Danh mục từ viết tắt:
-FDI : đầu tư trực tiếp nước ngoài
-IMF: quỹ tiền tệ quốc tế
-ĐT: đầu tư
-M&A:sát nhập và tiếp thu
-TNCs:công ty đa quốc gia
-
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giờ đây đã thực sự trở thành nguồn vốn
quan trọng cho ĐT phát triển của cả nước ,thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; mở ra nhiều ngành nghề, nhiều sản
phẩm mới đa dạng, phong phú, đẩy mạnh xuất khẩu tạo nguồn dự trữ ngoại tệ cho
nhà nước; đã dẩn nhập những công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến vào việc
phát triển kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động,…
Tuy nhiên từ năm 1998 đến nay tình hình thu hút vốn ĐT trực tiếp nước
ngoài có xu hướng giảm dần về cả số lượng và quy mô dự án do những nguyên
nhân khách quan là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực đồng thời thể
nhiện nhiều nguyên nhân chủ quan cần phải khắc phục.
Vì vậy, để có những giải pháp cụ thể nhằm góp phần khắc phục những tồn
tại khó khăn giúp đất nước phát triển ổn đinh và bền vững trong những năm tới
đặc biệt sau khi gia nhập AFTA và WTO.
2. Xác định vấn đề nghiên cứu
Như đã đề cập ở trên, ĐT luôn là vấn đề cần được quan tâm ở mọi thời đại.
Không chỉ ở các nước đang phát triển mà trái lại ĐT ở các nước phát triển cũng
luôn được quan tâm nhưng dưới góc độ khác nhau. Nhu cầu cấp thiết phải nhìn
nhận và đánh giá lại sau một thời gian là không thể thiếu, từ việc nhìn nhận lại vấn
đề ta có thể rút ra những bài học để phát triển tốt hơn trong tương lai. Vấn đề cần
nghiên cứu ở đây là phân tích thực trạng ĐT nước ngoài tại Việt Nam. Đây là đề
tài cần nghiên cứu với quy mô rộng và thời gian dài, nhưng do thời gian nghiên
cứu có hạn nên nội dụng đề tài chỉ giới hạn tập trung nghiên cứu thực trạng thu
hút vốn ĐT trực tiếp nước ngoài từ năm 2006 - 2010, phân tích thực trạng và đưa
ra dự báo và những giải pháp thiết thực.
3. Câu hỏi và mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
Để có thể giải quyết vấn đề nghiên cứu trên đây nhiệm vụ quan trọng đầu
tiên của đề tài là cẩn phải hệ thống được các cơ sở lý thuyết cần thiết cho đề tài.
Trên cơ sở đó phân tích về tình hình ĐT trược tiếp nước ngoài trên địa bàn cả
nước. Các câu hỏi cho phần này như sau:
Về mặt thực tiễn, ĐT trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng ra sao
trong tổng thể ĐT của một quốc gia. Giải quyết vấn đề về ĐT có ý nghĩa như thế
nào đến việc phát triển kinh tế của quốc.
Có bao nhiêu loại hình ĐT trực tiếp nước ngoài đang được áp dụng ở nước
ta hiện nay và ưu nhược điểm của mỗi loại hình ra sao
Các đề xuất và giải pháp về ĐT trực tiếp cần phải thay đổi ra sao cho phù
hợp với tình hình ĐT trong nước.
Đề xuất các kiến nghị giải pháp nhằm thu hút vốn ĐT trược tiếp nước
ngoài. Các mục tiêu cụ thể cho nhiệm vụ này như sau:
Phân biệt được các hình thức ĐT trực tiếp nước ngoài, các nguồn vốn hình
thành và hỗ trợ ĐT. Ưu nhược điểm của từng loại hình ĐT trực tiếp nước ngoài.
2
Đề xuất các thay đổi trong chính sách. Đưa ra các biện pháp cụ thể cần
phải thay đổi nhằm thu hút vốn ĐT trực tiếp nước ngoài hơn nữa trong thời gian
tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu áp dụng:
-Dựa tình hình thực hiện các giai đoạn trước 2001 –
2005.
-Xem xét có chọn lọc các chính sách các quốc gia khác
đã áp dụng thành công
-Phân tích các bài học rút ra từ thời kì trước.
5. Nội dung nghiên cứu
Kế hoạch thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2006
– 2010 gồm :thực trạng ,mục tiêu và giải pháp.
6. Ý nghĩa, ứng dụng và hướng đi mới của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài này rất quan trọng về mặt thực tiễn: nó cung cấp cái
nhìn tổng quát về thực trạng vốn ĐT trực tiếp nước ngoài. Đề tài cung cấp cho các
nhà hoạch định chính sách, các ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất những
ý kiến đóng góp cho việc hoàn thiện hệ thống pháp lý cũng như những giải pháp
thiết thục cần thiết để thu hút vốn ĐT trực tiếp nước ngoài nhằm thúc đẩy sự phát
triển kinh tế của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung.
Đồng thời, thông qua đề tài cung cấp cho các nhà ĐT trong nước và ngoài
nước cơ sở nhận định tình hình ĐT trong nước, từ đó có chiến lực ĐT thích hợp
nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho mình và góp phần thúc đẩy sự phát
triển nền kinh tế nước nhà.
3
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI
I KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, BẢN CHẤT CỦA ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1 Khái niệm và bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trong những năm gần đây, FDI thực sự đã trở thành hình thức hợp tác
quốc tế có hiệu quả, nên nó được các quốc gia trên thế giới rất hoan nghênh,
mời chào và còn cạnh tranh quyết liệt để thu hút loại đầu tư này, nhất là giữa
các nước đang phát triển.
Theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (International Monetary Fund, IMF), Đầu
Tư Trực Tiếp Nước Ngoài (Foreign Direct Investment, FDI) Là một công cuộc
đầu tư ra khỏi biên giới quốc gia, trong đó người đầu tư trực tiếp (direct
investor) đạt được một phần hay toàn bộ quyền sở hữu lâu dài một doanh
nghiệp đầu tư trực tiếp (direct investment enterprise) trong một quốc gia khác.
Quyền sở hữu này tối thiểu phải là 10% tổng số cổ phiếu mới được công nhận
là FDI.
Như vậy, FDI sẽ tạo thành một mối quan hệ lâu dài giữa một công ty
chủ quản (người đầu tư trực tiếp) và một công ty phụ thuộc (doanh nghiệp đầu
tư trực tiếp) đặt tại một quốc gia khác với quốc gia của công ty chủ quản.
Công ty chủ quản không nhất thiết phải kiểm soát toàn bộ hoạt động của công
ty phụ thuộc (trong trường hợp công ty chủ quản không chiếm đa số cổ phiếu
của công ty phụ thuộc) và phần FDI chỉ tính trong phạm vi tỉ lệ sở hữu của
công ty chủ quản đối với công ty phụ thuộc.
1.2 Đặc điểm của FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường có một số những đặc điểm cơ bản
sau:
Thứ nhất: Nó cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được trực tiếp tham
gia quản lý và điều hành đối tượng mà họ tự bỏ vốn đầu tư, khi họ đóng góp 1
4
số vốn đủ lớn.Các chủ đầu tư phải đóng góp một số vốn tối thiểu hay tối đa
tuỳ theo quy định của Luật đầu tư ở từng nước.
Thứ hai: Các dự án có vốn FDI thường là những dự án mang tính lâu
dài.
Thứ ba: FDI thực chất là một trong những hình thức để kéo dài chu kỳ
tuổi thọ sản xuất , chu kỳ tuổi thọ kỹ thuật và nội bộ hoá di chuyển ký thuật.
1.3 Phân loại FDI
Có hai cách phân loại FDI: theo dạng và theo mục đích.
Phân loại theo dạng:
Đầu tư mới (Greenfield Investment): Nguồn đầu tư trực tiếp nước
ngoài được sử dụng để xây dựng các doanh nghiệp mới hoặc phát triển thêm
các doanh nghiệp có sẵn trong nước. Đây là phương thức các quốc gia nhận
FDI thích nhất vì tạo được thêm công ăn việc làm cho người trong nước, nâng
cao sản lượng, chuyển giao kỹ thuật cao cấp, đồng thời tạo được mối liên hệ
trao đổi với thị trường thế giới.
Những mặt yếu của đầu tư mới là có thể “bóp nghẹt” sản xuất trong
nước vì nhờ khả năng cạnh tranh cao hơn về kỹ thuật và hiệu quả kinh tế, đồng
thời làm khô cạn tài nguyên trong nước. Ngoài ra, một phần lợi nhuận quan
trọng sẽ chảy ngược về công ty mẹ.
Sát nhập và tiếp thu (Mergers and acquisitions) Xảy ra khi tài sản của
một doanh nghiệp trong nước được chuyển giao cho một doanh nghiệp nước
ngoài. Hình thức chuyển giao có thể là một sự sáp nhập (merge) giữa một công
ty trong nước và một công ty nước ngoài để tạo thành một doanh nghiệp với
một tư cách pháp nhân mới. Doanh nghiệp mới này bắt đầu có tính cách đa
quốc gia. Trường hợp sáp nhập với công ty nước ngoài, phần FDI được tính là
phần tài trợ mà công ty trong nước được nhận từ bộ phận công ty nước ngoài
rót vào.
Hình thức chuyển giao thứ hai là bán đứt công ty trong nước cho công
ty nước ngoài. Trường hợp này, FDI được tính là những khoản đầu tư từ công
mẹ qua cho công ty “con” trong nước.
5
Theo nhiều ý kiến, FDI qua hình thức sáp nhập và tiếp thu không có
lợi nhiều cho quốc gia sở tại bằng đầu tư mới. Lý do thứ nhất là thông thường,
tiền doanh nghiệp trong nước hưởng khi bán cơ sở được trả bằng cổ phiếu của
công ty nước ngoài, do đó không có tác dụng xoay vòng thúc đẩy kinh tế trong
nước ngay lập tức. Thứ hai là toàn bộ lợi nhuận sẽ chuyển về công ty mẹ.
Quốc gia sở tại chỉ được hưởng phần tạo công ăn việc làm cho dân, một ít
nghĩa vụ thuế má và tạo việc làm cho các kỹ nghệ ngoại vi (externalities).
FDI hàng ngang (Horizontal FDI). Công ty nước ngoài đầu tư trực
tiếp cùng ngành nghề. Ví dụ: công ty Intel đầu tư nhà máy sản xuất chip điện
tử giống như ở bên Mỹ.
FDI hàng dọc (Vertical FDI). Đây là trường hợp công ty nước ngoài
đầu tư nhằm cung cấp hàng hóa cho công ty trong nước (backward vertical
FDI) hay bán các sản phẩm công ty trong nước làm ra (forward vertical FDI).
Phân loại theo mục đích:
Tìm tài nguyên và lao động rẻ tiền: Đây là dạng FDI tiêu biểu nhất
nhằm vào các quốc gia đang phát triển như Trung Đông, Phi Châu, Đông Âu
và các nước Đông Nam Á mà Việt Nam là một trong những mục tiêu quan
trọng.
Tài nguyên thiên nhiên và lao động rẻ tiền là những “mặt hàng” các
công ty nước ngoài rất “mê” ở các quốc gia đang phát triển với mức sinh hoạt
còn thấp.
Tìm thị trường tiêu thụ .Là những đầu tư trực tiếp nước ngoài nhắm
vào việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty chủ quản. Điển
hình nhất là đầu tư FDI của công ty Coca-Cola và Pepsi-Cola vào Trung Quốc,
Ấn Độ hay Việt Nam.
Tìm hiệu quả kinh doanh. Đây là một dạng FDI thường thấy ở các
quốc gia đã phát triển, chẳng hạn như trong cộng đồng các quốc gia Âu Châu.
Lúc này, nguồn đầu tư FDI nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và trao đổi khoa
học kỹ thuật lẫn nhau.
6
II Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế
FDI ngày càng có vai trò to lớn đối với đối với việc thúc đẩy quá trình
phát triển kinh tế và thương mại ở các nước đi đầu tư lẫn các nước tiếp nhận
đầu tư.
2.1 Lợi ích của FDI
Đã có nhiều khảo cứu khẳng định sự lợi ích của FDI trong sự phát triển
kinh tế, đặc biệt là tại các quốc gia đang vươn mình cố gắng đạt đến giai đoạn
cất cánh về kinh tế. Việt Nam là một trường hợp điển hình hiện nay đang cố
gắng bắt kịp các quốc gia lân cận trong vùng Đông Nam Á.Những lợi ích này
có thể được liệt kê như sau:
Giúp tăng triển GDP. Hiện tượng FDI giúp tăng triển kinh tế
cũng không khó lý giải lắm vì đầu tiên, quốc gia nhận FDI sẽ được
hưởng trực tiếp và gián tiếp một phần lớn dự án đầu tư đó qua hình
thức thuê mướn mặt bằng, xây dựng cơ bản, đồng thời tạo được công
ăn việc làm cho một số nhân công tại chỗ. Ngoài ra còn tạo hiệu ứng
tràn ra (spillover) kích thích một số dịch vụ và kỹ nghệ hỗ trợ trong
vùng được phát triển hoặc tạo ra thêm.
Khi dự án FDI đi vào hoạt động, quốc gia sở tại vẫn tiếp tục
được trực tiếp hưởng lợi trên tổng sản lượng làm ra qua nhân công, thuê
mướn, thuế má v.v… và gián tiếp qua sự phát triển của các dịch vụ và
kỹ nghệ hỗ trợ liên hệ.
Hiện nay chưa có nghiên cứu tìm ra con số chính xác quốc gia
nhận FDI sẽ được hưởng tỉ lệ bao nhiêu phần trăm trên tổng số FDI
được giải ngân, cũng như trên tổng sản lượng công trình FDI tạo ra, tuy
nhiên theo sự phỏng đoán có thể là trên 50%. Tại các quốc gia phát
triển, tiền nhân công và các phúc lợi kèm theo thường chiếm một tỉ
trọng rất lớn, vào khoảng 2/3 trên giá thành sản phẩm. Ngoài ra, tiền
thu mua nguyên vật liệu, sử dụng năng lượng, thuê mướn mặt bằng
trong nước coi như gián tiếp đi vào kinh tế của quốc gia nhận FDI.
Doanh nghiệp nước ngoài thường chỉ lấy về lợi nhuận, trong nhiều
trường cao lắm cũng chỉ khoảng 25% giá thành sản phẩm.
7
FDI giúp đẩy mạnh xuất cảng. Các công trình FDI thường
nhắm vào các mặt mạnh của nền kinh tế quốc gia sở tại có giá trị xuất
cảng cao, đồng thời trong trường hợp tận dụng nguồn lao động rẻ tiền,
các sản phẩm thường được tái xuất cảng ra ngoài, giúp đẩy mạnh sự
xuất cảng của quốc gia nhận FDI.
FDI giúp tăng ngân sách nhà nước. Qua thuế má đánh trên
sản phẩm và lợi tức của FDI.
FDI giúp nâng cao khoa học kỹ thuật trong nước. Các công
ty trong nước sẽ nắm bắt và tiếp thu khoa học kỹ thuật cao cấp qua làm
việc và tiếp xúc với các công ty FDI.
2.2 Các nhược điểm của FDI
Cạnh tranh với kinh tế trong nước.Cái hại rõ nhất là FDI sẽ cạnh tranh
và nhiều khả năng “bóp chết” sản xuất trong nước nếu cùng một kỹ nghệ với
nhau vì công ty FDI có khả năng khoa học kỹ thuật và tính hiệu quả cao hơn.
Giá thành sản phẩm có thể rẻ hơn mà chất lượng tốt hơn trong nước.
Ảnh hưởng vào môi trường và làm khánh kiệt tài nguyên thiên nhiên.
Một trong những chi phí lớn của doanh nghiệp nước ngoài là chi phí bảo toàn
môi trường và luật lệ của các quốc gia phát triển rất nghiêm ngặt về vấn đề
này.
Tác động của FDI vào đời sống xã hội.Điều đầu tiên dễ thấy là sự cách
biệt giàu nghèo giữa các khu công nghiệp có doanh nghiệp FDI trú đóng và
phần còn lại của quốc gia sẽ tăng dần lên và người dân có thể sẽ bỏ dần nông
thôn và di chuyển về các nơi thành thị. Có rất nhiều trường hợp vì muốn thu
hút FDI nên quốc gia sở tại đã nới lỏng các qui định về lao động khiến quyền
lợi của công nhân có thể bị xâm phạm, phúc lợi tập thể không được giải quyết
thỏa đáng mà thiếu sự giúp đỡ của chính quyền địa phương.
8
III CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THU HÚT ĐẦU
TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
3.1 Các yếu tố trong môi trường đầu tư của nước chủ đầu tư
3.1.1 Tiềm lực khoa học công nghệ
Một tổ chức kinh tế muốn thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phải
có trình độ về khoa học công nghệ đạt mức cạnh tranh trên thị trường nước
đầu tư.Hay nói cách khác , một tổ chức kinh tế muốn đầu tư ra nước ngoài thì
phải có được lợi thế so sánh về khoa học công nghệ so với nước tiếp nhận đầu
tư hoặc có những bí quyết kỹ thuật, kỹ năng riêng có để sản xuất sản phẩm.
3.1.2 Các chính sách hỗ trợ từ phía chính phủ
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phụ thuộc rất nhiều vào đường lối chính
sách và các biện pháp hỗ trợ từ phía chính phủ
3.2 Môi trường đầu tư của nước tiếp nhận đầu tư
3.2.1 Tình hình chính trị
Có thể nói, ổn định chính trị là yếu tố hấp dẫn hàng đầu đối với các nhà
đầu tư nước ngoài.Bởi vì tình hình chính trị ổn định là điều kiện tiên quyết để
đảm bảo cam kết của chính phủ với các nhà đầu tư về sở hữu vốn đầu tư, các
chính sách ưu đãi đầu tư và định hướng phát triển của nước tiếp nhận đầu tư.
Đồng thời ổn định chính trị còn là điều kiện cần thiết để duy trì sự ổn định về
kinh tế , xã hội. Đây là nhân tố quan trọng tác động đến tính rủi ro của hoạt
động đầu tư.
3.2.2 Nhóm nhân tố về kinh tế
Các nhân tố có ảnh hưởng chủ yếu đến thu hút FDI: tài nguyên thiên
nhiên, chi phí sản xuất và cơ sở hạ tầng. Đây là những yếu tố quan trọng để
làm lên một môi trường đầu tư hấp dẫn.Tài nguyên thiên nhiên phong phú, chi
phí sản xuất thấp, cùng với cơ sở hạ tầng tốt tạo nên một môi trường đầu tư
hấp dẫn mà bất cứ một nhà đầu tư nào cũng mong muốn.
9