Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Phân tích điểm mạnh điểm yếu cơ hội thách thức và xây dựng ma trận SWOT xã a đớt, huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.5 KB, 20 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
-----------

CHUYÊN ĐỀ HỌC PHẦN
KẾ HOẠCH HÓA VÀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ XÃ HỘI
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA XÃ A ĐỚT

Nhóm sinh viên thực hiện:
1.Nguyễn Thị Thủy

Giáo viên hướng dẫn:
Nguyễn Thị Thúy Hằng

2.Phạm Thị Tuyết Mai
3.Hồ Thị Khánh Trang
4.Trần Thị Kim Chi
5.Trần Thị Vân Anh
6.Ngô Thị Thùy Uyên
7.Quách Thị Thanh Minh
Lớp Kế hoạch hóa và phát triển kinh tế xã hội N01
Huế, tháng 11 năm 2015


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
CHDCND: Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
TNTN: Tài nguyên thiên nhiên
SWOT: Strengths - Weaknesses - Opportunities - Threats
S: Strengths (Điểm mạnh),


W: Weaknesses (Điểm yếu),
O: Opportunities (Cơ hội)
T : Threats (Thách thức)
KHH: Kế hoạch hóa
HST: Hệ sinh thái
TTCN: Tiểu thủ công nghiệp
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
ODA: Official Development Assistance (Hỗ trợ phát triển chính thức)
NGOs: vốn hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGOs)

2


PHẦN I : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ XÃ A ĐỚT
1/Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên:
-Xã A Đớt thuộc vùng phía Nam huyện A Lưới của tỉnh Thừa Thiên Huế.
+Phía Đông giáp xã A Roàng
+Phía Tây và phía Nam giáp bán đảo Kalo huyện Cơ lum tỉnh Xê Koong ,
CHDCND Lào.
+Phía Bắc giáp hai xã Hương Lâm và Đông Sơn của huyện A Lưới.
Cách trung tâm huyện khoảng 30km vùng đồi núi của huyện A Lưới, có
dốc đường Đồn Biên Phòng cửa khẩu A Đớt chảy qua biên giới Việt – Lào mốc
Đại 666. A Đớt có vị trí địa lí quan trọng không chỉ đối với huyện A Lưới mà
còn đối với phía miền tây tỉnh Thừa Thiên Huế
-Là nơi có cửa khẩu quốc gia A Đớt – Tà Vàng thông thương với nước bạn
Lào, có con đường Hồ Chí Minh chạy qua địa bàn xã và là con đường nối liền
thong suốt từ Bắc vào Nam, đồng thời được tỉnh Thừa Thiên Huế và Nhà Nước
xác định là khu kinh tế thương mại của huyện A Lưới và tỉnh Thừa Thiên Huế,
cách trung tâm huyên A Lưới 35km và cách thành phố Huế 97km.
Đây là một vùng đất có nhiều bề dày lịch sử đấu tranh truyền thống cách

mạng trong thời kì chống đế quốc Mĩ xâm lược và xây dựng quan hệ từ sau khi
đất nước thống nhất từ 1975 tới nay.
Đất đai của xã có tổng diện tích là 1789 ha đất tự nhiên, phần lớn là rừng
nguyên sinh trong đó rừng già chiếm khá lớn, toàn diện tích có 4 loại đất: đất
trồng cây công nghiệp lâu năm, đất ở, đất nuôi trồng thủy sản và đất sản xuất.
2/Địa hình:
Địa hình huyện A Lưới nói chung và xã A Đớt nói riêng cao về phía tây –
tây nam, thấp dần về phía đông nam. Nơi đây có một nền địa chất khá phức tạp
với hai nhóm đá chính là nhóm đá trầm tích hỗn hợp và nhóm đá biến chất.
Địa hình xã A Đớt nằm trên một vùng thung lũng, dãi đất tương đối bằng
phẳng có đồi núi xung quanh bao bọc với độ cao trung bình so với mực nước

3


biển là 700m.
Trong vùng có hai địa hình chủ yếu là:
+Phức hệ núi tập trung ở địa phận các thôn: Atin, La tưng, Chỉ Hoa.
+Phức hệ đồi ở địa phận thôn Ba Rít, A Đớt, Kavin, Aro, Chi Lanh.
Địa bàn xã A Đớt là nơi thượng nguồn có suối Ba Lạch, Tam Lanh, A Sáp
đổ về sông A Sáp chảy về địa phận xã Hương Lâm.
Phần núi đồi tập trung ở phía tây cao dần lên, ở đây có các sườn đồi thoai
thoải nghiêng ở mức 300 nên lượng đất từ các tỉnh đồi núi khi mưa xuống trôi
chảy đọng lại ở ven chân đồi nên thích hợp cho trồng các loại cây công nghiệp
như: quế, keo lai tượng, tràm, cao su,…
Nơi đây còn là khu vực có trữ lượng khoáng sản vàng.
Xã A Đớt có nhiều thuận lợi về mặt địa hình, địa chất với sự hình thành của
các lớp cảnh quan: phụ lớp núi thấp, phụ lớp đồi cao và phụ lớp thung lũng đã
thật sự là động lực thúc đẩy địa phương phát triển không những về mặt kinh tế
mà còn thuận lợi về giao thông.

3/Đặc điểm khí hậu thủy văn:
A Đớt cũng như các xã trong huyện A Lưới nằm trong khu vực chuyển tiếp
của khí hậu Đông và Tây Trường Sơn nên mùa mưa ở đây thường đến sớm và
kết thúc rất muộn.Với ảnh hưởng của địa hình nên khí hậu của xã A Đớt mang
tính chất nhiệt đới ẩm trên núi, có mùa hè mát và mùa đông lạnh. Do lượng mưa
lớn và độ che phủ của thảm thực vật khá tốt nên tạo nhiều sông suối, nước chảy
quanh năm phục vụ tốt cho việc sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong vùng.
Tuy nhiên vùng A Đớt hằng năm, ngoài những thiệt hại đáng kể về mưa,
gió lốc thì còn có thiệt hại lớn về kinh tế do các đợt mưa to gây ra độ dốc của
địa hình, lòng sông, suối lớn làm khả năng tập trung nước truyền tụ về hạ lưu
nhanh nên lũ lụt thường xuyên xuất hiện bất ngờ, rất nguy hiểm cho con người,
gia súc, hoa màu, nhà cửa…
Trong mùa khô có các dòng chảy , khô nhất là các tháng 2,3,4,5 gây hạn

4


hán ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản của
người dân.
Vì nằm đầu khu vực thung lũng nên độ dài của ngày từ lúc mặt trời mọc
đến lúc mặt trời lặn kéo dài khoảng 11 đến 12 giờ đồng hồ. Đó là những điều
kiện tạo ra sự đồng đều giữa các tháng về năng lượng bức xạ mặt trời cũng như
mọi sự sóng trên mảnh đất A Đớt. Như vậy, khó khăn không phải nhỏ nhưng A
Đớt vẫn là một địa bàn miền núi có nhiều thế mạnh, tiềm năng để phát triển kinh
tế xã hội.
4/ Tài nguyên thiên nhiên:
Tài nguyên lâm thổ sản ở A Đớt cũng như các xã trong huyện A Lưới có
động vật quý hiếm như: khỉ, hươu nai, sơn dương,… nhiều dược liệu quý hiếm
như nấm, linh chi, sâm, trầm…và nhiều lâm sản gỗ quý…
Nguồn TNTN vô tận này phục vụ cho con người trên mọi phương diện

kinh tế, y tế, đời sống, làm nhà ở. Là nguồn dự trữ cho cuộc sống của con người,
tài nguyên khoáng sản ở đây tuy chưa có những phát hiện mới do không có điều
kiện khảo sát nhiều nhưng kinh nghiệm cho thấy trên địa bàn xã có trữ lượng
khoáng sản vàng lớn là điều kiện thuận lợi để khai thác nhằm nâng cao thu nhập
cho đời sống của nhân dân.
Trong cấu trúc địa hình của xã đồi núi chiếm một bộ phận quan trọng, diện
tích sản xuất của xã với sự tích tụ hằng năm cho phép trồng các loại cây công
nghiệp ngắn ngày như ngô, đậu,… còn đất đồi núi phía tây sẽ cho người
danamoojt nguồn lợi lớn từ các loại cây trồng như keo, tràm,…
5/Đặc điểm kinh tế - xã hội – dân cư – văn hóa:
a/Về kinh tế:
Cơ cấu kinh tế chủ yếu của xã là nông – lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
và dịch vụ. Quá trình thực hiện đã có bước phát triển các chỉ tiêu kế hoạch cơ
bản đạt, có một số chỉ tiêu vượt kế hoạch đề ra, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi
sắc, kết cấu hạ tầng cơ sở từng bước phát triển, mức độ tăng trưởng kinh tế khá

5


ổn định.
b/Về dân cư:
Thành phần dân cư tương đối ổn định, không có sự xáo trộn giữa đợt di
dân, tái định cư hoặc tăng dân số theo kiểu tự nhiên và cơ học. Trong một thời
gian dài trải qua quá trình chung sống, vật lộn với thiên nhiên và đấu tranh ,
những cộng đồng dân cư nơi đây đã cố kết lại với nhau trong một cộng đồng
tương đối bền vững, họ là những chủ nhân thật sự của bản làng cùng đi đến
những quyết định đúng đắn khi thực hiện những chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước.
Trước đây người dân A Đớt vẫn còn thực hiện lối sống du canh, du cư, phát
nương làm rẫy, săn bắt thú rừng, tìm kiếm rau củ quả của núi rừng để sinh sống

cho nên đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, nghèo nàn, lạc hậu.
Toàn xã có 28 cụm dân cư, 554 hộ và 2283 nhân khẩu. Dân cư xã A Đớt
chủ yếu là người Tà ôi chiếm 82%, Cơ tu chiếm 15%, Mường chiếm 0,1%, Kinh
chiếm 0,2% .
c/Về văn hóa – xã hội:
-Giáo dục – đào tạo:
Thường xuyên nâng cao chất lượng dạy và học đối với các cấp học, bậc
học. Thực hiện tốt các phong trào thi đua, đổi mới công tác quản lí và nâng cao
chất lượng giáo dục.
-Y tế:
Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân tiếp tục được quan tâm. Các chương
trình y tế, phòng chống bệnh xã hội nhìn chung triển khai đúng kế hoạch và tiến
độ đề ra. Công tác khám chữa bệnh cho người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi được
đẩy mạnh.
Công tác phòng chống dịch được chú trọng, công tác tiêm chủng được duy
trì thường xuyên.
PHẦN II: PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG – THỰC TRẠNG

6


1. Thực trạng địa phương:
A Đớt là một khu vực tiềm năng của huyện A Lưới nói riêng và tỉnh Thừa
Thiên Huế nói chung. A Đớt có giá trị kinh tế lớn nhưng những hoạt động ở đây
vẫn chưa được khai thác được hết các giá trị đó. Bên cạnh những lợi thế vẫn còn
tồn tại nhiều rào cản bất lợi làm hạn chế sự phát triển kinh tế xã hội của địa
phương mà chưa khắc phục được. Đồng thời, cùng với những cơ hội hiện có hay
những hoàn cảnh khách quan tác động từ bên ngoài có lợi cho quá trình phát
triển kinh tế xã hội thì gặp phải những thách thức gây cản trở sự xuất hiện các
cơ hội hay có nguy cơ làm suy yếu, tổn hại đến những điểm mạnh được xác

định. Vì vậy, việc phân tích tiềm năng, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã
hội của xã A Đớt sẽ giúp giải quyết những vấn đề trên. Và phương pháp SWOT
sẽ tổng hợp các vấn đề then chốt để có thể khai thác hết các giá trị kinh tế của
Xã A Đớt.

ĐIỂM MẠNH

CƠ HỘI

- Là nơi có cửa khẩu A Đớt – Tà Vàng - Giao thương buôn bán trao đổi hàng
thông thương với nước bạn Lào và có hóa với các nước láng giềng.
- Nhận được nhiều sự hỗ trợ của Chính
con đường Hồ Chí Minh chạy qua địa
phủ.
bàn xã.
- Thu hút các nhà đầu tư bởi nguồn
- Là khu kinh tế thương mại của huyện
TNTN và khoáng sản phong phú.
A Lưới và của tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phát triển KT-XH địa phương tạo
- Thuận lợi trồng các loại cây công công ăn việc làm và thu nhập ổn định
nghiệp.

cho cư dân thông qua việc khai thác, sử

- Có nguồn TNTN phong phú, đặc biệt dụng TNTN hợp lý.
- Áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật
có trữ lượng khoáng sản vàng lớn.
vào trong sản xuất, chăn nuôi và trồng


7


- Có nhiều bề dày lịch sử đấu tranh trọt.
truyền thống cách mạng.
- Có khí hậu thời tiết phù hợp để trồng
các loại cây ăn quả.
- Có cảnh quan thiên nhiên đẹp.
ĐIỂM YẾU
-Trình độ dân trí thấp.

THÁCH THỨC
-Khí hậu không thuận lợi, thiên tai, lũ

-Tỉ lệ hộ nghèo cao, mật độ dân số lụt hằng năm
-Xa trung tâm kinh tế lớn của tỉnh.
thấp, phân bố không đồng đều.
-Không chủ động được về nguồn lực
-Tỉ lệ người dân tộc thiểu số cao, còn
tài chính.
nhiều phong tục tập quán lạc hậu.
-Các nhà đầu tư chưa có nhu cầu đầu
-Điều kiện cơ sở vật chất, kết cấu hạ tư.
tầng, giao thông đi lại chưa được đáp
ứng.
-Thiếu mạng lưới hỗ trợ việc làm.
-Chất lượng đội ngũ quản lí còn thấp.
-Có tâm lý cổ hủ, ngại đi xa kiếm việc

-Là một xã vùng sâu, vùng xa.

- Đất đai, cây cối, nguồn nước ảnh
hưởng nhiều chất độc hóa học trong
chiến tranh để lại. Dịch bệnh.

làm.
-Việc làm người dân chưa ổn định.
- Chất lượng giáo dục y tế chưa cao.

2. Ma trận phân tích SWOT–khuôn khổ việc xác lập chiến lược và mục tiêu

CƠ HỘI
THÁCH THỨC
O1: Giao thương buôn T1: Xa trung tâm kinh tế

8


bán trao đổi hàng hóa với lớn của tỉnh.
các nước láng giềng(Lào)

T2: Đất đai, cây cối,

O2: Áp dụng tiến bộ nguồn nước ảnh hưởng
khoa học kĩ thuật vào nhiều chất độc hóa học
trong sản xuất, chăn nuôi trong chiến tranh để lại.
và trồng trọt.

Dịch bệnh.
T3: Các nhà đầu tư chưa


O3: Hấp dẫn cã nhà đầu

có nhu cầu đầu tư.

tư.
ĐIỂM MẠNH
CHIẾN LƯỢC S/O
S1: Là nơi có của khẩu A S3/O3:

CHIẾN LƯỢC S/T
S1/T1:

Đớt – Tà Vàng thông -Tận dụng nguồn TNTN -Phát huy giao thương
thương với nước bạn Lào phong phú để thu hút các kinh tế ở các cửa khẩu
và có con đường Hồ Chí nhà đầu tư.
-Hành động:
Minh chạy qua địa bàn
+Phát triển khai thác
xã.
TNTN, đặc biệt là vàng.
S2: Có cảnh quan thiên -Cơ hội:
+ Khai thác được trữ
nhiên đẹp.
lượng tài nguyên khoáng
sản ở địa phương
S3: Có nguồn TNTN
+ Tạo việc làm và thu
phong phú, đặc biệt có
nhập cho người dân sống
trữ lượng khoáng sản


khu
vực.
vàng lớn.
=> Phát triển khai thác
tài nguyên khoáng sản.
-Rủi ro:
+Không kiểm soát được

với các địa phương khác
và nước láng giềng.
-Hành động:
Đẩy mạnh các hoạt động
xuất nhập khẩu qua biên
giới, xuất khẩu các sản
phẩm ưu thế của địa
phương ra nước ngoài.
Trao đổi hành hóa với
các địa phương khác.
-Cơ hội:
+ Tạo công ăn việc làm.
+ Tăng thêm ngân sách
cho địa phương.
+ Phát triển các ngành

9


trong


việc

khai

thác nghề,

sản

phẩm

đặc

khoáng sản =>TNTN bị trưng của địa phương.
+ Nâng cao thu nhập cho
cạn kiệt
người dân.
S2/O3:
-Rủi ro:
+Xây dựng và mở các
+ Buôn lậu, trốn thuế.
tour du lịch sinh thái.
- Hành động:
+ Cạnh tranh với các địa
+ Thu hút khách du lịch.
phương khác.
- Cơ hội
+ Tạo việc làm và thu
nhập cho người dân.
 Phát triển ngành du
lịch sinh thái.

-Rủi ro:
+ Khai khác và sử dụng
không

hiệu

quả

tài

nguyên sẽ gây ô nhiễm
môi trường, phá hoại
HST.

ĐIỂM YẾU
CHIẾN LƯỢC W/O
W1: Điều kiện cơ sở vật W2/O2:

CHIẾN LƯỢC W/T
W1/T3:

chất, kết cấu hạ tầng, - Nâng cao trình độ dân

-Khắc phục điều kiện cơ

giao thông đi lại chưa trí để tận dụng cơ hội áp

sở vật chất, kết cấu hạ

được đáp ứng.


tầng để làm tăng nhu cầu

dụng tiến bộ khoa học kĩ

10


W2: Trình độ dân trí

thuật vào trong sản xuất,

đầu tư của các nhà đầu

thấp.

chăn nuôi và trồng trọt.
-Hành động:
+ Mở các lớp bổ túc về

tư.
-Hành động:
+ Cải tạo và nâng cấp hệ

chữ viết, văn hóa cho

thống điện, đường,

đồng bào dân tộc thiểu


trường, trạm ở địa

số.
+ Huy động khuyến

phương.
+ Xây dựng các nhà văn

khích các giáo viên lên

hóa xã, thôn.
+ Xây dựng và nâng cấp

W3: Chất lượng giáo
dục, y tế chưa cao.

dạy ở miền núi.
+ Phổ cập giáo dục cấp
tiểu học, cấp phổ thông
cho trẻ em miền núi.
+ Khuyến khích và giúp
đỡ những người đậu
nghề, đại học có điều
kiện lên thành phố học
nghề, đại học.
-Cơ hội:
+Tạo công ăn việc làm
nâng cao thu nhập.
+Đời sống của nhân dân
được cải thiện.

+ Nâng cao năng suất
cây trồng, vật nuôi.
-Rủi ro:
+ Không kiểm soát được

các tuyến đường ở địa
phương.
-Cơ hội:
+Nâng cao đời sống nhân
dân.
+Tạo công ăn việc làm.
+Tạo thêm thu nhập.
-Rủi ro:
+Trong công nghiệp: ô
nhiễm môi trường.
+Khi nâng cao chất
lượng giao thông như:
xây thêm, nâng cấp thì
địa phương phải rút tiền
ngân sách =>tham
nhũng.
W3/T2:
Nâng cao chất lượng giáo

chất lượng dân trí.
+ Chảy máu chất xám

dục y tế để giảm thiểu

trong địa phương.


dịch bệnh.
-Hành động:
+ Đảm bảo chất lượng y

11


tế: số lượng giường bệnh,
số lượng và chất lượng
đội ngũ y bác sĩ.
+ Các Chính sách của
Nhà nước về hỗ trợ sức
khỏe cho các nạn nhân
do chất độc từ chiến
tranh.
+ Hỗ trợ trang thiết bị ý
tế, thuốc đầy đủ đến các
cơ sở y tế.
- Cơ hội:
+ Phát triển cơ sở hạ tầng
y tế.
+ Nâng cao sức khỏe
cộng đồng địa phương.
- Rủi ro:
+ Lợi dụng làm giả làm
nhái thuốc và các thiết bị
y tế.

12



PHẦN III: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CHỈ TIÊU
1. Các vấn đề đặt ra:
- Khí hậu không thuận lợi, thiên tai lũ lụt hàng năm.
- Việc làm người dân chưa ổn định.
- Chưa khai thác tiềm năng TNTN triệt để.
- Tỉ lệ người dân tộc thiểu số cao, còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu

13


2. Xây dựng cây vấn đề:
Nghèo đói

Đông con

Thấp nghiệp cao

Chất
lượng
lao
động
thấp

Thiếu
việc
làm

Thiếu

mạng
lưới
hỗ trợ
việc
làm

Trình
độ
dân
trí
thấp

Phong
tục
tập
quán
lạc
hậu

Thu nhập thấp

Năng
suất
thấp

Công
tác
KHH
còn
kém


Dịch
bệnh

Công
nghệ
sản
xuất
lạc
hậu

Thiên
tai
1


3.Xây dựng cây mục tiêu:

Xóa đói giảm nghèo

Nâng
cao
chất
lượng
lao
động

Tạo

hội

việc
làm

Tăng
cường
các
mạng
lưới
hỗ trợ
việc
làm

Nâng cao thu nhập

Giảm tỷ lệ sinh

Giảm tỷ lệ thất nghiệp

Nâng
cao
trình
độ
dân
trí

Xóa
bỏ
phong
tục
tập

quán
lạc
hậu

Tăng
năng
suất

Đẩy
mạnh
công
tác
KHH

Phòng
chống
dịch
bệnh

Cải
tiến
công
nghệ
sản
xuất

Phòng
chống
thiên
2

tai


3


4.Xây dựng các chỉ tiêu và chỉ số:
Mục tiêu
Xóa đói giảm nghèo

Chỉ tiêu
Đến năm 2020, tỉ lệ nghèo

Chỉ số
-Tỉ lệ nghèo đói của xã A

Giảm tỉ lệ sinh

đói giảm còn 5%.
Đến năm 2020, tỉ lệ sinh

Đớt.
-Tỉ lệ sinh con thứ ba của

Nâng cao thu nhập

con thứ ba giảm 5 %
Phấn đấu đến năm 2020,thu

xã A Đớt.

-Thu nhập bình quân đầu

nhập bình quân đầu người

người của xã A Đớt.

tăng lên 2 triệu đồng/năm.
Tạo cơ hội việc làm

Đến năm 2020, tạo 500 việc -Số lượng việc làm cho
làm cho người lao động

người lao động của xã A

Đớt.
Nâng cao chất lượng Phấn đấu đến năm 2017, tỉ -Tỉ lệ nguồn lao động có
lao động

lệ nguồn lao động có trình trình độ chuyên môn kĩ
độ chuyên môn kĩ thuật thuật năm 2015 và năm

tăng 0.5% so với năm 2015 2017.
Nâng cao trình độ dân Phấn đấu đến năm 2020, -Tổng số người dân tọc
trí

100% người dân tộc thiểu thiểu số ở xã A Đớt
số biết chữ ở xã A Đớt

-Số người dân tộc thiểu
số biết chữ ở xã A Đớt.

-Tỷ lệ người dân tộc
thiểu số biết chữ (trong
tổng số người dân tộc

Tăng năng suất

thiểu số)
Đến năm 2017, tăng năng -Năng suất lúa năm 2017.
suất lúa từ 2 tạ/ha/năm lên -Năng suất lúa năm 2015.
2,5 tạ/ha/năm so với năm
2015
PHẦN IV: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1


1. Giải pháp huy động các nguồn vốn đầu tư:
- Sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách. Tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của
Chính phủ, của Tỉnh từ các chương trình mục tiêu, dự án trọng điểm quốc gia.
Thực hiện tốt nhiệm vụ chi tiêu ngân sách, đảm bảo chi đúng, chi đủ, tiết kiệm,
chống lãng phí, thất thoát ngân sách.
- Phát triển các nguồn thu trên địa bàn. Tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng, có
cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế, người dân
đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tăng thêm nguồn thu cho ngân sách; nuôi
dưỡng, phát triển các nguồn thu từ nội lực nền kinh tế.
- Tạo điều kiện thuận lợi về hạ tầng, có cơ chế, chính sách phù hợp, hấp
dẫn để thu hút các nguồn đầu tư trong nước. Xây dựng danh mục các công trình,
dự án cụ thể ưu tiên đầu tư; tuyên truyền, quảng cáo những cơ hội đầu tư nhằm
huy động vốn từ các doanh nghiệp, tư nhân trong tỉnh và tỉnh ngoài tham gia đầu
tư phát triển trên địa bàn.

2. Nâng cao trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực:
Phát huy nhân tố con người, huy động toàn xã hội chăm lo phát triển sự
nghiệp giáo dục và đào tạo, nâng cao trình độ dân trí, tạo chuyển biến về nhận
thức của người dân. Tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn đồng bào cách
làm ăn, tổ chức sản xuất, thâm canh cây trồng, kỹ thuật chăn nuôi, phát triển
kinh tế hộ, tiếp cận với kinh tế hàng hóa v.v. Mở rộng đào tạo nghề cho lao động
khu vực nông thôn phù hợp với yêu cầu sử dụng lao động trên địa bàn. Quan
tâm đào tạo lực lượng lao động trẻ về kiến thức văn hóa, khoa học-kỹ thuật, nghị
lực, quyết tâm lập nghiệp, tạo đội ngũ xung kích, lôi cuốn xã hội. Từng bước
chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới. Chú trọng
đào tạo đội ngũ cán bộ nguồn là người dân tộc thiểu số, có kiến thức, trình độ
cao để phục vụ quê hương.

2


3. Tổ chức lại sản xuất, tăng cường ứng dụng khoa học - kỹ thuật:
Phát triển đa dạng hoá các loại hình sản xuất, kinh doanh phù hợp, đem lại
hiệu quả kinh tế, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế phát triển nhanh. Có
chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Khôi phục, phát triển các ngành nghề TTCN, các làng nghề truyền thống. Tạo
điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư thành lập các công ty TNHH, công ty
cổ phần, liên doanh trên địa bàn.
Đặc biệt trong nông nghiệp, tiến hành tổ chức lại sản xuất theo hướng hình
thành các vùng tập trung chuyên canh, sản xuất hàng hóa. Khuyến khích phát
triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, đây là giải pháp động lực cho phát
triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Nhân rộng các điển hình làm ăn kinh tế
giỏi giúp đỡ, hướng dẫn cách thức tổ chức sản xuất để đồng bào tự lập nghiệp,
mở nghề, phát triển kinh tế hộ gia đình.
4. Cải cách hành chính, nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước:

Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là thủ tục hành chính theo hướng
tinh gọn, cụ thể, rõ ràng. Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền các
cấp; thực hiện phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp; nâng cao hiệu lực, hiệu
quả hoạt động quản lý nhà nước. Từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công
chức, nâng cao năng lực thi hành công vụ. Tăng cường thanh tra công vụ. Nâng
cao trách nhiệm người đứng đầu. Nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp, làm
tốt công tác hệ thống hoá văn bản pháp lý, hồ sơ công vụ. Phát huy dân chủ cơ
sở, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực
hưởng ứng, tham gia phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
5. Tăng cường hợp tác, liên kết trong nước và nước ngoài:
Mở rộng hợp tác, liên kết kinh tế với các địa phương trong và ngoài tỉnh.
Xây dựng các dự án cụ thể, ban hành cơ chế chính sách hấp dẫn nhằm thu hút
3


các nguồn lực bên ngoài cho sự phát triển. Duy trì, mở rộng quan hệ đối ngoại
với các nước trong khu vực, trên thế giới và các tổ chức quốc tế trong hợp tác
kinh tế, giao lưu văn hóa, đào tạo lao động v.v. Tranh thủ sự trợ giúp của các tổ
chức quốc tế; nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA, NGOs. Tăng cường
mối quan hệ đoàn kết hữu nghị, hợp tác cùng phát triển với hai huyện Ka Lưm,
tỉnh Sê Kông và Sa Muội, tỉnh Saravan của CHDCND Lào.

4



×