Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Quản trị rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp mỏ, áp dụng cho một doanh nghiệp khai thác than lộ thiên vùng Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.69 KB, 93 trang )

1
Mục lục
Mục lục 1
Lời cam đoan...................................................................................................................2
Lời nói đầu........................................................................................................................3
Chơng 1: 6
Tổng quan về rủi ro và quản trị rủi ro..........................................................6
1.1.Các khái niệm cơ bản về rủi ro và rủi ro trong kinh doanh.................................6
1.1.1.Rủi ro nói chung và rủi ro trong sản xuất kinh doanh...............................................6
1.1.2.Phân loại rủi ro trong kinh doanh.............................................................................9
1.2. Quản trị rủi ro..................................................................................................20
1.3.Quản trị rủi ro trong lý luận và thực tiễn sản xuất kinh doanh ........................27
Kết luận chơng 1.....................................................................................................42
Chơng 2: 44
Các phơng pháp quản trị rủi ro trong ngành công nghiệp mỏ......44
2.1. Khái niệm phơng pháp quản trị rủi ro..............................................................44
2.2. Các phơng pháp quản trị rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp mỏ.............................................................................................45
Kết luận chơng 2.....................................................................................................76
Chơng 3: 78
áp dụng quản trị rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở
công ty than cọc 6 - doanh nghiệp khai thác than lộ
thiên vùng Quảng Ninh.....................................................................78
3.1. Những nguy cơ rủi ro xét từ các điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty
than Cọc 6.......................................................................................................79
3.1.1. Nguy cơ rủi ro từ các điều kiện địa chất mỏ và tự nhiên........................................79
3.1.2. Nguy cơ rủi ro từ điều kiện kỹ thuật - công nghệ....................................................84
3.2. áp dụng các phơng pháp quản trị rủi ro đối với các rủi ro phát sinh trong công
ty than Cọc 6...................................................................................................95
Kết luận 103
Tài liệu tham khảo.................................................................................................105


2
Lêi cam ®oan
T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu cña riªng t«i, víi c¸c sè
liÖu vµ tµi liÖu trung thùc. KÕt qu¶ nghiªn cøu cha tõng ®îc c«ng bè trong c¸c
c«ng tr×nh tríc ®ã.
T¸c gi¶
3
Lời nói đầu
Tính cấp thiết của đề tài:
Trong nền kinh tế thị trờng, các doanh nghiệp luôn luôn phải đối mặt
với tình trạng cạnh tranh lẫn nhau rất gay gắt. Các yếu tố của môi trờng kinh
doanh đã tạo ra những cơ hội và cả những nguy cơ ảnh hởng tới hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quá trình ra quyết định ở doanh nghiệp, vì
thế, luôn đi cùng với quá trình đề phòng và khắc phục những rủi ro có thể phát
sinh. Rủi ro có thể đợc doanh nghiệp nhận thức và kiểm soát đợc, nhng cũng
tồn tại những rủi ro mà con ngời cha thể nhận biết và đa ra các đối sách thích
hợp. Khi đó, để phòng tránh rủi ro và giảm thiểu rủi ro, đôi khi, trong hoạt
động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp đành phải đa ra những quyết định
mang tính duy tâm.
Nền kinh tế tri thức đặt ra cho các doanh nghiệp những cơ hội mới,
những thách thức mới trong kinh doanh. Sự ra đời và phát triển nhanh chóng của
công nghệ thông tin cũng giúp cho quá trình ra quyết định trong kinh doanh
ngày càng đa dạng và hiệu quả. Vấn đề là, quá trình ra quyết định trong hoạt
động sản xuất kinh doanh cần phải phòng tránh các rủi ro tiềm ẩn nh thế nào.
Ngành công nghiệp nói chung và công nghiệp mỏ nói riêng đều là
những ngành có nhiều rủi ro tiềm ẩn. Tuy nhiên, cho tới nay trong các doanh
nghiệp công nghiệp mỏ ở nớc ta, các vấn đề về rủi ro và quản trị rủi ro cha đợc
nghiên cứu một cách hệ thống về cơ sở lý thuyết cũng nh vận dụng cơ sở lý
thuyết đó để quản trị rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì thế, cần
thiết phải có một nghiên cứu mang tính tổng quát, nhằm đa ra các định hớng

trong quá trình quản trị rủi ro, với mục đích giảm thiểu các thiệt hại phát sinh
khi rủi ro đó xảy ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
công nghiệp mỏ.
Do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài Quản trị rủi ro trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp mỏ, áp dụng cho một
doanh nghiệp khai thác than lộ thiên vùng Quảng Ninh làm đề tài cho
luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành kinh tế mỏ - địa chất.
4
Mục đích nghiên cứu của luận văn là tạo ra cơ sở khoa học cho các
nhận thức về rủi ro và quản trị rủi ro, góp phần hoàn thiện phơng pháp đa ra
các quyết định quản trị ở doanh nghiệp công nghiệp mỏ khi lập dự án đầu t,
xây dựng kế hoạch, tổ chức sản xuất v.v...
Đối t ợng nghiên cứu của luận văn là các rủi ro trong các doanh nghiệp
nói chung, doanh nghiệp khai thác than lộ thiên ở Quảng Ninh nói riêng trong
điều kiện nền kinh tế thị trờng ở Việt Nam hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của luận văn là:
- Tổng quan các vấn đề lý luận và thực tiễn về rủi ro và quản trị
rủi ro, đề xuất các định nghĩa về rủi ro và quản trị rủi ro theo quan điểm của tác
giả
- Nghiên cứu và đề xuất các phơng pháp quản trị rủi ro trong
ngành công nghiệp mỏ
- Lựa chọn phơng pháp quản trị rủi ro phù hợp cho công ty than
Cọc 6 - một doanh nghiệp khai thác than lộ thiên vùng Quảng Ninh
Ph ơng pháp nghiên cứu của luận văn:
- Để xác định mục đích, đối tợng và các nhiệm vụ nghiên cứu tác
giả đã sử dụng phơng pháp hệ thống hoá để tổng quan lý thuyết
và thực tiễn về rủi ro và quản trị rủi ro
- Để đặt tên và mô tả thực chất, đặc điểm, lĩnh vực áp dụng các
phơng pháp quản trị rủi ro đã tồn tài muôn hình muôn vẻ trong
lý thuyết và thực tiễn, tác giả áp dụng phơng pháp phân loại

nhiều tiêu thức, có chú ý đến tính thuận lợi trong nghiên cứu sử
dụng. Những tiêu thức đó là quan điểm tiếp cận rủi ro, yếu tố
động lực con ngời trong quản trị, đối tợng quản trị theo giai
đoạn sản xuất kinh doanh, đối tợng quản trị trong dự trữ, căn cứ
tiên lợng rủi ro và nội dung đối phó với rủi ro
- Để đa ra những đánh giá rủi ro và kiến nghị quản trị rủi ro cho
công ty than Cọc 6, tác giả áp dụng hệ thống phân loại phơng
pháp đã đợc xác lập sau khi đã tiến hành phân tích tình hình
sản xuất kinh doanh của công ty than Cọc 6 theo các điều kiện
của rủi ro
5
Kết cấu luận văn gồm 3 chơng:
Chơng 1: Tổng quan về rủi ro và quản trị rủi ro
Chơng 2: Các phơng pháp quản trị rủi ro trong hoạt động sản xuất
kinh doanh tại các doanh nghiệp mỏ
Chơng 3: áp dụng quản trị rủi ro trong hoạt động sản xuất
kinh doanh ở doanh nghiệp khai thác than lộ thiên vùng Quảng Ninh
Luận văn gồm 106 trang đánh máy vi tính với 9 hình vẽ, 12 bảng biểu và
danh mục 41 tài liệu tham khảo.
ý nghĩa nổi bật nhất của luận văn này là đa ra phơng pháp quản trị rủi ro
trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp mỏ, nhất là đối với các doanh
nghiệp khai thác than lộ thiên ở Quảng Ninh, làm cơ sở cho việc đa quản trị rủi
ro trở thành một chức năng quản trị quan trọng hàng đầu trong các chức năng
quản trị của doanh nghiệp.
Tác giả xin chân thành cám ơn PGS.TS. Ngô Thế Bính - trờng Đại học
Mỏ - Địa chất, PGS.TS. Nguyễn Cảnh Nam - Tổng công ty than Việt Nam, tiến
sỹ J.Kretschmann, tiến sỹ M. Wedig - tập đoàn RAG Cộng hoà Liên bang Đức
- và các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp trong Khoa Kinh tế - Quản trị kinh
doanh, trờng Đại học Mỏ - Địa chất đã tận tình hớng dẫn và hỗ trợ cho tác giả
trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn đúng hạn.

Tác giả đề nghị đợc bảo vệ luận văn thạc sỹ chuyên ngành kinh tế mỏ -
địa chất trớc hội đồng chấm luận văn thạc sỹ.
Hà Nội tháng 8 năm 2005
Nguyễn Thị Hoài Nga
6
Chơng 1:
Tổng quan về rủi ro và quản trị rủi ro
1.1.Các khái niệm cơ bản về rủi ro và rủi ro trong kinh doanh
1.1.1. Rủi ro nói chung và rủi ro trong sản xuất kinh doanh
Cho đến nay khái niệm rủi ro vẫn làm cho ngời ta liên tởng đến những
yếu tố hiểm hoạ trong đời sống hàng ngày còn rủi ro kinh doanh cha có một
định nghĩa đợc coi là thống nhất. Rủi ro theo nhiều quan điểm có thể đợc coi là
bắt nguồn từ những sự không chắc chắn của những sự kiện tơng lai và đợc
phản ánh lại ở dạng những sai lệch tiêu cực so với những mục tiêu đã đề ra ban
đầu. Thuật ngữ rủi ro xuất hiện trong các tài liệu quản trị kinh doanh vào
khoảng những năm 80, 90 của thế kỉ 20, đợc biết dới các tên gọi risque (tiếng
Pháp), risk (tiếng Anh), uncertain (không chắc chắn - tiếng Anh), threat (đe
doạ, nguy cơ - tiếng Anh) hay riskio (tiếng Đức). Rủi ro kinh doanh là một
thuật ngữ còn khá mới ở Việt Nam và tuỳ theo các trờng phái nghiên cứu khác
nhau mà các nhà nghiên cứu đa ra các định nghĩa riêng biệt. Tuy những định
nghĩa này đa dạng và phong phú nhng có thể chia ra hai hớng: hớng tiêu cực và
hớng trung hoà [7].
Rủi ro có thể đợc coi là những sự không may (Nguyễn Lân, từ điển Từ
và Ngữ Việt Nam, 1998, trang 1540), không tốt, bất ngờ xảy đến (từ điển
Tiếng Việt, trung tâm từ điển học Hà Nội, 1995). Theo những định nghĩa này,
rủi ro mang nhiều ý nghĩa tiêu cực. Ngoài ra, trong lĩnh vực kinh doanh, tác
giả Hồ Diệu định nghĩa rủi ro là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi
nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến. Ngời ta cũng cho rằng, rủi ro là những
điều ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

7
Nh vậy, một cách tiêu cực hay từ các quan niệm truyền thống về rủi ro,
ngời ta cho rằng, rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố
liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra
cho con ngời và cho quá trình kinh doanh.
Chính vì những quan niệm mang tính tiêu cực của con ngời về rủi ro và
rủi ro trong kinh doanh nên con ngời đôi khi không phòng tránh rủi ro trên
những căn cứ xác đáng, và nếu rủi ro phát sinh, ngời ta hoặc là bất lực, hoặc là
khắc phục hậu quả của nó cũng với những suy nghĩ thụ động.
Sự phát triển của loài ngời cùng với rất nhiều tiến bộ trong khoa học kĩ
thuật đã làm cho hoạt động của con ngời nói chung và hoạt động sản xuất kinh
doanh nói riêng ngày càng sinh động, phong phú và phức tạp. Các rủi ro vì thế
xảy đến cho con ngời ngày càng nhiều dới các hình thức đa dạng. Vì vậy con
ngời cũng phải tích cực nghiên cứu về rủi ro và các biện pháp phòng tránh rủi
ro. Qua đó, quan điểm của con ngời về rủi ro tiến lên một bớc, cho rằng rủi ro
tuy có thể gây ra thiệt hại nhng không có nghĩa là không thể phòng tránh đợc.
Chẳng hạn, tác giả Allan Willett cho rằng rủi ro là sự bất trắc có thể
liên quan đến việc xuất hiện những biến cố không mong đợi. Diễn giải một
cách cụ thể hơn, các tác giả C. Arthur William, Jr. Michael, L. Smith trong
cuốn Risk management and insurance - Quản trị rủi ro và bảo hiểm - có viết:
rủi ro là sự biến động tiềm ẩn của các kết quả. Rủi ro có thể xuất hiện trong
hầu hết mọi hoạt động của con ngời. Khi có rủi ro, ngời ta không thể dự đoán
đợc chính xác kết quả. Sự hiện diện của rủi ro là sự bất định. Nguy cơ rủi ro
phát sinh bất cứ khi nào một hành động dẫn đến khả năng đợc hoặc mất mà
không thể đoán định trớc.
Cũng có quan điểm cho rằng rủi ro là những sự cố bất thờng xảy ra một
phần hoặc hoàn toàn nằm ngoài khả năng kiểm soát của doanh nghiệp gây tổn
thất nhất định.
8
Tuy nhiên trong những định nghĩa trên cha cho thấy nguyên nhân thực

sự của sự phát sinh rủi ro. Mà nếu nh cha nói đến nguyên nhân, thì việc khắc
phục sự phát sinh rủi ro sẽ gặp nhiều khó khăn.
Các nhà quản trị doanh nghiệp và các nhà quản lí cũng cho rằng, rủi ro
và lợi nhuận của các doanh nghiệp là hai mặt vừa đối lập, vừa có quan hệ mật
thiết. Lĩnh vực kinh doanh nào lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn. Tuy
nhiên không phải lĩnh vực kinh doanh có rủi ro lớn có thể mang lại lợi nhuận
cao. Nh vậy, rủi ro không có nghĩa là rất xấu, rất tồi tệ mà nó góp phần
giúp các nhà quản trị tích cực hơn trong công tác phòng ngừa, xác định trớc
những thiệt hại có thể gặp phải, từ đó tận dụng đợc cơ hội và khắc phục đợc
những nguy cơ trong kinh doanh, đề ra các chiến lợc và các đối sách phù hợp.
Nh vậy, dù định nghĩa rủi ro theo cách nào đi chăng nữa thì bản chất
của rủi ro cũng là những thiệt hại gắn liền với khả năng nắm bắt thông tin
không đầy đủ, chính xác, kịp thời của con ngời trong hoạt động sản xuất
kinh doanh. Nhiệm vụ của quản trị rủi ro vì thế sẽ là quá trình nhận biết sớm
các rủi ro, đánh giá đúng đắn những hậu quả của các rủi ro này cũng nh liệu có
hay không sự mạo hiểm của các doanh nghiệp trong quá trình kiểm soát và
khắc phục rủi ro.
Nói tóm lại, theo quan điểm của tác giả, rủi ro là thiệt hại trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp do công tác quản trị
doanh nghiệp không thể nắm bắt đầy đủ, chính xác, kịp thời những thông
tin để đa ra những quyết định phòng ngừa hoặc giảm đến mức thấp nhất
thiệt hại đó. Để đánh giá trớc rủi ro cần xác định mức thiệt hại có thể xảy ra
kèm theo xác suất của sự kiện rủi ro. Mức độ thiệt hại có thể khắc phục đợc
đến đâu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Đối với các doanh nghiệp, họ cần nhận
thức rằng làm kinh doanh là luôn luôn phải đối mặt với rủi ro và cần phải coi rủi
ro cũng là đối tợng của hoạt động quản trị.
9
Cũng cần phải khẳng định rằng các doanh nghiệp khác nhau sẽ đối mặt
với các rủi ro khác nhau. Chẳng hạn, đối với các doanh nghiệp nói chung, rủi
ro đến với họ có thể do đầu t máy móc thiết bị không phù hợp khiến năng suất

thấp, cung ứng vật t không đúng thời điểm, không phù hợp về phẩm cấp khiến
sản xuất đình trệ hoặc chất lợng sản phẩm đầu ra không phù hợp với yêu cầu
của khách hàng, khiến khả năng cạnh tranh giảm sút, hoặc do tỉ giá hối đoái
thay đổi khiến doanh nghiệp bán hàng bị thua lỗ hay giảm lợi nhuận v.v... Nh-
ng đối với các doanh nghiệp khai thác mỏ, rủi ro thờng nảy sinh do dự báo trữ
lợng không chính xác, do điều kiện khai thác không ổn định, cũng có thể là
bởi ý thức tự giác không tốt của ngời lao động (không tuân thủ các quy trình,
quy phạm) v.v... Rủi ro có thể đợc giảm thiểu dần do những tiến bộ trong kỹ
thuật công nghệ, hoặc trong tổ chức sản xuất - kinh doanh, cung ứng v.v...
Chẳng hạn, tiến bộ kĩ thuật - công nghệ trong ngành mỏ đã cho phép giảm xác
suất phát sinh rủi ro nh: thiết bị đo đạc chính xác hơn đã cho phép thi công
chính xác các đờng lò, kĩ thuật thăm dò cho phép nâng cao chính xác dự đoán
trữ lợng, cơ giới hoá và tự động hoá cho phép giảm thiểu tai nạn lao động v.v...
Trong thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh còn có rất nhiều các loại hình rủi
ro khác xảy ra trong các doanh nghiệp công nghiệp mỏ nói chung, doanh
nghiệp khai thác than lộ thiên nói riêng mà tác giả sẽ đề cập đến trong phần
sau của luận văn.
1.1.2. Phân loại rủi ro trong kinh doanh
Phân loại rủi ro là việc phân chia tổng thể các rủi ro thành những loại,
căn cứ theo những tiêu thức nhất định, giúp ích cho việc đa ra các quyết định
quản trị rủi ro.
Các loại rủi ro có thể đợc phân loại theo những tiêu thức chủ yếu là địa
điểm phát sinh rủi ro, điều kiện phát sinh rủi ro, giai đoạn phát sinh rủi ro và
yếu tố giảm lợi nhuận (hình 1.1). Theo tác giả, đây là các tiêu thức phù hợp với
mục đích nghiên cứu của đề tài là đa ra cách phân loại rủi ro trong kinh doanh
10
của ngành công nghiệp mỏ, gọi tên đợc các rủi ro một cách chính xác, đáng tin
cậy phục vụ cho quá trình quản trị rủi ro.
Vì thế trong quá trình phân loại và nêu lên các ví dụ minh hoạ, tác giả
chỉ chú trọng tới các rủi ro phát sinh trong ngành công nghiệp mỏ, nhất là với

các mỏ khai thác than lộ thiên.
Hình 1.1: Sơ đồ phân loại rủi ro trong kinh doanh
a) Phân loại rủi ro theo địa điểm phát sinh rủi ro
Theo địa điểm phát sinh rủi ro thì rủi ro có thể phân ra 2 loại: các rủi ro
từ bên trong doanh nghiệp và các rủi ro từ bên ngoài doanh nghiệp.
Các loại rủi ro
Theo địa điểm
phát sinh rủi ro
Theo điều kiện
phát sinh rủi ro
Theo giai đoạn
phát sinh rủi ro
Theo yếu tố giảm
lợi nhuận
Theo địa điểm
phát sinh rủi ro
Rủi ro bên trong
doanh nghiệp
Rủi ro bên ngoài
doanh nghiệp
Rủi ro về
địa chất
- tự
nhiên
Rủi ro về
kỹ thuật
- công nghệ
Rủi ro về
tổ chức
Rủi ro về

kinh tế -
xã hội
Rủi ro trong
chuẩn bị sản xuất
Rủi ro trong
tiêu thụ
Rủi ro trong
sản xuất
Rủi ro về giảm
lượng bán
Rủi ro về giảm
giá bán
Rủi ro về
tăng chi phí
11
Rủi ro bên trong doanh nghiệp là các rủi ro phát sinh do các phần tử
bên trong doanh nghiệp. Theo lý thuyết hệ thống, nếu quan niệm doanh nghiệp
là một hệ thống thì các phần tử này có thể là con ngời, máy móc, tài nguyên
v.v... tạo ra nguồn lực bên trong của doanh nghiệp. Các nguồn lực này có thể là
các điểm mạnh của doanh nghiệp nhng cũng có thể là các điểm yếu và rủi ro
chủ yếu phát sinh từ các điểm yếu này. Nguồn lực của doanh nghiệp có thể đợc
phân loại thành các nhóm chính là nguồn nhân lực, khả năng tổ chức của
doanh nghiệp và các nguồn lực tài chính và vật chất [7].
Các rủi ro bên ngoài doanh nghiệp là các rủi ro phát sinh do các phần tử
bên ngoài doanh nghiệp, còn gọi là các phần tử thuộc môi trờng doanh nghiệp.
Đó là các phần tử không nằm trong hệ thống doanh nghiệp nhng thờng xuyên
gây hoặc nhận tác động với doanh nghiệp nh ngời cung ứng các yếu tố đầu
vào, ngời mua, ngời kinh doanh các sản phẩm cạnh tranh, sản phẩm thay thế,
sản phẩm bổ sung, cơ quan quản lý nhà nớc về thuế, về bảo vệ tài nguyên môi
trờng v.v... Những tác động qua lại của các phần tử ngoài doanh nghiệp đối với

doanh nghiệp có thể gây tác động tích cực cho sự phát triển của doanh nghiệp
song cũng có thể gây tác dụng tiêu cực (rủi ro) cho doanh nghiệp.
Michael Porter, chuyên gia về chiến lợc kinh doanh và lợi thế cạnh
tranh, trong [33] đã đa ra mô hình cho thấy những nguy cơ rủi ro mà các phần
tử ngoài doanh nghiệp có thể đa đến cho doanh nghiệp nh ở hình 1.2.
Từ mô hình này có thể thấy các rủi ro mà doanh nghiệp có thể sẽ gặp
phải trong thị trờng và trong quá trình cạnh tranh. Đó chính là các sức ép, các
đe doạ từ những ngời cung cấp, ngời mua, những doanh nghiệp cạnh tranh
trong ngành cũng nh các doanh nghiệp sản xuất hàng thay thế. Việc xác định
đợc đúng những lợi thế của các đối tợng này cũng nh xác định đầy đủ các nguy
cơ mà các đối tợng này đe doạ doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp xác định đ-
ợc chiến lợc kinh doanh đúng đắn, để vừa có thể huy động đợc các nguồn lực
bên trong doanh nghiệp, vừa có thể tận dụng đợc những cơ hội và đối phó với
12
các nguy cơ từ bên ngoài. Nhờ đó, doanh nghiệp vừa có thể đạt đợc mục tiêu
đề ra, vừa có thể phòng tránh các rủi ro phát sinh.
Hình 1.2: Mô hình các rủi ro tác động đến doanh nghiệp từ các phần
tử trong môi trờng kinh doanh
Rủi ro lớn nhất đối với doanh nghiệp do ngời cung ứng gây ra chính là
khả năng doanh nghiệp bị nhà cung ứng thôn tính (nhà cung ứng sử dụng chiến
lợc kết hợp về phía trớc). Bằng chiến lợc này nhà cung ứng có khả năng khép
kín sản xuất hoặc đe doạ khép kín sản xuất, mục tiêu là kiểm soát tiêu thụ và
liên hệ trực tiếp ngời tiêu dùng.
Môi trờng doanh nghiệp hiểu theo nghĩa rộng còn bao gồm môi trờng
kinh tế vĩ mô, môi trờng luật pháp và thể chế, môi trờng văn hoá, môi trờng xã
hội, môi trờng công nghệ, môi trờng chính trị, môi trờng sinh thái, môi trờng
quốc tế [37]. Tất cả các môi trờng này đều có tác động đến hoạt động của
doanh nghiệp, mang lại những cơ hội và nguy cơ cho doanh nghiệp. Trong
Các đối thủ
tiềm ẩn

Nguy cơ có các đối
thủ cạnh tranh mới
Các đối thủ cạnh tranh
trong ngành
Sự ganh đua giữa các hãng
hiện có trong ngành
Người
cung
cấp
Khả năng ép giá
của người cung cấp
Người
mua
Khả năng ép giá
của người mua
Các doanh nghiệp sản
xuất hàng thay thế
Nguy cơ do các sản phẩm
và dịch vụ thay thế
13
hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần xem xét, đánh giá tác động
của các môi trờng này trong mối liên hệ với quốc gia và quốc tế.
Môi trờng chính trị có ảnh hởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp. Việt Nam đợc coi là một trong những quốc gia có
môi trờng chính trị ổn định nên đây có thể coi là một lợi thế cho các doanh
nghiệp, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu t của nớc ngoài. Rủi ro phát sinh do
thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam hầu nh không thể xảy ra, nên khó có thể
làm đảo lộn hoạt động của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở Việt Nam lại có rủi
ro về sự không ổn định, không đồng bộ, không nhất quán trong chính sách và
việc thực hiện chính sách không nghiêm túc, hoặc cơ chế, thủ tục hành chính

còn rờm rà khiến doanh nghiệp mất cơ hội trong kinh doanh. Ngoài ra, trong
hoạt động kinh doanh quốc tế, các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ, nắm vững
và có những chiến lợc thích hợp với môi trờng chính trị của các quốc gia đến
kinh doanh để hạn chế các rủi ro phát sinh.
Luật pháp đề ra các chuẩn mực mà mọi ngời phải thực hiện và các biện
pháp trừng phạt những ai vi phạm. Luật pháp đảm bảo sự công bằng cho các
doanh nghiệp, chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh. Nắm vững luật pháp
giúp các doanh nghiệp hoạch định đúng chiến lợc kinh doanh trong khuôn khổ
pháp luật cho phép, nhận biết cơ hội và tránh đợc các nguy cơ vi phạm pháp
luật. Các doanh nghiệp không thể đối đầu với các chính sách, mà họ phải tuân
theo và có các điều chỉnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh để thích ứng
với pháp luật. Do vậy, tính chất đồng bộ, tiên tiến, nhất quán của hệ thống
pháp luật trong môi truờng luật pháp đóng một vai trò quan trọng trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Một trong những rủi ro khó lờng trớc của các doanh nghiệp chính là do
sự thay đổi đột ngột của các chính sách của nhà nớc hoặc các quy định không
hợp lí. Ví dụ, trớc đây chính phủ quy định chi phí dành cho hoạt động quảng
cáo của các doanh nghiệp không đợc vợt quá 10% chi phí sản xuất sẽ làm cho
ngân sách quảng cáo của doanh nghiệp bị hạn chế, giảm khả năng cạnh tranh
14
với các đối thủ trong hoạt động khuếch trơng và xúc tiến bán hàng, dẫn đến
giảm lợi nhuận trong các doanh nghiệp. Trong trờng hợp các quy định của pháp
luật về phế liệu và rác thải công nghiệp còn đang có nhiều mâu thuẫn, việc
doanh nghiệp sản xuất thép nhập thép phế liệu về tái chế bị cơ quan chức năng
nhận định là nhập khẩu rác thải, buộc phải tái xuất và gây khó khăn cho doanh
nghiệp trong quá trình sản xuất. Ngành than Việt Nam cũng đã từng phải đối
mặt với nạn than thổ phỉ hoành hành ở Quảng Ninh do chính quyền không
kiểm soát, điều chỉnh đợc hành vi khai thác than bừa bãi, trái phép.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, họ lại càng phải chú
ý đến luật pháp của nớc nhập khẩu để tránh các rủi ro về bản quyền, luật cạnh

tranh, luật chống bán phá giá và các quy định khác, nhất là các quy định ngặt
nghèo về tiêu chuẩn chất lợng và môi trờng. Bởi khi không đáp ứng đợc các
yêu cầu về chất lợng, hàng hoá bị trả lại gây tốn kém chi phí và mất uy tín của
doanh nghiệp. Trong trờng hợp bị kiện về bản quyền, kiện bán phá giá, cơ hội
cho các doanh nghiệp Việt Nam thắng kiện là rất ít, do các doanh nghiệp bị
hạn chế về nguồn lực tài chính và con ngời để theo kiện. Ngoài ra, việc chính
phủ các quốc gia nhập khẩu có thể áp thuế suất cao và khẩn cấp để bình ổn giá
cả trong nớc họ, nhng lại gây rủi ro cho doanh nghiệp.
b) Phân loại rủi ro theo điều kiện phát sinh rủi ro
Theo điều kiện phát sinh rủi ro có các rủi ro từ điều kiện địa chất - tự
nhiên, rủi ro về kỹ thuật công nghệ, rủi ro về tổ chức và rủi ro về kinh tế - xã hội.
Các rủi ro thuộc về điều kiện địa chất - tự nhiên của mỏ gồm các rủi ro
gây ra do thế nằm của khoáng sàng, trữ lợng, độ ổn định hoặc kiên cố của đất đá
v.v... Con ngời thờng không thể kiểm soát các rủi ro từ điều kiện tự nhiên này,
nhng có thể nhận thức đợc và phòng tránh hoặc hạn chế hậu quả của rủi ro.
Trong quá trình khai thác mỏ, có thể kể đến yếu tố rủi ro về trữ lợng (khoáng
sàng khai thác gặp đứt gãy, uốn nếp và các phay phá mà các tài liệu địa chất cha
15
thể mô tả hết) và một số hiện tợng địa chất công trình, địa chất thuỷ văn khác gây
ra nh hiện tợng bùng nền, sập lò, trợt lở bờ mỏ, ngập nớc v.v...
Có một loại rủi ro về địa chất mà doanh nghiệp buộc phải chấp nhận
ngay từ khi mở mỏ, đó là rủi ro do chất lợng khoáng sản thành tạo. Rõ ràng là
khoáng sản đợc thành tạo và phân bố trên nhiều khu vực khác nhau với chất l-
ợng khác nhau. Chẳng hạn, trong các mỏ than khai thác lộ thiên ở khu vực
Cẩm Phả, than khai thác đợc ở khu vực mỏ Cọc Sáu là loại than có chất lợng
thấp, chủ yếu là than cám. So với các mỏ khác có cùng công nghệ khai thác,
Cọc Sáu là một mỏ có quy mô lớn song lợi nhuận của doanh nghiệp không t-
ơng xứng với quy mô đó.
Bên cạnh các rủi ro về địa chất, các rủi ro mà doanh nghiệp công nghiệp
mỏ có thể gặp phải còn là các rủi ro về kỹ thuật và công nghệ.

Rủi ro về kỹ thuật - công nghệ là rủi ro do doanh nghiệp lựa chọn áp
dụng kỹ thuật công nghệ lạc hậu làm cho sản phẩm kém sức cạnh tranh về giá
hoặc chất lợng.
Các máy móc thiết bị trong doanh nghiệp cũng có thể gặp rủi ro trong
vận hành, dẫn đến hỏng hóc. Không những phát sinh những thiệt hại tài chính
nh chi phí sửa chữa hoặc thay mới mà còn phát sinh những thiệt hại phi tài
chính nh đình trệ sản xuất, giảm năng suất lao động, tai nạn lao động v.v...
Rủi ro về tổ chức là các rủi ro phát sinh vì quá trình tổ chức sản xuất, tổ
chức lao động cha phù hợp. Bố trí máy móc trong dây chuyền công nghệ hoặc
bố trí lao động, tổ chức ca làm việc không hợp lý là những lý do làm sản lợng
thấp, năng suất thấp, ảnh hởng đến trình độ tận dụng năng lực sản xuất, tận
dụng thời gian và công suất của máy móc thiết bị, gây tâm lý ức chế đối với
ngời lao động v.v... Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhà quản trị hoặc ng-
ời lao động cũng có thể mắc phải những sai lầm dẫn đến ra quyết định sai hoặc
làm thiệt hại đến sản xuất. Những quyết định sai lầm hoặc những hành động
16
gây thiệt hại cho hoạt động sản xuất kinh doanh đó chính là nguyên nhân làm
giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Các quyết định sai lầm của nhà quản trị có thể xuất phát từ những nhận
định chủ quan về thị trờng và đối thủ cạnh tranh, trong nhiều trờng hợp là do bị
thiếu thông tin. Nh vậy, các kế hoạch tiêu thụ và sản xuất sản phẩm cũng nh
các kế hoạch huy động nguồn lực khác có thể không phù hợp với thực tế kinh
doanh và phát sinh thiệt hại. Quyết định về tổ chức sản xuất và tổ chức lao
động nếu sai lầm cũng sẽ đa đến những thất bại trong huy động và sử dụng hợp
lý nguồn lực.
Rủi ro theo điều kiện kinh tế - xã hội là các rủi ro phát sinh bởi các yếu
tố kinh tế - tài chính nh giá cả, biến động về cung - cầu trên thị trờng, tỉ giá hối
đoái, giá cả hàng hoá (cả đầu vào và đầu ra), các vấn đề liên quan đến hợp
đồng, các vấn đề khác thuộc về thị trờng v.v... Ngoài ra còn là các yếu tố liên
quan đến pháp luật, văn hoá, xã hội v.v... Đó cũng là những rủi ro phát sinh ở

ngoài doanh nghiệp đã đợc mô tả ở trên.
c) Phân loại rủi ro theo giai đoạn của quá trình sản xuất - kinh doanh
Theo giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh phát sinh rủi ro chia
ra: rủi ro trong chuẩn bị sản xuất, rủi ro trong sản xuất và rủi ro trong tiêu thụ.
Các rủi ro phát sinh trong chuẩn bị sản xuất là các rủi ro có liên quan đến
công tác chuẩn bị cho hoạt động sản xuất kinh doanh nh: lập dự án, mua sắm
máy móc thiết bị, lập chiến lợc và kế hoạch sản xuất kinh doanh, cung ứng vật t,
lên kế hoạch tuyển dụng nhân công v.v... Trong chuẩn bị sản xuất, các rủi ro
phát sinh có thể từ quá trình lập dự án đầu t hoặc dự án mua sắm thiết bị. Các dự
án không khả thi về mặt kỹ thuật thì không thể khả thi về mặt kinh tế. Ngoài ra,
trong quá trình chuẩn bị đầu t, các chủ đầu t còn phải đối mặt với các rủi ro khi
kí kết các hợp đồng t vấn (có đúng luật không, có mang lại lợi ích cho doanh
nghiệp không). Chính vì thế, việc thẩm định chính xác dự án là rất cần thiết để
17
xác định và loại bỏ rủi ro ngay từ đầu, nhằm có các quyết định đúng đắn trong
đầu t và quản trị sản xuất.
Một ví dụ khác về rủi ro trong chuẩn bị sản xuất là rủi ro khi kí kết và
thực hiện các hợp đồng mua các vật t đầu vào. Trong trờng hợp phát sinh rủi ro
do các nhà thầu, do thiết bị không đồng bộ và không phù hợp với điều kiện sản
xuất, do mua vật t không đúng yêu cầu, không đợc cung ứng đúng thời gian,
đúng chất lợng, doanh nghiệp có thể phải ngừng sản xuất để khắc phục các rủi
ro này. Nh trên đã nói, ngoài việc gây ra các thiệt hại về kinh tế nh tăng chi
phí, giảm lợi nhuận, giảm sức cạnh tranh, mất uy tín do giao hàng không đúng
hợp đồng cho ngời mua, các rủi ro này còn gây ra những thiệt hại phi tài chính
nh giảm năng suất lao động, ảnh hởng đến thời gian hoạt động và công suất
của máy móc thiết bị.
Nếu doanh nghiệp mua nguyên vật liệu đầu vào từ nhà cung cấp độc
quyền và không có sản phẩm nào khác thay thế, hoặc yếu tố sản xuất đó không
phải là một mặt hàng quan trọng trong cơ cấu kinh doanh của nhà cung cấp thì
đây có thể coi là một nguy cơ đối với các doanh nghiệp. Nh vậy, tuy nhà cung

cấp và doanh nghiệp tiến tới thiết lập quan hệ lâu dài thì đây cũng không phải
là yếu tố quan trọng đối với nhà cung cấp.
Trong trờng hợp doanh nghiệp đã đặt cọc cho việc mua sản phẩm của
nhà cung ứng, nếu không có biện pháp kiểm soát, họ cũng dễ bị phá vỡ hợp
đồng, hoặc hàng hoá đợc cung ứng không phù hợp.
Rủi ro trong sản xuất là các rủi ro phát sinh trong giai đoạn sản xuất của
doanh nghiệp. Đó là các rủi ro có liên quan đến các quyết định của nhà quản
trị trong điều hành sản xuất theo kế hoạch (các dự án) đã đợc thông qua, và
theo hợp đồng đã ký kết. Chẳng hạn, trong trờng hợp các hợp đồng xuất nhập
khẩu hàng hoá, khi quy định không rõ ràng và chặt chẽ về chất lợng hàng hoá,
các sai số cho phép cũng có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp khi hợp đồng
đợc thực hiện. Đối với một số hợp đồng xuất khẩu của Tổng công ty than Việt
18
Nam cho khách hàng Nhật Bản, do yếu kém trong công tác dự báo giá cả,
không dự đoán đợc xu thế giá tăng trên thị trờng quốc tế, Tổng công ty đã bỏ
qua cơ hội có thể bán đợc giá cao hơn, khiến cho lợi nhuận thực tế sụt giảm
tuy vẫn có lãi trong các hợp đồng này.
Yếu tố kiểm soát quá trình sản xuất cha chặt chẽ hoặc quá trình sản xuất
cha đồng bộ cũng có thể gây ra các sản phẩm sai lỗi. Việc doanh nghiệp sản
xuất cha quản trị chất lợng đồng bộ cũng gây ra những thiệt hại cho doanh
nghiệp, do không có cơ sở loại bỏ các sản phẩm sai lỗi ngay từ đầu, hay nói
cách khác, chấp nhận có sản phẩm sai lỗi cho đến khâu cuối cùng của quá trình
sản xuất, rồi tốn thêm chi phí cho hoạt động kiểm tra chất lợng sản phẩm.
Rủi ro trong tiêu thụ là rủi ro phát sinh trong giai đoạn tiêu thụ sản phẩm
của doanh nghiệp. Trong quá trình tiêu thụ, các doanh nghiệp phải đối mặt với
các rủi ro phát sinh từ các hợp đồng bán sản phẩm, thực hiện các hợp đồng khác
và việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán của các bạn hàng. Nếu hàng hoá bị giao
thiếu, sai mẫu mã, quy cách, phẩm chất v.v... sẽ là những nguyên nhân gây rủi ro
cho doanh nghiệp do mất sự tín nhiệm của khách hàng, do phải giải quyết các
tranh chấp về hợp đồng, bồi thờng cho khách hàng v.v... Vì vậy, các yếu tố của

hợp đồng cần đợc soạn thảo chặt chẽ để tránh rủi ro cho doanh nghiệp trong quá
trình thực hiện hợp đồng, nhất là đối với các hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
vì các hợp đồng này liên quan tới các đối tác có cơ sở đăng kí kinh doanh ở các
quốc gia khác nhau, luật áp dụng trong hợp đồng khác nhau, đồng tiền thanh
toán khác nhau và phơng thức thanh toán áp dụng tơng đối đa dạng hơn.
Các nhà quản trị cần nắm rõ những yêu cầu của hợp đồng từ khi soạn
thảo nh phạm vi cung ứng (tên mặt hàng, chất lợng hàng hoá, số lợng hàng,
bao bì và mã hiệu), giá cả, giao hàng, thanh toán, kiểm tra, bảo hành, bảo
hiểm, luật áp dụng và trọng tài v.v...
Một số rủi ro có thể xảy ra liên quan đến hợp đồng kinh tế (từ khâu tìm
hiểu, thơng thảo nội dung, kí kết và thực hiện hợp đồng) nh: đối tác có hành vi
19
cố tình lừa đảo nh không thanh toán tiền sau khi đã nhận hàng, hoặc thông qua
việc sử dụng bộ chứng từ giả xuất trình ngân hàng để nhận tiền; không có khả
năng thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng nh không giao hàng, không thanh toán
do gặp khó khăn về tài chính, hoặc trong quá trình phá sản, vỡ nợ; thực hiện
không đầy đủ và đúng nghĩa vụ trong hợp đồng nh giao hàng thiếu, hàng kém
chất lợng, chậm thanh toán v.v... Thậm chí, có thể những rủi ro khách quan
gây ra cho đối tác nh lũ lụt, hoả hoạn , chiến tranh, cấm vận v.v... khiến cho họ
không thể thực hiện hợp đồng (do nguyên nhân bất khả kháng).
d) Phân loại rủi ro theo yếu tố giảm lợi nhuận
Theo yếu tố giảm lợi nhuận gồm có rủi ro vì giảm sản lợng bán, rủi ro về
giảm giá bán và rủi ro vì tăng giá thành sản xuất.
Rủi ro về giảm lợng bán là kết quả của việc giảm lợng sản xuất và giảm l-
ợng bán, gồm các rủi ro khi phát sinh khiến doanh nghiệp buộc phải cắt giảm sản
lợng hoặc không tiêu thụ đợc số hàng đã sản xuất ra. Các rủi ro về giảm lợng bán
là các rủi ro có tính chất xâu chuỗi với nhau. Việc các doanh nghiệp giảm sản l-
ợng bán có thể là do các tác động từ bên ngoài nh công nghệ sản xuất của các
khách hàng thay đổi dẫn đến cầu thị trờng biến động, hoặc do không đánh giá
đúng đối thủ cạnh tranh nên bị đối thủ lấn át, mất thị phần v.v...

Rủi ro do giảm giá bán cũng thờng xuất hiện khi hàng hoá d thừa, tồn
đọng khiến doanh nghiệp chấp nhận giảm giá bán để tiêu thụ đợc nhiều sản
phẩm, giảm tồn kho và tăng cờng luân chuyển vốn lu động. Trong trờng hợp
doanh nghiệp thiếu hụt tiền mặt để trang trải các khoản nợ đến hạn, họ cũng
chấp nhận giảm giá bán - thậm chí dới giá thành - để có thể chuyển nhanh
hàng hoá thành tiền nhằm trang trải nợ vay. Điều này tất yếu dẫn đến giảm lợi
nhuận, thậm chí doanh nghiệp lỗ trong ngắn hạn. Rủi ro do giảm giá bán còn
là loại hình rủi ro phát sinh khi doanh nghiệp đã giảm giá bán nhng không thu
đợc kết quả nh mong đợi (vẫn mất thị phần, vẫn bị đối thủ cạnh tranh lấn át
v.v...)
20
Rủi ro vì tăng giá thành sản xuất có thể phát sinh trong trờng hợp doanh
nghiệp gặp phải các sự cố trong kinh doanh và phát sinh các chi phí để khắc
phục (tất yếu chi phí sản xuất tăng lên) - đây chính là hậu quả của các rủi ro
phát sinh. Ngoài ra, rủi ro do tăng chi phí sản xuất còn do các biến động về giá
và tỉ giá trên thị trờng - là một loại hình rủi ro. Với giá bán không thay đổi,
hoặc tốc độ tăng giá bán chậm hơn tốc độ tăng chi phí, việc tăng chi phí này
làm giảm lợi nhuận dự kiến của doanh nghiệp.
Tới đây, cần phải nhận định rằng: các rủi ro theo các tiêu chí phân loại
vẫn có mối liên hệ với nhau. Chẳng hạn các rủi ro về điều kiện mỏ - địa chất
nh trợt lở bờ mỏ do đặc điểm địa chất thuỷ văn (nớc ngầm), cấu tạo đất đá phủ,
v.v... đòi hỏi có các chi phí khắc phục (nh chi phí cho các lỗ khoan ngang) do
đó sẽ tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp và làm giảm lợi nhuận dự kiến
trong sản xuất kinh doanh. Đây cũng là một dạng rủi ro liên quan đến yếu tố tổ
chức, vì có thể trong quá trình sử dụng máy móc thiết bị trên khai trờng với
trọng lợng lớn hoặc do nổ mìn cũng tác động đến quá trình trợt lở bờ mỏ diễn
ra nhanh hơn.
Trong thực tiễn còn có thể căn cứ vào những tiêu thức khác để phân loại
rủi ro nh: loại ngành nghề kinh doanh, thị trờng doanh nghiệp tham giá, loại
nguồn lực hay dự trữ phải quản trị, khả năng kiểm soát v.v... Càng nhiều tiêu

thức càng cho phép nhận dạng, hiểu rõ đặc điểm của các rủi ro muôn hình
muôn vẻ mà doanh nghiệp phải đối diện. Tuy nhiên sự phân loại mà tác giả đã
nêu đã đủ để mô tả các loại rủi ro trong các doanh nghiệp công nghiệp mỏ
đồng thời là tiền đề cho việc phân loại các phơng pháp quản trị rủi ro nêu ở ch-
ơng 2.
1.2. Quản trị rủi ro
Theo nhiều quan niệm trớc đây của những ngời kinh doanh (và cả
những ngời không kinh doanh) những rủi ro đợc coi là sự sắp đặt của Trời, của
các đấng siêu nhiên mà họ không giải thích đợc nguồn gốc và nguyên nhân. Vì
21
vậy các nhà quản trị có xu hớng đề phòng các rủi ro phát sinh bằng việc cầu
khẩn các đấng siêu nhiên gắn liền với các loại tín ngỡng và tôn giáo. Có thể
thấy điều này khá rõ qua việc không ít các doanh nghiệp - không phân biệt
thành phần kinh tế - có bàn thờ cúng thần tài, thổ công v.v... ngay tại cửa hàng
hoặc trụ sở doanh nghiệp. Đây cũng có thể coi là một hành vi ứng xử với mục
đích quản trị rủi ro, nhng thuần tuý là duy tâm, không phải là đối tợng nghiên
cứu của tác giả trong luận văn này.
Thuật ngữ quản trị rủi ro ra đời cùng thời gian với thuật ngữ rủi ro liên
quan đến sản xuất kinh doanh, vào khoảng những năm 80, 90 của thế kỉ 20. Lần
đầu tiên thuật ngữ này xuất hiện trong công trình nghiên cứu Les Risque
Management (Quản trị rủi ro) của các tác giả Alain Chevalier và Georges Hirsch
xuất bản tại Paris năm 1982. Trong các năm tiếp theo, có rất nhiều các công
trình nghiên cứu của các tác giả Mỹ, Hà Lan, Đức, Pháp v.v... - chủ yếu là ở Mỹ
và các nớc châu Âu - đề cập đến rủi ro và quản trị rủi ro. Có các tác giả chuyên
về nghiên cứu quản trị rủi ro kỹ thuật (Technical risk management) nh Yves
Simon, công trình công bố năm 1993 tại Pháp, hoặc Jack V. Michalels, công
trình công bố năm 1996 tại Mỹ; hoặc quản trị rủi ro tài chính (Financial risk
management) nh John Holliwell, công trình công bố năm 1997 cũng tại Mỹ.
Thuật ngữ quản trị rủi ro trong các công trình đã công bố (tiếng Anh: risk
management, tiếng Đức: riskiomanagement) thờng đợc đi cùng với thuật ngữ

quản trị khủng hoảng (crisis management). Khủng hoảng có thể đợc coi là
những rủi ro kéo dài, mang tính hệ thống, xâu chuỗi và do đó ảnh hởng của nó
tới doanh nghiệp và nền kinh tế là rất lớn, có thể làm doanh nghiệp mất đi phần
lớn thị phần và lợi nhuận, thậm chí đến mức phá sản.
Trong một số tài liệu đợc dịch sang tiếng Việt, risk management và
riskiomanagement còn đợc gọi là quản lý nguy cơ hoặc quản lý rủi ro,
theo tác giả là không chính xác vì những lý do sau:
- Nguy cơ là các yếu tố đe doạ tới hoạt động của doanh nghiệp
nhng xuất hiện và tác động đến doanh nghiệp từ bên ngoài, còn
22
rủi ro có thể phát sinh từ bên ngoài, cũng có thể phát sinh từ
trong nội bộ doanh nghiệp [33]
- Thuật ngữ quản trị đợc sử dụng để nói đến các hoạt động
điều chỉnh, ra quyết định trong doanh nghiệp, còn quản lý đ-
ợc sử dụng theo nghĩa quản lý kinh tế nhà nớc [10].
Cũng nh khái niệm rủi ro, khái niệm quản trị rủi ro có nhiều cách nhìn
nhận khác nhau. Theo tác giả D van Well - Stam, quản trị rủi ro đợc hiểu là
toàn bộ những hoạt động và phơng thức nhằm mục đích đối phó với những rủi
ro để duy trì và kiểm soát các vấn đề [41]. Quản trị rủi ro, vì thế, sẽ không phải
là vấn đề mới mẻ. Ai cũng phải kiểm soát các rủi ro xảy đến cho mình, ngay
trong cuộc sống hàng ngày. Chẳng hạn, khi ngời ta băng qua đờng, việc đầu
tiên là phải quan sát trớc sau, bên trái bên phải. Cũng nh thế, những nhà quản
trị thờng xuyên phải lu ý đến các rủi ro ngay trong các hoạt động quản trị diễn
ra hàng ngày của doanh nghiệp.
Có quan niệm đơn giản cho rằng quản trị rủi ro đơn thuần là hoạt động
mua bảo hiểm - các doanh nghiệp chuyển một phần gánh nặng rủi ro mà mình
có thể sẽ mắc phải cho các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Nh vậy, quản
trị rủi ro theo quan niệm này sẽ chỉ đề cập đến các rủi ro có thể phân tán đợc.
Vậy câu hỏi đặt ra là với các rủi ro không phân tán, hay nói cách khác, xét một
cách toàn diện thì các rủi ro trong kinh doanh nói chung đợc quản trị nh thế

nào? Định nghĩa có tính khái quát về quản trị rủi ro đã đợc nêu bởi tác giả
Đoàn Thị Hồng Vân trong [7] nh sau: quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi
ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát,
phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hởng bất lợi của
rủi ro.
Chẳng hạn, trong quá trình lập kế hoạch, để đối phó với những rủi ro
trong quá trình khai thác do các yếu tố địa chất gây nên, đòi hỏi các nhà quản
trị phải chú trọng đến việc xử lý các tài liệu địa chất và chọn công nghệ, thiết
bị và các giải pháp an toàn phù hợp. Đối phó với rủi ro từ phía ngời cung cấp
23
nh đã nêu trên, trong kế hoạch cung ứng vật t, doanh nghiệp có thể chọn một
vài nhà cung ứng khác nhau để vừa đảm bảo đợc sự chủ động cho mình, vừa
đảm bảo đợc chất lợng vật t đầu vào và giá cả ở mức cạnh tranh của các nhà
cung cấp và xác định lợng vật t dự trữ.
Quản trị rủi ro còn đợc đặc biệt lu ý đối với các dự án đầu t. Minh hoạ
rõ ràng nhất là trong các báo cáo khả thi bao giờ cũng tính đến độ nhạy của
dự án. Đây chính là một hình thức dự đoán các rủi ro có thể phát sinh làm
giảm hiệu quả của dự án trong trờng hợp giảm sản lợng, giảm giá bán hoặc
tăng chi phí sản xuất. Sau khi tính toán độ nhạy của dự án, nhà đầu t hoặc ng-
ời thẩm định dự án có thể biết đợc ngỡng nên đầu t để có lợi và đâu là điểm
mà doanh nghiệp sẽ không đợc phép hoặc không nên bỏ vốn đầu t.
Việc ở các doanh nghiệp khai thác mỏ cán bộ công nhân viên bắt buộc
phải học an toàn và luôn có các biện pháp phòng chống sự cố phát sinh chính
là những biện pháp nhằm giảm thiểu các rủi ro phát sinh do tai nạn lao động.
Tại một số mỏ khai thác hầm lò, trớc khi vào khu vực hầm lò để khai thác,
quản đốc luôn kiểm tra kỹ lỡng đồ dùng cá nhân của công nhân để phát hiện
và loại bỏ kịp thời những vật dụng có thể gây cháy nổ nh diêm, bật lửa ga mà
có thể cố tình hay vô ý công nhân mang theo ngời cũng là biểu hiện cụ thể
của quản trị rủi ro trong sản xuất.
Từ những điều nêu trên cho thấy, mặc dù thuật ngữ quản trị rủi ro còn

mới mẻ trong ngôn ngữ kinh tế song những nội dung của quản trị rủi ro đã
xuất hiện từ trớc trong thực tiễn kinh doanh phong phú, đa dạng của con ngời.
Tuy nhiên việc coi quản trị rủi ro với tính chất của một chức năng quản
trị từ H. Fayol cho đến những sách giáo khoa gần đây [37] cha đợc nêu ra.
Tóm lại, thuật ngữ quản trị rủi ro theo tác giả định nghĩa là một chức
năng quản trị chuyên sâu nhng lồng ghép vào mọi chức năng quản trị đã
biết, bao gồm một tập hợp các nhiệm vụ của bộ máy quản trị doanh nghiệp
24
nhằm nhận dạng, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát,
những ảnh hởng bất lợi do rủi ro gây ra.
Để cụ thể hoá những nhiệm vụ phải giải quyết trong chức năng quản trị
rủi ro còn có những ý kiến khác nhau. Trong [28], J. Kretschmann và S.
Kullmann đã đa ra các nhiệm vụ cơ bản nh sau:
1. Xác định rủi ro: Là quá trình nhận thức các rủi ro hiện tại, rủi ro tơng
lai, rủi ro tiềm tàng liên quan đến doanh nghiệp, các rủi ro có thể hình dung về
mặt lí thuyết
2. Phân tích rủi ro: Điều tra và khảo sát, nhận dạng các loại rủi ro và
các nguyên nhân gây ra rủi ro
3. Đánh giá rủi ro: Đánh giá (1) các loại thiệt hại và lợng hoá chúng, (2)
xác suất xuất hiện và (3) diễn biến của rủi ro
4. Giải quyết rủi ro: Đề xuất các biện pháp phòng chống, khắc phục hậu
quả và giảm thiểu thiệt hại
5. Thông báo truyền đạt rủi ro: Đảm bảo dòng thông tin bên trong hệ
thống quản trị rủi ro. Thông báo chiến lợc giải quyết rủi ro (từ trên xuống dới)
và thông báo các thông tin rủi ro (từ dới lên trên) về tất cả các rủi ro quan
trọng, trình bày tình huống rủi ro đối với bên trong (báo cáo rủi ro) và đối với
bên ngoài (báo cáo tình hình)
6. Giám sát rủi ro: Kiểm tra và giám sát diễn biến của các rủi ro riêng rẽ
cũng nh sự hoạt động của hệ thống quản trị rủi ro
Còn theo [29], trong luật KontraG - luật kiểm tra và minh bạch của Đức

-đã quy định những nhiệm vụ cụ thể là:
- Giúp doanh nghiệp nhận dạng, phân tích, đánh giá và phân loại
rủi ro đã và sẽ xảy đến cho doanh nghiệp
25
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chơng trình kiểm soát rủi ro, với
những biện pháp phù hợp với từng doanh nghiệp, chẳng hạn:
+ Thu thập, phổ biến các chính sách hoặc quy định mới của Nhà
nớc và các cơ quan hữu quan
+ Nghiên cứu, phổ biến những thông tin về các thị trờng mà
doanh nghiệp đang kinh doanh
+ Nghiên cứu và cung cấp những thông tin về khách hàng
+ Tổ chức huấn luyện hoặc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ cho nhân viên
+ Hớng dẫn việc mua bảo hiểm để san sẻ và bù đắp rủi ro trong
những trờng hợp cần thiết
+ Giáo dục những vấn đề liên quan đến an toàn và vệ sinh lao
động, bảo vệ môi trờng sinh thái
+ Giải quyết các khiếu nại liên quan đến doanh nghiệp
+ Thiết lập và phát triển tốt các mối quan hệ với các cơ quan hữu
quan và các mối quan hệ với công chúng
- Xây dựng và thực hiện tốt chơng trình tài trợ rủi ro khi có rủi ro xảy
ra, với những biện pháp nh:
+ Thực hiện trong thời gian sớm nhất những trờng hợp cần bảo
hiểm, các hợp đồng bảo hiểm có liên quan
+ Sử dụng có hiệu quả các quỹ dự phòng
+ Vận động sự ủng hộ của các nhà cung cấp, của ngời tiêu dùng
và công chúng
+ Sử dụng các biện pháp kỹ thuật phòng chống phù hợp với từng
loại rủi ro

×