Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

ĐỀ THI LUẬT hôn NHÂN GIA ĐÌNH đề số 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.86 KB, 3 trang )

ĐỀ THI LUẬT HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH
– ĐỀ SỐ 5

I - Lý thuyết
Trả lời đúng, sai kèm giải thích (6 điểm)
1. Người chưa thành niên vẫn có thể kết hôn. Người đã xác định lại giới tính và đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết việc cải chính hộ tịch theo quy
định của pháp luật thì có quyền kết hôn.

2. Trong mọi trường hợp, nam nữ tiến hành đăng ký kết hôn phải nộp Giấy xác
nhận tình trạng hôn nhân. Người đã qua nhiều nơi cư trú khác nhau thì chỉ cần xác
nhận tình trạng hôn nhân tại nơi đang cư trú còn tình trạng hôn nhân trước đó họ
được tự cam đoan và chịu trách nhiệm.
3. Tài sản chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu
nhưng GCNQSH chỉ ghi tên vợ hoặc chồng thì người có tên trong GCN đương
nhiên là chủ sở hữu của tài sản đó. Khi vợ hoặc chồng thực hiện các giao dịch


phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của gia đình mà không có sự đồng ý của bên kia thì
người thực hiện giao dịch phải thanh toán bằng tài sản của riêng mình.
4. Xác nhận cha, mẹ cho con theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi việc
nhận cha, mẹ, con là hoàn toàn tự nguyện, không tranh chấp và bên nhận, bên
được nhận đều còn sống vào thời điểm đăng ký. Cha, mẹ luôn là người đại diện
theo pháp luật cho con chưa thành niên hoặc con đã thành niên mất NLHVDS.
5. Ly hôn là chấm dứt hôn nhân do Tòa án công nhận khi cả hai vợ chồng cùng
yêu cầu. Người đang chấp hành án phạt tù không có quyền yêu cầu giải quyết kết
hôn.
6. Tòa án giải quyết công nhận thuận tình ly hôn không phải qua thủ tục hòa giải.
Khi ly hôn, vấn đề cấp dưỡng giữ vợ, chồng luôn được đặc ra khi một bên túng
thiếu, có yêu cầu với mức cấp dưỡng do hai bên thỏa thuận.


II - Bài tập (4 điểm)
Ông A, bà B kết hôn năm 2002 và có một con chung là M (sinh tháng 8/2005).
"Tâm đầu ý hợp" được vài năm thì vợ chồng phát sinh mâu thuẫn do ông A sinh
tật cờ bạc, rượu chè. Tháng 12/2005, ông A bỏ nhà đi không một lời giải thích,
mặc bà B một mình bươn chải nuôi con. Tháng 12/2006, ông A quay về với ý
muốn đoàn tụ để nuôi dạy con chung nhưng bà B nhất quyết xin ly hôn.


Trong quá trình giải quyết vụ án, tài sản chung 2 bên thống nhất gồm 1 xe Wave, 1
xưởng dệt, căn nhà chung vợ chồng đang cư ngụ... với tổng trị giá hơn 900 triệu
đồng. Ngoài ra, ông A còn khai vợ chồng họ nợ bà D, người ngụ ở địa phương
khác 256 triệu đồng (giấy nhận tiền do ông ký tên được lập tháng 3/2006). Theo
ông A thì số tiền này ông vay để làm ăn hầu kiếm tiền gửi về phụ giúp bà B nuôi
con nhưng không may việc làm ăn bị thất bại. Bà B không thừa nhận khoản nợ này
vì ông A vay bà không hề biết.

Trên cơ sở tranh chấp cùng với việc nhận định khoản nợ 256 triệu đồng do ông A
vay năm 2006 là nợ chung vì được lập trong thời kỳ hôn nhân, bản án sơ thẩm số
06/HNST ngày 16/5/2007 của TAND quận Q đã quyết định: i) Về hôn nhân: Bà B
được ly hôn với ông A; ii) Về con chung: Giao cháo M cho bà B trực tiếp nuôi
dưỡng, giáo dục. Ông A có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con 400.000/tháng; iii) Về tài
sản: Chia đôi giá trị khối tài sản chung hiện có đồng thời buộc ông A và bà B phải
liên đới trả cho bà D 256 triệu đồng (mỗi người trả một nửa số nợ - tính cả gốc lẫn
lãi).

Theo anh (chị), phán quyết sơ thẩm của TA quận Q có hợp lý không? Tại sao?




×