ỏn kinh t vựng
mục lục
cơ cấu kinh tế l nh thổ việt nam và vai trò của các vùng ã
kinh tế trọng điểm
I) Một số khái niệm cơ bản về vùng kinh tế và vai trò của các vùng kinh tế trọng
điểm
1) Khái niệm về cơ cấu lãnh thổ
1.1) Vùng đợc coi nh bộ phận cấu thành cơ cấu lãnh thổ
1.2) Các loại vùng kinh tế
a) Vùng kinh tế ngành
b) Vùng kinh tế tổng hợp
c) Vùng kinh tế trọng điểm
2) Cơ cấu các vùng kinh tế trọng điểm đóng góp vào phát triển kinh tế chung của
đất nớc.
2.1 Đồng bằng Sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
2.2 Miền Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
2.3 Bắc Trung Bộ, duyên hải Trung Bộ và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
2.4 Trung du và miền núi Bắc Bộ (Tây Bắc và Đông Bắc)
2.5 Tây Nguyên
2.6 Đồng Bằng Sông Cửu Long
II) Khái quát tình hình phát triển các vùng kinh tế trọng điểm
1) Những kết quả chủ yếu
2) Những tồn tại cua việc thực hiện chủ trơng phát triển ở 3 vùng kinh tế trọng
điểm.
III) Kiến nghị phơng hớng thúc đẩy sự phát triển các vùng kinh tế trọng điểm trong
giai đoạn tới.
1) Đối với 3 vùng kinh tế trọng điểm cần điều chỉnh mục tiêu đến năm 2010
2) Điều chỉnh cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu t hớng vào mục tiêu tăng trởng kinh tế.
3) Điều chỉnh cơ cấu đầu t theo hớng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh
4) Về phát triển nguồn nhân lực
5) Tăng cờng công tác chỉ đạo và điều hành thực hiện quy hoạch.
1
Đề án kinh tế vùng
I) MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ VÙNG KINH TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC
VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM.
1) KHÁI NIỆM VỀ CƠ CẤU LÃNH THỔ
1.1) Vùng được coi như bộ phận cấu thành cơ cấu lãnh thổ.
Vùng là một lãnh thổ xác định mà trong đó tồn tại các yếu tố tự
nhiên, kinh tế xã hội và môi trường mang tính đồng nhất cao. Các yếu tố
cấu thành vùng không ngừng vận động và phát triển theo những quy luật
nhất định. Con người cần phải nắm bắt được các quy luật đó và dùng
các thủ pháp thích hợp làm cho vùng phát triển một cách có hiệu quả
cao phục vụ cho cuộc sống của con người.
Giữa các vùng có liên kết chặt chẽ với nhau chủ yếu thông qua
các quan hệ giao lưu về kinh tế, văn hóa, lao động, thông tin và các mốii
liên hệ tự nhiên được quy định bởi các quá trình tự nhiên mang tính liên
tục.
1.2) Các loại vùng kinh tế:
Là đối tượng nghiên cứu của kinh tế học, vùng được phân ra
thành vùng kinh tế ngành và vùng kinh tế tổng hợp.
a) Vùng kinh tế ngành:
Vùng kinh tế ngành là một vùng mà trong giới hạn của nó phân bố
tập trung một ngành sản xuất nhất định,thí dụ: vùng nông nghiệp, vùng
công nghiệp... Vùng kinh tế ngành cũng có tính chất tổng hợp của nó.
Trong vùng kinh tế ngành không chỉ có các ngành sản xuất chuyên môn
hóa mà còn có cả một cơ cấu phát triẻn tổng hợp của nó. Nhưng các
ngành sản xuất chuyên môn hoá vẫn là ngành cốt lõi của vùng.
Sự hình thành và phát triển của vùng kinh tế ngành cũng là một
qúa trình phát triển khách quan dựa trên cơ sở phân công lao động xã
hội theo lãnh thổ. Lực lượng sản xuất càng phát triển, cơ cấu kinh tế
càng phức tạp thì vùng kinh tế ngành sẽ chồng chéo lên nhau đan xen
lẫn nhau và đến một lúc nào đó, hầu như không tồn tại các vùng kinh tế
2
Đề án kinh tế vùng
của một ngành, mà chỉ có các vùng kinh tế đa ngành phức tạp với các
sản phẩm đa dạng.
Các vùng kinh tế ngành có ý nghĩa quốc gia là cơ sở hoạch định
chính sách phát triển và phân bố của các ngành, là cơ sở để kết hợp kế
hoạch hoá và quản lý theo ngành và theo lãnh thổ.
b) Vùng kinh tế tổng hợp
Vùng kinh tế tổng hợp là một vùng kinh tế đa ngành phát triển một
cách nhịp nhàng cân đối. Nó là một phần tử cơ cấu của nền kinh tế quốc
gia.
Sự chuyên môn hoá của vùng kinh tế tổng hợp được quy định bởi
các vùng kinh tế ngành tồn tại trong vùng kinh tế tổng hợp, mà sự
chuyên môn hoá của chúng có ý nghĩa đối với các vùng kinh tế tổng hợp
khác. Lực lượng sản xuất càng phát triển, phân công lao động xã hội
càng tỉ mỉ và phân công lao động theo lãnh thổ trong các ngành càng
sâu sắc sẽ làm cho cơ cấu kinh tế của các vùng kinh tế tổng hợp trở
thành sự chuyên môn hoá của nhiều ngành kinh tế trong vùng. Số ngành
chuyên môn hoá của các vùng kinh tế tổng hợp tăng lên không có nghĩa
là trình độ chuyên môn hóa của chúng giảm xuống, bởi vì sự chuyên
môn hóa của vùng phản ánh mối quan hệ của vùng với nền kinh tế của
cả nước hoặc với nhiều vùng kinh tế tổng hợp khác.
Vùng kinh tế tổng hợp có hai loại là: vùng kinh tế cơ bản và vùng
kinh tế hành chính.
+ Vùng kinh tế cơ bản: là vùng có diện tích rộng hơn, ngành sản
xuất chuyên môn hoá nhiều hơn và sự phát triển tổng hợp của vùng
cũng phức tạp hơn so với vùng kinh tế hành chính. Vùng kinh tế cơ bản
chỉ có ý nghĩa và chức năng kinh tế. Do đó, tác dụng chủ yếu của vùng
kinh tế cơ bản là giúp cho việc nghiên cứu lập các chương trình kế
hoạch dài hạn về phát triển kinh tế xã hội tầm quốc gia được sát đúng,
giúp cho việc phân bố hợp lý lực lượng sản xuất trong cả nước và giữa
3
Đề án kinh tế vùng
các vùng, giúp cho việc xây dựng tốt hơn mối liên hệ kinh tế giữa các
vùng cũng như trong cả nước, và giúp cho việc phối hợp tốt nhất giữa
các vùng trong vấn đề khai thác một cách có hiệu quả nhất mọi nguồn
tài nguyên, lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật... của đất nước, hình thành
và điều tiết các cân đối lãnh thổ lớn, định hướng các chuyển dịch cơ cấu
lãnh thổ ở tầm vĩ mô.
+ Vùng kinh tế hành chính: Là vùng không những có chức năng
kinh tế, mà còn có chức năng hành chính. Vùng kinh tế hành chính là kết
quả của sự thống nhất giữa quản lý kinh tế với quản lý hành chính, là
những vùng hành chính được xây dựng theo nguyên tắc kinh tế, danh
giới hành chính và kinh tế thống nhất.
c) Vùng kinh tế trọng điểm là vùng kinh tế có ý nghĩa lớn đối với
một quốc gia. Nó có một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển nền
kinh tế của đất nước. Vùng kinh tế trọng điểm có thể coi là một nền kinh
tế độc lập và nó có mối quan hệ tương tác hỗ trợ và liên kết chặt chẽ với
các vùng khác để tạo ra động lực phát triển mới cho từng vùng nói
chung và toàn thể nền kinh tế nói riêng.
3 vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam:
+ Miền Bắc: bao gồm các tỉnh thành: Hà Nội, Hải Phòng,
Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Phú
Thọ.
+ Miền Trung: Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Bình Định.
+ Miền Nam: TP. HCM, Biên Hoà, Bình Dương, Bà Rịa Vũng
Tàu, Long An.
Các vùng kinh tế gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của
các địa phương, các đô thị, các địa bàn, lãnh thổ, đặc biệt là các vùng
kinh tế trọng điểm ở 3 miền đang được xây dựng và hình thành từng
bước. Các vùng kinh tế trọng điểm đóng góp khoảng 50% giá trị GDP cả
4
Đề án kinh tế vùng
nước. 75-80% giá trị gia tăng công nghiệp và 60-65% giá trị gia tăng khu
vực dịch vụ. Nhịp độ tăng trưởng của các vùng phát triển đều đạt trên
mức trung bình cả nước, đóng vai trò tích cực thu hút và kích thích các
vùng khác cùng phát triển.
Trong nông nghiệp đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông, lâm,
thuỷ sản hàng hoá quy mô lớn cả ở khu vực đồng bằng và trung du,
miền núi như các vùng sản xuất lương thực tập trung ở đồng bằng sông
Cửu Long và đồng bằng sông Hồng, các vùng nuôi trồng thuỷ sản ở ven
biển, các trung tâm dịch vụ nghề cá ở vùng đồng bằng ven biển; các
vùng cây công nghiệp hàng hoá xuất khẩu cà phê, cao su, điều, dâu tằm
ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và chè, quế, hồi... ở Trung Du miền núi
Bắc Bộ. Vùng cây ăn quả trước đây mới hình thành ở đồng bằng Bắc Bộ
và đồng bằng sông Cửu Long nay đã phát triển cả ở Trung Du miền núi;
đóng góp tích cực trong việc phát triển và ổn định đời sống các tầng lớp
dân cư..
Gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường
trong nước và ngoài nước. Các làng nghề ở nông thôn được khôi phục
và phát triển mạnh.
Trong công nghiệp, một số khu công nghiệp, khu chế xuất đang
được triển khai xây dựng theo quy hoạch. Điều này có tác động tích cực
đến sự nghiệp phát triển công nghiệp nói chung và của vùng nói riêng.
Hiện tại đã có 66 khu công nghiệp, khu chế xuất được cấp giấy
phép và đang triển khai ở những mức độ khác nhau. Nhìn chung các
khu công nghiệp đã triển khai theo đúng định hướng và qui hoạch và đã
phát huy tác dụng, nổi bật là 16/17 khu công nghiệp được ưu tiên sớm
tại vùng kinh tế trọng điểm phía nam, một số khu được triển khai ở vùng
kinh tế trọng điểm phía Bắc và miền Trung có chậm hơn. Các khu công
nghiệp của các tỉnh còn lại nói chung đều dành cho cả công nghiệp trong
nước và nước ngoài, hình thành ban đầu như những điểm tập trung
5
Đề án kinh tế vùng
công nghiệp. Xu thế phân bố công nghiệp đang được quy hoạch theo
hướng mở rộng quy mô và địa bàn, tăng năng lực và nâng cao hiệu quả
trên các vùng: cả vùng phát triển và một số nơi ở vùng chậm phát triển,
ở cả đô thị và một số vùng nông thôn. Ngoài các xí nghiệp quy mô nhỏ
gắn với cơ sở nguyên liệu nông lâm ngư nghiệp, vật liệu xây dựng và
khai khoáng ở địa phương, công nghiệp được tập trung hơn vào các
ngành then chốt, hướng tới sự phân bố trải rộng và liên kết theo quy mô
toàn quốc và khu vực, rõ nhất là các ngành điện, xi măng và vật liệu xây
dựng, sắt thép, dầu khí, sản xuất một số hàng tiêu dùng.
Phần lớn dự án FDI tập trung ở các vùng phát triển kinh tế trọng
điểm (84% tổng vốn đầu tư), tuy nhiên, xu hướng thu hút FDI đang từng
bước lan ra các vùng khác ngoài vùng phát triển. Nếu trong những năm
đầu khi có Luật Đầu tư nước ngoài, ở các tỉnh phía Bắc chỉ chiếm 25%
số dự án với 20% vốn đầu tư, thì đến hết năm 1998 các tỉnh phía Bắc đã
thu hút được trên 30% số dự án trên 35% vốn đầu tư. Đến nay đã có 59
trong tổng số 61 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương đã có dự án
đầu tư nước ngoài.
Đô thị Việt Nam đã được phát triển cả về số lượng và chất lượng ở
cả các vùng chậm phát triển (Trung Du Miền Núi) và vùng phát triển
(Đồng bằng ven biển), từ 461 đô thị năm 1990 đến 575 đô thị năm 1998,
từ 3 tháng phố trực thuộc Trung ương nay có 4 thàng phố trực thuộc
Trung ương, nhiều đô thị đã và đang chuyển dần từ chức năng hành
chính thuần tuý sang có cả chức năng kinh tế, tuỳ theo các cấp độ khác
nhau mà đảm nhận các chức năng trung tâm chính trị, kinh tế, văn
hoá,... Tuy tỷ lệ đô thị hoá ít biến động song dân số đô thị ngày càng
tăng. Vai trò của các đô thị có sự lan toả cả phạm vi không gian và biến
đổi về chất. ở đồng bằng ven biển, năm 1990 bình quân khoảng 900 km
2
diện tích tự nhiên có 1 đô thị, đến năm 1998 đạt khoảng 700 km
2
có một
6
Đề án kinh tế vùng
đô thị. ở Trung du miền núi 1200 km
2
có 1 đô thị, nay là 1000 km
2
có 1
đô thị.
Vùng còn khó khăn cũng có những tiến bộ đáng khích lệ, mức
sống của bộ phận đáng kể nhân dân được nâng lên. Các chương trình
hỗ trợ đầu tư của Chính phủ đã có tác động tích cực, theo con số tổng
hợp sơ bộ, từ năm 1992 đến 1998 tổng vốn Ngân sách Nhà nước hỗ trợ
cho nhiệm vụ phát triển miền Núi ước vào khoảng 3000 - 3200 tỷ đồng,
trong đó vốn đầu tư cho các chương trình quốc gia khoảng trên 2000 tỷ
đồng và đầu tư cho định canh định cư khoảng trên 500 tỷ đồng (cả thời
kỳ 1986-1997 khoảng trên 800 tỷ đồng). Nhiều mặt kinh tế - xã hội của
miền Núi đã có sự chuyển biến tốt. Dân trí của một bộ phận nhân dân
được nâng lên, khai hoang được khoảng 200 nghìn ha, trong đó đưa
vào sử dụng để trồng cây lâu năm khoảng 70 - 80%, diện tích rừng
được khoanh nuôi khoảng 3 triệu ha, trồng mới được khoảng 65-70 vạn
ha, hình thành nhiều điểm dân cư mới. Hầu hết các xã miền núi đã có
cơ sở y tế và trường học (tuy nhiên nhà tạm còn nhiều).
Các vùng kinh tế trọng điểm đã phát huy được thế mạnh và tiềm
năng của vùng. Hiện nay 3 vùng kinh tế trọng điểm sản xuất khoảng
50% GDP, trên 2/3 sản lượng công nghiệp, thu ngân sách và xuất khẩu.
Các vùng kinh tế trọng điểm này cũng đảm bảo khối lượng vận chuyển
và luân chuyển trên 50% toàn quốc, có tốc độ tăng trưởng vận tải 1996-
2000 trên 9%.
2)Cơ cấu kinh tế các vùng kinh tế trọng điểm đóng góp vào
phát triển kinh tế chung của đất nước:
7
Đề án kinh tế vùng
Cơ cấu GDP của 3 vùng KTTĐ so với cả nước (%)
1995 1999
- Vùng KT trọng điểm phía Bắc 14,10% 13,80%
- Vùng KT trọng miền Trung 4,10% 4,20%
Vùng KT trọng điểm phía Nam 30,60% 31,10%
Tổng 3 vùng 48,80% 49,10%
Cơ cấu công nghiệp 3 vùng KTTĐ so với cả nước (%)
1995 1999
- Vùng KT trọng điểm phía Bắc 14,80% 16,50%
- Vùng KT trọng miền Trung 3,40% 3,60%
Vùng KT trọng điểm phía Nam 45,10% 45,80%
Tổng 3 vùng 63,30% 65,9%
Cơ cấu thu Ngân sách 3 vùng KTTĐ so với cả nước (%)
1995 1999
- Vùng KT trọng điểm phía Bắc 21,40% 20,20%
- Vùng KT trọng miền Trung 3,70% 3,90%
Vùng KT trọng điểm phía Nam 51,00% 52,30%
Tổng 3 vùng 76,10% 76,40%
Trong 10 năm tới, phát triển từng vùng lớn tập trung vào những
định hướng quan trọng như sau:
2.1- Đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
8
Năm
Vùng
Năm
Vùng
Năm
Vùng