Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Lý thuyết thực hành thí nghiệm vật lý đại cương đh thủ dầu một

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (940.02 KB, 20 trang )

Danh mục các bài thí nghiệm VLDC
Bài 0: Lý thuyết về sai số
Bài 1: Đo độ dài
Bài 2: Con lắc thuận nghịch
Bài 3: Nhiệt chuyển pha của nước đá
Bài 4: Đường cong đặc trưng của pin mặt
trời
Bài 5: Từ trường của cặp dây Hemltzhom
Bài 6: Cảm ứng điện từ

1


Bài 1:

ĐO ĐỘ DÀI

I. THIẾT BỊ:
TT

Tên thiết bị

SL

1

Thước kẹp

1

2



Panme

1

3

Cầu kế

1

4

Đĩa cầu thủy tinh 80mm

5

5

Đĩa cầu thủy tinh 125mm

5

6

Dây đồng 0,2mm

5

7


Dây đồng 0,5mm

5

II. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM.
- Thí nghiệm cho phép đo độ dài , độ dày, chiều sâu, bán kính trong và bán kính ngoài
của các vật nhỏ với độ chính xác cao.
III. CÁCH TIẾN HÀNH.
a. Đo chiều dày vật bằng thước Panme

- Kẹp vật cần đo vào Panme (hình 1), điều chỉnh du xích (Micrometer) đến khi nào vật
gần sát mặt đo ( Measuring faces) thì xoay nhẹ núm vặn (rapid drive). Khi nghe thấy
tiếng tách nhẹ của núm vặn chứng tỏ vật đã được kẹp sát.
- Cách đọc: Chia thành 2 trường hợp
Chú ý: Thước panme gồm 2 thước.

2


+ Thước thẳng ( scale barrel) gồm thước trên và thước dưới phân cách nhau bởi một
đường nằm ngang dọc theo trục thước chính. Trên mỗi thước, các vạch cách nhau 1mm.
Vạch của thước trên chia nữa vạch của thước dưới và vạch của thước dưới chia nữa vạch
của thước trên hơn
Thước góc nằm trên du xích, mỗi vạch cách nhau 0.01mm
Trường hợp 1: Nếu mặt cắt của thước góc với thước thẳng nằm gần vạch chia của thước
trên hơn
Độ dày vật = độ dài thước chính + độ dài thước phụ (mm)
( Độ dài thước góc được đọc tại điểm trùng với đường nằm ngang của thước thẳng)
0

20

Trường hợp 2: Nếu mặt cắt của thước góc với thước thẳng nằm gần vạch chia của thước
dưới hơn
Độ dày vật = độ dài thước chính + 0,5 + độ dài thước phụ (mm)

0
20

Lặp lại thí nghiệm ít nhất 3 lần, kết quả đo lấy giá trị trung bình.
b. Đo vật bằng thước kẹp
- Bước 1: Kẹp vật

3


Kẹp vật bằng cách di chuyển thanh trượt (c). Tùy theo mục đích đo mà sử dụng các thanh
kẹp khác nhau
+ Nếu đo bán kính trong thì kẹp vật bằng lưởi dao trên (a)
+Nếu đo bán kính ngoài thì kẹp vật bằng lưởi dao dưới (b)
+ Nếu đo độ sâu vật thì dùng thì dùng thanh kẹp (e)
Kẹp vật sao cho có thể rút vật lên xuống một cách thoải mái. Sau đó cố định thước bằng
núm vặn trên thanh trượt.
- Bước 2: Đọc kết quả đo
+ Kết quả đo được đọc trên thước chính, tại điểm gần nhất mà vạch của thước chính (d)
và thước phụ trùng nhau.
+ Chú ý cấu tạo của thước: Thước chính (d) gồm thước trên và thước dưới. Tương ứng
với mỗi thước có một thước phụ nằm trên thanh trượt (c)

Lặp lại thí nghiệm ít nhất 3 lần, kết quả đo lấy giá trị trung bình.

IV. THỰC HÀNH
- Đo đường kính dây đồng nhỏ bằng thước kẹp
- Đo đường kính dây đồng lớn bằng thước kẹp
- Đo đường kính quả cầu nhỏ bằng panme
- Đo đường kính quả cầu lớn bằng panme
- Cân khối lượng 2 vật nhỏ bằng cân tiểu ly (cân 1)
- Cân khối lượng 2 vật lớn bằng cân 2
- Cân khối lượng 2 vật lớn bằng cân cân bằng (cân 3)

4


Bài 2:

CON LẮC THUẬN NGHỊCH

I. THIẾT BỊ:
TT

Tên thiết bị

SL

1

Con lắc thuận nghịch

1

2


Đồng hồ bấm giây

1

3

Mắt quang học

1

4

Thước dây

1

5

Bộ đếm

1

II. MỤC ĐÍCH:
1. Đo chu kỳ thuận và nghịch T1 , T2 của con lắc
2. Xác định gia tốc trọng trường từ chu kỳ dao động
III. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Con lắc tổng hợp:
Ta có phương trình dao động:
J .ϕ ''+ m.s.g.ϕ = 0 (i)


m1
H1

H2

J: mômen quán tính xung quanh trục quay
S

s: Khoảng cách giữa trục quay và tâm vật
m: Khối lượng con lắc
Chiều dài rút gọn của con lắc:
S r = J / (m.s )
T = 2π . S r / g

m2

ϕ

ϕ
m2

S

(ii)
(iii)

H2

H1


m1

Theo nguyên lí trục song song:
J = J S + ms 2 (iv)
J S : mômen quán tính quanh tâm vật, do đó:
S r = J / (m.s ) + s (v)

Con lắc thuận nghịch: (hình trên)

5


Là một loại con lắc tổng hợp, nó bao gồm hai trục quay H 1 , H 2 , hai vật nặng m1 ,
m2 ( m1 < m2 ) có thể dịch chuyển được trên đường thẳng H1 H 2 . Trong trường hợp này

chiều dài rút gọn của con lắc sr = d (khoảng cách giữa hai trục quay H1 H 2 ).
J S / ms1 + s1 = J s / ms2 + s2

vi)

mà s1 + s2 = d suy ra
s1 = d / 2 ± sqrt (d 2 / 4 − J S / m) (vii)

Thay s1 bằng s trong phương trình (v), chiều dài rút gọn là:
sr = d

(viii)

Chu kỳ của con lắc là:

T 2 = 4π 2 d / g

(xi)

Ta do được d chính xác, tính được T, từ đó tính g
IV. BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM
Ta có thể thêm vào bộ đếm và mắt quang học và đặt mắt quang học sao cho vị trí của nó
đối với con lắc như hình 2 (cũng có thể không dùng đến mắt quang học, nhưng lúc đó
người làm thí nghiệm phải chú ý đếm chính xác số chu kỳ dao động (trên 25 chu kỳ) để
bấm đồng hồ bấm giây cho chuẩn.
Lưu ý khi sử dụng mắt quang học
hồng ngoại:

Bộ đếm

- Điều chỉnh cho con lắc dao động nhỏ
(góc dao động < 100 ), tránh không cho
nó lắc ngang)
- Đợi cho dao động ổn định (sau 10s
hoặc 10 chu kỳ), ta bắt đầu cho bộ đếm hoạt động (nhấn nút Reset ở mặt sau đồng hồ đo
thời gian).
- Cần điều chỉnh vị trí mắt hồng ngoại của đồng hồ đo thời gian sao cho đồng hồ đo đúng
thời gian 1 chu kỳ (T>1s). Nếu thấy thời gian đo được của 1 chu kỳ nhỏ hơn 1s thì cần
dịch chuyển mắt hồng ngoại ra xa con lắc. Sau mỗi chu kỳ đo, đồng hồ sẽ dừng lại một

6


khoảng thời gian ngắn để ta ghi nhận giá trị, rồi tiếp tục đo tiếp chu kỳ tiếp theo. Giá trị
đo sẽ lần lượt được cộng dồn theo các chu kỳ. Để kết quả đo thời gian được chính xác, ta

để cho đồng hồ đếm đến chu kỳ thứ 4 (4 chu kỳ) rồi lấy kết quả đo chia cho 4 để có giá
trị thời gian trung bình của một chu kỳ.
V. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
Đầu tiên, ta điều chỉnh cho cục gia trọng lớn tiến đến gần và cách vị trí trục quay thuận
một khoảng cách x = 1cm. Dùng thước dây để đo khoảng cách x từ vị trí trục quay thuận
đến mép trên của cục gia trọng lớn. Tiến hành thí nghiệm theo đúng trình tự các bước
sau.
Bước 1: Đặt con lắc vào trục quay theo chiều thuận (quan sát trên con lắc thấy chữ thuận
hiện ra). Đo thời gian của một chu kỳ (chu kỳ thuận, Tt) theo phương pháp 4 chu kỳ ở
trên. Ghi nhận giá trị vô tập hoặc mẫu báo cáo thí nghiệm.
Bước 2: Không thay đổi vị trí của gia trọng lớn. Quay ngược con lắc lại. Treo con lắc
theo chiều nghịch (quan sát trên con lắc thấy chữ nghịch hiện ra). Đo thời gian của một
chu kỳ (chu kỳ nghịch, Tn) theo phương pháp 4 chu kỳ ở trên. Ghi nhận giá trị vô tập
hoặc mẫu báo cáo thí nghiệm.
Bước 3: Quay ngược con lắc lại theo chiều thuận. Thay đổi khoảng cách x giữa vị trí trục
quay thuận đến mép trên của cục gia trọng lớn thêm 5cm. Thực hiện lại các bước 1 và 2.
Tiến hành làm thí nghiệm đến khi nào không tăng khoảng cách x được nữa thì dừng (đến
khi cục gia trọng lớn tiến đến sát với vị trị trục quay nghịch).
Bước 4: Điền các giá trị Tt và Tn theo khoảng cách x vào bảng giá trị trong Mẫu báo cáo
thí nghiệm như bảng dưới đây.
ị Vị trí x

1

5

10

15


20

...

50

(cm)

Tt
Tn

7


Bước 5: Vẽ đồ thị của chu kỳ thuận và chu kỳ nghịch theo x trên cùng một đồ thị trong
Mẫu báo cáo thí nghiệm. Hai đường cong Tt = f ( x ) và Tn = f ( x ) này cắt nhau ở đâu thì ta
chiếu xuống trục x để tìm vị trí, chiếu ngang để tìm T – đó là vị trí chu kỳ thuận bằng chu
kỳ nghịch, từ đó ta dùng công thức để tính gia tốc trọng trường (hình dưới)
Nếu hai đường cong cắt nhau tại 2 điểm thì ta lấy hai giá trị của T để tính trung bình.

8


Bài 3: XÁC ĐỊNH NHIỆT CHUYỂN
PHA CỦA NƯỚC ĐÁ
I. THIẾT BỊ:
TT

Tên thiết bị


SL

1

Bình Dewar (Bình giữ nhiệt)

1

2

Nắp bình

1

3

Xục nước

1

4

Nhiệt kế

1

5

Cân phòng thí nghiệm


1

6

Cốc thủy tinh 250 ml (Nhiệt lượng kế)

1

7

Cốc nhựa 1000ml

1

8

Nước đá nhỏ (Sinh viên tự mua)

1

II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Trong thí nghiệm này, một khối nước đá có khối lượng m1
được trộn lẫn với một lượng nước nóng m2 có nhiệt độ v2 .
Sau một thời gian, do sự trao đổi nhiệt giữa nước đá và
nước nóng, hỗn hợp có nhiệt độ vm . Khi đó
Nước đá hấp thu một lượng nhiệt gồm:
- Nhiệt chuyển pha:

Q1 = m1.Qs ( Qs : nhiệt chuyển pha)


- Nhiệt lượng làm tăng nhiệt độ của nước từ 0o c đến vm 0c
Q2 = C.m1 (vm − 0)

Với C: Nhiệt dung riêng của nước (4186 J/Kg.o)

Cốc nhiệt lượng kế

Nhiệt lượng tỏa ra gồm:
- Nhiệt lượng của nước

Q3 = C.m2 (v2 − vm )

- Nhiệt lượng của nhiệt lượng kế

Q4 = C.mk (v2 − vm )

9


(Coi nhiệt dung riêng và nhiệt độ ban đầu của nhiệt lượng kế bằng của nước)
Theo định luật bảo toàn khối lượng
Q1 + Q2 = Q3 + Q4
m1.Qs + Cm1 (vm − 0) = Cm2 (v2 − vm ) + Cmk (v2 − vm )
Qs =

C ( m2 + mk )( v2 − vm )
m1

− C ( vm − 0 )


III. QUI TRÌNH THÍ NGHIỆM
- Cân khối lượng khô của cốc nhiệt lượng kế mk (cân lần 1)
- Cho vào nhiệt lượng kế khoảng 120 ml nước và cân lại (cân lần 2). Từ đó xác định khối
lượng m2 của nước.
- Cho cốc nhiệt lượng kế (có chứa nước) vào bình giữ nhiệt. Đậy nắp bình lại. Cắm điện,
nhấn công tắc nguồn để đun nước trong nhiệt lượng kế.
- Đợi đến khi nước trong nhiệt lượng kế tăng đến 450 C - 500 C thì tắt công tắc, rút dây
điện và ghi nhận nhiệt độ của nước nóng ( v2 ). Lưu ý, trong quá trình nấu nước, phải kéo
đũa khuấy liên tục để nhiệt độ nước trong cốc đồng đều và cân bằng với số chỉ của nhiệt
kế.
- Nhanh chóng mở nắp bình giữ nhiệt (không lấy cốc nhiệt lượng kế ra!), bỏ vào cốc
khoảng 50 ml đá cục nhỏ (quan sát mực nước trong cốc dâng lên đến khoảng 170 ml) rồi
đậy nắp bình giữ nhiệt lại.
- Dùng đũa khuấy đến khi hỗn hợp có sự cân bằng nhiệt độ vm (khi nhiệt độ trong cốc
không còn giảm xuống nữa). Ghi nhận nhiệt độ hỗn hợp lúc sau vm .
- Sau đó, lấy cốc nhiệt lượng kế ra khỏi bình giữ nhiệt và cân lại khối lượng của cốc (cân
lần 3). Từ đó xác định khối lượng nước đá đã cho vào cốc ( m1 ).
- Dùng các công thức trên để tính nhiệt chuyển pha của nước đá Qs .

10


Bài 4: ĐƯỜNG CONG ĐẶC TRƯNG
CỦA PIN MẶT TRỜI
Thiết bị:
TT

Tên thiết bị

SL


1

Pin mặt trời

1

2

Sensor nhiệt

1

3

Khuếch đại

1

4

Biến trở

1

5

Đèn

1


6

Máy sấy tóc

1

7

Thước gỗ 1m

1

8

Chân đế tròn

2

9

Chân đế chữ V

2

10

Kẹp vuông góc

2


11

Kẹp chữ G

2

12

Tấm thủy tinh

2

13

Đồng hồ đa năng

2

14

Nhiệt kế

1

15

Dây nối

4


I. Mục đích
1. Đo dòng đoản mạch khi thay đổi khoảng cách nguồn sáng
2. Đo thế không tải (thế hở mạch) khi thay đổi khoảng cách nguồn sáng
3. Vẽ đường đặc trưng V – A khi cường độ sáng thay đổi
II. Cơ sở lý thuyết
Silic được pha tạp tạo nên một lớp chuyển tiếp p – n (hình bên). Ở trạng thái cân bằng,
mức Fecmi EF bằng nhau ở cả hai bên. Hình thành một thế khuếch tán U D tại lớp chuyển

11


tiếp p – n . Thế này phụ thuộc vào sự pha tạp và sự chênh lệch mức Fecmi của hai vùng p
và n
Sự chênh lệch thế giữa dải hóa trị và dải dẫn của
Si là:
E = 1,1eV
Thế khuếch tán là: U D = 0, 5 đến 0,7eV
Khi ánh sáng chiếu vào lớp chuyển tiếp p – n thì
sẽ tạo ra các điện tử tự do và các lỗ trống tự do.
Điện tử khuếch tán sang vùng n và lỗ trống khuếch tán sang vùng p. Nếu g là số cặp điện
tử lỗ - trống được tạo ra trên một đơn vị diện tích, hiệu điện thế U đặt vào lớp chuyển
tiếp, thì ta có dòng điện tử lổ trống là:
i = e · (exp eU/kT – 1)
k: là hằng số Boltzmann, T là nhiệt độ
Cường độ dòng đoản mạch (U = 0)
is = – e · g phụ thuộc vào cường độ ánh sáng chiếu vào (khi nhiệt độ không đổi), g trở

nên rất lớn khi nhiệt độ tăng.
Thế U đặt vào lớn (nhưng vẫn < U D ). Khi nhiệt độ tăng, thế không tải giảm, nồng độ cân

bằng n0 và p0 tăng:
n0 ∼ epx ( −∆E / 2kT )

Cường độ ánh sáng thay đổi bằng cách thay đổi khoảng cách từ nguồn sáng tới pin mặt
trời.
III. Tiến hành thí nghiệm
Thí nghiệm được lắp đặt như hình vẽ dưới:

12


Đo cường độ ánh sáng dùng sensor nhiệt và khuếch đại, thay đổi khoảng cách từ nguồn
sáng đến sensor nhiệt. Khoảng cách giữa sensor nhiệt và nguồn sáng ít nhất 50cm. Ta
mắc mạch theo sơ đồ dưới đây:

Đồng hồ đo
điện

Sensor nhiệt

Khuếch
đại

Thước gỗ

Đo thế không tải của sensor nhiệt: hai đầu ra của sensor nhiệt nối với input của khuếch
đại (nối với lỗ khuếch đại thế) - nếu không dùng khuếch đại ta có thể nối trực tiếp với
đồng hồ đo điện.
Đầu output của khuếch đại nối với đồng hồ đo điện. Ta chọn chế độ khuếch đại > 1.
Đồng hồ đo điện đặt ở chế độ VDC. Ta bật đèn sáng và ghi khoảng cách từ đèn đến

sensor nhiệt, ghi giá trị hiệu điện thế đo được. Lập bảng giá trị và vẽ đồ thị U = f(s), s là
vị trí của sensor nhiệt.
Lưu ý: trong quá trình làm thực nghiệm, học sinh không nên sờ vào sensor nhiệt mà chỉ
được phép cầm ở cán.
1. Đo pin mặt trời, để tránh bị ánh sáng phản xạ mặt bàn làm ảnh hưởng đến kết quả đo,
ta có thể phủ một lớp vải đen len.

13


2. Thế không tải và dòng đoản mạch của pin mặt trời phụ thuộc vào nhiệt độ. Do đó để
thực hiện mục đích 2 và 5, ta dùng máy sấy tóc để thổi không khí (bật sang chế độ
cooling hay cold). Thực nghiệm được lắp đặt như sau:
Đo thế không tải và dòng đoản mạch
Pin

Đồng hồ đo
điện

3. Để đo thế không tải và dòng đoản mạch của pin mặt trời, ta dùng máy sấy để thổi khí
nóng, dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ. Thay đổi nhiệt độ bằng cách thay đổi khoảng cách
của pin đến máy sấy. Ghi các giá trị nhiệt độ, dòng và thế. Vẽ đồ thị V, I = f(T).
4. Vẽ đường đặc trưng V – A: Nối mạch như hình vẽ

Chiếu sáng không đổi, ta thay đổi điện trở, được các giá trị V và A. Lập bảng U, I. Vẽ đồ
thị I = f(U)

14



Bài 5: TỪ TRƯỜNG CỦA CẶP CUỘN
DÂY HELMHOLTZ
Thiết bị:
TT

Tên thiết bị

SL

1

Cặp cuộn dây Helmholtz

1

2

Nguồn điện

1

3

Đồng hồ đa năng

1

4

Từ kế hiện số


1

5

Đầu dò từ trường

1

6

Dây nối

4

I. Mục đích
1. Khảo sát từ trường dọc theo trục vòng dây với các khoảng cách giữa hai vòng dây khác
nhau.
2. Với các khoảng cách giữa hai vòng dây bằng với bán
kính vòng dây, khảo sát từ trường dọc theo trục song song
và cách trục vòng dây các khoảng cách khác nhau.
II. Cơ sở lý thuyết
Cuộn Helmholtz, do Hermann von Helmholtz sáng chế
ra vào năm 1849, là hai vòng dây dẫn điện có mục đích tạo
ra từ trường đều ở giữa hai vòng dây, khi cho dòng
điện chạy qua các vòng dây.
1. Lịch sử
Trước kia, điện kế thường dùng cuộn dây hình vuông hay chữ nhật khiến cho
kim nam châm không quay trong một từ trường đều. Để cải thiện điều này, Hermann von
Helmholtz đã nghĩ ra một loại điện kế khác. Ông dùng tới hai cuộn dây giống nhau và

một kim chỉ thị gắn vào kim nam châm. Tuy nhiên, điều này còn gặp trở ngại vì trọng
lượng của kim tăng lên. Sau đó, cũng vào năm 1849, Wilhelm Weber đã dùng tới một
gương nhỏ gắn vào kim nam châm, phương pháp này được nhiều người xác nhận là thích
hợp.
15


2. Mô tả
Cuộn Helmholtz có hai vòng tròn dẫn điện giống nhau đặt đối xứng quanh một trục
chung, cách nhau một khoảng cách đúng bằng bán kính của các vòng tròn. Thực ra, một
khoảng cách lớn hơn như thế chút xíu giúp làm tăng độ đồng đều của từ trường giữa hai
cuộn. Mỗi vòng tròn mang dòng điện giống nhau chạy theo cùng chiều. Vùng có hình
trụ nằm tại tâm đối xứng có kích thước khoảng 1/5đường kính của các vòng tròn sẽ có từ
trường khá đều.
3. Công thức
Từ trường trong và xung quanh cuộn Helmholtz. Các
mũi tên chỉ đường sức từ trường, với màu đỏ thể hiện từ
trường mạnh, xanh lam thể hiện từ trường yếu. Trên
vòng dây, chấm đỏ chỉ hướng dòng điện đi về phía
người xem, chấm xanh chỉ dòng điện đi ra xa khỏi phía
người xem.
Từ trường chính xác nằm giữa các cuộn dây có công
thức khá phức tạp, liên quan đến các hàm Bessel. Tuy
nhiên có thể tính gần đúng từ trường tại tâm đối xứng.
Nếu bán kính các vòng là R, số vòng dây trong mỗi cuộn là n còn cường độ dòng
điện chạy trong các cuộn là I, thì mật độ từ thông tại điểm chính giữa hai cuộn là B tính
bởi
Với

là độ từ thẩm (1,26×10-6 T.m/A)


4. Ứng dụng
Cuộn Helmholtz, cùng với các thiết kế tương tự như solenoid, cuộn Maxwell, ..., được
ứng dụng để tạo ra những từ trường theo ý muốn, trong thí nghiệm điện từ học hay trong
các máy móc cần đến từ trường được điều khiển ở độ chính xác cao, như trong máy chụp
cộng hưởng từ hạt nhân.
5. Sơ đồ lắp đặt thí nghiệm

16


III. Thực hành
1. Khảo sát từ trường dọc theo trục vòng dây với các khoảng cách giữa hai vòng dây
khác nhau:
- Bố trí thí nghiệm theo các sơ đồ trên. Đo từ trường dọc theo trục z, là trục của các vòng
dây. Khoảng cách giữa hai vòng dây được thay đổi lần lượt là R và R/2 (R = 20cm).
- Lập bảng giá trị và vẽ đồ thị.

2. Với các khoảng cách giữa hai vòng dây bằng R = 20cm, khảo sát từ trường dọc theo
trục song song và cách trục vòng dây các khoảng cách khác nhau:
- Đặt đầu dò từ trường dọc theo trục
phụ song song và cách trục chính của
hai vòng dây lần lượt 0 cm ; 5 cm và
10 cm (sử dụng 02 cây thước thẳng,
một cây làm trục chính, một cây làm
trục phụ). Đo từ trường dọc theo trục
này.
- Lập bảng giá trị và vẽ đồ thị.
- Nhận xét.


17


Bài 6: CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
Thiết bị:
TT

Tên thiết bị

SL

1

Ống dây sinh từ trường 75cm

1

2

Cuộn dây cảm ứng

1

3

Nguồn phát điện AC

1

4


Máy đếm tần số

1

5

Đồng hồ đa năng

2

6

Dây nối

4

I. Mục đích
1. Khảo sát hiệu điện thế cảm ứng theo cường độ dòng điện trong ống dây sinh từ trường
(với các tần số dòng điện khác nhau).
2. Khảo sát hiệu điện thế cảm ứng theo tần số của dòng điện trong ống dây sinh từ trường
(với các cường độ dòng điện khác nhau).

18


II. Cơ sở lý thuyết
Hiện tượng cảm ứng điện từ là hiện tượng xảy ra tiêu biểu trong máy biến thế. Khi có
dòng điện biến thiên với tần số f chạy qua cuộn dây sơ cấp (sinh từ trường), thì lập tức,
trong cuộn thứ cấp sẽ suất hiện một suất điện động cảm ứng. Giá trị tức thời của suất điện

động cảm ứng cho bởi công thức sau :
U= – µon.A.n’.ω.Io/l.cos(ωt)

Trong đó,

n ; n’ : số vòng dây cuộn thứ cấp, sơ cấp

A : tiết diện ống dây sơ cấp ; ω : tần số góc của dòng điện; Io : cường độ dòng điện sơ
cấp ; l : chiều dài ống dây sơ cấp.
III. Thực hành
1. Khảo sát hiệu điện thế cảm ứng theo cường độ dòng điện trong ống dây sơ cấp với
các tần số dòng điện lần lượt là 4 kHz ; 6 kHz và 8 kHz.
- Với mỗi tần số dòng điện, lập bảng giá trị và vẽ đồ thị.
2. Khảo sát hiệu điện thế cảm ứng theo tần số của dòng điện trong ống dây sơ cấp
với các cường độ dòng điện cuộn sơ cấp 10 mA ; 20 mA và 30 mA.
- Với mỗi cường độ dòng điện, lập bảng giá trị và vẽ đồ thị.

10,7 kHz

30 mA

19


Lưu ý quan trọng : Trong tất cả các lần điều chỉnh cường độ và tần số, cần phải để
nút chỉnh cường độ ở vị trí chính giữa, tiến hành điều chỉnh tần số trước, sau đó mới
chỉnh cường độ sau.

Chỉnh
tần số

Chỉnh
cường độ
Chỉnh
bậc của
tần số

20



×