải Dương tỉnh Hải Dương.
II. Cơ cấu tổ chức của BHXH tỉnh Hải Dương
Tính đến thời điểm cuối năm 2007, bộ máy tổ chức của BHXH tỉnh Hải
Dương như sau:
3
Giám đốc BHXH tỉnh
Phó Giám đốcPhó Giám đốcPhó Giám đốc
Phòng chế độ, chính sách
Phòng Kế hoạch –tài chính
Phòng thu
Phòng bảo hiểm tự nguyện
Phòng giám định y tế
Phòng tổ chức hành chính

Phòng công nghệ thông tin
Phòng Kiểm tra
Phòng Tiếp nhận –quản lý hồ sơ
Phòng cấp và quản lý sổ,thẻ
BHXH tỉnh Hải Dương
BHXH các huyện
(11 huyện)
BHXH thành phố
Hải Dương
Trong đó:
-Giám đốc BHXH tỉnh Hải Dương là người có vị trí cao nhất trong cơ quan
BHXH tỉnh Hải Dương là người trực tiếp lãnh đạo cán bộ công chức viên chức
của cơ quan
-Các Phó giám đốc là những cán bộ trực tiếp giúp việc cho giám đốc
BHXH tỉnh đồng thời chỉ đạo các phòng nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ chuyên
môn đã được ban giám đốc giao.
-Các Phòng chức năng nghiệp vụ giúp giám đốc BHXH tỉnh hướng dẫn
việc thực hiện các chế độ BHXH và trực tiếp thẩm định các chế độ BHXH, thu,
chi quỹ BHXH, cấp và quản lý sổ thẻ; đồng thời tham mưu cho giám đốc BHXH
tỉnh về công tác tổ chức cán bộ, công chức, viên chức để hoàn thiện bộ máy tổ
chức.Hiện nay cơ quan BHXH tỉnh Hải Dương có 10 phòng chức năng nghiệp
vụ đã tăng gấp đôi so với thời gian đầu mới thành lập.Phòng không có tư cách
pháp nhân đầy đủ, không có dấu, tài khoản riêng.Các phòng chức năng do
Trưởng phòng quản lý và điều hành theo chế độ thủ trưởng. Giúp Trưởng phòng
có phó trưởng phòng.Trưởng phòng, phó phòng do Giám đốc BHXH tỉnh bổ
nhiệm, miễn nhiệm, điều động, thuyên chuyển, khen thưởng và kỷ luật sau khi
có ý kiến phê duyệt bằng văn bả của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam.
-BHXH thành phố Hải Dương trực thuộc BHXH tỉnh Hải Dương có nhiệm
vụ giúp ban giám đốc BHXH tỉnh và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn
được phân cấp.

-Hiện nay trực thuộc BHXH tỉnh Hải Dương có 11cơ quan BHXH huyện
thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được phân cấp.
Thông qua sơ đồ cơ cấu tổ chức của cơ quan BHXH tỉnh Hải Dương ta
thấy có một mối liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban, các cá nhân trong cơ
quan.Mỗi phòng ban là một mắt xích quan trọng không thể thiếu trong bộ máy
đó, góp phần tạo nên một đơn vị vững mạnh và phát triển như hiện nay.
III, Chức năng, nhiệm vụ của BHXH tỉnh Hải Dương
4
Với cơ cấu tổ chức như trên mỗi phòng nghiệp vụ trực thuộc BHXH tỉnh
Hải Dương có những chức năng và nhiệm vụ riêng biệt cụ thể như sau:
1, Phòng Chế độ, chính sách
1.1, Chức năng
Phòng Chế độ,chính sách có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh quản lý
và tổ chức thực hiện các chế độ BHXH : hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động- bệnh
nghề nghiệp và thẩm định số liệu chi trả trợ cấp ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng
sức phục hồi sức khỏe đối với các đối tượng tham gia BHXH bao gồm cả bắt
buộc và tự nguyện trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
1.2, Nhiệm vụ và quyền hạn
1.1.1, Tổ chức và xét duyện hồ sơ hưởng chế độ BHXH từ phòng Tiếp
nhận- Quản lý hồ sơ và trả kết quả theo quy định;
1.1.2, Quản lý đối tượng hưởng và mức hưởng trợ cấp BHXH hàng
tháng theo từng chế độ, bao gồm đối tượng tháng trướch chuyển qua, đối tượng
tăng, giảm và di chuyển trong tháng; điều chỉnh mức hưởng trợ cấp BHXH theo
quy định;
1.1.3, Lập danh sách đối tượng hưởng các chế độ trợ cấp BHXH , in
danh sách chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH và chuyển cho phòng Kế hoạch- Tài
chính; cấp và quản lý giấy chứng nhận hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hàng
tháng;
1.1.4, Hướng dẫn, kiểm tra BHXH huyện và BHXH thành phố Hải
Dương ( sau đây gọi chung là BHXH huyện) trong việc giải quyết chế độ, chính

sách và quản lý đối tượng hưởng chế độ, chính sách BHXH ;
1.1.5, Phối hợp các phòng nghiệp vụ liên quan giải quyết đơn thư hỏi,
khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực được phân cấp;
1.1.6, Tổng hợp, đánh giá và kiến nghị cấp có thẩm quyền biện pháp
tháo gỡ vướng mắc thuộc lĩnh vực được phân cấp và công tác cải cách hành
chính;
5
1.1.7, Chủ trì, phối hợp phòng nghiệp vụ liên quan thực hiện công tác
thông tin, tuyên truyền thuộc lĩnh vực được phân cấp;
1.1.8, Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định;
1.1.9, Quản lý công chức, viên chức theo phân cấp và tài sản được
giao.
2, Phòng Kế hoạch – Tài chính
2.1, Chức năng
Phòng Kế hoạch – tài chính giúp Giám đốc BHXH tỉnh thực hiện công tác
kế hoạch và quản lý tài chính, tổ chức hạch toán, kế toán của hệ thống BHXH
tỉnh theo quy định của pháp luật.
2.2, Nhiệm vụ và quyền hạn
2.2.1, Phòng có nhiệm vụ chuyển tiền thu BHXH, BHYT vào tài khoản
của BHXH Việt Nam theo quy định;
2.2.2, Tổ chức cấp kinh phí chi trả cho đối tượng hưởng chế độ
BHXH, BHYT;
2.2.3, Tổ chức cấp phát và quản lý kinh phí chi cho hoạt động quản lý
bộ máy, đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn, mua sắm các trang thiết bị và các
nguồn kinh phí khác của BHXH tỉnh theo quy định;
2.2.4, Chủ trì phối hợp các phòng và BHXH huyện lập và giao kế
hoạch phân bổ quỹ khám, chữa bệnh cho các cơ sở y tế có ký hợp đồng khám,
chữa bệnh BHYT;
2.2.5, Tổng hợp đánh giá tình hình thưch hiện kế hoạch tài chính: thu,
chi BHXH, BHYT, chi quản lý bộ máy, chi đầu tư xây dựng hàng quý, năm

thuộc BHXH ;
2.2.6, Thực hiện chế độ, định mức chi tiêu tài chính, tổ chức hạch toán,
kế toán theo quy định;
2.2.7, Hướng dẫn, kiểm tra BHXH huyện thực hiện các nghiệp vụ quản
lý tài chính, hạch toán, kế toán theo chế độ quy định;
6
2.2.8, Chủ trì phối hợp các phòng nghiệp vụ thực hiện xét duyệt và
tổng hợp quyết toán tài chính quý, năm do BHXH tỉnh quản lý;
2.2.9, Theo dõi, lưu trữ, quản lý chứng từ, sổ sách kế toán theo quy
định;
2.2.10, Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo tài chính tháng, quý, năm
theo quy định;
2.2.11, Quản lý công chức, viên chức theo phân cấp và tài sản được
giao.
3, Phòng Thu
3.1. Chức năng
Phòng thu có chức năng giúp BHXH tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện
công tác thu BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc trên địa bàn tỉnh theo quy định
của pháp luật.
3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn
3.2.1. Hàng năm xây dựng và phân bổ chỉ tiêu kế hoach thu BHXH bắt
buộc, BHYT bắt buộc cho BHXH huyện trên cơ sở kế hoạch đã được BHXH
Việt Nam giao;
3.2.2. Quản lý và tổ chức thực hiện công tác thu BHXH bắt buộc,
BHYT bắt buộc trên địa bàn tỉnh theo quy định; tổ chức hướng dẫn, kiểm tra
BHXH huyện về nghiệp vụ thu BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc;
3.2.3. Lập danh sách các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT
bắt buộc chuyển cho phòng Cấp và quản lý sổ, thẻ để thực hiện việc cấp sổ
BHXH và in thẻ khám chữa bệnh BHYT; thẩm định và tổng hợp số thu BHXH
bắt buộc, BHYT bắt buộc gửi phòng Kế hoạch- tài chính;

3.2.4. Tổ chức xét duyệt hồ sơ đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
BHYT bắt buộc từ phòng tiếp nhận – quản lý hồ sơ và trả kết quản thep quy
định;
7
3.2.5. Tổng hợp, đánh giá và kiến nghị cấp có thẩm quyền biện pháp
tháo gỡ vướng mắc thuộc lĩnh vực được phân cấp và công tác cải cách hành
chính;
3.2.6. Chủ trì, phối hợp phòng nghiệp vụ liên quan thực hiên công tác
thông tin, tuyên truyền thuộc lĩnh vực được phân cấp;
3.2.7. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định;
3.2.8. Phối hợp các phòng nghiệp vụ giải quyết đơn thư khiếu nại tố
cáo thuộc lĩnh vực của mình
3.2.9. Quản lý công chức, viên chức theo phân cấp và tài sản được
giao.
4. Phòng Bảo hiểm tự nguyện
4.1. Chức năng
Giúp giám đốc BHXH tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện công tác thu
BHXH tự nguyện , BHYT tự nguyện trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp
luật là chức năng của phòng bảo hiểm tự nguyện.
4.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
4.2.1. Hàng năm xây dựng và phân bổ chỉ tiêu kế hoạch thu BHXH tự
nguyện, BHYT tự nguyện cho BHXH huyện trên cơ sở kế hoạch đã được
BHXH Việt Nam giao;
4.2.2. Quản lý và tổ chức thực hiện công tác thu BHXH tự nguyện,
BHYT tự nguyện theo quy định; tổ chức hướng dẫn, kiểm tra BHXH huyện về
công tác thu BHXH tự nguyện, BHYT tự nguyện;
4.2.3. Lập danh sách các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHYT
tự nguyện chuyển cho phòng Cấp và quản lý sổ, thẻ để thực hiện việc cấp sổ
BHXH và in thẻ khám chữa bệnh BHYT; thẩm định và tổng hợp số thu BHXH
tự nguyện, BHYT tự nguyện gửi phòng kế hoạch – tài chính.

4.2.4. Tổ chức xét duyệt hồ sơ các đối tượng tham gia BHXH tự
nguyện, BHYT tự nguyện từ phòng tiếp nhận – quản lý hồ sơ và trả kết quả theo
quy định;
8
4.2.5. Tổng hợp đánh giá và kiến nghị cấp có thẩm quyền biện pháp
tháo gỡ vướng mắc thuộc lĩnh vực được phân cấp và công tác cải cách hành
chính;
4.2.6. Phối hợp các phòng nghiệp vụ liên quan thực hiện công tác
thông tin, tuyên truyền thuộc lĩnh vực được phân cấp;
4.2.7. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định;
4.2.8. Quản lý công chức, viên chức theo phân cấp và tài sản được
giao;
5. Phòng Giám định y tế
5.1. Chức năng
Phòng giám định y tế làm các việc có liên quan đến quản lý công tác khám
chữa bệnh BHYT ( bao gồm cả bắt buộc và tự nguyện) và tổ chức công tác giám
định chi phí khám chữa bệnh BHYT trên điạ bàn tỉnh theo quy định của pháp
luật
5.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
5.2.1. Xây dựng kế hoạch quản lý công tác khám, chữa bênj BHYT
hàng quý, hàng năm theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam và chuyển phòng Kế
hoạch – tài chính;
5.2.2. Tổ chức xét duyệt hồ sơ thanh toán trực tiếp chi phí khám, chữa
bệnh BHYT từ phòng Tiếp nhận- Quản lý hồ sơ và trả kếp quả theo quy định;
5.2.3. Tổ chức thường trực tại cơ sở y tế có hợp đồng khám, chữa bệnh
BHYT để thực hiện quy trình giám định khám, chữa bệnh BHYT theo quy định;
tổ chức kiểm tra, thẩm định và tổng hợp hồ sơ khám, chữa bệnh BHYT hàng
tháng, quý, năm gửi phòng Kế hoạch – tài chính;
5.2.4. Tổng hợp, đánh giá và dự báo quỹ khám, chữa bệnh BHYT; kiến
nghị cấp có thẩm quyền biện pháp tháo gỡ vướng mắc thuộc lĩnh vực được phân

cấp và công tác cải cách hành chính;
5.2.5. Hướng dẫn, kiểm tra BHXH huyện về công tác quản lý và
nghiệp vụ giám định khám chữa bệnh BHYT ;
9
5.2.6. Chủ trì, phối hợp phòng nghiệp vụ liên quan thực hiên công tác
thông tin, tuyên truyền thuộc lĩnh vực được phân cấp;
5.2.7. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định;
5.2.9. Phối hợp các phòng nghiệp vụ giải quyết đơn thư khiếu nại tố
cáo thuộc lĩnh vực của mình
5.2.10. Quản lý công chức, viên chức theo phân cấp và tài sản được
giao.
6. Phòng Công nghệ thông tin
6.1. Chức năng
Phòng công nghệ thông tin có chức năng giúp giám đốc BHXH tỉnh quản
lý và tổ chức thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực hoạt
động của hệ thống BHXH tỉnh.
6.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
6.2.1. Khai thác, sử dụnh và bảo quản các chương trình công nghệ
thông tin của BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh;
6.2.2. Tổng hợp đề xuất các yêu cầu nghiệp vụ về BHXH, BHYT để
tìm ra các giải pháp quản lý phù hợp bằng công nghệ thông tin; nghiên cứu, xây
dựng và ứng dụngcác chương trình công nghệ thông tin vào công tác chuyên
môn, công tác quản lý của ngành;
6.2.3. Tổ chức thu thập dữ liệu, xây dựng và quản trị cơ sở dữ liệu của
BHXH tỉnh, BHXH huyện phục vụ yêu cầu quản lý. Cung cấp các số liệu tổng
hợp và phân tích theo yêu cầu quản lý của ngành;
6.2.4. Hướng dẫn và kiểm tra nghiệp vụ các đơn vị sử dụng công nghệ
thông tin trực thuộc;
6.2.5. Tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả các thiết bị và các
chương trình hệ thống công nghệ thông tin ở BHXH tỉnh và BHXH huyện;

6.2.6. Quản lý và đảm bảo an toàn các cơ sở dữ liệu, an ninh mạng của
BHXH tỉnh, BHXH huyện.
6.2.7. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định;
10

×