Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phẩn mía đường lam sơn (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.22 KB, 56 trang )

Tiểu luận : Phân tích hoạt động kinh doanh

GVHD : Nguyễn Ngọc Thức

Danh sách nhóm
STT
1

Họ và tên
Mai Nhật Anh

2

Lê Đức Anh

3

Tiết Thị Hương

4

Phạm Phương Liên

5

Nguyễn Thị Như

6

Dương Thanh Thảo


7

Lê Văn Thiện

8

Đỗ Tiến Tùng

9

Ngô Đình Tuân

Nhóm 01

MSSV

Ghi chú

12001843
12001953
12000963
12000813
12001823
12000823
12000863
12001313
12000930

LỚP: DHKT8ATH


Nhóm Trưởng


Tiểu luận : Phân tích hoạt động kinh doanh

GVHD : Nguyễn Ngọc Thức

MỤC LỤC

Nhóm 01

LỚP: DHKT8ATH


Tiểu luận : Phân tích hoạt động kinh doanh

GVHD : Nguyễn Ngọc Thức

LỜI NÓI ĐẦU
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, nhu cầu của xã
hội luôn có sự thay đổi. Chính vì thế, đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
phải có sự quan tâm thích đáng tới việc sản xuất và cung cấp hàng hoá, dịch vụ.
Trong đó vấn đề cơ bản là sản xuất cái gì?, sản xuất cho ai?, sản xuất như thế
nào ...? Mỗi doanh nghiệp, tuỳ thuộc vào đặc điểm, lợi thế trong kinh doanh mà có
những hướng đi khác nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh để đáp ứng được
nhu cầu của xã hội, đưa doanh nghiệp của mình đi lên, và góp phần vào sự tăng
trưởng, phát triển của nền kinh tế thị trường. Để làm được điều này thì đối với mỗi
doanh nghiệp, kế toán và việc phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
đóng vai trò quan trọng trong hệ thống các công cụ quản lý. Nó cung cấp cho chủ
doanh nghiệp thông tin tài chính chính xác để tổ chức tốt quá trình hoạt động sản

xuất kinh doanh, và có những chiến lược kinh doanh đúng hướng.Với những kiến
thức lý thuyết đã được học và tìm hiểu càng cho em thấy kế toán và việc phân tích
hoạt động kinh doanh dựa trên các chỉ tiêu kinh tế có vai trò đặc biệt quan trọng đối
với các doanh nghiệp. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, nhóm em đã quyết định
chọn đề tài “ phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần mía
đường lam sơn”. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng trong quá trình làm bài không tránh
khỏi những thiếu sót, nhóm em mong thầy và các bạn thông cảm và đóng góp ý kiến
để bài làm được hoàn thiện hơn.

3

Nhóm 01

LỚP: DHKT8ATH


Tiểu luận : Phân tích hoạt động kinh doanh

GVHD : Nguyễn Ngọc Thức

CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
I.

Khái quát chung về phân tích hoạt động kinh doanh

1. Khái niệm
Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn
bộ quá trình và kết quả kinh doanh, những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả
kinh doanh, trên cơ sở đó đề ra các định hướng hoạt động và các giải pháp phù

hợp để thực hiện các định hướng đó.
2. Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh
Là quá trình kinh doanh và kết quả kinh doanh, cùng với sự tác động của
những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh
- Nội dung chủ yếu là phân tích các chỉ tiêu kết quả kinh doanh như:
doanh thu bán hàng, giá trị sản xuất, lợi nhuận…
- Đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh biểu
hiện trên các chỉ tiêu đó.
4. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh
- Đánh giá kết quả thực hiện so với kế hoạch hoặc so với tình hình thực
hiện kì trước.
- Phân tích những nhân tố nội tại và khách quan ảnh hưởng đến tình hình
4

Nhóm 01

LỚP: DHKT8ATH


Tiểu luận : Phân tích hoạt động kinh doanh

GVHD : Nguyễn Ngọc Thức

thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp.
- Phân tích hiệu quả các phương án kinh doanh hiện tại và các dự án đầu
tư dài hạn.
- Phân tích dự báo, phân tích chính sách và phân tích rủi ro trên các mặt
hoạt động của doanh nghiệp.
- Lập báo cáo kết quả phân tích, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả

hoạt động kinh doanh.
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh mới trên kết quả phân tích.
5. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh
- Là công cụ quan trọng để đánh giá, phân tích hoạt động kinh doanh
thông qua các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng.
- Giúp doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn sức mạnh và hạn chế, từ đó xác
định được mục tiêu và chiến lược kinh doanh phù hợp, hiệu quả.
- Là cơ sở đề các quyết định kinh doanh.
- Là biện pháp quan trọng để phòng ngừa và ngăn chặn những rủi ro có
thể xảy ra.
6. Các phương pháp phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt
động kinh doanh để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân
tích. Để tiến hành được cần xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện để so
sánh, mục tiêu để so sánh.
5

Nhóm 01

LỚP: DHKT8ATH


Tiểu luận : Phân tích hoạt động kinh doanh

GVHD : Nguyễn Ngọc Thức

- Xác định số gốc để so sánh:
+ Khi nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu, số gốc để
so sánh là chỉ tiêu ở kỳ trước.
+ Khi nghiên cứu nhịp độ thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trong từng khoảng thời

gian trong năm thường so sánh với cùng kỳ năm trước.
+ Khi nghiên cứu khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường có thể so sánh mức
thực tế với mức hợp đồng.
- Điều kiện để so sánh được các chỉ tiêu kinh tế:
+ Phải thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu
+ Đảm bảo tính thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu
+ Đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính, các chỉ tiêu về cả số lượng, thời gian và
giá trị.
- Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh:
+ Xác định mức độ biến động tuyệt đối và mức độ biến động tương đối cùng xu
hướng biến động của chỉ tiêu phân tích.
+ Mức biến động tuyệt đối: được xác định trên cơ sở so sánh trị số của chỉ tiêu
giữa hai kỳ: kỳ phân tích và kỳ gốc.
+ Mức độ biến động tương đối: là kết quả so sánh giữa số thực tế với số gốc đã
được điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quy mô của
chỉ tiêu phân tích.
So sánh tuyệt đối: số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng giá trị về
một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể. Đơn vị tính là hiện
6

Nhóm 01

LỚP: DHKT8ATH


Tiểu luận : Phân tích hoạt động kinh doanh

GVHD : Nguyễn Ngọc Thức

vật, giá trị, giờ công. Mức giá trị tuyệt đối được xác định trên cơ sở so sánh trị số

chỉ tiêu giữa hai kỳ.
So sánh tương đối: Mức độ biến động tương đối là kết quả so sánh giữa thực tế
với số gốc đã được điều chỉnh theo một hệ số chỉ tiêu có liên quan theo hướng
quyết định quy mô của chỉ tiêu phân tích.
So sánh con số bình quân
- Số bình quân là số biểu hiện mức độ về mặt lượng của các đơn vị bằng cách sau:
Bằng mọi chênh lệch trị số giữa các đơn vị đó, nhằm phản ánh khái quát đặc điểm
của từng tổ, một bộ phận hay tổng thể các hiện tượng có cùng tính chất.
- Số so sánh bình quân ta sẽ đánh giá được tình hình chung, sự biến động về số
lượng, chất lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh, đánh giá xu hướng phát
triển của doanh nghiệp.
Phương pháp loại trừ: là phương pháp xác định xu hướng và mức độ ảnh hưởng
của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh bằng các loại trừ ảnh hưởng của các nhân
tố khác.
Phương pháp số chênh lệch
Khái quát phương pháp xác định ảnh hưởng của các nhân tố số lượng và chất
lượng như sau:
Phương pháp thay thế liên hoàn: Đây là phương pháp xác định ảnh hưởng của
các nhân tố bằng cách thay thế lần lượt và liên tục các yếu tố giá trị kỳ gốc sang kỳ
phân tích để xác định trị số của chỉ tiêu thay đổi. Xác định mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố đến đối tượng kinh tế nghiên cứu. Nó tiến hành đánh giá so sánh và
phân tích từng nhân tố ảnh hưởng trong khi đó giả thiết là các nhân tố khác cố

7

Nhóm 01

LỚP: DHKT8ATH



Tiểu luận : Phân tích hoạt động kinh doanh

GVHD : Nguyễn Ngọc Thức

định. Do đó để áp dụng nó phân tích hoạt động kinh tế cần áp dụng một trình tự thi
hành sau:
- Căn cứ vào mối liên hệ của từng nhân tố đến đối tượng cần phân tích mà từ đó
xây dựng nên biểu thức giữa các nhân tố
- Tiến hành lần lượt để xác định ảnh hưởng của từng nhân tố trong điều kiện giả
định các nhân tố khác không thay đổi.
- Ban đầu lấy kỳ gốc làm cơ sở, sau đó lần lượt thay thế các kỳ phân tích cho các
số cùng kỳ gốc của từng nhân tố.
- Sau mỗi lần thay thế tiến hành tính lại các chỉ tiêu phân tích. Số chênh lệch giữa
kết quả tính được với kết quả tính trước đó là mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
được thay đổi số liệu đến đối tượng phân tích. Tổng ảnh hưởng của các nhân tố
tương đối tương đương với bản thân đối tượng cần phân tích.
Phương pháp hiệu số %: Số chênh lệch về tỷ lệ % hoàn thành của các nhân tố sau
và trước nhân tố với chỉ tiêu kế hoạch để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân
tố đến chỉ tiêu phân tích.
II.



a)

Nội dung phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Phân tích qua báo cáo tài chính
Phân tích qua BCKQ HDKD
Phân tích qua Doanh thu
Doanh thu từ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ


Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung
ứng dịch vụ sau khi trừ các khoản thuế thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị
trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) và được khách hàng chấp nhận thanh toán.
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh có 3 chỉ tiêu chính:
8

Nhóm 01

LỚP: DHKT8ATH


Tiểu luận : Phân tích hoạt động kinh doanh


GVHD : Nguyễn Ngọc Thức

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Doanh thu bán hàng là toàn bộ tiền bán hàng hóa sản phẩm dịch vụ đã được
khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt đã thu hay chưa thu được
tiền).
- Khối lượng hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ được tiêu thụ là khối lượng hàng hóa
sản phẩm dịch vụ mà người bán đã giao cho người mua, đã được người mua thanh
toán ngay hoặc cam kết sẽ thanh toán.
- Giá bán được hạch toán: là giá bán thực tế được ghi trên hóa đơn. Tổng doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm:
- Doanh thu bán hàng hóa: phản ánh tổng số doanh thu của khối lượng hàng hóa đã
được xác định là tiêu thụ của doanh nghiệp trong 1 kỳ hạch toán.
- Doanh thu bán các thành phẩm: phản ánh tổng doanh thu của khối lượng thành

phẩm, bán thành phẩm… đã xác định là tiêu thụ của doanh nghiệp trong kỳ báo
cáo.
- Doanh thu cung cấp dịch vụ: phản ánh số tiền đã nhận được và số tiền đã được
người mua cam kết thanh toán về khối lượng hàng hóa đã cung cấp hoặc đã thực
hiện.


Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ (DT thuần BH &
CCDV): phản ánh khoản tiền thực tế doanh nghiệp thu được trong kinh
doanh.

Doanh thu thuần (DT thuần) của doanh nghiệp được xác định theo công thức:
DT thuần = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - các khoản giảm trừ
Trong đó, các khoản giảm trừ bao gồm:
9

Nhóm 01

LỚP: DHKT8ATH


Tiểu luận : Phân tích hoạt động kinh doanh

GVHD : Nguyễn Ngọc Thức

+ Giảm giá hàng bán: khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá ngoài hóa đơn
(tức là sau khi đã có hóa đơn bán hàng) không phản ánh số giảm giá cho phép đã
được ghi trên hóa đơn bán hàng.
+ Hàng bán bị trả lại: phản ánh doanh thu của hàng hóa thành phẩm đã tiêu thụ bị
người mua trả lại do không phù hợp yêu cầu, hàng kém phẩm chất, không đúng

chủng loại quy cách, do vi phạm hợp đồng kinh tế…
+ Chiết khấu thương mại: khoản tiền giảm trừ cho khách hàng trên tổng số các
nghiệp vụ đã thực hiện trong 1 thời gian nhất định hoăc khoản tiền giảm trừ trên
giá bán thông thường vì do mua hàng với khối lượng lớn.
+ Các loại thuế: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu.


Doanh thu từ hoạt động tài chính: bao gồm các khoản thu lãi tiền gửi, lãi tiền

b.

cho vay, thu từ hoạt động mua bán chứng khoán…
Doanh thu từ các hoạt động khác

Là các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên ngoài các khoản
thu đã được quy định bên trên.
Các khoản thu này bao gồm thu từ bán vật tư, hàng hóa, tài sản dôi thừa, các
khoản phải trả nhưng không trả được vì lý nguyên nhân từ phía chủ nợ, hoàn nhập
các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho.


Phân tích qua Chi phí

Chi phí là những hao phí lao động xã hội được biểu hiện bằng tiền trong quá
trình hoạt động kinh doanh. Chi phí của doanh nghiệp là tất cả những chi phí phát
sinh gắn liền với doanh nghiệp trong quá trình hình thành, tồn tại và hoạt động từ
khâu mua nguyên vật liệu, tạo ra sản phẩm đến khi tiêu thụ nó.
a)

Chi phí sản xuất

10

Nhóm 01

LỚP: DHKT8ATH


Tiểu luận : Phân tích hoạt động kinh doanh

GVHD : Nguyễn Ngọc Thức

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về nguyên liệu, vật liệu trực
tiếp sử dụng cho việc sản xuất ra sản phẩm của các doanh nghiệp.
Chi phí nhân công trực tiếp: Thể hiện về chi phí nhân công: lương trả theo sản
phẩm và các khoản phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí này
bao gồm chi phí về tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền bảo hiểm
xã hội.
Chi phí sản xuất chung : Phản ánh những chi phí sản xuất chung phát sinh ở các
phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp.
Bao gồm các khoản mục sau: Chi phí nhân viên. Chi phí vật liệu, công cụ, dụng
cụ. Chi phí dụng cụ sản xuất. Chi phí khấu hao tài sản cố định.Chi phí dịch vụ mua
ngoài.Chi phí bằng tiền khác.
Chi phí ngoài sản xuất


Chi phí bán hàng Là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản
phẩm, hàng hóa bao gồm các chi phí đóng gói, vận chuyển, giới thiệu, bảo
quản sản phẩm.

Bao gồm các khoản mục: Chi phí nhân viên. Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ.

Chi phí khấu hao tài sản cố định. Chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản. Chi phí
quảng cáo, tiếp thị. Chi phí bằng tiền khác.


Chi phí quản lý doanh nghiệp: phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh
nghiệp gồm các chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản ly hành chính, chi
phí chung khác liên quan đếnb các hoạt động của doanh nghiệp.

Bao gồm các khoản mục: Chi phí nhân viên quản lý. Chi phí vật liệu quản lý.
Chi phí đồ dùng văn phòng. Chi phí khấu hao tài sản cố định. Thuế, phí và lệ
phí. Chi phí dự phòng. Chi phí dịch vụ mua ngoài. Chi phí bằng tiền khác.
11

Nhóm 01

LỚP: DHKT8ATH


Tiểu luận : Phân tích hoạt động kinh doanh
a.

GVHD : Nguyễn Ngọc Thức

Chi phí hoạt động tài chính: Là các khoản chi phí đầu tư tài chính ra ngoài
doanh nghiệp, nhằm mục đích sử dụng hợp lý các nguồn vốn, tăng thêm thu
nhập và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Bao gồm các loại chi phí: Chi phí liên doanh, liên kết. Chi phí cho thuê tài sản.
Chi phí mua bán trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu. Dự phòng giảm giá chứng
khoán. Chi phí khác liên quan đến hoạt động đầu tư ra ngoài doanh nghiệp. Chi

phí nghiệp vụ tài chính.


Phân tích qua Lợi nhuận Lợi nhuận là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận
thêm nhờ đầu tư sau khi đã trừ các chi phí liên quan đến đầu tư đó, là phần

a.

chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh:

- Lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ: là khoảng chênh lệch giữa doanh thu
thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi giá thành toàn bộ sản phẩm (bao gồm
giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp).
Công thức xác định lợi nhuận thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ (LN thuần
BH & CCDV): LN thuần BH & CCDV = DT thuần BH & CCDV – Giá vốn
hàng bán – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán
=> LN thuần = Lợi nhuận gộp – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh
nghiệp.
b. Lợi nhuận hoạt động tài chính (LN hoạt động TC): Là số thu lớn hơn chi của
các hoạt động tài chính, bao gồm các hoạt động cho thuê tài sản, mua bán trái
phiếu, chứng khoán, mua bán ngoại tệ, lãi tiền gửi ngân hàng, lãi cho vay thuộc các
nguồn vốn và quỹ, lãi cổ phần, hoàn nhập số dư khoản dự phòng giảm giá đầu tư
chứng khoán ngắn hạn, dài hạn.
12

Nhóm 01

LỚP: DHKT8ATH



Tiểu luận : Phân tích hoạt động kinh doanh

GVHD : Nguyễn Ngọc Thức

LN hoạt động TC = DT hoạt động tài chính – Chi phí hoạt động tài chính
c. Lợi nhuận khác: Là khoản thu nhập khác lớn hơn các chi phí khác, bao gồm
các khoản phải trả không có chủ nợ, thu hồi các khoản nợ khó đòi đã được duyệt
bỏ, các khoản lợi tức các năm trước phát hiện năm nay, số dư hoàn nhập các khoản
dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phải thu khó đòi.
Lợi nhuận khác = Doanh thu khác – Chi phí khác
-Xác định tổng lợi nhuận kinh doanh trước thuế và sau thuế
LN thuần kinh doanh = LN thuần BH & CCDV + LN tài chính
Tổng lợi nhuận trước thuế = LN thuần kinh doanh + LN khác
Lợi nhuận sau thuế = Tổng lợi nhuận trước thuế - thuế thu nhập

13

Nhóm 01

LỚP: DHKT8ATH


Tiểu luận : Phân tích hoạt động kinh doanh

GVHD : Nguyễn Ngọc Thức

CHƯƠNG 2:PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN.

I.

TỔNG QUAN VỀ NGÀNH MÍA ĐƯỜNG VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN
MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN

1. Tổng quan ngành mía đường:
1.1.

Tình hình mía đường thế giới:

Đường là một sản phẩm thiết yếu trong đời sống của mọi người, là
thành phần không thể thay thế trong các sản phẩm như bánh kẹo, nước
giải khát và gia vị. Ngoài ra, phế phẩm của ngành đường cũng được sử
dụng như mùn để sản xuất phân bón và cây mía còn được dùng làm
nguyên liệu để sản xuất ethanol - sản phẩm có thể được dùng để thay thế
cho xăng.
Ngành mía đường trên thế giới phát triển khá lâu đời, vào khoảng thế kỷ
thứ 16, khi sự khai thác đầu tiên được hình thành ở Puerto Rico, rồi đến
Cuba, nguyên liệu sản xuất đường chủ yếu lúc này là cây mía, vì thế sản
lượng đường thu được không cao. Cho đến thể kỷ thứ 19, khi chúng ta
biết tinh lọc ra đường từ cây củ cải đường, đã mở ra một ngành công
nghiệp sản xuất đường ở Châu Âu. Từ đó, sản xuất đường đạt được
nhiều đột phá: từ khoảng 820,000 tấn vào đầu những năm đầu cách
mang công nghiệp, đến 18 triệu tấn trước chiến tranh thế giới I (1914 1918).
Hiện nay, trên thế giới, sản xuất đường đạt khoảng 150 triệu tấn vào
năm 2012 và dự đoán đến hết năm 2013 sẽ tăng nhẹ trên mức này. Các
nước sản xuất đường lớn trên thế giới là Brazil, Eu, Ấn Độ, Trung
14

Nhóm 01


LỚP: DHKT8ATH


Tiểu luận : Phân tích hoạt động kinh doanh

GVHD : Nguyễn Ngọc Thức

Quốc, Thái Lan chiếm 50% sản lượng và các nhà xuất khẩu đường chủ
yếu là Brazil, Thái Lan, Australia chiếm hơn 50% xuất khẩu của thế
giới.
1.2. Ngành mía đường tại Việt Nam:
Ngành sản xuất đường tại Việt Nam đã có từ lâu đời, từ khi người dân
chúng ta biết làm nên mật mía từ cây mía, nhưng ngành công nghiệp
mía đường tại Việt Nam chỉ mới bắt đầu phát triển vào đầu những năm
1990, vẫn còn rất non trẻ và khá lạc hậu. Cho đến giai đoạn hiện nay
ngành mía đường tại Việt Nam vẫn chưa phát triển mạnh để có thể trở
thành ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế.
Từ

năm 1975 1995 nước ta có thêm

nhiều NMĐ mới như La Ngà (Đông nai)
NMĐ Lam Sơn (Thanh

2000 TMN ;

hoá ) 1500 TMN, Tây ninh 500 TMN; đồng

thời các nhà máy Đường Bình dương, Quảng Ngãi đã nâng công suất

lên 2000 TMN.
Năm 1995 Chính phủ đưa ra đề án phát triển mía đường Việt Nam vừ
đó đến nay hàng loạt các nhà máy Đường lớn nhỏ khác nhau lần lượt
ra đời.Đến nay nước ta

cảng 44 nhà

máy

đường đưa tổng năng suất ép lấn mía/người. sản lượng đường hơn 1 triệ
u 50000-60000 tấn mía/ ngày với sản lượng đường hơn 1 triệu tấn/ năm
và mức tiêu thụ bình quân là 13-15 kg/ người/ năm.
Nước ta sản xuất 3 loại đường chính:
Đường tinh luyện RE hay còn gọi là đường cát trắng
Đường vàng RS
Đường xay (hay đường thô)
• Giá mía đường trong nước:
Giá đường trong nước lập kỷ lục trong tuần cuối tháng 10/2010, và
tiếp tục duy trì mức giá cao cho đến nay, với mức giá 19.200 – 19.500
15

Nhóm 01

LỚP: DHKT8ATH


Tiểu luận : Phân tích hoạt động kinh doanh

GVHD : Nguyễn Ngọc Thức


đồng/kg loại RS bán tại nhà máy. Giá đường bán lẻ có lúc lên tới 25.000
VNĐ/kg, mức giá cao nhất từ trước đến nay. Hiện, giá đường thế giới
đang đi xuống khá mạnh trong hai ngày cuối tuần vừa qua, nhưng giá
đường bán lẻ trong nước vẫn tăng.
Ngành mía đường trong nước đang bước vào vụ mùa, nhưng giá đường
vẫn duy trì xu hướng tăng. Do:
- Giá đường trong nước chịu ảnh hưởng của giá đường thế giới (tỷ lệ
nhập khẩu khá lớn, khoảng 30%), do diễn biến thời tiết bất lợi cho sản
lượng mía ở các nước sản xuất chính.
- Trong nước lượng đường tồn kho ở mức thấp nên giá đường trong
nước liên tục tăng.
- Giá thu mua mía nguyên liệu tăng cao, mức giá thu mua vào
30/10/2010 là 1,15 triệu đồng/tấn mía – tăng 15% so với tuần trước đó.
- Quý 4 là mùa sản xuất và tiêu thụ bánh kẹo cho các dịp lễ của năm của
Việt Nam, do vậy nhu cầu sẽ tăng lên, góp phần làm cho giá đường có
thể duy trì xu hướng tăng.
2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần mía đường Lam Sơn
2.1.

Tên, địa chỉ của công ty

Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN
Tên tiếng anh: LAM SON SUGAR JOINT STOCK CORPORATION
Tên giao dịch: Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn
Tên viết tắt: LASUCO
Mã giao dịch: LSS
16

Nhóm 01


LỚP: DHKT8ATH


Tiểu luận : Phân tích hoạt động kinh doanh

GVHD : Nguyễn Ngọc Thức

Địa chỉ: Thị Trấn Lam Sơn, Huyện Thọ Xuân, Tỉnh Thanh Hóa
Website/email: www.lasuco.com.vn /
Điện thoại: (0373) 834.091 – 834.345
Fax: (0373) 834.092
Nhóm ngành: Mía đường
Vốn điều lệ: 500,000,000,000 đồng
Vốn

Chủ

sở

hữu:

1.286.310.197.878

KL

CP

đang

niêm


KL

CP

đang

lưu

đồng

yết: 50,000,000 cp
hành: 50,000,000 cp

Tổ chức tư vấn niêm yết:- Công ty Cổ phần Chứng Khoán Bảo Việt
Tổ chức kiểm toán:
-

Công

ty

TNHH

Deloitte

Việt

Nam


-

2010

- Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính kế toán và kiểm toán - 2011
- Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính kế toán và kiểm toán - 2012

2.2.

Quá trình hình thành và phát triển

2.2.1. Quá trình hình thành của công ty


Ngày 12 tháng 01 năm 1980: Phó Thủ tướng Đỗ Mười ký quyết định số
24/TTg phê duyệt nhiệm vụ thiết kế xây dựng Nhà máy đường Lam Sơn.
Công suất 1.500 tấn mía ngày, thiết bị và công nghệ của hãng FCB Cộng
hoà Pháp cung cấp. Địa điểm xây dựng tại xã Thọ Xương (nay là thị trấn
Lam Sơn), huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá.
17

Nhóm 01

LỚP: DHKT8ATH


Tiểu luận : Phân tích hoạt động kinh doanh




GVHD : Nguyễn Ngọc Thức

Ngày 31 tháng 3 năm 1980: Bộ trưởng Bộ lương thực thực phẩm Ngô Minh
Loan, ký Quyết định số 488 LT-TP/KTCB thành lập Ban kiến thiết xây
dựng Nhà máy đường Lam Sơn.



Ngày 28 tháng 4 năm 1984: Bộ trưởng Bộ Công nghiệp thực phẩm (nay là
Bộ NN & PTNT) ký Quyết định số 24/CNTP-TCCB thành lập Nhà máy
đường Lam Sơn.



Ngày 02 tháng 11 năm 1986: Nhà máy đường Lam Sơn đi vào sản xuất vụ
đầu tiên.



Ngày 08 tháng 11 năm 1994: Bộ trưởng Bộ NN & PTNT ký Quyết định số
14/NN /TCCB đổi tên Nhà máy đường Lam Sơn thành Công ty đường Lam
Sơn.



Ngày 06 tháng 12 năm 1999: Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số
1133/QĐ-TTg chuyển Công ty đường Lam Sơn thành Công ty cổ phần mía
đường Lam Sơn. Ngày 19 thánh 12 năm 1999: Đại hội cổ đông thành lập
Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn.




Ngày 01 tháng 01 năm 2000 Công ty đi vào hoạt động theo hình thức công
ty cổ phần.



Định hướng phát triển đến năm 2015, tầm nhìn đến 2020: Trở thành tập
đoàn Kinh tế Công – nông nghiệp, du lịch, dịch vụ, thương mại và bất động
sản Lam Sơn. “HỢP TÁC, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG, VÌ CỘNG ĐỒNG”.

18

Nhóm 01

LỚP: DHKT8ATH


Tiểu luận : Phân tích hoạt động kinh doanh

GVHD : Nguyễn Ngọc Thức

2.2.2. Lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm chính:
2.2.2.1. Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty:


Công nghiệp đường (Kinh doanh các sản phẩm đường: đường tinh luyện,
đường kính trắng, đường vàng tinh khiết), cồn, nha, nước uống có cồn và




không có cồn.
Chế biến các sản phẩm sau đường, nông, lâm sản, thức ăn gia súc.
Dịch vụ vận tải, cơ khí, cung ứng vật tư nguyên liệu, sản xuất và cung ứng



giống cây, con, tiêu thụ sản phẩm.
Chăn nuôi bò sữa, chế biến sữa, bò thịt, chế biến các sản phẩm cao su, giấy



bao bì carton, kinh doanh thươngmại, khách sạn, ăn uống; Xuất nhập khẩu
các sản phẩm trên và tài sản cố định, máy móc, thiết bị, vật tư, phụtùng
thay thế phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
• Kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê.
• Sản xuất kinh doanh CO2 (khí, lỏng, rắn).
• Nghiên cứu và phát triển khoa học nông nghiệp, công nghiệp.
• Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
• Dịch vụ sửa chữa và gia công máy móc, thiết bị.
• Dịch vụ làm đất nông, lâm nghiệp.
2.2.2.2. Các dòng sản phầm chính của công ty:
Hoạt động kinh doanh chính của LSS là sản xuất đường bao gồm
đườngRS, RE, đường vàng và sản xuất cồn từ sản phẩm phụ mật rỉ trong quá
trình ép mía. Đường chiếm khoảng 78% trong cơ cấu doanh thu của công ty, cồn
chiếm 16% và 6% còn lại là từ những hoạt động khác (cung cấp giống cây và sữa
tiệt trùng).
• Đường tinh luyện Lam Sơn sử dụng công nghệ làm sạch bằng phương pháp
Cabonat hóa, sử dụng công nghệ trao đổi Ion, có độ tinh khiết cao, chỉ tiêu



chất lượng theo tiêu chuẩn của Châu Âu, Mỹ.
Đường kính trắng Lam Sơn sử dụng công nghệ lắng nổi trong quá trình làm
sạch, loại được tất cả các tạp chất và cho một loại mật chè tinh cung cấp
cho quá trình nấu đường, với hệ thống nấu đường tự động cho ra một loại
19

Nhóm 01

LỚP: DHKT8ATH


Tiểu luận : Phân tích hoạt động kinh doanh

GVHD : Nguyễn Ngọc Thức

sản phẩm đạt chất lượng cao, sản phẩm chủ yếu được sử dụng hàng ngày
làm thức uống.


Đường vàng tinh khiết Lam Sơn có mùi thơm đặc trưng của đường mía mà
chỉ có ở vùng mía Lam Sơn, phần lớn sản phẩm được dùng làm nguyên liệu



cho sản xuất các sản phẩm khác như: sản xuất bánh kẹo, đồ uống, ….
Sản phẩm cồn tinh chế dùng để xuất khẩu, dùng để làm nguyên liệu xăng
pha cồn có nguồn gốc từ thiên nhiên,.. Chất lượng sản phẩm được sản xuất
theo tiêu chuẩn EU, Mỹ… Sản phẩm được xuất khẩu sang thị trường Thụy




Sỹ, Pháp, Mỹ … để làm ra một số loại rượu cao cấp.
Sản phẩm CO2 là sản phẩm phụ tận thu từ quá trình lên men của sản xuất
cồn, qua hệ thống thu hồi và làm lạnh được sản phẩm CO2 băng, sản phẩm
được cung cấp cho các nghành chế biến thực phẩm, công nghiệp cơ khí, tàu

thủy ….
2.2.3. Mạng lưới phân phối:
Địa bàn kinh doanh của Công ty:
Chủ yếu thị trường trong nước, từng bước phát triển thị trường các nước trong
khu vực và thế giới.
Phạm vi kinh doanh và hoạt động
Tất cả các hoạt động kinh doanh theo quy định của Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh và Điều lệ công ty phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành
và thực hiện các biện pháp thích hợp để đạt được các mục tiêu của Công ty.
2.2.4. Quy mô sản xuất:

20

Nhóm 01

LỚP: DHKT8ATH


Tiểu luận : Phân tích hoạt động kinh doanh

GVHD : Nguyễn Ngọc Thức

CÔNG TY CON







Công ty Cổ phần Phân bón Lam Sơn
Công ty TNHH Lam Sơn - Sao Vàng
Công ty TNHH Cơ giới Nông nghiệp Lam Sơn
Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Lam Sơn - Bá Thước
Công ty Cổ phần Nông công nghiệp Dịch vụ Thương mại Vân Sơn

CÔNG TY LIÊN KẾT





Công ty cổ phần Du lịch Thanh Hóa
Công ty CP Đầu tư phát triển Lam Sơn - Như Xuân
Công ty CP Rượu Việt Nam - Thụy Điển
Trường cao đẳng nghề Lam Kinh

2.3.

Tình hình tài chính

Bảng 1: tình hình tài chính
ĐVT:VND
21


Nhóm 01

LỚP: DHKT8ATH


Tiểu luận : Phân tích hoạt động kinh doanh

Chỉ tiêu
Tổng giá trị tài
sản
Doanh thu thuần

Năm 2012
2.437.970.624.40
8
1.436.046.495.32
7
Lợi nhuận từ 40.345.315.206
hoạt động kinh
doanh
Lợi nhuận trước 40.349.064.588
thuế
Lợi nhuận sau 34.504.721.836
thuế

GVHD : Nguyễn Ngọc Thức

Năm 2013
1.985.248.573.29

8
1.529.629.975.51
6
52.675.952.406

% tăng giảm
(19%)

52.172.847.091

29%

39.438.813.101

14%

7%
31%

Nhận xét: Tổng giá trị tài sản của Lasuco năm 2013 giảm 19% so với năm
2012 chủ yếu là do: Năm 2013 Công ty đã thay đổi chính sách đầu tư ứng trước
cho vùng mía. Thay vì Lasuco cho người nông dân ứng trước tiền mía để đầu tư
thì giờ đây Lasuco đứng ra bảo lãnh cho người nông dân vay vốn Ngân hàng để
đầu tư cho vụ sản xuất mía. Lợi nhuận trước thuế của LASUCO năm 2013 tăng
29% so với năm 2012.

22

Nhóm 01


LỚP: DHKT8ATH


Tiểu luận : Phân tích hoạt động kinh doanh

GVHD : Nguyễn Ngọc Thức

Bảng 2: các chỉ số tài chính
Các chỉ tiêu

ĐVT

Năm

Năm

2012

2013

Lần

1,09

1,15

Lần

0,13


0,03

%

48,72

35,21

%

51,28

64,79

%

2,81

3,41

%

2,4

2,58

%

1,66


2,63

%

1,42

1,99

%

2,76

3,07

Ghi chú

1. Chỉ tiêu về khả năng
thanh toán
+ Hệ số thanh toán ngắn
hạn
+ Hệ số thanh toán
nhanh
2. Cơ cấu nguồn vốn
+

Nợ

phải

trả/Tổng


nguồn vốn
+ Nguồn vốn chủ sở
hữu/Tổng nguồn vốn
3. Chỉ tiêu về khả năng
sinh lời
+ Tỷ suất lợi nhuận
trước thuế/ Doanh thu
thuần
+ Tỷ suất lợi nhuận sau
thuế/ Doanh thu thuần
+ Tỷ suất lợi nhuận
trước thuế/ Tổng tài sản
+ Tỷ suất lợi nhuận sau
thuế/ Tổng tài sản
+ Tỷ suất lợi nhuận sau
thuế/ Vốn chủ sở hữu

23

Nhóm 01

LỚP: DHKT8ATH


Tiểu luận : Phân tích hoạt động kinh doanh

GVHD : Nguyễn Ngọc Thức

Các chỉ tiêu về chỉ số tài chính năm 2013 đảm bảo an toàn và tốt hơn so với

năm 2012, thể hiện ở hệ số nợ ngắn hạn tăng 5,5% sơ với năm 2012; Nợ phải
trả giảm 27,7% so với năm 2012; Các chỉ số về khả năng sinh lời đều tăng hơn
3. Chức năng, nhiệm vụ:
Cung cấp thông tin, phối hợp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh nhằm khai
thác tiềm năng, liên kết hợp tác mở rộng sản xuất kinh doanh và đạt hiệu quả cao
góp phần phát triển kinh tế vùng
Tổ chức các dịch vụ, phục vụ mở rộng các vùng mía, tham canh mía ( bao gồm đầu
vào và đầu ra cho nông dân)
Điều hòa các lợi ích quan hệ từ trồng mía đến công nghiệp chế biến đường.
Mục tiêu hoạt động của Công ty là:
Xây dựng và phát triển LASUCO thành DOANH NGHIỆP XANH bền vững mang
lại lợi ích cho cổ đông, nhà đầu tư, người trồng mía và người lao động. Giải quyết
hài hòa các mối lợi ích. Có trách nhiệm với xã hội và môi trường.
4. Tình hình về nhân sự:
Một yếu tố không thể thiếu trong sự cấu thành nên thành công của doanh
nghiệp đó chính là nhân sự. Trước tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt để đạt
được thắng lợi trong kinh doanh thì nhân tố cần thiết là cơ cấu gọn nhẹ, năng động,
hiệu quả. Quản lý con người là hoạt động phức tạp, khó khăn nên cần đạt được cơ
cấu nhân sự tinh nhuệ, tận tình trong công việc để doanh nghiệp ngày càng phát
triển.
Bên cạnh yêu cầu về số lượng thì chất lượng của đội ngũ lao động cũng có vai
trò rất quan trọng, chất lượng lao động của công ty chưa cao, đội ngũ lao động ở
trình độ phổ thông chiếm tỷ trọng lớn. Do đó để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh
24

Nhóm 01

LỚP: DHKT8ATH



Tiểu luận : Phân tích hoạt động kinh doanh

GVHD : Nguyễn Ngọc Thức

doanh của công ty đòi hỏi phải có biện pháp để nâng cao trình độ lao động, tạo
điều kiện cho đội ngũ lao động tiếp xúc thực tế, đào tạo lại tay nghề nhằm nâng
cao chất lượng sản phẩm. Điều này được thể hiện thông qua số liệu sau:
Số lượng và độ tuổi lao động
Năm 2013 Công ty có 780 cán bộ công nhân viên, giảm trên 15% trên tổng số
lao động so với năm 2012 vì trong năm Công ty thực hiện chương trình tái cấu trúc
tinh giản lao động đã giải quyết cho 142 trường hợp nghỉ chế độ hưu, 16 trường
hợp luân chuyển...Trong đó lao động có độ tuổi dưới 30 chiếm 10,5%, lao động từ
30 tuổi đến dưới 45 tuổi chiếm 66,5%, lao động có độ tuổi trên 45 chiếm 23%;

Chất lượng lao động

25

Nhóm 01

LỚP: DHKT8ATH


×