Tải bản đầy đủ (.docx) (387 trang)

Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần dụng cụ thể thao DELTA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.28 MB, 387 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay nước ta đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, sau khi gia nhập tổ
chức thương mại thế giới thì sự ảnh hưởng càng lớn mạnh hơn. Điều đó buộc các doanh
nghiệp Việt Nam cần phải chuẩn bị thích ích ứng tốt với môi trường cạnh tranh bình đẳng
nhưng cũng không ít sự khó khăn. Muốn tồn tại và phát triển thì sản phẩm làm ra của
doanh nghiệp cũng phải đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, sản phẩm đó
phải đảm bảo chất lượng, và có giá thành phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng.
Để làm được điều đó thì kế toán là công cụ đắc lực nhất trong công tác tổ chức quản lý
và không thể thiếu được đối với hoạt động của mỗi doanh nghiệp, kế toán giúp cho doanh
nghiệp biết được mình đang hoạt động như thế nào ? có hiệu quả hay không ? qua đó đưa
ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và phát huy tối đa năng lực của mình
để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Kế toán tại đơn vị có nhiều khâu, nhiều thành
phần, giữa chúng có mối liên hệ gắn bó với nhau tạo thành một hệ thống quản lý có hiệu
quả. Mặt khác tổ chức công tác kế toán khoa học và hợp lý là một trong những cơ sở
quan trọng trong việc điều hành chỉ đạo hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Trong thời gian học tập tại trường, với tầm quan trọng và ý nghĩa trên cùng với sự mong
muốn học hỏi của bản thân cũng như muốn được đóng góp ý kiến của mình kết hợp giữa
lý luận thực tiễn nên nhóm chúng em đã tìm hiểu đề tài :” Thực trạng công tác kế toán
tại công ty cổ phần dụng cụ thể thao DELTA” để làm báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Chúng em chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong tổ bộ môn kế toán,
các anh chị trong phòng kế toán tài chính của công ty cổ phần dụng cụ thể thao DELTA,
đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy Phạm Văn Cư đã tạo điều kiện cho nhóm
chúng em hoàn thành bài báo cáo này.
Báo cáo bao gồm 3 chương chính:
Chương 1: Khái quát chung về công ty cổ phần dụng cụ thể thao Delta
Chương 2: Thực tế công tác kế toán tại công ty cổ phần dụng cụ thể thao Delta
Chương 3: Phân tích, đánh giá và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán
tại công ty cổ phần dụng cụ thể thao Delta

1



CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỤNG CỤ THỂ
THAO DELTA
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
1.1.1 Khái quát chung về doanh nghiệp
- Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN DỤNG CỤ THỂ THAO DELTA
- Tên viết tắt: CÔNG TY DELTA
- Địa chỉ: Thị trấn Bút Sơn – Huyện Hoằng Hóa – Tỉnh Thanh Hóa
- Điện thoại: 037.3643.725

Fax: 037.3643.724

- Website:
- Họ và tên chủ doanh nghiệp:

Email:

NGUYỄN TRỌNG THẤU

- Ngành nghề sản xuất, kinh doanh: Sản xuất, kinh doanh xuất khẩu các loại mặt hàng
bóng.
- Tổng số cán bộ công nhân viên: 1.500 người
- Tổng số đoàn viên: 1.500 người
- Đặc điểm của đơn vị:
+ Được thành lập theo quyết định số: 2602000298 do UBND tỉnh Thanh Hóa cấp ngày
05/08/2002
+ Giấy CN ĐKKD số: 2800702548 do sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp ngày
24/3/2011.
+ Vốn điều lệ hiện tại: 120.000.000.000 ( Bằng chữ: Một trăm hai mươi tỷ đồng)
+ Vị trí công ty: Thị trấn Bút Sơn – Huyện Hoằng Hóa – Tỉnh Thanh Hóa

+ Tổng lao động làm việc tại các địa phương, làng nghề tập trung: 4.500 người
+ Thu nhập bình quân: 3.500.000đ/người/tháng.
+ Tổng diện tích mở rộng (đang thi công): 120.000m 2. Các hạng mục thi công bao gồm:
Nhà trẻ; nhà mẫu giáo; bệnh viện; căng-tin; nhà tập thể cho CB-CNV; nhà xưởng và các
khu vui chơi giải trí cho người lao động.
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần

2


1.1.2 .Lịch sử phát triển của Doanh nghiệp
Ngày 05/08/2002. Công ty Delta được thành lập gồm có bốn thành viên với tổng vốn
điều lệ ban đầu: 2.250.000.000 đồng và do ông Lê Văn Bắc là chủ tịch Hội đồng thành
viên và cũng chính thức từ đây, thương hiệu Delta được bảo hộ tại Việt Nam và Quốc tế.
Ngày 24/04/2004 do yêu cầu phát triển Công ty, các thành viên sáng lập Công ty
Delta nhất trí tăng vốn điều lệ từ 2.250.000.000 đồng lên 4.750.000.000 đồng và ông
Nguyễn Trọng Thấu được bổ nhiệm làm Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm Giám đốc
công ty.
Tiếp theo, đến ngày 30/03/2009 số vốn điều lệ này được tăng lên thành 9.750.000.000
đồng, ông Nguyễn Trọng Thấu giữ nguyên Chủ tịch HĐTV kiêm Giám đốc công ty
Đứng trước sự phát triển cũng như đầu tư cơ sở, trang thiết bị hạ tầng, máy móc thiết
bị nhằm đáp ứng yêu cầu công nghệ. Ngày 01/01/2010, Hội đồng thành viên đã họp và
quyết định đưa vốn điều lệ lên 30.000.000.000 đồng và ông Nguyễn Trọng Thấu vẫn
được bổ nhiệm làm Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty – đây cũng là
bước chuyển mình đáng kể từ một doanh nghiệp nhỏ sang một doanh nghiệp lớn.
Từ chỗ đầu tư dây chuyền sản xuất bóng đá bằng nguyên liệu chính là 100% da bò
trên diện tích gần 3.000m2 thuê lại của công ty Phúc Sơn. Đến tháng 5/2005 công ty
Delta mua lại toàn bộ tài sản của công ty Phúc Sơn; thuê 10.325m2 mặt bằng và đầu tư
thêm hàng loạt máy móc, thiết bị, công cụ cho sản xuất bóng khâu tay và đầu tư thêm dây
chuyền sản xuất bóng dán.

Đến hết 30/09/2009, Công ty đã được cấp phép quyền sử dụng đất 50 năm với diện
tích hơn 21.000m2. Đầu tư xây dựng nhà xưởng bóng cao cấp, nhà xưởng dệt may trang
phục thể thao phù hợp với điều kiện tiêu chuẩn FIFA về mọi mặt; nhà trụ sở và nhà làm
việc của các chuyên gia nước ngoài, các công trình phụ trợ với số vốn lên đến hơn 60 tỷ
đồng sẽ đưa vào sử dụng chậm nhất 30/06/2010.

3


Tháng 4/2011 công ty đã chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần với số vốn
điều lệ : 120.000.000.000 đồng ( Một trăm hai mươi tỷ đồng ) do Ông Nguyễn Trọng
Thấu giữ chức vụ chủ tịch hội đồng quản trị.
Về cơ cấu tổ chức: Ngày đầu thành lập với cơ cấu lao động chỉ làm việc duy nhất tại
công ty nhưng đến nay Công ty đã có: Chi nhánh Hậu Lộc – Thanh Hoá Văn phòng đại
diện Tại TP HCM và hệ thống đơn vị - lao động làng nghề tập trung của công ty đã rải
khắp các đơn vị trong và ngoài tỉnh từ Nghệ An – Hải Phòng. Dự tính, sau khi đi vào
hoạt động các nhà xưởng mới, công ty sẽ xúc tiến và hoàn thành các thủ tục mở rộng các
chi nhánh Hà Nội , Quảng Châu – Trung Quốc.
Về thị trường: Nếu như năm 2003-2005 thị trường của Delta chỉ là Hungari đối với
xuất khẩu và các đại lý nhỏ lẻ trong nước đối với nội địa thì từ năm 2006 đến nay, sản
phẩm đã 100% xuất khẩu ra nước ngoài và thị trường chủ yếu là các nước có nền kinh tế
phát triển vững mạnh như: Hungari, Nauy, Đan Mạch, Australia, Hàn Quốc, Braxin; Đức
và gần nhất là các đối tác từ Nhật Bản.
Chất lượng sản phẩm được nâng cao rõ rệt từng bước. Khi thị trường đã được mở
rộng ra thế giới thì đồng nghĩa với việc tiêu chuẩn chất lượng phải đáp ứng được các yêu
cầu khắt khe của EURO, FIFA và các đơn vị kiểm định chất lượng khác. Vì vậy, Công ty
đã không ngừng hoàn thiện, quy chuẩn và phát triển công nghệ sả n xuất, kỹ thuật để đáp
ứng được các yêu cầu trên. Nên khi bước vào hội nhập thế giới công ty đã vinh dự trở
thành một trong những nhà cung cấp có chất lượng đạt đẳng cấp FIFA APPROVED –
tiểu chuẩn thể hiện đẳng cấp của nhà cung cấp dụng cụ thể thao thuộc FIFA

Cùng với sự phát triển ngày một vững mạnh và chiến lược giữ vững thị trường trong
những năm đầu bước vào hội nhập đã mang lại kết quả đáng kể cho Công ty. Cụ thể:
Doanh thu năm 2008 đạt 102 tỷ đồng, đạt 250% so với năm 2007; thu nhập của người
lao động phổ thông được nâng lên mức bình quân 2.900.000/tháng/người chưa kể các chế
độ khen thưởng, tháng lương thứ 13 hàng năm, chế độ chính sách theo quy định của nhà
nước như BHYT, BHXH, chế độ cơ ca…

4


Năm 2013, với ưu thế sẵn có về: Cơ sở hạ tầng, quy mô tổ chức; nguồn nhân lực; thị
trường; chất lượng ngày một nâng cao và nhất là vượt qua và đứng vững sau cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới, doanh thu đạt được gần 142 tỷ, đời sống người lao động nâng lên
165% so với năm 2012.

1.2. Tổ chức công tác kế toán của công ty.
1.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty.
1.2.1.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.
Để đáp ứng theo yêu cầu thực tế của Công ty Cổ phần Dụng cụ thể thao DELTA,
tổ chức bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình “Tổ chức bộ máy kế toán tập trung”.
Bộ máy kế toán của Công ty thực hiện tất cả các giai đoạn hạch toán ở mọi phần hành và
chỉ mở một bộ sổ kế toán. Ban kế toán tài chính thực hiện toàn bộ từ thu nhận chứng từ,
ghi sổ và xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích, tổng hợp.
1.2.1.2 Bộ máy kế toán tại Công ty.
Bộ máy kế toán tại Công ty gồm có 10 người và chia lâm hai bộ phận, Bộ phận tài
chính và bộ phận kế toán. Mỗi bộ phận có chức năng nhiệm vụ khác nháu và mỗi người
cũng có nhiệm vụ và chức năng khác nhau nhưng phải đảm bảo cho các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh được phản ánh kịp thời, đầy đủ và chính xác.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty


SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC
Ban TCKT

Phòng Kế toán

Kế
toán
tổng
hợp

Kế
toán
Kho

Kế
toán
thanh
toán

Phòng Tài chính

Thủ
quỹ

5

Kế
toán
Tài
chính


Kế
toán
thuế


+ Kế toán tổng hợp kiêm kế toán trưởng chịu trách nhiệm chung, quản lý và
phân công công việc cho nhân viên trong phòng; kiểm tra giám sát hoạt động kinh tế tài
chính tại Công ty, tham mưu cho Giám đốc về những quyết định lập kế hoạch tài chính,
huy động vốn và thực hiện chế độ, chính sách, nghĩa vụ với Nhà nước; tổng hợp tình hình
phát sinh các phần hành kế toán, xác định kết quả kinh doanh, lập và nộp báo cáo tài
chính theo quy định.
+ Bộ phận kế toán thanh toán (gồm 01 người) (Thuộc phòng Kế toán)
Có nhiệm vụ theo dõi, làm các thủ tục thanh toán bằng tiền mặt, tiền gửi ngân
hàng; theo dõi, hạch toán công nợ phải trả; lập báo cáo tài chính theo định kỳ hoặc theo
yêu cầu đột xuất; theo dõi và ghi chép tình hình tăng, giảm hàng hóa, thành phẩm tại kho;
theo dõi và lập báo cáo tình hình tiêu thụ chung của toán Công ty.
+ Bộ phận kế toán kho (nguyên vật liệu) (gồm 06 người) ( Thuộc phòng Kế toán)
Có trách nhiệm cùng với thủ kho tiến hành lập phiếu nhập, xuất kho nguyên vật
liệu; theo dõi công nợ với người bán theo nghiệp vụ kinh tế phát sinh; tập hợp chi phí vào
bảng tính giá thành đơn vị; phản ánh tình hình hiện còn, biến động của từng loại vật liệu;
chấp hành đầy đủ thủ tục về nhập, xuất nguyên vật liệu và phân bổ vật liệu cho từng đối
tượng sử dụng; hàng tháng lập bảng kê tổng hợp nhập - xuất - tồn vật liệu đảm bảo khớp
đúng giữa chi tiết và tổng hợp với thẻ kho, cuối kỳ kiểm kê và lập báo cáo; phản ánh, ghi
chép, tổng hợp chính xác, đầy đủ, kịp thời về số lượng, chất lượng, thời gian và kết quả
lao động; tính ra các khoản tiền lương, tiền công, các khoản phải thanh toán với người lao
động và tình hình thanh toán các khoản đó.
+ Thủ quỹ: Cập nhật đầy đủ , chính xác , kịp thời Thu – Chi – Tồn quỹ tiền mặt vào
Sổ Quỹ - báo cáo khi cần cho BGĐ , KTT
Thực hiện đúng quy định về trách nhiệm về quản lý quỹ tiền mặt đã nêu trên.

- Mọi khoản thu chi phát sinh phải được thực hiện trong quy định công ty, quỹ tiềm
mặt và có chứng từ .
- Khi nhận được Phiếu Thu , Phiếu Chi ( do Kế Toán lập ) kèm theo chứng từ gốc ,

6


Thủ Qũy phải.
- Kiểm tra số tiền trên Phiếu Thu , Phiếu Chi với chứng từ gốc
- Kiểm tra nội dung ghi trên Phiếu Thu , Phiếu Chi có phù hợp với chứng từ gốc
- Kiểm tra ngày , tháng lập Phiếu Thu – Phiếu Chi và Chữ ký của người có thẩm
quyền.
- Kiểm tra số tiền thu vào hoặc chi ra cho chính xác để nhập hoặc xuất quỹ tiền mặt.
- Cho người nộp tiền hoặc nhận tiền ký vào Phiếu Thu hoặc Chi .
- Thủ quỹ ký vào Phiếu Thu hoặc Chi và giao cho khách hàng 1 liên
- Sau đó Thủ Quỹ căn cứ vào Phiếu Thu hoặc Chi ghi vào Sổ Quỹ ( viết tay )
- Cuối cùng , Thủ Quỹ chuyển giao 2 liên còn lại của Phiếu Thu hoặc Chi cho Kế
Toán
1.2.1.3. Bộ phận tài chính.
+ Kế Toán thuế
- Trực tiếp làm việc cơ quan thuế khi có phát sinh .
- Kiểm tra đối chiếu hóa đơn GTGT với bảng kê thuế đầu vào , đầu ra của từng cơ sở .
Kiểm tra đối chiếu bảng kê khai hồ sơ xuất khẩu
- Hằng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu ra của toàn Cty ,phân loại theo
thuế suất .
- Hằng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu vào của toàn Cty theo tỉ lệ phân bổ
đầu ra được khấu trừ .
- Theo dõi báo cáo tình hình nộp ngân sách , tồn đọng ngân sách ,hoàn thuế của Cty .
- Cùng phối hợp với kế toán tổng hợp đối chiếu số liệu báo cáo thuế của các cơ sở
giữa báo cáo với quyết toán .

- Lập hồ sơ ưu đãi đối với dự án đầu tư mới , đăng ký đơn vị phát sinh mới hoặc điều
chỉnh giảm khi có phát sinh.
- Lập hồ sơ hoàn thuế khi có phát sinh .

7


- Lập báo cáo tổng hợp thuế theo định kỳ hoặc đột xuất (nhóm thuế suất ,đơn vị cơ
sở).
-Kiểm tra hóa đơn đầu vào trên mạng xem đơn vị đấy còn hoạt động hay ngừng hoạt
động.
- Hằng tháng đóng chứng từ báo cáo thuế của cơ sở ,toàn Cty .
- Kiểm tra báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn thuế để báo cáo cục thuế .
- Lập bảng kê danh sách lưu trữ, bảo quản hóa đơn thuế GTGT VCNB theo thời gian,
thư tự số quyển không để thất thoát, hư hỏng.
- Kiểm tra đối chiếu biên bản trả ,nhận hàng để điều chỉnh doanh thu báo cáo thuế kịp
thời khi có phát sinh .
- Cập nhật kịp thời các thông tin về Luật thuế ,soạn thông báo các nghiệp vụ qui định
của Luật thuế có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Cty để cơ sở biết thực
hiện.
- Lập kế hoạch thuế giá trị gia tăng ,thu nhập doanh nghiệp, nộp ngân sách
- Hằng tháng, quý, năm, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trong kỳ.
+ Kế toán tài chính
Lập kế hoạch tài chính, cân đối dòng tiền đi và về, lập phương án vay bổ sung khi cần
vốn lưu động và vốn cố định. Lập báo cáo trình Kế toán trưởng.
1.2.1.4. Tổ chức chứng từ kế toán sử dụng.
Các chứng từ kế toán áp dụng cho Công ty thực hiện theo đúng nội dung, phương pháp
lập, ký chứng từ theo Quy định của Luật kế toán và Nghị định số 129/2004/ NĐ - CP ngày
31/05/2004 của Chính phủ; các văn bản pháp luật khác có liên quan đến chứng từ kế toán và
các quy định trong "Chế độ kế toán Doanh nghiệp" (Ban hành theo quyết định số 15/2006 QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).

Các chứng từ kế toán sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất:
- Phiếu xuất kho (Mẫu số 02/KT kho VT)

8


- Phiếu nhập kho (Mẫu số 01/KT kho VT)
- Bảng thanh toán lương (Mẫu số 02-LĐTL)
- Bảng tính khấu hao tài sản cố định (Mẫu số 06-TSCĐ)
- Phiếu thu, phiếu chi tiền mặt (Mẫu số 01-TT, Mẫu số 02-TT)
- Hóa đơn giá trị gia tăng Nội địa & xuất khẩu (Mẫu số 01GTKT-3LL)
- Giấy đề nghị tạm ứng (Mẫu số 01/KTTT)
- Giấy đề nghị thanh toán (Mẫu số 02/KTTT)
1.2.1.5. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán.
Công ty Cổ phần Dụng cụ thể thao DELTA căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán
quy định trong “Chế độ kế toán doanh nghiệp” - Ban hành theo Quyết định số 15/2006 QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Việc vận dụng và chi tiết hoá hệ
thống tài khoản kế toán là do kế toán thực hiện nhằm phù hợp với đặc điểm sản xuất,
kinh doanh ở Công ty.
1.2.1.6 Tổ chức hệ thống sổ kế toán.
Công ty Cổ phần Dụng cụ thể thao DELTA áp dụng hình thức kế toán trên máy vi
tính, sử dụng phần mềm kế toán Vietsun, phần mềm được thiết kế theo hình thức kế toán
Chứng từ ghi sổ. Những sổ kế toán chủ yếu được sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm trong hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ bao gồm:
- Chứng từ ghi sổ (Mẫu số S02a-DN)
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ (Mẫu số S02b-DN)
- Sổ cái các tài khoản: TK 154, TK 621, TK 622, TK 627.
- Bảng tính khấu hao tài sản cố định.
- Thẻ tính giá thành sản phẩm, các báo cáo kế toán...
Các tài khoản được sử dụng chủ yếu trong quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm tại Công ty là:

- Tài khoản 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Tài khoản 622- Chi phí nhân công trực tiếp
- Tài khoản 627- Chi phí sản xuất chung

9


- Tài khoản 632- Giá vốn hàng bán
- Tài khoản 154- Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
- Các tài khoản liên quan: Tài khoản 111, 112, 133, 141, 142, 152, 153, 155, 214, 334,
335, 338...
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi
Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên
phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động
nhập vào các sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Cuối tháng (hoặc vào bất kỳ thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác
khoá sổ (cộng sổ) và lập Báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số
liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin
đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế
toán với Báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.
Thực hiện các thao tác để in Báo cáo tài chính theo quy định.
Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy,
đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng
tay.

10



Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán
trên máy vi tính

Chứng từ
kế toán

Sổ kế toán
-Sổ tổng hợp
-Sổ chi tiết

- Báo cáo tài chính
- Báo cáo kế toán quản trị

Bảng tổng hợp chứng từ kế toán

Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày:
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm:
Đối chiếu, kiểm tra:

11


1.2.1.7. Tổ chức báo cáo tài chính.
Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Dụng cụ thể thao DELTA sử
dụng bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán

Mẫu số B 01 – DN


- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Mẫu số B 02 – DN

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Mẫu số B 03 – DN

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính

Mẫu số B 09 – DN

Các báo cáo này được lập và trình bày tuân thủ các yêu cầu quy định tại Chuẩn
mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính” - Ban hành và công bố theo Quyết định
số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
1.2.1.8 Tổ chức kiểm tra kế toán.
Công tác kiểm tra kế toán nhằm đảm bảo cho công tác kế toán trong Công ty thực
hiện tốt các yêu cầu, nhiệm vụ và chức năng của mình trong công tác quản lý; cung cấp
cho các đối tượng sử dụng khác nhau những thông tin kế toán của Công ty là trung thực,
hợp lý và chính xác. Công tác kiểm tra kế toán trong Công ty Cổ phần Dụng cụ thể thao
DELTA do Tổng Giám đốc và kế toán trưởng chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo và được
tiến hành theo những nội dung sau:
- Kiểm tra việc ghi chép, phản ánh trên chứng từ, tài khoản, sổ và báo cáo kế toán
đảm bảo việc thực hiện đúng chính sách, chế độ kế toán, chế độ quản lý tài chính.
- Kiểm tra việc tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán trong Công ty, việc thực hiện
quyền hạn, trách nhiệm của kế toán trưởng, kết quả công tác của bộ máy kế toán, mối
quan hệ công tác giữa các bộ phận quản lý chức năng khác với bộ phận kế toán trong
Công ty.
Phương pháp kiểm tra kế toán mà Công ty áp dụng là phương pháp đối chiếu:
- Đối chiếu số liệu giữa các chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo kế toán với

nhau.

12


- Đối chiếu giữa số liệu kế toán với thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty với chế độ, thể lệ kế toán hiện hành.
Căn cứ mà Công ty sử dụng để kiểm tra kế toán là các chứng từ kế toán, sổ kế
toán, báo cáo kế toán, và các chế độ, chính sách quản lý kinh tế, tài chính, chế độ thể lệ
kế toán, cũng như số liệu kế toán của các đơn vị liên quan.
Để giảm bớt khối lượng công việc kiểm tra, rút ngắn thời gian kiểm tra mà vẫn
đảm bảo được tính đúng đắn, khách quan của công tác kiểm tra và thu hẹp phạm vi kiểm
tra có trọng tâm, trọng điểm, Công ty Cổ phần Dụng cụ thể thao DELTA tiến hành kiểm
tra theo trình tự từ trên xuống. Nghĩa là từ báo cáo kế toán, sau đó đến sổ kế toán và cuối
cùng là chứng từ kế toán.
1.3 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.
1.3.1 Về sản phẩm
*Sản phẩm Bóng thể thao:
Đây là bóng khâu bằng tay và là dòng sản phẩm sản xuất kết hợp giữa công nghệ hiện
đại với truyền thống khâu tay. Kết hợp đức tính cần cù chịu khó, sức sáng tạo và đôi bàn
tay khéo léo của người Việt Nam. Sản phẩm bóng khâu tay chiếm 80% công đoạn sản
xuất thủ công.
Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm đang áp dụng:
-

Tiêu chuẩn bóng đá thi đấu FIFA APPROVED & FIFA INSPECTED.

-

Tiêu chuẩn bóng thể thao Thi đấu câu lạc bộ và thi đấu phong trào.


-

Hàng Việt Nam Chất Lượng phù hợp tiêu chuẩn.
Chính sách chất lượng: Sản phẩm của Delta có lợi cho người sử dụng và môi

trường. Sản phẩm Delta luôn đảm bảo về chất lượng và sự lựa chọn phong phú cho
người sử dụng .
Tính năng vượt trội của sản phẩm, dịch vụ: Đặc biệt các sản phẩm hiện tại và trong
tương lai của Delta được sản xuất trên dây chuyền công nghệ cao kết hợp với truyền

13


thống, không chứa các hoá chất có hại cho sức khoẻ và môi trường. Đặc biệt mọi thông
số kỷ thuật, chất lượng sản phẩm đều đạt tiêu chuẩn FIFA về mọi mặt.
Với mục tiêu đáp ứng cho thị trường một sản phẩm thân thiện vui vẽ hài lòng sau
mỗi trận đấu, và vì sức khoẻ cộng đồng, và tinh thần thể thao, thông qua hợp tác thể thao
sẽ là cầu nối để các dân tộc xích lại gần nhau hơn các sản phẩm của công ty đều mang tên
(Delta), Made in viet nam. Trong quá trình sản xuất những vật tư mang yếu tố độc hại,
ảnh hưởng đến sức khoẻ con người đều được loại bỏ. Ngay từ thời gian đầu, từ những sản
phẩm đầu tiên mọi quy trình sản xuất đều được kiếm soát chặt chẽ, Hiện tại công ty đang
áp dụng quy trình vệ sinh theo tiêu chuẩn 5S trong sản xuất, quy trình sản xuất liên tục
được cải tiến, 100% sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Công ty liên tục cải tiến công nghệ sản xuất, đưa máy móc thiết bị vào thay thế
dần các công đoạn thủ công, năng cao chất lượng sản phẩm, từng bước hoàn thiện sản
phẩm của mình, với sự đa dạng trong sản phẩm và dịch vụ khách hàng hoàn hảo.
Tất cả các sản phẩm của công ty đều đã được đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại Cục
Sở hữu trí tuệ. Đồng thời các sản phẩm đó cũng được đăng ký tiêu chuẩn tại Tổng cục đo
lường chất lượng theo tiêu chuẩn Hàng Việt Nam chất lượng cao phù hợp. Các dòng sản

phẩm của Delta là sản phẩm phục vụ nhu cầu thể thao, rèn luyện sức khỏe, vui chơi giải
trí, phục vụ cho các giải đấu quốc tế, châu lục, quốc gia...
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Delta 100% là thị trường quốc tế. Hiện
sản phẩm của Delta đã có mặt tại các Nước Hungary, Đức, Thụy điển, Đan mạch, Italy,
Nauy, Mỹ, Mêhico, Braxin, Knada, Hàn Quốc, Đức và Nhật Bản... về mặt sản lượng
ngày càng tăng, chất lượng đã được khách hàng đánh giá cao và giá sản phẩm ngày càng
được nâng cao. Trong tương lai không xa Thương hiệu DELTA trở thành thương hiệu nổi
tiếng đối với các nhà kinh doanh thương mại thế giới, từng bước liên kết liên doanh với
các thương hiệu nổi tiếng thế giới về lĩnh vực sản xuất kinh doanh các sản phẩm phục vụ
cho thể thao và vui chơi giải trí như ADIDAS, NiKe ,.vv.

14


1.4 Công nghệ sản xuất
1.4.1 Thuyết minh về dây truyền sản xuất sản phẩm
a. Sơ đồ về dây truyền
Bước

Trách nhiệm

1

Trưởng đơn vị

2

Quản đốc/Phó quản đốc các
PX – Xưởng Bóng KT


3

PX Bồi dán

4

- Quản đốc/phó QĐ PX CB
- Công nhân dập
(Xưởng bóng khâu tay)

5

6

Sơ đồ
Nhận lệnh SX và
triển khai SX

Chuẩn bị sản xuất

Bồi dán tay

Dập phôi

Quản đốc/phó QĐ PX CB –
Công nhân chọn và phối bộ
(Xưởng bóng khâu tay)
Quản đốc/phó QĐ PX CB –
Công nhân in
KCS in

(Xưởng bóng khâu tay)

7

Quản đốc/phó QĐ PX CB –
Công nhân
(Xưởng bóng khâu tay)

8

Quản đốc/phó QĐ PX K –
HT& Công nhân khâu tay
(Xưởng bóng khâu tay)

Chọn phôi

In tay

Phối bộ

Khâu tay

15

Biểu mẫu/
hồ sơ


9


10

Quản đốc/phó QĐ PX K –
HT& Công nhân hoàn thiện,
KCS
(Xưởng bóng khâu tay)
Quản đốc/phó QĐ PX K –
HT& Công nhân hoàn thiện,
KCS
(Xưởng bóng khâu tay)

Bơm bóng L1, VS 01,
KCS 01
Bơm bóng L2, VS 02,
KCS 02

Quản đốc/phó QĐ PX K –
11 HT& Công nhân hoàn thiện
(Xưởng bóng khâu tay)

Cắm kim, xì xẹp,
đóng gói

Quản đốc/phó QĐ PX K –
12 HT& Công nhân hoàn thiện
(Xưởng bóng khâu tay)

Đóng thùng, xuất
kho


b. Thuyết minh sơ đồ dây truyền
Bước 1: Nhận lệnh sản xuất , PCN và triển khai lệnh sản xuất.
-

Trưởng Xưởng bóng khâu tay tiếp nhận lệnh sản xuất đã được ký duyệt của Ban
kế hoạch kinh doanh và PCN từ Phòng KTQC.

-

Trưởng Xưởng bóng khâu tay tiến hành kiểm tra độ chính xác về thông tin của
lệnh sản xuất, PCN và ký nhận khi thông tin đầy đủ, chính xác.

-

Căn cứ lệnh sản xuất, PCN Trưởng Xưởng tiến hành họp trưởng các phân xưởng
giao nhiệm vụ.

Bước 2: Chuẩn bị sản xuất.
-

Các Quản đốc phân xưởng dựa vào kế hoạch chuẩn bị về công cụ dụng cụ, nguyên
vật liệu, nhân sự…

-

Tính toán kế hoạch chi tiết để triển khai cho các tổ sản xuất.

Bước 3: Bồi dán

16



+ Quản đốc PX/Phó quản đốc nhận Lệnh sản xuất và Phiếu công nghệ, đọc kỹ và
nắm rõ các yêu cầu của trên phiếu công nghệ. Quản đốc PX căn cứ Phiếu công
nghệ nhận nguyên vật liệu, chuẩn bị và kiểm tra các công cụ dụng cụ và lập kế
hoạch chi tiết để triển khai sản xuất cho công nhân.
+ Công nhân tiến hành sản xuất theo quy định của “Quy trình bồi dán”, “Quy trình
vận hành máy bồi” và “Mô tả công việc công nhân bồi tay”, gồm các bước:
+ Trà nhám da: Là công việc tạo cho lớp sau ( Mặt trái ) của tấm da có một độ nhám
nhất định để tăng độ liên kết tốt với lớp vải thông qua lớp keo dán. Lưu ý công
đoạn này chỉ thực hiện khi PCN yêu cầu.
+ Cắt da, cắt vải: Là công đoạn cắt da, vải thành từng tấm, tính toán trọng lượng phụ
gia trọng lượng theo yêu cầu phiếu công nghệ để phục vụ công tác bồi dán.
+ Kiểm tra khổ da, số lớp vải, chiều vải trước khi cắt.
+ Trong quá trình cắt da phải kiểm tra mức độ đồng màu da giữa cuộn da này và
cuộn da khác, ghi rõ đầy đủ thông tin theo quy định lên mỗi tấm da và vải cắt ra.
+ Pha chế hóa chất bồi dán theo tỷ lệ và đúng thứ tự quy định của “Phiếu công
nghệ”, sau khi pha dùng máy quấy để quấy và phải để thời gian tối thiểu là 5 phút
để đảm bảo hỗn hợp được quấy đều mới lấy ra để sử dụng.
+ Cân trọng lượng da, vải: Kiểm tra đối chiếu với PCN để xác định chính xác lượng
Latex hoặc lượng phụ da cần sử dụng cho tấm bồi đó.
+ Dán da và vải: Trước khi dán da và vải phải kiểm tra khổ da và khổ vải xem có
cùng khổ không, đồng thời kiểm tra keo dán, nồng độ keo dán và kiểm tra tình
trạng máy móc.
-

Lắng lọc Latex và pha chế keo Latex theo quy định của Phiếu công nghệ.

-


Bồi dán theo các bước yêu cầu của PCN

-

Ghi thông tin lên tấm bồi: Sau khi tấm da bồi hoàn chỉnh thì nhóm trưởng phải ghi
thông tin lên tấm da bồi các thông tin: Ngày bồi dán; Công nghệ sản xuất; Trọng
lượng cuộn da, trọng tấm da nếu cắt; Chiều dài cuộn da.

17


+ Sấy tách ẩm (tiền sấy): Là công việc trực lò tiền sấy chờ các tấm bồi trên trành bồi
khô ráo để bóc và treo sấy.
Tấm bồi vừa bồi xong không được cho vào lò tiền sấy ngay để tránh bị phồng rộp.

-

Phải để cho tấm bồi ráo bề mặt thì mới được cho vào lò tiền sấy.
Tuỳ theo thời tiết từng mùa, độ ẩm không khí ngoài trời để áp dụng thời gian khô

-

của tấm bồi trong lò tiền sấy và cũng tuỳ thuộc vào số lớp bồi, trọng lượng latex,
trọng lượng tấm bồi để
tính thời gian khô của tấm bồi tiền sấy.
+ Sấy lưu hoá: Là công việc đẩy xe sấy vào lò sấy khô,.
-

Xe sấy lưu hoá đưa vào lò phải đúng chiều quy định.


-

Cài đặt thời gian sấy đúng theo quy định trên PCN

+ Cân kiểm tra trọng lượng tấm bồi: là công đoạn kiểm tra trọng lượng tấm bồi
thành phẩm theo yêu cầu của PCN và ghi chép vào sổ cân trọng lượng tấm bồi.
+ Treo lưu hoá tấm bồi theo yêu cầu PCN và ghi rõ thời gian bắt đầu treo, thời gian
sớm nhất có thể xuất dập. Các tấm bồi thuộc cùng một PCN phải được treo cùng
một vị trí.
+

Xuất tấm bồi cho dập: Trước khi xuất tấm bồi cho dập phải đảm bảo tấm bồi đã
được vệ sinh sạch sẽ bằng hoá chất Shellsol V55 (Xăng công nghiệp) và xuất đúng
loại tấm bồi, đúng số lượng theo phiếu điều tiết dập.

Bước 4: Dập phôi
+ Quản đốc/Phó quản đốc PXCB - Xưởng Bóng Khâu Tay sau khi nhận LSX và PCN
thì thực hiện các bước sau:
-

Căn cứ Lệnh sản xuất, PCN nhận tấm da đã bồi về.

-

Lập kế hoạch điều tiết dao và kế hoạch điều tiết sản lượng dập cho từng công

nhân.
+

Triển khai sản xuất cho công nhân.

Công nhân tiến hành dập theo các bước của “Quy trình dập phôi”, “Quy trình vận

hành máy dập”, “Mô tả công việc công nhân Dập”, gồm các bước:

18


-

Nhận phiếu điều tiết dập, nhận và kiểm tra da, kiểm tra công cụ dụng cụ.

-

Vệ sinh thô các tấm bồi trước khi dập.

+ Tiến hành dập theo các thao tác:
-

Đưa tấm da lên vị trí bàn dập.

-

Đưa dao vào vị trí dập (Theo quy định đặt dao)

-

Nhấn nút công tắc cho búa hạ xuống.

-


Khi kết thúc dập búa máy tự động nâng lên.

-

Rê dao dập đến vị trí thứ 2 và thao tác nhấn nút cho máy chạy lặp đi lặp lại thao
tác này cho đến khi hết tấm da.

-

Kiểm tra sản phẩm dập (tiến hành thường xuyên trong quá trình dập, tránh tình
trạng sản phẩm bị lỗi.

-

Khi dập để riêng theo từng con dao và theo từng lô da

+ Xếp phôi theo đúng quy trình
+ Ghi sản lượng vào phiếu điều phối.
Bước 5: Chọn phôi
+ Quản đốc PXCB/ Phó Quản đốc - Xưởng Bóng Khâu Tay sau khi nhận LSX và
PCN thì thực hiện các bước sau:
-

Căn cứ lệnh sản xuất, PCN lập kế hoạch chi tiết sản xuất theo đơn hàng và nhận số

lượng phôi và lô lot từ bộ phận Dập.
-

Kiểm tra phiếu điều tiết, tem nhãn, người dập, số lượng, số PCN, loại dao dập, bộ


dao dập.
-

Triển khai sản xuất cho công nhân.

-

Công nhân chọn phôi tiến hành theo “Quy trình chọn và phân loại phôi”, “ Mô tả

công việc công nhân chọn phôi” và “Phiếu điều tiết sản xuất”, gồm các bước:
-

Vệ sinh thô các tấm bồi, thổi bụi, tạp chất bám ở mắt phôi (chuyển qua cho bộ

phận dập)
-

Chọn và phân loại phôi: Phôi đạt yêu cầu, phôi không đạt yêu cầu và phân loại các

loại lỗi

19


-

Xắp xếp, thống kê số lượng theo từng loại sản phẩm, từng loại dao dập và ghi tem

nhãn rõ ràng (để riêng theo lô lót).
+ Ghi thông tin theo yêu cầu của “Phiếu điều phối kiêm SP dập và chọn” và chuẩn bị

xuất chuyển cho in.
Bước 6: In tay
+ Quản đốc/Phó quản đốc PXCB - Xưởng Bóng Khâu Tay sau khi nhận “Lệnh sản
xuất” và "Phiếu công nghệ” thì thực hiện theo các bước:
- Căn cứ LSX và PCN lập kế hoạch sản xuất và kế hoạch nhận vật tư, công cụ dụng
cụ và nguyên vật liệu như phôi, mắt mẫu, mực in, lưới in.
- Điều tiết sản lượng in, chi tiết in và giao mắt mẫu cho từng trưởng nhóm in. Các
trưởng nhóm in tiến hành triển khai sản xuất đến từng công nhân trong nhóm. Công
tác bàn giao PCN, công cụ, dụng cụ, lưới in, giao nhận phôi và mực in…phải được
ghi chép vào sổ và có ký nhận giữa hai bên.
+ Công nhân nhận phôi, mẫu in và phiếu điều tiết sản xuất thì tiến hành in theo các
bước:
- Nhận lưới in
- Chọn dưỡng in và căn chỉnh lưới in
- Vệ sinh mắt phôi bằng xăng công nghiệp
- Xếp phôi theo khuyết.
- Lấy mực in, phải khuấy đều với hóa chất trước khi lấy ra in.
- Thực hiện in theo mắt mẫu và các nước in theo quy định của PCN. Trong quá trình
in công nhân in và KCS in phải thường xuyên kiểm tra chất lượng in.
- Sắp xếp các mắt in lên các chành và để phơi khô theo thời gian theo yêu cầu của
PCN.
- Thu phôi đã in, đếm số lượng và ghi thẻ sản phẩm in theo biểu mẫu quy định, chuẩn
bị xuất phôi qua bộ phận phối bộ.
Bước 7: Phối bộ

20


+ Quản đốc/Phó quản đốc PXCB - Xưởng Bóng Khâu Tay sau khi nhận “Lệnh sản
xuất” và "Phiếu công nghệ” thì thực hiện theo các bước:

- Căn cứ LSX và PCN lập kế hoạch sản xuất và kế hoạch nhận vật tư, công cụ dụng
cụ và nguyên vật liệu như phôi…
- Triển khai sản xuất cho công nhân:
+ Công nhân thực hiện các bước như sau:
- Nhận Phiếu điều tiết sản xuất, PCN, sơ đồ phối bộ.
- Căn cứ vào phiếu điều tiết nhận vật tư (mắt phôi đã in, phôi trắng) và công cụ dụng
cụ sản xuất.
+ Phối bộ theo các bước sau :
-

Kiểm tra kỹ các chi tiết trên sơ đồ trước khi phối bộ để tránh nhầm lẫn.

-

Đục lỗ van

-

Dán vecsi

-

Chia mắt phôi theo chi tiết sơ đồ lắp ghép thành quả bóng

-

Cân trọng lượng bộ phôi: Tùy theo yêu cầu của PCN thực hiện cân 100% hoặc cân
theo xác xuất.

-


Phối bộ phôi với vecsi (vecsi đã cân chia trọng lượng) thành bộ phôi hoàn chỉnh.

-

Đóng gói bộ phôi vào túi nilong

+ Ghi tem list rõ ràng về lô lót, số lượng phôi, chủng loại, tên bóng và công nhân
phối bộ ký và ghi rõ họ tên trên “Phiếu phối bộ”.
+ Nhập kho chờ xuất khâu (ghi chép ký sổ khi hàng nhập kho).
Bước 8: Khâu tay
+ Quản đốc/Phó quản đốc PX khâu - HT - Xưởng Bóng Khâu Tay sau khi nhận LSX
và PCN thì thực hiện các bước sau:
- Lập kế hoạch sản xuất
- Nhận bóng mẫu, sơ đồ khâu, phôi đã được phối bộ, chuẩn bị công cụ dụng cụ sản
xuất
- Triển khai sản xuất cho công nhân.

21


+ Công nhân sau khi nhận Phiếu điều tiết sản xuất từ quản lý của mình thì thực hiện
công việc theo “Mô tả công việc công nhân khâu bóng”, gồm các bước sau:
+ Nhận phôi, sơ đồ khâu, công cụ dụng cụ làm việc
+ Kiểm tra, so sánh, đối chiếu phôi với sơ đồ khâu.
+ Chuẩn bị khâu:
-

Kiểm tra chỉ khâu


-

Đánh đầu mối chỉ

-

Đánh (tuốt) sáp vào chỉ

-

Đánh sáp vào sợi chỉ

-

Sâu kim

+ Tiến hành khâu theo các bước:
-

Khâu nắp bóng (mũ đầu): Nắp bóng không có đường cuối và thường được gắn với

ruột
-

Khâu đáy bóng (mũ đáy): Có đường cuối và không có ruột bóng đính kèm.

-

Khâu tang bóng (tang trống): là phần nằm giữa nắp bóng và đáy bóng.


-

Khâu ghép hoàn thiện quả bóng: là đường khâu ghép nối nắp đáy & tang bóng lại

với nhau. Công đoạn này cần lưu ý đường rút cuối cùng, tùy theo từng loại bóng mà khâu
rút để hoàn thành quả bóng hoặc chưa khâu rút những đường may cuối để dán véc si. Nếu
dán vecsi sau khi đã khâu vỏ thì thực hiện theo các bước như sau:
+ Lận vỏ bóng sao cho mắt van phải được trùng với đường rút
+ Bôi latex vào đầu mắt van, vào vecsi theo yêu cầu của PCN
+ Dán vỏ bóng và vecsi lại với nhau theo yêu cầu của PCN
+ Khâu hoàn thành quả bóng.
+ Báo cáo sản lượng theo biểu mẫu của Công ty.
+ Kiểm tra KCS, đóng bao, chuân bị xuất hàng qua Hoàn thiện
Bước 9: Hoàn thiện bóng
+ Quản đốc/phó quản đốc PXK –HT căn cứ Lệnh sản xuất, PCN, kế hoạch nhận
hàng, lập kế hoạch sản xuất và triển khai sản xuất cho công nhân.

22


+ Công nhân tiến hành sản xuất theo quy định của “Mô tả công việc công nhân hoàn
thiện” và thực hiện theo các bước sau:
* Bơm bóng lần 1 và vệ sinh 01, KSC 01:
+ Công nhân thực hiện các thao tác:
-

Nhận kế hoạch điều phối sản xuất từ người quản lý

-


Nhận sản phẩm theo kế hoạch điều phối.

-

Kiểm tra tiêu chuẩn theo PCN để áp suất bơm.

-

Kiểm tra kim bơm xem có bị cong, vênh, trầy xước, bị tắc hay không, nếu có phải

thay ngay,
-

Chấm silicol vào đầu van (trước khi chấm phải kiểm tra silicol và chấm silicol vừa

đủ ở đầu kim, nếu nhiều silicol sẽ gây ố vàng đầu van hoặc bị nhòe chữ)
-

Cắm vòi kim đã chấm silicol vào lỗ van.

-

Bơm một ít hơi vào bóng và nắn bóng cho tròn, bơm đủ hơi theo yêu cầu của

PCN, khi bơm phải tạo khoảng trống cho ruột bóng căng, tránh tình trạng nổ bóng.
-

Chuẩn bị xuất bóng qua bộ phận vệ sinh bước 1

-


Trước khi vệ sinh 01 công nhân hoàn thiện tiếp nhận thông tin và chuẩn bị khăn

sạch, xăng công nghiệp, thùng đựng khăn bẩn, dùi cậy sáp, kim xì, túi đựng...
-

Gấp khăn lau sản phẩm làm 4 để trên lòng bàn tay dùng hóa chất xịt vào bề mặt đủ

ẩm để bám bụi bẩn. Lau khe chỉ trước lau bề mặt sau. Khi lau phải lau nhẹ nhàng và
xác định được vị trí nào đã lau rồi, tránh trường hợp lau đi lau lại nhiều lần và lại bỏ
sót chỗ bẩn. Xung quanh khu vực luôn phải sạch sẽ không có bụi bẩn.
-

Vệ sinh 01 xong có thể cắt đầu van (nếu PCN yêu cầu).

+ Công nhân KCS 01 tiến hành kiểm tra bóng theo các bước:
-

Chuẩn bị công cụ dụng cụ kiểm tra đầy đủ: cân, thước dây, thước ly, vòng lắc độ

tròn, bút đo áp lực, chỗ để phân loại bóng đạt, không đạt, mẫu biểu, biên bản ghi lỗi,
sổ nhật ký.

23


-

Căn cứ thông tin ghi trên phiếu nhập hàng, kiểm tra bóng theo quy định của PCN,


theo bóng mẫu và bảng tiêu chuẩn chất lượng để kiểm tra về chu vi, trọng lượng, màu
sắc, hoa văn của bóng có đạt tiêu chuẩn không.
-

Kiểm tra phân loại bóng đạt, bóng không đạt và để riêng theo từng loại.

-

Lập Biên bản KCS theo mẫu quy định để thông báo lỗi cho các bộ phận sai sót

tiến hành khắc phục lỗi.
* Bơm bóng lần 2, KCS02, VS 02
+ Công nhân tiến hành sản xuất theo quy định của “Mô tả công việc công nhân hoàn
thiện” và thực hiện theo các bước sau:
-

Nhận bóng và nắm rõ thông tin yêu cầu của PCN về áp suất bơm bóng lần 2

-

Kiểm tra thông tin bơm bóng 01 và tiến hành bơm bóng lần 2

-

Bơm bóng theo áp suất quy định đối với từng loại bóng, từng size bóng và kiểm
tra đồng hồ áp lực đã cài đặt áp lực hơi đúng theo PCN.

-

Bỏ bóng vào lồng lưu hơi theo thứ tự từng loại bóng, từng size bóng và tách biệt


theo từng đơn hàng, khách hàng. Lưu hơi trong vòng 24h.
-

Ghi thông tin vào bảng gắn trên lồng lưu hơi: áp lực, ngày giờ bơm kiểm, số

lượng, loai…
* Công nhân KCS 03
+ Chuẩn bị các công cụ dụng cụ
+ Kiểm tra 100% ngoại quan: bao gồm đường may, hoa văn…
+ Dán tem chất lượng.
* Cắm kim, Xì xẹp, đóng gói
Công nhân hoàn thiện nhận bóng đã được KCS03, tiến hành cắm kim và bỏ bóng vào
túi nilon theo các bước sau:
-

Chuẩn bị công cụ dụng cụ: Kim, túi nilon, khay đựng kim

-

Cắm kim xì xẹp vào quả bóng

-

Bỏ bóng vào túi nilong: bỏ đúng loại, kích thước và đúng mã vạch (gián mã vạch

vào túi nilon nếu có yêu cầu).

24



-

Chuyển bóng qua bộ phận xì xẹp.

-

Lấy bóng xác định đầu van -> để ra miệng túi -> để vào vị trí xì xẹp -> nhấn nút

khởi động đồng thời rút kim -> khi máy nâng lên dùng tay gạt bóng xuống bàn. Xì
xẹp theo nguyên tắc hình vành khuyên.
-

Tùy vào yêu cầu của khách hàng mà quyết định xì xẹp để lại bao nhiêu (%) hơi.

-

Bỏ hạt hút ẩm vào túi nilon (nếu PCN yêu cầu)

2)Đóng hàng, nhập kho thành phẩm.
Công nhân tiến hành sản xuất theo quy định của “Mô tả công việc công nhân hoàn
thiện” và thực hiện theo các bước sau:
+ Nhận bóng theo phiếu và chuẩn bị công cụ, dụng cụ, vật tư như: máy đai thùng,
hộp đóng số, khay mực, dao cắt dây buộc thùng, thùng đựng hàng...
+ Đóng số lên thùng theo yêu cầu đóng hàng: điều khiển hộp số, chấm mực và đóng
vào thùng đựng bóng, chuyển qua gián mã vạch.
+ Dán mã vạch trên thùng: Để thùng đóng số trước mặt, bóc mã vạch dán vào vị trí
quy định, phần rác cho vào thùng rác, bỏ lên balet đưa vào vị trí đóng thùng.
+ Đóng thùng đựng bóng: Công nhân chuẩn bị khung đóng thùng, thùng caton, bàn
dán băng dính. Xác định loại sản phẩm cần đóng -> lấy thùng -> dán đáy -> cho vào

khuôn, chuẩn bị bỏ bóng vào thùng.
+ Xếp bóng vào thùng theo số lớp và số lượng quả theo yêu cầu của Lệnh đóng
hàng, dán miệng thùng.
+ Kẹp đai theo yêu cầu: công nhân chuẩn bị máy kẹp đai, dây đai, balet và nhận
thùng đã đóng -> bê lên máy -> kẹp đai.
+

Xếp thùng đã đóng vào khu vực chờ nhập kho theo chủng loại bóng và size bóng.

+ Ghi sổ nhật ký đóng thùng theo biểu mẫu.
+ Đề xuất nhập kho thành phẩm theo biểu mẫu đề xuất Nhập kho thành phẩm.
3. Đặc điểm về công nghệ sản xuất:
a. Đặc điểm về phương pháp sản xuất:
- Phương pháp sản xuất: Sản xuất theo dây truyền .

25


×